Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

báo cáo đánh giá tác động môi trường tại xã bỉm sơn thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.02 KB, 42 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong các báo cáo về môi trường, số liệu của báo cáo phản ánh chất
lượng cũng như thực trạng vấn đề nghiên cứu. Các số liệu có thể trình bày
dưới dạng văn bản, dạng biểu đồ, dạng bảng…
Số liệu thống kê có độ tin cậy, có nguồn gốc là vô cùng thiết yếu đối
với việc đánh giá và ra quyết định đối với các nhà quản lý. Số liệu thống kê
hàng năm cho phép đánh giá hiệu quả của chính sách, hiệu quả quản lý của
các cơ quan chức năng.
Trong quá trình đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại một khu
vực, một vùng hay quốc gia, việc đánh giá cần dựa trên số liệu quan trắc thực
tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đề tài, chúng tôi sử dụng bộ số
liệu quan trắc, phân tích về môi trường không khí tại thị xã Bỉm Sơn do Trung
tâm quan trắc phân tích môi trường tỉnh Thanh Hóa cung cấp. Ngoài ra,
chúng tôi còn sử dụng số liệu từ các nguồn đáng tin cậy khác và số liệu điều
tra để đánh giá ảnh hưởng ô nhiễm môi trường không khí đến người dân.
Việc phân tích các số liệu để xác định các vấn đề ô nhiễm, thực trạng ô
nhiễm, đanh giá diễn biến chất lượng không khí. Đây là cơ sở để các nhà quản
lý ra quyết định trong quá trình quản lý môi trường.
Quá trình phân tích số liệu dựa trên sự phân tích định tính để đánh giá
đúng hiện trạng vấn đề nghiên cứu. Số liệu tại các vị trí quan trắc có thể phản
ánh nhiều hay một vấn đề môi trường.
Mặt khác, quá trình phân tích tương quan các điểm số liệu về vị trí
quan trắc đã có sẵn, kết hợp với các vị trí điều tra ngoài thực địa để xác định
mạng lưới điểm quan trắc tác động của ô nhiễm môi trường không khí trên
địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
2. Mục tiêu
- Phân tích số liệu về chất lượng môi trường không khí tại các vị trí
quan trắc nhằm đánh giá được chất lượng môi trường không khí trên địa bàn
thị xã Bỉm Sơn.
1


- Sử dụng chỉ số chất lượng môi trường không khí WQI để đánh giá
chất lượng không khí tại các điểm quan trắc làm cơ sở cho việc xây dựng bản
đồ về môi trường.
- Phân tích số liệu theo mẫu phiếu điều tra về ảnh hưởng của khí thải
công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
- Phân tích số liệu về tần suất, tốc độ và hướng gió trên địa bàn thị xã
Bỉm Sơn làm cơ sở để đánh giá ảnh hưởng của khí thải và lựa chọn điểm quan
trắc.
3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng
- Số liệu thu tập thông qua phiếu điều tra hộ gia đính, các nhân về ảnh
hưởng của khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
- Số liệu thu thập từ kết quả quan trắc môi trường trên địa bàn thị xã
Bỉm Sơn của Trung tâm Quan trắc phân tích môi trường tỉnh Thanh Hóa, báo
cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hóa năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về Không gian: Địa bàn thị xã Bỉm Sơn
Về thời gian:
- Số liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí thu thập được
trong năm 2010 và 2012.
- Số liệu điều tra theo mẫu phiếu của năm 2011.
- Số liệu về gió: tần xuất, hướng gió, tốc độ gió từ năm 1996 đến 2010.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thống kê, thu thập số liệu
+ Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
+ Số liệu về hiện trạng môi trường không khí xung quanh của thị xã
Bỉm Sơn - Thanh Hóa.
+ Tham khảo tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
2
3.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra mẫu

Mẫu phiếu điều tra được nêu ở Phụ lục 3, các nội dung của mẫu phiếu
điều tra gồm 3 phần:
- Thông tin chung bao gồm: họ tên người trả lời phiếu điều tra, nơi điều
tra, ngày điều tra nhằm chứng thực số liệu trong báo cáo.
- Thông tin hiểu biết của người dân về vấn đề môi trường, tác động của
khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm sơn.
3.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 08 phường xã, việc phát phiếu điều tra
không tập trung vào các phường xã chính mà phân bố đều cho các phường xã.
Mục đích của việc chọn mẫu qua phát phiếu điều tra là đánh giá được tổng
quan vấn đề nhận thức của người dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đối với vấn
đề nghiên cứu.
3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.3.4.1. Phân tích số liệu bằng thống kê, tính toán bằng bảng tính excel
Dựa trên các công thức tính, các hàm trong excel để thực hiện tính toán
nhanh chóng các chuỗi số liệu dựa trên 1 hay nhiều phép tính.
3.3.4.2. Sử dụng chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index: AQI )
Chỉ số AQI theo Quyết định số 878/QĐ-TCM của Tổng cục Môi
trường để đánh giá chất lượng không khí trên địa bàn thị xã bỉm sơn nhằm
xây dựng bản đồ hiện trạng vị trí quan trắc và chất lượng không khí của thị xã
Bỉm Sơn.
- Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là chỉ số được tính toán từ các
thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng
chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được
biểu diễn qua một thang điểm. Chỉ số chất lượng không khí được áp dụng tính
cho 2 loại:
+ Chỉ số chất lượng không khí theo ngày.
+ Chỉ số chất lượng không khí theo giờ.
- AQI thông số là giá trị tính toán AQI cho từng thông số quan trắc.
3

- AQI theo ngày (AQI
d
) là giá trị tính toán cho AQI áp dụng cho 1
ngày.
- AQI tính theo trung bình 24 giờ (AQI
24h
) là giá trị tính toán AQI sử
dụng số liệu quan trắc trung bình 24 giờ.
- AQI theo giờ (AQI
h
) là giá trị tính toán AQI áp dụng cho 1 giờ.
b. Tính toán giá trị AQI theo giờ
- Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (AQI
x
h
)
Giá trị AQI theo giờ của từng thông số được tính toán theo công thức
sau đây:
100.
x
x
h
x
QC
TS
AQI
=
TS
x
: Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số X

QC
x
: Giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số X
Lưu ý: Đối với thông số PM
10
: do không có quy chuẩn trung bình 1 giờ,
vì vậy lấy quy chuẩn của TSP trung bình 1 giờ thay thế cho PM
10
AQI
x
h
: Giá trị AQI theo giờ của thông số X (được làm tròn thành số
nguyên).
- Giá trị AQI theo giờ
Sau khi đã có giá trị AQI
x
h
theo giờ của mỗi thông số, chọn giá trị AQI
lớn nhất của 05 thông số trong cùng một thời gian (01 giờ) để lấy làm giá trị
AQI theo giờ.
AQI
h
= max(AQI
h
x
)
Trong 01 ngày, mỗi thông số có 24 giá trị trung bình 01 giờ, vì vậy, đối
với mỗi thông số sẽ tính toán được 24 giá trị AQI
x
h

giờ, tương ứng sẽ tính
toán được 24 giá trị AQI theo giờ để đánh giá chất lượng môi trường không
khí xung quanh và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người theo giờ.
- Tính toán giá trị AQI theo ngày
+ Giá trị AQI theo ngày của từng thông số
Đầu tiên tính giá trị trung gian là AQI trung bình 24 giờ của từng thông
số theo công thức sau đây:
4
100.
24
x
x
h
x
QC
TS
AQI
=
TS
x
: giá trị quan trắc trung bình 24 giờ của thông số X
QC
x
: giá trị quy chuẩn trung bình 24 giờ của thông số X
AQI
x
24
: giá trị AQI tính bằng giá trị trung bình 24 giờ của thông số X
(được làm tròn thành số nguyên).
Lưu ý: không tính giá trị AQI

