Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

tìm hiểu về công ty cp xây lắp hải long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 49 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Việc học tập đi đôi với thực hành là một biện pháp hiệu quả đúng đắn đã và đang
được áp dụng tại các trường đại học tại Việt Nam, không những chỉ trong các ngành kỹ
thuật mà trong các ngành kinh tế xã hội khác. Đối với sinh viên các ngành kinh tế thì
việc tổ chức các đợt thực tập tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp… là một việc rất cần
thiết giúp sinh viên tiếp cận, tìm hiểu và làm quen với môi trường làm việc thực tế từ đó
vận dụng các kiến thức đã học tập được ở nhà trường vào điều kiện làm việc thực tế một
cách linh hoạt sáng tạo. Đồng thời đây cũng là cơ hội giúp nhà trường nhìn nhận đánh
giá được đúng, khách quan hiệu quả đào tạo của mình cũng như đánh giá được trình độ,
khả năng tiếp thu, học lực của mỗi sinh viên.
Tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hiện nay đòi hỏi các nhà quản lý
doanh nghiệp phải biết vận dụng những khả năng sẵn có của mình và vận dụng cơ
chế đàn hồi của thị trường để có thể hạch toán được các chỉ tiêu kinh tế nhằm tạo ra
lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Và đạt được lợi nhuận tối đa chính là một mục tiêu
tối quan trọng của doanh nghiệp.
Để đạt được lợi nhuận đó thì việc tìm kiếm những hợp đồng xây dựng mới là
mục tiêu quan trọng của công ty. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện
nay thì việc thực hiện công tác đầu thầu rất quan trọng, công tác đấu thầu chính là
sự thể hiện việc cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh, cạnh tranh công bằng sẽ
giúp cho doanh nghiệp không ngừng năng cao năng suất lao động,hạ giá thành sản
phẩm. Mặt khác việc cạnh tranh giữa các nhà thầu sẽ tạo thuận lợi cho bên mời thầu
lựa chọn được hàng hoá dịch vụ thích hợp với yêu cầu của mình và với mức giá
thấp nhất. Trong quá trình thực tập ở công ty cổ phần xây lắp Hải Long em đã được
học hỏi về công tác dự thầu của công ty.
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Đàm Hương Lưu cùng sự giúp
đỡ của cán bộ công nhân viên Công ty CP xây lắp Hải Long, em đã có 3 tuần thực
tập tại công ty, trong 3 tuần thực tập tại đây đã giúp em có một cái nhìn đầy đủ và
2
toàn diện hơn về cơ cấu tổ chức, các bộ phận và hoạt động cơ bản của công ty. Đợt
thực tập còn là cơ hội cho em bước đầu hiểu thêm về thực tiễn cũng như kỹ năng


cần có của công tác lập hồ sơ dự thầu.
Vì nội dung nghiên cứu và tìm hiểu được tiến hành trong một khoảng thời
gian tương đối ngắn nên bản báo cáo không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong
nhận được sự chỉ bảo đóng góp của các thầy cô, cùng các cô chú, anh chị trong
công ty CP xây lắp Hải Long.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP HẢI LONG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP xây lắp Hải Long
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên công ty: công ty CP xây lắp Hải Long.
- Tên giao dịch quốc tế: Hai Long constructionJoint stock Company.
- Địa chỉ: 97 Bạch Đằng – Q.Hồng Bàng – TP Hải Phòng – Việt Nam.
- Điện thoại: +8431.3769744/3769839 Fax: +8431.3769571.
- Tài khoản:
+ VNĐ: 102010000209090
+ USD: 102020000028212
- Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phàn công thương Việt Nam – chi
nhánh quận Lê Chân.
- Mã số thuế: 0200372213.
- Website:
- Email: ;
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội
đồng quản trị Phạm Anh Tiến.
+ Vốn điều lệ: 39.600.000.000 đồng.
Bằng chữ: ba mươi chín tý sáu trăm triệu đồng.
+ Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng.
+ Tổng số cổ phần: 3.960.000
+ Giấy phép kinh doanh số 055586 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải
Phòng cấp lần đầu ngày 19 tháng 11 năm 1999, thay đổi lần thứ 10 ngày 14 tháng

