Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

nghiên cứu ứng dụng quy trình trồng bông hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.8 KB, 122 trang )

ii


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU BÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NHA HỐ






BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(2010-2012)




Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUY TRÌNH TRỒNG BÔNG
HỮU CƠ

Thực hiện theo Hợp đồng số 111.10 RD/HĐ-KHCN ký ngày 25 tháng 2 năm
2010 giữa Bộ Công Thương với Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông
nghiệp Nha Hố


Chủ nhiệm đề tài: TS. Mai Văn Hào
Cán bộ tham gia: KS. Bùi Thị Tình, ThS. Dương Xuân Diêu
ThS. Nguyễn Tấn Văn, ThS. Đặng Minh Tâm,
ThS. Phạm Trung Hiếu, KS. Trần Đức Hảo,
KS Nguyễn Văn Chính, ThS. Hoàng Thị Mỹ Lệ
ThS. Phan Văn Tiêu, KS. Trần Thị Hồng


KS. Nguyễn Thị Soa, KS. Phạm Thị Hoa
KTV. Hoàng Thị Kim Oanh

Ninh Thuận, tháng 01 năm 2013
iii

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC iii
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO iii
DANH MỤC BẢNG TRONG BÁO CÁO iv
DANH MỤC HÌNH TRONG BÁO CÁO ix
THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI xi
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SO VỚI KẾ HOẠCH xii
1. Tình hình thực hiện các nội dung của đề tài năm 2010 xii
2. Tình hình thực hiện các nội dung của đề tài năm 2011 xiii

3. Tình hình thực hiện các nội dung của đề tài năm 2012 xv
4. Tình hình cấp và sử dụng kinh phí đề tài xvi
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUY TRÌNH TRỒNG
BÔNG HỮU CƠ 1
1. Mở đầu 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Tổng quan về bông hữu cơ 2
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 9
4.1. Thời gian 9

4.2. Địa điểm 9
4.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 9
4.4. Nội dung nghiên cứu 10

4.4.1. Đánh giá, lựa chọn giống bông trồng theo quy trình bông hữu cơ 10
4.4.2. Nghiên cứu thổ nhưỡng, phân bón phù hợp để trồng bông hữu cơ 10
4.4.3. Nghiên cứu quản lý dịch hại phù hợp với canh tác bông hữu cơ 10
4.4.4. Thử nghiệm mô hình trồng bông hữu cơ 10

4.4.5. Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng bông hữu cơ 11
4.5. Phương pháp nghiên cứu 11
4.5.1. Đánh giá, lựa chọn giống bông trồng theo quy trình bông hữu cơ 11
4.5.2. Nghiên cứu thổ nhưỡng, phân bón phù hợp để trồng bông hữu cơ 13
4.5.3. Nghiên cứu quản lý dịch hại phù hợp với canh tác bông hữu cơ 16
4.5.4. Thử nghiệm mô hình trồng bông hữu cơ 16
4.5.5. Xây dựng tài liệ
u hướng dẫn kỹ thuật trồng và chứng nhận bông hữu cơ 18
4.6. Điều kiện khí hậu, đất đai vùng nghiên cứu 19
4.6.1. Tình hình thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu 19
4.6.2. Điều kiện đất đai trước khi thực hiện các nghiên cứu 21
5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 22
5.1. Đánh giá, lựa chọn giống bông đưa vào trồng theo quy trình bông hữu c
ơ 22
ii

5.1.1. Đánh giá, lựa chọn giống bông thường phù hợp để trồng bông hữu cơ 22
5.1.2. Đánh giá, lựa chọn giống bông lai phù hợp để trồng bông hữu cơ 27
5.2. Nghiên cứu thổ nhưỡng, phân bón phù hợp để trồng bông hữu cơ 30
5.2.1. Đánh giá đặc điểm thổ nhưỡng vùng Nam Trung bộ phù hợp để trồng bông hữu
cơ 30
5.2.2. Nghiên cứu một số loại phân bón phù hợ
p để trồng bông hữu cơ 35
5.2.3. Nghiên cứu mức dinh dưỡng đa lượng phù hợp cho giống bông TM1 canh tác
theo quy trình trồng bông hữu cơ năm 2011 39

5.2.4. Nghiên cứu một số loại phân bón lá phù hợp cho trồng bông hữu cơ 40
5.2.5. Nghiên cứu một số nguồn dinh dưỡng phù hợp bổ sung cho bông trồng theo quy
trình canh tác hữu cơ (năm 2012) 43
5.3. Nghiên cứu quản lý dịch hại phù hợp với canh tác bông hữu cơ 45

5.3.1. Nghiên cứu tình hình sâu hại trên ruộng bông canh tác theo quy trình kỹ thuật
trồng bông hữu cơ 45
5.3.2. Nghiên cứu thành phần và diễn biến các loài thiên địch chính tại mô hình trồng
bông hữu cơ 46
5.3.3. Nghiên cứu tình hình bệnh hại trên ruộng bông canh tác theo quy trình kỹ thuật
trồng bông hữu cơ 46
5.3.4. Nghiên cứu thuốc trừ sâu phù hợp để trồng bông hữu cơ (2010) 47
5.3.5. Nghiên cứu thuốc trừ bệnh phù hợp
để trồng bông hữu cơ (năm 2011) 56
5.3.6. Quy trình hướng dẫn kỹ thuật trồng bông hữu cơ 60
5.4. Kết quả thử nghiệm mô hình trồng bông hữu cơ 63
5.4.1. Thực nghiệm các mô hình trồng bông hữu cơ cho giống TM1 năm 2010 63
5.4.2. Thực nghiệm mô hình trồng bông hữu cơ năm 2011 67
5.4.3. Thực nghiệm mô hình trồng bông hữu cơ năm 2012 76
5.5. Hướng dẫn kỹ thuật tr
ồng bông hữu cơ 89
6. Kết luận và đề nghị 93
6.1. Kết luận 93
6.2. Đề nghị 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 97






iii

CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
Ký hiệu, chữ
viết tắt
Diễn giải
λ
λ = antilog
e
r, The finite rate of increase - Giới hạn tăng tự
nhiên
a.i. Active ingredient – Hoạt chất
cs Cộng sự
ĐC Đối chứng
et al. Và những người khác
ICAC International Cotton Advisory Committee - Ủy ban tư vấn
bông quốc tế
IPM Integrated Pest Management – Quản lý dịch hại tổng hợp
NS Non signification - Không có ý nghĩa
NSG Ngày sau gieo
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
PIX Chất điều hòa sinh trưởng (mepiquat chloride hay 1,1-
dimethyl-piperidinium chloride, C
7
H
16
ClN)
r The intrinsic rate of increase - Tỷ lệ tăng tự nhiên