24h
O3
.
Giá trị AQI theo ngày của từng thông số được xác định là giá trị lớn
nhất trong số các giá trị AQI

theo giờ của thông số đó trong 01 ngày và giá trị
AQI trung bình 24 giờ của thông số đó.
),max(
24 h
x
h
x
d
x
AQIAQIAQI
=
Lưu ý: Giá trị AQI
d
O3
= max(AQI
h
O3
)
Trong đó AQI
d
x
là giá trị AQI ngày của thông số X
+ Giá trị AQI theo ngày
Sau khi đã có các giá trị AQI theo ngày của mỗi thông số, giá trị AQI lớn

nhất của các thông số đó được lấy làm giá AQI theo ngày của trạm quan trắc
đó.
3.3.5. Phương pháp khảo sát thực địa
Thông qua các chuyến đi thực tế nhằm thu thập các thông tin về các
nguồn thải, các vị trí quan trắc thông qua thiết bị định vị toàn cầu (máy GPS
cầm tay) phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.
3.3.6. Phương pháp so sánh, đánh giá
Đánh giá và so sánh các số liệu thu thập được với nhau, so sánh các số
liệu với Quy chuẩn Việt Nam để xác định mức độ ô nhiễm, tác động của ô
nhiễm môi trường không khí.
5
3.3.7. Phương pháp phân tích tương quan
So sánh các vị trí tương quan để lựa chọn điểm quan trắc. Phân tích
tương quan nhằm giảm số lượng các vị trí đo, giảm các vị trí không cần thiết
hay có thể thay thế bằng các vị trí khác thích hợp hơn.
6
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương 1. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THEO MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
1.1. Khái quát chung về phiếu điều tra
Căn cứ vào số lượng phiếu điều tra ảnh hưởng của khí thải công nghiệp
trên địa bàn thị xã Bỉm sơn. Với lượng phiếu phát ra là 200 phiếu, lượng
phiếu thu vào là 200 phiếu, đạt 100%.
Dựa trên các câu hỏi trong phiếu (30 câu), về các vấn đề liên quan đến
tác động của khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn để đánh giá
nhận thức và hiểu biết của người dân.
Thông qua phiếu điều tra, với các câu hỏi ngắn gọn, dễ dàng chọn
phương án trả lời để thuận tiện cho người tra lời và tổng hợp kết quả phiếu
điều tra của nhóm nghiên cứu.
1.2. Kết quả điều tra tác động của khí thải công nghiệp trên địa bàn thị
xã Bỉm Sơn

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ hộ gia đình, cá nhân trả lời các câu hỏi theo
phiếu được thống kê theo bảng 1.1.
7
Bảng 1.1. Thống kê kết quả phiếu điều tra ảnh hưởng của khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn
Câu hỏi Trả lời BĐ QT PS ĐS LS NT BS HL Tổng %
2. Nghề chính của gia đình Ông
(Bà) là gì?
Công nhân viên chức 19/30 12/25 15/30 21/30 23/30 12/17 17/23 5/15 124/200 62.0%
Buôn bán 5/30 8/25 2/30 0/30 2/30 3/17 4/23 3/15 27/200 13.5%
Làm nông 6/30 7/25 9/30 7/30 4/30 2/17 5/23 10/15 50/200 25.0%
Các nghề khác 4/30 4/25 3/30 2/30 4/30 2/17 2/23 3/15 24/200 12.0%
3. Phường (xã) có phổ biến các văn
bản pháp luật về môi trường tới gia
đình hay không?
Có 20/30 15/25 20/30 8/30 16/30 13/17 15/23 7/15 114/200 57.0%
Không 10/30 10/25 10/30 22/30 14/30 4/17 8/23 8/15 86/200 43.0%
4. Phường (xã) có tổ chức các hoạt
động tham gia bảo vệ môi trường
khu phố, thôn xóm hay không?
Có 25/30 22/25 28/30 30/30 27/30 14/17 21/23 10/15 177/200 88.5%
Không 5/30 3/25 2/30 0/30 3/30 3/17 2/23 5/15 23/200 11.5%
5. Công việc tham gia hoạt động
bảo vệ môi trường của gia đình tại
khu dân cư sinh sống là
Thu gom rác thải 21/30 21/25 26/30 29/30 27/30 16/17 21/23 9/15 170/200 85.0%
Tuyên truyền bảo vệ môi
trường
3/30 4/25 14/30 2/30 6/30 8/17 9/23 3/15 49/200 24.5%
Xả nước thải vào hệ
thống thu gom nước thải

5/30 7/25 9/30 2/30 5/30 4/17 5/23 4/15 41/200 20.5%
Các hoạt động khác 3/30 2/25 3/30 0/30 2/30 1/17 2/23 2/15 15/200 7.5%
6. Thông tin về vấn đề ô nhiễm môi
trường trên các kênh thông tin đại
chúng có phù hợp với sở thích của
Ông (bà)?
Phù hợp 20/30 17/25 20/30 6/30 16/30 12/17 15/23 6/15 112/200 56.0%
Không phù hợp 10/30 8/25 10/30 24/30 14/30 5/17 8/23 9/15 88/200 44.0%
7. Sự cần thiết phải có kênh thông
tin riêng về các vấn đề môi trường
để phổ biến đối với người dân?
Cần thiết 19/30 14/25 27/30 21/30 19/30 11/17 19/23 9/15 139/200 69.5%
Không cần thiết 11/30 11/25 3/30 9/30 11/30 6/17 4/23 6/15 61/200 30.5%
8. Trên địa bàn phường gia đình
Ông (Bà) sinh sống có nhà máy, cơ
sở sản xuất nào không?
Có 28/30 13/25 27/30 28/30 25/30 17/17 23/23 3/15 164/200 82.0%
Không 2/30 12/25 3/30 2/30 5/30 0/17 0/23 12/15 36/200 18.0%
9. Nhà máy, cơ sở sản xuất có gây Có 27/30 22/25 27/30 19/30 28/30 16/17 23/23 12/15 174/200 87.0%
8
Câu hỏi Trả lời BĐ QT PS ĐS LS NT BS HL Tổng %
ô nhiễm môi trường hay không? Không 3/30 3/25 3/30 11/30 2/30 1/17 0/23 3/15 26/200 13.0%
10. Vấn đề ô nhiễm do nhà máy, cơ
sở sản xuất gây ra là
Ô nhiễm nước 4/30 5/25 15/30 2/30 4/30 8/17 13/23 4/15 55/200 27.5%
Ô nhiễm tiếng ồn 6/30 6/25 9/30 5/30 6/30 5/17 11/23 2/15 50/200 25.0%
Ô nhiễm không khí 22/30 19/25 30/30 18/30 19/30 14/17 21/23 11/15 154/200 77.0%
Các vấn đề khác 1/30 2/25 2/30 7/30 3/30 2/17 0/23 2/15 19/200 9.5%
11. Sản xuất công nghiệp ở thị xã
Bỉm Sơn gây tác động lớn nhất đến

