Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.49 KB, 23 trang )

Cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh
tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Lê Thị Hoa

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: GS.TS Lê Đức Tố
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình phát triển kinh tế sinh thái đảo Lý
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Nêu các nhiệm vụ: đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, phát
hiện tiềm năng phát triển và những hạn chế trong phát triển của đảo Lý Sơn; Đánh giá
thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên đảo; Đánh giá hiện trạng môi trường; Đưa ra
một số kết luận: những thuận lợi và thách thức, chọn con đường hủy diệt hay tồn tại và
phát triển; Xu thế thời đại và con đường phải chọn để vươn lên làm giàu đó chính là
kinh tế sinh thái; Thành lập khu bảo tồn biển nhằm bảo tồn các hệ sinh thái trên biển
và trên đảo; phân khu chức năng trong khu bảo tồn; phát triển kinh tế sinh thái - dịch
vụ cao cấp và đề xuất các giải pháp cụ thể.

Keywords: Khoa học môi trường; Quảng Ngãi; Phát triển kinh tế; Kinh tế sinh thái

Content
MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia ven biển, có vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế rộng lớn, hơn
một triệu kilomet vuông, với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, hai quần đảo lớn ngoài khơi là
Hoàng Sa thuộc Thành phố Đà Nẵng và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, là tiềm
năng to lớn cho phát triển đất nước. Ngày nay, thời đại kinh tế hội nhập toàn cầu, Biển Đông
Việt Nam là cửa mở lớn giao lưu với các nước khu vực và quốc tế.
Hàng trăm năm nay, nhân dân Việt Nam đã gắn bó với biển, khai thác tiềm năng biển.
Biển, không chỉ nuôi sống cộng đồng dân cư ven biển mà còn cung cấp các sản phẩm của


biển cho cả dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ kinh tế hội nhập quốc tế, lợi thế về biển là điều
kiện, là thời cơ Việt Nam làm giầu từ biển, mạnh lên từ biển. Phát triển kinh tế biển phải có
chiến lược. Khoa học và công nghệ phải thực sự là động lực phát triển của lĩnh vực liên quan
đến biển.
Hệ thống đảo ven bờ có vị trí là tiền đồn của đất nước, là cầu nối để vươn ra biển xa.
Mỗi đảo là những hệ sinh thái (HST) biển đa dạng học cao, phong phú về nguồn lợi biển,
đồng thời là các trung tâm nuôi dưỡng, phát triển nguồn gen sinh vật cho cả vùng biển. Khí

2
hậu hải dương trong lành, môi trường sạch và yên tĩnh, không hoặc ít chịu tác động của lục
địa là một ưu thế của đảo biển. HST đảo biển có nhiều lợi thế cho phát triển du lịch, nghỉ
dưỡng, song cũng có những thách thức, diện tích đảo có hạn, nguồn nước ngọt không phong
phú, môi trường dễ bị tổn thương, HST kém bền vững, cần nghiên cứu phát triển bền vững và
phát triển kinh tế sinh thái là một hướng đi phù hợp. Trong những năm cuối của thế kỷ 20,
kinh tế du lịch sinh thái (DLST) biển đảo nổi lên như một điểm nhấn của kinh tế hội nhập đã
đem lại phồn vinh cho các quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam.
Lý Sơn hay còn gọi là Cù Lao Ré là đảo ven bờ nằm ở miền Trung Việt Nam, cùng
với đảo Cù Lao Chàm là 2 đảo có tầm quan trọng chiến lược của miền Trung Việt Nam, nằm
trên con đường biển từ Bắc vào Nam, ngay cửa ngõ khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế trọng
điểm miền Trung. Đảo Lý Sơn là một HST nhiệt đới rất đặc trưng, phát triển trên nền đá
bazan và có hệ động thực vật biển phong phú, tính đa dạng sinh học cao, cảnh quan hùng vĩ,
giàu tài nguyên.
Với diện tích khoảng 10km
2
nhưng đảo Lý Sơn có tới 21 nghìn dân là đảo có số dân
đông nhất trong các đảo ven bờ của Việt Nam. Dân số tập trung đông đúc trên một diện tích
đất đang ngày bị thu hẹp là một sức ép lớn đối với môi trường. Dân cư đa số có thu thập thấp,
trình độ dân trí chưa cao, ý thức bảo vệ môi trường còn kém. Rác thải sinh hoạt từ dân cư
chưa được thu gom và xử lý. Canh tác nông nghiệp trên đảo vẫn là canh tác lạc hậu. Tình hình
khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy hải sản bằng phương pháp hủy diệt vẫn diễn ra chưa có

chiều hướng giảm. Sự cân bằng của HST san hô và cỏ biển và tính đa dạng sinh học của các
HST này đang bị đe dọa nghiêm trọng do tình trạng hút cát để trồng tỏi, đánh bắt thủy sẳn
bằng thuốc nổ và chất độc. Tất cả điều này đi ngược lại với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội theo hướng mở rộng ra biển đã được Chính phủ xác định (đến 2050, kinh tế biển chiếm
53% GDP) và phát triển theo hướng bền vững với môi trường.
Dù điều kiện tự nhiên có ưu thế nhưng tiềm năng là có giới hạn. Muốn duy trì sự phát
triển kinh tế xã hội bền vững của huyện đảo Lý Sơn, cần phải có ngay những hành động điều
chỉnh phát triển của huyện đảo. Cần xem xét mối quan HST của HST trên đảo và HST của
vùng nước xung quanh đảo. Đồng thời, cần xem xét mối quan hệ kinh tế - xã hội của Lý Sơn
với kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững biển, đảo
Lý Sơn, kinh tế sinh thái chính là lựa chọn duy nhất.
Để đóng góp vào hướng nghiên cứu này, đề tài “Cơ sở khoa học cho định hướng
phát triển kinh tế sinh thái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” được thực hiện nhằm đưa ra
được những cơ sở và định hướng phát triển kinh tế sinh thái phù hợp với những điều kiện sẵn
có của đảo Lý Sơn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý tài nguyên môi trường
đới bờ vốn còn đang có nhiều bất cập.
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài:
Mục tiêu:

3
Xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình phát triển kinh tế sinh thái đảo Lý Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi.
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, phát hiện tiềm năng phát triển và
những hạn chế trong phát triển của đảo Lý Sơn.
Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên đảo.
Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiện trạng môi trường.
Nhiệm vụ 4: Đưa ra được những kết luận sau
- Những thuận lợi và thách thức, chọn con đường hủy diện hay tồn tại và phát triển;
- Xu thế thời đại và con đường phải chọn để vươn lên làm giầu đó chính là kinh tế sinh
thái;

- Thành lập khu bảo tồn biển nhằm bảo tồn các HST trên biển và trên đảo; phân khu
chức năng trong khu bảo tồn; phát triển kinh tế sinh thái - dịch vụ cao cấp;
- Giải pháp cụ thể.
Bố cục của luận văn không kể mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục gồm 3 chương:
Chương 1: Tô
̉
ng quan;
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Sau đây là chi tiết của luận văn.


