Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Tổ chức công tác kế toán ở công ty cổ phần vận tải gang thép thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 141 trang )

Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước giao lưu, hội
nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là sự kiện nước ta gia nhập
WTO đã đặt cho nền kinh tế nước ta những cơ hội lớn và không ít những thử thách
cần vượt qua. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, sự phát triển
không ngừng của thế giới thì các doanh nghiệp nước ta đang từng bước hoàn thiện
mình. Để theo kịp với xu thế phát triển hiện nay, các doanh nghiệp phải luôn cố
gắng và nỗ lực tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu
chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mang lại không những là nguồn thu lớn cho doanh
nghiệp mà còn là điều kiện để doanh nghiệp tạo vị thế trên thị trường và lấy được
lòng tin của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu thị
trường, đổi mới khâu tổ chức và bộ máy kế toán để có thể theo kịp với sự thay đổi
đó.
Tổ chức bộ máy kế toán là công việc cần thiết, tất yếu khách quan của mỗi
doanh nghiệp bởi hệ thống kế toán là bộ phận quản lý tài chính, có vai trò quan
trọng trong quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ máy kế toán với nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó đưa ra
thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, thuận tiện cho công tác quản lý và cũng là
công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Chính vì thế hệ thống kế toán rất quan trọng
đối với doanh nghiệp.
Xuất phát từ lý do đó, trong thời gian thực tập tại công ty chúng em đã chọn
đề tài : “Tổ chức công tác kế toán ở công ty Cổ phần vận tải Gang thép Thái
Nguyên” làm bài báo cáo thực tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu khái quát về hoạt động của công ty Cổ phần vận tải Gang thép Thái
Nguyên
Tìm hiểu về thực trạng tổ chức công tác kế toán ở công ty Cổ phần vận tải
Gang thép Thái Nguyên
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 1 K5KTDNCNA


Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán ở
công ty Cổ phần vận tải Gang thép Thái Nguyên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức công tác kế toán ở công ty cổ phần Vận tải Gang thép Thái Nguyên
Phạm vi nghiên cứu
Từ ngày 01/1/2011 đến ngày 31/01/2011 tại công ty cổ phần Vận tải Gang thép
Thái Nguyên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát
Phương pháp trực tiếp ghi chép
Phương pháp chứng từ sổ sách
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp bảng thống kê
Phương pháp phương pháp tài khoản kế toán
5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, báo cáo thực tập gồm 3 phần chính
như sau:
Phần I: Khái quát chung về công ty Cổ phần Vận tải Gang thép Thái Nguyên
Phần II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Vận tải
Gang thép Thái Nguyên
Phần III: Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức công tác kết toán ở công ty Cổ
phần Vận tải Gang thép Thái Nguyên
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 2 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
Phần I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHÀN VẬN TẢI GANG
THÉP THÁI NGUYÊN
1.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

1.1.1. Tên và địa chỉ của Công ty
Tên giao dịch chính thức của Công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI GANG THÉP THÁI NGUYÊN
Trụ sở : Phường Cam Giá – Thành Phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại : 02803.832.230- 832 757
Fax : 02803.832.230
1.1.2. Thời điểm và các mốc quan trọng trong quá trình hình thành và
phát triển của Công ty
Tiền thân của Công ty cổ phần Vận tải Gang Thép Thái Nguyên ngày nay là xí
nghiệp Vận Tải, là đơn vị trực thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Được thành
lập theo quyết định số: 1090/CL – GT7 ngày 17/05/1986 của Tổng Giám đốc Xí
nghiệp liên hợp Gang Thép( nay là Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên).
Xí nghiệp Vận Tải tiền thân là phòng cung ứng vật tư phục vụ cho Công ty
Gang Thép. Đến ngày 17/05/1986 Công ty Gang Thép đã tách phòng này và thành
lập xí nghiệp Vận Tải.
Sau năm 1993 do chuyển đổi cơ chế, xoá bộ chế độ bao cấp chuyển sang cơ
chế thị trường,, việc bao cấp đối với xí nghiệp Vận tải không còn. Xí nghiệp Vận
Tải đựơc phân cấp nhưng chưa đủ. Năm 1999 thì Công ty Gang Thép phân cấp mặt
tài chính và Xí nghiệp Vận tải phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự hạch toán
và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi vốn của
Xí nghiệp. Trong thời gian này, Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Hầu hết xe vận tải của Xí nghiệp là xe IFA cũ nên Xí nghiệp đã sửa chữa lại,
tận trang đảm bảo chất lượng và mĩ quan. Các công trình nhà xưởng, khuôn viên Xí
nghiệp được sửa chữa lại tạo không khí phấn khởi cho người lao động. Công ty đã
từng bước khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất.
Đầu tháng 11 năm 2001 Xí nghiệp đã đầu tư thêm nhiều xe có trọng tải lớn.
Ngoài các nguồn hàng vận chuyển trong Công ty Gang Thép, Xí nghiệp đã tìm
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 3 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
kiếm thêm nguồn hàng ngoài cạnh tranh với thị trường bên ngoài. Đời sống cán bộ