thành phần môi trường nào?
Môi trường nước 7/30 5/25 9/30 2/30 6/30 2/17 5/23 3/15 39/200 19.5%
Môi trường không khí 25/30 19/25 30/30 28/30 26/30 13/17 15/23 12/15 168/200 84.0%
Môi trường đất 1/30 1/25 3/30 0/30 2/30 2/17 3/23 0/15 12/200 6.0%
12. Những nguyên nhân nào làm
môi trường không khí trên địa bàn
thị xã Bỉm Sơn chịu ô nhiễm
Do sinh hoạt hàng ngày 7/30 4/25 11/30 1/30 4/30 2/17 6/23 2/15 37/200 18.5%
Do khí thải công nghiệp 22/30 21/25 24/30 30/30 26/30 11/17 22/23 11/15 167/200 83.5%
Do hoạt động giao thông 8/30 10/25 13/30 3/30 14/30 4/17 19/23 4/15 75/200 37.5%
Các nguyên nhân khác 2/30 3/25 1/30 0/30 2/30 2/17 2/23 1/15 13/200 6.5%
13. Việc bố trí các nhà máy, cơ sở sản
xuất trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn như
hiện nay có hợp lý không?
Rất hợp lý 3/30 1/25 2/30 0/30 3/30 3/17 3/23 3/15 18/200 9.0%
Hợp lý 12/30 10/25 7/30 1/30 5/30 4/17 3/23 9/15 51/200 25.5%
Không hợp lý 15/30 14/25 21/30 29/30 22/30 10/17 17/23 3/15 131/200 65.5%
14. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản
xuất trên địa bàn thị xã Bỉm sơn có gây
ô nhiễm môi trường không khí?
Có 28/30 24/25 29/30 30/30 28/30 16/17 23/23 13/15 191/200 95.5%
Không 2/30 1/25 1/30 0/30 2/30 1/17 0/23 2/15 9/200 4.5%
15. Chất lượng không khí trên địa
bàn thị xã Bỉm Sơn là
Tốt 2/30 1/25 0/30 0/30 1/30 2/17 1/23 2/15 9/200 4.5%
Trung bình 9/30 17/25 9/30 10/30 12/30 10/17 16/23 8/15 91/200 45.5%
Xấu 19/30 7/25 21/30 20/30 17/30 5/17 6/23 5/15 100/200 50.0%
16. Vào mùa nào thì tác động của ô
nhiễm không khí do khí thải công
nghiệp ở Bỉm Sơn là lớn nhất?

Xuân 2/30 3/25 1/30 0/30 4/30 1/17 1/23 2/15 14/200 7.0%
Hạ 20/30 15/25 27/30 27/30 18/30 8/17 12/23 6/15 133/200 66.5%
Thu 3/30 4/25 6/30 1/30 5/30 2/17 3/23 2/15 26/200 13.0%
Đông 6/30 3/25 3/30 3/30 5/30 6/17 7/23 5/15 38/200 19.0%
17. Khí thải của sản xuất công Sinh hoạt 25/30 17/25 23/30 28/30 26/30 13/17 20/23 13/15 165/200 82.5%
9
Câu hỏi Trả lời BĐ QT PS ĐS LS NT BS HL Tổng %
nghiệp có ảnh hưởng đến
Nông nghiệp 3/30 7/25 6/30 1/30 5/30 2/17 4/23 5/15 33/200 16.5%
Vấn đề khác 5/30 2/25 5/30 1/30 2/30 3/17 3/23 2/15 23/200 11.5%
18. Biểu hiện của khí thải công
nghiệp gây ra trên địa bàn thị xã
Bỉm Sơn là
Lượng bụi lớn 18/30 16/25 23/30 30/30 22/30 12/17 22/23 12/15 155/200 77.5%
Có khí độc (SO
2
, NO
x
…) 9/30 4/25 18/30 4/30 14/30 8/17 10/23 4/15 71/200 35.5%
Gây ra mùi khó chịu 6/30 6/25 9/30 3/30 6/30 7/17 11/23 5/15 53/200 26.5%
Các vấn đề khác 4/30 3/25 0/30 0/30 3/30 1/17 4/23 1/15 16/200 8.0%
19. Tác động của ô nhiễm không
khí do khí thải từ nhà máy trên địa
bàn thị xã
Gây khó chịu 7/30 9/25 8/30 3/30 8/30 13/17 16/23 3/15 67/200 33.5%
Ảnh hưởng đến sức khỏe 22/30 19/25 24/30 26/30 25/30 11/17 19/23 13/15 159/200 79.5%
Các vấn đề khác 3/30 4/25 0/30 1/30 3/30 2/17 3/23 1/15 17/200 8.5%
20. Ông (Bà) cho biết các bệnh
thường gặp nếu sống trong khu vực
môi trường không khí bị ô nhiễm

do khí thải công nghiệp
Bệnh ngoài da 6/30 5/25 14/30 3/30 4/30 3/17 7/23 3/15 45/200 22.5%
Bệnh về đường hô hấp 20/30 20/25 28/30 28/30 27/30 14/17 21/23 14/15 172/200 86.0%
Bệnh tim mạch 3/30 4/25 9/30 1/30 5/30 2/17 5/23 2/15 31/200 15.5%
Các bệnh khác 1/30 2/25 3/30 1/30 3/30 2/17 2/23 1/15 15/200 7.5%
21. Ô nhiễm môi trường không khí
ảnh hưởng lớn nhất đối với?
Người già, trẻ em 26/30 23/25 26/30 29/30 27/30 16/17 21/23 14/15 182/200 91.0%
Người trưởng thành 4/30 2/25 5/30 1/30 3/30 1/17 2/23 1/15 19/200 9.5%
22. Khí thải công nghiệp có phải là
nguyên nhân gây ra biến đổi khí
hậu hay không?
Có 26/30 21/25 29/30 19/30 22/30 13/17 21/23 12/15 163/200 81.5%
Không 4/30 4/25 1/30 11/30 8/30 4/17 2/23 3/15 37/200 18.5%
23. Các thông tin về ô nhiễm môi
trường ở Bỉm Sơn cần được phổ
biến cho người dân hay không?
Có 25/30 20/25 27/30 26/30 25/30 14/17 19/23 11/15 167/200 83.5%
Không 5/30 5/25 3/30 4/30 5/30 3/17 4/23 4/15 33/200 16.5%
24. Việc phổ biến các thông tin về
ô nhiễm môi trường ở Bỉm Sơn cần
thực hiện như thế nào?
Không cần phổ biến 3/30 2/25 1/30 4/30 3/30 2/17 5/23 2/15 22/200 11.0%
Phổ biến ngay 17/30 16/25 7/30 10/30 13/30 7/17 7/23 7/15 84/200 42.0%
Phổ biến theo định kỳ 12/30 7/25 23/30 14/30 14/30 8/17 11/23 8/15 97/200 48.5%
25. Sự cần thiết phải thiết lập mạng
lưới điểm các vị trí đo mức độ ô
nhiễm môi trường không khí thị xã
Cần thiết 28/30 23/25 29/30 18/30 21/30 14/17 22/23 13/15 168/200 84.0%
Không cần thiết 2/30 2/25 1/30 12/30 9/30 3/17 1/23 2/15 32/200 16.0%

