Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Tìm hiểu chung về công tác lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường tại Công ty TNHH Kỹ thuật tổng hợp Lâm Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 111 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu hướng hiện đại hóa đất
nước.Với nền công nghiệp phát triển vượt bậc và không ngừng đã đáp ứng nhu cầu về
sự phát triển kinh tế. Thúc đẩy quá trình phát triển đó, nhà nước đã đề ra nhiều chính
sách mở cửa thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam từ đó các nhà máy, xí nghiệp được hình
thành. Tạo công ăn, việc làm ổn định cho người dân. Bên cạnh những mặt tích cực
luôn kèm theo những mặt tiêu cực như các nhà máy, xí nghiệp đã thải ra nhiều chất
thải gây ô nhiễm môi trường. Từ những tiêu cực đó công tác bảo vệ môi trường là rất
cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Một trong những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường là nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật về môi trường cho người dân, tổ chức, cộng đồng. Bên cạnh đó, nhà
nước ban hành nhiều thông tư, nghị định, quy định buộc các nhà máy, xí nghiệp phải
tuân thủ để hạn chế các tác động ô nhiễm đến môi trường. Trong đó việc thực hiện
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cũng là một biện pháp hữu hiệu cần được các
chủ đầu tư quan tâm và thực hiện vì các biện pháp bảo vệ môi trường được thực hiện
trước tiên khi đầu tư xây dựng dự án và chúng được quy định tại phụ lục II và III của
nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ.
Việc lập ĐTM giúp cho chủ đầu tư dự báo được những tác động xấu mà dự án có
thể gây ra cho môi trường, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Dựa trên cơ sở đó, chủ dự
án có thể kiểm soát được lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường từ quá trình chuẩn bị
cho tới giai đoạn hoạt động; đồng thời, sẽ khắc phục được những tác động xấu do dự
án gây ra; giúp cho công tác bảo vệ môi trường thêm thuận lợi và phát triển bền vững.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cùng với niềm đam mê, yêu thích, sự tìm tòi muốn
học hỏi của bản thân về môi trường. Vì vậy, Tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu chung về
công tác lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường tại Công ty TNHH Kỹ thuật tổng
hợp Lâm Anh” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp cho mình.
HÃY ĐẾN PHOTO HẢO HẢO 180 TRẦN VĂN ƠN, TDM ĐỂ ĐƯỢC CHỈNH
SỮA BÁO CÁO TỐT VÀ INGIAS RẺ.
HÃY ĐẾN PHOTO HẢO HẢO 180 TRẦN VĂN ƠN, TDM ĐỂ ĐƯỢC CHỈNH
SỮA BÁO CÁO TỐT VÀ INGIAS RẺ.


1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình em đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho em học tập, động viên và giúp đỡ để em có được ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô Trường ĐH Thủ Dầu Một nói chung và
tập thể quý thầy cô Khoa Môi trường nói riêng đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, dạy dỗ tận
tâm và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình em học tập tại
trường.
Qua đó emxin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giáo viên hướng dẫn – thầy Đào Minh
Trungvà Cán bộ hướng dẫn – chị Nguyễn Thị Cẩm Liên đã dành nhiều thời gian, công
sức của mình để hướng dẫn và giúp đỡ em rất tận tình trong quá trình thực tập tại
Công ty TNHH Kỹ thuật tổng hợp Lâm Anh.
Lời cuối cùng em muốn gửi đến là cảm ơn tất cả bạn bè thân thiết và các bạn sinh
viên lớp C11MT01- Trường ĐH Thủ Dầu Một đã ủng hộ và giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Em viết bài báo cáo này dựa trên cơ sở kế thừa những kiến thức đã học tại trường
và những kiến thức mà em học hỏi được qua kỳ thực tập từ các hoạt động kiến tập
thực tế về công tác Lập Báo cáo ĐTM; tổng hợp kiến thức, nội dung từ một số tài liệu
liên quan mà em được tham khảo tại cơ quan thực tập. Dù đã rất cố gắng nhưng thời
gian hạn hẹp cũng như kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên bài báo cáo
không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy, em rất mong Giáo viên hướng dẫn và ban lãnh
đạo cơ quan thực tập xem xét đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thành bài báo cáo tốt
nghiệp với kết quả tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Phạm Lan Anh
HÃY ĐẾN PHOTO HẢO HẢO 180 TRẦN VĂN ƠN, TDM ĐỂ ĐƯỢC CHỈNH
SỮA BÁO CÁO TỐT VÀ INGIAS RẺ.
2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
HÃY ĐẾN PHOTO HẢO HẢO 180 TRẦN VĂN ƠN, TDM ĐỂ ĐƯỢC CHỈNH
SỮA BÁO CÁO TỐT VÀ INGIAS RẺ.
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TX : Thị xã
UBND : Ủy ban nhân dân
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
BVMT : Bảo vệ môi trường
NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
TT – BTNMT : Thông tư – Bộ Tài nguyên Môi trường
CP : Chính phủ
CTRNH : Chất thải rắn nguy hại
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
QĐ – BXD : Quyết định – Bộ xây dựng
PTVC : Phương tiện vận chuyển
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
SS : Chất rắn lơ lửng
GĐ : Giám đốc
HĐTV : Hội đồng thành viên