(∑l
x
.m
x
.e
-rx
= 1)
R
0
The net reproduction rate - Hệ số nhân trong một thế hệ
(R
0
= ∑l
x
.m
x
)
TB Trung bình
Tc The mean length of a generation - Thời gian của một thế hệ
tính theo tuổi của mẹ (Tc = ∑x.l
x
.m
x
/∑l
x
.m
x
)



iv

DANH MỤC BẢNG TRONG BÁO CÁO
Bảng Nội dung Trang
Bảng 4.1
Một số yếu tố khí hậu vụ mưa 2010 tại Nha Hố - Ninh
Thuận
19
Bảng 4.2
Một số yếu tố khí hậu vụ mưa năm 2011 tại Nha Hố -
Ninh Thuận
20
Bảng 4.3
Một số yếu tố khí hậu vụ mưa năm 2012 tại Nha Hố -
Ninh Thuận
21
Bảng 4.4 Thành phần nền đất thí nghiệm tại Mỹ Sơn, vụ mưa 2010 21
Bảng 5.1
Một số chỉ tiêu sinh trưởng và đặc điểm thực vật học của
các giống bông thuần trong vụ mưa 2010 tại Mỹ Sơn –
Ninh Thuận
23
Bảng 5.2
Khả năng kháng rầy xanh và bệnh hại của các giống
bông thuần trong vụ mưa 2010 tại Mỹ Sơn – Ninh Thuận
24
Bảng 5.3
Đánh giá tình hình một số loài sâu miệng nhai trên các
giống bông tham gia thí nghiệm (Mỹ Sơn, vụ mưa 2010)
25

Bảng 5.4
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bông của
các giống tham gia thí nghiệm (Mỹ Sơn, vụ mưa 2010)
26
Bảng 5.5
Một số chỉ tiêu sinh trưởng và đặc điểm thực vật học của
các giống bông lai tham gia thí nghiệm (Mỹ Sơn, vụ mưa
2010)
27
Bảng 5.6
Khả năng kháng rầy xanh và bệnh hại của các giống
bông lai tham gia thí nghiệm (Mỹ Sơn, vụ mưa 2010)
28
Bảng 5.7
Đánh giá khả năng chống chịu một số loài sâu miệng
nhai của các giống bông lai tham gia thí nghiệm (Mỹ
Sơn, vụ mưa 2010)
29
v

Bảng Nội dung Trang
Bảng 5.8
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bông của
các giống bông lai thí nghiệm (Mỹ Sơn, vụ mưa 2010)
29
Bảng 5.9
Tính chất hóa học của đất trồng bông chính vùng Ninh
Thuận - Bình Thuận
32
Bảng 5.10

Kết quả đánh giá chất lượng đất trồng bông tại Quảng
Nam
33
Bảng 5.11
Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến thời gian
sinh trưởng, chiều cao cây của giống bông TM1 trong vụ
mưa 2010 tại Ninh Thuận
35
Bảng 5.12
Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống bông TM1
(Ninh Thuận, vụ mưa 2010)
36
Bảng 5.13
Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến chất lượng
xơ của giống bông TM1 (Ninh Thuận, vụ mưa 2010)
37
Bảng 5.14
Ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống
bông TM1, tại Ninh Thuận, vụ mưa 2010
38
Bảng 5.15
Chỉ tiêu sinh trưởng và đặc điểm thực vật của giống
TM1 (Mỹ Sơn, vụ mưa 2011)
39
Bảng 5.16
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bông hạt
của các mô hình (Mỹ Sơn, vụ mưa 2011)
39
Bảng 5.17

Ảnh hưởng của các loại phân bón lá hữu cơ đến thời gian
sinh trưởng, chiều cao cây của giống bông TM1 (Ninh
Thuận, vụ mưa 2010)
40
Bảng 5.18
Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống bông TM1 (Ninh
Thuận, vụ mưa 2010)
41
vi

Bảng Nội dung Trang
Bảng 5.19
Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chất lượng xơ
của giống bông TM1 (Ninh Thuận, vụ mưa 2010)
42
Bảng 5.20
Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế
của giống bông TM1 (Ninh Thuận, vụ mưa 2010)
43
Bảng 5.21
Chất lượng một số nguồn nguyên liệu có thể dùng làm
phân bón cho bông hữu cơ (Ninh Thuận, 2012)
44
Bảng 5.22
Chỉ tiêu vi sinh vật có trong nguồn nguyên liệu có thể
dùng làm phân bón cho bông hữu cơ (Ninh Thuận, 2012)
45
Bảng 5.23
Thành phần các loài sâu hại chính trên cây bông (Mỹ

Sơn, 2011)
46
Bảng 5.24
Mật độ rầy xanh trung bình trên các nghiệm thức xử lý
thuốc ngoài đồng tại Ninh Thuận (2010)
49
Bảng 5.25
Hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm hại bông của các loại
thuốc ngoài đồng tại Ninh Thuận (2010)
49
Bảng 5.26
Kết quả theo dõi mức độ lá bông bị hại bởi rầy xanh hai
chấm Amrasca devastans Distant trên các nghiệm thức
ngoài đồng tại Ninh Thuận
51
Bảng 5.27
Độc tính của thuốc khảo nghiệm đối với cây bông tại
Ninh Thuận
52
Bảng 5.28
Hiệu lực trừ ấu trùng rầy xanh của các thuốc tham gia thí
nghiệm vụ mưa năm 2012 tại Mỹ Sơn - Ninh Thuận
53
Bảng 5.29
Hiệu lực trừ rầy xanh trưởng thành của các thuốc trong
vụ mưa năm 2012 tại Mỹ Sơn - Ninh Thuận
54
Bảng 5.30
Ảnh hưởng của các thuốc khảo nghiệm đối với cây bông
trong vụ mưa năm 2012 tại Mỹ Sơn - Ninh Thuận

55
vii

Bảng Nội dung Trang
Bảng 5.31
Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm đến sự sinh
trưởng của nấm Colletotrichum gossypii trên môi trường
PDA, nhiệt độ 25
0
C
56
Bảng 5.32
Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm đến sự sinh
trưởng của nấm Colletotrichum truncatum trên môi
trường PDA, nhiệt độ 25
0
C
57
Bảng 5.33
Một số chỉ tiêu sinh trưởng và đặc điểm thực vật của
giống TM1 ở các mô hình trong vụ mưa năm 2010 tại
Mỹ Sơn, Ninh Thuận
63
Bảng 5.34
Rầy xanh và bệnh hại trên các mô hình canh tác hữu cơ
trong vụ mưa năm 2010 tại Mỹ Sơn, Ninh Thuận
64
Bảng 5.35
Mật độ các loài sâu miệng nhai trên các mô hình canh tác
bông hữu cơ trong vụ mưa 2010 tại Mỹ Sơn, Ninh Thuận