4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Kinh tế sinh thái
1.1.1. Khái niệm
Kinh tế sinh thái học (KTST) là một lĩnh vực nghiên cứu giải quyết mối quan hệ giữa
các HST và các hệ thống kinh tế (Constaza và nnk, 1991) và bước đầu tập trung vào việc đưa
kinh tế học và các nguyên lý sinh thái lại gần nhau [9].
1.1.2. Mục tiêu
- Duy trì đa dạng sinh học;
- Đảm bảo phát triển bền vững các HST tại khu vực và có sức lan tỏa;
- Đảm bảo sự phát triển bền vững hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
1.1.3. Cách tiếp cận
- Ứng dụng công nghệ cao trong khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm giảm chi phí,
đảm bảo lợi ích kinh tế cao và bền vững.
- Tiếp cận sinh thái, tổng hợp.
1.1.4. Những lƣu ý trong phát triển đảo biển
- Nghiêm cấm phát triển công nghiệp sử dụng nhiều nước sạch.

- Bảo vệ và duy trì các HST trên đảo;
- Các tác động động lực đến bờ biển đảo luôn luôn phải có các công trình bảo vệ đảo,
chống đỡ các tác động của thiên;
- Khai thác nước ngầm quá mức sẽ gây ra hiện tượng nhiễm mặn, gây sạt lở và sụt lún.
1.1.5. Ý nghĩa và vai trò của kinh tế sinh thái đối với đảo biển
Đảo biển là một HST kém bền vững vì có những đặc trưng riêng khác với đất liền,
chịu tác động trực tiếp từ những điều kiện tự nhiên xung quanh là biển và đại dương. KTST
với quan điểm chủ đạo là phát triển bền vững sẽ là một giải pháp hữu ích và là duy nhất cho
phát triển kinh tế xã hội ở đảo biển. KTST giúp cải tạo các HST nhạy cảm, kém bền vững ở
đảo biển thành các HST bền vững hơn, giảm mức độ suy thoái môi trường, đồng thời nâng
cao được đời sống cho người dân.

5
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
a. Mô hình kinh tế sinh thái ven biển tại Cộng hòa Liên bang Đức
b. Mô hình du lịch biển đảo tại các quốc gia ven biển
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
a. Mô hình kinh tế mới ở đảo Ngọc Vừng, Quảng Ninh
b. Mô hình làng kinh tế sinh thái vùng cát ven biển Hải Thủy, Quảng Bình
c. Mô hình phát triển kinh tế sinh thái và du lịch thung lũng Đồng Chùa, đảo Cù
Lao Chàm
1.3. Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu
Lý Sơn là một huyện ở phía Đông của tỉnh Quảng Ngãi có tọa độ địa lý như sau:
- Từ 15
o
32’04’’ đến 15
o
38’14’’ vĩ độ Bắc
- Từ 109

o
05’04’’ đến 109
o
14’12’’ kinh độ Đông
Lý Sơn có khí hậu mang đặc trưng đảo biển trong lành ôn hòa, nhiệt độ và độ ẩm cao,
lượng mưa khá lớn (trung bình năm > 2000mm) do đó có điều kiện tích trữ nguồn nước ngọt
dồi dào, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với những ngọn núi lửa, hang động. Bên cạnh đó, Lý
Sơn có một bề dày lịch sử với nhiều di tích. Đảo Lý Sơn có trên 21.000 dân trên tổng diện
tích đất tự nhiên khoảng 10km
2
,
mật độ dân số cao. Với ưu thế như trên, Lý Sơn có vị trí chiến
lược trong công tác bảo đảm quốc phòng an ninh, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Lý Sơn hiện đang đối mặt với mất sự cân bằng
sinh thái, và nguy cơ hủy diệt các HST, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần thiết và nhanh chóng
phải định hướng phát triển kinh tế xã hội Lý Sơn theo hướng bền vững nhằm phục hồi và bảo
vệ các HST biển và HST trên đảo, giúp cân bằng được giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường sinh thái. Đó chính là kinh tế sinh thái.
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mô hình kinh tế sinh thái Đảo Lý Sơn.

6
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Xác lập cơ sở khoa học cho mô hình kinh tế sinh thái
đảo Lý Sơn.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Khu vực huyện đảo Lý Sơn khu vực trên đảo và
vùng nước xung quanh

2.2. Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu
2.2.1. Tiếp cận hệ thống
2.2.2. Tiếp cận phát triển bền vững
2.2.3. Tiếp cận tổng hợp và liên ngành
2.2.4. Tiếp cận sinh thái học
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc tài liệu
2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực tế
2.3.3. Phƣơng pháp chuyên gia
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích hệ thống

7
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên
3.1.1. Thuận lợi
- Vị trí địa lý: Lý Sơn có một vị trí chiến lược, cách đất liền 18 hải lý, nằm án ngữ về
phía Đông miền Trung Trung Bộ, nằm trên con đường ra biển Đông của khu vực kinh tế trọng
điểm miền Trung qua cửa ngõ Dung Quất, bao quát toàn bộ tuyến đường giao thông trên biển
Đông từ Bắc vào Nam và ngược lại, có thể là cầu nối và đóng một vai trò quan trọng trong
dịch vụ dầu khí đối với quá trình khai thác dầu khí ở hai bồn trũng Phú Khánh và Hoàng Sa
trong tương lai
- Địa hình, địa mạo: đặc điểm của địa hình đáy biển phân bậc rõ ràng, có thể sử dụng
làm cầu cảng và tổ chức các hoạt động thể thao mạo hiểm trên biển. Cùng với đó là địa hình
bờ biển có các hạng động đẹp và địa hình núi lửa tạo nên các góc nhìn hùng vĩ có giá trị về
tham quan khám phá thiên nhiên trong phát triển du lịch.
- Thổ nhưỡng: đất nâu đỏ trên đá bazan chiếm phần lớn diện tích đất của đảo 845ha,
khoảng trên 80% diện tích đất tự nhiên toàn huyện đảo, đây là nguồn tài nguyên quan trọng
của huyện đảo, vì đa số diện tích (khoảng 558ha) đất nâu đỏ trên đá bazan có tầng dày trên
1m và độ dốc dưới 8
o

