Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Công dân với vấn đề văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.7 KB, 5 trang )

Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình của tổ 4 chúng tôi về chủ đề Văn Hóa.
1. Định nghĩa
Như các bạn đã biết, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng về con
người, truyền thống, lịch sử, những nét phong tục tập quán, những giá trị vật chất và tinh
thần và cả những gì liên quan đến sự phát triển của con người. Chúng hòa quyện vào nhau,
tạo nên cho mỗi quốc gia, dân tộc một nét văn hóa không thể tách rời.
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt
đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Văn hóa được thể hiện ở 5 yếu tố chính
- Biểu tượng: là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của một cộng
đồng người nhận biết. Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của con người và cả những
ký tự của trang viết này đều là biểu tượng văn hóa. Trong mọi nền văn hóa, con người
đều sắp xếp biểu tượng thành ngôn ngữ, đó là hệ thống các ký hiệu có ý nghĩa chuẩn giúp
cho các thành viên trong xã hội có thể truyền đạt được với nhau.
- Chân lý: đó chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy. Có người thì cho rằng, chân lý đó
là những nguyên lý được nhiều người tán thành thừa nhận. Hay theo quan điểm thực
dụng gắn ý nghĩa của chân lý với tính lợi ích thực tế của nó.
- Giá trị: với tư cách là sản phẩm của văn hóa và thuật ngữ giá trị có thể quy vào những
mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những sở thích, những bổn phẩn, những trách
nhiệm, những ước muốn, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều hình
thái khác nữa của định hướng lựa chọn.
- Mục tiêu: là một trong những yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức của
con người. Mục tiêu được coi như sự dự đoán trước kết quả của hành động. Đó là cái
đích thực tế cần phải hoàn thành
- Chuẩn mực: là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được
ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng
hành vi của các thành viên
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con
người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững
và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa.
Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.


Cũng từ định nghĩa trên, ta thấy văn hóa xoay quanh đối tượng chính là con người. Từ sự
phát triển chung của cộng đồng cũng như hoàn cảnh, con người có thể tạo ra các giá trị văn
hóa mới và loai bỏ các giá trị văn hóa cũ không còn phù hợp. Có thể coi văn hóa chính là nền
tảng tinh thần của xã hội, là thước đo sự phát triển của mỗi quốc gia và cũng là một phần
động lực phát triển của xã hội. Chức năng của văn hóa thể hiện ở 4 khía cạnh.
Thứ nhất, Chức năng tổ chức xã hội: Văn hoá thường xuyên làm tăng độ ổn định xã hội, cung
cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường xã hội và môi trường tự
nhiên.
Thứ hai, chức năng điều chỉnh xã hội: thường xuyên xem xét các giá trị, văn hoá giúp cho xã
hội duy trì được trạng thái cân bằng động của mình, không ngừng hoàn thiện và thích ứng
với những biến đổi của môi trường nhằm tự bảo vệ để tồn tai và phát triển.
Thứ ba, chức năng giao tiếp: Do mang tính nhân sinh, văn hoá trở thành sợi dây nối con
người với con người.
Thứ tư: chức năng giáo dục văn hoá thực hiện chức năng giáo dục bằng những giá trị ổn định
và cả những giá trị đang hình thành.
2. Biểu hiện của văn hóa trong đời sống
- Nét văn hóa tốt: Đó chính là những phong tục, tập quán tốt đẹp được lưu truyền từ bao
đời, là những lễ hội, những loại hình nghệ thuật, các tác phẩm văn chương mang đậm dấu
ấn riêng của Việt Nam như ca trù, chầu văn, quan họ, cải lương… Đó còn là bề dầy,
truyền thống lịch sử 4000 năm của dân tộc, là những nét đẹp trong lời ăn, tiếng nói của
con người Việt Nam
- Nét văn hóa xấu: là những hình thức hủ lục lạc hậu, bảo thủ, mê tín dị đoan như lên
đồng, gọi hồn những lễ hội bị thương mại hóa, phục vụ mục đích kinh doanh hay cả như
việc đốt vàng mã cũng là một nét không đẹp trong văn hóa Việt Nam.
3. Thực trạng văn hóa ở Việt Nam Hiện Nay
a. Những mặt chưa được
Hiện nay, trong thời buổi toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới sự giao lưu văn hóa diễn ra rất
nhanh và liên tục, diễn ra theo nhiều chiều, bằng nhiều cách, ở mọi lúc mọi nơi. Không khó
để nhận ra những biểu hiện văn hóa nước ngoài xâm nhập hầu hết các mảng của đời sống văn
hóa tinh thần nước ta. Sự du nhập quá nhanh này dẫn tới việc nhiều khía cạnh của đời sống

