Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tìm hiểu khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.43 KB, 104 trang )

Tìm hiều khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân
hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4, các dạng bài tập
rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học chiếm vị trí quan
trọng nhất. Với tính chất là một môn học công cụ, ngoài việc cung cấp các
kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ
năng hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt, đồng thời môn học này còn bồi
dưỡng năng lực tư duy cũng như lòng yêu quý Tiếng Việt. Do đú, môn
Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về
tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó,
nghe, đọc là hai kĩ năng tiếp nhận ngôn bản cũn núi, viết là hai kĩ năng sản
sinh ngôn bản.
Phõn môn Tập làm văn có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành và phát
triển các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Môn học này có vị trí đặc biệt trong quá
trình dạy học tiếng mẹ đẻ vì Tập làm văn nhằm thực hiện mục tiêu cuối
cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng ngôn
ngữ Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập. Thông qua môn Tập làm
văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp những kiến thức, kĩ
năng Tiếng Việt đã được học vào việc tạo lập nên những bài văn hay, giàu
tính nghệ thuật.
Trong phõn mụn Tập làm văn ở lớp 4, văn miêu tả chiếm thời lượng
lớn nhất so với các loại văn khác. Văn miêu tả là một thể loại văn có tác
dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, nú giỳp học sinh hình thành và
1
phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng đánh giá, nhận xét. Qua
các văn bản miêu tả giúp ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách
tinh tế, sâu sắc hơn, làm cho tâm hồn, trí tuệ của chúng ta thêm phong phú.
Những văn bản miêu tả có tác dụng to lớn như vậy một phần bởi sự có mặt
của những biện pháp tu từ. Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng


khéo léo các đơn vị từ vựng (trong phạm vi của một câu hay một chỉnh thể
trờn cõu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các
đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh rộng. Việc dạy học các biện pháp tu từ có ý
nghĩa vô cùng quan trọng bởi nú giỳp người học biết cách sử dụng ngôn từ
có hiệu quả cao. Ngôn từ được dùng không chỉ đảm bảo tính thông báo
thông tin mà còn mang tính nghệ thuật, thẩm mĩ và biểu đạt tình cảm. Thông
qua việc học các biện pháp tu từ này không chỉ giúp người học cảm thụ
được cái hay, cái đẹp trong văn bản nghệ thuật mà còn ham muốn tạo ra cái
hay, cái đẹp bằng ngôn từ.
Hai biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong các bài văn miêu tả
là biện pháp so sánh và nhân hóa.
Khi học sinh được học những kiến thức về sử dụng biện pháp tu từ
so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả, các em sẽ nhận thấy cái hay, cái đẹp
chứa đựng trong từng cách so sánh, nhân hóa một sự vật. Từ đó, các em sẽ
biết sử dụng các biện pháp tu từ sao cho đúng, cho hay để viết văn miêu tả
gợi hình, gợi cảm và sinh động hơn.
Thực tế cho thấy khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân
hóa để viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 còn nhiều hạn chế. Các bài văn
viết của học sinh thường ít sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa hoặc có
sử dụng thì cũng chưa hay, chưa phù hợp hoặc hiệu quả chưa cao. Vì vậy,
các bài văn miêu tả của các em học sinh lớp 4 thường khô khan, câu văn
thiếu hình ảnh, đơn điệu, chỉ mang tính liệt kê, mô tả. Bên cạnh đó, nhiều
2
giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng các biện
pháp tu từ này trong bài văn miêu tả.
So sánh và nhân hoá là hai biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong
khi nói và viết văn bản. Hai biện pháp tu từ này không được dạy thành bài
riêng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học cũ từ lớp Một đến lớp Năm.
Chúng chỉ được dạy cho học sinh giỏi khối Bốn, khối Năm hoặc được nói
đến trong các giờ tập đọc khi khai thác nội dung của bài học. Trong chương

trình Tiếng Việt Tiểu học mới, hai biện pháp tu từ này được đưa vào cho
học sinh làm quen từ lớp Hai và được dạy chính thức thành bài riêng cho
học sinh líp Ba ở phân môn Luyện từ và câu. Luyện từ và câu là tên gọi mới
của phân môn Từ ngữ, ngữ pháp. Cách gọi này và việc đưa hai biện pháp tu
từ so sánh, nhân hoá vào dạy cho học sinh nhằm phản ánh một sự chuyển
đổi khá căn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt. Học sinh học hai biện pháp
tu từ này không phải nh các lớp trên (THCS). Học sinh không học một tiết
lý thuyết nào về so sánh, nhân hoá. Học sinh tiếp thu kiến thức về so sánh
nhân hoá thông qua hệ thống bài tập. Đặc biệt biện pháp tu từ so sánh được
dạy cho học sinh líp Ba trong suốt học kỳ I, còn biện pháp nhân hoá được
dạy trong suốt học kỳ II. Điều này giúp học sinh sớm vận dụng được các
biện pháp so sánh, nhân hoá trong cách nói, viết, làm cho câu văn trở nên
sinh động, có hình ảnh hơn. Đồng thời nó còn khắc phục được tình trạng
trước đây học sinh viết câu văn khô, không có hình ảnh, không sinh động.
Mặt khác, học hai biện pháp tu từ này, học sinh sẽ thu nhận được ý đồ
của tác giả gửi gắm trong các bài văn, bài thơ. Thông qua đó, học sinh được
trau dồi kiến thức Tiếng Việt một cách tốt nhất. Điều đó giúp học sinh học
Tiếng Việt và sản sinh văn bản có hiệu quả. Theo đó, ta thấy việc đưa hai
biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá vào dạy cho học sinh hoàn toàn phù hợp.
Học sinh được luyện nói nhiều hơn trong các giờ học phân môn của Tiếng
3
Việt. Việc hiểu biết về hai biện pháp so sánh, nhân hoá và kỹ năng vận dụng
chúng vào lời nói sẽ giúp học sinh học tiếng Việt ngày một tốt hơn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này là biện pháp tu từ
so sánh và nhân hóa được dạy ở Tiểu học, nội dung dạy học phần văn miêu
tả cho học sinh lớp 4.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tìm hiều khả năng sử dụng biện pháp
tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4, các dạng
bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa.

