Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.84 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHXH
Tiểu luận về phương pháp luận
Tên tiểu luận:
Trình bày nội dung yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của nguyên tắc phát
triển. Vận dụng nguyên tắc phát triển để xây dựng kế hoạch hoạt động cá
nhân nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân.
Họ và tên sinh viên thực hiện: Hà Văn Long
Lớp: QL19.02 Mã sinh viên: 14101263
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hán Thị Hồng Liên
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
1
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cam đoan 3
PHẦN MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Nội dung, yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học nguyên tắc phát triển
1. Khái niệm về nguyên tắc phát triển 5
2. Nội dung của nguyên tắc phát triển 6
a. Quy luật mâu thuẫn 6
b. Quy luật lượng - chất 9
c. Quy luật phủ định 11
3. Yêu cầu cụ thể của nguyên tắc phát triển 13
4. Cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển 13
Chương II: Kế hoạch hoạt động hoàn thiện nhân cách bản thân 14
1. Mục đích chính và các mục tiêu cụ thể. 15
2. Hoạt động cần làm để hoàn thiện nhân cách bản thân 15
3. Kiểm soát và kiểm tra đánh giá hoạt động 17
PHẦN KẾT LUẬN 18
Nguồn tham khảo 19


2
Lời cam đoan
Em xin cam đoan và khẳng định bài tiểu luận này là do chính bản thân em tự
tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ viết ra.
Em không sao chép từ bất cứ nguồn nào khác, không sao chép tiểu luận của
bạn khác, không nhờ người viết hộ và không thuê người viết hộ.
3
PHẦN MỞ ĐẦU
Nguyên tắc phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng của phép biện
chúng duy vật của triết học Mác - Lênin gồm có nguyên tắc về mối quan hệ phổ
biến và nguyên tắc phát triển. Hai nguyên lý này là hai nguyên lý cơ bản và đóng
vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khi
xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên
cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ
biến phản ánh hiện thực khách quan.
Từ nguyên tắc phát triển chúng ta áp dụng vào cuộc sống để phát triển bản
thân, xã hội và đất nước.
Bài tiểu luận này sẽ nêu lên nội dung, yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của
nguyên tắc phát triển, đồng thời vận dụng nguyên tắc phát triển để lập một bản kế
hoạch hoạt động nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân.
Kết cấu nội dung bài tiểu luận sẽ được trình bày trong hai phần chính là
chương I và II trong đó:
Chương I: Trình bày nội dung, yêu cầu và cơ sở triết học của nguyên tắc
phát triển. Trong phần này nêu lên khái niệm, nội dung đồng thời đi sâu phân tích
ba quy luật cốt lõi của nguyên tắc phát triển và những yêu cầu và cơ sở triết học
của nguyên tắc phát triển.
Chương II: Vận dụng nguyên tắc phát triển, lập kế hoạch hoạt động hoàn
thiện nhân cách bản thân. Trong phần này có ba phần bao gồm phần xác định mục
tiêu, các hoạt động để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra cuối cùng là các phương pháp
để kiểm soát và kiểm tra những hoạt động đang thực hiện.

4
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Nội dung, yêu cầu cụ thể của nguyên tắc phát triển
1. Khái niệm về nguyên tắc phát triển
Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập với
nhau: quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng.
Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay sự giảm đi đơn
thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự
thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép
kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo
quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không
có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát
triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần,
vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực
khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo
đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm
thời.
Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi
dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy
ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao
hơn.
Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo về
nguồn gốc của sự phát triển. Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc
của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật
quy định. Quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó,
cũng là quá trình tự thân phát triển của mọi sự vật.
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong
hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là một phạm trù
triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến

phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.
5
Theo quan điểm này, phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói
chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động - xu hướng vận động đi
lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là một
trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển của mình trong sự
vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi
mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều
hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
2. Nội dung của nguyên tắc phát triển
Nguyên tắc phát triển biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản bao gồm: Quy
luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất và quy luật phủ định. Trong đó:
- Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
- Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
- Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
Ba quy luật cơ bản này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động. Những
kết luận về mặt phương pháp luận của nó luôn được coi là "kim chỉ nam" cho hoạt
động cách mạng của những người cộng sản.
a. Quy luật mâu thuẫn
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật
mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy
luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là
hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự
vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và
việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.
Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối
lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi
cái mới ra đời.
Sự thống nhất: Sự thống nhất của các mặt đối lập: Là sự ràng buộc, phụ