65
Bảng 5.36
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bông của
các mô hình canh tác hữu cơ (Mỹ Sơn, vụ mưa 2010)
66
Bảng 5.37
Giá thành của bông hạt trên các mô hình thử nghiệm các
canh tác bông hữu cơ (Mỹ Sơn, vụ mưa 2010)
66
Bảng 5.38
Tỷ lệ rầy xanh bị nấm Metarhizium anisopliae (Ma.) ký
sinh trên bông hữu cơ vụ mưa năm 2011 tại Mỹ Sơn
70
Bảng 5.39
Tỷ lệ rầy xanh bị nấm Beauveria bassiana (Bb.) ký sinh
trên mô hình canh tác bông hữu cơ trong vụ mưa năm
2011 tại Mỹ Sơn
70
Bảng 5.40
Thành phần bệnh hại trên cây bông tại mô hình canh tác
bông hữu cơ trong vụ mưa năm 2011 tại Mỹ Sơn
71
Bảng 5.41
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bông mô
hình canh tác bông hữu cơ (Mỹ Sơn, vụ mưa 2011)
74
viii

Bảng Nội dung Trang
Bảng 5.42

Chất lượng xơ, khối lượng 100 hạt và tỷ lệ xơ của giống
bông TM1 ở mô hình canh tác bông hữu cơ (Mỹ Sơn, vụ
mưa 2011)
74
Bảng 5.43
Giá thành của bông hạt của mô hình thử nghiệm bông
hữu cơ (Mỹ Sơn, vụ mưa 2011)
75
Bảng 5.44
Thành phần các loài sâu hại chính trên cây bông tại mô
hình trồng bông hữu cơ (Mỹ Sơn, vụ mưa 2012)
75
Bảng 5.45
Thành phần các loài thiên địch chính trên bông (Mỹ Sơn,
2012)
79
Bảng 5.46
Tỷ lệ rầy xanh bị nấm ký sinh trên cây bông tại mô hình
canh tác hữu cơ (Mỹ Sơn, vụ mưa 2012)
81
Bảng 5.47
Thành phần bệnh hại trên cây bông canh tác hữu cơ vụ
mưa năm 2012 tại Mỹ Sơn
82
Bảng 5.48
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bông hạt
của mô hình trồng bông hữu cơ (Mỹ Sơn, vụ mưa 2012)
86
Bảng 5.49
Chất lượng xơ, khối lượng 100 hạt và tỷ lệ xơ của giống

bông TM1 ở mô hình bông hữu cơ (Mỹ Sơn, 2011)
86
Bảng 5.50
Giá thành bông hạt của mô hình trồng bông hữu cơ (Mỹ
Sơn, vụ mưa 2012)
87
Bảng 5.51
Một số chỉ tiêu chất lượng đất trên các mô hình thử
nghiệm bông hữu cơ sau 3 năm canh tác tại Mỹ Sơn –
Ninh Thuận
87




ix

DANH MỤC HÌNH TRONG BÁO CÁO
Hình Nội dung Trang
Hình 3.1 Sản lượng bông toàn cầu được chứng nhận hữu cơ 6
Hình 5.1
Ảnh hưởng của thuốc trừ bệnh đến sự sinh trưởng
của nấm gây bệnh thán thư hại bông trên môi trường
PDA sau 8 ngày nuôi cấy
58
Hình 5.2
Ảnh hưởng của thuốc trừ bệnh đến sự sinh trưởng
của sợi nấm Colletotrichum gossypii trên môi
trường PDA
59

Hình 5.3
Ảnh hưởng của thuốc trừ bệnh đến sự sinh trưởng của
sợi nấm Colletotrichum truncatum trên môi trường PDA
59
Hình 5.4
Diễn biến mật độ rầy xanh, rệp trên ruộng vô cơ và hữu
cơ, vụ mưa năm 2011
67
Hình 5.5
Diễn biến mật độ bọ trĩ, bọ phấn trắng trên mô hình
canh tác bông hữu cơ trong vụ mưa năm 2011
68
Hình 5.6
Diễn biến mật độ nhện bắt mồi và bọ rùa trên mô
hình bông hữu cơ tại Mỹ Sơn, vụ mưa 2011
69
Hình 5.7
Diễn biến bệnh mốc trắng trên mô hình bông hữu cơ
trong vụ mưa 2011 tại Mỹ Sơn
73
Hình 5.8
Diễn biến bệnh thán thư và đốm cháy lá trên cây bông
hữu cơ trong vụ mưa 2011 tại Mỹ Sơn
73
Hình 5.9
Diễn biến mật độ rầy xanh, rệp trên ruộng vô cơ và hữu
cơ, vụ mưa năm 2012
77
Hình 5.10
Diễn biến mật độ bọ trĩ, bọ phấn trắng trên mô hình vô

cơ và hữu cơ, vụ mưa năm 2012
78
Hình 5.11
Diễn biến mật độ sâu đo và sâu khoang trên mô hình vô
cơ và hữu cơ, vụ mưa năm 2012 tại Mỹ Sơn
78
x

Hình Nội dung Trang
Hình 5.12
Diễn biến mật độ nhện bắt mồi và bọ rùa tại Mỹ Sơn, vụ
mưa 2012
81
Hình 5.13
Diễn biến bệnh gây hại cây bông con trong vụ mưa
2012 tại Mỹ Sơn
83
Hình 5.14
Diễn biến bệnh đốm cháy lá gây hại bông vụ mưa 2012
tại Mỹ Sơn
84
Hình 5.15
Diễn biến bệnh thán thư hại bông hữu cơ vụ mưa 2012
tại Mỹ Sơn
84
Hình 5.16
Diễn biến bệnh mốc trắng hại bông hữu cơ vụ mưa 2012
tại Mỹ Sơn
85
















xi

THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng quy trình trồng bông hữu cơ
1.2. Mã số đề tài: 111.10 RD
1.3. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Công Thương
1.4. Thời gian thực hiện đề tài: 36 tháng (từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2012)
1.5. Kinh phí thực hiện đề tài: 800 triệu đồng
Đã cấp năm 2010: 300 triệu đồng
Đã cấp năm 2011: 200 triệu đồng
Đã cấp năm 2012: 300 triệu đồng
1.6. Tổ chứ
c chủ trì thực hiện đề tài
- Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố
- Địa chỉ: Nha Hố - Nhơn Sơn – Ninh Sơn – Ninh Thuận
- Điện thoại: 068 385 3105

