Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.35 KB, 4 trang )

Giáo án tham khảo: Chuyên đề Hoạt động khám phá thử nghiệm ( Phòng mầm non-Sở GD&ĐT
TPHCM )

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - THỬ NGHIỆM
Giáo án 1:
ĐỀ TÀI: CUỘC CHẠY ĐUA CỦA CÁC NGỌN NẾN.
LỚP: LÁ
Giáo viên: Nguyễn Thụy Thanh Vân
Trường MNBC Tuổi Thơ 7 Quận 3
I/ YÊU CẦU:
- Qua hoạt động trẻ khám phá được ngọn nến với nhiều không khí xung quanh có thể tiếp tục cháy sau
khi ngọn nến ở trong lọ đã tắt.
- Trẻ khám phá ngọn nến ở trong lọ lớn có nhiều không khí cho nên sẽ cháy lâu hơn ngọn nến ở trong
lọ nhỏ.
II/ VẬT LIỆU:
- Đèn cầy, dĩa đựng, các nút bần…
- Các lọ có độ hở, kín và kích thước to nhỏ và chất liệu khác nhau
III/ TIẾN HÀNH:
( Trẻ hoạt động thử nghiệm – khám phá tại góc khoa học - thử nghiệm trong giở hợt động góc tại lớp)
Bước 1: Gợi ý tưởng hoạt động
- Cô cho trẻ quan sát 2 ngọn nến đã được đốt cháy
- Cô cho trẻ suy đoán xem 2 ngọn nến sẽ như thế nào khi cô dùng lọ úp chặt 1 ngiọn nến ở bên trong
(trẻ nhận xét tự do)
Bước 2: Trẻ tự thử nghiệm – khám phá
( Cô giúp trẻ thắp cháy các ngọn nến)
- Trẻ tự thử nghiệm với 2 ngọn nến bị úp chặt trong 2 lọ có kích cỡ to nhỏ khác nhau xem ngọn nến
cháy trong trạng thái như thế nào?
- Trẻ thử nghiệm với các ngọn nến bị úp chặt trong lọ kín hở ( chậu sành, vỏ quả bưởi…) Dựa vào
những tình huống thử nghiệm của trẻ cô cho trẻ nhận xét.

Giáo án 2:


ĐỀ TÀI: ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA NAM CHÂM
LỚP: LÁ
Giáo viên: Lương Thị Thanh Thúy
Trường MNBC Tuổi Thơ 7 Quận 3
I/ YÊU CẦU:
- Qua hoạt động, trẻ khám phá nam châm có thể hút vật bằng sắt qua lớp phân cách mỏng với các
chất liệu như giấy, nhựa, gỗ,…
1
- Qua hoạt động, trẻ khám phá được sức hút của nam châm, ảnh hưởng bởi độ dày, mỏng của lớp
phân cách
II/ VẬT LIỆU:
- Một số vật dụng nam châm hút được bằng sắt: Kẹp giấy, ốc vít, suốt chỉ, đồng xu…
- Nam châm
- Các vật liệu khác như gỗ, giấy, hộp nhựa, thuỷ tinh…
III/ TIẾN HÀNH:
( Trẻ hoạt động thử nghiệm – khám phá tại góc khoa học - thử nghiệm trong giờ hoạt động góc tại
nhóm lớp)
Bước 1: Tạo tình huống
- Cô đặt 1 số kẹp giấy bằng sắt lên mặt bàn và hỏi: Có cách nào cho những vật đặt ở trên bàn “chạy
qua lại” không? ( cho trẻ tự nghĩ ra cách riêng và yêu cầu thực hiện)
- Cô dùng nam châm và đặt phía dưới mặt bàn gỗ di chuyển các vật ở trên bàn qua lại ( cho trẻ tưởng
tượng vật gì đang chuyển động )
- Cho trẻ chơi nam châm hút các vật bằng sắt qua các vật liệu như giấy, bitit, hộp nhựa…
Bước 2: Trẻ tự thử nghiệm
- Cho trẻ chơi nam châm hút các vật bằng sắt qua các lớp phân cách với các vật liệu như giấy, gỗ ,
hộp nhựa…
- Dựa vào những tình huống thử nghiệm của trẻ , cô cho trẻ nhận xét và cùng làm theo nhiều hướng
khác nhau.
- Thử nghiệm nam châm hút được với vật có độ dày bao nhiêu thì không thể hút được nữa.
* Các phương án mở:

- Thử nghiệm đặt nam châm đến độ cao bao nhiêu thì chúng hết tác dụng.
- Trẻ tự thử nghiệm sử dụng nam châm hút được các vật bằng sắt trong môi trường nước , cát.