10
Câu hỏi Trả lời BĐ QT PS ĐS LS NT BS HL Tổng %
Bỉm Sơn hay không?
26. Tần suất đo tác động (quan
trắc) khí thải công nghiệp trên địa
bàn thị xã Bỉm Sơn là:
Hàng tháng (12 lần/năm) 4/30 2/25 2/30 1/30 2/30 4/17 6/23 3/15 24/200 12.0%
Hàng Quý (4 lần/năm) 9/30 6/25 9/30 10/30 12/30 6/17 8/23 6/15 66/200 33.0%
6 tháng 1 lần (2 lần/năm) 17/30 17/25 19/30 19/30 16/30 7/17 9/23 6/15 110/200 55.0%
27. Sự cần thiết phải đánh giá việc
phát triển công nghiệp ảnh hưởng
đến môi trường không khí?
Cần thiết 29/30 24/25 30/30 25/30 24/30 16/17 21/23 14/15 183/200 91.5%
Không cần thiết 1/30 1/25 0/30 5/30 6/30 1/17 2/23 1/15 17/200 8.5%
28. Việc bố trí các nhà máy, cơ sở
xuất trên địa bàn thị xã trong các
khu dân cư là
Hợp lý 11/30 16/25 11/30 0/30 6/30 7/17 10/23 10/15 71/200 35.5%
Không hợp lý 19/30 9/25 19/30 30/30 24/30 17/17 13/23 5/15 136/200 68.0%
29. Sự cần thiết phải phân hạng
mục các cơ sở sản xuất công
nghiệp gây ô nhiễm môi trường
trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn?
Cần thiết 19/30 17/25 28/30 18/30 15/30 14/17 19/23 11/15 141/200 70.5%
Không cần thiết 11/30 8/25 2/30 12/30 15/30 3/17 4/23 4/15 59/200 29.5%
30. Mức độ tác động của khí thải
công nghiệp trên địa bàn thị xã
Bỉm Sơn đối với các khu dân cư
xung quanh?
Như nhau tại các vị trí 5/30 2/25 5/30 1/30 4/30 1/17 0/23 2/15 20/200 10.0%

Tùy từng vị trí 25/30 23/25 25/30 29/30 26/30 16/17 23/23 13/15 180/200 90.0%
11
Ghi chú: BĐ: Phường Ba Đình
QT: Xã Quang Trung
PS: Phường Phú Sơn
ĐS: Phường Đông Sơn
LS: Phường Lam Sơn
BS: Phường Bắc Sơn
NT: Phường Ngọc Trạo
HL: Xã Hà Lan
Theo kết quả phiếu điều tra ở trên, theo từng câu hỏi chúng tôi nhận
thấy các vấn đề sau:
Câu 2. Nghề chính của gia đình Ông (Bà) là gì?
Trên tổng số 200 phiếu điều tra, đối tượng điều tra rất đa dạng trong đó
có trí thức, cán bộ công nhân viên chức, nông dân, tiểu thương. Sự đa dạng
hóa cho phép đánh giá mức độ hiểu biết, nhận thức của người dân về vấn đề
môi trường tại địa phương là khác nhau. Chính sự khác nhau này sẽ thể hiện
sự đánh giá khác nhau và phản ánh thực tế vấn đề môi trường thông qua bộ
câu hỏi. Trong đó, có 62,0% số hộ có người làm công nhân viên chức, 13,5%
buôn bán, 25,0% làm nông, 12,0% làm các nghề khác như: sửa xe máy, rửa
xe, photocopy,…
Câu 3. Phường (xã) có phổ biến các văn bản pháp luật về môi trường
tới gia đình hay không?
Tỷ lệ các hộ gia đình, cá nhân cho rằng địa phương có phổ biến các vấn
đề môi trường là 57,0%, không phổ biến các văn bản về pháp luật bảo vệ môi
trường là 43,0%. Điều này có thể khẳng định là sự quan tâm của người dân
đến môi trường của địa phương là chưa thực sự chú trọng. Việc triển khai các
văn bản pháp luật về môi trường chưa thực sự rõ ràng thông qua các buổi họp
dân, họp khu phố. Một số hộ dân qua trả lời câu hỏi phiếu điều tra và trao đổi
trực tiếp cho rằng chính quyền địa phương chưa phổ biến các văn bản về môi

trường kịp thời đối với người dân.
Câu 4. Phường (xã) có tổ chức các hoạt động tham gia bảo vệ môi
trường khu phố, thôn xóm hay không?
12
Có 88,5% số hộ gia đình, cá nhân cho là địa phương có tổ chức các
hoạt động về bảo vệ môi trường trên địa bàn. 11,5% số hộ gia đình, cá nhân
trả lời là không, đây có thể là do quá trình phổ biến các hoạt động của địa
phương chưa đến từng hộ dân. Ngoài ra, có thể do một số hộ gia đình cá nhân
chưa nhận thức được tham gia bảo vệ môi trường ở đây gồm các vấn đề gì?
Câu 5. Công việc tham gia hoạt động bảo vệ môi trường của gia đình
tại khu dân cư sinh sống
Phần lớn các hộ gia đình, cá nhân đều cho rằng việc thu gom rác thải
tại nguồn, tại các hộ gia đình là chủ yếu hiện nay, chiếm 85%. câu trả lời về
Tuyên truyền bảo vệ môi trường chiếm 24,5%, Xả nước thải vào hệ thống thu
gom nước thải, chiếm 20,5%, Các hoạt động khác, chiểm 7,5%. Công tác
tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được phát huy và triển khai
rộng dối với người dân. Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình chủ yếu là
thu gom và xả thải vào hệ thống thoát nước chung của thị xã, hoặc một số nơi,
một số hộ gia đình còn xả nước thải tự do vào các ao hồ, ruộng. Các hoạt
động khác như: sử dụng gas thay cho việc đốt than, củi vẫn chưa được người
dân quan tâm đúng mức do chưa hiểu biết hết về tác hại của ô nhiễm môi
trường không khí hay do nguồn thu nhập của gia đình không đáp ứng được
kinh phí cho việc sử dụng gas. Đồng thời việc tận dụng các nguồn chất đốt ở
một số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp như rơm rạ, một số loại cây trồng
khác sau thu hoạch phơi khô.
Câu 6. Thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường trên các kênh thông tin
đại chúng có phù hợp với sở thích của Ông (bà)?
56,0% số hộ gia đình, cá nhân cho là phù hợp, 44,0% cho là thông tin
về vấn đề ô nhiễm chưa phù hợp. Do sở thích của người dân về các kênh
thông tin đại chúng là khác nhau, một số hộ gia đình cá nhân cho rằng họ chỉ