- Thủ trưởng tổ chức chủ trì đề tài: Trần Thanh Hùng
1.7. Chủ nhiệm đề tài
- Họ và tên: Mai Văn Hào
- Học vị: Tiến sĩ Chức vụ: Giám đốc Trung tâm BVTV
- Tổ chức đang công tác: Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển NN Nha Hố
- Địa chỉ: Nha Hố - Nhơn Sơn – Ninh Sơn – Ninh Thuận
- Điện thoại: 068 385 3424
1.8. Mục tiêu của đề tài
Xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng bông hữu cơ nhằm phục vụ cho
chương trình xây dựng thương hiệu bông hữu cơ và dòng sản phẩm hữu cơ Việt
Nam trong thời gian tới.




xii

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SO VỚI KẾ HOẠCH
1. Tình hình thực hiện các nội dung của đề tài năm 2010
TT Nội dung
Yêu cầu kế
hoạch
Kết quả đạt được
1
Đánh giá, lựa
chọn giống bông
đưa vào trồng
theo quy trình
bông hữu cơ
Xác định 1 - 2

giống bông của
Việt Nam phù
hợp cho trồng
bông hữu cơ
Xác định các giống bông thuần và
bông lai phù hợp với điều kiện canh
tác hữu cơ là TM1, VN36-P và
VN35
2
Nghiên cứu xác
định phân bón
phù hợp để
trồng bông hữu

Các yêu cầu
phân bón phù
hợp cho trồng
bông hữu cơ tại
Việt Nam
Thông tin về yêu cầu phân bón phù
hợp cho trồng giống bông TM1 canh
tác theo quy trình trồng bông hữu cơ
Đã đánh giá hiệu quả các loại phân
hữu cơ bón đất gồm phân hữu cơ
Hóa Nông 3.3.3, phân hữu cơ đậm
đặc COVAC-L, phân hữu cơ sinh
học DEMAX số 1, phân hữu cơ

Super TAC và phân trùn quế Vạn
Long. Với mức bón tương đương

60N tại Mỹ Sơn (Ninh Thuận) cho
thấy các công thức bón phân khác
nhau đã thu được năng suất bông
thực thu 1,7 – 1,9 tấn/ha (vượt so với
đối chứng 4-6 tạ/ha).
Đã đánh giá hiệu quả sử dụng của
các loại phân bón qua lá gồm phân
bón lá sinh hóa GUGO – L, phân
bón lá sinh hóa BIG, phân HCSH
Super K – Humate, chế phẩm BIO –
BL, phân bón lá Super Tron cho
thấy trên nền bón phân hữu cơ
(Super TAC) tương đương 60N thì
sử dụng các phân bón qua lá có hiệu
quả
rõ rệt, năng suất thực thu vượt
so với đối chứng 1,5-2,1 tạ/ha
xiii

TT Nội dung
Yêu cầu kế
hoạch
Kết quả đạt được
3
Nghiên cứu lựa
chọn các loại
thuốc BVTV
phù hợp cho
trồng bông hữu


Xác định 1 - 2
thuốc bảo vệ thực
vật phù hợp cho
trồng bông hữu

Xác định được 2 loại thuốc trừ sâu phù
hợp cho trồng bông hữu cơ
4
Thử nghiệm mô
hình trồng bông
hữu cơ theo quy
định và đánh giá
để bước đầu xây
dựng quy trình
trồng bông hữu
cơ phù hợp với
điều kiện Việt
Nam
1 mô hình thử
nghiệm bông hữu

Đã bố trí 3 mô hình trồng thử nghiệm
bông hữu diện rộng tại Mỹ Sơn – Ninh
thuận với lượng phân bón quy đổi
tương ứng là 60, 90 và 120 kgN/ha,
liều lượ
ng các yếu tố P
2
O
5

, K
2
O ứng
với các mức đạm theo tỷ lệ 2:1:1. Sử
dụng giống TM1, các biện pháp canh
tác hữu cơ theo quy định.
Qua đánh giá các chỉ tiêu về sinh
trưởng, sâu bệnh hại và các yêu tố cấu
thành năng suất cho thấy, trong điều
kiện thực tế, trồng bông hữu cơ với
lượng phân bón từ 90kgN/ha là hợp lý
và có hiệu quả cao. Các mô hình trồng
bông hữu cơ đạt năng suất thực thu 2,5
– 3,1 tấn/ha và giá thành trong điều
kiện canh tác tại địa phương vào
khoảng 12,89 – 13,87 triệu đồng/tấn
bông hạt (giá thời điểm nghiên cứu).
2. Tình hình thực hiện các nội dung của đề tài năm 2011
TT Nội dung Kế hoạch dự kiến Kết quả đạt được
1 Nghiên cứu các
biện pháp kỹ thuật
bổ sung để hoàn
thiện quy trình kỹ
thuật trồng bông
hữu cơ phù hợp với
điều kiện Việt Nam

xiv

TT Nội dung Kế hoạch dự kiến Kết quả đạt được

- Nghiên cứu dinh
dưỡng đa lượng
cho giống bông
phù hợp cho trồng
bông hữu cơ năm
2011
Xác định được mức
dinh dưỡng đa
lượng đáp ứng yêu
cầu cho giống bông
phù hợp với trồng
bông hữu cơ
Mức bón 90-120 N và sử dụng
phân trùn quế bón lót và bón
thúc phân trùn quế, bổ sung
Super K-humat qua lá cho
hiệu quả tốt. Năng suất lý
thuyết TM1 đạt tương ứng
2,69 - 3,27 tấn/ha.
- Nghiên cứu tình
hình sâu hại trên
ruộng bông canh
tác theo quy trình
kỹ thuật trồng bông
hữu cơ năm 2011
Đánh giá được
thành phần và diễn
biến sâu hại chính
trên ruộng bông
canh tác hữu cơ

Xác định được thành phần,
diễn biến các đối tượng sâu
hại chính và thiên địch trên
mô hình trồng bông hữu cơ.
Mật độ nhện bắt mồi, bọ rùa
và nấm ký sinh trên mô hình
bông hữu cơ cao hơn mô hình
bông vô cơ.
- Nghiên cứu tình
hình bệnh hại trên
ruộng bông canh
tác theo quy trình
kỹ thuật trồng bông
hữu cơ năm 2011
Đánh giá được
thành phần và diễn
biến bệnh hại chính
trên ruộng bông
canh tác hữu cơ
Xác định được thành phần,
diễn biến các đối tượng bệnh
hại chính trên mô hình trồng
bông hữu cơ, có so sánh với
mô hình canh tác vô cơ. Bệnh
mốc trắng trên mô hình canh
tác hữu cơ có xu hướng giảm
hơn so v
ới canh tác vô cơ
- Nghiên cứu thuốc
trừ bệnh phù hợp