3. Lịch sử vấn đề
So sánh và nhân hóa là hai biện pháp tu từ khá phổ biến, được dùng
nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn
chương nghệ thuật. Chính vì vậy đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều luận
văn nghiên cứu về vấn đề này.
Về biện pháp so sánh:
Theo GS Đinh Trọng Lạc: so sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so
sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai
đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn
toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một
lối tri giác mới mẻ về đối tượng.
Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm bốn yếu tố:
Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh
Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động.
Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh
Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh
Theo tác giả Cự Đỡnh Tỳ: so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu
hai đối tượng cựng cú một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách
hình tượng phẩm chất bên trong của một đối tượng. So sánh tu từ bao giờ
4
cũng gồm hai vế: vế được so sánh (vế A) và vế so sánh (vế B). Mối quan hệ
giữa vế A và vế B được gắn với nhau theo công thức sau:
A như B (tựa, dường như)
B (hoặc A) bao nhiêu A (hoặc B) bấy nhiêu
A là B
Theo TS Nguyễn Thế Lịch: so sánh là đưa ra xem xét sự giống nhau,
khác nhau, sự hơn , kém về một phương diện với một vật khác được coi là
chuẩn. Có thể không phải chỉ một mà nhiều sự vật, nhiều thuộc tính được
so sánh.
Theo tác giả Nguyễn Thỏi Hũa: so sánh là hình thức diễn đạt tu từ khi

đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai đối tượng cú nột
tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những xúc cảm thẩm mĩ trong
nhận thức của người đọc, người nghe. So sánh gồm bốn yếu tố: cái so sánh,
cơ sở so sánh, từ so sánh và cái được so sánh.
Về biện pháp nhân hóa
Theo GS Đinh Trọng Lạc: nhân hóa (còn gọi nhân cách hóa) là một
biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính,
dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không
phải là con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ
hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư,
thái độ của mình.
Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo hai cách:
- Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị
tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người.
- Coi đối tượng không phải như con người và tâm tình trò chuyện với nhau.
Ngoài ra còn có rất nhiều nhà nghiên cứu hay một số sinh viên, học
viên cao học các khóa học trước đã đi tìm hiểu về biện pháp so sánh hoặc
biện pháp nhân hóa. Tuy nhiên chỉ mới đi sâu tìm hiểu về hai biện pháp này
5
hoặc có ứng dụng trong văn miêu tả thì chỉ là ứng dụng một biện pháp này
trong văn miêu tả. Hoặc nếu có ứng dụng thì chỉ ở một kiểu bài nhất định
như phần văn tả cây cối hay văn tả loài vật.
Về văn miêu tả
Cuốn sách “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả” của tác giả
Nguyễn Trí đã viết, gồm hai phần lớn:
Phần thứ nhất: cung cấp các tri thức cơ bản, cần thiết về văn miêu tả
nói chung, về các kiểu bài miêu tả nói riêng. Các tri thức này bao gồm các
hiểu biết về ba mặt: yêu cầu miêu tả, đối tượng miêu tả và ngôn ngữ miêu tả.
Ở mỗi kiểu bài, tác giả đã nêu ra được một số hiểu biết có tính chất đặc thù.
Phần thứ hai: trình bày các yêu cầu và đặc biệt đi sâu phân tích một số

