Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Thực trạng nguyên nhân và các giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn vụ bản huyện lạc sơn tỉnh hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.94 KB, 77 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa, nền kinh tế
phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn quy mô, với tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh như vậy đi đối với vẫn đề đó là đời sống nhân dân từng
bước được cải thiện một cách đáng kể, nhưng bên cạnh những mặt tích
cực, những tiến bộ vượt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, những hạn
chế mà không một quốc gia nào không phải đối mặt, đó là tình trạng chất
lượng môi trường ngày càng bị suy giảm về chất lượng cuộc sống của con
người, cụ thể đó là ô nhiễm về môi trường đất, nước, không khí, và tình
trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, và hàng loạt các
vẫn đề về môi trường khác cần được quan tâm sâu sắc và kịp thời giải
quyết một cách nghiêm túc và triệt để nhất.
Thị trấn Vụ Bản là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội văn hóa
của huyện Lạc Sơn, là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Hoà Bình,
đây là nơi tập trung trên 4000 dân cư cùng chung sống trên địa bàn, với
chợ Vụ Bản là đầu mối lưu thông các loại hàng hoá như nông sản, thực
phẩm trên địa bàn huyện, nên công tác bảo vệ và vệ sinh môi trường ở
đây lại là một vẫn đề cần được quan tâm hàng đầu. Thực tế cho thấy
lượng rác thải sinh hoạt ngày một tăng và có ở khắp mọi nơi trên địa bàn
pg. 1
1
thị trấn. Đó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí. Bên cạnh đó vẫn đề quản lý môi trường ở các cấp, các
nghành vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập, Các văn bản luật không
đồng nhất, chưa đi sau vào thực tiễn, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
nhà nước về môi trường chưa được đào tạo một cách toàn diện, chủ yếu
làm kiêm nhiệm và người dân còn thiếu hiểu biết về môi trường nên ý
thức bảo vệ môi trường còn chưa cao. Do đó công tác quản lý rác thải là
vẫn đề cần được quan tâm hơn, trong quá trình phát triển và nhằm đảm


bảo được mục tiêu phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường. Trước tình
hình cấp thiết nói trên và nhằm đánh giá về công tác quản lý, xử lý rác
thải sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản huyện Lạc Sơn, qua đó để đề xuất một
số giải pháp phù hợp để góp phần bảo vệ môi trường của huyện. Tôi được
sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Tài
Nguyên & Môi Trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đồng
thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS Trương Thành Nam nên tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nguyên nhân và các giải pháp xử
lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản - huyện Lạc Sơn - tỉnh Hoà
Bình”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Trước sức ép ngày càng gia tăng về khối lượng chất thải rắn sinh
hoạt hệ thống quản lý còn có nhiều yếu kém trong các khâu thu gom, vận
pg. 2
2
chuyển, cũng như trong các khâu tổ chức xử lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn thị trấn, vì vậy đề tài được thực hiện với mục tiêu:
- Đánh giá đúng hiện trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thị trấn.
- Từ đó xây dựng các giải pháp về quản lý, thu gom, vận chuyển,
xử lý rác thải sinh hoạt tốt hơn, hợp lý với nền kinh tế của thị trấn nhằm
hạn chế ô nhiễm môi trường và góp phần nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chất thải rắn sinh hoạt để bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân
dân.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được cơ sở pháp lý trong quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường
- Nắm được luật bảo vệ môi trường, các văn bản quy định của nhà
nước và địa phương về quản lý rác thải sinh hoạt.
- Đánh giá đúng thực trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại địa
bàn thực hiện đề tài.