, khá màu mỡ, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình trở lên,
thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp.
- Khí tượng thủy văn: nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm không khí cao, lượng mưa ẩm
cao, gió quanh năm từ 3m/s đến 6,5m/s tạo điều kiện thuận lợi cho thảm thực vật phát triển,
tích tục nước ngầm đáp ứng nhu cầu dân sinh. Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi cho
phát triển du lịch quanh năm.
- Hải văn: Đảo Lý Sơn là nơi chuyển tiếp hệ thống hoàn lưu bề mặt biển thời kỳ gió
mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc tạo ra thời gian dừng khi chuyển tiếp từ gió Đông Bắc
sang gió Tây Nam tạo nên sự ”dừng” của vật chất. Thành phần vật chất, các chất dinh dưỡng,
các chất lơ lửng ”dừng” lại xung quanh đảo tạo ra điều kiện cho các HST phát triển. Một lý do
khác, khi dòng chảy Đông Bắc theo gió mùa Đông Bắc dịch chuyển xuống phía Nam, nước
ấm đưa dần xuống phía Nam, sinh vật sẽ chạy theo dòng chảy 25
o
C, và mùa cá ở miền Trung
sẽ lùi dần về phía Nam vào mùa đông tạo ra sự phong phú các giống loài tại đây.
- Tài nguyên nước: Lượng mưa trung bình năm trên đảo Lý Sơn là trên 2000mm, đó là
một lượng mưa khá lớn, những tháng trong năm có lượng mưa lớn là tháng 8 đến tháng 12,
tạo điều kiện tích nước trên công trình hồ chứa nước núi Thới Lới với tổng dung tích sử dụng
2700m
3
. Dân cư trên đảo Lý Sơn phân bố trên một diện tích nhỏ nên Lý Sơn hoàn toàn có khả
năng cung cấp nước sinh hoạt cho toàn huyện bằng nguồn nước mưa dự trữ

8
- Tài nguyên đất: đất chưa sử dụng còn khoảng 239ha, chiếm 24% tổng diện tích đất
tự nhiên của toàn huyện, chủ yếu là đất đồi núi trọc, có khả năng phát triển rừng, xây dựng
một số công trình thủy lợi và mở rộng các công trình công cộng, phúc lợi
- Đa dạng sinh học: bao gồm đa dạng về loài, đa dạng về gen và đa dạng về các HST.
Vùng biển Lý Sơn là khu vực có điều kiện tự nhiên rất đặc thù và có độ đa dạng sinh học cao
với trên 700 loài động thực vật biển có giá trị nguồn lợi là rất lớn nếu khai thác phù hợp.

- Tài nguyên nhân văn: Lý Sơn có nhiều di chỉ văn hóa, di tích lịch sử có một không
hai gắn với bề dày lịch sử của huyện đảo.
- Nguồn nhân lực: Với số dân trên 21.000 người, trong đó, lực lượng lao động của
huyện là 10.448 nguời, chiếm khoảng 50% tổng dân số toàn huyện. Đây là một yếu tố thuận
lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện bởi vấn đề lao động tại chỗ cơ bản được
giải quyết.
3.1.2. Thách thức
Có bốn thách thức mà Lý Sơn phải đối mặt hiện nay, đó là:
- Nước ngọt trên đảo vốn dĩ khan hiếm đang ngày càng bị nhiễm mặn và cạn kiệt do
sự khai thác quá mức nước ngầm để tưới tiêu, sự lãng phí nước do kỹ thuật canh tác truyền
thống lạc hậu;
- HST biển (HST san hô và thảm cỏ biển) đang bị tàn phá tới mức có nguy cơ hủy diệt
do các hoạt động phát triển kinh tế của người dân đảo Lý Sơn. HST bị mất đi đồng nghĩa với
việc nơi cư trú, bãi đẻ, nguồn phát tán thức ăn của các loài sinh vật bị mất đi. Nguồn lợi sinh
vật biển ngày càng suy giảm.
- HST trên đảo (HST rừng và HST nông nghiệp) đang bị suy thoái. Rừng trên đảo
không còn, những ngọn núi trơ sỏi đá, hoặc chỉ có những cây bụi nhỏ. Không có rừng, đất
không có thảm thực vật che phủ đồng nghĩa với việc đất sẽ bị xói mòn, rửa trôi và bạc màu
bởi mưa, gió. Không có rừng, không tích trữ được nước mưa. Không có rừng, lớp thổ nhưỡng
giàu dinh dưỡng hình thành trên nền đá bazan sẽ thoái hóa, rửa trôi xuống các thủy vực xung
quanh, ảnh hưởng không nhỏ đến các HST biển. Không có rừng, điều kiện vi khí hậu cũng bị
ảnh hưởng, cảnh quan sinh thái kém hấp dẫn với khách du lịch. Bên cạnh đó, canh tác nông
nghiệp lạc hậu, sử dụng nhiều nước và phân bón hóa học làm cho HST nông nghiệp vốn dĩ
không bền vững càng trở nên suy thoái.
- Dân số đông trong khi diện tích có hạn gây áp lực lên môi trường sinh thái đảo. Nhu
cầu về chổ ở, vấn đề ăn, mặc…ngày càng tăng. Các nguồn tài nguyên ven biển ngày bị khai
thác một cách triệt để. Bên cạnh đó, dân số tăng, kéo theo vấn đề tăng lượng rác thải, chất thải
ra môi trường.

9

Như vậy, mặc dù có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng tiềm năng đó là có giới
hạn. Nếu coi đảo Lý Sơn như một hệ thống thu nhỏ với những mối quan hệ và rằng buộc lẫn
nhau, với đầy đủ các thành phần tự nhiên – xã hội trong nó và mọi biến động của một hay
nhiều thành phần (tự nhiên và nhân sinh) trong hệ thống cũng sẽ làm thay đổi (tiêu cực hay
tích cực) đến các thành phần khác trong hệ, thì hiện nay, không những mối quan hệ giữa HST
trên đảo và HST biển bị phá vỡ mà ngay bản thân các HST cũng đang bị phá hủy, mất cân
bằng và cạn kiệt nguồn lợi. Đảo Lý Sơn đang đứng trước bờ vực hủy diệt. Vì vậy, điều cần
làm là phục hồi, bảo tồn và phát triển các HST biển, HST trên đảo cũng như sử dụng hợp lý
nguồn lợi tiến đến mục tiêu lâu dài là phát triển bền vững. Và giải pháp duy nhất để thực hiện
điều đó chính là phát triển kinh tế sinh thái.
3.2. Định hƣớng phát triển kinh tế sinh thái đảo Lý Sơn
3.2.1. Xây dựng khu bảo tồn biển
Việc thành lập khu bảo tồn biển ở Lý Sơn (bao gồm diện tích mặt nước và diện tích
trên đảo) là cần thiết để phục hồi, bảo tồn và phát triển các HST biển và HST trên đảo
3.2.1.1. Quan điểm xây dựng khu bảo tồn
- Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển (BTB) Lý Sơn phải gắn kết và hài hòa với phát
triển của các ngành kinh tế khác trong vùng, để bảo vệ môi trường, nguồn lợi và phát triển
bền vững;
- Đảm bảo đưa vùng lõi khu BTB về cơ bản bao trùm hết diện tích của vùng có độ đa
dạng sinh học cao nhất.
- Phù hợp nhất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đã được phê
duyệt, song không thể không có sự đánh giá một cách khoa học cái được và chưa được của
các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã có
- Dễ tạo được sự đồng thuận cao ở các cấp quản lý và cộng đồng dân cư sống trên đảo.
- Tạo không gian cho các hoạt động dân sinh ngay trên đảo mà không bị ảnh hưởng
đến vùng bảo vệ nghiêm ngặt.
- Tạo ra sinh kế cho người dân địa phương
3.2.1.2. Mục tiêu
Khu BTB Lý Sơn nhằm mục tiêu bảo vệ các HST, bảo vệ các loài sinh vật biển có giá
trị kinh tế, khoa học, bảo vệ môi trường một cách bền vững, lấy phát triển kinh tế DLST, duy

trì cải thiện sinh kế, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi hải sản.
3.2.1.3. Phân vùng chức năng khu bảo tồn
Theo nội dung hướng dẫn của Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02 tháng 05 năm
2008 về việc Ban hành Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng

10
quốc gia và quốc tế, thì khu BTB Lý Sơn có thể được phân chia thành ba phân khu chức năng
sau đây:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là vùng biển được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý
và bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động, thực vật, các HST thủy
sinh tiêu biểu, tính ĐDSH sẽ được bảo tồn.
- Phân khu phục hồi sinh thái: Là vùng biển được quản lý, bảo vệ để phục hồi, tạo điều
kiện cho các loài thủy sinh vật, các HST tự tái tạo tự nhiên. Trong vùng phục hồi sinh thái,
đơn vị tư vấn chia ra thành khu vực phục hồi sinh thái rạn san hô và khu vực phục hồi sinh
thái rong biển, khu vực phục hồi sinh thái rạn san hô kết hợp với rong biển và sự phát triển
của quần xã sinh vật biển.
- Phân khu phát triển: Là phần diện tích còn lại của các Khu bảo tồn, được tiến hành
các hoạt động được kiểm soát: nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, DLST, đào tạo và
nghiên cứu khoa học.
3.2.1.4. Khoanh vùng khu bảo tồn
Đề xuất thiết lập các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là những vùng có độ ĐDSH cao, đa
dạng về các HST rạn san hô và cỏ biển và quần xã sinh vật biển. Khu vực âu cảng ở phía
Đông và Tây đảo Lớn được cách ra để đưa vào vùng phát triển phục vụ các hoạt động về cảng
cá. Khu vực phía Bắc đảo hầu như không có dân cư nên xây dựng vùng bảo vệ nghiêm ngặt
có đường giới hạn là ngay sát đường bờ. Vùng phía Nam đảo, có mật độ dân cư đông đúc và
là khu vực khai thác rong chính trên đảo Lý Sơn. Để tránh xảy ra mâu thuẩn trong việc quản
lý và sử dụng tài nguyên vùng bờ. Đề xuất phân khu bảo vệ nghiêm ngặt sẽ được thiết lập
cách bờ ở độ sâu là 3m nhằm tạo ra hành lang an toàn cho khu bảo tồn và thuận lợi cho việc
quản lý về sau. Vùng bên trong ở độ sâu từ 0m ÷ 3m khu vực phía Nam đảo Lớn được đưa
vào vùng phục hồi sinh thái.

Phần bên ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là vùng phục hồi, bao gồm vùng phục
hồi rong biển, cỏ biển và phục hồi san hô. Đây là những khu vực có độ đa dạng sinh học thấp
hơn so với vùng bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng nằm ngay sát vùng được bảo vệ nghiêm ngặt.
Chúng được xem như là một vùng đệm, chuyển tiếp giữa vùng có độ đa dạng sinh học bên
trong và vùng biển rộng lớn bên ngoài (hình 3.1)

11

Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch tổng thể khu BTB Lý Sơn [20]
Bảng 3-1: Tên và diện tích khu vực chức năng [20]
TT
Tên đối tƣợng
Diện tích
(ha)
1
Vùng triều bảo vệ nghiêm ngặt
147
2
Vùng biển bảo vệ nghiêm ngặt
475
3
Du lịch lặn ngầm trong khu bảo vệ nghiêm ngặt
90
4
Phục hồi và bảo vệ san hô
1625
5
Phục hồi và bảo vệ bào ngư
32
6

Phục hồi và bảo vệ hải sâm
51
7
Phục hồi và bảo vệ rong, tảo, cỏ biển
319
8
Phục hồi và bảo vệ bãi triều rạn đá
220
9
Phục hồi và bảo vệ bãi cát biển
20
10
Phục hồi và bảo vệ rừng sinh thái và phòng hộ trên đảo
150

12
TT
Tên đối tƣợng
Diện tích
(ha)
11
Phát triển cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế và quốc phòng trên đảo
450
12
Phát triển du lịch trên đảo
200
13
Phát triển du lịch tắm biển
50
14

Tôn tạo và phát triển bãi tắm biển
100
15
Phát triển cảng và vùng nước âu cảng
150
16
Nuôi trồng thủy sản và khai thác hạn chế
500
17
Du lịch lặn ngầm trong phân khu phát triển
25
18
Phân khu phát triển khác
1315
19
Vành đai bảo vệ
1500
20
Vùng biển phía ngoài khu bảo tồn
2500
Tổng cộng
9920
3.2.1.5. Đánh giá hiệu quả của khu bảo tồn
a. Hiệu quả về môi trƣờng sinh thái
Việc thành lập khu BTB Lý Sơn sẽ phát huy hiệu quả về môi trường đối với vấn đề
quản lý nghề cá ngay trong khu bảo tồn, bên ngoài bảo tồn và nhiều lợi ích khác như:
- Phục hồi và bảo tồn được đa dạng sinh học, đặc biệt là các HST điển hình (san hô, cỏ
biển) và sinh cảnh tự nhiên quan trọng đối với các loài thủy sinh; tạo ra nơi cư trú, bảo vệ cho
những loài bị khai thác mạnh, bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng (bào ngư, cá mú, tôm
hùm).

- Làm tăng mật độ sinh vật biển, tăng sinh khối và kích thước của sinh vật cũng như
tính đa dạng sinh học so với các vùng nằm ngoài của khu bảo tồn. Cấu trúc tuổi, tiềm năng
sinh sản lớn hơn và nhiều biến dị di truyền hơn;
- Bảo vệ đa dạng nguồn gen của những quần thể bị khai thác nhiều và làm tăng hiệu
quả sinh sản của các loài trong khu bảo tồn, tạo ra hiệu ứng tự phục hồi và tái tạo nguồn giống
hải sản tự nhiên trong phạm vi khu bảo tồn.
- Tạo ra nguồn lợi để phát tán cho các vùng biển xung quanh sau khi phục hồi về số
lượng và quần đàn thông qua hiệu ứng tràn, khu BTB Lý Sơn sẽ là trung tâm phát tán ấu
trùng, con non và con trưởng thành của sinh vật biển ra ngoài phạm vi khu bảo tồn trong toàn