CBHD : Cán bộ hướng dẫn
GVHD : Giáo viên hướng dẫn
DANH MỤC BẢNG
SVTH: Phạm Lan Anh4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Kết quả phân tích nước thải trước khi vào hệ thống xử lý của Công ty vào ngày
04/12/2013 và 24/01/2014 82
Bảng 3.36. Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống xử lý của Công ty 83
Bảng 3.37 -Kết quả kiểm tra mẫu nước thải sau HTXL tại Công ty của Phòng quan
trắc hiện trường (Thanh tra Sở) lấy mẫu ngày 4/10/2013 84
Bảng 3.38 – Thông số kỹ thuật các công trình xử lý nước thải tập trung 92
Bảng 3.39 – Bảng tóm tắt các thông số thiết kế và nguyên lí hoạt động của một số
hạng mục chính 92
Bảng 3.40 – Các hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải 93
Bảng 3.41 – Các hóa chất sử dụng cho hệ thống tuyển nổi DAF 93
Bảng 3.42 – Địa điểm lấy mẫu và lượng mẫu 95
Bảng 3,43 – Kết quả quan trắc qua các năm trên song Đồng Nai 95
Bảng 3.44 – Kết quả phân tích mẫu nước trên sông Đồng Nai được lấy ngày
04/12/2013 98
Bảng 3.45 – Kết quả phân tích bổ sung mẫu nước trên song Đồng Nai được lấy ngày
24/01/2014 98
Bảng 3.46 – Chất lượng nước mặt cách mặt ngã ba giao nhau giữa song Đồng Nai và
rạch Tân Vajn250m về phía thượng nguồn vào ngày 04/12/2013 và 24/01/2014 100
Bảng 3.47 – Giá trị trung bình chất ô nhiễm trong nước mặt sông Đồng Nai 100
Bảng 3.48 – Kết quả đo đạc, quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm có trong nguồn nước
thải của Công ty và nước mặt sông Đồng Nai 101
Bảng 3.49 - Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận
101
Bảng 3.50 - Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp
nhận 102

Bảng 3.51 – Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn xả đưa vào nguồn
nước tiếp nhận 103
Bảng 3.52 – Khả năng tiếp nhận của sông Đồng Nai sau khi tiếp nhận nước thải sau
xử lí của Công ty TNHH- MTV Giấy Bình An 104
SVTH: Phạm Lan Anh5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 3.53 – Tác động từ việc xả thi vào môi trường 107
Bảng 3.54 – Ma trận đánh giá tổng hợp tác động môi trường 109
SVTH: Phạm Lan Anh6
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KỸ THUẬT TỔNG HỢP LÂM ANH
LAM ANH GENERAL TECHNICAL COMPANY LIMITED (LAGT)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.20 - Quy trình công nghệ sản xuất giấy tại Công ty 79
Hình 3.21 - Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lí và xả nước thải Công ty
87
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
Địa chỉ: Số 62, Huỳnh Văn Nghệ, TX. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0650.2470290 0650. 2470270
SVTH: Phạm Lan Anh7
Hình 1.1 - Hình ảnh Công ty TNHH kỹ thuật tổng hợp Lâm Anh
Lãnh Đạo Công Ty
Đội Công Trình
Phòng Tổng Hợp
PhòngThí Nghiệm
Phòng
Kỹ Thuật
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Fax: 0650.3825324
Email:

Website:
1.1. Lịch sử hình thành công ty:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỔNG HỢP LÂM ANH được Sở Kế hoạch
đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy đăng ký kinh doanh số 3701641261 ngày 09 tháng
11 năm 2009. Đăng ký lần 2 ngày 11/01/2012.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Công ty TNHH Kỹ thuật Tổng hợp Lâm Anh là một trong những đơn vị hoạt
động tích cực trong lĩnh vực công nghệ & tư vấn môi trường. Với tiêu chí hàng đầu là
bảo vệ môi trường để góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội, Công ty Lâm
Anh cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng trong việc khống chế ô nhiễm, tìm ra
các giải pháp bảo vệ môi trường và cải tiến hệ thống sản xuất.
1.3. Khái quát cơ cấu tổ chức của công ty:
LÃNH ĐẠO CÔNG TY:
 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc: Trình độ chuyên môn: Đại Học
Công ty có 04 phòng chức năng như sau:
SVTH: Phạm Lan Anh8
Hình 1.2 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1. Phòng Tổng hợp: 03 người Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng
2. Phòng kỹ thuật: 05 người Trình độ chuyên môn: Đại học
3. Phòng thí nghiệm: 02 người Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng
4. Đội công trình: 10 người Trình độ chuyên môn: Đại học, Cao Đẳng,
Công nhân (hợp đồng theo thời vụ)
Ngoài ra, Công ty có một đội ngũ cộng tác viên với bề dày kinh nghiệm nhiều
năm. Họ sẽ hợp tác làm việc với Công ty khi Công ty có nhu cầu.
1.4. Các lĩnh vực hoạt động của công ty:
1.4.1. Tư vấn, dịch vụ môi trường:
− Lập hồ sơ Báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
− Lập hồ sơ Đề án Bảo vệ Môi trường.
− Lập bản Cam kết Bảo vệ Môi trường.

− Lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho các doanh nghiệp.
− Lập Đề án xin cấp phép xả thải, cấp phép khai thác nước mặt, cấp phép thăm dò,
khai thác sử dụng nước ngầm,…
− Khảo sát địa chất công trình; hoạt động thăm dò địa chất công trình, nguồn nước.
1.4.2. Thiết kế, thi công và lắp đặt:
− Các công trình thoát nước và xử lý nước thải, khí thải.
− Các công trình địa chất công trình xây dựng.
− Hệ thống cấp thoát nước.
1.4.3. Kinh Doanh:
− Máy móc thiết bị, hóa chất (trừ hóa chất sử dụng trong nông nghiệp).
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ
MÔI TRƯỜNG
2.1. Một số vấn đề cơ bản:
2.1.1. Định nghĩa về ĐTM:
Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam định nghĩa: “Đánh giá tác
động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động môi trường đến dự án đầu tư
cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.
2.1.2. Sự cần thiết của ĐTM:
SVTH: Phạm Lan Anh9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
− Trong sự phát triển chung của nhân loại, thể hiện ĐTM là một công cụ quản lý môi
trường quan trọng.
− ĐTM không nhằm thủ tiêu, loại trừ gây khó dễ cho phát triển kinh tế - xã hội mà hỗ
trợ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Vì vậy nó góp phần vào phát triển bền vững.
− Nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý, của dự án đến việc bảo vệ môi trường.
− ĐTM cũng phát huy được tính công khai của việc lập, thực thi dự án và ý thức của
cộng đồng trong việc tham gia ĐTM nói riêng và BVMT nói chung.
− ĐTM khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn.
− ĐTM có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời gian phát triển lâu dài.
− ĐTM giúp cho nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặc chẽ hơn.

− ĐTM giúp cho việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm được sự suy thoái
môi trường đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái.
2.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTM:
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTM:
− Luật BVMT Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006.
− Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ về việc “Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”.
− Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 Hướng dẫn về Đánh giá
môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Cam kết bảo vệ môi trường.
2.2.2. Hồ sơ ĐTM:
2.2.2.1. Đối tượng phải lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM):
Chủ dự án thuộc các đối tượng sau đây phải lập Báo cáo ĐTM:
− Dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 và mục 145 Phụ lục II Nghị định số
29/2011/NĐ-CP; dự án có tên gọi khác nhưng có tính chất, quy mô tương đương các
dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;
− Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng
ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn
môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương
với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
− Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
2.2.2.2. Hồ sơ, trình tự thủ tục làm ĐTM:
SVTH: Phạm Lan Anh10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
− Chủ dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM tự tổ chức hoặc thuê tổ chức tư vấn
có đủ điều kiện theo quy định tại Khoảng 1 Điều 16 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ.
− Tổ chức tư vấn phải có Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
− Cấu trúc và nội dung Báo cáo ĐTM được thực hiện theo đúng phụ lục 2.5 ban hành

kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
− Báo cáo ĐTM là một trong những thành phần của hồ sơ dự án và phải được lập đồng
thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án theo đúng quy định tại Khoảng 2, Điều
13 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ.
− Báo cáo ĐTM phải có tham vấn ý kiến cộng đồng theo đúng quy định tại Điều 14
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ.
2.2.2.3. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM:
Sau khi lập xong báo cáo ĐTM theo quy định, chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm
định về cơ quan tổ chức có thẩm quyền thẩm định.
• Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM gồm:
− Một (01) văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định, phê duyệt Báo cáo ĐTM thực hiện
theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.3 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.
− Bảy (07) bản Báo cáo ĐTM của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm
định nhiều hơn bảy (07) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của
công tác thẩm định, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng Báo cáo ĐTM. Hình thức
trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung của Báo cáo ĐTM thực hiện
theo mẫu quy định tại các Phụ lục 2.4 và 2.5 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.
− Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).
− Ngoài ra đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 thông tư
26/2011/TT-BTNMT, phải kèm theo một (01) bản sao quyết định phê duyệt Báo cáo
ĐTM hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, quyết định phê duyệt
hoặc giấy xác nhận Đề án BVMT hoặc văn bản chứng minh bản Cam kết BVMT đã
được đăng ký của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành.
− Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT,
phải kèm theo một (01) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường của dự án trước đó.
SVTH: Phạm Lan Anh11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.3. Cơ sở lý thuyết lập Báo cáo ĐTM:

Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của Báo cáo ĐTM được quy định tại phụ lục 2.5
thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ VÍ DỤ
Công tác nghiên cứu thực tế quy trình lập báo cáo đấnh giá tác đông môi trường
dự án đầu tư xây dựng khu nuôi gà ứng dụng công nghệ cao diện tích
538.570,41m
2
3.1.1.Mô tả tóm tắt dự án:
3.1.1.1. Tên dự án:
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng “Khu nuôi gà ứng dụng công nghệ cao”.
Quy mô: Diện tích là 538.570,41m
2
3.1.1.2. Chủ dự án:
Chủ dự án: Công ty TNHH An Tỷ.
Ðịa chỉ: Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tiến Hùng tại ấp
Cây Dừng, xã Hiếu Liêm, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Người đại diện: Ông TSAI, HAN TE.
Chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên.
Số hộ chiếu: 300864978 Cấp ngày 01 tháng 12 năm 2009 do Bộ ngoại giao
Đài Loan.
Chổ ở hiện nay: No. 60, Yong – An St., Fongyuan City, Taichung Country 420,
Taiwan.
Quốc tịch: Trung Quốc.
3.1.1.3. Vị trí địa lý của dự án:
SVTH: Phạm Lan Anh12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Dự án được đầu tư xây dựng thuộc Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Tiến Hùng tại ấp Cây Dừng, xã Hiếu Liêm, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Khu
đất dự án giáp với các tứ cận sau:

− Phía Đông: Giáp với một vài nhà dân và đất của dân trồng cây cao su, cây điều.
− Phía Tây: Giáp với đường ĐH 415 đi xã Đất Cuốc và bên kia đường ĐH 415 đối diện
với khu dự án là đất trồng cây cao su.
− Phía Nam: Giáp với đường đất và đất trồng cây cao su, cây điều.
− Phía Bắc: Giáp với đường ĐT 746 đoạn xã Tân Định đi xã An Lạc và bên kia đường
ĐT 746 đối diện với khu đất dự án là đất trồng cây cao su.
• Tọa độ khu đất dự án được thể hiện như sau:
Bảng 3.1 -Tọa độ vị trí khu dự án (tọa độ VN2000)
Vị trí
Tọa độ
E(m) N(m)
1 708471,16 1235121,19
2 709201,85 1234980,45
3 709436,64 1234758,52
4 709268,87 1234549,12
5 709387,43 1234512,87
6 709367,74 1234415,30
7 709209,39 1234326,91
8 709237,33 1234199,38
9 709111,20 1234124,02
10 709053,72 1234314,99
11 708787,60 1234294,49
12 708417,45 1234373,25
13 708355,38 1234536,96
(Nguồn: Công ty TNHH Kỹ thuật Tổng hợp Lâm Anh)
Vị trí khu đất dự án và vị trí lấy điểm tọa độ được thể hiện trên hình vẽ:
SVTH: Phạm Lan Anh13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 3.1 - Sơ đồ vị trí của dự án
3.1.1.4. Nội dung chủ yếu của dự án (phương án lựa chọn):

