Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

đề cương ôn thi văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.01 KB, 6 trang )

PHẦN ÔN TẬP VĂN BẢN HKI LỚP 6
1. “Bánh chưng, bánh giầy”:
Nghệ thuật :
-Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về Lang Liêu được thần mách bảo: “Trong trời đất, không gì quý bằng
hạt gạo.
-Lối kể chuyện dân gian :Trình tự thời gian.
Ý nghĩa của truyện :
“Bánh chưng, bánh giầy” là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc xây dựng đất
nước.
2. “Thánh Gióng” .
Nghệ thuật :
- Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo,
phi thường – hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng.
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước: truyền thuyết
Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà.
Ý nghĩa của truyện:
Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trổi dậy của truyền thống yêu
nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
3. Sơn Tinh, Thuỷ tinh
Nghệ thuật :
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh và Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng
tượng kì ảo (tài dời non dựng lũy của Sơn Tinh; tài hô mưa gọi gió của Thủy Tinh.
- Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn Mị Nương
- Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn sinh động
Ý nghĩa của truyện :
- Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa bảo, lũ lụt xảy ra ở Đồng Bằng Bắc Bộ thời các vua Hùng
dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ muốn chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của người Việt
cổ .
4. Sự tích Hồ Gươm
Nghệ thuật :
- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện và tinh thần của nhân dân ta đoàn kết một lòng đánh giặc xâm lược.


- Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết giàu ý nghĩa như gươm thần, Rùa Vàng.
Ý nghĩa của truyện :
Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh xâm lược do
Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta.
5. Thạch Sanh:
Nghệ thuật :
- Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo: công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu, công chúa bị
câm khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh bổng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng rồi nên vợ chồng.
- Sử dụng những chi tiết thần kỳ : tiếng đàn; niêu cơm thần;
- Kết thúc có hậu.
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những người chính nghĩa,
lương thiện.
6. Em bé thông minh
Nghệ thuật:
– Dùng câu đố thử tài – tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước
.
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Em bé thông minh đề cao trí khôn dân gian và kinh nghiệm đời sống.
Tạo ra tiếng cười hài hước.
7. Ếch ngồi đáy giếng:
Nghệ thuật:
- Nghệ thuật nhân hoá. Nói chuyện con ếch nhưng thực ra là nói về con người.
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đòi sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên đặc sắc.
- Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo.
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người
ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo .

8. Thầy bói xem voi:
Nghệ thuật:
-Cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.
- Lặp lại các sự việc.
- Nghệ thuật phóng đại
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta khi tìm hiểu về sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một
cách toàn diện .
9. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:
Nghệ thuật :
Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người).
Ý nghĩa của truyện:
Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng nêu bài học mỗi thành viên trong cộng đồng không thể sống đơn độc,
tách biệt mà cần phải đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
10. Treo biển:
Nghệ thuật :
- Xây dựng tình huống cực đoan, vô lý (cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn
đo của chủ nhà hàng
- yếu tố gây cười .
- Kết thúc truyện bất ngờ : Chủ cửa hàng cất luôn tấm biển .
Ý nghĩa của truyện :
- Truyện Treo biển tạo tiếng cười hài hước, phê phán những người hành động thiếu chủ kiến và nêu lên bài học về
sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.
11. Lợn cưới, áo mới:
Nghệ thuật :
- Tạo tình huống truyện gây cười .
- Miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch .
- Sử dụng biện pháp phóng đại .
Ý nghĩa của truyện :

