Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả cho sinh viên khoa kinh tế trường đại học đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.14 KB, 92 trang )

Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA KINH TẾ

BÀI BÁO CÁO
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
ĐỀ TÀI: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra
phương pháp đọc sách hiệu quả cho sinh viên khoa
kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
GVHD: Ths. Nguyễn Giác Trí Thành viên nhóm 1:
Lớp HP: EC400807 1. Nguyễn Thị Mỹ Trinh_NT (100%)
Lớp biên chế: ĐHTCNH10C 2. Lại Văn Sơn (100%)
3. Nguyễn Thị Diễm Thoa (100%)
4. Mai Thị Như Hoa (100%)
5. Nguyễn Thanh Quang (100%)
Đồng Tháp – 2012
GVHD: Nguyễn Giác Trí 1 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
LỜI CAM ĐOAN

Nhóm 1 cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong bài là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu.
Tác giả báo cáo
Nhóm 1 Lớp ĐHTCNH10C
GVHD: Nguyễn Giác Trí 2 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
MỤC LỤC


5.5.1 Phần mềm Microsoft Excel 10
3)Chu Quang Tiềm – nhà mĩ học, lý luân học Trung Quốc, bài "Bàn về đọc sách".
Xuất xứ: trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc
đọc sách – Bắc Kinh, 1995 23
Nội dung: Bài viết thể hiện ý kiến đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, đưa
ra cái lợi cái hại của sách (ít nhất có hai cái hại. Thứ nhất vì nhiều sách quá nên chỉ
liếc qua không đem lợi ích gì. Hai là để lãng phí thời gian đọc những cuốn sách vô
thưởng vô phạt), phải phân loại sách và nên đọc thế nào cho đúng. Để có được học
vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có cách đọc đúng.
Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu, nhớ cho kĩ, tránh cách đọc lướt qua. Đọc
sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến nâng cao, đọc nhiều
đọc rộng đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế mới nắm chắc kiến thức.
23
Kỹ năng đọc sách và tài liệu 69
Làm công tác xuất bản, tôi thường được nhiều người nhất là cánh nhà báo, khi phỏng
vấn tôi về thực trạng và hoạt động xuất bản, trong nhiều câu hỏi đặt ra bao giờ cũng
có những câu đại loại như: “Bà có nghĩ rằng văn hóa đọc đang xuống cấp?” Rằng:
“Bà nghĩ sao khi văn hóa đọc đang bị cạnh tranh bởi các phương tiện truyền thông và
giải trí khác như truyền hình, internet, games…?” 84

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Biểu đồ tần suất đọc sách trên tuần của sinh viên kinh tế trường ĐHĐT
GVHD: Nguyễn Giác Trí 3 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
Hình 2.2 Biểu đồ mục đích đọc sách chính của sinh viên kinh tế trường ĐHĐT
Hình 2.3 Biểu đồ về loại sách mà sinh viên kinh tế trường ĐHĐT quan tâm
Hình 2.4 Biểu đồ địa điểm tìm và đọc sách của sinh viên kinh tế trường ĐHĐT
Hình 2.5 Biểu đồ hoạt động trong thời gian rãnh của sinh viên kinh tế ĐHĐT
Hình 2.6 Biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đọc sách của sinh viên kinh tế

trường ĐHĐT
Hình 2.7 Biểu đồ tỉ lệ thường đọc sách của sinh viên khoa kinh tế trường ĐHĐT
Hình 2.8 Biểu đồ hiệu quả việc đọc sách của sinh viên kinh tế trường ĐHĐT
Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
GVHD: Nguyễn Giác Trí 4 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
Qua nhiều cuộc điều tra khảo sát của các trung tâm giáo dục trên thế giới cho
thấy rằng giới trẻ hiện nay mà đặc biệt là sinh viên rất ít quan tâm đến vấn đề đọc
sách. Lo ngại về điều này, nhiều nơi trên thế giới đã tổ chức những phong trào
khuyến khích đọc sách, không chỉ là ngày hội đọc sách được mở ra hằng năm ở
Pháp; gần đây còn có chiến dịch "Cả thành phố cùng đọc một cuốn sách" (One city,
one book) tại Mỹ.
Cũng như trên thế giới, lười đọc sách của sinh viên ở Việt Nam đang là vấn đề
đáng quan tâm. Nhiều người cho rằng, đó là căn bệnh trầm kha của sinh viên hiện
nay. Có nhiều nghiên cứu, khảo sát, hội thảo về vấn đề này và kết luận cuối cùng là
sự khủng hoảng văn hóa đọc trong sinh viên. PGS-TS Lê Hồng Lý, Viện trưởng
Viện Văn hóa dân gian cho biết theo thống kê, số lượt đọc sách tra cứu tại viện
nghiên cứu của ông Lý giảm dần qua từng năm. Năm 2008 còn đạt 278 lượt thì tới
2012 chỉ còn 56 lượt. Còn theo số liệu thống kê năm 2010 của Thư viện Quốc gia,
số lượt bạn đọc là 268.983 người trong đó sinh viên là 187.862 lượt. Cũng theo số
lượng thống kê, sinh viên chỉ lên thư viện học đông nhất vào mùa thi cử, còn ngày
thường thì rất ít. Đó là xu hướng lao theo phong trào và hình thức đói phó mùa thi
mà sinh viên đang vương mang. Cải thiện tình trạng này, ông Nguyễn Kiểm, Phó
chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam đề nghị sớm phê chuẩn “Ngày Sách
Việt Nam”, đồng thời nhiều trường đại học đã mở ra các ngày hội đọc sách để thu
hút sinh viên tham gia.
Tuy nhiên vấn đề đọc sách của sinh viên các trường đại học mà đặc biệt là sinh

viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp đang gặp nhiều khó khăn.
Thứ nhất là nhận thức của sinh viên về vấn đề đọc sách đang giảm sút. Có ý
kiến cho rằng: “Chỉ cần tiếp thu từ giáo trình và những gì giảng viên truyền tải là đủ
không cần phải đọc thêm sách làm gì”, hay “đọc sách chỉ tốn thời gian, chi phí mà
lại nhàm chán”. Sinh viên quên hẳn việc đọc sách vì những suy nghĩ tiêu cực này.
Với hình thức đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tự nghiên cứu tài liệu, cùng
với đặc thù của ngành Kinh tế đòi hỏi tính cập nhật thực tiễn cao để bắt kịp với sự
thay đổi của những chính sách kinh tế mới. Hơn nữa, đọc sách giúp sinh viên khoa
GVHD: Nguyễn Giác Trí 5 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
kinh tế trường Đại học Đồng Tháp không bị thua sút kiến thức chuyên môn so với
sinh viên kinh tế các trường khác. Vì vậy việc đọc sách trở nên rất quan trọng.
Thứ hai, bất cứ loại sách nào cũng có lợi ích riêng nhưng chẳng mấy sinh
viên xác định rõ lợi ích của sách để lựa chọn cho phù hợp. Sinh viên đỗ xô đi mua
nhiều loại sách theo xu hướng, cho có phong trào, và đã xem nhẹ mục đích đọc sách
của chính mình. Xung quanh trường Đại học Đồng Tháp có nhiều nhà sách trưng
bày nhiều sách hay thu hút sinh viên, nhưng đa số sinh viên chỉ ghé xem là nhiều.
Tại thư viện trường, lượng sinh viên đọc sách chỉ tập trung vào trước các kỳ thi.
Văn hóa đọc của sinh viên khoa kinh tế đang rơi vào bệnh hình thức.
Thứ ba, trong sự phát triển của những phương tiện thông tin điện tử, từ máy
phát thanh, rồi đến truyền hình và internet, sinh viên trở nên lơ là việc đọc sách.
Lượng thông tin và giải trí qua âm thanh và hình ảnh ngày càng dồi dào và hấp dẫn,
khiến sinh viên bị cuốn vào, hằng ngày mất rất nhiều thì giờ để xem tivi, chat chit
hay chơi game chẳng còn thì giờ và ý thích đọc sách.
Và hơn thế nữa, có nhiều bài báo, tạp chí và các nhà giáo dục cũng đã bàn về
việc đọc sách của giới trẻ. Vấn đề được đặt ra là chưa có nghiên cứu nào dành cho
việc nâng cao hiệu quả đọc sách cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng
Tháp.
Vậy phương pháp đọc sách nào là hiệu quả nhất? Đó là vấn đề mà chúng tôi rất

quan tâm. Vì vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Khảo sát thực trạng đọc
sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại
học Đồng Tháp.”
Xuất phát từ lý do trên nhóm chúng tôi rất mong có thể cải thiện nhận thức, quan
điểm về tầm quan trọng của việc đọc sách, đồng thời đưa ra phương pháp đọc sách
hiệu quả cho sinh viên nói chung và cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại Học
Đồng Tháp nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
GVHD: Nguyễn Giác Trí 6 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
Đề tài nghiên cứu, khảo sát thực trạng đọc sách, phương pháp đọc sách hiện tại
của sinh viên từ đó đề tài đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả cho sinh viên khoa
kinh tế trường Đại Học Đồng Tháp.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Tìm hiểu thói quen đọc sách của sinh viên khoa kinh tế trường
Đại học Đồng Tháp.
- Mục tiêu 2: Vận dụng lý luận và kết quả khảo sát để phân tích thực trạng,
hiệu quả đọc sách hiện nay của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp.
- Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị về việc tìm ra phương pháp
đọc sách hiệu quả cho của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp.
3. Câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thuyết
3.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh viên có thường đọc sách không?
- Sinh viên có biết lợi ích của việc đọc sách không?
- Sinh viên đọc sách khi nào?
- Đa số sinh viên khoa kinh tế nghĩ gì về việc đọc sách?
- Sinh viên có tìm hiểu phương pháp đọc sách hiệu quả chưa?
- Sinh viên tìm và đọc sách ở đâu?

3.2 Các giả thuyết cần kiểm định
- Đa số các sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp ít đọc sách.
- Đa số sinh viên biết rằng đọc sách sẽ giúp nâng cao trình độ học vấn.
- Sinh viên chỉ đọc sách theo yêu cầu của giảng viên và khi đến kỳ thi.
- Sinh viên chưa xác định rõ mục đích khi đọc sách.
- Hầu hết các sinh viên chưa có phương pháp đọc sách hiệu quả.
- Đa số sinh viên tìm kiếm và đọc sách trên internet.
GVHD: Nguyễn Giác Trí 7 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sinh viên chính quy khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại trường Đại Học Đồng Tháp.
4.2.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian thu thập số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: bắt đầu từ ngày 12/10/2012 đến hết ngày
19/10/2012.
+ Số liệu thứ cấp: được lấy qua các năm từ năm 2008 – 2012.
- Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ ngày 8/10/2012 đến ngày
26/10/2012.
4.2.3 Phạm vi về nội dung
Cụ thể đề tài nghiên cứu về vấn đề đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu
quả.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
- Bài nghiên cứu đã chọn kích cỡ mẫu là một 100 sinh viên khoa kinh tế
trường Đại học Đồng Tháp.

- Sử dụng các phương pháp chọn mẫu sau: Phương pháp chọn mẫu phi xác
xuất mà cụ thể là chọn mẫu thuận. Bên cạnh đó nhóm còn vận dụng phương pháp
chọn mẫu xác xuất là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
5.2 Phương pháp thu thập số liệu
5.2.1 Số liệu sơ cấp
Các số liệu sơ cấp được lấy từ việc khảo sát bằng bảng hỏi điều tra và phỏng vấn sâu.
GVHD: Nguyễn Giác Trí 8 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
5.2.2 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ: sách, các tạp chí, luận văn, báo cáo, internet…
5.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1 sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: thu thập số liệu
mang tính định tính và định lượng làm cơ sở phân tích thói quen đọc sách của sinh
viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp về vấn đề đọc sách.
- Mục tiêu 2 sử dụng phương pháp sử dụng phương pháp phân tích thống kê
mô tả: sử dụng phương pháp thống kê cơ bản bằng Excel để mô tả thực trạng, phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc đọc sách hiện nay của sinh viên khoa kinh tế
trường Đại học Đồng Tháp. Bên cạnh đó nhóm còn kết hợp thống kê bằng phần
mềm SPSS để mô tả rõ hơn thực trạng trên.
- Mục tiêu 3 từ mô tả và phân tích thực trạng, sử dụng phương pháp luận để
đưa ra các nguyên nhân, giải pháp và kiến nghị về việc tìm ra phương pháp đọc sách
hiệu quả cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp.
5.4 Các phương pháp phân tích trong đề tài
5.4.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: là một phương pháp phỏng vấn
viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người
được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một
quy ước nào đó.
- Ưu điểm:
+ Có thể điều tra được trên diện rộng về mặt địa lý, một số lượng lớn khách