điểm về phương pháp dạy văn miêu tả. Trong phần này, tác giả đã trình bày
các yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy văn miêu tả theo SGK CCGD: đề
cao tính chân thực, nhấn mạnh yêu cầu quan sát trực tiếp, chú ý yêu cầu rèn
kĩ năng theo hướng HS (chủ thể hoạt động) rèn kĩ năng, GV là người tổ
chức và hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức.
Ngoài hai phần chính trên, tác giả còn giới thiệu thêm một số đoạn
văn miêu tả hay, một số kinh nghiệm và một bài soạn dạy văn miêu tả.
Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề cần phải sử dụng
các biện pháp, phương tiện tu từ nào khi dạy từng kiểu bài văn miêu tả.
Nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê ra các biện pháp được sử dụng trong
các bài văn chứ tác giả chưa nói tới vấn đề các biện pháp đó được sử dụng
trong từng bài văn như thế nào.
Cuốn sách “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học” tác giả Nguyễn Trí
cũng đã đề cập đến vấn đề văn miêu tả trong văn học và văn miêu tả trong
nhà trường, đồng thời cũng đề cập đến phương pháp dạy học văn miêu tả
trong nhà trường.
6
Cuốn sách “Văn miêu tả và kể chuyện” của các tác giả Vũ Tú Nam,
Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng cũng đã giới thiệu những bài viết
của mình về suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân khi viết văn miêu tả và văn
kể chuyện. Tác giả Phạm Hổ gián tiếp nói lên vai trò, vị trí của so sánh và
nhân hóa trong văn miêu tả. Nhưng đó cũng chỉ là nói qua, nói một cách sơ
lược chứ chưa gợi ý, hướng dẫn cách sử dụng biện pháp so sánh và nhân
hóa ra sao.
Cuốn sách “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” của tác giả
Lê Phương Nga và Nguyễn Trí. Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Trí đã
đề cập đến các vấn đề sau: văn miêu tả trong chương trình Tập làm văn ở
Tiểu học, một số vấn đề dạy – học văn miêu tả ở lớp 4, lớp 5, nghệ thuật
miêu tả, dạy tiết quan sát và tìm ý ở lớp 4 và lớp 5.
Ngoài ra còn có rất nhiều cuốn sách tuyển chọn những bài văn miêu

tả hay ở bậc Tiểu học.
Như vậy, văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học đã được rất nhiều tác
giả quan tâm. Các tác giả đã tìm hiểu sâu về văn miêu tả và đề ra được các
phương pháp dạy học văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học. Tuy nhiờn các
tác giả còn đề cập chưa nhiều đến việc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa
trong viết văn miêu tả.
Tóm lại, vấn đề hướng dẫn HS lớp 4 sử dụng biện pháp so sánh và
nhân hóa trong văn miêu tả là vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu. Gần
đây đó cú một số luận văn đề cập đến vấn đề này nhưng chưa phải là ứng
dụng cả hai biện pháp này trong văn miêu tả của HS lớp 4. Tuy nhiên những
nghiên cứu đó là nền tảng, là cơ sở cho vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu.
Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số công trình nghiên cứu về so
sánh, nhân hóa và văn miêu tả. Song chưa có một tác giả nào đề cập đến vấn
đề hướng dẫn HS sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả.
Hai biện pháp này là những vấn đề SGK mới đưa vào chương trình dạy học
7
của môn Tiếng Việt lớp 3 từ năm học 2004 – 2005. Đây là vấn đề còn mới
và dặc biệt chưa được GV dạy tích hợp với các môn học khỏc nờn HS khó
nắm bắt được kiến thức về so sánh và nhân hóa, do vậy, việc áp dụng hai
biện pháp này trong văn miêu tả cũng gặp những khó khăn nhất định. Điều
đó khiến cho các nhà giáo dục đặt ra một loạt những suy nghĩ trăn trở: làm
thế nào để HS ứng dụng được những điều đã học về hai biện pháp này trong
bài văn? Làm thế nào để HS viết dược một văn miêu tả hay? Cần hướng dẫn
HS như thế nào để HS viết được một bài văn có nhiều hình ảnh, cảm xúc?
Tất cả những vấn đề trên đây đã định hướng giúp chúng tôi chọn đề
tài này để nghiên cứu.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. 1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là xây dựng hệ
thống bài tập giúp học sinh sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa khi viết

văn miêu tả, tạo hứng thú cho học sinh khi viết văn, góp phần tháo gỡ khó
khăn trong dạy học văn miêu tả.
4. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến việc rèn kỹ năng sử dụng biện
pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh. Tìm hiểu về vấn đề rèn kỹ
năng sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả trong chương
trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, thực trạng sử dụng biện pháp tu từ
so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4.
Xây dựng một hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ
so sánh và nhân hóa để luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
Tiến hành thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi của hệ thống bài
tập theo các đề xuất của đề tài.
5. Giả thuyết của đề tài
8
Nếu xây dựng được hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu
từ so sánh và nhân hóa đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, phù hợp
với trình độ của học sinh và hướng vào hoạt động luyện viết văn miêu tả cho
học sinh lớp 4 thì kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa của
các em sẽ được nâng cao, bài văn miêu tả của học sinh sẽ sinh động, giàu
hình ảnh, hấp dẫn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt mục đích cũng như những nhiệm vụ của đề tài,
chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
6. 1. Phương pháp phân tích
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những quan điểm, luận
điểm trong các tài liệu khoa học liên quan để xác lập cơ sở lí luận của đề tài.
Đó là lý thuyết về văn miêu tả, văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, biện
pháp tu từ so sánh, nhân hóa.
6. 2. Phương pháp khảo sát thực tế
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát bài làm của học sinh.