13
khu vực biển lân cận, làm cho trữ lượng hải sản ở các khu vực biển lân cận tăng lên.
- Góp phần tăng năng suất đánh bắt do duy trì được trữ lượng và ổn định nguồn lợi hải
sản không bị sụt giảm. Đóng góp vào việc duy trì ngư trường Lý Sơn, một trong những ngư
trường trọng điểm của khu vực miền Trung.
- Bảo vệ các HST và cảnh quan đặc trưng, tạo sức hấp dẫn đối với du khách, tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển bền vững, tăng cường giao lưu quốc tế.
- Đối với Lý Sơn, bảo vệ các rạn san hô, cỏ biển là bảo vệ chính đảo Lý Sơn. Trong
hơn 30 năm qua, diện tích đảo bị giảm đi gần 400ha nguyên nhân chủ yếu do tình trạng hút
cát biển trên các khu vực bãi cỏ biển để trồng hành tỏi.
b. Hiệu quả về kinh tế
- Khu BTB Lý Sơn được thành lập và quản lý hiệu quả sẽ làm tăng nguồn lợi thủy sản,
tăng sản lượng khai thác tại các vùng lân cận khu bảo tồn, duy trì sản lượng của ngư trường
Lý Sơn qua đó làm tăng thu nhập và góp phần phát triển kinh tế biển của địa phương.
- Tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương (trực tiếp hoặc gián
tiếp) thông qua việc phát triển du lịch và các dịch du lịch.
- Thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong đầu tư bảo tồn và
phát triển du lịch dịch vụ.
c. Hiệu quả về xã hội
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư địa phương về công tác bảo vệ nguồn lợi

thủy sản và tài nguyên biển;
- Gắn kết trách nhiệm, vai trò và kiến thức bản địa của người dân địa phương trong các
hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật biển. Tiến hành công tác đồng quản
lý tài nguyên có sự gắn kết của cộng đồng
- Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của người dân địa phương được nâng cao nhờ
việc tăng thu nhập; Đồng thời, giảm bớt sức ép lên nguồn tài nguyên biển đang dần cạn kiệt.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng
sinh học biển
- Khu BTB Lý Sơn được thành lập sẽ góp phần quan trọng trong việc khẳng định chủ
quyền và lợi ích quốc gia trên biển, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương trên tuyến
phòng thủ vùng Trung Bộ.
3.2.2. Định hƣớng phát triển trong khu bảo tồn biển
3.2.2.1. Dịch vụ du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Lý Sơn có đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển loại hình DLST, nghỉ

14
dưỡng chữa bệnh. Và đây được xem là một thế mạnh trong định hướng phát triển kinh tế của
đảo trong thời gian tới.
a. Các loại hình du lịch sinh thái có thể phát triển trên đảo Lý Sơn
- Nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại khu vực phía Bắc đảo Lớn và một phần nhỏ phía Nam
dưới chân Hòn Vung, do ở đây không có cư dân sinh sống nên rất yên tĩnh và có cảnh quan
đẹp (khu vực số 1, hình 3.2);
- Tham quan HST san hô bằng tàu đáy kính tại, lặn ngắm rạn san hô theo sự hướng
dẫn của Ban quản lý. Vị trí quan sát có thể đặt tại cả 3 khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi
và phát triển (hình 3.1);
- Tham quan các khu nuôi sinh thái (hải sâm, bào ngư, ốc biển, rong câu chân vịt) tại
khu vực phát triển của KBT (hình 3.1);
- Thể thao mạo hiểm tại các khu vực vách núi phía Bắc đảo Lớn (hình 3.2);
- Tắm biển tại đảo Bé và khu vực phía Đông của đảo Lớn (sau khi đã cải tạo bãi tắm)
(khu vực số 3, hình 3.2);

- Tham quan các địa điểm di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên: họng núi lửa, hạng
động, vách lộ địa chất;
- Tham quan rừng sinh thái (sau khi đã phục hồi) tại khu vực Hòn Tai, Giếng Tiền,
Hòn Sỏi, Thới Lới (khu vực số 2, hình 3.2);
- Tham quan các vườn - trại sinh thái bố trí tại Thôn Tây xã An Vĩnh và đảo Bé (khu
vực số 4, hình 3.2).
Sơ đồ phân khu chức năng trên đảo được trình bày cụ thể ở hình 3.2.

15

Hình 3.2: Sơ đồ phân khu chức năng trên đảo
b. Các loại hình dịch vụ du lịch
- Dịch vụ lữ hành: phối hợp với đất liền tổ chức tốt các tour thu hút khách chủ yếu từ
khu kinh tế Dung Quất và các khu vực lân cận;
- Dịch vụ lưu trú: homestay.
- Dịch vụ vận chuyển: đầu tư tàu có trọng tải lớn, bảo đảm an toàn hàng hải, xây dựng
sân bay trực thăng trên núi Thới Lới.
- Dịch vụ thông tin: internet, dịch vụ truyền hình.
- Dịch vụ ẩm thực: đảm bảo cung cấp mọi lúc, mọi nơi.
DLST có tác động tích cực tới BTB và đem lại nguồn thu nhập cho khu BTB và cộng
đồng địa phương. DLST đòi hỏi các hoạt động bảo tồn phải có hiệu quả để thu hút du khách
tới tham quan. DLST đem lại nguồn tài chính phục vụ bảo tồn và cộng đồng địa phương.
DLST thúc đẩy hoạt động giáo dục môi trường làm cho du khách nhận thức được giá trị của
thiên nhiên và tôn trọng khu vực họ tới tham quan và những khu vực khác.
3.2.2.2. Phát triển nông – lâm nghiệp bền vững
- Đối với lâm nghiệp: tập trung khoanh nuôi 110 ha rừng, phủ xanh toàn bộ diện tích
có khả năng lâm nghiệp (khoảng 197ha) và nghiêm chặt phá rừng (khu vực số 6, hình 3.2);
trồng rừng sinh thái tại các ngọn núi của cả 2 đảo (khu vực số 2, hình 3.2) phục vụ cho mục
đích phát triển DLST dựa vào cộng đồng