thuộc, quy định lẫn nhau, đòi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau của các mặt đối lập,
mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình. Là sự đồng nhất của các mặt đối
lập; là sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập.
Đấu tranh: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ
và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể
6
được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau
giữa các mặt đối lập,
Mối quan hệ: Mối quan hệ giũa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập thể hiện ở chỗ trong một mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập không tách rời nhau, bởi vì trong sự ràng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau thì
hai mặt đối lập vẫn luôn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh với
nhau. Không có sự thống nhất sẽ không có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu
tranh, còn đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động,
phát triển.
Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh của
các mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới nên hình thức chuyển hóa cũng rất đa
dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai chuyển thành
những chất mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có những điều kiện nhất
định.
Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện
tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của
các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao
hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển
của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự
vật.
Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều
đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu

tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu
thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai
đoạn có những đặc điểm riêng của nó:
● Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự
khác nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình
thành.
● Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với
nhau; các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau.
7
● Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối
lập, mâu thuẫn được giải quyết.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối
lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho
mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác
nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng
ngày càng phát triển đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ
điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó thể
thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới
ra đời thay thế.
Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu
tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách
rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự
thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Khi mâu thuẫn đã
được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao hàm mâu thuẫn mới,
mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật
mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt
đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn
gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết
(các mặt đối lập không chuyển hóa) thì không có sự phát triển.

b. Quy luật lượng - chất
Quy luật lượng - chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật
cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ cách thức của
sự vận động, phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay
đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật
sang một trạng thái phát triển tiếp theo. Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy luật này:
“Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển
hóa thành những sự khác nhau về chất”
—Karl Marx
8
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhất
định, trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Sự biến
đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và chất. Lượng biến đổi đến một mức độ nhất
định và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa
lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với lượng mới, nhưng
lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó. Quá trình tác động lẫn
nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần
đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt tiếp theo. Cứ căn
cứ thế, quá trình động biện chứng giữa chất và lượng tạo lên cách thức vận động,
phát triển của sự vật.
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất,
là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của
sự vật, sự vật chưa biến thành cái khác. Trong giới hạn của độ, lượng và chất tác
động biện chứng với nhau, làm cho sự vật vận động.
Từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất Trong mối quan hệ
giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổ định, còn lượng là mặt biến đổi hơn.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng.
Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất
ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng

thái tồn tại của sự vật. So với lượng thì chất thay đổi chậm hơn. Chỉ khi nào lượng
biến đổi đến một giới hạn nhất định (độ) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật
không còn là nó nữa, một sự vật mới ra đời thay thế nó.
Tại thời điểm lượng đạt đến một giới hạn nhất định để vật thay đổi về chất
gọi là điểm nút. Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự
thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Ví dụ: 0c, 100c là điểm
nút, tại những điểm nút đó nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn và thể hơi (thay
đổi về chất).
Khi có sự thay đổi về chất diễn ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự kết
thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự đứt đoạn trong liên tục, nó không chấm
dứt sự vận động nói chung mà chỉ chấm dứt một dạng vận động cụ thể, tạo ra một
bước ngoặt mới cho sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng trong một độ
mới.
Các hình thức cơ bản của bước nhảy. Bước nhảy để chuyển hoá về chất của
sự vật hết sức đa dạng và phong phú với những hình thức rất khác nhau. Những
9
hình thức bước nhảy khác nhau được quyết định bởi bản thân của sự vật, bởi
những điều kiện cụ thể trong đó sự vật thực hiện bước nhảy.
Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật, có thể phân
chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Bước nhảy đột biến là bước
nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết
cấu cơ bản của sự vật. Chẳng hạn, khối lượng Uranium 235(Ur 235)được tăng đến
khối lượng tới hạn thì sẽ xảy ra vụ nổ nguyên tử trong chốc lát. Bước nhảy dần dần
là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích luỹ dần dần những
nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi. Bước nhảy dần
dần khác với sự thay đổi dần dần về lượng của sự vật. Bước nhảy dần dần là sự
chuyển hoá dần dần từ chất này sang chất khác còn sự thay đổi dần dần về lượng là
sự tích luỹ liên tục về lượng để đến một giới hạn nhất định sẽ chuyển hoá về chất.
Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ,
có bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn

bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay
đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
Khi lượng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay
thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng
mới này tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy,
quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi
về lượng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống
nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận
động, phát triển.
Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Lượng thay
đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. Song sự tác
động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới
thay thế chất cũ, nó qui định quy mô và tốc độ phát triển của lượng mới trong một
độ mới. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác
động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới
phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự quy định này có
thê được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
c. Quy luật phủ định
Quy luật phủ định hay quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy
luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ ra khuynh
10
hướng của sự phát triển, theo đó sự phát triển của sự vật, hiện tượng có xu hướng,
khuynh hướng lặp lại giai đoạn đầu nhưng ở trình độ cao hơn, phát triển theo hình
xoắn trôn ốc.
“Phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phổ biến và chính vì
vậy mà có tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự
nhiên, của lịch sử và của tư duy”
—Ph.Ăng-ghen
Sự ra đời và tồn tại của sự vật đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận
động của sự vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ

định biện chứng diễn ra. Sự vật đó không còn nữa và bị thay thế bởi sự vật mới,
trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ
định bởi sự vật mới khác.
Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự
trùng lặp hoàn toàn, mà nó có được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn
những nhân tố tích cực, thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ
định diễn ra 2 lần thì sự phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn
thành một chu kỳ phát triển. Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ
định biện chứng như trên là sự thống nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung
thêm những nhân tố tích cực mới. Do vậy, thông qua những lần phủ định biện
chứng của bản thân, sự vật sẽ ngày càng phát triển.
Phạm trù phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một mắt khâu, một
nấc thang trong quá trình phát triển nhất định. Với tư cách là cái phủ định (lần thứ
1), cái mới cũng chứa đựng trong mình xu hướng dẫn tới sự phủ định lần thứ 2
(phủ định của phủ định).
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, dây chuyền của những
lần phủ định biện chứng là vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại
trở nên cũ và lại bị cái mới sau phủ định. Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiện
tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định từ thấp đến cao một cách
vô tận theo đường "xoáy ốc" hay "vòng xoáy trôn ốc". Sau mỗi chu kỳ phủ định
của phủ định, cái mới được ra đời dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao
hơn.
Sự phát triển theo đường "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc
trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính
tiến lên. Mỗi vòng của đường "xoáy ốc" dường như thể hiện sự lặp lại nhưng cao
hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển.
11
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu
thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và
chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và

mặt phủ định. Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra làm cho sự vật cũ chuyển thành cái
đối lập với cái khẳng định ban đầu. Sự phủ định lần thứ hai, sự vật mới với tư cách
là cái phủ định của phủ định đối lập với cái phủ định và dường như trở lại cái ban
đầu nhưng không giống nguyên như cũ mà trên cơ sở cao hơn.
Phủ định của phủ định là sự thống nhất biện chứng của cái khẳng định và
phủ định, là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực của cái khẳng định ban
đầu và cái phủ định lần thứ nhất, cũng như các giai đoạn trước đó. Cái tổng hợp
này là sự lọc bỏ những giai đoạn đã qua, vì vậy, nó có nội dung phong phú hơn,
toàn diện hơn. Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu
kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu cho kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp
tục biện chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới
hơn. Theo triết học Mác-Lênin thì quy luật phủ định của phủ định là quy luật phổ
biến của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
3. Yêu cầu cụ thể của nguyên tắc phát triển
Phát hiện những xu hướng biến đổi, chuyển hóa, những giai đoạn tồn tại của
bản thân sự vật trong sự tự vận động và phát triển của chính nó.
Xây dựng được hình ảnh chỉnh thể về sự vật như sự thống nhất các xu
hướng, những giai đoạn thay đổi của nó; từ đó phát hiện ra quy luật vận động, phát
triển (bản chất) của sự vật.
Trong hoạt động thực tiễn yêu cầu chủ thể phải:
Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng…tồn tại của sự vật để nhận định
đúng các xu hướng, những giai đoạn thay đổi có thể xảy ra đối với nó;
Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện
pháp thích hợp (mà trước hết là công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến
đổi những điều kiện, phát huy hay hạn chế những khả năng…tồn tại của sự vật
nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho
chúng ta.
4. Cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển
12
Vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất; vận động