Đây là phương pháp đòi hỏi phải tiến hành công phu, tỉ mỉ và tốn nhiều thời
gian nhằm nắm được thực trạng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và
nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4.
6. 3. Phương pháp thống kê
Để làm cơ sở cho việc rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và
nhân hóa cho học sinh lớp 4, chúng tôi dùng phương pháp thống kê để tổng
hợp các tư liệu khảo sát qua bài làm của học sinh, tìm ra những lỗi sai, thống
kê và phân loại lỗi sai trong việc sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa cho
học sinh.
6. 4. Phương pháp thực nghiệm
9
Thực nghiệm là phương pháp rất quan trọng trong quá trình nghiên
cứu, là một trong những nội dung quan trọng của luận văn. Qua phương
pháp thực nghiệm, những kết quả cụ thể được định lượng rõ ràng mới có thể
có những kết luận được về giá trị thực tiễn và tính khả thi của những vấn đề
được đặt ra trong luận văn. Phương pháp này được tiến hành sau khi đã đưa
ra lý thuyết và hệ thống bài tập. Đây là khâu hiện thực hóa nội dung lý
thuyết và bài tập. Đồng thời, đây cũng là khâu kiểm tra, đánh giá kết quả, từ
đó có thể rút ra những nhận xét, kết luận về quá trình nghiên cứu của mình.
7. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến việc rèn kỹ năng sử dụng biện
pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4.
- Khảo sát thực trạng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân
hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 và chỉ ra những ưu điểm và
nhược điểm.
- Xây dựng những bài tập nhằm rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ
so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 nhằm giúp học
sinh sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn
miêu tả.
8. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung chính
của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và tiễn của đề tài
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp
tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
10
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Văn miêu tả
1.1.1. Khái niệm về văn miêu tả
Miêu tả theo từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội, 1997 có nghĩa
là: “Thể hiện sự vật bằng lời hay nét vẽ”.
Theo sách Tiếng Việt 4: “Văn miờu tả là vẽ lại bằng lời những đặc
điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người đọc, người nghe có thể
hình dung được các đối tượng ấy.”
Văn miêu tả là thể loại văn dùng ngôn ngữ để tả sự vật, hiện tượng,
con người,…một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có. Đây là loại văn giàu
cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá của người viết.
Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sống cũng có thể trở
thành đối tượng của văn miêu tả nhưng không phải bất kỳ một sự miêu tả
nào cũng trở thành văn miêu tả. Miêu tả không chỉ đơn giản ở việc giúp
người đọc thấy rõ được những nét đặc trưng, những đặc điểm, tớnh chất,…
khụng thể chỉ là việc sao chép, chụp lại một cách máy móc mà phải thể hiện
được cả sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng ngôn từ, trong cách thể
hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với đối tượng được miêu tả và hơn
thế là: “Bằng những ngôn ngữ sinh động đã khắc họa lên bức tranh đó, sự
vật đó khiến cho người nghe, người đọc như cảm thấy mình đang đứng

trước sự vật, hiện tượng đó và cảm thấy như được nghe, sờ những gì mà
nhà văn nói đến”.
Khi miêu tả lạnh lùng, khách quan nhằm mục đích thông báo đơn
thuần thỡ đú không phải là miêu tả văn học mà là tả theo phong cách khoa
học. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua đoạn văn:
12
Chúng ta hãy so sánh hai đoạn văn miêu tả cây phượng để thấy rõ sự
khác biệt đó:
Đoạn 1: “Cõy gỗ cao khoảng 10 – 20 m. Lá kép lông chim hai lần. Lá
chét nhỏ. Hoa màu đỏ rực mọc thành cụm, mỗi bông hoa có 5 cánh trong đó
có một cánh môi là lớn nhất, có màu đỏ pha lẫn trắng. Quả có hai mảnh vỏ
hóa gỗ. Hạt dài và hẹp, có vân nâu nâu. Ra hoa vào mùa hạ. Là loại cây
được trồng phổ biến ở nước ta để lấy búng mỏt.”
(Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi)
Đoạn 2: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng
đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một
phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây,
đến hàng, đến những tán lớn xòe ra, trên đậu khít nhau muôn nghìn con
bướm thắm. Mùa xuân, phượng ra lỏ. Lỏ xanh um, mát rượi, ngon lành như
lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy lòng
cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm
quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một
tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhỡn
trụng: hoa nở lúc nào mà bất ngờ giữ vậy?
Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non nếu có mưa lại
càng tươi dịu. Ngày xuân dần đến, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa
nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp
thành phố bỗng rực lên, như Tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ”…
(Xuân Diệu)
Đọc cả hai đoạn văn trên ta thấy có một điểm chung là đều miêu tả