- Đề xuất các giải pháp về công tác quản lý và xử lý rác thải sinh
hoạt tại địa phương được tốt nhất
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo và tài liệu cho các nghiên cứu
khoa học khác có liên quan đến mảng kiến thức này. Đồng thời bổ sung
pg. 3
3
thêm thông tin, số liệu về hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt
năm 2011 cho huyện Lạc Sơn.
+ Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống hoá kiến thức đã học, và áp
dụng vào thực tế, và tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với những
nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm để
áp dụng vào thực tế.
+ Đánh giá công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải
sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình.
- Ý thực tiễn
+ Đánh giá đúng hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại
thị trấnVụ Bản.
+ Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý rác thải sinh hoạt để cải thiện và góp phần bảo vệ môi
trường sống nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Qua đó thấy được hiệu quả kinh tế do công tác quản lý và xử lý rác
thải sinh hoạt mang lại, góp phần khẳng định, chứng minh chất thải là tài
nguyên quý giá, từ đó nâng cao ý thức của người dân trong việc tái chế
tái sử dụng rác thải và bảo vệ lấy môi trường sống của mình.
pg. 4
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm
- Rác thải là chất thải rắn được hiểu là những vật ở dạng rắn do
hoạt động của con người(sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng ) và động vật
gây ra. Đó là những vật đã bỏ đi, thường ít được sử dụng hoặc ít có ích và
không có lợi cho con người.
- Rác thải sinh hoạt là loại rác thải có liên quan đến các hoạt động
con người, các nguồn tạo ra rác thải sinh hoạt là các trường học, cơ quan,
trung tâm, dịch vụ,…
- Quản lý chất thải là các hoạt động phân loại, thu gom, vận
chuyển, lưu trữ và xử lý nhằm làm giảm và hạn chế các tác động của
chất thải tới môi trường.
- Tái chế chất thải rắn: thực chất người ta lấy lại những phần vật
chất của sản phẩm hàng hoá cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo
ra sản phẩm mới.
- Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên
liệu có quãng đời kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà
pg. 5
5
không bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hoá học( Nguyên Thế Chinh
2003)
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp
với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ
sinh.
2.1.2. Các nguồn phát sinh
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của vẫn
đề tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu
dùng ở các đô thị và vùng nông thôn. Trong các nguồn chủ yếu phát sinh
gồm:
- Từ các khu dân cư(một hộ, nhiều hộ ) phần lớn do sinh hoạt.

- Từ thương mại (các cửa hàng, chợ )
- Từ các khu trống của thị trấn( bến xe, công viên )
- Từ các khu công nghiệp của thị trấn.
- Từ nông nghiệp.
Sơ đồ thể hiện nguồn phát sinh rác thải
pg. 6
6
Hình 2.1 Sơ đồ thể hiện nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
Nhờ việc đánh giá tìm hiểu các nguồn phát sinh ra rác thải, giúp
chúng ta có thể quản lý và thu gom tốt hơn đặc biệt là góp phần cho việc
ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật giảm thiểu ảnh hưởng của rác
thải đến môi trường không khí, đất, nước.
2.1.3. Phân loại chất thải rắn
Hoạt động phân loại chất thải rắn là bước không thể thiếu để sử
dụng lại, tái chế, làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, làm phân, tạo
khí metan… phục vụ cho các hoạt động khác Chính vì vậy, nó tạo tiền đề
để giảm thiểu tác động có hại chất thải rắn đến môi trường. Phân loại chất
thải rắn có thể dựa vào nguồn gốc, trạng thái, tính chất của chất thải và có
thể tiến hành phân loại ngay ở các hộ gia đình, các điểm trung chuyển,
các bãi tập trung chất thải.
2.1.3.1. Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh
pg. 7
Rác thải rắn
Cơ quan
trường học
Chính quyền
địa phương
Bệnh viện, cơ
sở y tế
Nơi vui chơi,