CNVC được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng cao qua
các năm.
Xí nghiệp đã xác định được khó khăn và chủ động thích nghi với cơ chế mới,
mục tiêu lâu dài của Xí nghiệp là : Gắn trách nhiệm của người lao động với thiết bị,
thiết bị hỏng thì người lao động mất việc làm, giảm chi phí sửa chữa, giảm tiêu hao
nguyên liệu cạnh tranh với bên ngoài.
Ngày 01/06/2004 Xí nghiệp Vận Tải chính thức Cổ phần hoá theo Quyết định
của Nhà nước chuyển đổi hình thức sở hữu thành Công ty Cổ phần và là một trong
những Công ty Cổ phần đầu tiên của Công ty Gang Thép Thái Nguyên.
Công ty CP Vận Tải Gang Thép Thái Nguyên cấp giấy phép kinh doanh số
1703000050 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 06/07/2004.
Công ty tiến hành họp bầu Đại hội đồng cổ đông thành lập gồm 160 cổ đông
sáng lập, đại hội đồng đã thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, đồng
thời bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Công ty Cổ phần Vận Tải Gang Thép có vốn đăng ký 10 tỷ đồng, số lao động
qua các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 123, 143 và 154 lao động, số lao động
trung bình trong 3 năm là 140 người, từ những cơ sở đó có thể rút ra nhận xét: Công
ty Cổ phần Vận tải Gang Thép Thái Nguyên thuộc loại hình doanh nghiệp có quy
mô vừa.
1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1.2.1. Chức năng
Công ty có thực hiện theo giấy chứng nhận đăng
•Vận tải hàng hóa và khách đường bộ (bao gồm cả vận chuyển khách du lịch);
Dịch vụ kho bãi.
•San ủi mặt bằng; Xây dựng dân dụng; Bốc xúc và vận chuyển đất đá.
•Gia công kim loại đen; Sản xuất gia công kết cấu thép và hợp kim của
chúng; Khai thác và chế biến khoáng sản.
•Mua bán than, sắt thép, vật tư, thiết bị, phụ tùng vật liệu xây dựng, xăng dầu,
dầu nhờn, mỡ máy, gas; Sửa chữa, phục hồi máy móc, thiết bị.
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 4 K5KTDNCNA

Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
•Mua bán vật tư, thiết bị ngành điện, nước, thi công lắp đặt đường dây và
trạm biến áp đến 35KV; Mua bán ô tô, máy kéo, máy xúc và phụ tùng vật tư thay
thế.
•Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, giải khát và ăn uống.
1.2.2. Nhiệm vụ
•Công ty phục vụ cho các đơn vị thành viên của Công ty Gang Thép Thái
Nguyên và đáp ứng nhu cầu thị trường. Cung cấp dịch vụ vận tải, hàng hoá cho
nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh.
•Đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
1.3. TÌNH HÌNH VỀ VỐN, LAO ĐỘNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
CỦA CÔNG TY
1.3.1. Vốn
Vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Muốn kinh doanh thì phải có vốn đầu tư, mua sắm TSCĐ, công cụ dụng cụ,
dự trữ hàng hoá, chi trả các khoản chi phí phải chi khác…
Như vậy, có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh, vốn hoạt động của
doanh nghiệp chủ yếu là vốn đi vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Trong đó :
Vốn điều lệ của Công ty : 5.020.000.000 đồng Việt Nam
(Vốn nhà nước nắm giữ : 1.275.080.000 đồng, tương đương 25.4%
Vốn của các cổ đông khác: 3.744.920.000 đồng, tương đương 74.6% )
Vốn đi vay của công ty cuối năm 2010: 39.642.197.326
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 5 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
Bảng 1.1: Biến động nguồn vốn kinh doanh 2010
CHỈ TIÊU SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN

28.147.881.621 28.951.983.529
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
3.452.236.917 4.125.606.253
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0 0
3. Các khoản phải thu
17.879.690.162 18.291.316.163
4. Hàng tồn kho
5.420.270.425 5.100.026.166
5. Tài sản ngắn hạn khác
1.395.684.117 1.435.034.947
II. TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC
12.300.483.370 14.793.645.090
1. Các khoản phải thu dài hạn
403.950.569 0
2. Tài sản cố định
9.629.329.678 13.074.611.008
3. Bất động sản đầu tư
0 0
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
2.267.203.123 2.008.753.533
5. Tài sản dài hạn khác
162.572.464 328.836.968
III. NỢ PHẢI TRẢ
33.784.027.716 39.642.197.326
1. Nợ ngắn hạn
27.907.454.021 28.862.508.971
2. Nợ dài hạn
5.876.573.695 10.779.688.355
IV. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