cây phượng. Song nội dung của đoạn 1 chỉ nhằm một mục đích duy nhất là
nhằm cung cấp cho người đọc những hiểu biết về cây phượng, giúp người
đọc thấy được những đặc điểm về hình dáng bên ngoài và tác dụng của cây
phượng đối với đời sống của con người. Do vậy, đoạn văn này chỉ là sự
13
miêu tả theo phong cách khoa học. Miêu tả khoa học là miêu tả chính xác
những đặc điểm của đối tượng ấy, mang tính chung, chặt chẽ, khách quan.
Còn ở đoạn 2, Xuân Diệu không chỉ cho ta thấy những đặc điểm
chung của cây phượng mà cũn giỳp ta cảm nhận được tình cảm yêu mến,
niềm say mê, thích thú của tác giả đối với cây phượng – một loài cây gắn bó
với tuổi học trò. Do vậy, ở đoạn 2 là miêu tả văn học. Chính vì vậy miêu tả
văn học khác miêu tả khoa học ở sự bộc lộ cảm xúc của người viết đối với
đối tượng miêu tả. Nó đòi hỏi người viết phải có sự quan sát tỉ mỉ, có tình
cảm, có ấn tượng thì mới miêu tả được đối tượng đó.
1.2. Đặc điểm của văn miêu tả
Trong cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả”, tác giả
Nguyễn Trớ đó nêu rõ ba đặc điểm của văn miêu tả. Đó là: Văn miêu tả
mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết; văn miêu
tả mang tính sinh động, tạo hình; ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh.
1.2.1. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình
cảm của người viết.
Dù đối tượng của bài văn miêu tả là gì đi chăng nữa thì bao giờ người
viết cũng đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mĩ, cũng gửi gắm vào
trong đó những suy nghĩ, tình cảm hay ý kiến nhận xét, đánh giá, bình luận
của bản thân mình. Chính vì vậy mà trong từng chi tiết của bài văn miêu tả
đều mang đậm dấu ấn chủ quan của người viết.
1.2.2. Văn miêu tả mang tính sinh động, tạo hình
Tính sinh động, tạo hình của văn miêu tả thể hiện ở con người, phong
cảnh, sự vật, đồ vật…được miêu tả hiện lên qua từng câu văn, đoạn văn như
trong cuộc sống thực khiến người đọc, người nghe như được ngắm nhìn,

được sờ, được nghe, được ngửi thấy những gì mà tác giả đang cảm nhận.
Muốn bài văn miêu tả được sinh động thì người viết phải tạo nên được
những câu văn, những đoạn, bài văn sống động, gây ấn tượng. Điều quan
14
trọng để có thể làm được điều đó, trước hết người viết phải có sự quan sát tỉ
mỉ, ghi nhớ được những điều mỡnh đó quan sát được kết hợp với khả năng
sử dụng ngôn từ một cách khéo léo, các biện pháp tu từ.
1.2.3. Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh
Đặc điểm nổi bật của văn miêu tả là ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh.
Đây là đặc điểm làm nên sự khác biệt, giúp ta phân biệt được văn miêu tả với
các thể loại văn khác như văn bản tự sự, văn bản trữ tình hay văn nghị luận.
Ngôn ngữ văn miêu tả giàu cảm xúc bởi trong bài viết bao giờ người
viết cũng bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay ý kiến nhận xét, đánh giá hay bình
luận của người viết với đối tượng miêu tả. Tình cảm đó có thể là sự yêu
mến, yêu quý, thán phục hay sự gắn bú…với đối tượng được miêu tả.
Ngôn ngữ văn miêu tả giàu hình ảnh bởi trong bài viết thường được
sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình như: tính từ, động từ, từ láy hay các biện
pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, …Chớnh điều này đã tạo cho ngôn
ngữ trong văn miêu tả có sự uyển chuyển, nhịp nhàng, diễn tả tốt cảm xúc
của người viết. Hơn thế nó có tác dụng khắc họa được bức tranh miêu tả
sinh động như trong cuộc sống thực.
Hai yếu tố giàu cảm xúc và giàu hình ảnh gắn bó khăng khít với nhau
làm nên đặc điểm riêng biệt và làm cho những trang văn miêu tả trở nên có
hồn, cuốn hút người đọc, gây ấn tượng mạnh mẽ và tác động sâu sắc vào trí
tưởng tượng cũng như cám nghĩ của người đọc.
Trong cuốn “Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt” hai tác giả Đào Ngọc
và Nguyễn Quang Ninh đã chỉ rõ ba đặc điểm của văn miêu tả. Đó là: Văn
miêu tả là một loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ; trong văn miêu tả, cái
mới, cỏi riờng phải gắn chặt với tính chân thật; ngôn ngữ trong văn miêu tả
bao giờ cũng giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh,…

Như vậy, hai tác giả đó nờu thờm một đặc điểm cũng rất quan trọng
của văn miêu tả đó là, tính sáng tạo phải gắn chặt với tính chân thật. Bởi
15
miêu tả là “vẽ lại những đặc điểm nổi bật của cảnh vật, của người” nên sự vẽ
lại đó phải đảm bảo đúng như đối tượng đang tồn tại trong cuộc sống.
Văn miêu tả phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo của người viết
nhưng dựa trên những đặc điểm, tính chất chân thực như nó vốn có. Một yêu
cầu rất quan trọng đối với một bài văn miêu tả là phải có những cái phát
hiện mới mẻ, những cỏi riờng của người viết về đối tượng miêu tả. Đó chính
sự cảm nhận theo chủ quan của mỗi người, và nó làm nên sự khác biệt giữa
các bài văn miêu tả.
1.3. Về biện pháp so sánh
1.3.1. Khái niệm “so sỏnh”
“So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các quan hệ nhất
định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chỳng.”
Đó là một cách định nghĩa về so sánh nói chung. Trên thực tế tồn tại 2
loại so sánh là so sánh tu từ và so sánh luận lí (so sánh logic), chúng ta cần
có sự tách bạch giữa 2 loại so sánh này.
So sánh luận lí là “đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại vào
các quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự khác nhau giữa chỳng”.
Ví dụ: Bạn Hoa học giỏi hơn bạn Lan.
So sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu
hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau
hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả hình ảnh một
lối tri giác mới mẻ về đối tượng.
Như vậy điểm khác nhau cơ bản giữa hai kiểu so sánh này là tính hình
tượng, tính dị loại (không cùng loại) và tính biểu cảm của sự vật. Ở so sánh
luận lớ, cỏi được so sánh và cái so sánh là hai đối tượng cùng loại mà mục
đích của sự so sánh này là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. Còn
trong so sánh tu từ, các đối tượng được đưa ra so sánh có thể cùng loại, có