thích xem một số kênh thông tin yêu thích như phim truyện, thể thao, sức
khỏe, làm đẹp… Một bộ phận người dân quan tâm đến các thông tin về khí
hậu, thời tiết và môi trường.
Câu 7. Sự cần thiết phải có kênh thông tin riêng về các vấn đề môi
trường để phổ biến đối với người dân?
Đa số người dân trả lời là cần thiết, chiếm 69,5%, còn lại 30,5% cho
rằng không cần thiết. Tuy nhiên, những người này cho rằng cần có các kênh
13
thông tin về môi trường riêng và phải đề cập nhiều đến hiện trạng môi trường,
các vấn đề môi trường nóng bỏng và hậu quả của ô nhiễm môi trường tác
động đến sức khỏe người dân. Đặc biệt là các vấn đề môi trường nổi cộm ở
địa phương và đề xuất được phương án xử lý kịp thời.
Câu 8. Trên địa bàn phường gia đình Ông (Bà) sinh sống có nhà máy,
cơ sở sản xuất nào không?
Đa phần người dân đều biết trên địa bàn phường, xã mình sinh sống có
nhà máy, cơ sở sản xuất, chiếm 82,0%. Một số ít không quan tâm, không biết
là có hay không do không thuộc ngành nghề, chiếm 18,0%.
Câu 9. Nhà máy, cơ sở sản xuất có gây ô nhiễm môi trường hay không?
Đa phần người dân cho rằng các cơ sở, nhà máy là gây ô nhiễm môi
trường bởi các nguồi thải như khí thải, nước thải, chất thải rắn, chiếm 87,0%.
13,0% các câu trả lời còn lại cho rằng các các nhà máy, xí nghiệp không gây ô
nhiễm môi trường.
Câu 10. Vấn đề ô nhiễm do nhà máy, cơ sở sản xuất gây ra
Phần lớn người dân đều cho rằng ô nhiễm môi trường do sản xuất công
nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn là khí thải trong quá trình sản xuất, chiếm
77,0%. Tỷ lệ quan điểm môi trường nước bị ô nhiễm, chiếm 27,5%, ô nhiễm
tiếng ồn chiếm 25,0%. Ngoài ra, câu trả lời về chất thải rắn chiếm 9,5%. Chất
ô nhiễm ở dạng khí, lỏng, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại
phát thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng
đến chất lượng môi trường tại Bỉm Sơn.

Câu 11. Sản xuất công nghiệp ở thị xã Bỉm Sơn gây tác động lớn nhất
đến thành phần môi trường nào?
Đa phần người dân cho rằng tác động từ hoạt động sản xuất công
nghiệp đến môi trường tại thị xã Bỉm Sơn là do sự tác động và ảnh hưởng của
khí thải, chiểm 84,0%. Ngoài ra một số hộ gia đình, cá nhân có quan điểm là
môi trường đất chiếm 6,0% và môi trường nước chiếm 19,5%, bị tác động
nhiều nhất. Đối với câu hỏi trên chỉ trả lời 1 phương án, tuy nhiên có những
phiếu trả lời cả 2 trong 3 phương án. Điều này chứng tỏ người trả lời chưa
đọc kỹ câu hỏi trong phiếu điều tra.
14
Nếu xét về quy mô, đặc điểm của các ngành công nghiệp trên địa bàn
thị xã Bỉm Sơn, phần lớn các nhà máy, cơ sở sản xuất lớn đều thuộc lĩnh vực
sản xuất vật liệu xây dựng vì vậy luwowgj khí thải phát sinh từ các lò nung là
rất lớn. Đây là nguồn gây ô nhiễm và tác động lớn nhất đến môi trường không
khí tại Bỉm Sơn.
Câu 12. Những nguyên nhân nào làm môi trường không khí trên địa
bàn thị xã Bỉm Sơn chịu ô nhiễm
Tỷ lệ các câu trả lời do khí thải công nghiệp chiếm phần lớn, chiếm
83,5% vì đây là nguồn gây ô nhiễm chính tác động lên môi trường không khí
của thị xã. 18,5% cho là nguyên nhân do sinh hoạt, 37,5% do hoạt động giao
thông, 6,5% do các nguyên nhân khác.
Nguồn thải từ hoạt động giao thông vận tải cũng là nguồn gây ô nhiễm
môi trường không khí do gia tăng về phương tiện giao thông cá nhân. Đặc
biệt Bỉm Sơn có quốc lộ 1A đi qua vì vậy lượng phương tiện giao thông qua
lại hằng ngày là rất lớn, khí thải từ các động cơ gây ô nhiễm nhiệt, bụi, các
loại khí độc như SO
2
, NO
2
,… Một bộ phận người dân cho rằng khí thải từ các

bếp đun nấu, từ quá trình phân hủy sinh học của rác thải, quá trình đốt rác tự
phát cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
Câu 13. Việc bố trí các nhà máy, cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã Bỉm
Sơn như hiện nay có hợp lý không?
Phần lớn các câu trả lời đều cho rằng việc bố trí các nhà máy, cơ sở sản
xuất là không hợp lý, chiếm 65,5%. 25,5% cho là bố trí hợp lý, 9,0% chọn
phương án rất hợp lý.
Hiện nay tuy đã phân khu công nghiệp trên địa bàn thị xã, khu vực này
chủ yếu thuộc địa bàn phường Bắc Sơn. Hàng năm, Bỉm Sơn chịu tác động rất
lớn của gió mùa đông bắc nên vào mùa đông theo hướng gió thổi thì địa bàn
các xã, phường như: Bắc Sơn, Ngọc Trạo, Ba Đình, Phú Sơn, Quang Trung là
nơi chịu tác động nhiều nhất của khí thải công nghiệp.
Câu 14. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã Bỉm
sơn có gây ô nhiễm môi trường không khí?
95,5% câu trả lời là gây ô nhiễm, đây là vấn đề thực tế hiện nay ở các
nhà máy, xí nghiệp của nước ta. 4,5% cho là các nhà máy, xí nghiệp trên địa
bàn thị xã không gây ô nhiễm môi trường không khí.
15
Câu 15. Chất lượng không khí trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn là
Đa phần người dân cho rằng chất lượng không khí trên địa bàn thị xã
Bỉm Sơn ở mức độ trung bình chiếm 45.5% và xấu, chiếm 50,5%. Theo tính
toán về chỉ số chất lượng môi trường không khí tại một số vị trí quan trắc năm
2010 và năm 2011 thì chất lượng không khí tại Bỉm Sơn là ở mức trung bình
và kém.
Câu 16. Vào mùa nào thì tác động của ô nhiễm không khí do khí thải
công nghiệp ở Bỉm Sơn là lớn nhất?
7,0% cho là mùa xuân, 66,5% là mùa hạ, 13,0% mùa thu, 19,0% mùa
đông. Khi đánh giá ảnh hưởng theo mùa cần xét đến đặc điểm về thời tiết liên
quan đến hướng gió, tốc độ gió, lượng mưa, độ ẩm… Để đánh giá mức độ tác
động của ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp tới khu dân cư xung