để trồng bông hữu
cơ năm 2011
Đánh giá được
thuốc trừ bệnh phù
hợp cho trồng bông
hữu cơ
Xác định hiệu quả phòng
chống bệnh mốc trắng, thán
thư của một số thuốc. Xác
định hai loại thuốc Osthol và
Vegard có khả năng hạn chế
nấm bệnh tốt.
2 Trồng thử nghiệm
bông hữu cơ

- Nghiên cứu, đánh
giá mô hình trồng
thử nghiệm bông
hữu cơ năm 2011
Báo cáo kết quả
trồng thử nghiệm
Quy trình kỹ thuật
trồng bông hữu cơ
(dự thảo sau 2 năm)
- Năng suất thực thu TM1
được 2,94 so với 3,45
tấn/ha.
- Dự thảo quy trình canh tác
bông hữu cơ cho giống
TM1

xv

3. Tình hình thực hiện các nội dung của đề tài năm 2012
TT Nội dung Kế hoạch dự kiến Kết quả đạt được
1 Nghiên cứu một số
nguồn dinh dưỡng
phù hợp bổ sung
cho bông trồng
theo quy trình canh
tác hữu cơ
Đánh giá và xác định
được một số nguồn dinh
dưỡng khoáng tự nhiên
phù hợp cho bông trồng
theo quy trình hữu cơ
Đã đánh giá chất lượng và
xác định được một số
nguồn dinh dưỡng phù hợp
có thể sử dụng cho trồng
bông hữu cơ gồm than
bùn, phân bò, mùn mía,
khô dầu lạc, phân trùn quế
2 Trồng thử nghiệm
bông hữu cơ
Thực hiện được mô
hình trồng thử nghiệm
bông hữu cơ
Mô hình thử nghiệm trồng
bông hữu cơ (có so sánh
với đối chứng trồng bông

vô cơ)
3 Nghiên cứu tình
hình sâu hại trên
mô hình trồng
bông hữu cơ
Xác định được thành
phần, diễn biến các loài
sâu hại chính
Đánh giá được thành phần,
diễn biến các loài sâu hại
chính (có so sánh với đối
chứng trồng bông vô cơ)
4 Nghiên cứu tình
hình bệnh hại trên
mô hình trồng
bông hữu cơ
Nghiên cứu tình hình
bệnh hại trên mô hình
trồng bông hữu cơ
Đánh giá được tình hình
bệnh hại chính trên mô
hình bông hữu cơ (có so
sánh với đối chứng trồng
bông vô cơ)
5 Nghiên cứu thành
phần và diễn biến
các loài thiên địch
chính tại mô hình
trồng bông hữu cơ
Xác định được thành

phần, diễn biến các loài
thiên địch chính
Đánh giá được thành phần,
diễn biến các loài thiên
địch chính (có so sánh với
đối chứng trồng bông vô
cơ)
6 Đánh giá hiệu quả
mô hình trồng thử
nghiệm bông hữu

Báo cáo kết quả trồng
thử nghiệm
Quy trình kỹ thuật trồng
bông hữu cơ
Đánh giá được hiệu quả
của mô hình thử nghiệm
trồng bông hữu cơ
Dự thảo quy trình kỹ thuật
trồng bông hữu cơ
7 Xây dựng tài liệu
hướng dẫn kỹ thuật
trồng bông hữu cơ
và chứng nhận
bông hữu cơ
Tài liệu hướng dẫn phù
hợp với điều kiện Việt
Nam dựa trên các tiêu
chuẩn quốc tế
Hướng dẫn chi tiết quy

trình kỹ thuật trồng bông
hữu cơ và yêu cầu thủ tục
cần thiết cho chứng nhận
bông hữu cơ tạ
i Việt Nam
xvi

Nhìn chung, đề tài đã thực hiện theo đúng tiến độ đã đề ra, nội dung và
kết quả đạt được của đề tài đảm bảo khối lượng và chất lượng như đã đăng ký.
Đề tài đã đạt được mục tiêu là xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng bông hữu
cơ nhằm phục vụ cho chương trình xây dựng thương hiệu bông hữu cơ và dòng
sản phẩm hữ
u cơ Việt Nam trong thời gian tới trên cơ sở giải quyết được các nội
dung chính đã đặt ra là:
1) Tổng quan về nghiên cứu và sản xuất bông hữu cơ trên thế giới.
2) Về giống: Xác định giống bông Việt Nam đang có phù hợp để sử dụng trong
canh tác bông hữu cơ gồm TM1, VN36-P và VN35.
3) Về phân bón: Đánh giá được liều lượng phân bón cần thiết cho giống bông
TM1 (tương ứng 90-120N). Xác
định được một số chủng loại phân bón hữu
cơ (phân bón đất và phân bón qua lá) phù hợp cho trồng bông hữu cơ. Đã
đánh giá chất lượng và xác định được một số nguồn dinh dưỡng phù hợp
trong vùng có thể sử dụng cho trồng bông hữu cơ gồm than bùn, phân bò,
mùn mía, khô dầu lạc và phân trùn quế.
4) Về quản lý dịch hại: Đánh giá được tình hình sâu, bệnh và thiên địch trên
ruộng bông hữu cơ so với bông canh tác vô cơ. Xác
định được một số loại
thuốc trừ sâu, bệnh phù hợp cho canh tác bông hữu cơ. Biện pháp canh tác
tạo sự phong phú cho sinh thái đồng ruộng, tiêu diệt nguồn dịch hại ban đầu
có ý nghĩa quan trọng giúp kiểm soát được dịch hại.

5) Mô hình thử nghiệm: Áp dụng thành công mô hình trồng thử nghiệm bông
hữu cơ, quản lý tốt dịch hại, dinh dưỡng và các yếu tố ô nhiễm, đảm bảo sự
ổn
định cân bằng sinh học trong hệ sinh thái đồng ruộng giúp bông sinh
trưởng, phát triển tốt, năng suất bông canh tác hữu cơ đạt 2-3 tấn/ha.
6) Quy trình kỹ thuật: Đã đề xuất được quy trình kỹ thuật trồng bông hữu cơ và
các yêu cầu kỹ thuật hướng dẫn có liên quan.
4. Tình hình cấp và sử dụng kinh phí đề tài
ĐVT: triệu đồng
TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Vốn SNKH cấp 300 200 300
2 Vốn SNKH đã sử dụng 300 200 300
Đề nghị tiếp tục đầu tư thực hiện mô hình thử nghiệm diện rộng nhằm
hoàn thiện quy trình công nghệ kỹ thuật và các quy chuẩn quốc gia có liên quan
nhằm tạo cơ sở cho phát triển bông hữu cơ tại Việt Nam.
Ninh Thuận, ngày 25 tháng 01 năm 2013
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Mai Văn Hào
1