thể khác loại. Mục đích của so sánh này là nhằm diễn tả một cách có hình
16
ảnh đặc điểm của đối tượng. Trên thực tế có rất nhiều câu diễn đạt sự so
sánh nhưng so sánh tu từ là phải “nhằm diễn tả hình ảnh một lối tri giác mới
mẻ về đối tượng”, tức là phép so sánh đó phải đạt đến một hình thức ổn định
và có một giá trị nội dung nhất định.
Ví dụ về tu từ so sánh cú cỏc đối tượng cùng loại:
- So sỏnh có đối tượng cùng là con người:
Bác Tư có thân hình vạm vỡ, khỏe mạnh như một bác nông dân.
- So sỏnh có đối tượng cùng là loài vật:
Thân hình của Giôn to khỏe và nhanh nhẹn như một chú chó săn.
- So sỏnh có đối tượng cùng là vật:
Thân cây hoa hồng tròn như chiếc đũa.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta chỉ chú trọng đến
so sánh tu từ.
1.3.2. Cấu tạo của so sánh
Xét về mặt cấu tạo, mô hình so sánh đầy đủ bao gồm 4 yếu tố sau:
Yếu tố 1: yếu tố được / bị so sánh (tùy theo việc so sánh là tích cực
hay tiêu cực)
Yếu tố 2: yếu tố chỉ phương diện so sánh (chỉ tính chất, đặc điểm của
sự vật hay trạng thái của hành động).
Yếu tố 3: Yếu tố quan hệ so sánh (có thể là quan hệ ngang bằng hoặc
không ngang bằng)
Yếu tố 4: yếu tố chuẩn (được đưa ra làm chuẩn để so sánh)
Ví dụ:
Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4
Ông hiền như hạt gạo
Bà hiền như suối trong
Trên thực tế, có nhiều phép so sánh không đầy đủ cả 4 yếu tố trờn. Nú
có thể thiếu vắng một hoặc hai yếu tố

Ví dụ: Phớa đụng, ông mặt trời như một khối cầu lửa đang nhô lên.
17
Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
1.3.3. Các loại biện pháp so sánh tu từ
Chúng ta có nhiều căn cứ để chia ra thành các loại biện pháp so sánh
tu từ như sau:
- Căn cứ vào từ ngữ chỉ quan hệ so sánh có thể chia ra các loại so
sánh sau đây:
+ So sánh ngang bằng:
* So sánh ngang bằng không có từ so sánh:
Ví dụ:
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Đờm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
* So sánh ngang bằng có từ so sánh (như, giống như, hệt, y hệt, tựa,
bao nhiêu – bấy nhiờu…)
Ví dụ:
Trăng lên cao như mẹt bánh đúc nhà ai đem treo lơ lửng giữa trời.
Qua đình ngả nón trụng đỡnh
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
+ So sánh hơn:
Ví dụ:
Búng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào, nhưng
cành mai uyển chuyển hơn cành đào.

18
+ So sỏnh kém:
Ví dụ:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
+ So sỏnh không nhằm xác định hơn, kém
Ví dụ:
Nếu như hoa cúc vàng tươi thì hoa hồng đỏ thắm, cả hai đều khoe sắc
trong vườn lộng lẫy.
- Căn cứ vào nghĩa của các đối tượng được so sánh với nhau có
các dạng so sánh sau:
+ Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn không cùng phạm trù
ngữ nghĩa
• Yếu tố được / bị so sánh thuộc phạm trù người, yếu tố chuẩn
không thuộc phạm trù người
Ví dụ:
Bé chạy ra, chạy vào bày cỗ như con kiến vác đất làm tổ, như con
chim tha mồi.
• Yếu tố được / bị so sánh là tâm trạng, tình cảm; yếu tố chuẩn
không là trạng thái, tình cảm.
Ví dụ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
• Yếu tố được / bị so sánh là hành động , yếu tố chuẩn không là
hành động.
Ví dụ:
Chạy nhanh như gió.
19
• Yếu tố được / bị so sánh là các sự việc, yếu tố chuẩn không là các
sự việc.