quanh.
Câu 17. Khí thải của sản xuất công nghiệp có ảnh hưởng đến
82,5% các câu trả lời cho rằng khí thải trong quá trình sản xuất công
nghiệp ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, 16,5% cho là ảnh hưởng đến
nông nghiệp, 11,5% cho là ảnh hưởng đến các vấn đề khác.
Câu 18. Biểu hiện của khí thải công nghiệp gây ra trên địa bàn thị xã
Bỉm Sơn là
77,5% cho rằng lượng bụi lớn, 35,5% cho là có khí độc, 26,5% cho là
gây ra mùi khí chịu, 8,0% cho là có các vấn đề khác liên quan đến khí thải
công nghiệp.
Câu 19. Tác động của ô nhiễm không khí do khí thải từ nhà máy trên
địa bàn thị xã
100% người dân đều trả ô nhiễm không khí tác động đến tất cả các mặt
trong đời sống xã hội của người dân. Trong đó, 33,5% cho là tác động của ô
nhiễm không khí do khí thải là gây khó chịu, 79,5% cho là ảnh hưởng đến sức
khỏe, 8,5% cho là gây ra các vấn đề khác.
Câu 20. Ông (Bà) cho biết các bệnh thường gặp nếu sống trong khu
vực môi trường không khí bị ô nhiễm do khí thải công nghiệp
86,0% cho là ảnh hưởng đến đường hô hấp, 15,5% cho rằng ô nhiễm
không khí liên quan đến các bệnh về tim mạch, 22,5% cho rằng liên quan đến
các bệnh về da. Ngoài ra, có 7,5% các câu trả lời liên quan đến các bệnh khác
như mắt, tai…
16
Câu 21. Ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng lớn nhất đối với?
90,5% người dân có câu trả lời ô nhiễm không khí tác động lớn nhất
đến người già, trẻ em. 9,5% cho rằng tác động lớn nhất đến người trưởng
thành.
Câu 22. Khí thải công nghiệp có phải là nguyên nhân gây ra biến đổi
khí hậu hay không?
81,5% người dân cho rằng ô nhiễm khí thải công nghiệp là một trong

những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, 18,5% các câu trả lời cho là
không gây biến đổi.
Câu 23. Các thông tin về ô nhiễm môi trường ở Bỉm Sơn cần được phổ
biến cho người dân hay không?
16,5% người dân cho biết họ không biết được các thông tin về ô nhiễm
môi trường, 83,5% cho rằng cần phổ biến các thông tin về ô nhiễm môi
trường cho người dân biết.
Câu 24. Việc phổ biến các thông tin về ô nhiễm môi trường ở Bỉm Sơn
cần thực hiện như thế nào?
11,0% cho là không cần phổ biến, 42,0% cho là cần phổ biến ngay và
47,0% phổ biến định kỳ. Việc phổ biến thông tin về ô nhiễm môi trường cho
người dân biết thông qua hệ thống loa phát thanh, truyền hình, các buổi họp tổ
dân phố…
Câu 25. Sự cần thiết phải thiết lập mạng lưới điểm các vị trí đo mức độ
ô nhiễm môi trường không khí thị xã Bỉm Sơn hay không?
84,0% cho rằng việc xác định được các vị trí lấy mẫu phân tích là rất
cần thiết. còn lại, 16,0% cho rằng không cần thiết phải thiết lập mạng lưới
quan trắc về môi trường không khí.
Câu 26. Tần suất đo tác động (quan trắc) khí thải công nghiệp trên địa
bàn thị xã Bỉm Sơn là:
12,0% người dân cho rằng nên một tháng lấy mẫu và phân tích một lần,
33,0% cho là hàng quý, 55,0% cho là 6 tháng quan trắc một lần về tác động
của khí thải công nghiệp.
Câu 27. Sự cần thiết phải đánh giá việc phát triển công nghiệp ảnh
hưởng đến môi trường không khí?
17
Theo kết quả tổng hợp phiếu điều tra, cho thấy rằng việc đánh giá mức
độ tác động của quá trình phát triển công nghiệp đến môi trường không khí là
cần thiết, kịp thời có những giải pháp phù hợp. 91,5% số câu trả lời cho là cần
thiết phải đánh giá.

Câu 28. Việc bố trí các nhà máy, cơ sở xuất trên địa bàn thị xã trong
các khu dân cư là
68,0% người dân cho rằng là không hợp lý, vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống người dân. 35,5% còn lại cho là các cơ sở sản xuất, nhà máy
trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã bố trí hợp lý.
Câu 29. Sự cần thiết phải phân hạng mục các cơ sở sản xuất công
nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn?
70,5% số câu trả lời cho là cần thiết, 29,5% cho là không cần thiết.
Trên thực tế, việc phân hạng danh mục các cơ sở gây ô nhiễm là rất cần thiết
vì nó phản ánh thực trạng vấn đề môi trường của khu vực, cần phải đề xuất
các giải pháp, định hướng để khắc phục ô nhiễm môi trường.
Câu 30. Mức độ tác động của khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã
Bỉm Sơn đối với các khu dân cư xung quanh?
90,0% cho rằng mức độ tác động của ô nhiễm không khí trên địa bàn
dân cư là không đồng đều, hầu hết tất cả các cụm dân cư đều chịu tác động
nhiều nhất.
Như vậy, qua 200 phiếu điều tra về ảnh hưởng của khí thải công nghiệp
trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã phần nào khái quát được sự hiểu biết, kiến
thức của người dân liên quan đến môi trường không khí. Tuy nhiên, tại một số
câu hỏi cần trả lời 1 đáp án thì có những hộ gia đình, cá nhân trả lời đến 02
đáp án. Kết quả điều tra cho thấy, về vấn đề ô nhiễm không khí trong phiếu
điều tra tuy chỉ mang tính hỏi đáp về câu trả lời chủ yếu ở dạng có hay không,
các đáp án thường cho trước. Nhưng phần lớn các câu trả lời đã phản ánh
được tác động của khí thải công nghiệp. Sự cần thiết phải thiết lạp mạng lưới
quan trắc nhằm đánh giá tác động của khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã
Bỉm Sơn.
18
Chương 2. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH,
HƯỚNG GIÓ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN
2.1. Đánh giá chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn thị xã Bỉm

Sơn
2.1.1. Chất lượng không khí ngã tư Ngọc Trạo - Bỉm Sơn (giao của đường
Trần Phú và Nguyễn Huệ)
2.1.1.1. Đánh giá chất lượng không khí ngã tư Ngọc Trạo - Bỉm Sơn theo
Quy chuẩn Việt Nam
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí của Trung tâm
quan trắc môi trường tỉnh Thanh Hóa tại ngã tư Ngọc Trạo - Bỉm Sơn năm
2010, 2011 được tổng hợp theo bảng 2.1 và bảng 2.2.
Bảng 2.1. Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại ngã tư
Ngọc Trạo - Bỉm Sơn năm 2010
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Năm 2010
QCVN
05:2009
(1h)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
1 CO
µg/m
3
9050 3528 4026 3200 30000
2 NO
2
µg/m
3
68 93 120 90 200
3 SO
2
µg/m

3
121 111 94 121 350
4 Bụi lơ lửng
µg/m
3
420 412 315 420 300
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Thanh Hóa)
19
Bảng 2.2. Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại ngã tư
Ngọc Trạo - Bỉm Sơn năm 2011
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Năm 2011
QCVN
05:2009
(1h)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6
1 CO
µg/m
3
5206 4250 4048 4320 3290 2961 30000
2 NO
2
µg/m
3
152,2 146,3 95,9 118,0 102,5 103 200
3 SO
2
µg/m