thể nghiên cứu trong thời gian ngắn.
+ Dễ khái quát vấn đề vì phương pháp này cho phép làm theo số đông, càng
đông càng dễ khái quát.
+ Đơn giản về thiết bị và dễ sử dụng.
+ Mang tính chủ động cao.
- Hạn chế:
GVHD: Nguyễn Giác Trí 9 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
+ Phương pháp này tiếp cận nghiên cứu tâm lý con người dưới góc độ nhận
thức luận, tức là thông qua câu trả lời để suy ra về mặt tâm lý cho nên nhiều khi
không đảm bảo độ khách quan và tính trung thực của kết quả nghiên cứu.
+ Tốn kém về mặt kinh phí.
5.4.2 Phương pháp thống kê mô tả:
- Thống kê: là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp,
trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ
cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Các phương pháp thống kê: Thu
thập và xử lý số liệu; Nghiên cứu hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn;
Điều tra chọn mẫu; Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng; Dự báo.
- Thống kê mô tả: là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm
tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối
tượng nghiên cứu.
5.4.3 Phương pháp luận:
- Phương pháp luận: Phương pháp là cách thức để đạt mục đích. Phương pháp
luận là khoa học về phương pháp và các phương pháp nghiên cứu. Phương pháp
luận có các nghĩa như sau:
+ Luận về một phương pháp
+ Hệ thống các phương pháp
+ Khoa học hoặc lý thuyết về phương pháp
5.5 Các công cụ và kỹ thuật xử lí số liệu

5.5.1 Phần mềm Microsoft Excel
Excel là một chương trình bảng tính được thiết kế để ghi và phân tích số liệu và
dữ liệu. Excel thay thế cho chiếc máy tính tay, bảng viết, bút chì, bút mực. Chương
trình sẽ giúp bạn trong việc xử lý các con số, công thức và văn bản.
5.5.2 Phần mềm SPSS
GVHD: Nguyễn Giác Trí 10 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) là một chương
trình máy tính phục vụ công tác thống kê. SPSS được sử dụng rộng rãi trong công
tác thống kê xã hội. SPSS là một hệ thống phần mềm thống kê toàn diện được thiết
kế để thực hiện tất cả các bước trong các phân tích thống kê từ những thống kê mô
tả (liệt kê dữ liệu, lập đồ thị) đến thống kê suy luận (tương quan, hồi quy…)
6. Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước
6.1 Các nghiên cứu trong nước
1) Ths. Vũ Thị Thanh Huyên – khoa kinh tế (21/06/2012), nghiên cứu trao đổi
“Hình thành kỹ năng đọc cho sinh viên kinh tế”, bài đăng trên tạp chí nghiên cứu
khoa học.
Nội dung: Để sinh viên thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách vì hoạt động
tự học có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên, trong đó sinh
viên giữ vai trò chủ đạo dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Để hoạt động tự học có
hiệu quả thì việc đọc sách nghiên cứu tài liệu là việc làm thường xuyên và không
thể thiếu đối với mỗi sinh viên, đặc biệt khi sinh viên được đào tạo theo hình thức
tín chỉ. Do đặc thù các môn học của ngành Kinh tế đòi hỏi tính cập nhật thực tiễn
cao, đặc biệt các môn học chuyên ngành như Kế toán, Tài chính doanh nghiệp,
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng, kiểm toán,…phải tuân theo
các quy định mới của Nhà nước. Vì vậy, sinh viên cần phải thường xuyên đọc sách,
nghiên cứu tài liệu để bắt kịp với sự thay đổi của những chính sách kinh tế mới cũng
như sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới từ đó rèn luyện kỹ năng đọc
sách. Hơn thế nữa bài nghiên cứu còn đưa ra quy trình đọc sách hiệu quả cho sinh

viên.
Bài viết của chúng tôi có trích dẫn một số nguyên nhân cần thiết để sinh viên
đọc sách, và tham khảo các quy trình đọc sách hiệu quả cho sinh viên kinh tế.
2) Nguyễn Thị Thanh Vân – sinh viên trường ĐH Ngoại thương (2008) với bài
viết “ Một vài ý kiến về vấn đề đọc sách của sinh viên”.
Nội dung: Bài viết đã tìm hiểu nguyên nhân vì sao đọc sách chưa là thói quen
của sinh viên và đưa ra ý kiến đóng góp cho việc cải thiện. Kết quả thấy được rằng,
GVHD: Nguyễn Giác Trí 11 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
đa số sinh viên chưa hiểu được tầm quan trọng của đọc sách, sách vẫn chưa là nơi
sinh viên thường xuyên tìm đến để bổ sung kiến thức của mình? Theo ý kiến cá
nhân của tôi và những gì tôi quan sát được từ bạn bè xung quanh, hình như chúng
tôi vẫn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc tích lũy kiến thức hằng ngày, không
những trong lĩnh vực mình yêu thích mà còn là kiến thức tổng hợp. Mỗi khi cần sử
dụng kiến thức của một lĩnh vực nào đó, giới trẻ chúng tôi chỉ việc lên Google, gõ
key word, và nhấn enter. Thông tin tìm được quá dễ dàng. Không phải là toàn bộ,
song trong những năm đại học, rất nhiều bài tiểu luận hoặc thuyết trình của sinh
viên đều là kết quả của những thông tin copy từ mạng. Ít có bài nào là những điều
rút ra từ việc đọc sách. Tôi không có ý phủ nhận sự tiện lợi của Internet, song dường
như cái gì đến quá dễ thì “ra đi” cũng dễ thì phải. Internet có thể cung cấp thông tin,
nhưng có lẽ nó không thể làm giàu kiến thức của sinh viên như việc đọc sách được.
Theo tôi, khi đọc sách, chúng ta không những tìm kiếm được thông tin mà còn có cơ
hội tự tổng hợp trong quá trình đọc. Và đó mới là kiến thức đọng lại lâu dài. Điều
này Internet có lẽ không giúp được cho chúng ta.
Giải pháp là phải marketing cho sách bằng cách mời một nhân vật 8x, 9x nổi
tiếng hoặc một người nào đó có ảnh hưởng đến giới trẻ Việt Nam hiện nay giới
thiệu về cuốn sách mà họ đã đọc, hoặc tổ chức những buổi trao đổi về một quyển
sách nào đó, đưa việc đọc sách trở thành thói quen của sinh viên. Nhưng đó cũng
còn là ý tưởng chưa được thực thi.

3) Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại
học Đà Nẵng năm 2010 viết về “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng sách
in và sách điện tử của sinh viên Đại học Đà Nẵng” thực hiện bởi Lớp 34K12, Khoa
Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế.
Nội dung: Nghiên cứu này xem xét tình hình sử dụng sách nói chung và các loại
hình sách in và sách điện tử. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định loại sách qua
việc so sánh việc lựa chọn giữa sách in và sách điện tử của sinh viên Đại học Đà
Nẵng. Mẫu được thực hiện với 250 sinh viên tại Đại học Đà Nẵng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy sách in vẫn chiếm được ưu thế về sự ưa thích và mức độ sử dụng. Hơn
nữa, kết quả cũng cho thấy các yếu tố về giới tính, năm học và trường học không
GVHD: Nguyễn Giác Trí 12 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
ảnh hưởng đến việc lựa chọn sách của sinh viên. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra được
xu hướng mong muốn sử dụng sách điện tử của sinh viên Đại học Đà Nẵng trong
tương lai.
Nhóm chúng tôi có tham khảo một số cách xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS.
Tuy nhiên bài nghiên cứu này chỉ khảo sát việc sử dụng sách in hay sách điện tử của
sinh viên mà thôi không có nghiên cứu về thực trạng việc đọc sách của sinh viên.
4) CV. Nguyễn Thị Bích Ngọc Khoa du lịch – ĐH Huế (04/2011), “ Một số
giải pháp phát triển văn hóa đọc sinh viên Huế”.
Nội dung: Sau khi khảo sát sinh viên các trường thuộc Đại học Huế (Đại học sư
Phạm Huế, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Y Dược Huế, Đại học Kinh tế Huế và
Khoa Du lịch Đại học Huế). CV Bích Ngọc đã phân tích, đánh giá về sở thích, thói
quen đọc sách của sinh viên và khả năng đáp ứng nhu cầu về sách của các thư viện
Huế và cho rằng hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang định hướng chuyển nhanh
và mạnh sang nền kinh tế tri thức, cùng với sự bùng nổ về thông tin, nhiều vấn đề
được đặt ra, điều này đòi hỏi mỗi chúng ta, đặc biệt là giới trẻ phải luôn nỗ lực học
hỏi, đối mặt, ứng xử chắt lọc trong vô vàng thông tin để có thể tồn tại và đứng vững.
Để làm được điều đó rất cần đến sự tích lũy về văn hóa, vốn hiểu biết, kinh nghiệm

sống, cách sống…Sự tích luỹ đó được thể hiện qua một quá trình học tập lâu dài,
không chỉ việc học ở trường mà phần quan trọng quyết định là quá trình tự học, qua
việc đọc sách mỗi cá nhân, nói rộng ra đó là văn hóa đọc.
Bài viết chỉ nêu lên thực trạng và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với sinh
viên nhưng chưa có các kiến nghị hữu hiệu nhất gửi đến các nhà chức năng để cải
thiện văn hóa đọc.
5) Nhà báo Lý Trường Chiến – Giám đốc phía nam dantri.com.vn và tạp chí Trí
Tri(2010), Bài viết “Vài giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc”.
Nội dung: Trình bày một số ý kiến chủ quan của mình về vấn đề mà nhà báo hết
sức quan tâm vì sự quan trọng của nó đối với sự trưởng thành, hoàn thiện năng lực,
nhân cách cho mỗi cá nhân và phát triển vững bền văn hóa dân tộc. Qua đó cho ta
thấy được nhu cầu và lợi ích của việc đọc sách giá trị của sách chắc cũng không cần
GVHD: Nguyễn Giác Trí 13 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
bàn nhiều vì thực tế đã có nhiều người trở thành nhà học giả uyên không phải do
được học ở các trường danh giá mà chính là vì đọc và nghiên cứu sách. Thậm chí
còn học được nhiều nghế mới, cả ngoại ngữ mới khi ở trong tù, điều đó cho thấy khí
tiết của người có Tri thức.Việt Nam đang hội nhập cùng thế giới, cơ hội nhiều,
thách thức nhiều và cạnh tranh nhiều hơn. Trong đó, 1 kênh quan trọng để tiếp thu
thông tin cập nhật, tinh hoa thế giới, văn hóa các nước, để kinh doanh và tiếp thị,
tiếp cận khách hàng, nhân viên sở tại thành công đó chính là… sách. Một người
thành công mà ai cũng biết dù thích hay không, Bill Gates, trong tất cả các phát biểu
của mình với cộng đồng đặc biệt với sinh viên ông luôn nhắc đến việc đọc nhưng
thực trạng là hiện nay văn hóa đọc đang ngày càng giảm sút.
Kết quả nhà báo đã đề xuất chương trình hành động để nâng cao văn hóa đọc với
cá nhân, cơ quan tổ chức và ngành giáo dục Việt Nam.
6) Ts. Quách Thu Nguyệt – Nhà xuất bản trẻ (2008), Bài viết “ Để mọi người
mê đọc sách”.
Nội dung: Nhìn thấy người Việt thích chứ chưa mê sách và tìm các cách thức