Ví dụ:
Con mắt em liếc như là dao cau.
+ Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù
ngữ nghĩa.
• Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù
người.
Ví dụ:
Bố em cày ruộng thành thạo như một bác nông dân.
• Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù
hành động.
Ví dụ:
Tìm em như thể tìm chim.
• Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù tình
cảm.
Ví dụ:
Thương người như thể thương thân.
• Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù sự
vật.
Ví dụ:
Trăng tròn như quả bóng
Ai vừa tung lên trời.
1.3.4. Chức năng của biện pháp so sánh tu từ
Biện pháp so sánh tu từ có hai chức năng cơ bản và chủ yếu đó là:
chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm.
20
Chức năng nhận thức của biện pháp so sánh tu từ thể hiện ở chỗ: biện
pháp so sánh tu từ đem lại cho con người những hiểu biết hay tri giác mới
mẻ, hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng, tính chất, trạng thái, … trong thế giới
quan qua hình ảnh so sánh.
Chức năng biểu cảm của biện pháp so sánh tu từ thể hiện như sau: qua

bất kỳ một phép so sánh tu từ nào ta cũng nhận ra sự yờu, ghột, khen, chê,
thái độ khẳng định hay phủ định của người nói với đối tượng được miêu tả.
Chính chức năng này tạo nên những hình ảnh sống động, gợi cảm, tạo ra
những cách nói mới mẻ làm cho cách diễn đạt trở nên phong phú, uyển
chuyển, tăng sức mạnh biểu cảm cho lời nói. Đồng thời bằng hình ảnh so
sánh đã bộc lộ thái độ, tình cảm, cách nhận xét, đánh giá của tác giả.
Tóm lại, so sánh tu từ là công cụ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn
nữa những phương diện nào đó của sự vật. Nhờ có sự so sánh mà chúng ta
dễ dàng tri thức về đối tượng miêu tả một cách rõ nét hơn, hình ảnh và cụ
thể hơn bằng việc công khai đối chiếu hai đối tượng khác nhau đã khơi gợi
cho người đọc, người nghe tới một vùng liên tưởng mới tạo nên sự nhận
thức mới mẻ và bất ngờ. Chính vì thế, nó tạo nên tính chất hình tượng đậm
nét của đối tượng được miêu tả, đồng thời bộc lộ thái độ, cách nhận xét đánh
giá của tác giả về đối tượng được miêu tả. So sánh tu từ được sử dụng phổ
biến trong các phong cách của Tiếng Việt nhưng chỉ trong văn chương nó
mới thể hiện đầy đủ nhất khả năng tạo hình cũng như biểu cảm.
Ví dụ:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khoa)
1.3.5. Cơ chế tạo ra biện pháp so sánh tu từ
So sánh được tạo ra nhờ sự quan sát, tưởng tượng là liên tưởng ra
những nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh chúng
21
ta. Hay nói một cách khỏc thỡ cơ chế của so sánh đó là dựa vào cỏc nột đặc
trưng “nhờ quan hệ liên tưởng tương đồng”, cơ chế A – B, Theo cơ chế so
sánh, A là cái được / bị so sánh (yếu tố 1), B là cái được đem ra làm chuẩn
của sự so sánh (yếu tố 4). A và B cú nột tương đồng giống nhau, nhờ B mà
ta hiểu, ta cảm nhận được các đặc điểm của A một cách dễ dàng hơn vì A là
cỏi đớch của so sánh. Như vậy, biện pháp so sánh giữ vai trò thể hiện đặc

điểm của sự vật này (A) qua một sự vật khác (B) dựa vào những nét tương
đồng giống nhau giữa chúng.
1.4. Về biện pháp nhân hóa
1.4.1. Khái niệm “nhõn húa”
Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ
ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị cho thuộc tính,
dấu hiệu của đối tượng không phải là con người nhằm làm cho đối tượng
được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có
khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ, tình cảm của mình.
Ví dụ:
“Cả đàn bò rống lên sung sướng. “ề ũ”, đàn bò reo lên. Chúng nhảy
cỡn lên, xô nhau chạy.”
Con nâu đứng lại, cả đàn đứng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên
như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn, tục uống nhất,
cứ thỳc mói mừm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom nó
ăn đến là ngon lành. Con Hoa ở gần đấy cũng hùng hục ăn không
kộm….Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại
chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và
đi kiếm một bụi khác.
Đàn bò tràn lên phủ vàng rực cả sườn đồi. Nom những cái
mõm ngoạm cỏ sao mà ngon thế.”
(Cỏ non – Hồ Phương)
22
1.4.2. Cỏc cỏch nhân hóa
Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo hai cách:
- Cách 1: Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hành động của người để
biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là con người.
Ví dụ:
Gà Trống kiêu hãnh ngẩng cao đầu, cái mũ đỏ chót, tấm áo nhung đen
pha mùa đỏ biếc hài hòa. Bằng những bước đi đĩnh đạc, gà tiến lên, không