3
169,6 170,5 130 143,5 116,2 112 350
4 Bụi lơ lửng
µg/m
3
286 387 330 161,2 216 152 300
5 Bụi PM 10
µg/m
3
30,6 120 105,6 151,4 143,5 110 150
(*)
6 Pb
µg/m
3
KPHĐKPHĐKPHĐKPHĐKPHĐ KPHĐ
1,5
(*)
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Thanh Hóa)
Ghi chú: - KPHD: không phát hiện được
(*)
: tính trung bình 24h
Khi phân tích đánh giá nồng độ chất ô nhiễm cần dựa vào các Quy
chuẩn Việt Nam tương ứng. Đối với không khí xung quanh dựa vào QCVN
05:2009/BTNMT, quy định về giới hạn nồng độ chất ô nhiễm.
Theo bảng 2.1 và bảng 2.2 có thể nhận thấy chất lượng môi trường
không khí tại ngã tư Ngọc Trạo - Bỉm Sơn chủ yếu là ô nhiễm bụi do hoạt
động của các phương tiện giao thông vận tải qua lại, cụ thể trong 10 đợt quan
trắc như sau:
- Nồng độ CO năm 2010 đến năm 2011 biến động rất lớn từ 2961µg/m
3

(đợt 6 năm 2011) đến 9050µg/m
3
(đợt 1 năm 2010). Nhìn chung, năm 2010
nồng độ CO cao hơn so với năm 2011. Tuy nhiên, nồng độ CO qua 10 đợt
quan trắc vẫn nhỏ hơn so với QCVN 05:2009/BTNMT 3,3 lần đến 10,1 lần.
- Nồng độ NO
2
năm 2010 đến năm 2011 biến động nhỏ từ 68µg/m
3
(đợt
1 năm 2010) đến 152,2µg/m
3
(đợt 1 năm 2011). Nhìn chung, năm 2011 nồng
độ NO
2
cao hơn so với năm 2010. Tuy nhiên, nồng độ NO
2
qua 10 đợt quan
trắc vẫn nhỏ hơn so với QCVN 05:2009/BTNMT 1,3 lần đến 2,9 lần.
20
- Nồng độ SO
2
năm 2010 đến năm 2011 biến động nhỏ từ 94µg/m
3
(đợt
3 năm 2010) đến 170,5µg/m
3
(đợt 2 năm 2011). Nhìn chung, năm 2011 nồng
độ SO
2

cao hơn so với năm 2010. Tuy nhiên, nồng độ SO
2
qua 10 đợt quan
trắc vẫn nhỏ hơn so với QCVN 05:2009/BTNMT 2,1 lần đến 3,7 lần.
- Hàm lượng bụi lơ lửng năm 2010 đến năm 2011 biến động không lớn
từ 216µg/m
3
(đợt 5 năm 2011) đến 420µg/m
3
(đợt 1, đợt 4 năm 2010). Nhìn
chung, năm 2010 hàm lượng bụi lơ lửng cao hơn so với năm 2011. Tuy nhiên,
hàm lượng bụi lơ lửng qua 10 đợt quan trắc có tới 6 đợt vượt so với QCVN
05:2009/BTNMT là đợt 1, 2 ,3, 4 năm 2010 và đợt 2, 3 năm 2011 từ 1,05 lần
đến 1,4 lần. Có 4 đợt quan trắc năm 2011 nhỏ hơn QCVN 05:2009/BTNMT
từ 1,4 lần đến 1,97 lần.
- So với năm 2010, năm 2011 đã tiến hành quan trắc bổ sung thêm 02
thông số là bụi PM10 và Pb. Kết quả quan trắc bụi PM10 năm 2011 nhỏ hơn
so với quy chuẩn cho phép từ 1,05 lần đến 4,9 lần, riêng đợt 4 đã vượt quá
quy chuẩn cho phép 1,4µg/m
3
. Nồng độ Pb tại ngã tư Ngọc Trạo - Bỉm Sơn
đều không phát hiện được do nồng độ nhỏ, nằm dưới ngưỡng phân tích của
máy đo.
2.1.1.2. Đánh giá chất lượng môi trường không khí tại ngã tư Ngọc Trạo -
Bỉm Sơn theo AQI
Từ kết quả tại bảng 3.3 áp dụng Quyết định 878/QĐ -TCM (Phụ lục 3)
để đánh giá chất lượng không khí theo chỉ số chất lượng môi trường không
khí. Kết quả tính toán chỉ số AQI theo các thông số đánh giá được làm tròn
đến phần nguyên.
Chỉ số chất lượng không khí được tính toán riêng cho số liệu của từng

trạm quan trắc không khí tự động cố định liên tục đối với môi trường không
khí xung quanh.
AQI được tính toán cho từng thông số quan trắc. Mỗi thông số sẽ xác
định được một giá trị AQI cụ thể, giá trị AQI cuối cùng là giá trị lớn nhất
trong các giá trị AQI của mỗi thông số;
Thang đo giá trị AQI được chia thành các khoảng nhất định. Khi giá trị
AQI nằm trong một khoảng nào đó, thì thông điệp cảnh báo cho cộng đồng
ứng với khoảng giá trị đó sẽ được đưa ra.
21
Kết quả tính toán AQI theo bảng 2.3.
Bảng 2.3. Kết quả tính AQI tại ngã tư Ngọc Trạo - Bỉm Sơn
Chỉ tiêu
AQI năm 2010 AQI năm 2011
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6
CO 30 12 13 11 17 14 1 1 11 10
NO
2
34 47 60 45 76 73 48 59 51 52
SO
2
35 32 27 35 48 49 37 41 33 32
Bụi lơ
lửng
140 137 105 140 95 129 110 54 72 51
Bụi PM
10
10 40 35 50 48 37
(Nguồn: Tổng hợp kết quả tính)
Theo kết quả ở bảng 2.3:
AQI tại ngã tư Ngọc Trạo - Bỉm Sơn phụ thuộc vào chỉ tiêu bụi lơ lửng.