văn hóa đang mất dần bản sắc riêng, nhiều giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc đang bị mai
một và biến mất dần theo thời gian vì không được giữ gìn, kế thừa và phát huy.
- Đơn cử như ở khía cạnh phim ảnh và âm nhạc, sự tràn vào của làn sóng phim ảnh từ nước
ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và nhất là trào lưu âm nhạc Hàn Quốc đã át đảo
hoàn toàn các sản phẩm của Việt Nam. Ngồi trước màn ảnh tivi vào những "giờ vàng",
đếm sơ sơ cũng đã có tới không dưới mười kênh phát sóng những bộ phim truyền hình
nước ngoài, nhất là phim từ các quốc gia nêu trên. Trong khi đó, chỉ hiếm hoi một số
kênh dành "đất" cho phim Việt mà nếu chú ý cũng chỉ có ra vài phim mới, còn hầu như là
phim cũ phát lại. Các phim Việt Nam hiện nay có xu hướng chạy theo thị hiếu đám đông
bằng cách tung ra những bộ phim nặng về tính giải trí thương mại mà ít giá trị nghệ thuật.
Ðiều này vô hình chung đã tạo nên một diện mạo có phần mờ nhạt của nền điện ảnh nước
nhà, và hệ quả là công chúng vẫn "sốt" với phim nước ngoài mà "lạnh" với phim Việt.

- Còn ở lĩnh vực âm nhạc, không cần phải nói quá nhiều chúng ta cũng có thể nhận ra sự
tác động của nó tới giới trẻ Việt Nam hiện nay. Khái niệm “fan cuồng” hay những câu
chuyện về việc các bạn trẻ sẵn sàng bỏ ra vài ba triệu đồng hay đe dọa bố mẹ để có được
một tấm vé đi xem chương trình của thần tượng trở nên phổ biến, đến mức nó đã trở
thành đề thi đại học năm 2012. Những nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc gây "sốt" giới
trẻ Việt bởi những vũ điệu đẹp mắt, đồng đều và ngoại hình trẻ trung, bắt mắt - thứ mà
âm nhạc chính thống Việt Nam còn chưa tạo được thế mạnh. Chính điều này đã tạo ra xu
hướng coi trọng yếu tố "nhìn" nhiều hơn "nghe", coi trọng tính giải trí hơn tính nghệ
thuật trong cách cảm thụ âm nhạc của giới trẻ. Chính sự du nhập ồ ạt của âm nhạc quốc tế
vào thị trường Việt Nam đã phần nào làm méo mó đời sống âm nhạc trong nước, tạo nên
lớp váng mầu mè bắt mắt của giới giải trí Việt mà ẩn phía dưới biết bao là sạn. Không chỉ
có vậy, vấn đề văn hóa đọc, cũng đang thành một vấn đề đáng chú ý v v

- Bên cạnh sự thâm nhập quá nhanh của các làn sóng văn hóa từ thế giới đổ về, những nét
đặc sắc riêng của Việt Nam lại chưa được giữ gì, trận trọng và phát huy đúng với giá trị
của nó. Các loại hình nghệ thuật như cải lương, chèo, ca trù, chầu văn đang dần bị mai
một khi mà lớp nghệ nhân cũ như cụ Hà Thị Cầu đang dần ra đi và chưa có người kế cận.