giải trí
Khu công
nghiệp, nhà
Chợ, bến xe,
nhà ga
Giao thông,
xây dựng
Nhà dân, khu
dân cư
7
- Chất thải sinh hoạt: Phát sinh hàng ngày ở đô thị, làng mạc, khu
du lịch, nhà ga, trường học, công viên…
- Chất thải công nghiệp: Phát sinh trong quá trình sản xuất công
nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến nông sản trước và sau thu
hoạch…
- Chất thải nông nghiệp: phát sinh trong quá trình trồng trọt và chăn
nuôi
- Chất thải thương mại và dịch vụ du lịch: hoạt động thương mại,
du lịch
2.1.3.2. Phân loại theo trạng thái chất thải
- Chất thải trạng thái rắn: Bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải
nhà máy chế tạo máy, xây dựng (kim loại, da, hóa chất đơn nhựa, thủy
tinh, vật liệu xây dựng vv.)
- Chất thải lỏng: Phân bùn bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu,
rượu bia, nước thải nhà máy sản xuất giấy và vệ sinh công nghiệp…v v.
- Chất thải trạng thái khí: Bao gồm khí thải các động cơ đốt trong,
máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện, sản
xuất vật liệu…
2.1.3.3. Phân loại theo tính chất nguy hại
- Vật phẩm nguy hại sinh ra tại các bệnh viện trong quá trình điều

trị người bệnh(các loại vật phẩm gây bệnh thông thường được xử lý ở chế
pg. 8
8
độ nhiệt cao, từ 1150
0
C trở lên, cá biệt có loại vi sinh vất gây bệnh bị tiêu
diệt khi nhiệt xử lý lên tới 3000
0
C…)
- Kim loại nặng: Các chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất
công nghiệp có thành phần As, Pb, Hg, Cd… là mầm mống gây bệnh ung
thư cho con người.
- Các chất phóng xạ, các phế thải có phóng xạ sinh ra qua quá
trình xử lý giống cây trồng, bảo quản, khai khoáng năng lượng…(PGS.
Nguyễn Xuân Nguyên và cs, 2004).
2.1.3.4. Phân loại CTR tại các hộ gia đình
- Phân loại chất thải rắn tại các hộ gia đình là bước đầu tiên giúp
cho công tác xử lý tiếp theo được thuận lợi hơn ngay tại các gia đình,
chung cư các chất thải rắn được phân loại theo đặc điểm lý, hoá hoặc theo
kích thước của nó. Ví dụ như túi đựng rác thực phẩm, túi đựng giấy, báo
cũ, túi đựng vỏ chai, mảnh thuỷ tinh vỡ,…
- Ở các nước phát triển việc phân loại chất thải rắn tại gia đình đã
trở thành quy định và mọi gia đình đều tuân thủ.
2.1.3.5. Tại trạm trung chuyển rác
- Trong trạm trung chuyển rác công tác phân loại rác được tiến
hành, tại đây người ta phân loại rác bằng các phương pháp như ly tâm,
thổi khí, từ tính và các thiết bị kèm theo.
pg. 9
9
- Ở các đô thị của nước ta, trạm trung chuyển rác chưa được hình

thành mà đang tồn tại các điểm rác tạm thời là nơi tập trung rác thu gom
được từ 1, hoặc 2, 3 đường phố, khu chung cư,… Thời gian lưu giữ của
những đống rác này chỉ khoảng 2 - 3 giờ, sau đó nó được chở đến bãi thải
của địa phương.
2.1.3.6. Phân loại rác tại bãi rác
- Ở các nước phát triển, loại rác thải không còn sử dụng vào mục
đích nào khác sẽ được chở đến bãi thải và được chôn lấp cẩn thận. Do đó
công tác phân loại ít được tiến hành tại đây.
- Đối với nước ta, nhặt rác (một hình thức phân loại rác) không chỉ
tiến hành tại các bãi rác tập trung của đô thị mà còn được thực hiện tại
các điểm đổ rác nhỏ trong thành phố, thị trấn.
- Hàng ngày những người nhặt rác đào bới các đống rác để thu nhặt
nhiều loại rác có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Công việc
này thường thực hiện bằng tay và không an toàn về mặt vệ sinh
2.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng và môi
trường.
2.1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng.
- Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền
nhiễm, gây dịch bệnh nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm.
pg. 10
10
- Ô nhiễm môi trường ở nước ta đã gia tăng tới mức độ nghiêm
trọng ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân, ngày càng có nhiều người phải
nhập viện về vấn đề sức khoẻ liên quan tới yếu tố môi trường bị ô nhiễm.
- Theo đánh giá của các chuyên gia, chất thải rắn đã ảnh hưởng rất
lớn đến đời sống hàng ngày và sức khoẻ của cộng đồng sống xung quanh
nơi bị ô nhiễm, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư sống ở khu vực làng
nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm
chất thải rắn đến mức báo động.
- Đã xuất hiện nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh

ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn…do chất thải rắn gây ra.
- Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải làm việc
trong điều kiện nặng nhọc, ô nhiễm nặng, cụ thể nồng độ bụi vượt quá
tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 1,9 lần, khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép
từ 0,5 đến 0,9 lần, các loại vi trùng, siêu vi trùng, nhất là trứng giun, trực
tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.
2.1.4.2. Chất thải làm giảm mỹ quan của thị trấn.
- Nếu việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến
tình trạng tồn đọng chất thải trong các đô thị, làm mất mỹ quan, gây cảm
giác khó chịu cho người dân sống xung quanh ở đây.
- Không thu hồi và tái chế được các thành phần có ích trong chất
thải, gây ra sự lãng phí về của cải, vật chất cho xã hội.
pg. 11
11
- Chất thải bị tồn đọng nhiều và không có biện pháp xử lý kịp thời
sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh, gây ra mất cảnh
quan của đô thị cũng như môi trường sống của các loài sinh vật sống
trong môi trường đó từ đó có khả năng làm suy giảm các tài nguyên quý
hiếm và không thể nào khôi phục lại được, như tuyệt chủng các loại động
vật quý, môi trường đất, nước bị ô nhiễm nặng.
2.1.4.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường.
- Chất thải rắn đổ bừa bãi xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh, rạch…
làm quá tải thêm hệ thống thoát nước đô thị, là nguồn gây ô nhiễm cho
nguồn nước mặt và nước ngầm. Khi có mưa lớn sẽ gây ô nhiễm trên diện
rộng đối với các đường phố bị ngập.
- Trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa
nhiều, chất thải bị thối rữa nhanh là nguyên nhân gây ra mùi khó chịu và
dịch bệnh, nhất là chất thải độc hại, chất thải bệnh viện.
- Các bãi rác không hợp vệ sinh là các nguồn gây ô nhiễm nặng
cho cả đất, nước, không khí.

2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài.
- Hiến pháp 1992 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ luật BVMT 2005, ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực
ngày 01/07/2006.
pg. 12
12
- Căn cứ vào các NĐ 21/2008/NĐ – CP ngày 28/02/2008 của chính
phủ sửa đổi bổ sung một số điều NĐ 80/2006.
- Căn cứ NĐ 81/2006/NĐ – CP ngày 9/8/2006 của chính phủ khi
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Chỉ thị số 23/2005/CT – TTg ngày 21/6/2005 của thủ tướng chính
phủvề thu gom và quản lý chất thải rắn đã ghi: “khuyến khích 100% đô
thị thực hiện công tác xã hội, công tác quản lý và xử lý chất thải rắn
thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo và an
ninh môi trường”.
- NĐ 67/2003/NĐ – CP của chính phủ về phí BVMT đối với chất
thải.
- NĐ 04/2007/NĐ – CP về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị
định số 67/2003
- NĐ 174/2007/NĐ – CP ngày 29/11/2007 về phí BVMT đối với
chất thải rắn.
- Nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ
môi trường: Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/2/2008 của chính
phủ về sửa đổi bổ sung một số điều trong Nghị định số 80/2006/NĐ – CP
09/08/2006.
- Nghị định số 59/NĐ – CP ngày 4/2007 của chính phủ về quản lý
CTR.
pg. 13
13