6.664.337.575 6.441.021.360
1. Vốn chủ sở hữu
6.664.337.575 6.441.021.360
Trong đó: Vốn đầu tư chủ sở hữu
5.020.000.000 5.020.000.000
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
0 0
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Nguồn vốn không có nhiều biến động trong năm 2010, chứng tỏ công ty vẫn
giữ nguyên loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số vốn đầu tư của chủ sở hữu không
tăng thêm, mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều dựa vào nguồn vốn vay dài
hạn, có thể thấy, số nợ dài hạn cuối năm đã tăng gấp đôi so với đầu năm. Bên cạnh
đó, số vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cũng tăng, chứng tỏ doanh nghiệp
đang dần mở rộng quy mô kinh doanh. Với bất động sản đầu tư, công ty chưa tham
gia vào lĩnh vực này. Năm 2010 là một năm có nhiều biến động nhiều của thị
trường tài chính, nên công ty cũng giảm bớt các khoản đầu tư, giữ một mức an toàn.
1.3.1. Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Trong điều kiện hiện nay, việc giải quyết và sử dụng lao động có ý nghĩa vô
cùng lớn lao, giải quyết đúng đắn quan hệ giữa người lao động với người lao động,
môi trường lao động sẽ góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 6 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
cho công ty. Thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý lao động, Công ty đã
cố gắng hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng lao động ngày một tốt hơn.
Bên cạnh mục tiêu kinh tế, Công ty cũng đã chú ý đến việc đảm bảo các mục
tiêu xã hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động nhất là lao động địa
phương, chăm lo cải thiện mức sống của cán bộ công nhân viên. Tất cả cán bộ công
nhân viên đều phải ký hợp đồng lao động theo luật hiện hành và được tham gia các
chế độ xã hội theo quy định của Nhà nước.
Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện như sau:

Bảng 1.2 : Tình hình lao động tại công ty
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 So sánh
LĐ % LĐ %

±%
a. Phân theo giới tính
Nam 85 65,38 105 63,64 20 23,53
Nữ 45 34,62 60 36,36 15 33,33
b. Phân theo trình độ
Cán bộ có
trình độ đại học,

20 15,39 50 30,3 30 150
Cán bộ có
trình độ trung
cấp
75 57,69 60 36,36 15 20
Công nhân
kỹ thuật
35 26,92 55 33,34 20 57,14
c. Phân theo hình thức lao động
Lao động
gián tiếp
28 21,54 42 25,45 14 50
Lao động

trực tiếp
102 78,46 123 74,55 21 20,59
Tổng cộng 130 100 165 100 35 26,92
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)

Nhận xét
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 7 K5KTDNCNA
±
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
Nhìn vào bảng tình hình lao động trong giữa hai mốc thời gian trên ta có
thể thấy sự thay đổi về tổng số lượng cũng như chất lượng người lao động
trong Công ty cụ thể:
* Về tổng số lao động
Tổng số lượng lao động trong Công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 35
người tương ứng với tăng 26,92% trong đó lao động trực tiếp tăng 21 người
tương ứng với 20,59 %. Lao động gián tiếp cũng tăng 14 người tương đương
với tăng 50 %. Điều này là do trong thời gian vừa qua công ty đã mở rộng thêm
chi nhánh, tăng đội ngũ nhân viên kế toán để phục vụ đảm bảo đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng.
* Về trình độ lao động:
Trình độ người lao động của Công ty được nâng lên với số lao động có
trình độ Đại học, Cao đẳng tăng 30 người tương ứng với tăng 150% Lao động
có trình độ Trung cấp cũng tăng 15 người tương ứng với tăng 20%. Công nhân
kỹ thuật tăng 20 người tương ứng với 57,14%.
* Về cơ cấu lao động:
Khi tổng số lao động tăng lên 35 người thì số lao động nữ tăng 15 người
tương ứng với tăng 33,33% và số lao động nam tăng 20 người tương ứng tăng
23,53%.
Như vậy với số lượng lao động có trình độ, năng lực cũng như kinh
nghiệm làm việc Công ty hoàn toàn có khả năng đạt được năng suất lao động
cũng như kết quả sản xuất kinh doanh cao trong những năm tới và có điều kiện
khai thác, sử dụng mọi tiềm năng sẵn có của mình.
Cơ cấu lao động của Công ty như vậy là phù hợp với yêu cầu, tính chất công
việc của Công ty là cung cấp dịch vụ vận tải, kinh doanh kim khí và xây dựng các
công trình công cộng

1.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một phần không thể thiếu để phục vụ quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì điều đầu
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 8 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
tiên phải đầu tư cơ sơ vật chất kỹ thuật. Với đặc thù là một doanh nghiệp thiên về
dịch vụ thương mại, nên công ty có chi nhánh kinh doanh ở nhiều nơi.
Công ty có 1 trụ sở chính tại phường Cam Giá- Tp. Thái nguyên. Trụ sở này
điều hành mọi hoạt động của các cửa hàng và phân xưởng sản xuất, cũng như 2 chi
nhánh trên địa bàn 2 tỉnh lân cận.
Các bộ phận trực thuộc:
 2 đội xe chuyên vận tải và bốc xúc: tính đến cuối năm 2010, tổng số xe vận
tải và máy móc của 2 đội xe này là 18 máy xúc lớn nhỏ; 4 xe khách 24 chỗ; 2 xe
khách 30 chỗ và 4 xe tải 18 tấn và 2 xe romooc.
 2 cửa hàng xăng dầu: với quy mô 5 máy bơm/ 1 cửa hàng.
 1 chi nhánh Bắc Kạn, 1 chi nhánh Lạng Sơn. Với mô hình là 1 công ty thu
nhỏ, được cung cấp vốn và tự thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
 1 phân xưởng sản xuất và kinh doanh VLXD; 1 phân xưởng thi công cơ giới
và chế biến khoáng sản. Đây là 2 cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, nằm trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
Trong năm qua, công ty đã mua sắm mới các thiết bị sản xuất, đưa vào hoạt
động 1 xe khách 30 chỗ (Thaco-Kinglong KBS120S), 8 máy xúc (4máy xúc lật và 4
máy xúc đào), phân bổ cho trụ sở công ty và 2 chi nhánh. Nâng tổng số phương tiện
vận chuyển lên 10 chiếc, đảm bảo chuyên chở hàng hóa và hành khách được nhanh
chóng; số máy xúc của công ty lên 12 chiếc, công ty có thể đảm nhận được khối
lượng bốc xúc gấp 1,8 lần trước đây…
Bảng 1.3: Thông số kỹ thuật máy xúc mới
Mô tả Máy xúc lật Máy xúc đào
Đơn
vị