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG QUY TRÌNH TRỒNG BÔNG HỮU CƠ
1. Mở đầu
Từ những năm 1930 trở lại đây, diện tích bông trên thế giới ít có sự biến
đổi nhưng năng suất và sản lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, do lạm dụng thuốc
bảo vệ thực vật, phân hóa học,… nên môi trường bị ô nhiễm, hơn nữa, ngành
sản xuất bông đang đứng trước thách thứ
c về chất lượng sản phẩm. Trong thực
tế, khi kinh tế ngày càng được nâng cao thì con người càng chú ý đến chất lượng
môi trường, chất lượng cuộc sống nên sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ nói

chung và bông hữu cơ nói riêng là rất quan trọng trong xu thế phát triển của xã
hội. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu phát triển sản xuất và tạo ra các dòng
sản phẩm bông hữu cơ có giá trị cao.
Những năm g
ần đây, diện tích và sản lượng bông hữu cơ trên thế giới liên
tục tăng lên. Niên vụ 2009-2010 có tổng cộng 241.276 tấn bông hữu cơ được thu
hoạch trên diện tích 461.000 hec ta tại 23 quốc gia, tăng 15% so với 209.950 tấn
được trồng trong năm 2008-2009 và tăng 539% so với niên vụ 2005-2006
(37.000). Các nước có diện tích bông hữu cơ lớn như Ấn Độ, Siri và Thổ Nhĩ
Kỳ. Ấn Độ sản xuất 80% tổng lượng bông hữ
u cơ trong những năm gần đây.
Các nước đã sản xuất bông hữu cơ khác gồm Trung Quốc, Mỹ, Tanzania, Peru,
Ai Cập, Tajikistan [4].
Tại Việt Nam, cây bông được trồng từ hàng trăm năm qua, sản xuất bông
hiện tại đang gặp nhiều khó khăn như sự cạnh tranh về quỹ đất với các cây trồng
khác, dịch hại ngày càng gia tăng, nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa
chất b
ảo vệ thực vật và phân bón hóa học, nên việc canh tác bông thân thiện
với môi trường, giúp cân bằng và ổn định sinh thái đồng bông, đồng thời, sản
xuất bông có giá trị cao là rất cần thiết. Tuy nhiên, nước ta chưa có nghiên cứu
xây dựng quy trình trồng bông hữu cơ nhằm phục vụ cho tương lai tạo ra dòng
2

sản phẩm hữu cơ mang thương hiệu Việt Nam. Vì vây, việc nghiên cứu ứng
dụng quy trình trồng bông hữu cơ trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
Xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng bông hữu cơ nhằm phục vụ cho
chương trình xây dựng thương hiệu bông hữu cơ và dòng sản phẩm hữu cơ Việt
Nam trong thời gian tới.
3. Tổng quan v

ề bông hữu cơ
Trên thế giới, tùy theo điều kiện thực tế của từng vùng lãnh thổ mà có một
số thay đổi trong yêu cầu của quy trình canh tác bông hữu cơ nhưng nhìn chung
thì các tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế đang được áp dụng phổ biến cho quy
trình kỹ thuật trồng bông hữu cơ là bông đã được trồng ít nhất là ba năm mà
không có thuốc trừ sâu hóa học, chất làm rụng lá hoặc phân bón hóa học [2],
[19]. Phân bón đượ
c sử dụng bao gồm phân compost, phân bón tự nhiên có
nguồn gốc khoáng sản. Kiểm soát côn trùng gây hại bằng việc sử dụng các loại
côn trùng có lợi và thuốc trừ sâu tự nhiên [3]. Bông hữu cơ cũng được xử lý mà
không có dầu, hóa chất, thuốc trừ sâu, không sử dụng các hạt giống biến đổi gen
và được tổ chức độc lập chứng nhận quy trình chất lượng [5].
Các kỹ thuật thực hành nông nghiệp tốt, bề
n vững được sử dụng để trồng
bông hữu cơ không làm ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, đất hoặc không khí.
Trong thực tế, chất lượng đất thực sự được cải thiện do việc sản xuất bông hữu
cơ. Bông hữu cơ là an toàn hơn cho nông dân, cho môi trường, cho người sử
dụng và cho tất cả các sinh vật khác [7].
Theo Liên đoàn nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) thì "Nông nghiệp
h
ữu cơ là một hệ thống sản xuất để duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con
người. Nó dựa vào quy trình sinh thái, sự đa dạng sinh học và chu kỳ thích nghi
với điều kiện địa phương chứ không phải là việc sử dụng các yếu tố đầu vào có
tác dụng phụ. Nông nghiệp hữu cơ là sự kết hợp kỹ thuật giữa truyền thống, cải
3

tiến và khoa học để mang lại lợi ích cho môi trường và thúc đẩy cân bằng các
mối quan hệ và chất lượng cuộc sống tốt cho tất cả mọi người tham gia". Nông
nghiệp hữu cơ được dựa trên các nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái, thay thế
các hóa chất nông nghiệp tổng hợp bằng các sản phẩm thực vật, các phương

pháp tự nhiên để cải thiện độ phì của đất, chất lượng nước và phòng tr
ừ dịch hại.
Riêng tại Mỹ, thì giá trị thương mại sản phẩm hữu cơ tăng từ 1 tỷ đô la năm
1990 lên 31,4 tỷ đô la Mỹ năm 2011 (USDA) [20].
Thông thường, khi nói đến bông hữu cơ có nghĩa là bông được cấp giấy
chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Nếu các hệ thống sản xuất bông,
chế biến xơ bông chưa được chứng nhận áp d
ụng quy trình hữu cơ thì mặt dù nó
có được áp dụng kỹ thuật hữu cơ cũng chưa thể gọi là sản phẩm xơ bông hữu cơ
khi giao dịch thương mại trên thị trường [8]. Chứng nhận bông hữu cơ được
thực hiện sau quá trình chuyển đổi từ các hoạt động sản xuất bông thông thường
sang canh tác hữu cơ với lịch sử sử dụng đất để thự
c hành hữu cơ trong ba năm.
Bên cạnh đó, về tiêu chuẩn xã hội, không thể chứng nhận hữu cơ nếu các tiêu
chuẩn về lao động bị vi phạm. Sản xuất hữu cơ dựa vào tính chất toàn diện của
hệ thống hữu cơ để đáp ứng các nguyên tắc công bằng xã hội và kinh tế
(IFOAM). Để kinh tế ngày càng phát triển bền vững, các điều kiện sản xuất ph
ải
được cải thiện, kể cả các điều kiện thương mại nhằm đảm bảo sinh kế của nông
dân và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng [9]. Hiện nay, các tổ chức
chứng nhận sản phẩm dệt may hữu cơ đòi hỏi nhà sản xuất phải lấy xơ bông hữu
cơ ở các trang trại (nguyên liệu thô được chứng nhận hữu cơ), ph
ải đảm bảo tình
trạng sản phẩm cuối cùng là hữu cơ (được theo dõi thông qua chuỗi cung ứng –
sản xuất hữu cơ) và dán nhãn hữu cơ cho sản phẩm để người tiêu dùng phân
biệt. Ngoài ra, các tiêu chuẩn bổ sung, chứng nhận có thể có được trong giai
đoạn sản xuất, chế biến để nâng cao lợi ích môi trường và xã hội cho toàn bộ sản
phẩm. Sản xuất bông hữu cơ, sản phẩm từ
bông hữu cơ là một trong những hệ
thống sản xuất thành công trong hai thập kỷ qua và có tiềm năng phát triển mạnh