+ sạch không bị nhiễm tạp chất.
Hình 3.2 - Hệ thống nước uống (hired – hand water – Omatic, sản xuất năm 2012-2013 tại Malaysia)
+ Hệ thống làm mát chuồng trại:Đây là hệ thống sử dụng cho những trại chăn nuôi hiện
đại. Có gắn phao nổi để tự động điều chỉnh lượng nước, khi nước xuống mức quy định
thì sẽ tự động bơm nước vào, khi nước đầy sẽ tự động đóng lại (thường là 48lít
nước/1m). Bên dưới được cấu tạo dạng máng nhằm lưu thông nguồn nước trở lại giúp
tiết kiệm lượng nước sử dụng.
SVTH: Phạm Lan Anh14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 3.3 - Hệ thống làm mát chuồng trại (hiệu STA-RITE BBC, sản phẩm của Cumberland, sản xuất năm
2012-2013 tại Malaysia)
+ Thiết bị nuôi: Gà lớn được nuôi trong lồng, mỗi lòng nuôi có kích thước 40,64cm x
50,80cm x 45,72cm.Trại được thiết kế hình chữ A, trong trại có 3 dãy, mỗi dãy có 4
tầng, mỗi tầng có 42 lồng. Phía bên dưới là hệ thống băng tải dùng để chứa phân gà.
Bên ngoài là hệ thống băng tải trứng. Khi gà đẻ trứng, hệ thống băng tải trứng gà này
sẽ tự động chạy đến chỗ thu gom nên sẽ tiết kiệm được nguồn nhân lực để đi thu gom
trứng.
Hình 3.4 - Thiết bị nuôi gà (Hired-hand, sản xuất năm 2012-2013 tại Malaysia)
+ Thiết bị xử lý phân gà: Trong chăn nuôi gà, nguồn gây ô nghiễm chủ yếu là từ phân
gà. Dự án lựa chọn hệ thống máy KNN (H) – W để xử lý phân gà thành phân bón cho
cây trồng. Phân gà sẽ được thu gom từ các trại gà đưa đến nơi tập trung và xử lý thông
qua hệ thống máy KNLL (H) –W. Đây là loại máy hiện đại, với cấu tạo của máy sẽ
không gây ô nhiễm môi trường.
SVTH: Phạm Lan Anh15
Dựa vào thiết kế đặc biệt của máy KNLL (H) – W, trên trục máy có gắn những lưỡi dao xung quanh, những lưỡi dao này sẽ giúp làm xơi phân gà, sau đó khuấy trộn với nhiệt độ thích hợp, rồi lên men. Sau khi việc lên men đã hoàn thành thì chế biến thành dạng viên và đóng gói .
Rãnh chân không
Khuấy trộn kết hợp với nhiệt độ thích hợp
Lên men, làm thành dạng viên
Phân gà được lên men
Máy đóng gói tự động

Sản phẩm sau khi hoàn thành được đưa vào máy đóng gói tự động
Phân gà được làm thành dạng viên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 3.5 - Thiết bị xử lý phân gà (hệ thống máy KNLL(H) – W, sản phẩm của Công ty Hosoya (Nhật), sản
xuất nam 2012-2013)
 Thiết bị xử lý xác gà chết:
SVTH: Phạm Lan Anh16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 3.6 - Thiết bị xử lý xác gà chết (High speed fermentation system, AT enzyme, sản xuất năm 2012-2013,
Đài Loan)
Trong quá trình chăn nuôi nếu có gà chết, hay trứng bị hư thì máy này sẽ xử lý và
phân hủy thành phân hữu cơ dùng bón cho cây trồng mà không gây ra mùi hôi hay làm
ô hiễm môi trường bên ngoài.
+ Thiết bị phân loại và đóng gói trứng:
Trứng sau khi thu gom, theo băng tải đến máy soi, ở đây trứng sẽ được kiểm tra
về chất lượng và làm sạch bụi. Những trứng nào đạt yêu cầu sẽ qua băng tải máy rửa,
sấy khô và phân loại theo trọng lượng và kích thước, cuối cùng sẽ qua máy đóng gói
trứng.
Hình 3.7 - Thiết bị phân loại và đóng trứng gà
3.1.1.5.Danh mục máy móc, thiết bị:
Bảng 3.2 - Bảng danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
SVTH: Phạm Lan Anh17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Stt
Tên thiết bị,
máy móc
Nước sản
xuất
Số
lượn

g
Tình trạng (mới hay
củ đánh giá theo %)
01 Hệ thống thông gió Malaysia 7 Mới
02 Hệ thống cho ăn Malaysia 7 Mới
03 Hệ thống nước cho gà uống Malaysia 7 Mới
04 Hệ thống máng ăn Malaysia 7 Mới
05 Máy ấp trứng Malaysia 4 Mới
06 Máy ấp nở Malaysia 5 Mới
07 Thiết bị hệ thống tự động Mỹ, Canada 1 Mới
08
Hệ thống thiết bị phân loại
và rửa trứng thương phẩm
Đan Mạch 1 Mới
09 Máy phát điện Nhật Bản 2 Mới
10 Thiết bị xử lý phân gà Nhật Bản 1 Mới
11 Thiết bị xử lý xác gà chết Đài Loan 1 Mới
12 Xe đẩy, xe kéo
Mỹ, Đài
Loan
3 Mới
13 Xe tải
Mỹ, Đài
Loan
2 Mới
14 Xe mô tô Việt Nam 5 Mới
SVTH: Phạm Lan Anh18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.1.1.6.Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án:
• Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào của dự án:

− Nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho quá trình chăn nuôi:
Bảng 3.3 - Bảng nguyên liệu phục vụ cho quá trình chăn nuôi
STT
Nguyên
liệu
Số lượng (khi chăn nuôi ổn định)
Nguồn
nguyên liệu
1
Thức ăn cho
gà (đậu,
cám,…)
66 tấn/ngày
Mua trong
nước
2 Chế phẩm
sinh học,
vaccin chăn
nuôi, khử
trùng
Chủng loại Số lượng Đơn vị
Nhập khẩu
và mua
trong nước
Vaxcin hoạt tính
ND+IB(B1+H120) 300 Vial
ND+IB(Clone30+MA5) 1500 Vial
ND(Clone30) 300 Vial
IBD (weak strain) 300 Vial
IBD (mid-strain) 300 Vial

POX 300 Vial
ILT 300 Vial
Reo 300 Vial
AE+POX 300 Vial
CAV 300 Vial
MG 300 Vial
MD(SB1+HVT/CVI988) 300 Vial
Vaccin khử hoạt tính
H5N1 900 Vial
ND+IB+IBD 300 Vial
ND+IB+EDS+IC 300 Vial
ND+IB+IBD+Reo 600 Vial
MG 300 Vial
IC+ND 300 Vial
IC 300 Vial
Khử trùng
GPC*8 2250 Lit
Lantozine 1250 Lit
Biocid-30 200 Lit
OMNICIDE 80 Lit
Dinh dưỡng
ESP8 492 Kg
Nopstress TF 370 Kg
Vitaperos 320 Kg
Activate 374 Lit
Replamin Liquid Plus Fe 234 Gal
Vitamino Solution 197 Lit
Nefrocen 84 Lit
Thuốc kháng sinh
Florfenicol 492 Kg

Amoxycillin 230 Kg
Tylosin 183.5 Kg
SVTH: Phạm Lan Anh19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CEPHA POWDER
(Cephalexin
Monohydrate150mg)
133 Kg
Dexytetracycline 129 Kg
Ampicillin 20% 88 Kg
Ampro 80 Kg
ESB3 50 Kg
Lincospectin 230 Kg
Colistin 200 Kg
Nystatin 200 Kg
OTC 200 Kg
Flumequine 200 Kg
Gentamicin 50 Kg
Bicatracin 200 Kg
Ivermectin 200 Kg
TS(Sulfadimidine+Trimethoprim
)
230 Kg
Chlotetracycline 230 Kg
3
Enzyme xử
lý gà chết,
phân gà
Định mức 1 kg hóa chất/1 tấn chất thải Nhập khẩu
(Nguồn: Công ty TNHH An Tỷ)

− Nhu cầu cung cấp điện:
Nguồn điện phục vụ dự án được cung cấp thông qua đường truyền trong Khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tiến Hùng với công suất là 700A.
Vào năm sản xuất ổn định, nhu cầu về điện là khoảng 10.000 Kwh/tháng.
Bảng 3.4- Bảng dự toán nhu cầu sử dụng điện của dự án nuôi gà
STT Nội dung Chỉ tiêu tính toán
Công suất
(kW)
1
Khu điều hành nghiên cứu
ứng dụng thực nghiệm
0,03 kW/m
2
sàn*55.072,8 m
2
1.652,14
2 Khu chăn nuôi gà 200 kW/ha*21,04 ha 4.208
Tổng cộng 5.860,14
Ngoài ra, để trang bị cho quá trình chăn nuôi chủ đầu tư cũng trang bị cho dự án
2 máy phát điện dự phòng, công suất 1.000 KVA.
− Nhu cầu cung cấp nước:
Nhu cầu sử dụng nước của dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.5- Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước cho dự án
ST
T
Mục đích sử dụng Chỉ tiêu tính toán
Nhu cầu sử dụng
(m
3
/ngày.đêm)

01 Cung cấp cho khu 10m
3
/ha.ngày.đêm* 21,0241ha 210,2
SVTH: Phạm Lan Anh20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chăn nuôi gà
02
Nước cấp cho khu
trồng cây nguyên liệu
10m
3
/ha.ngày.đêm* 6,5353ha 65,4
03
Nước sử dụng cho
khu nghiên cứu ứng
dụng chăn nuôi
2
04 Nước cấp sinh hoạt
- Ở lại ký túc xá trong Công ty:
120lit/người/ngày.đêm*40
người
-Không ở lại trong Công ty, chỉ
ăn 1 bữa trưa:
(45+25)lit/ngày*119 người
13,13
05
Nước tưới cây xanh,
tưới đường, rò rĩ thất
thoát
5