làm cho mọi người mê sách góp phần phát triển văn hóa đọc đó là:
1.Tạo dựng thói quen đọc sách từ trẻ thơ.
2. Cải sách giáo dục phải bắt đầu từ việc thay đổi phương pháp dạy và học. Học
sinh sinh viên ngòai tiếp thu giáo trình bài giảng trên lớp còn phải tổ chức các
Seminar, thảo luận nhóm, thuyết trình chuyên đề nhằm mở rộng đào sâu thêm nội
dung bài học. Cần tạo cho người học thói quen tìm kiếm, tra cứu, thu thập, lấy thông
tin, dữ liệu từ các tra cứu, tham khảo, đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà.
3. Muốn mọi người mê sách, trước hết cần có những cuốn sách hay. Sách phải
thỏa mãn nhu cầu của người đọc. Từ sách, người đọc có thể tìm thấy giá trị, ích lợi
cho mình và cho nhiều người. Có thể vận dụng những kinh nghiệm, bài học, lời
khuyên từ sách.
4. Với thu nhập của đại bộ phận người dân trong cả nước, ngoại trừ thị dân ở
những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thì sách vẫn được coi là
mặt hàng cao cấp. Nhất là hiện nay khi mà giá sách đang bị kêu là quá cao. Muốn
GVHD: Nguyễn Giác Trí 14 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
tạo thói quen mọi người mê đọc sách đòi hỏi phải có một cuộc vận động lớn chẳng
hạn như phát động một ngày toàn dân đọc sách
5. Sách phải thỏa mãn nhu cầu của người đọc Hội Chợ sách hàng năm hoặc định
kỳ 2 năm một lần như thành phố Hồ Chí MInh đã tổ chức thời gian qua có tác dụng
kích thích thị hiếu và nhu cần người đọc. Sau 5 kỳ Hội sách cần khai thác kinh
nghiệm tổ chức để nâng tầm Hội Sách về qui mô lẫn chất lượng. Thay vì chủ đề
chung chung như “Tri thức, Hội nhập, Phát triển”, có thể thay bằng những đề tài
đinh, đề tài trung tâm của từng kỳ Hội sách như “Sách cho thế giới trẻ thơ”; “Sách
cho phái đẹp”, “Sách cho những người đang yêu”; “Sách cho doanh nhân”…
Ngoài ra cũng cần nghiên cức các loại hình Hội Chợ sách BigSale, Hội Chợ sách
cũ, Hội Chợ sách “Sách đổi sách”, “Hội Chợ sách ASEAN”, Hội Chợ sách Quốc
tế…
Bài này đưa ra rất nhiều giải pháp cho việc cải thiện văn hóa đọc trong toàn dân,

bài viết của chúng tôi chỉ chuyên sâu là nghiên cứu cách thức đọc sách có hiệu quả
cho sinh viên mà đặc biệt là sinh viên kinh tế.
7) Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.com) (2010), “Kỹ năng đọc sách và phương
pháp tiếp thu hiệu quả”.
Nội dung: Đưa ra được nhiều phương pháp khả thi và lời khuyên hữu ích về kỹ
năng đọc, tiếp thu bài và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên học tốt trong môi trường
đại học. Tác giả đã cho thấy nhiều kỹ năng cần có khi học tập của mỗi chúng ta.
Bài viết đưa ra các phương pháp tiếp thu hiệu quả chứ không đi nghiên cức thực
trạng như bài viết của nhóm mình.
8) Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Xuất bản
Việt Nam phối hợp tổ chức, thảo luận “ Giải pháp cải thiện văn hóa đọc của người
Việt” trong ngày hội thảo văn hóa đọc 8/10/2012.
Nội dung: Hội thảo bàn về thực trạng văn hóa đọc hiện nay, vai trò phát triển
văn hóa đọc trong sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam và các giải pháp để duy
trì văn hóa đọc trong thời kỳ mới. Qua điều tra xã hội học và phân tích kết quả hội
thảo đã xác định một trong những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành văn hóa là phải
GVHD: Nguyễn Giác Trí 15 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
“Xây dựng lại phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế
hệ đọc tương lai”, Theo các ý kiến tại Hội thảo, Ngày 21/4 hàng năm có thể được
chọn là Ngày đọc sách của Việt Nam.
Trong bài này đã nghiên cứu vấn đề sâu và rộng hơn bài nghiên cứu của chúng
tôi, vì nó rút ra từ một hội thảo nghiên cứu thực trangj văn hóa đọc của Việt Nam.
9) Trương Kiều Trinh – CLB Vươn Tới Thành Công (11/2010), bài viết “ Sức
mạnh của việc đọc sách và những bước đọc hiệu quả”.
Nội dung: Bài viết cho thấy “đọc sách không chỉ là đọc chữ đơn thuần, đọc sách
chính là “nhìn thấu” ý tưởng của tác giả, là tiếp nhận văn minh kiến thức của
nhân loại và thậm chí còn nhiều hơn thế”. Đọc sách là một công việc rất quan
trọng trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân của mỗi người . Đưa

ra quy trình đọc sách trước tiên là phải chọn sách, xác định mục đích, mục tiêu
và kế hoạch đọc, đọc ngay sau khi mua sách, đọc sách thật sự, thực hành và
truyền đạt sau khi đọc xong sách và cuối cùng phải ôn tập thường xuyên… để
có được kết quả tốt nhất.
Các quy trình đọc sách trong bài này đã được nhóm chúng tôi trích dẫn trong bài
nghiên cứu của mình. Tuy nhiên chúng tôi còn đưa ra các cách để cải thiện ý thức
đọc sách.
10)Thanh Phong, thành viên trang wed Thư viện thành phố Hải Phòng. Bài viết
“Những cái lợi khác của việc đọc sách”(2012)
/>menuid=650&parent_menuid=580&fuseaction=3&articleid=5639
Nội dung: Đọc sách là công việc cũng là nhu cầu không thể thiếu của người đi
học. Việc đọc sách có thể được thực hiện ở bàn học, góc thư viện hay ở một nơi nào
đó nếu bạn có thời gian rảnh và có hứng thú đọc. Không phải đến bây giờ chúng ta
mới bắt đầu đọc sách, việc đọc sách phải diễn ra từ khi chúng ta biết đến sách vở và
trường học. Thế nhưng quá trình đọc sách có diễn ra thường xuyên hay không tùy
thuộc hoàn cảnh riêng của mỗi người, và kết quả đọc sách cũng không giống nhau.
Đọc sách không chi để tiếp thu kiến thức mà còn rèn luyện cho bạn những kĩ năng,
GVHD: Nguyễn Giác Trí 16 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
tình cảm và thói quen hữu ích mà đôi khi bạn không nhận ra: Đọc sách giúp tăng
cường khả năng giao tiếp, giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng
tạo. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ, đọc sách giúp sống tốt trong
xã hội và làm người.
Bài viết đưa ra rất nhiều cái lợi từ việc đọc sách mà chúng tôi đã tham khảo và
nêu lên trong bài nghiên cứu này, tuy nhiên ở bài nghiên cứu của mình chúng tôi
còn nêu lên những sự thành công của những người đã nổi tiếng nhờ vào sự dùi mài,
tìm kiếm tri thức qua sách báo,…từ đó hướng các bạn chăm đọc sách hơn nữa.
11)Nguyễn Tiến Dũng – Tạp chí thanh niên (2012), “Sinh viên ngày nay với văn
hóa đọc” nguồn từ Lào Cai.