mẽ để tiếp tục chiếm ưu thế trong tương lai. Hệ thống sản xuất bông hữu cơ đáp
4

ứng được tất cả ba thành phần của tính bền vững trong tổ chức sản xuất, đó là
các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường [4].
Hiện nay, 10 thương hiệu và nhà bán lẻ hàng đầu toàn cầu đã sử dụng sợi
hữu cơ với tỷ trọng ngày càng tăng là H&M (Thụy Điển), C&A (Bỉ), Nike, Inc.
(Oregon, Mỹ), Inditex (Zara) (Tây Ban Nha), Adidas (Đức), Greensource
(Washington, Mỹ), Anvil (New York, Mỹ), Target (Minnesota, Mỹ), Disney
Consumer Products (California, Mỹ) và Otto Group (Đức) [14].
Theo tổ chức Trao
đổi dệt may (Textile Exchange) - tổ chức phi lợi
nhuận, trước kia được gọi là Organic Exchange - cho rằng, sản xuất bông hữu
cơ toàn cầu đã tăng ổn định trong vụ 2009 - 2010. Sự gia tăng của bông hữu cơ
trong năm 2009-2010 cao hơn 15% so với năm trước, tổng sản lượng 241.276
tấn được trồng trên 461.000 hecta so với 209.950 tấn trong năm 2008-09 và tăng
539% so với năm 2005-06 (37.000 tấn). Trong vụ bông 2009-10, có 274.000
nông dân ở 23 nước đã trồ
ng bông hữu cơ và chủ yếu tại Ấn Độ, Siri và Thổ Nhĩ
Kỳ. Ấn Độ sản xuất 80% sản lượng bông hữu cơ trong những năm gần đây. Các
nước sản xuất nhiều bông hữu cơ khác bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Tanzania,
Peru và Ai Cập. Tajikistan bắt đầu sản xuất bông hữu cơ từ vụ 2009-10. Băng la
đét cũng bắt đầu trồng thử nghiệm 1ha bông hữ
u cơ từ năm 2008. Cũng theo tổ
chức Trao đổi dệt may quốc tế, trong năm 2009 bông hữu cơ và các sản phẩm
dệt gia dụng đã được bán trên toàn cầu trị giá khoảng 4,3 tỷ đô la Mỹ. Dệt may
hữu cơ đang có sự gia tăng nhanh chóng với mức tăng trưởng 20%, ước tính đạt
5,61 tỷ USD trong năm 2010 [18].
* Xu hướng phát triển diện tích sản xuất bông hữu cơ trên thế giớ
i niên vụ 2010/11

- Sản xuất bông hữu cơ toàn cầu năm 2010/11 giảm 37% và sản lượng xơ
bông hữu cơ giảm xuống còn 151.079 tấn.
- Ấn Độ, Syria, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ là năm nước sản xuất
bông hữu cơ hàng đầu của thế giới trong niên vụ 2010/11.
5

-
Sản xuất bông hữu cơ tại Ấn Độ trong niên vụ 2010/11 đã giảm 48% từ
195.412 tấn xuống còn 102.452 tấn do quy định kiểm soát nghiêm ngặt tiêu
chuẩn của Cơ quan Phát triển xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm
chế biến (APEDA) Ấn Độ nhằm cải thiện tính toàn vẹn và tạo cơ hội tốt hơn
để phát triển được thị trường trong tương lai.
- Có mười hai trong 20 quốc gia tăng sản xuất bông hữu cơ, đáng kể nhất là
Benin, Brazil, Mali, Nicaragua, Kyrgyzstan và Tajikistan.
- Vụ 2010/2011, lần đầu tiên Kyrgyzstan trở thành một trong 10 nhà sản xuất
bông hữu cơ hàng đầu thế giới [4].
* Năng suất bông hữu cơ trên thế giới niên vụ 2010/11

Niên vụ 2010/11, diện tích trồng bông hữu cơ được cấp chứng nhận trên
trên toàn thế giới là 324.577 ha so với 460.973 ha trong niên vụ trước đó,
2009/2010. Các yêu cầu nghiêm ngặt thực hiện chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu
cơ của chính phủ Ấn Độ nhằm đảm bảo lợi ích sản xuất trong trương lai đã dẫn
tới giảm diện tích trồng bông hữu cơ được chứng nhận. Trong khi có nhiều biế
n
đổi môi trường và xã hội đã góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào sản xuất
hữu cơ, hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất là một trong những yếu tố đảm
bảo sự tồn tại của nó [4].
Năng suất bông xơ thông thường trung bình của 20 nước sản xuất bông
hữu cơ trên thế giới ở niên vụ 2009/2010 là 780 kg/ha so với năng suất bông xơ
hữ

u cơ trung bình là 525 kg/ha. Trong niên vụ 2010/2011 vừa qua, năng suất
bông xơ thông thường trung bình của 20 quốc gia này là 783 kg/ha và năng suất
bông xơ hữu cơ là 466 kg/ha. Sự thay đổi phát triển của sản xuất bông hữu cơ
của Ấn Độ đã kéo theo bông hữu cơ toàn cầu giảm sản lượng và năng suất trung
bình. Trong nhóm các quốc gia sản xuất bông hữu cơ (không bao gồm Ấn Độ),
năng suất bông xơ bình quân trong điều kiệ
n hữu cơ trong niên vụ 2007/08 cao
hơn 6% so với trong điều kiện sản xuất thông thường [4].
6