được hiểu như sự thay đổi nói chung. “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức
được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật
chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ
sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, do mâu thuẫn trong bản thân
sự vật gây ra. Phát triển là một khuynh hướng vận động tổng hợp của hệ thống sự
vật, trong đó, sự vận động có thay đổi những quy định về chất (thay đổi kết cấu –
tổ chức) của hệ thống sự vật theo khuynh hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo; còn sự
vận động có thay đổi những quy định về chất của sự vật theo xu hướng thoái bộ và
sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của sự vật theo xu hướng ổn
định giữ vai trò phụ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo trên.
“Hai quan điểm cơ bản…về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như
là giảm đi và tăng lên, như lập lại; và sự phát triển coi như sự thống nhất của các
mặt đối lập. Quan điểm thứ nhất thì chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan điểm
thứ hai là sinh động. Chỉ có quan điểm thứ 2 mới cho ta chìa khóa của “sự vận
động”, của tất thảy mọi cái “đang tồn tại”; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của
những “bước nhảy vọt”, của “sự gián đoạn của tính tiệm tiến”, của “sự chuyển hóa
thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”.
Phát triển như sự chuyển hóa: giữa các mặt đối lập; giữa chất và lượng; giữa
cái cũ và cái mới; giữa cái riêng và cái chung; giữa nguyên nhân và kết quả; giữa
nội dung và hình thức; giữa bản chất và hiện tượng; giữa tất nhiên và ngẫu nhiên;
giữa khả năng và hiện thực.
Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan,
phổ biến và đa dạng: phát triển trong giới tự nhiên vô sinh; phát triển trong giới tự
nhiên hữu sinh; phát triển trong xã hội; phát triển trong tư duy, tinh thần.
Nội dung nguyên lý:
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động và phát
triển.
Phát triển mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng

hợp tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn của một hệ thống vật chất, do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước
nhảy về chất gây ra và hướng theo xu thế phủ định của phủ định.
13
Chương II: Kế hoạch hoạt động hoàn hiện nhân cách bản thân
1. Mục đích chính và các mục tiêu cụ thể
- Mục đích chính: Trở thành một công dân, một sinh viên có nhân cách tốt.
Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá
từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với
xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt
quá khứ, hiện tại và tương lai. Mọi vật đều tuân theo nguyên tắc phát triển
và con người cũng vậy, chúng ta phải luôn luôn hoàn thiện nhân cách bản
thân để thích ứng tốt với xã hội hiện tại ma chúng ta đang sống.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Rèn luyện để trở thành một công dân có đạo đức, phẩm giá tốt.
+ Trau dồi kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội và các kỹ năng để
trở thành một con người tri thức, có ích cho xã hội.
+ Sống có ý thức, trách nhiệm với môi trường và xã hội.
2. Hoạt động cần làm để hoàn thiện nhân cách bản thân
- Rèn luyện đạo đức, phẩm giá ta cần:
+ Lịch sự trong các hoạt động hàng ngày.
+ Biết ơn tới những anh hùng dân tộc, người có công với đất nước và
những người đã giúp đỡ mình.
+ Lễ độ với những người lớn tuổi, bậc cao nhân.
+ Tôn trọng những người xung quanh mình.
+ Tự trọng với chính bản thân trong những những việc làm, lời nói.
+ Thật thà, nói lên sự thật mà mình biết, không dấu diếm che đậy cái
xấu đang tồn tại.
+ Tiết kiệm tiền bạc, tài nguyên thiên nhiên trách lãng phí xa hoa.
+ Tương trợ, giúp đỡ những người khó khăn, kém may mắn hơn mình.