Nội dung: tìm hiểu nguyên nhân tại sao có sự khủng hoảng văn hóa đọc trong
sinh viên, sinh viên quay lưng với văn hóa đọc là thực trạng đáng lo ngại. Chắc chắn
sẽ không có sinh viên không đọc sách mà có kiến thức sâu rộng và giàu các kỹ năng
học tập cũng như kỹ năng sống. Văn hóa đọc vừa là cách tiếp cận thông tin, cách
học tập, lĩnh hội tri thức bền vững vừa là một nét văn hóa lâu đời gắn liền với con
người. Sách luôn là người thầy vĩ đại, người bạn trung thành và gần gũi nhất. Cho
dù phương tiện nghe nhìn hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế cho việc đọc
sách của con người. Và tất nhiên, không thể mất văn hóa.
Tác giả khẳng định vai trò to lớn của sách. Tuy nhiên, bài viết chỉ cho thấy phần
nhỏ thực trạng và nguyên nhân chưa bao quát được hết, chưa có đưa ra được giải
pháp cải thiện nào.
12)Vũ Dương Thúy Ngà khoa Thư viên – Thông tin đại học Văn hóa Hà Nội,
(2008) “Hồ Chủ Tịch với vấn đề đọc sách và tự học”.
Nội dung: Nêu lên tấm gương sáng ngời về bài học tự học qua việc đọc sách
báo của Bác Hồ để mọi chúng ta học tập và noi theo. Xã hội loài người phát triển
được một phần lớn là nhờ con người có khả năng học tập lẫn nhau cộng hưởng các
sức mạnh cá nhân tạo nên sức mạnh to lớn của cộng đồng. Sách báo sẽ là một
nguồn tài nguyên vô giá giúp cho con người học tập và không ngừng vươn lên để
tự hoàn thiện mình. Bài học tự học qua sách báo của Hồ Chủ tịch sẽ mãi là tấm
GVHD: Nguyễn Giác Trí 17 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
gương sáng cho mỗi người chúng ta học tập và noi theo. Và một lần nữa chúng
ta lại có thêm một minh chứng của việc “ đọc sách, mắt như đèn muôn dặm” ( như
lời Cao Bá Quát xưa từng nói ). Ánh sáng từ đôi mắt ấy mãi mãi sẽ là ngọn đèn soi
rọi trên con đường dân tộc chúng ta đi.
13)Tác giả Phương Liên trung tâm học liệu câu lạc bộ bạn đọc (05/03/2011).
“Kỹ năng đọc sách và tài liệu”.
Nội dung: Viết về vai trò to lớn của sách báo tài liệu đó là kho tàn tri thức của
nhân loại. Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loại được

lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi
người, đặc biệt là người trí thức - trong đó có các bạn. Mọi thành công của con
ngừơi đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy, từ cuộc
sống, từ sách vở. Vì vậy, để nâng cao tư duy khoa học và có điều kiên phát triển
nhiều hơn thì cần phải đọc sách với các phương pháp hiệu quả nhất đã được trình
bày trong bài viết này.
Trong bài viết của chúng tôi cũng đã tham khảo các phương pháp mà tác giả
Phương Liên đã trình bày và vận dụng nó đưa ra các cách rèn luyện thêm cho sinh
viên để thực hiện những phương pháp đọc đúng, đưa ra các kiến nghị cho sinh viên
tìm đến sách mà bài này chưa có đề cập tới.
14)Lê Nho việt (18/11/2011) tác giả bài viết “Trào lưu đọc sách online hút giới
trẻ”.
Nội dung: Sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng khiến cho giới trẻ
ngày càng trở nên xa lạ với sách. Đa số sinh viên thường lười đọc sách khi cần kiến
thức thì cứ lên google rõ ra là xong. Văn hóa đọc đang ngày cang bị lấn áp bởi văn
hóa nghe nhìn, qua bài bày tác giả muốn kêu gọi mọi người cùng đi tìm giải pháp để
duy trì văn hóa đọc. Bài viết chỉ nêu lên vấn đề đọc mà chưa có số liệu điều tra khảo
sát, tìm hiểu nguyên nhân cụ thể nào cho tình hình này để co thể biết cụ thể thực
trạng mà đưa ra giải pháp hiệu quả.
15)Ths. Bùi Văn Tiến (2010) “Bàn về cái đọc của thanh niên”.
GVHD: Nguyễn Giác Trí 18 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
Nội dung: Nêu lên thực trạng đọc sách trong thanh niên và khẳng định rằng
chúng ta phải ra sức làm một việc khó rất nhiều là nâng cao văn hóa đọc nói chung,
văn hóa đọc sách nói riêng sao cho đông đảo nhân dân - nhất là thế hệ thanh niên -
không bao giờ cảm thấy xa lạ với sự uyên bác và với văn chương.
Bài viết khẳng định nhiệm vụ cấp thiết cần phải nâng cao văn hóa đọc cho thanh
niên nhưng chưa có nêu ra giải pháp cụ thể nào, chưa đưa ra được các kiến nghị về
việc này như bài chúng tôi.

16)Vũ Thu Vân – Báo Lao Động (04/2012), bài viết “Giới trẻ đọc sách như thế
nào?”.
Nội dung: Đọc sách, một mặt là phương thức học tập rất hữu hiệu, mặt khác
cũng là cách giải trí rất nhẹ nhàng. Nhưng hiện nay, đọc sách gần như là khái niệm
khá xa xỉ với giới trẻ. Điều này thật mâu thuẫn với khối lượng sách báo được xuất
bản. thực trạng là giới trẻ nói chung, học sinh – sinh viên nói riêng cũng quan tâm
đến sách tuy nhiên chủ yếu là loại giải, ít nhân văn và thiếu tính nghệ thuật và
không quan tâm nhiều đến kiến thức khoa học và ngày càng tiếp cận nhiều hơn với
các loại hình truyền thông đa phương tiện. Họ không xa lạ với Internet, nhưng
thường chỉ tiếp cận với mục chơi là chính. Thư viện của các trường đại học ngày
càng vắng hơn, thậm chí có những sinh viên chưa từng vào thư viện. Và có lẽ không
đến 1% số sinh viên biết Thư viện Quốc gia ở đâu. Có một thực tế là nơi đây cũng
chung số phận như thư viện ở các trường đại học. Việc này đòi hỏi phải có sự phối
hợp của nhà giáo dục và gia đình để cho giới trẻ không bị thiếu hụt kiến thức văn
hóa – xã hội.
17) Mực tím online, trang kỹ năng sống có bài viết “Đọc sách đúng cách” đã đưa
ra những phương pháp đọc sách thông minh và hữu hiệu nhất cho các bạn trẻ.
/>22/49110/
18)Theo Tuyết Vân của Trường đại học FPT (2011) ‘Giúp sinh viên đọc sách
hiệu quả”.
GVHD: Nguyễn Giác Trí 19 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
Nội dung: Đưa ra một số phương pháp đọc sách hiệu quả như sau: Xác định mục
đích đọc sách bằng cách trả lời câu hỏi: “Đọc để làm gì?”, từ đó trả lời câu hỏi “Đọc
sách gì, chỗ nào và đọc như thế nào?”. Điều này sẽ giúp SV tránh việc đọc tràn lan,
tốn công sức và thời gian. Mục đích đọc còn giúp SV có cách đọc hợp lý và quyết
định phương hướng khai thác vấn đề trong cùng một cuốn sách. Có phương pháp
đọc sách tốt, sinh viên vừa tiết kiệm thời gian lại vừa đạt kết quả cao trong học tập,
nghiên cứu