Model ZL30E CLG 225C
Hãng sản xuất Tập đoàn máy xây
dựng LiuGong – Trung
Quốc
Tập đoàn máy
xây
dựng LiuGong – Trung
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 9 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
Quốc
Công suất 92 160 KW
Tải trọng gầu 3000 1200 Kg
Độ cao xả tải 2 911 9820 mm
Cự li xả tải 1 055 6720 mm
Trọng lượng
hoạt động
10 800 20700 Kg
Tiêu hao nhiên
liệu
12 – 15 12 – 15 L/h
Động cơ
Diesel, 4 kỳ, một
hàng 6 xilanh, làm mát
bằng nước
Diesel, 4 kỳ, một
hàng 6 xilanh, làm mát
bằng nước, có turbo
tăng áp phun trực tiếp
Kích thước 6703 x 2300 x 3225
9525 x 2990 x

2890
mm
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Bảng 1.4: Biến động cơ sở vật chất kỹ thuật năm 2010
Chỉ
tiêu
Nhà cửa vật
kiến trúc
Máy móc thiết
bị
Phương tiện vận
chuyển
Dụng cụ quản

Tổng cộng
1. Số
dư đầu
năm
2.855.860.191
5.493.756.700 7.615.325.035 149.967.793 16.114.909.709
2. Số
tăng trong
năm
591.650.636 7.551.835.165 (925.789.216) - 7.217.696.585
-
Mua sắm
mới
610.250.636 1.017.428.636 2.002.041.455 3.629.720.727
-
Phân loại

lại
-
18.600.000
168.750.000 150.150.000
-
Mua sắm
mới chi
nhánh
3.587.975.858
-
Điều chỉnh
2.777.680.671 (2.927.830.671) (150.150.000)
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 10 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
phân loại
lại chức
năng
3. Số
giảm trong
năm
- 658.094.403 - 658.094.403
4. Số
cuối năm
3.447.510.827 13.045.591.865 6.031.441.406 149.967.793 22.674.511.891
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy trong năm 2010, tổng số tiền chi cho đầu
tư mua sắm máy móc thiết bị mới là 4.605.404.494 tương ứng với 8 máy xúc mới; 8
máy xúc này được phân bổ cho trụ sở công ty 2 chiếc, mỗi chi nhánh 3 chiếc. Trụ
sở công ty cũng có thêm 1 xe khách 30 chỗ (loại có giường nằm), phục vụ vận
chuyển khách du lịch.

1.4. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI GANG
THÉP THÁI NGUYÊN

1.4.1 Mô hình tổ chức quản lý của công ty
Sơ đồ 1.5
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 11 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động - Hành chính)
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
* Giám đốc: Điều hành toàn bộ quá trình sản xuất của Công ty, chỉ đạo trực
tiếp các phòng ban chức năng, các phân xưởng bộ phận sản xuất. Chịu trách nhiệm
với Nhà nước về sử dụng và phân cấp các nguồn vốn, tài sản.
* Phó giám đốc: Là người dưới sự lãnh đạo của Giám đốc, giúp Giám đốc giải
quyết một số vấn đề được Giám đốc uỷ quyền. Trực tiếp điều hành mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh và các phòng ban trong Công ty. Phụ trách toàn bộ mặt tài
chính, tiêu thụ của các cửa hàng và tham mưu cho Giám đốc giải quyết những vấn
đề phát sinh trong sản xuất kinh doanh.
* Phòng hành chính- Tổ chức LĐ- TL: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
và Phó Giám đốc, chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức các vấn đề nhân sự, tiền lương,
đời sống của toàn bộ công nhân viên trong Công ty. Có nhiệm vụ tuyển dụng lao
động và đảm bảo an toàn lao động cho công nhân viên trong công ty.Chăm sóc sức
khoẻ của người lao động, tổ chức các buổi họp, hội nghị đại hội trong Công ty. Bảo
vệ toàn bộ tài sản, an ninh trong toàn Công ty.
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 12 K5KTDNCNA
Phòng hành chính-
Tổ chức LĐ-TL
Đội
xe I
+
Đội

xe II
Chi
nhánh
Bắc
Kạn
Giám đốc
Phòng kế toán
tài chính
Phòng KH-kỹ
thuật
vật tư
Chi
nhánh
Lạng
Sơn
Phó Giám đốc
Cửa
hàng
xăng
dầu
PXS
X và
KD
VLX
D
PX
TCCG