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – BKKHCNMT – BXD
ngày 18/01/2001 về hướng dẫn các quy định về BVMT đối với việc lựa
chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR.
- Thông tư số 13/2007/2007/TT – BXD ngày 31/12/2007 của bộ
xây dựng hướng dẫn một số điều của nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày
09 tháng 04 năm 2007 của chính phủ về quản lý CTR.
- Quy chế bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn vụ bản ban hành
theo quyết định số 18/2007/QĐ – UBND ngày 02/10/2007 của UBND huyện
Lạc Sơn.
- TCVN 6696 – 2000 Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh –
Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường.
2.3. Tình hình quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt trên thế giới và Việt
Nam.
2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới.
2.3.1.1. Tình hình phát sinh rác thải sinh hoạt trên thế giới.
Tình hình chung trên thế giới:
Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ
2.5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ
và nông nghiệp) .Năm 2004, tổng lượng chất thải đô thị được thu gom
trên toàn thế giới ước tính là 1.2 tỷ tấn. Con số này thực tế chỉ gồm các
nước OECD các khu đô thị mới nổi và các nước đang phát triển.
pg. 14
14
Bảng 2.1. Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới
năm 2004 (triệu tấn)
Các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD 620
Cộng đồng các quốc gia độc lập( trừ các nước ở biển ban tích) 65
Châu Á (trừ các nước thuộc OECD) 300
Trung Mỹ 30
Nam Mỹ 86

Bắc Phi & Trung Đông 50
Châu Phi cận sahara 53
Tổng số 1.204

Nếu các số liệu trên đổi thành đơn vị tấn chất thải rắn được thu
gom mỗi năm trên đầu người, thì tại các khu đô thị ở các nước như Hoa
Kỳ, có đến hơn 700kg chất thải và gần 150 kg ở Ấn Độ. Tỷ lệ phát sinh
chất thải đô thị cao đó là Hoa Kỳ tiếp sau là Tây Âu và Ôxtrâylia( 600 –
700kg/người), sau đó đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Âu (300 –
400kg/người).
2.3.1.2. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới
* Singapo:
Là một nước nhỏ, không có nhiều diện tích đất chôn lấp chất thải
rắn như những quốc gia khác nên đã kết hợp xử lý rác bằng phương pháp
đốt và chôn lấp. Cả nước Singapo có 3 nhà máy đốt rác. Những thành
phần rác thải rắn không cháy được chôn lấp ở bãi rác ngoài biển. Bãi
chôn lấp rác Semakau được xây dựng bằng cách đắp đê ngăn nước biển ở
pg. 15
15
một đảo nhỏ ngoài khơi Singapo. Rác thải từ các nguồn khác nhau sau
khi thu gom được đưa đến trung tâm phân loại rác. Ở đây rác được phân
loại ra những thành phần cháy được và thành phần khồng cháy được.
Những chất chất cháy được thì chuyển tới các nhà máy đốt rác còn những
chất thải mà không cháy được thì chuyển tới khu chôn lấp, trong quá
trình đưa tới thì ta phải có một công đoạn là đưa rác lên các loại phương
tiện vận chuyển rác.
Các công đoạn trong hệ thống quản lý rác của Singapo hoạt động
hết sức nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ thu gom, phân loại, vận
chuyển đến khâu xử lý bằng phương pháp đốt cho đến cuối cùng là chôn
lấp. Xử lý khí thải từ các lò đốt được thực hiện theo quy trình nghiêm

ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn sang dạng khí. Xây
dựng bãi chôn lấp rác trên biển sẽ tiết kiệm được đất đai trong đất liền và
mở rộng thêm đất khi đóng bãi. Tuy nhiên việc xây dựng những bãi chôn
lấp rác như vậy đòi hỏi phải có sự đầu tư ban đầu rất lớn. Mặt khác, việc
vận hành bãi rác phải tuân theo những qui trình nghiêm ngặt để đảm bảo
sự an toàn của công trình và bảo vệ môi trường.
* Hồng Kông:
Hồng Kông là một thành phố đông đúc và náo nhiệt với số dân
khoảng 6.9 triệu người, là một trong những khu vực có mật độ dân cư lớn
nhất thế giới, mỗi ngày thải ra khoảng 7.700 tấn chất thải.
pg. 16
16
Cơ quan bảo vệ môi trường Hồng Kông (EPD) đã phân chất thải thành
nhiều loại khác nhau, mỗi loại chất thải đòi hỏi phải có phương pháp xử
lý riêng.
Thách thức đối với Hồng Kông là việc quản lý các loại chất thải
đang gia tăng( kể từ năm 1986 tăng 3% mỗi năm) và việc tìm kiếm các
bãi đổ chất thải thay thế bãi chôn lấp hiện nay đã quá tải. Với sự gia tăng
về dân số và kinh tế phát triển, năm 1990, lượng chất thải sinh hoạt tính
theo đầu người tăng từ 0.95 lên 1.11 kg/người/ngày trong năm 2002. Với
tình trạng này, Hồng Kông sẽ hết nơi chôn lấp chất thải sớm hơn dự tính.
Ở Hồng Kông, EPD quản lý các phương tiện thu gom, vận chuyển,
xử lý và tiêu huỷ các loại chất thải. Mô hình quản lý chất thải này dựa
trên điều kiện môi trường đô thị đặc trưng với khoảng không gian chật
hẹp và mật độ dân số cao. EPD giám sát việc xây dựng trung tâm xử lý
chất thẩi hoá học, 3 bãi chôn lấp chiến lược và mạng lưới các trạm trung
chuyển chất thải.
Hồng Kông cũng đang từng bước loại bỏ các bãi chôn lấp cũ,
không hợp lý về mặt môi trường cải tạo chúng thành những nơi an toàn,
mở rộng thêm các khu vui chơi, giải trí như sân vận động và sân gôn. Các

trạm trung chuyển chất thải là những điểm tập trung thu gom vận chuyển
chất thải các bãi chôn lấp. chất thải từ những xe thu gom nhỏ được nén
chặt và chuyển sang các công – ten – nơ, sau đó đưa ra bãi chôn lấp ở địa
pg. 17
17
phương bằng loại xe tải hoặc đưa ra biển bằng các xuồng lớn. Hiện nay ở
Hồng Kông có 8 trạm trung chuyển chất thải.
Nước thải và chất thải từ 8 trạm trung chuyển chất thải đều được
kiểm soát. Tất cả các dòng thải đáp ứng tiêu chuẩn thải theo biên bản kỹ
thuật dự thảo về quy định kiểm soát ô nhiễm nước. Lượng chất thải được
xác định và các mẫu được gửi đi phân tích ở phòng thí nghiệm.
Những thuận lợi trong việc sử dụng các trạm trung chuyển thay
cho việc vận chuyển trực tiếp chất thải đến bãi chôn lấp, bao gồm :
- Rút ngắn thời gian, khoảng cách cho những người thu gom chất
thải khi các trạm trung chuyển được đặt tại các khu vực đô thị
- Tạo cho người thu gom chất thải tư nhân có nhiều lựa chọn trong
việc loại bỏ chất thải.
- Môi trường ở các trạm trung chuyển sạch, có lợi cho những
người thu gom chất thải, giảm chi phí bảo dưỡng các loại phương tiện.
- Giảm khoảng cách kéo xe đẩy, do đó giảm phát thải các chất gây
ô nhiễm trong không khí và ít gây tiếng ồn cho môi trường.
2.3.2. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam.
2.3.2.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại các đô thị, thành
phố ở Việt Nam.
* Tình hình phát sinh:
pg. 18
18
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể
về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng,
bình quân đạt trên 7%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức

tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Đến cuối năm 2005, dân số
Việt Nam là 83.119.900 người. Từ năm 2000 - 2005, dân số Việt Nam
tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 24,18% năm
2000 - 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm từ
75,82% xuống 73,93%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới
30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người,
chiếm 45% dân số cả nước. Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị
lớn nhỏ. Tính đến tháng 6/2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó
có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I
(thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị loại III (thành phố),
36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ). Trong
những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố
tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên
cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức
ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển
không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công
nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta
đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng
pg. 19
19
khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở
rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp,
như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng
Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực
Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ
lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một
số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh
thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh

từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng
còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công
nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít
nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với
CTRSH đô thị.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH
đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới
8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH
phát sinh từ tất cả các đô thị ( bảng 2.2).
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các
đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới
pg. 20
20
2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô
thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng
sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm
(chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát
sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp
đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh
CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Hình 2.2). Đô thị có
lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày),
Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc
Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20
tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị
xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
Bảng 2.2. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm
2007
St
t