Từ bài viết này, chúng tôi rút ra được một số giải pháp giúp sinh viên đọc sách
hiệu quả là phải xá định được mục đích đọc sách của mình.
19)Nghi Quân (Hieuhoc.com) đăng trên trang Yahoo! Tin tức Việt Nam
(02/08/2012), "Cách đọc sách hiệu quả”.
Nội dung: Cho thấy đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy để
làm giàu sự hiểu biết của mình. Và mặc dù đọc sách là một nghệ thuật, không có
một quy chuẩn nào về việc đọc sách - có lúc cần đọc kỹ, nhiều khi chỉ cần đọc qua
lấy ý chính. Đề ra một số gợi ý hữu ích giúp sinh viên nâng cao kỹ năng đọc sách
của mình hiệu quả hơn, bạn cũng nên trau dồi cho được thói quen đọc mỗi ngày và
không chỉ đọc duy nhất một loại sách mình ưa thích.
Bài viết này cho chúng tôi biết thêm nhiều lợi ích nữa của việc đọc sách để hoàn
thiện thêm bài viết của mình nhằm tạo ra sự lôi kéo các bạn mê sách, nâng cao hiệu
quả nghiên cứu của mình.
20)Phạm Toàn (Tạp chí Người đọc sách) (2010) có bài “Dạy cách đọc”.
Nội dung: Cần huấn luyện cách đọc sách cho học sinh trung học và sinh viên.
Muốn đạt được trình độ đọc sách, cần dạy cách đọc như là sự đi tìm điều mình
không chờ đợi trong cuốn sách đang đọc. Cái bất ngờ không chờ đợi đó chính là
thông tin, nhưng không phải là thứ thông tin chung chung, mà là thông tin gây hứng
thú. Tất nhiên, thông tin phải nhằm giải quyết một công việc, và một lần nữa ta lại
thấy thái độ học hờ hững, học cho qua ngày, học mà không biết học xong mình sẽ
làm gì, thì làm sao có nổi động cơ và hứng thú đọc sách?
GVHD: Nguyễn Giác Trí 20 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
Bài viết nêu ra cách nâng cao trình độ đọc nhưng chỉ chung chung, còn trên nền
lý thuyết.
21)Hồng Mây đăng trên trang Báo mới.com (2011) bài viết “Văn hóa đọc trong
sinh viên: Đang dần mai một”.
Nội dung: Sinh viên bây giờ lười hơn trong việc đọc sách. Việc đọc sách của
sinh viên ngày nay được coi như là một thứ “xa xỉ” bên cạnh những việc khác trong

cuộc sống thường ngày. Thời gian của sinh viên để dành cho việc khác chứ không
phải là việc đọc sách và thư viện là nơi sinh viên tìm đến khi tới ngày thi. Điều này
cho thấy văn hóa đọc trong sinh viên đang dần bị mai một. Để văn hóa đọc được
nhân rộng và phát triển hơn, cần có những biện pháp cụ thể kích thích niềm đam mê
đọc sách của sinh viên, có như vậy văn hóa đọc mới được nhân ra rộng rãi.
Bài viết cho chúng tôi thấy được thêm nhiều phần hiện trạng văn hóa đọc, cho
thấy vấn đề hiện nay là nằm ở đâu, nhưng chưa có giải pháp.
22)Hồ Bích Ngọc, Theo Telegraph (10/2012) “Giới trẻ đang thay đổi thói quen
đọc”.
Nội dung: Giới trẻ tại nhiều nước trên thế giới đang mất dần thói quen đọc sách.
Những phương tiện hỗ trợ việc đọc trên máy tính và điện thoại sẽ giúp mở rộng khái
niệm đọc sách. Thực chất, trong thời đại hiện nay, con người đọc nhiều hơn bao giờ
hết, thu lượm một khối lượng thông tin khổng lồ một cách có ý thức và cả vô thức.
Tuy vậy, không phải hoạt động đọc nào cũng được đánh giá là có cùng bản chất với
đọc sách, ví dụ như đọc thông tin từ các trang mạng xã hội. Nhưng cách đánh giá
này trong tương lai sẽ cần phải thay đổi, việc đọc sách bằng các phương tiện công
nghệ sẽ sánh cùng đẳng cấp với đọc sách in và dần dần phương pháp đọc này sẽ trở
nên áp đảo các ấn bản thông thường.
23) Hội sinh viên trường CĐSP Lào Cai (2010). với chuyên đề “ Phương pháp
đọc sách hiệu quả”.
GVHD: Nguyễn Giác Trí 21 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
Nội dung: Đưa ra một số gợi ý hữu ích để nâng cao kỹ năng đọc, có các gợi ý:
Tạo sự tập trung, không đọc thành tiếng, đọc theo ý, thay đổi tốc độ đọc Tuy
nhiên bài làm còn chưa nêu lên được thực trạng về vấn đề đọc sách của sinh viên
hiện nay.
Chúng tôi có tham khảo và rút được các ý để đưa vào phần giải pháp cho việc
đọc sách hiệu quả. Bài này các bạn sinh viên chưa nêu ra ý kiến và nguyện vọng của
mình để cho các bộ phận chức năng liên quan của trường có sự giúp đỡ, tạo điều