Hầu hết AQI tại các lần quan trắc của khu vực liên quan đến bụi lơ lửng.
Riêng đợt 4 năm 2011 AQI của khu vực liên quan đến nồng độ NO
2
. Trong
các đợt quan trắc năm 2010, chỉ số AQI lớn nhất là 140. Năm 2011 đợt quan
trắc thứ 2 có chỉ số AQI lớn nhất.
Nhìn chung, chất lượng không khí tại khu vực này có xu hướng tốt dần
lên do chỉ số chất lượng không khí tại các thời điểm đo có xu hướng giảm dần
qua các năm, các đợt quan trắc.
2.1.2. Chất lượng không khí xung quanh của khu dân cư
2.1.2.1. Chất lượng không khí khu dân cư gần Công ty cổ phần Xi măng
Bỉm Sơn
a. Đánh giá chất lượng không khí khu dân cư gần Công ty cổ phần Xi măng
Bỉm Sơn theo Quy chuẩn Việt Nam
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí của Trung tâm
quan trắc môi trường tỉnh Thanh Hóa tại khu dân cư gần Công ty Cổ phần Xi
măng Bỉm Sơn năm 2010, 2011 được tổng hợp theo bảng 2.4 và bảng 2.5.
22
Bảng 2.4. Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư gần Công ty
Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn năm 2010
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Năm 2010
QCVN
05:2009
(1h)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
1 CO
µg/m

3
14210 4705 5026 5500 30000
2 NO
2
µg/m
3
125 113 92,8 107,4 200
3 SO
2
µg/m
3
180 134 177,3 141 350
4 Bụi lơ lửng
µg/m
3
510 480 536 530 300
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Thanh Hóa)
Bảng 2.5. Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư gần Công ty
Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn năm 2011
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Năm 2011
QCVN
05:2009
(1h)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6
1 CO
µg/m
3

6748 6350 7641 7250 5264 3948 30000
2 NO
2
µg/m
3
137,3 148,5 138,5 145,5 150,2 116 200
3 SO
2
µg/m
3
113,1 192,6 190,1 187,5 235,8 188 350
4 Bụi lơ lửng
µg/m
3
530 460 388 399,4 482 392 300
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Thanh Hóa)
Theo bảng 2.4 và bảng 2.5 nhận thấy chất lượng môi trường không khí
tại khu dân cư gần Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn chủ yếu là ô nhiễm bụi
do hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải qua lại, nguồn thải trực
tiếp từ Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn. Chất lượng không khí 10 đợt quan
trắc so với quy chuẩn cho phép như sau:
- Nồng độ CO năm 2010 đến năm 2011 biến động rất lớn từ 3948µg/m
3
(đợt 6 năm 2011) đến 14210µg/m
3
(đợt 1 năm 2010). Nhìn chung, năm 2010
nồng độ CO cao hơn so với năm 2011. Tuy nhiên, nồng độ CO qua 10 đợt
quan trắc vẫn nhỏ hơn so với QCVN 05:2009/BTNMT 1,5 lần đến 3,1 lần.
23
- Nồng độ NO

2
năm 2010 đến năm 2011 biến động nhỏ từ 92,8µg/m
3
(đợt 3 năm 2010) đến 150,2µg/m
3
(đợt 5 năm 2011). Nhìn chung, năm 2011
nồng độ NO
2
cao hơn so với năm 2010. Tuy nhiên, nồng độ NO
2
qua 10 đợt
quan trắc vẫn nhỏ hơn so với QCVN 05:2009/BTNMT 1,3 lần đến 2,2 lần.
- Nồng độ SO
2
năm 2010 đến năm 2011 biến động nhỏ từ 113,1µg/m
3
(đợt 1 năm 2011) đến 235,8µg/m
3
(đợt 5 năm 2011). Nhìn chung, năm 2011
nồng độ SO
2
cao hơn so với năm 2010. Tuy nhiên, nồng độ SO
2
qua 10 đợt
quan trắc vẫn nhỏ hơn so với QCVN 05:2009/BTNMT 2,1 lần đến 3,7 lần.
- Hàm lượng bụi lơ lửng năm 2010 đến năm 2011 biến động không lớn
từ 388µg/m
3
(đợt 3 năm 2011) đến 536µg/m
3

(đợt 3 năm 2010). Nhìn chung,
năm 2010 hàm lượng bụi lơ lửng cao hơn so với năm 2011. Tuy nhiên, hàm
lượng bụi lơ lửng qua 10 đợt đều vượt so với QCVN 05:2009/BTNMT từ 1,3
lần đến 1,8 lần.
b. Đánh giá chất lượng môi trường không khí khu dân cư gần Công ty cổ
phần Xi măng Bỉm Sơn theo AQI
Từ kết quả tại bảng 2.4 và bảng 2.5 áp dụng Quyết định 878/QĐ-TCM
để đánh giá chất lượng không khí theo chỉ số chất lượng môi trường không
khí. Kết quả tính toán AQI theo bảng 2.6.
Bảng 2.6. Kết quả tính AQI khu dân cư gần Công ty cổ phần Xi măng Bỉm
Sơn
Chỉ tiêu
AQI năm 2010 AQI năm 2011
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6
CO 47 16 17 18 22 21 25 24 18 13
NO
2
63 56 46 54 69 74 69 73 75 58
SO
2
51 38 51 40 32 55 54 54 67 54
Bụi lơ
lửng
170 160 179 177 177 153 129 133 161 131
(Nguồn: Tổng hợp kết quả tính)
Chỉ số AQI khu dân cư gần Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn phụ
thuộc vào chỉ tiêu bụi lơ lửng. Chỉ số AQI tại các lần quan trắc của khu vực
liên quan đến bụi lơ lửng. Tuy nhiên, chỉ số này có xu hướng giảm dần qua
các lần quan trắc năm 2011 so với năm 2010.
24

2.1.2.2. Chất lượng không khí khu dân cư cạnh khu công nghiệp Bỉm Sơn
a. Đánh giá chất lượng không khí khu dân cư cạnh khu công nghiệp Bỉm Sơn
theo Quy chuẩn Việt Nam
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí của Trung tâm
quan trắc môi trường tỉnh Thanh Hóa, vị trí khu dân cư cạnh khu công nghiệp
Bỉm Sơn năm 2011 được tổng hợp theo bảng 2.7.
Bảng 2.7. Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư cạnh khu
công nghiệp Bỉm Sơn
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Năm 2011
QCVN
05:2009
(1h)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6
1 CO
µg/m
3
2803 5115 4033 3682 2632 2468 30000
2 NO
2
µg/m
3
76,3 140,7 89,7 108,2 104,7 98,6 200
3 SO
2
µg/m
3
81,4 168,2 140,0 136,8 120,5 117 350

4
Bụi lơ
lửng
µg/m
3
356 180 265 496,8 136 110 300
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Thanh Hóa)
Theo bảng 2.7 nhận thấy chất lượng môi trường không khí tại khu dân
cư khu dân cư cạnh khu công nghiệp Bỉm Sơn chủ yếu là ô nhiễm bụi, do
hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải qua lại, nguồn thải trực tiếp
từ các nhà máy trong khu công nghiệp. Chất lượng không khí 6 đợt quan trắc
năm 2011 so với quy chuẩn cho phép như sau:
- Nồng độ CO biến động lớn từ 2468µg/m
3
(đợt 6) đến 5115µg/m
3
(đợt
2). Nhìn chung, nồng độ CO qua 6 đợt quan trắc vẫn nhỏ hơn so với QCVN
05:2009/BTNMT 5,9 lần đến 12,2 lần.
- Nồng độ NO
2
biến động nhỏ từ 76,3µg/m
3
(đợt 1) đến 140,7µg/m
3
(đợt 2). Nhìn chung, nồng độ NO
2
qua 6 đợt quan trắc vẫn nhỏ hơn so với
QCVN 05:2009/BTNMT 1,4 lần đến 2,6 lần.
- Nồng độ SO

2
biến động nhỏ từ 81,4µg/m
3
(đợt 1) đến 168,2µg/m
3
(đợt 2). Nhìn chung, nồng độ SO
2
qua 6 đợt quan trắc vẫn nhỏ hơn so với
QCVN 05:2009/BTNMT 2,1 lần đến 4,3 lần.
25

×