Tổng cộng 295.73
• Chủng loại sản phẩm đầu ra của dự án:
Bảng 3.6 - Sản phẩm chính dự án
Stt
Tên sản
phẩm
Số lượng (năm)
2012 2013 2014 2015 2016
01
Gà con loại đẻ
trứng (con)
30.000 71.727 111.406 168.676 450.000
02 Gà thịt (con) 10.000 13.000 14.000
03
Trứng thương
mại (trứng)
18.000 18.000 18.000 18.000
(Nguồn: Công ty TNHH An Tỷ)
3.1.1.7.Nhân lực phục vụ cho dự án:
Khi dự án đi vào hoạt động thì tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án
khoảng 159 người. Trong đó:
− Ban giám đốc : 3 người
− Cán bộ, kỹ thuật : 22 người
− Trưởng bộ phận : 8 người
− Kế toán tài chính : 7 người
− Công nhân : 119 người
(Nguồn: Công ty TNHH An Tỷ)
3.1.1.8.Tiến độ thực hiện dự án:
Bảng 3.7- Tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án
ST Thời gian Nội dung công việc

SVTH: Phạm Lan Anh21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
T
01 10-12/2011 Xin giấy chứng nhận đầu tư.
02 2-4/2012 Xin giấy phép môi trường.
03
5/2012
-12/2012
San lấp mặt bằng, Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông sân bãi,
nhà xưởng chăn nuôi, hệ thống xử lý chất thải,…
04 1/2013 Bắt đầu đưa vào chăn nuôi
05 2015 trở đi
• Đẩy mạnh phát triển đàn gà thịt, gà giống, gà lấy trứng.
• Đẩy mạnh công tác nghiên cứu con giống, công nghệ, thú y.
• Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi ra các trang trại
vệ tinh.
(Nguồn: Công ty TNHH An Tỷ)
3.1.1.9.Vốn đầu tư:
- Tổng vồn đầu tư cho dự án là 5.000.000 USD.
- Nguồn vốn: Do các chủ đầu tư góp vốn theo tiến độ thực hiện dự án.
Bảng 3.8 - Góp vốn đầu tư cho dự án
ST
T
Người góp
Giá trị
(USD)
Phần
vốn
Thời gian góp
1

Công ty TNHH Tiến
Hùng
1.500.000
Vốn
điều lệ
Trong vòng 12 tháng kể từ
ngày được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư (tháng 12/2011)
2
Công ty Fullwin Star
International
3.000.000
Vốn
điều lệ
Trong vòng 12 tháng kể từ
ngày được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư (tháng 12/2011)
3 Công ty Đài Phong 500.000
Vốn
điều lệ
Trong vòng 12 tháng kể từ
ngày được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư (tháng 12/2011)
SVTH: Phạm Lan Anh22
CHỦ TỊCH HĐTV
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
GĐ hành chínhGĐ tài chínhGĐ kỹ thuật thú y GĐ
bộ phận kế hoạch


bộ phận chăn nuôi gà
GĐ kinh doanhGĐ nguyên liệu, hậu cần GĐ
bộ phận chế biến gà
Bộ phận gà giống lấy trứngBộ phận gà giống lấy thịtBộ phận gà đang phát triểnBộ phận gà lấy trứngBộ phận ấp trứng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.1.1.10. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án:
Hình 3.8 - Sơ đồ tổ chức dự án
3.1.2.Đánh giá các tác động môi trường:
3.1.2.1.Đánh giá tác động:
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế và biện pháp thi công do chủ Dự án cung cấp, đồng
thời dựa trên những kết quả khảo sát thực địa tại khu vực dự án do Công ty TNHH Kỹ
thuật tổng hợp Lâm Anh tiến hành, có thể xác định được một số nguồn gây tác động
đến môi trường từ khi thi công đến khi vận hành dự án.
Vì dự án nằm trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Tiến Hùng với
địa hình đất bằng phẳng (chỉ còn một số thực vật cây bụi sẽ được phát quang trong giai
đoạn xây dựng) nên không cần có giai đoạn chuẩn bị cho dự án.
Vì vậy, dự án được chia ra làm 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn xây dựng dự án.
Giai đoạn vận hành dự án.
Mỗi giai đoạn sẽ có các tác động nhất định đến môi trường tự nhiên và kinh tế -
xã hội. Quá trình nhận diện các nguồn gây ô nhiễm và đánh giá tác động từ các hoạt
SVTH: Phạm Lan Anh23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
động của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội tại vùng thực hiện dự án sẽ
được đánh giá chi tiết dưới đây.
3.1.2.1.1.Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng:
Nhìn chung, giai đoạn này bao gồm các hoạt động như sau:
− Quá trình xây dựng nhà xưởng, trang trại, công ty.
− Quá trình xây dựng các hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống cấp điện; hệ thống thông
tin liên lạc; hệ thống xử lý nước thải.