kiện để giúp sinh viên nâng cao văn hóa đọc như mông muốn của các bạn.
 Tóm lại, các bài viết bàn về vần đề đọc sách đã đưa ra thực trạng chung
về việc đọc sách của sinh viên là đa số sinh viên rất lười đọc sách và chưa có
phương pháp đọc đúng cách, bài viết cũng đưa ra nhiều cách thức hữu ích cho việc
đọc sách hiệu quả. Tuy nhiên các bài viết còn chung chung và chỉ nêu ra các lý luận
chưa có sự khảo sát và phân tích cụ thể nào về thực trạng trên. Trong bài nghiên cứu
của chúng tôi, các bạn sẽ thấy được các số liệu khảo sát thực tế về việc đọc sách
nhóm sinh viên kinh tế của trường đại học Đồng Tháp. Qua đó chúng tôi cũng thụ
hưởng những kết quả nghiên cứu, đưa ra mô hình xây dựng phương pháp đọc hiệu
quả để sinh viên trường chúng tôi có thể rèn luyện kỹ năng đọc sách, tiếp thu thông
tin nâng cao trình độ học vấn.
6.2 Các nghiên cứu ngoài nước
1) How to read the book- lần đầu tiên được viết vào năm 1940
bởi Mortimer Adler.
Nội dung: Trong quyển sách đã đưa ra hướng dẫn cho phê bình đọc sách tốt và
tuyệt vời của một truyền thống bất kỳ. Tác giả trình bày chi tiết về lợi ích triết học
của việc đọc, "tăng trưởng của trí tuệ", đầy đủ hơn kinh nghiệm như là một hữu thể
có ý thức và đưa ra phương pháp tiếp cận với sách hiệu quả.
2) “How to effectively read a book” là bài viết của tiến sĩ Jay C.
Polmar (1950).
Nội dung: Trong đó ông đã đề ra các nguyên tắc quan trọng của việc đọc một
quyển sách và những điều làm nên tinh thần cho đọc giả khi tiếp cận sách.
GVHD: Nguyễn Giác Trí 22 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
3) Chu Quang Tiềm – nhà mĩ học, lý luân học Trung Quốc, bài
"Bàn về đọc sách". Xuất xứ: trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm
vui nỗi buồn của việc đọc sách – Bắc Kinh, 1995.
Nội dung: Bài viết thể hiện ý kiến đọc sách là con đường quan trọng của học
vấn, đưa ra cái lợi cái hại của sách (ít nhất có hai cái hại. Thứ nhất vì nhiều sách quá

nên chỉ liếc qua không đem lợi ích gì. Hai là để lãng phí thời gian đọc những cuốn
sách vô thưởng vô phạt), phải phân loại sách và nên đọc thế nào cho đúng. Để có
được học vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có
cách đọc đúng. Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu, nhớ cho kĩ, tránh cách
đọc lướt qua. Đọc sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến
nâng cao, đọc nhiều đọc rộng đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế
mới nắm chắc kiến thức.
4) Adam Khoo một doanh nhân thành đạt là tác giả của quyển
sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!” (1998).
Nội dung: Trong phần ba, chương sáu phương pháp đọc để nắm thông tin của
quyển sách đã cung cấp cho ta các bước đọc sách nhanh mà lại rất hiệu quả để áp
dụng vào việc đọc sách nâng cao tri thức.
 Tóm lại, các bài viết của các tác giả trên giúp chúng ta thấy được lợi ích to
lớn từ sách mang lại, hãy tăng cường đọc sách, tài liệu, rền luyện kỹ năng đọc
sách theo các nguyên tắc đúng mà các bài viết đã đưa ra để có được lợi ích như
mình mong muốn.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Về mặt thực tiễn: Qua nghiên cứu biết được thực trạng đọc sách của sinh
viên hiện nay. Từ đó tìm ra được các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả đọc.
Cuối cùng nhóm đã đưa ra được các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả đọc của sinh
viên. Không chỉ thế, nhóm còn đưa ra các kiến nghị nhằm kích thích nhu cầu và thói
quen đọc sách mọi lúc mọi nơi của sinh viên.
- Về mặt lý luận: Đưa ra các khái niệm xoay quanh vấn đề đọc sách và phương
pháp đọc sách hiệu quả. Nhóm đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức thói
quen cũng như phương pháp đọc sách hiện tại của sinh viên khoa kinh tế trường Đại
GVHD: Nguyễn Giác Trí 23 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
học Đồng Tháp. Bên cạnh những bất cập trong vấn đề đọc sách, bài nghiên cứu
cũng đúc kết được những kinh nghiệm về cách đọc sách hiệu quả để sinh viên có thể

tham khảo nhằm có sự thích thú hơn khi đọc sách.
8. Kết cấu đề tài
Phần 1: MỞ ĐẦU
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỌC SÁCH CỦA
SINH VIÊN KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Chương 3: GIẢI PHÁP
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phần 2
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
GVHD: Nguyễn Giác Trí 24 Nhóm 1
Đề tài: “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả
cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp”
1.1 Các khái niệm
- Sách là một tập hợp các thông tin dạng chữ viết, hình ảnh được lưu trong các
tờ giấy, giấy da hoặc những vật liệu khác.
- "Sách là một sản phẩm xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác
phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ
thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình
ảnh, âm thanh, ký hiệu, ) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy,
truyền bá trong xã hội. Sách là một khái niệm mở, hình thức sách còn được thay đổi
và cấu thành các dạng khác nhau theo các phương thức chế tác và nhân bản khác
nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa học công nghệ ở mỗi
thời đại."
- Phương pháp đọc sách là cách thức để chúng ta có thể hiểu nội dung của
quyển sách.

- Phương pháp đọc sách hiệu quả thường xác định bởi mục đích của việc
đọc sách. Tùy theo mục đích đọc sách mà có thể có phương pháp đọc sách khác
nhau. Đối với phương pháp SQRW gồm:
S - Survey (Tìm hiểu tổng quát) đọc đoạn đầu đề, đoạn giới thiệu các tiêu đề
của các tiểu mục, phần tóm tắt hay tiểu kết chương. Và cần đọc các hình vẽ minh
họa, bảng biểu, biểu đồ và đọc những chú thích đi kèm.
Q - Question (Đặt câu hỏi) giúp bạn đọc có mục đích và tập tung hơn vào
việc đọc có trọng tâm.
R - Read (Đọc) sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi vừa đặt.
W - Write (Viết) viết ra câu hỏi có cùng câu trả lời vào vở. Đọc lại những
câu trả lời đã viết để biết chắc chắn rằng các câu trả lời đều dễ đọc và chứa tất cả
các thông tin quan trọng cần thiết.
1.2 Lợi ích từ việc đọc sách
GVHD: Nguyễn Giác Trí 25 Nhóm 1

×