16
- Đối với nông nghiệp: Việc trồng tỏi và hành tuy đã đem lại việc làm và thu nhập kể
cho người dân nhưng đây là đối tượng sử dụng nhiều nước nhất trên đảo (chiếm 40% tổng
nhu cầu sử dụng nước) đặc biệt là cây hành và tỏi. Ngoài ra, nông nghiệp trồng tỏi đã khai
thác cạn kiệt cát trên đảo cũng như mất đất trên các bề mặt của những miệng núi lửa. Do đó,
cần giảm diện tích trồng tỏi, hành, phát triển diện tích trồng rau sinh thái tại khu vực đất bằng
phẳng giữa Hòn Sỏi và Thới Lới (khu vực số 5, hình 3.2), tạo ra những vườn cây sinh thái và
khoảng không xanh (khu vực số 4, hình 3.2), sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước tưới,
không sử dụng phân bón hóa học mà thay vào đó là phân bón hữu cơ. Trên đảo Bé hiện tại
nguồn nước ngọt rất khan hiếm, do đó nước ngọt ở đây chỉ nên dùng cho mục đích sinh hoạt
của người dân, không tiến hành trồng tỏi, hành trên đảo Bé. Ngoài ra, cần phát triển vườn -
trại sinh thái tại Thôn Tây, xã An Vĩnh nơi hiện tại chỉ là vườn tạp phục vụ cho mục đích phát
triển DLST dựa vào cộng đồng.
Vấn đề chăn nuôi gia súc và gia cầm cần tính toán và quy hoạch số lượng đầu con và
chủng loại hợp lý nhằm đáp ứng một phần nhu cẩu thực phẩm cho bộ đội và dân trên đảo
trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần, đề phòng các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, địch
họa, còn lương thực thực phẩm là trao đổi với đất liền. 3.2.2.3. Dịch vụ nghề cá
Đi cùng với ngành đánh bắt xa bờ không thể thiếu được sự phát triển những mô hình
dự báo ngư trường, dự báo cá khai thác để bố trí phương tiện phù hợp. Phương tiện đánh bắt
cần phải được trang bị có công suất lớn, có thiết bị hiện đại chế biến và bảo quản cá ngay trên
tàu. Cần phải hiện đại hóa và công nghiệp hóa ngành khai thác hải sản thì mới có thể đánh bắt
xa bờ. Việc định hướng khai thác hải sản mà trọng tâm là câu cá ngừ đại dương thì cần dịch
vụ đi kèm, đó là việc trang bị cho khảo sát, định hướng sự di cư của các luồng cá, đánh giá trữ
lượng của các luồng cá, đây là một hoạt động đòi hỏi đầu tư công sức, trí tuệ, trang thiết bị,
đặc biệt là những thiết bị dò tìm trên không, trên các thuỷ phi cơ loại nhẹ, hoặc dùng máy bay
trực thăng chuyên dụng. Từ những dự đoán, dự báo đã đưa ra, có thể hướng dẫn tàu thuyền
đón bắt và điều hành số lượng tàu thuyền hợp lý, tránh ít cá mà lại dùng nhiều tàu thuyền,
hoặc ngược lại. Điều này làm tăng hiệu quả của việc đánh bắt xa bờ, giảm chi phí và thời gian
cho các phương tiện hoạt động trên biển.
Trên đảo có thể xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá trên biển nâng

cấp các cơ sở sản xuất nước đá, cung cấp dầu, nhớt cho tàu thuyền, cung cấp lương thực, thực
phẩm, nước ngọt v.v cho các đội tàu ra khơi. Xây dựng các kho bãi và cơ sở dịch vụ hậu cần
nghề cá, mở rộng và nâng cấp cảng cá tại xã An Vĩnh thành cảng cá tổng hợp. Có thể tiến
hành thành các cơ sở sửa chữa nhỏ để sửa chữa những hư hỏng nhẹ của các tàu thuyền, thay
thế những bộ phận cơ khí hoạt động kém. Đảo Lớn có thể bố trí diện tích neo đậu tàu thuyền
và dịch vụ sửa chữa nhỏ tại phía Đông Nam xã An Hải, gần cảng quân sự (khu vực số 7, hình
3-22)
Các cơ sở hậu cần trên đảo còn có thể tiến hành các hoạt động tư vấn, dạy nghề đi biển

17
xa; truyền nghề, kinh nghiệm cho các thuyền viên trẻ; tổ chức trao đổi, toạ đàm về kinh
nghiệm đón bắt các luồng cá giữa các đội tàu, với các chuyên gia trong, ngoài nước.
3.2.2.4. Dịch vụ giao thông trên biển, công ứng cho hoạt động khai thác dầu khí
a. Dịch vụ giao thông trên biển
Với vị trí địa lý, địa thế thuận lợi trên biển, là nơi giao lưu của nhiều tuyến giao lưu
quốc tế trên biển với số lượng tàu thuyền hoạt động rất lớn, trên đảo Lý Sơn đã xây dựng
ngọn hải đăng và một số đèn biển quanh đảo làm nhiệm vụ hướng dẫn tàu thuyền tham gia
giao thông trên Biển Đông định vị vị trí của mình, đồng thời hướng dẫn tàu tuyến ra vào cảng
Dung Quất. Có thể hình thành trung tâm điều hành dịch vụ tổng hợp hướng dẫn giao thông
trên biển trên núi Thới Lới.
b. Dịch vụ cung ứng cho hoạt động khai thác dầu khí, giao lưu hàng hóa
Với vị trí phân bố gần các khu vực khai thác dầu khí trên biển và trên thềm lục địa,
đảo Lý Sơn có khả năng và tiềm năng để xây dựng các kho chứa các trang, thiết bị dàn khoan
trên biển, hình thành dịch vụ cung ứng khai thác dầu khí trên đảo. Đây là hướng đi lâu dài cho
kinh tế huyện đảo vì dịch vụ này chỉ cần diện tích, không dùng đến các nguồn tài nguyên
khác, nên rất thích hợp với huyện đảo Lý Sơn và có thể xây dựng kho bãi tập kết trang thiết bị
thăm dò này trên núi Thới Lới.
Tuy nhiên để phát triển ngành này cần có những đầu tư thích đáng về các phương tiện
kỹ thuật, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng ngay trên đảo cũng như có mối liên kết với đất liền.
Ngoài những hướng dịch vụ kể trên, với vị thế của mình trên tuyến đảo - biển Nam

Trung bộ, và là một bộ phân lãnh thổ của khu kinh tế Dung Quất, Lý Sơn có đủ điều kiện trở
thành một trung tâm thương mại biển, giao lưu hàng hóa ở khu vực Nam Trung bộ trong
tương lai.
Với mục tiêu khai thác các loại khoáng sản ở biển sâu trên thềm lục địa Nam Trung
bộ, Lý Sơn còn có thể trở thành một điểm xuất phát để tiến hành các hoạt động nghiên cứu,
thăm dò, đánh giá trữ lượng và các hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực thềm lục địa
Nam Trung Bộ.
3.2.3. Định hƣớng phát triển ngoài khu bảo tồn biển
Phát triển kinh tế khai thác cá xa bờ
Việc phát triển kinh tế khai thác cá xa bờ nhằm làm giảm áp lực lên HST biển và trên
đảo, đồng thời tăng giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đánh bắt xa bờ là một thế mạnh của huyện Lý Sơn với rất nhiều lợi thế về tiềm năng
tài nguyên, tiềm năng về cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm sản xuất và hiệu quả kinh tế to lớn, vì
vậy, ngành đánh bắt xa bờ đã và đang là một định hướng quan trọng được xác định trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hơn nữa đây cũng là một ngành có truyền