04 năm 2011.
4
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp số 1106/QĐ-BXD do bộ Xây Dựng cấp
ngày 29 tháng 09 năm 1999.
+ Các cơ sở trực thuộc:
+ Nhà máy thép tiền chế Bạch Đằng tại huyện An Lão – Hải Phòng
+ Văn phòng đại diện công ty tại Hà Nội
+ Trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng
+ Trung tâm xúc tiến khách hàng
+ Xí nghiệp 1.
Công ty Cổ Phần xây lắp Hải Long được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa
nhà máy tấm lợp – xà gồ kim loại thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng theo
quyết định số 1106/QĐ – BXD ngày 29 tháng 09 năm 1999 của bộ Xây Dựng.
Công ty CP xây lắp Hải Long là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập,
hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trên các lĩnh vực: Tư vấn thiêt kế; nhận thầu
xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng; cung cấp phụ kiện đồng bộ cho
nhà công nghiệp ; sản xuất tấm lợp kim loại mạ màu, không màu; sản xuất xà gồ C-
U-Z từ thép cán nóng và thép mạ kẽm; nhà phân phối cấp I các sản phẩm tôn của
công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam; dịch vụ vận tải, xếp dở hàng hóa, xuất
nhập khẩu vật tư, thiết bị xây dựng…
Được hình thành từ doanh nghiệp Nhà nước, công ty CP xây lắp Hải Long đã
có bề dầy kinh nghiệp trên 12 năm hoạt động, với đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kỹ
sư có năng lực ,lực lượng công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống
máy móc trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. Năng lực và uy tín của công ty đã từng
bước được khẳng định qua chất lượng của rất nhiều công trình, dự án trọng điểm tại
khu công nghiệp thành phố Hải Phòng và các tỉnh thành khác ở phía Bắc, Việt
Nam. Bên cạnh các công trình công nghiệp và dân dụng, Công ty cũng đã tham gia
thi công và triển khai các dự án xây dựng nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện, dự
5
án xây dựng hạ tầng… Đặc biệt, sản phẩm kết cấu thép Hải Long cũng đã có mặt tại

thị trường Nhật Bản là thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm.
Ra đời trong công cuộc đổi mới đất nước, sớm đương đầu với những thách
thức trong cơ chế thị trường, công ty CP xây lắp Hải Long từng bước tháo gỡ khó
khăn để nắm bắt cơ hội kinh doanh, vươn lên hoàn thiện và trưởng thành, với những
thành tích đã đạt được công ty được thủ tướng Chính Phủ, Bộ Xây Dựng và UBND
thành phố Hải Phòng tặng cờ là đơn vị thi đua xuất sắc.
Với phương châm “sản phẩm chất lượng cao cùng dịch vụ hoàn hảo để
khách hàng gửi chọn niềm tin”, công ty mong muốn đáp ứng được những yêu cầu
đòi hỏi khắt khe nhất từ khách hàng, đồng thời xây dựng và khẳng định ưu thế và
tầm vóc mới của công ty trên thị trường cùng khách hàng hướng tới “hợp tác cùng
phát triển”.
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh, nhiệm vụ
1.1.2.1. Ngành nghề theo giấy phép đăng ký kinh doanh
+ Sản xuất các cấu kiện kim loại
+ Xây dựng các công trình đường sắt và đường bộ
+ Bán buôn thực phẩm
+ Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh
+ Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
+ Sản xuất sản phẩm từ plastic
+ Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
+ Sản xuất rượu vang
+ Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh
+ Chế biến và bảo quản rau quả
+ Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng
+ Xây dựng nhà các loại
6
+ Bán buôn đồ uống
+ Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
+ Sản xuất dàu mỡ động, thực vật
+ Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia

+ Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
+ Xay xát và sản xuất bột thô
+ Sản xuất bột giấy, giấy và bìa.
+ Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại
+ Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
+ Bán buôn kim loại và quạng kim loại
+ Tái chế phế liệu
+ Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
+ Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
+ Kinh doanh, bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê
+ Phá dỡ
+ Lắp đặt hệ thống điện
+ Hoàn thiện công trình xây dựng
+ Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng khác
+ Bán buôn chuyên doanh khác chưa được ơhaan vào đâu
+ Chuẩn bị mặt bằng
+ Vận tải hành khách đường bộ khác
+ Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu
+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
+ Xây dựng công trình công ích
7
1.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh đang thực hiện
+ Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp.
+ Sản xuất, lắp dựng khung nhà thép tiền chế.
+ Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
+ Sản xuất tấm lợp kim loại mạ màu và không màu. Sản xuất xà gồ thép hình
C-U-Z bằng thép cán nóng và thép mạ kẽm.
+ San lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Nhà phân phối cấp 1 sản phẩm tôn của công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam.

+ Cung cấp phụ kiện đồng bộ cho nhà công nghiệp: vật liệu cách nhiệt, lưới
thép, vít bắt tôn…
+ Dịch vụ vận tải, xếp dỡ hàng hóa.
+ Xuất nhập khẩu vật tư và thiết bị xây dựng.
1.1.1. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty CP xây lắp Hải
Long
1.1.1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức
8

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TGĐ
SẢN XUẤT
PHÓ TGĐ
DỰ ÁN
PHÓ TGĐ
KỸ THUẬT
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PH
ÒN
G
KI
NH
DO
AN
H
PH
ÒN
G

KẾ
TO
ÁN
TR
UN
G

M

VẤ
N
THI
ẾT
KẾ

Y
DỰ
NG
PH
ÒN
G
KC
S
PH
ÒN
G
KỸ
TH
UẬ
T

TH
I

NG
PH
ÒN
G
VẬ
T

PH
ÒN
G
KẾ
HO
ẠC
H
ĐẦ
U

PH
ÒN
G
SẢ
N
XU
ẤT
XƯỞNG SX TẤM
LỢP-XÀ GỒ KIM
LOẠI

NHÀ MÁY THÉP
TIỀN CHẾ
BẠCH ĐẰNG
XÍ NGHIỆP, CHI
NHÁNH
THUỘC CÔNG TY
9
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
1.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Giữa
ban lãnh đạo và các bộ phận phòng ban trong công ty có mối quan hệ chức năng, hỗ
trợ lẫn nhau. Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm:
+ Hội đồng quản trị: là những người quản lí cao nhất của công ty, có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích , quyền
lợi của công ty.
+ Ban kiểm soát:
• Chức năng giám sát, đánh giá công tác, điều hành quản lí của Hội đồng quản trị
và ban tổng giám đóc theo đúng quy định của công ty, các nghị quyết, quyết định của
đại hội cổ đông.
• Nhiệm vụ: yêu cầu Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc cung cấp mọi hồ sơ và
thông tin cần thiết liên quan đến điều hành và kiểm soát; kiểm tra, thẩm định tính trung
thực chính xác, hợp lí và sự cân trọng từ các số liệu trong Báo cáo tài chính cũng như
báo cáo cần thiết khác.; kiến nghị Hội đồng quản trị, ban giám đốc đưa ra các giải pháp
phòng ngừa các hậu quả xấu có thể xảy ra…
+ Tổng Giám đốc: là người có trách nhiệm cao nhất của công ty trước pháp luật về
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có cơ cấu tổ chức, cơ cấu tài chính theo luật định.
Nhiệm vụ xây dựng giá trị công ty, các chính sách giám sát công ty nhằm bảo đảm việc
kinh doanh được thực hiện một cách có hiệu quả, có đạo đức và ngay thẳng, bảo đảm
công ty tuẩn thủ các quy định pháp luật, đày đủ à kịp thời; xây dựng các mục tiêu
chiến lược dài hạn cho công ty phù hợp với lợi ich cao nhất của cổ đông.