nói, gà mở đầu khúc nhạc nhan đề “Bỡnh minh” bằng tiết tấu nhanh khỏe
đầy hứng khở “tờ - rộc……… tờ - re – te – te – te”
(Nguyễn Phan Hách)
- Cách 2: Coi đối tượng không phải là con người như con người và
tâm tình trò chuyện với những đối tượng ấy.
Ví dụ:
Tôi ngước nhìn bầu trời quang đãng vừa dứt trận mưa đầu mùa. Tôi
gọi thầm, khe khẽ: Bướm Rồng! Bướm Rồng! Bướm ơi Bướm!
Bỗng có tiếng đáp nho nhỏ:
- Em đây.
Tiếng êm ái dưới những bụi cây giềng cơm mọc hoang trong góc
tường. Còn đương ngơ ngác, chưa nghe rõ tiếng ai, thỡ tụi thấy một gã
bướm to bằng chiếc lá đa, cỏnh nõu mỡ, lẫn với màu đất ướt nước mưa óng
ánh. Ồ, Bướm Ma. Những con Bướm Ma thì vô khối trong vườn. Con đen,
con nâu, con xám vẫn trông thấy cả lũ bay ra khi tạnh mưa, nhưng tôi không
để ý bao giờ. Ai đợi Bướm Ma làm khỉ gì?
- Em đây mà.
- Hừm, cái Bướm Ma! Tớ chẳng lạ!
Tôi nhăn mũi cau có.
Bướm Ma thở dài:
- Anh chờ Bướm Rồng chứ gì?
23
Tôi hấp tấp hỏi:
- Ấy gặp Bướm Rồng rồi á?
Bướm Ma nói từng tiếng thong thả:
- Không, em thấy anh đợi Bướm Rồng, năm ngoái, năm kia, năm nào
anh cũng đợi, em thương anh mỏi mắt, em ra chơi với anh thôi.
Tôi chăm chú ngẫm nghĩ câu nói của Bướm Ma. Tôi hỏi vu vơ:
- Tớ ấy à?
- Phải, anh đấy.

Rồi Bướm Ma cười khểnh:
- Biết anh có tính xa thơm gần thối. Bạn bè thì hờ hững mà lại đi đợi
những ai ai. Mặc kệ anh!
(Bướm Rồng Bướm Ma – Tô Hoài)
Cũng như biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa có hai chức năng cơ
bản là chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm.
1.5. Vai trò của so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả
1.5.1. Vai trò của so sánh trong văn miêu tả
Sử dụng biện pháp so sánh trong văn miêu tả thể hiện sự nhận thức
chính xác, sâu sắc của người sử dụng và tăng cường nhận thức cho người
đọc, người nghe về sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. So sánh
là đem đối chiếu 2 đối tượng (sự vật, tính chất, hành động,…) khác loại của
thực tế khách quan nhằm diễn tả một cách hình ảnh về đối tượng. Như vậy,
khi đem so sánh 2 đối tượng với nhau tức là người sử dụng đó cú sự nhận
thức sâu sắc về 2 đối tượng, khám phá ra được những nét tiêu biểu tương
đồng giữa các đối tượng và từ đó đặt chúng trong mối quan hệ so sánh trên
một phương diện so sánh nào đó. Và người đọc, người nghe khi liên tưởng
một phép so sánh cũng phải nhận ra được nét tương đồng giữa hai đối tượng
và từ đó nhận thức rõ hơn về đối tượng được so sánh thông qua đối tượng
được đem ra làm chuẩn so sánh. Do vậy, sự liên tưởng đú giúp người đọc,
24
người nghe có thể hình dung rõ ràng, đầy đủ về đối tượng mà tác giả muốn
nói đến, từ đó tăng cường sự nhận thức của người đọc. Nhà văn Nguyên
Hồng đã miêu tả vẻ bên ngoài của bỳp ngụ bằng phép so sánh: “Trờn ngọn,
một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lờn.” Với sự so sánh này, ta
có thể nhận thấy sự tinh tế trong việc phát hiện ra vẻ đẹp của bỳp ngụ mới
nhú, thể hiện sự quan sát tài tình của tác giả. Thông qua sự liên tưởng, người
đọc có thể hình dung ra vẻ đẹp mềm mịn, mượt mà của bỳp ngụ. Qua câu
văn này, nhờ biện pháp so sánh mà người đọc nhận thức rõ về đối tượng
được miêu tả chưa biết, chưa rõ ở đây là bỳp ngụ.

Trong văn miêu tả, sử dụng so sánh tu từ là một biện pháp tạo hình
khiến cho đối tượng trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn đối với người đọc.
So sánh có giá trị gợi âm thanh hình ảnh.
Chúng ta hóy cựng xem cách miêu tả hương vị độc đáo về quả sầu
riêng của nhà văn Mai Văn Tạo thông qua phép so sánh:
Sầu riêng thơm mùi thơm của mớt chớn quyện với hương bưởi, bộo
cỏi bộo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.
Việc so sánh hương thơm và mùi vị của trái sầu riêng với hàng loạt
mùi vị khác nhau khiến câu văn trở nên vô cùng sinh động và gợi tả, khiến
người đọc như được cùng nếm hương vị đặc biệt theo từng từ ngữ mà tác
giả dùng để miêu tả. Không có phép so sánh, bài văn miêu tả sẽ trở nên khô
khan, kém sinh động, hấp dẫn. Đọc đoạn văn trên của nhà văn Mai Văn Tạo,
dù người đọc chưa một lần ngửi hay ăn quả sầu riêng nhưng bằng cách so
sánh và đưa ra những hương vị của những sự vật gần gũi hơn, thân quen hơn
nhưng người đọc vẫn cảm thấy như quen quen, đã được thưởng thức lần nào
đó rồi. Cùng là đi miêu tả hương vị quả sầu riêng mà chúng ta chỉ nói rằng:
sầu riêng rất thơm và ngon hoặc sầu riêng thơm và ngon lắm thì người đọc
không thể nào hình dung ra hương vị đặc biệt của loại trái cây này.
25

×