18
thống đối với người dân huyên đảo, đã từng khai thác nguồn lợi hải sản ở các ngư trường
Hoàng Sa, Trường Sa và các ngư trường khác. Trong 5, 10 năm tới, cần có những đầu tư
mang tính toàn diện về phương tiện, công cụ đánh bắt, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, kỹ
thuật ngành sản xuất này sẽ đưa lại cho địa phương hiệu quả kinh tế rất lớn.
Nghề đánh bắt xa khơi trên huyện đảo Lý Sơn tập trung vào:
- Đánh bắt cá ngừ đại dương
- Ngoài những loài cá ngừ đại dương như ngừ vằn, ngừ chù, ngừ vây vàng, ngừ bu,
ngừ bò v.v ở vùng biển khơi Trung Bộ và Biển Đông, còn có thể khai thác các loài cá cờ
phương Đông, cá nục heo, cá cờ ấn Độ, cá ó dơi Nhật Bản, cá ngừ mắt to, cá kiếm cá mập
đuôi dài. Tổng trữ lượng cá ở vùng này là gần 2,4 triệu tấn, cho phép đánh bắt là gần 1,1 triệu
tấn trong đó cá nổi chiếm 72% [9].
Khai thác nguồn lợi tôm, trong đó có các loài tôm giá trị kinh tế cao là tôm he, hào,
tôm vàng, tôm bộp, tôm hùm. Nguồn lợi mực có thể khai thác là các loài mực ống Trung Hoa,

mực thẻ, mực nang vân hổ và bạch tuộc.
Nguồn lợi hải sản ở khu vực khá phong phú, có thể tập trung vào khai thác tiềm năng
của các nhóm cá san hô, ốc đụn cái, bào ngư, cua, trai ngọc, hải sâm, ở các rạn san hô với
nhưng quy hoạch đánh bắt hợp lý, bảo tổn nguồn gen và đa dạng sinh học, sinh thái cảnh của
rạn san hô, nhằm khai thác lâu dài.
3.2.4. Giải pháp thực hiện
Để các định hướng thực hiện được nhằm mục tiêu phát triển bền vững đảo Lý Sơn,
cần có các giải pháp cụ thể và cần phải thực hiện đồng bộ như sau:
3.2.4.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và giá trị
sinh thái
Nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của
biển, rừng với huyện đảo, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường. Đầu tư cho việc nâng độ
khoa học và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thay đổi phương thức và canh tác cũ không
phù hợp bằng các phương thức canh tác khoa học, phù hợp.
Tăng cường trình độ khoa học kỹ thuật của ngư dân trong việc đánh bắt thủy hải sản.
Đào tạo đội ngũ cán bộ thích hợp cho sự phát triển của ngành du lịch.
3.2.4.2. Quy hoạch
Cần rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế đảo, trong đó quy hoạch sử dụng đất là tối
quan trọng, tiến đến là quy hoạch phát triển các ngành kinh tế theo hướng sinh thái bền vững
nhằm giảp áp lực lên các HST biển và trên đảo đó chính là kinh tế sinh thái. Cần quy hoạch
không trên trên đảo và vùng nước xung quanh theo hướng quản lý tổng hợp, tránh xung đột
lợi ích giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội. Quy hoạch trên đảo cần phải nằm trong

19
quy hoạch chung của tỉnh Quảng Ngãi.
3.2.4.3. Tăng cường thể chế, chính sách
Với cách tiếp cận hệ thống, cần xem xét mối quan hệ kinh tế - xã hội của Lý Sơn với
kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, trước hết cần phải xây dựng các cơ chế chính
sách phát triển kinh tế huyện theo hướng sinh thái bền vững và phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế biển đảo của tỉnh Quảng Ngãi.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư từ các tổ
chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước phù hợp với mục tiêu phát triển của huyện đảo và
đảm bảo vấn đề an ninh, chủ quyền Quốc gia.
Chế độ chính sách đối với KBT biển cần được xây dựng phù hợp nhằm tăng cường
nhân lực khi đưa KBT đi vào hoạt động như các chế độ đãi ngộ với cán bộ tham gia vào Ban
quản lý KBT, thu hút sự tham gia của lực lượng thanh niên xung phong và những quy chế
phối hợp liên ngành giữa phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường
với lực lượng bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển,
Cần có những chính sách cương quyết đối với những hành vi vi phạm về bảo vệ môi
trường, vi phạm trong phạm vi KBT, khai thác trái phép tài nguyên,
Về thể chế, tiếp tục đẩy mạnh và kiện toàn bộ máy quản lý hành chính các cấp, đảm
bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả cơ chế, chính sách đề ra.
3.2.4.4. Tài chính
Nguồn tài chính nhằm thực hiện các định hướng phát triển bao gồm:
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: hàng năm, nguồn vốn này được cấp về địa
phương và địa phương cần có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, tránh gây lãng phí,
không hiệu quả.
- Nguồn vốn từ việc thu hút đầu tư nước ngoài: có rất nhiều các tổ chức nước ngoài
của các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các ngân hàng đa quốc gia, tổ chức môi trường, tổ
chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (quỹ Môi trường toàn cầu GEF, Ngân hàng thế giới
WorldBank, quỹ SIDA, quỹ phát triển ADB, chương trình môi trường của Liên hiệp quốc
UNEP, chương trình phát triển của Liên hiệp quốc UNDP, tổ chức liên chính phủ về đại
dương IOC, tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, ), các tổ chức này thường hỗ trợ
không hoàn lại cho các dự án phát triển xã hội, bảo vệ môi trường; ngoài ra còn có nguồn vốn
từ các chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước tạo ra nguồn vốn đối
ứng; nguồn vốn từ các tổ chức cá nhân là người nước ngoài khác như Công ty Tài chính Quốc
tế IFC;
- Nguồn vốn từ việc thu phí tham quan DLST, dịch vụ nghỉ dưỡng chữa bệnh, ;
3.2.4.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực


20
Nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là nâng cao trình độ quan trí về vai trò của phát
triển kinh tế sinh thái hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường là rất quan trọng.
Cùng với đó là đầu tư cho việc nâng cao trình độ khoa học và kỹ thuật trong sản xuất
nông nghiệp, thay đổi phương thức và tập quán canh tác cũ bằng các phương thức canh tác
khoa học, phù hợp với chức năng mới của nông nghiệp.
Tăng cường trình độ khoa học, kỹ thuật của ngư dân trong việc đánh bắt cá xa bờ.
Đào tạo đội ngũ cán bộ thích hợp cho sự phát triển của ngành DLST, nghỉ dưỡng,
chữa bệnh.
3.2.4.6. Tăng cường hợp tác quốc tế
Việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm
- Kết nối và vận dụng các kết quả nghiên cứu khoa học tiên tiến trên thế giới, nhằm
vận dụng có hiệu quả vào quá trình phát triển của đảo Lý Sơn
- Quảng bá hình ảnh với bạn bè quốc tế nhằm thu hút khách du lịch, tìm cơ hội thu hút
đầu tư;
- Trao đổi học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tư liệu học tập và đào tạo cán bộ
nhằm nâng cao năng lực quản lý;
- Hỗ trợ tuyên truyền nâng cao nhận thức, khẳng định chủ quyền Quốc gia, chủ quyền
vùng biển và lãnh thổ Việt Nam.
Các hình thức hợp tác quốc tế có thể thông qua tỉnh Quảng Ngãi, hoặc thông qua các
chương trình của Nhà nước, và tự tìm đối tác;
3.2.4.7. Tăng cường nghiên cứu khoa học
Trong KBT biển, cần tăng cường nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho công tác bảo
tồn các giá trị đặc hữu, quý hiếm về tài nguyên sinh vật. Thông qua việc nghiên cứu khảo sát
để có thể có cơ sở cho việc phát hiện các bãi giông, bãi đẻ của các loài hải sản từ đó có các
biện pháp quản lý hữu hiệu hơn.
Cần nghiên cứu xây dựng thí điểm các mô hình DLST, mô hình phát triển dịch vụ cao
cấp như nghỉ dưỡng chữa bệnh, dịch vụ cung ứng,…trước khi đưa vào hoạt động có hiệu quả.