Người dân cũng chưa tiếp cận với các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc theo
cách tích cực và đầy đủ nhất dẫn tới việc chúng ngày càng xa rời khan giả. Hơn nữa đây
là những loại nghệ thuật không phải ai cũng thích cũng muốn để ý tới nên việc mất dần
chỗ đứng là điều đương nhiên. Việc phổ biến và quảng bá chúng ra nước ngoài cũng chưa
được chú trọng khi vốn âm nhạc dân gian truyền thống của Việt Nam chỉ có dịp để phô
bày tinh hoa trong những đợt liên hoan, hội diễn âm nhạc thế giới hay những đợt giao lưu
văn hóa cấp quốc gia mà không được giới thiệu thường xuyên. Hầu như chỉ có khách du
lịch nước ngoài đến Việt Nam mới có cơ hội biết đến chúng.
Trên đây mới chỉ nói tới một phần rất nhỏ của văn hóa Việt Nam đó là ở khía cạnh văn hóa
nghệ thuât, những giá trị văn hóa khác như lịch sử, lễ hội dân gian, văn hóa nét đẹp trong
giao tiếp ứng xử cũng đang dần mai một, biến đổi, xa dần bản sắc xưa vốn có của nó.
b. Mặt tích cực trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam
Tuy nhiên không phải tất cả chỉ có hạn chế, vẫn có những cái được có thể thấy rõ.
- Sự mở cửa và đa dạng văn hóa đã đem các quốc gia, dân tộc lại gần nhau hơn, mở rộng
hiểu biết của con người Việt Nam về thế giới cũng như giúp thế giới hiểu rõ hơn về Việt
Nam nhất là sau thời kỳ chiến tranh. Việc hợp tác, giao lưu văn hóa cũng tạo ra những
điều kiện cho sự phát triển, hợp tác kinh tế cũng như nhiều lĩnh vực khác. Thế hệ trẻ Việt
Nam hiện nay cũng không phải chỉ biết tiếp nhận vô điều kiện những giá trị văn hóa tư
tưởng từ bên ngoài. Rất nhiều người đã biết chọn lọc các giá trị tinh túy nhất để tiếp thu,
biết phát huy và quảng bá nét đẹp văn hóa Việt Nam ra với thế giới. Có nhiều bạn đã bắt
đầu tìm hiểu và say mê với các loại hình nghệ thuật dân tộc. Dù còn ít nhưng nó cũng
đánh dấu sự thay đổi trong cách tiếp nhận văn hóa của giới trẻ. Các hoạt động phổ biến
văn hóa dân tộc cũng diễn ra thường xuyên hơn trước. Nhà trương đã chú trọng tới việc
giáo dục thế hệ trẻ, điển hình như ngay trại trường Trần Phú vừa rồi đã diễn ra hoạt động
ngoài giờ lên lớp với chủ đề “ Thanh niên với việc bảo vệ và phát huy truyền thống văn
hóa dân tộc” với sự tham gia nhiệt tình của các bạn học sinh. Nhà nước đã có những hoạt
động để thúc đẩy mạnh việc quảng bá văn hóa Việt Nam bằng cách tổ chức các chuyến
lưu duyễn mà có thể kể tới đó là với múa rối nước… Năm 2010, đứng trước sự bùng nổ
của phim nước ngoài trên sóng truyền hình, Chính phủ đã ban hành Nghị định
54/2010/NÐ-CP quy định thời lượng phát sóng phim Việt Nam của mỗi đài truyền hình