Kể từ niên vụ 2008/09 năng suất bông hữu cơ trung bình của các quốc gia
đã thấp hơn so với năng suất bông thông thường. Năng suất bông thấp hơn trong
điều kiện sản xuất hữu cơ không phải trực tiếp do kiểm soát côn trùng không tốt
hoặc thiếu dinh dưỡng thích hợp cho cây bông vải. Rõ ràng sản xuất hữu cơ có
một số chi phí thấp hơn sản xuất thông thường như ti
ết kiệm chi phí thuốc trừ
sâu và phân bón thông thường.
Người sản xuất bông hữu cơ sẽ cân nhắc lựa chọn khi sản ròng cao giống
như một người trồng thông thường. Các tác động tiêu cực cho năng suất, sản
lượng bông hữu cơ do thời tiết hoặc các sự kiện bất ngờ sâu bệnh có thể có hoặc
không tương tự như hệ thống sản xuất bông thông thường. Theo Chaudhry,
ICAC (2012) [4], một lý do làm cho tính toán năng suất trung bình theo hệ
thống hữu cơ, bao gồm bông hữu cơ được chứng nhận số liệu khu vực báo cáo
của Sở Giao dịch Dệt may là trong một số trường hợp có khả năng được sử dụng
cho tất cả các loại cây trồng hữu cơ, không chỉ bông. Hơn nữa, một số nhà sản
xuất đôi khi bán một phần sản xuất bông hữu c
ơ như thông thường (đặc biệt khi
giá bông thông thường là cao).
Nghìn tấn
Niên vụ

Hình 3.1. Sản lượng bông toàn cầu được chứng nhận hữu cơ [4]

241.276
209.950
151.079
143.600
7

* Triển vọng bông hữu cơ năm 2011/12
Theo ICAC thì số lượng của các nước sản xuất bông hữu cơ không được
dự kiến sẽ giảm. Tuy nhiên, diện tích bông hữu cơ sẽ giảm hơn nữa trong
2011/12, chủ yếu ở Ấn Độ. Những ảnh hưởng của quy định APEDA sẽ tiêu tan
và tình hình sẽ trở lại bình thường vào cuối 2011/12. Sự sụt giảm mạnh trong
sản xuất diễn ra trong 2010/11 lần đầu tiên trong 10 năm sẽ không có khả
năng
được lặp đi lặp lại trong vài năm tới. Sản xuất bông hữu cơ dự kiến đạt 143.600
tấn trong năm 2011/12. Ở giai đoạn này, người ta hy vọng rằng việc sản xuất sẽ
bắt đầu đà từ 2012/13 trở đi.
Bông hữu cơ đã phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua, nhưng 4-5
năm gần đây đã thấy câu hỏi về giá, tính toàn vẹn, l
ợi ích cho người nông dân và
những cách rất khác nhau bông hữu cơ được thực hiện trong lĩnh vực này. Sự sụt
giảm gần đây trong sản xuất bông hữu cơ có lẽ là một dấu hiệu của tính hợp lý
trở lại khu vực này, một cơ hội để thiết lập lại quản trị tốt và điểm yếu đáng chú
ý trong nghiên cứu, hỗ trợ nông dân, năng suất và kinh doanh có trách nhiệ
m.
Tuy nhiên, cho tất cả các thổi phồng có thể đã xảy ra trong những năm gần đây
có rất nhiều nông dân sản xuất trồng bông hữu cơ và đạt được sản lượng và lợi
nhuận tốt. Hỗ trợ tốt, hữu cơ cũng có thể giúp nông dân nhỏ và nghèo tiếp tục
được hưởng lợi từ cây duy nhất của tiền mặt của họ lựa chọn khi các hình thức

khác c
ủa sản xuất trở nên quá đắt hoặc nguy hiểm. Bông hữu cơ đôi khi bị chỉ
trích do năng suất thấp, những nơi lý do thật sự chưa được hiểu rõ. Thiếu đầu tư,
thiếu nghiên cứu và những chương trình thực tế có thể làm thay đổi sản xuất của
nông dân, mặc dù thực tế cho thấy ít có khoảng cách năng suất giữa sản xuất
hữu cơ và thông thườ
ng khi bông có tưới. Có những cải tiến năng suất tiềm năng
trong bông hữu cơ với các ứng dụng hệ thống nghiên cứu và thực hành tốt,
nhưng ngành công nghiệp hữu cơ cần phải tìm cách để tài trợ cho cải tiến và hỗ
trợ nông dân. Phải mất bao lâu để nông dân được chứng nhận (2-3 năm) và độ
dài của thời gian thường là cần thiết cho hệ thống trang trại hoạt động t
ốt nhất
8

của mình, bông hữu cơ cũng đòi hỏi phải đầu tư cho lâu dài. Trong khi nhiều tài
trợ từ hoạt động thương mại vẫn đòi hỏi sự ổn định của đơn đặt hàng, giá cả và
phí bảo hiểm để phản ánh các khoản đầu tư được thực hiện. Tiêu chuẩn hữu cơ
đã tụt lại phía sau các sáng kiến mới trong việc đưa các tiêu chuẩn và yêu cầu về
các mối quan hệ kinh doanh và chuỗi cung ứng. Hơn nữa, điều này không chỉ
cần phải được thực hiện trên cơ sở thực tiễn kinh doanh tốt, đó cũng là những
câu hỏi đặt ra về tính toàn vẹn [17].
Bông hữu cơ đã bị thị trường chỉ trích trong những năm gần đây cho các
hoạt động kinh doanh kém và tin đồn về gian lận, mặc dù chính phủ Ấn Độ đã
thự
c hiện các thay đổi dần cải thiện tình hình bằng cách tung ra hệ thống truy
xuất nguồn gốc của nó. Bông hữu cơ khởi đầu cho các sáng kiến bông bền vững
nhưng cần phải phát triển cùng với các cải tiến của nó mới hơn. Có nói tất cả
những điều này, rủi ro và thách thức tương tự ở trên cũng có thể đối đầu với các
hệ thống mới hơn trong nh
ững năm tới [4].

Gần đây, sản xuất bông hữu cơ thể hiện một vài trở ngại kỹ thuật nên khu
vực Châu Phi phát triển chứng nhận nhãn hiệu “bông bền vững” (Certified Fair
trade - FT). Bông FT đã được trồng ở Ấn Độ, Mali, Senegal, Brazil, Kirghizstan
và Ai Cập, với các nhà sản xuất mới từ Uganda cũng được chứng nhận vào vụ
2011/12. Chứng nhận sản xuất bông FT tăng trưởng 22% trong năm 2011/12 lên
tớ
i 24.500 tấn của xơ (63.000 tấn bông hạt) [17].
Nhìn chung, phát triển sản xuất bông hữu cơ trên thế giới còn gặp phải
một số khó khăn nhưng do nhu cầu sản phẩm hữu cơ của thị trường ngày càng
cao nên đến nay đã được nhiều nước trồng bông lớn như Ấn Độ, Trung Quốc,
Mỹ, quan tâm nghiên cứu và phát triển.
Tại Việt Nam, gần đây đã hình thành một số tổ
chức sản xuất hữu cơ
nhưng tập trung chủ yếu trên các loại rau quả và gạo. Chưa có bất kỳ nghiên cứu
nào về quy trình hay kỹ thuật canh tác bông hữu cơ. Để tạo cơ sở cho phát triển

×