Truyện Lợn cưới, áo mới chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong
xã hội .
12. Con hổ có nghĩa:
Nghệ thuật :
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, xây dựng hình tượng mang ý nghĩa giáo huấn .
- Kết cấu truyện có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng và chủ đề của văn
bản
Ý nghĩa của truyện :
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao giá trị đạo làm người : con vật còn có nghĩa huống chi là con người.
13. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng: .
Nghệ thuật :
- Tạo tình huống truyện gay gắt.
- Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh ; đối chiếu.
- Xây dựng đối thoại sắc sảo làm sáng tỏ chủ đề.
Ý nghĩa của truyện :
- Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi nghề mà con có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu chuyện là bài học ý đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
- Định nghĩa Truyền thuyết: là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến
lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh
giá của nhân dân về các nhân vật và sự kiện lịch sử.
Tiếng nói đầu tiên có gì khác thường? Tiếng nói ấy có ý nghĩa gì?
Ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng. → Đó là lời yêu cầu cứu nước, là
niềm tin sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm.
 Việc Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt,giáp sắt để đánh giặc điều đó có ý nghĩa gì?
HS :  Để đánh thắng giặc dân tộc ta không chỉ có quyết tâm; không thể đánh giặc bằng tay mà phải
có vũ khí mới chiến thắng quân giặc
Qua chi tiết này cho ta thấy thời đại này đã có những thành tựu khoa học kỉ thuật  Nhân dân ta lúc
đó biết sử dụng sắt làm vũ khí.
Sức mạnh của Gióng là nhân dân.
GV  Ý nghĩa của chi tiết: chú bé vươn vai ?

Tại sao dân làng góp gạo nuôi Gióng?
HS:  Vì ai cũng mong Gióng chiến thắng giặc cứu nước, sức mạnh Gióng có được là sức mạnh do
nhân dân tạo nên.
Theo em, chi tiết Gióng nhổ những cụm tre bên đường quất vào giặc khi roi sắt gãy có ý nghĩa gì?
Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước ban cho, bằng những
gì có thể giết được giặc.  Tinh thần tiến công mãnh liệt của người anh hùng
 Thắng giặc rồi Gióng có hành động như thế nào? Hành động này có ý nghĩa gì?
HS:  Sau khi đánh tan giặc Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề ham công danh.
Truyện cổ tích là gì?
HS  Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật: nhân vật bất
hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân
vật là động vật thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ về cái thiện thắng cái ác, cái tốt thắng
cái xấu, công bằng thắng sự bất công.
- Khi kể truyện cổ tích khác với khi kể truyện truyền thuyết, cả ngừơi nghe và ngừơi kể đều không tin
vào tính chất xác thực của câu chuyện.
GV:  Chi tiết tiếng đàn có ý nghĩa gì?
HS:  Sức mạnh vô địch của Thạch Sanh, tình cảm nhân đạo, độ lượng, rộng lớn – Đó là tiếng đàn tượng
trưng cho tình yêu, công lí, nhân đạo, thể hiện khát vọng hòa bình; khẳng định tài năng, tâm hồn tình cảm của
chàng dũng sĩ tâm hồn nghệ sĩ.
GV:  Chi tiết niêu cơm ăn mãi không hết có ý nghĩa gì?
HS:  Sức mạnh vô địch. Tình cảm nhân đạo, độ lượng ,ước vọng đoàn kết, chuộng hoà bình, ước
mơ sản xuất dư thừa,  Niêu cơm của tình người bao la.
PHẦN ÔN TẬP VĂN BẢN HKII LỚP 6
1. Bài học đường đời đầu tiên (trích “DMPLK”) (Tô Hoài)
* Nghệ thuật:
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
* Ý nghĩa:

- Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận
suốt đời.
2. Sông nước Cà Mau: (Đoàn Giỏi)
*. Nghệ thuật:
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.
- Lựa chọn những từ ngữ chính xác; kết hợp các phép tu từ.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
*. Ý nghĩa:
- Sông nước Cà Mau là đoạn trích độc đáo và hấp dẫn, thể hiện sự am hiểu,tấm lòng gắn bó của tác giả đối
với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
3. Bức tranh của em gái tôi: (Tạ Duy Anh)
*. Nghệ thuật:
- Kể theo ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho chuyện.
- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật.
*. Ý nghĩa:
- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị.
4. Vượt thác: (Võ Quảng)
*. Nghệ thuật:
- Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người
- Sử dụng phép nhân hóa, so sánh phong phú và có hiệu quả.
- Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
* . Ý nghĩa:
- Vượt thác là bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc
của nhà văn.
5. Buổi học cuối cùng: (An-phông- sơ. Đô –đê)
* . Nghệ thuật:
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh.
* . Ý nghĩa:
- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. tình yêu tiếng nói
dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa,
không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân
tộc mình.
- Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.
6. Đêm nay Bác không ngủ: (Minh Huệ)
*. Nghệ thuật:
- Lựa chọn, sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
*. Ý nghĩa:
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác với bộ đội và nhân dân, tình
cảm yêu kính, cảm phục của bộ đội, của nhân dân đối với Bác.
7. Lượm: (Tố Hữu)
*. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.
- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Cách ngắt dòng các câu thơ: thể hiên sự đau xót, xúc động đến nghẹn ngào của tác giả khi hay tin Lượm hi
sinh.
- Kết cấu cuối cùng tương ứng trong bài thơ khắc sâu hình ảnh của nhân vật, làm nổi bật chủ đề của tác
phẩm.
*. Ý nghĩa:
- Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một
hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của
tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.
8. Mưa: (Trần Đăng Khoa)

*. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ tự do, với những câu thơ ngắn; nhịp nhanh
- Sử dụng các phép nhân hoá tác giả tạo dựng được hình ảnh sống động về cơn mưa.
- Khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của
con người trước thiên nhiên.
- Quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế, độc đáo.
*. Ý nghĩa:
- Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chắc của con người. Từ đó thể hiện tình cảm
vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quí của mình.
9. Cô Tô(Trích trong truyện cùng tên) (Nguyễn Tuân)
*. Nghệ thuật:
Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.
*.Ý nghĩa:
- Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên
vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
10. Cây tre Vịêt Nam: (Thép Mới)
*. Nghệ thuật :
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
- Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
*. Ý nghĩa :
- Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre đối với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là
người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
12. Lòng yêu nước: (I-li-a. Ê –ren bua)
*. Nghệ thuật :
- Kết hợp chính luận với trữ tình.
- Kết hợp sự miêu tả tinh tế, chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu của từng miền với biểu hiện cảm xúc tha
thiết, sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc.

- Cách lập luận của tác giả khi lí giải ngọn nguổn của lòng yêu nước lô-gic và chặt chẽ.
*. Ý nghĩa :
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương.
Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của chiến tranh vệ quốc. đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-
a. Ê- ren bua truyền tới.
14. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: (Xi –át- tơn)
*. Nghệ thuật :
- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập đã được sử dụng phong phú, đa dạng tạo nên sức hấp
dẫn, thuyết phục của bức thư.
- Ngôn ngữ biểu lộ tình cảm chân thành, tha thiết với mảnh đất quê hương – nguồn sống của con người.
- Khắc họa hình ảnh thiên nhiên đổng hành với cuộc sống của người da đỏ.
*. Ý nghĩa :
- Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài:Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình,
con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
15. Động Phong Nha: (Trần Hoàng)
*. Nghệ thuật :
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả, gợi hình, biểu cảm.
- Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học.
- Miêu tả sinh động từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha.
*. Ý nghĩa :
- Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo
vệ cuộc sống của con người.
11. Lao xao: (Duy Khán)
*. Nghệ thuật :
- Nghệ thuật miêu tả tự nhiên, sinh động và hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ.
- Lời văn giàu hình ảnh.
- Viêc sử dụng các phép tu từ giúp hình dung cụ thể hơn về đối tượng miêu tả.
*. Ý nghĩa :
- Bài văn đã cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim làng quê nước ta ; đồng

thời cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình
cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu làng quê, đất nước.
13. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử (Thúy Lan)
*. Nghệ thuật :
- Kết hợp thuyết minh, miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Nêu số liệu cụ thể.
- Sử dụng phép so sánh, nhân hóa.
*. Ý nghĩa :
- Bài văn cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên: chứng nhân dau thương và anh dũng của
dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân
cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×