Loại đô
thị
Lượng CTRSH bình
quân (kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị phát
sinh
Tấn/ngày Tấn/năm
1 Đặc
biệt
0,84 9.000 2.920.000
2 Loại 1 0,96 1.885 688.025
3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045
pg. 21
21
4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370
5 Loại 4 0,65 626 228.490
Tổng 6.453.930
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa
phương)
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô
thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô
thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu
người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có
tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng
0,65 kg/người/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô
thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An
1,08kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình
1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân
đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ

0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon
Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi
đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên
phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày (bảng 2.3).
Bảng 2.3. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007
pg. 22
22
Stt Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH bình
quân
(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH
đô thị phát sinh
Tấn/ngà
y
Tấn/năm
1 Đồng bằng Sông Hồng 0.81 4.444 1.622.060
2 Đông Bắc 0.76 1.164 424.860
3 Tây Bắc 0.75 190 69.350
4 Bắc Trung bộ 0.66 755 275.575
5 Duyên hải Nam Trung bộ 0.85 1.640 598.600
6 Tây Nguyên 0.59 650 237.250
7 Đông Nam bộ 0.79 6.713 2.450.245
8 Đồng bằng sông Cửu
Long
0.61 2.136 779.640
Tổng cộng 0.73 17.692 6.457.580
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa
phương)
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng

lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ
lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng
lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại
IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh
hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng
lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và
pg. 23
23
đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất
thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến
các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư
công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do CTRSH gây ra.
* Tình hình quản lý:
Việc xử lý chất thải chủ yếu do các công ty môi trường đô thị của
các tỉnh/thành phố (URENCO) thực hiện. Đây là cơ quan chịu trách
nhiệm thu gom và tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, bao gồm cả chất thải sinh
hoạt gia đình, chất thải văn phòng, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách
nhiệm xử lý tất cả chất thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các trường
hợp. Về mặt lý thuyết, mặc dù các cơ sở công nghiệp và y tế phải chịu
trách nhiệm trong việc xử lý các chất thải do chính cở sở đó thải ra, trong
khi chính phủ chỉ đóng vai trò là người xây dựng, thực thi và cưỡng chế
thi hành các quy định/văn bản quy phạm pháp luật liên quan, song trên
thực tế Việt Nam chưa thực sự triển khai theo mô hình này. Chính vì thế,
hoạt động các công ty môi trường đô thị liên quan đến việc xử lý chất thải
sinh hoạt là do có quá ít thông tin về thực tiễn và kinh nghiệm xử lý các
loại chất thải khác.
pg. 24
24
- Bộ Tài Nguyên và Môi Trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược

cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước để đưa ra
các luật, chính sách quản lý môi trường cho quốc gia.
- Bộ Xây Dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị,
quản lý chất thải.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo
các uỷ bân nhân dân các quận, huyện, sở tài nguyên và môi trường và sở
giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp
hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và pháp luật chung trong bảo vệ
môi trường của nhà nước thông qua xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể.
- URENCO là đơn vị đảm nhân nhiệm vụ xử lý chất thải, bảo vệ
môi trường thành phố theo chức trách được sở giao thông công chính
thành phố giao nhiệm vụ.
* Mô hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam: Cùng với xu thế
chung của thế giới, ở nước ta trong những năm gần đây Chính phủ rất coi
trọng việc BVMT và các biện pháp để quản lý CTR. Mô hình quản lý
CTR tại Việt Nam từ trước đến nay hầu hết mới chỉ tập trung cho khu
vực đô thị.
pg. 25
25
Nguồn phát sinh và thành phần chất thải
Phân loại, lưu trữ, xử lý
chất thải tại nguồn
Thu gom chất thải
Vận chuyển chất thải Phân loại, tái chế
Không thu gom được
Chôn
lấp
Làm phân
Compost
Đốt

×