− Hoạt động của các phương tiện vận chuyển.
− Sinh hoạt của công nhân.
Như vậy, trong quá trình thi công xây dựng dự án ta có thể dự báo các tác động
gây ô nhiễm môi trườngvà cụ thể như sau:
• Nguồn có liên quan đến chất thải:
− Tác động đến môi trường khí:
+ Ô nhiễm bụi từ quá trình thi công:
Bụi sinh ra do quá trình vận chuyển, san lấp và bốc dỡ nguyên vật liệu (đất, cát,
xi măng, sắt thép,…).
Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu phát sinh từ khâu phát quang, đào móng xây
dựng các công trình nhà xưởng, các hoạt động đào mương rãnh để đặt hệ thống cống
thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải và cống thoát nước thải,…) có thể gây tác
động xấu cho công nhân trực tiếp thi công và cho môi trường xung quanh đặc biệt là
vào mùa khô.
Hiện nay khu vực dự án tương đối bằng phẳng, chỉ có cây bụi. Do đó việc san lấp
giải phóng mặt bằng tương đối đơn giảnchỉ san phần đất cao để đắp phần đất thấp,
không sử dụng vật liệu san nền từ chỗ khác vận chuyển đến. Công tác san nền khu dự
án được thực hiện trong vòng khoảng 05 tháng, dựa vào khối lượng san nền và tiến độ
thực hiện dự án thì khối lượng san nền tương ứng như sau:
Bảng 3.9- Dự kiến khối lượng san nền
ST
T
Hạng mục
Khối lượng san nền
(m
3
/05 tháng)
Khối lượng san nền
(tấn/ngày)
01 Khối lượng đất đào -153.615,2 1.652,9

02 Khối lượng đất đắp 153.615,2 1.652,9
Với tỉ trọng của đất cát là 1,4 tấn/m
3
.
SVTH: Phạm Lan Anh24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tổng khối lượng đất đá trong quá trình san nền = khối lượng đất đào + khối
lượng đất đắp = 3.305,8 tấn/ngày.
Theo tính toán nhanh của tổ chức y tế thế giới WHO, hệ số ô nhiễm bụi (E)
khuếch tán từ quá trình san nền ước tính dựa trên công thức:
 Trong đó:
E = Hệ số ô nhiễm (kg/tấn).
K = Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,5.
U = Tốc độ gió trung bình (m/s).
M = Độ ẩm trung bình của vật liệu là 25 %.
Căn cứ vào tốc độ gió trung bình trong các tháng của tỉnh Bình Dương
(Nguồn:Trạm khí tượng thủy văn Sở Sao,2011) ta tính được tải lượng ô nhiễm bụi
khuếch tán từ quá trình san nền theo bảng sau:
Bảng 3.10 - Tải lượng ô nhiễm bụi khuếch tán từ quá trình san nền
Tháng Tốc độ gió TB (m.s) Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
4 0,64 0,2953 976,2
5 0,64 0,2953 976,2
6 0,58 0,2599 859,2
7 0,64 0,2953 976,2
8 0,82 0,4076 1.347,4
Tuy nhiên, hoạt động san lấp mặt bằng cũng như thi công xây dựng chỉ diễn ra
cục bộ, các hạng mục về xây dựng chủ yếu là nhà tạm, công ty tự làm và lắp ghép.
Ngoài ra, quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu tại công trường xây dựng sẽ
làm phát sinh bụi vào không khí. Bụi này chủ yếu là bụi đất, cát, xi măng, do vậy khả
năng phát tán đi xa không nhiều và sẽ chấm dứt khi dự án đi vào hoạt động.

Song dân cư sinh sống xung quanh khu vực còn thưa thớt và được bao phủ bởi
vườn cao su, khoai mì, vườn điều nên mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm không khí từ bụi
đến người dân địa phương là không đáng kể. Chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân
lao động trên công trường là chính, vì thế, chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm
thiểu bụi và đảm bảo trang bị đầy đủ bảo hộ lao động trong suốt quá trình thi công xây
dựng nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe và năng lực làm việc của công nhân thi công.
+ Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển:
− Khí thải từ các phương tiện vận tải, máy móc thi công sinh ra do quá trình đốt
SVTH: Phạm Lan Anh25

×