phải bảo đảm ít nhất 30% tổng thời lượng phát sóng phim. Nó đã giúp phim Việt có sự
phát triển trở lại với nhiều bộ phim để lại ấn tượng cho người xem như Ma Làng, Nhà có
nhiều cửa sổ, Hai phía chân trời … Giờ đây, mỗi buổi tối, sau chương trình thời sự ta sẽ
thấy nối tiếp đó là một bộ phim Việt Nam được chiếu trên truyền hình.
4. Vậy chúng ta có thể làm gì để bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc song
song với việc hội nhập với thế giới
a. Nhà nước:
- Ban hành các quy định luật lệ quản lý chặt chẽ và thiết thực hơn các sản phẩm văn hóa từ
nước ngoài
- Có những biệt pháp cụ thể để phát triển văn hóa nghệ thuật trong nước, đầu tư đúng mức
và đúng cách để phát triển nền văn hóa, tránh tình trạng bị lép vế ngay trên sân nhà.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, quảng bá văn hóa nhiều hơn nữa để có thể
đưa văn hóa Việt Nam đến được với khán giả thế giới, giống như Nhật Bản, Hàn Quốc,
hay các nước châu Âu như Pháp, Đức … đang làm.
- Giáo dục tuyên truyền cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của việc giữ gìn những nét đẹp
văn hóa dân tộc, giới thiệu và phổ biến các giá trị văn hóa nghệ thuật tới mọi tầng lớp
người dân
b. Công dân
- Như đã nói, văn hóa xoay quanh nhân tố con người. Công dân mà ở đây là thế hệ trẻ
chúng ta chính là đối tượng chính vừa tiếp thu văn hóa từ nước ngoài, vừa xây dựng, phát
triển quảng bá hình ảnh đất nước và dân tộc ra với thế giới. Chúng ta phải có thấy độ
đúng trong cách nhìn nhân, trong thái độ và cách tiếp thu văn hóa từ bên ngoài. Nhạc Hàn
không có gì là xấu, bạn thích xem phim của nước ngoài, điều đó chẳng có gì là sai, không
ai có quyền cấm đoán bạn. Điều quan trọng là bạn nhận thức được tiếp thu thế nào và bao
nhiêu là đủ. Nếu cứ bó hẹp trong phạm vị đất nước mình mà không cần biết thế giới ra
sao, điều đó cũng là một sai lầm.
- Hãy tiếp nhận sao cho những giá trị nguyên gốc tốt đẹp của nó không trở nên méo mó,
lệch lạc trong con mắt mọi người
- Điều tiếp theo đó là đừng quá mải mê tiếp nhận từ bên ngoài mà quên đi những giá trị
văn của dân tộc, chúng cũng rất đáng để bạn tìm hiểu và sẽ chẳng hề khô cứng, nhàm

chán như bạn nhìn từ bên ngoài đâu, có thể bạn sẽ không say mê nhưng cũng đủ để giới
thiệu nó với những người bạn nước ngoài.
- Riêng với các bạn du học sinh, các bạn là những người sống trong lòng của một nền văn
hóa - của một quốc gia khác, các bạn có hoàn toàn có thể trở thành mũi nhọn đem văn
hóa nói riêng và nét đẹp Việt Nam ra với thế giới. Quảng bá chúng tới những con người
bình thường nhất trên thế giới để ai cũng có thể biết và hiểu về Việt Nam
Nói tóm lại, qua bài thuyết trình này, chúng tôi muốn các bạn rút được bài học cho
mình về việc làm sao để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc song song với
việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Mỗi một dân tộc bao giờ cũng có những sắc
thái văn hóa đặc thù, phản ánh những phong cách, diện mạo của chính dân tộc đó. Khi
một dân tộc quay lưng với truyền thống, đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình,
nhất định sẽ không tồn tại. Và hãy nhớ
- Có thái độ đúng, nhận thức đúng, hành động đúng
- Hòa nhập nhưng không hòa tan
- Hãy thay đổi để Việt Nam trở thành một nước có “xuất khẩu văn hóa” chứ không
chỉ biết “nhập khẩu”
- Cuối cùng, hãy thử, dù ít nhất một lần tìm hiểu và yêu thích văn hóa dân tộc
Cảm ơn các bạn và cô đã theo dõi bài thuyết trình của chúng tôi.

×