Giáo án 3:
Đề tài: Âm thanh trong đời sống.
Giáo viên: Phan Thảo Ly – Nguyễn Thị Trang Thanh.
Trường Mầm Non Tuổi Ngọc Quận 8
Lớp: Lá
I. MỤC ĐÍCH :
- Nhận biết các loại âm thanh trong thiên nhiên, trong cuộc sống .
- Suy nghĩ các tình huống qua một loạt âm thanh có liên hệ với nhau.
- Tạo ra âm thanh và phân biệt âm thanh.
- Phát triển óc quan sát, dự đoán, trí giác âm thanh, rút ra kết luận đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
- Một số đồ dùng tạo ra âm thanh (ly thủy tinh, lọ thủy tinh, bình, gốm, bình nhựa, giấy…) bằng chất
liệu khác nhau.
- Băng đĩa thu âm thanh
2
- Tranh vẽ minh hoạ âm thanh cho mỗi trẻ, các ký hiệu.
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: “Con nghe thấy tiếng gì không?”
o Cho trẻ nghe các loại âm thanh từ băng cassette (tiếng búa đóng đinh , tiếng máy giặt, tiếng dao
băm, thịt trên thớt, tiếng sấm, tiếng gió…)
o Cho trẻ nghe lại các âm thanh 1 lần nữa xác định đó là âm thanh từ thiên nhiên hay các âm thanh từ
các đồ vật trong cuộc sống
o Cho trẻ xếp các tranh đã tìm theo nhóm tương ứng
Hoạt động 2: “Con cảm thấy gì ?”
- Cho trẻ nghe loại âm thanh khác nhau
* Một loại âm thanh gây cảm giác khó chịu như tiếng búa đóng chát chúa, tiếng còi xe inh ỏi
* Một lọai âm thanh gây cảm giác dễ chịu như tiếng nước róc rách,tiếng chim hót líu lo…

- Cho trẻ nói lên cảm xúc khi trẻ nghe các loại âm thanh trên
- Cô tiếp tục hỏi trẻ:
o Khi nghe nhạc con cảm thấy thế nào ?
- Cô bật máy cassette cho trẻ nghe 1 vài bài hát ,trẻ nghe 1 đoạn ,cô dừng máy cho trẻ đoán tên bài
hát (lúc đầu cho trẻ nghe 3 đoạn, 2 đoạn sau đó nghe 1 đoạn rồi đoán)
Hoạt động 3: “Con thử đoán xem ”
o Cho trẻ nghe một loạt âm thanh như tiếng gió thổi mạnh,tiếng cửa đóng sầm .
Cho trẻ đoán
o Cho trẻ nghe tiếng chuông điện thoại reo, tiếng bước chân,tiếng nói chuyện điện thoại.
Cho trẻ đoán
Hoạt động 4 : ” Trẻ tạo ra âm thanh ”
Cho trẻ gõ vào các đồ dùng làm bằng các chất liệu khác nhau.
- Cô hỏi trẻ:Com nghe thấy các âm thanh như thế nào ?
- Có thể cho trẻ gõ lại nếu trẻ chưa nhận biết được sự khác nhau của các âm thanh.
- Nếu trẻ chưa trả lời được cô có thể gợi ý
+ Các âm thanh giống nhau hay khác nhau ?
Cho trẻ phân biệt âm thanh trong các ly có các mực nước khác nhau
- Cô gõ lần lượt vào các ly có mực nước đầy,1 nữa ,1 ít, không có nước với tốc độ và lực gõ khác
nhau
- Cho trẻ nhận xét các âm thanh nghe được và nói lên các nhận xét của mình
- Nếu trẻ chưa phân biệt được các âm thanh trên,cô gõ lại cho trẻ nghe 1 lần nữa.
- Cho trẻ đặt các ký hiệu (hình tròn) vào các ly theo âm thanh mà trẻ nghe được.
- Cho trẻ tự gõ và đặt ký hiệu
3

4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×