CBKS
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình

* Phòng kế toán - Tài chính: Phòng kế toán - Tài chính giúp Giám đốc công ty
quản lý công tác kế toán tài chính của Công ty. Tổ chức thực hiện các nội dung,
phương pháp hạch toán kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, kế toán tài chính, thu thập
thông tin số liệu từng kỳ về chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sản xuất kinh doanh của Công
ty. Tổ chức xây dựng trình duyệt và thực hiện kế hoạch tài chính theo từng kỳ.
Tổ chức thanh toán quyết toán theo dõi các khoản nợ, thu nộp đối với các đơn
vị trong và ngoài Công ty.
Tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức triển khai thực hiện đồng thời tiến
hành kiểm tra, kiểm soát toàn bộ công tác tài chính, thông tin kinh tế và hoạch toán
kinh tế theo quy định của Bộ Tài Chính.
Báo cáo tình hình tài chính với cơ quan chức năng của nhà nước, xây dựng kế
hoạch tài chính của Công ty, quản lý toàn bộ hệ thống kế toán, sổ sách hàng ngày,
phân tích hoạt động kinh doanh, xác định về tình hình vốn hiện có của Công ty và
sự biến động của các loại tài sản.
Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kế toán cho đội ngũ kế toán tại
đơn vị.
* Phòng kế hoạch- Kỹ thuật- Vật tư: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
và Phó Giám đốc có trách nhiệm lập các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc
thiết bị, kế hoạch tính giá thành sản phẩm, thiết kế, lập dự toán các công trình…
Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm với giám đốc về kiểm tra chất lượng của các sản
phẩm.
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản xuất kinh doanh của Công
ty, đánh giá mức tiêu hao nguyên nhiên liệu và quản lý an toàn phòng chống cháy
nổ. Quản lý các đầu xe về kỹ thuật tránh sự cố, tai nạn trên đường.
Tổ chức các buổi học nhằm nâng cao chất lượng bậc thợ và nâng cao năng
suất lao động, ứng dụng các máy móc thiết bị kỹ thuật mới vào sản xuất.
Các phòng ban có chức năng theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các phân
xưởng, các bộ phận sản xuất và cửa hàng về thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh.
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 13 K5KTDNCNA

Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
* Đội xe I +II: Dưới sự chỉ đạo của các phòng ban chịu trách nhiệm vận
chuyển hàng hoá cho khách hàng và cho Công ty. Bảo dưỡng, quản lý các đầu xe
của đội.
* Cửa hàng xăng dầu: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, cửa
hàng xăng dầu là nơi cung cấp nhiên liệu cho máy móc thiết bị, các đầu xe Công ty.
Ngoài ra Cửa hàng phục vụ các Doanh nghiệp, các khách lẻ…Cửa hàng có trách
nhiệm báo cáo lên cấp trên về số lượng tiêu thụ hàng tháng và doanh số đạt được
của Cửa hàng để cấp trên có biện pháp xử lý.
* Chi nhánh Bắc Cạn, Lạng Sơn: Được Công ty cung cấp hàng hoá, đầu xe
kinh doanh và báo cáo kết quả về cho Công ty.
* Phân xưởng thi công cơ giới và chế biến khoáng sản: Dưới sự chỉ đạo của
Giám đốc Công ty, phân xưởng chuyên khai thác, chế biến các loại Quặng nhằm
đáp ứng cho Công ty CP Gang Thép TN và một số các khách hàng khác.
* Phân xưởng sản xuất và kinh doanh Vật liệu xây dựng: Dưới sự chỉ đạo của
Giám đốc, phân xưởng chuyên sản xuất các loại vật liệu xây dựng như: Gạch,
nghiền đá dăm, tấm lợp… cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra
Công ty mua bán các loại vật liệu xây dựng khác để phục vụ đầy đủ nhu cầu khách
hàng.
1.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 VÀ
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2010 CỦA CÔNG TY
1.5.1 Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008 – 2010
Tình hình sản xuất kinh doanh năm giai đoạn 2008 – 2010 của công ty được
thể hiện qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sau đây là báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm.
Bảng 1.6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2008 – 2010
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 2 3 4
1. Doanh thu bán hàng 144.104.767.507 159.354.186.491 175.828.276.301

GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 14 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ - -
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ
144.104.767.507 159.354.186.491 175.828.276.301
4. Giá vốn hàng bán 137.122.205.752 152.969.465.342 168.458.230.969
5. Lợi nhuận gộp về bấn
hàng và cung cấp dịch vụ
6.982.561.755 6.384.721.149 7.370.045.332
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
249.710.694 433.181.612 875.433.587
7. Chi phí tài chính 1.742.661.210 1.888.457.210 3.229.425.572
- Trong đó : Chi phí lãi
vay
1.742.661.210 1.888.457.210 3.229.425.572
8. Chi phí bán hàng 2.300.279.633 1.403.940.848 2.387.169.959
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
2.276.981.223 2.697.369.479 2.260.097.153
10. Lợi nhuần thuần từ
hoạt động kinh doanh
912.350.383 828.117.224 368.786.235
11. Thu nhập khác 195.347.933 926.652.143 267.128.587
12. Chi phí khác - 565.524.457 34.332.588
13. Lợi nhuận khác 195.347.933 361.127.686 232.795.999
14. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế

1.107.698.316 1.189.244.910 601.582.234
15. Chi phí thuế TNDN
hiện hành
193.847.205 308.014.432 144.007.509
16. Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
- - -
17. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
913.851.111 881.230.478 457.574.725
18. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu
1.82 - 912
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Nhận xét:
Năm 2009 là năm đạt lợi nhuận kinh doanh lớn nhất, và có 1 điểm mới so với
năm 2008 là có thêm lãi cơ bản trên cổ phiếu.
Năm 2010, các khoản lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ
hoạt động tài chính đều tăng; nhưng do các chi phí về sản xuất, chi phí tài chính và
chi phí khác cũng tăng lên, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2009.
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 15 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
1.5.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011
Năm 2010 là năm công ty gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế
thế giới. Tuy nhiên, Công ty đã phát huy thế mạnh truyền thống, với bản lĩnh và
năng lực đã được tích lũy từ nhiều năm chủ động bám sát tình hình và có phản ứng
nhanh trước các diễn biến của thị trường, kịp thời đưa ra các quyết định phù hợp
nên đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu đặt ra cho cả năm, giữ vững sự phát triển
liên tục như định hướng đã hoạch định. Người lao động và cổ đông được bảo đảm
các quyền về vật chất và tinh thần, bên cạnh đó công ty vẫn có đóng góp lớn cho

ngân sách và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cũng như các hoạt động tham gia bảo
vệ môi trường, an sinh xã hội.
Năm 2011 công ty đề ra kế hoạch như sau:
Bảng 1.7. Kế hoạch kinh doanh năm 2011

STT Diễn giải
Đơn vị
tính
Tổng doanh số
bán ra
Tổng doanh số
mua vào Chi phí Lãi

1
Vận tải
hàng hóa Đồng 50.258.136.392 49.210.387.086 692.032.089 355.717.218
2
Kinh
doanh
xăng dầu Đồng 95.300.000.000 92.150.000.000 2.700.000.000 450.000.000
3
Sản xuất
tấm than Đồng 27.200.000.000 26.520.000.000 530.400.000 149.600.000
4
Chế biến
quặng Đồng 6.532.632.000 5.884.116.000 195.978.960 452.537.040
5
Kinh
doanh
khác Đồng 1.600.000.000 1.470.000.000 100.000.000 30.000.000

6
Tổng
cộng Đồng 180.890.768.392 175.234.503.086 4.218.411.049 1.437.854.258
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Bảng 1.8. kế hoạch tài chính năm 2011
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 16 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Kế hoạch năm
2011
Ghi
chú
I Tổng doanh thu Đồng 180.890.768.392
1 Doanh thu vận tải Đồng 50.258.136.392
2 Doanh thu xăng dầu Đồng 95.300.000.000
3
Doanh thu bán thép,
sản xuất thép
Đồng 0
4
Doanh thu sản xuất
tấm đan
Đồng 27.200.000.000
5 Doanh thu bán quặng Đồng 6.532.632.000
6 Kinh doanh khác Đồng 1.600.000.000
II Vốn lưu động Đồng
1 Kỳ luân chuyển Ngày 90
2

Vòng quay vốn lưu
động bình quân
Vòng/nă
m
4
3 Vốn dự trữ bình quân Đồng 9.000.000.000
4
Vốn lưu động cần
thiết
Đồng 45.222.692.098
Vốn tự có Đồng
7.000.000.000
Vốn vay ngân hàng Đồng 12.000.000.000
Vốn huy động khác Đồng 26.222.692.098
III Lợi nhuận Đồng 1.437.854.258
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Phần II
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬN TẢI VÀ GANG THÉP THÁI NGUYÊN
2.1. KHÁI QUÁT TRUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA
CÔNG TY
Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Vận tải Gang thép áp dụng theo
hình thức bộ máy kế toán phân tán. Vì Công ty có địa bàn hoạt động sản xuất kinh
doanh rộng, có nhiều Chi Nhánh, phân xưởng, cửa hàng.
• Phòng kế toán tài chính của Công ty có nhiệm vụ:
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 17 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về vật tư, tài sản, tiền vốn, tiêu thụ sản
phẩm, kết quả tài chính của văn phòng Công ty. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh phục vụ lẫn nhau giữa các phân xưởng, cửa hàng và giữa các đơn vị trực

thuộc với Công ty về vật tư, tiền vốn và kết quả sản xuất. Hạch toán chi phí gián
tiếp của cơ quan Công ty. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của
văn phòng công ty, và của các phân xưởng, cửa hàng, đội sản xuất, Hướng dẫn,
kiểm tra và tổ chức công tác hạch toán kế toán trong Công ty. Lập báo cáo thống kê,
kế toán tổng hợp của toàn Công ty theo đúng qui định của Nhà Nước.
• Kế toán các Chi nhánh:
Mỗi Chi nhánh có hai kế toán. Kế toán chi nhánh có nhiệm vụ theo dõi ghi
chép hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Chi nhánh về lao động (ngày
công), tài sản, vật tư, tiền vốn, chi phí tiền lương, chi phí bán hàng, chi phí gián tiếp
tại chi nhánh, các khoản thanh toán với Công ty, các khoản thuế phải nộp với Nhà
Nước, kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, lập báo cáo tổng hợp gửi về
Công ty .
• Thống kê phân xưởng, đội sản xuất, cửa hàng:
Tại công ty, tùy vào quy mô khối lượng công việc mỗi phân xưởng, đội, cửa
hàng có một thống kê. Thống kê PX, đội, cửa hàng có nhiệm vụ : Theo dõi ghi chép
hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại phân xưởng, cửa hàng về lao động
(ngày công), vật tư, chi phí tiền lương, chi phí gián tiếp phân xưởng, các khoản
thanh toán với Công ty.
2.1.1 Cơ cấu bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 18 K5KTDNCNA
Kế toán lương,
BHXH, thủ quỹ
Kế toán giá thành,
TSCĐ, Thống kê
tổng hợp
Kế toán
chi
nhánh
Thái