21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác giả xin rút ra những kết luận như sau:
1. Về cơ sở khoa học:
- Đảo Lý sơn có điều kiện tự nhiên ưu thế mang đặc trưng của đảo biển, không chịu
ảnh hưởng của đất liền, tài nguyên vị thế to lớn và có những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên
đặc biệt là đa dạng sinh học các HST biển và đa dạng về nguồn lợi;
- Tuy nhiên, hiện nay, đảo Lý Sơn đang phải đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên, bùng
nổ dân số và ô nhiễm môi trường. Các HST biển của vùng nước xung quanh đảo đã và đang
suy thoái nghiêm trọng, các HST trên đảo đang bị tàn phá nặng nền, cần phải có các biện pháp
hữu hiệu cứu lấy ĐDSH, duy trì sự phát triển của nguồn lợi hải sản, bảo tồn các HST biển,
phục hồi HST rừng và canh tác nông nghiệp bền vững.
2. Về cơ sở lý luận:
Đã đưa ra lý thuyết về KTST, các mô hình kinh tế sinh thái thành công tại Việt Nam
cũng như trên thế giới có thể áp dụng cho đảo Lý Sơn và vai trò của KTST đối với đảo biển
3. Định hướng phát triển kinh tế sinh thái cho Lý Sơn:
- Thành lập khu bảo tồn biển
- Lấy kinh tế sinh thái làm mục tiêu chủ đạo, các ngành nghề phù hợp nhất với điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của đảo bao gồm: DLST, nghỉ dưỡng chữa bệnh, phát triển nông-
lâm nghiệp bền vững, dịch vụ nghề cá, dịch vụ giao thông trên biển và cung ứng hoạt động
khai thác dầu khí, phát triển ngành đánh bắt cá xa bờ.
Kiến nghị:
1. Cần rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế đảo, trong đó quy hoạch sử dụng đất là
tối quan trọng, nhanh chóng quy hoạch quản lý không gian biển Lý Sơn và các vùng biển kế
cận, tiến đến là quy hoạch phát triển các ngành kinh tế theo hướng sinh thái bền vững nhằm
giảp áp lực lên các HST biển và trên đảo đó chính là kinh tế sinh thái.
2. Cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội đảo lý sơn
theo định hướng kinh tế sinh thái

3. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể xem là những định hướng ban đầu cho mô
hình phát triển kinh tế sinh thái đảo Lý Sơn. Các nhà quản lý cần nhìn nhận vấn đề này để có
thể ra quyết định đúng đắn trong quá trình lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng./.

References

22
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Đức An (2008). Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam: tài nguyên và phát triển. Nhà xuất
bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 1-15.
2. Nguyễn Tác An và cộng sự (2005). Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ và phục hồi hệ
sinh thái rạn san hô, cỏ biển và khắc phục ô nhiễm môi trường biển tự sinh. Báo cáo tổng kết
đề tài KC 09-07, tr. 27-39.
3. Lê Huy Bá (2006). Du Lịch Sinh Thái ( Ecotourism). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, tr. 15-35.
4. Đoàn Văn Bộ và cộng sự (2010). Quy trình công nghệ dự báo cá khai thác phục vụ
nghề đánh bắt xa bờ” của ngư dân miền Trung, Đề tài KC – 09-14/06-10, tr. 100.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006). Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển
Việt Nam đến 2010, định hướng 2020, Hà Nội, tr. 20-25.
6. Cục Thống kê Quảng Ngãi (2011). Niên giám thống kê, Quảng Ngãi 2009, 2010. 2011.
7. Chương trình các khu bảo tồn của IUCN (2004). Khu bảo tồn biển của bạn hoạt động
như thế nào?, Hà Nội, tr. 15-18.
8. Chu Thế Cường, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Huy Yết (2005), Hiện trạng cỏ biển đảo
Lý Sơn – Quảng Ngãi, Hà Nội.
9. Phạm Hoàng Hải và cộng sự (2006). Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài
Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải
pháp phát triển kinh tế xã hội bền vững cho một số huyện đảo, Viện Địa lý, Viện Khoa học và
Công nghệ Vfiệt Nam, Hà Nội, tr. 266-285.
10. Phạm Văn Hiếu (2010), Báo cáo sơ bộ đa dạng sinh học đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),
Hà Nội.

11. Nguyễn Chu Hồi (1998). Cơ sở khoa học quy hoạch các Khu bảo tồn biển. Phân Viện
Hải dương học tại Hải Phòng, Hải Phòng, tr. 13.
12. Lê Văn Huy (2011). Phát triển du lịch đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn Thạc
sĩ kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
13. Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yến (2009). Bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt
Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 16-21.
14. Nguyễn Văn Tiến, Lê Thanh Bình, Nguyễn Hữu Đại, Trần Hồng Hà, Từ Thị Lan
Hương, Đỗ Nam, Đàm Đức Tiến (2004). Tiến tới quản lý hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 57-78.
15. Lê Đức Tố và cộng sự (2005). Báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ Đề tài Luận
chứng khoa học về một số mô hình kinh tế-sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn vùng
biển ven bờ Việt Nam, mã số KC.09.12, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, tr. 11-43.
16. Lê Đức Tố biên dịch, 2003. Đa dạng sinh học và kinh tế sinh thái, Trường Đại học
Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, tr. 1-33.

23
17. Lê Đức Tố chủ biên (2009). Biển Đông, tập 1 Khái quát về biển Đông. Nhà xuất bản
Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 1-30.
18. Nguyễn Văn Trương (2006). Các hệ sinh thái kém bền vững và việc lựa chọn khu vực
nghiên cứu để xây dựng mô hình làng sinh thái, Viện Kinh tế sinh thái, Hà Nội, tr. 101-147.
19. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết, Nguyễn Văn Long (2006). Hệ sinh thái rạn san hô biển
Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 21-70.
20. Viện Kỹ thuật Biển, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (2011). Báo cáo Dự án Quy
hoạch chi tiết Khu bảo tồn biển Lý Sơn - Quảng Ngãi, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 28-105.
21. Nguyễn Huy Yết, Võ Sĩ Tuấn (1995). Thông tin về các khu bảo tồn biển Việt Nam
được đề xuất. Viện Hải dương học tại Hải Phòng, Hải Phòng, tr. 20.

Tài liệu tiếng Anh
22. Klaus Wirtki (1961). Scientific Result of Marine Investigations of South China Sea
and the Guft of Thailand. University of California, US.

23. Robert Costanza, John H. Cumberland, Herman Daly, Robert Goodland, Richard B.
Norgaard Hardcover (1997). An Introduction to Ecological Economics, Gund Institute for
Ecological Economics .
24. Robert Costanza (1997). Ecological Economic – The Science and Management of
Sustainability. Columbia University Press.

×