+ Khoan dung, tha thứ không mang thù hận để thanh thản hơn giữ được
các mối quan hệ.
+ Tôn sư trọng đạo.
+ Năng động, sáng tạo.
- Trau dồi kiến thức, kỹ năng ta cần:
+ Hoàn thành tốt các môn học ở trường đại học.
+ Mỗi ngày dành 2 giờ đọc tài liệu, sách, báo để bổ sung kiến thức.
+ Học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ những người xung quanh.
+ Hằng tuần tham gia các hoạt động, phong trào để trau dồi kỹ năng.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại của chính mình và người khác.
14
+ Luôn có thái độ nghiêm túc trong việc học, không tiêu cực hay chạy
theo thành tích.
- Có ý thức, thức trách nhiệm với môi trường và xã hội ta cần:
+ Tiết kiệm điện, nước ở những nơi công cộng, cơ quan, trường học
cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người
sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái
đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…
+ Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi ni-lon. Ở nhà nên phân loại rác,
đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi ni lon gom lại bán
phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở những nơi
công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải
tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch
sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng
sông, lòng đường, hè phố.
+ Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm
sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường
hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.
+ Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…
+ Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống

dòng sông, ao hồ, bờ biển…
+ Đối với xã hội: Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn, cụ già, trẻ
em không nơi nương tựa. Tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, hiến
máu nhân đạo.
3. Kiểm soát và kiểm tra đánh giá hoạt động
- Ghi chú lịch sử các hoạt động hằng ngày để kịp thời phát hiện và sửa chữa
những lỗi mà mình mắc phải.
- Hằng tháng phải kiểm tra, liệt lại lại toàn bộ những việc đã làm được, giúp
đỡ được bao nhiêu người, làm được gì cho bản thân và người khác, học được
những gì trong một tháng qua.
15
- Dựa vào những dữ liệu trên để phân tích điểm nào tốt để phát huy, điểm nào
chưa tốt để có biện pháp khắc phục bản thân.
- Hỏi một số người thường xuyên tiếp xúc để biết họ nghĩ gì về mình, họ thấy
mình như thế nào, điểm mạnh điểm yếu ra sao và dựa vào đó để bổ sung
hoặc có kế hoạch tiếp theo.
16
PHẦN KẾT LUẬN
Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm phát triển.
Quan điểm phát triển đòi hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề nào
đó con người phải đặt chúng ở trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là
phát triển.
Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại
ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng,
phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi.
Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến
đổi chính của sự vật.
Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình
phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương

pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh
hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại
đối với đời sống của con người.
Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con
người. Song để thực hiện được chúng, mỗi người cần nắm chắc cơ sở lý luận của
chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận
dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình.
Lấy nguyên tắc phát triển làm cơ sở cho mọi hoạt động, bằng cách áp dụng
nó vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có thể tự lập kế hoạch để phát triển bản
thân, tổ chức hay một đất nước.
Bản kế hoạch phát triển nhân cách bản thân trên chính là sự vận dụng linh
hoạt, sáng tạo nguyên tắc phát triển vào cuộc sống một cách cụ thể hơn để khắc
phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn.
Nguồn tham khảo
17
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
2. Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
3. Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004
4. Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
5. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
6. Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin (tái bản), Hội đồng Trung
ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê
nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, năm 2005
7. Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung),
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn
khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
8. Nhập môn Marx, Rius (Eduardo del Rio), người dịch: Nguyễn Hà, hiệu
đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, năm
2006
9. Một số vấn đề Triết học Mác – Lênin: Lý luận và thực tiễn (tái bản có bổ
sung), Lê Doãn Tá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm
2003
10. Triết học Mác – Lênin (tập II), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội, năm 1994 (xuất bản lần thứ ba)
11. Triết học Mác – Lênin (tập III), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội, năm 1994 (xuất bản lần thứ ba)
12. Báo điện tử VnExpress: Bài viết chung tay bảo vệ môi trường là trách nhiệm
của cộng đồng
18

×