Nguyên
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
(kế toán tổng hợp)
Kế
toán
chi
nhánh
Lạng
Sơn
Kế
toán
chi
nhánh
Bắc
Cạn
Thống
kê cửa
hàng
xăng
dầu
Thống
kê đội
xe I
Thống
kê đội
xe II
Thống

PXSX

và KD
VLXD
Thống
kê PX
TCCG

CBKS
Kế toán tiền, vốn,
thuế
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
2.1.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần vận tải Gang thép Thái
Nguyên Thái Nguyên
Công ty Cổ phần vần tải Gang Thép Thái Nguyên là một doanh nghiệp hoạt
động theo luật Doanh nghiệp vì vậy nên Công ty áp dụng chế độ Kế toán theo quy
định của Nhà nước.
Tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu áp dụng theo quyết định số 15
QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Hình thức sổ kế toán: áp dụng theo hình thức: Nhật ký chứng từ.
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần vận tải Gang Thép
Thái Nguyên
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 19 K5KTDNCNA
Thẻ, sổ kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
Bảng kê
NhËt ký chøng tõ
Sổ cái

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
`
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Trước đây, công tác kế toán hoàn toàn thực hiện thủ công bằng tay. Ngày nay
với sự phát triển của KHKTCN, máy vi tính được đua vào sử dụng rộng rãi. Hiện
nay tại CTCP vận tải gang thép có 6 máy tính được sử dụng vào công tác kế toán.
Trong đó 3 máy đặt tại phòng kế toán, 3 máy được đặt tại các chi nhánh, phân
xưởng, cửa hàng.
Tại phòng kế toán công ty một chương trình phần mềm kế toán được cài đặt
bởi công ty cổ phần phần mềm kế toán Hà Nội. Phần mềm này đã hỗ trợ rất nhiều
cho công tác hạch toán kế toán của Công ty. Với phần mềm kế toán công tác kế
toán được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu nhạy bén của
kinh tế thị trường.
Kế toán hạch toán sử dụng phần mềm Bravo 4.1 của Công ty phần mềm kế
toán BRAVO . Người sử dụng chỉ cần cập nhật các số liệu đầu vào còn máy tính sẽ
tự động tính toán và lên các sổ sách, báo cáo tài chính.
Phần mềm BRAVO được viết dựa trên quyết định số 1141-TC/QĐ/CDKT của
Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 1/11/1995 về hệ thống tài khoản kế toán
thống nhất và thông tư số 100/1998/TT/BTC ban hành ngày 15/07/1998 về phương
pháp hạch toán Thuế giá trị gia tăng -VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần
mềm đã được sửa đổi, bổ xung theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày
25/10/2000 về Chế độ Báo cáo Tài chính. Chức năng của chương trình là theo dõi
các chứng từ đầu vào (phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 20 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
đơn bán hàng, phiếu thanh toán,…). Dựa trên các chứng từ đó chương trình sẽ lên

các báo cáo kế toán.
Hiện nay Công ty cổ phần vận tải gang thép TN đang tiến hành nâng cấp phần
mềm kế toán BRAVO 6.0 lên BRAVO 6.3
Giao diện 2.1: phần mềm BRAVO
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 21 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
Giao diện 2.2: phần mềm BRAVO
2.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Ở CÔNG TY
2.2.1. Đặc điểm vật tư và tình hình công tác quản lý vật tư
2.2.1.1. Đặc điểm của vật tư
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 22 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
Do đặc điểm của đơn vị, NLVL chính ở công ty chỉ mang tính chất phục vụ
cho quá trình sản xuất.
- Nguyên vật liệu tại Công ty được chia thành:
+ NVL chính
+ NVL phụ
Một số loại nguyên liệu, vật liệu ở Công ty như:xăng các loại, Dầu mỡ máy,
bulon các loại, phụ tùng xe…
- CCDC tại Công ty được phân làm 2 loại chính:
+ Trang thiết bị phục vụ
+ Bảo hộ lao động
Các dụng cụ sửa chữa các thiết bị sản xuất, thiết bị phục vụ vận tải… các thiết
bị và đồ dùng phục vụ cho việc ăn uống, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ CNV.
2.2.1.2. Công tác quản lý vật tư
Nguyên vật liệu chính của công ty là xăng, dầu. Do đó thường xuyên tiến hành
mua NVL để đảm bảo đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất của công ty. Ngoài
ra, công ty còn ký hợp đồng mua xăng trực tiếp ở một số cửa hàng xăng thuộc Công
ty xăng dầu Bắc Thái do kho chứa của công ty có hạn. Tránh tình trạng thiếu

nguyên vật liệu của đội xe.
Trong khâu thu mua, Công ty quản lý rất chặt chẽ về khối lượng, chất lượng,
quy cách, chủng loại; mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch của
công ty.
Trong khâu sử dụng, Công ty sử dụng NVL rất hợp lý, tiết kiệm, trên cơ sở
các định mức chi phí nhằm hạ thấp tiêu hao NVL trong sản xuất, tăng thu nhập tích
lũy cho công ty.
Về tổ chức kho tàng, bến bãi của Công ty được trang bị đầy đủ các phương
tiện cần thiết phù hợp với yêu cầu đặt ra. Trong đó quan trọng nhất là hệ thống
phòng cháy nổ được thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Ngoài ra còn có bãi rửa xe
được công ty chú ý đầu tư.
Từ những đặc điểm trên có thể thấy việc quản lý NVL của Công ty cổ phẩn
Vận tải Gang thép Thái Nguyên luôn đảm bảo tính tiết kiệm hiệu quả, hạn chế thấp
nhất hư hỏng, mất mát.
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 23 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
2.2.2. Thủ tục nhập xuất NVL, CCDC
2.2.2.1 Kế toán chi tiết NVL,CCDC
a. Thủ tục nhập kho
Hàng tháng các phòng ban gửi kế hoạch mua sắm NVL đến phòng kế hoạch
vật tư để phòng tổng hợp báo cáo Giám đốc Công ty duyệt mua phục vụ kịp thời
cho sản xuất.
Đối với nhu cầu vật tư đột xuất, phát sinh ngoài kế hoạch, các bộ phận liên quan
lập phiếu đặt hàng và các giải trình cần thiết báo cáo Giám đốc duyệt, gửi về phòng kế
hoạch vật tư tổng hợp và thực hiện nghĩa vụ mua sắm đáp ứng yêu cầu.
Căn cứ vào kế hoạch, phiếu đặt hàng được Giám đốc duyệt, phòng KHVT
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ mua sắm NVL theo chức năng.
- Đối với lô hàng có giá trị dưới 10 triệu đồng: phòng KHVT liên hệ tìm
nguồn hàng, lấy báo giá báo cáo Giám đốc Công ty duyệt trên cơ sở phải có đủ 03
báo giá trở lên của các khách hàng. Bên cạnh đó phòng KHVT phải chủ động

nghiên cứu, khảo sát và nắm bắt thông tin giá cả thị trường để tham mưu cho giám
đốc duyệt.
- Đối với lô hàng có giá trị trên 10 triệu đồng: phải được thông qua Hội đồng
duyệt giá do Giám đốc Công ty quyết định thành lập. Hội đồng căn cứ vào các hồ
sơ do phòng KHVT cung cấp có trách nhiệm lập biên bản so sánh, đánh giá các nhà
cung cấp phù hợp với quy định của Công ty. Hồ sơ phải nêu đầy đủ các thông tin:
thông số kĩ thuật, nguồn gốc, giá cả… Khi Hội đồng lựa chọn được đối tác, phòng
KHVT có trách nhiệm lập tờ trình xin uỷ quyền kí hợp đồng mua vật tư, trình Tổng
giám đốc duyệt trước khi thực hiện. Sau khi hợp đồng được Công ty uỷ quyền,
phòng KHVT căn cứ vào giấy uỷ quyền trình Giám đốc kí hợp đồng mua vật tư
theo đúng nội dung được uỷ quyền của Công ty.
Sau khi mua vật tư về, Công ty thành lập Hội đồng nghiệm thu. Căn cứ vào tài
liệu người giao hàng xuất trình, Hội đồng nghiệm thu tiến hành kiểm tra, nghiệm
thu đối với số hàng có chứng từ hợp pháp.
Sau khi vật tư được nghiệm thu, thủ kho cho nhập kho thủ kho số thực nhập và
mở thẻ kho để quản lý. Cán bộ kĩ thuật kiểm nghiệm chất lượng NVL lập biên bản
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 24 K5KTDNCNA
Trường ĐH KT & QTKD Báo cáo thực tập giáo trình
kiểm nghiệm để làm căn cứ cho phòng kế hoạch vật tư viết phiếu nhập kho. Phiếu
nhập kho được lập làm 3 liên:
Liên 1: lưu ở phòng kế hoạch vật tư.
Liên 2: thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và chuyển cho kế toán vật tư để ghi sổ
chi tiết.
Liên 3: dùng để thanh toán.
Sơ đồ 2.2: Thủ tục nhập kho NVL, CCDC
(Nguồn: Phòng kế toán)
Ví dụ
Nguyên vật liệu nhập kho được hạch toán theo giá thực tế, chi phí mua của
hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận
chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên

quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và
giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi
chi phí mua. Công ty xác định trị giá thực tế của NVL nhập kho như sau:
GVHD: Ths. Vũ Thị Hậu 25 K5KTDNCNA
PHIẾU NHẬP
khokhoKHO
THẺ KHO
SỔ KẾ
TOÁN
CHI
TIẾT
KẾ TOÁN TỔNG
HỢP
BẢNG TỔNG
HỢP NHẬP,
XUẤT, TỒN KHO
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu

×