+ Phó TGĐ dự án chịu trách nhiệm về các dự án, lập dự án, giám sát, quản lí
việc thực hiện dự án.
10
+ Phó TGĐ sản xuất có nhiệm vụ giúp việc cho TGĐ về mặt sản xuất, quản lý
điều hành xưởng sản xuất tấm lợp xà gồ kim loại.
+ Phó TGĐ kỹ thuật giúp TGĐ điều hành hoạt động của các xí nghiệp chi
nhánh thuộc công ty.
+ Phòng kế toán: Giúp việc cho giám đốc lập kế hoạch khai thác và chu
chuyển vốn, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của đơn vị. Lập báo cáo tài chính, báo
cáo thuế, báo cáo thu chi định kỳ, nhằm giúp giám đốc điều hành vốn hiệu quả theo
quy định pháp luật.
+ Phòng tư vấn thiết kế xây dựng: tư vấn xây dựng và tư vấn giám sát các
công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Thẩm tra thiết kế công trình dân
dụng và công nghiệp.
+ Phòng kinh doanh lập kế hoạch các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,
cụng cụ. Thực hiện các công việc nhập xuất hàng hóa nguyên vật liệu phục vụ thi
công công trình. Quản lý và lưu giữ các tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh
doanh của công ty.
+ Phòng tổ chức hành chính: quản lí về mặt nhân sự. Có trách nhiệm đào tạo,
tuyển dụng nhân sự cho công ty. Xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo, bồi dưỡng,
tuyển dụng nhân dự theo yêu cầu của công việc cho các phòng ban, tổ, đội thi công
của công ty.
+ Phòng KCS: bộ phận kiểm tra việc tuân thủ quy trình công nghệ, kỹ thuật và
chất lượng sản phẩm.
+ Phòng vật tư: cung ứng, dự trữ, bảo quản, cấp phát vật tư.
+ Phòng kỹ thuật thi công có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho
HĐQT, Tổng giám đốc để triển khai chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của công
ty đối với các đơn vị thuộc về: khoa học công nghệ, kỹ thuật thi công, chất lượng
sản phẩm công trình dân dụng, phòng chống bão lũ, sáng kiến cải tiến, quản lý thiết
bị thi công, quy trình quy phạm kỹ thuật của ngành, của Nhà nước liên quan đến

ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty.
11
+ Phòng sản xuất: điều hành toàn bộ quá trình sản xuất theo hệ thống quản lý chất
lượng, an toàn, tiết kiệm, năng suất, chất lượng, hiệu quả, cân đối kế hoạch sản xuất, kế
hoạch vật tư, nguyên vật liệu, điều độ, ra lệnh sản xuát và theo dõi việc đáp ứng,
+ Phòng kế hoạch đầu tư: xây dựng kế hoạch SXKD, các kế hoạch ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn, đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Tham mưu giúp tổng giám
đốc công ty trong việc lập kế hoạch, tổ chức quản lý các dự án đầu tư xây dựng công
trình. Xây dựng kế hoạch tiền lương và thực hiện các thủ tục thanh toán tiền lương, tiền
công, chế độ bảo hiểm và các chế độ khác cho các đơn vị phòng ban.
1.2. Năng lực của công ty CP xây lắp Hải Long
1.2.1. Năng lực về lao động
BẢNG 1 CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 - 2013
STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượn
g
%
1 Phân theo hình thức sử
dụng lao động:
- Sử dụng lao động trực
tiếp
- Sử dụng lao động gián
tiếp
571
130

81,5
18,5
571
130
81,5
18,5
571
130
81,5
18,5
2 Phân theo độ tuổi
- 20 tuổi – 30 tuổi
- 31 tuổi – 40 tuổi
- 40 tuổi – 60 tuổi
150
452
101
21,3
64,3
14,4
145
467
90
20,7
66,5
12,8
152
462
87
24

65,9
12,4
3 Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ
581
120
82,9
17,1
560
143
79,7
20,3
570
130
81,4
18,6
12
4 Phân theo trình độ
- Trên Đại học
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
4
127
500
70
0,6
18,1
71,3

10
4
127
501
70
0,6
18,1
71,3
10
4
127
500
70
0,6
18,1
71,3
10
(Nguồn hồ sơ năng lực cty CP xây lắp Hải Long)
Nhận xét về cơ cấu lao động trong công ty:
- Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy hình thức lao động trực tiếp là hình thức
lao động chính tao ra các sản phẩm của công ty, chiếm đến 81,5%. Đội ngũ lao
động gián tiếp tuy chỉ chiếm 18,5% nhưng giữ những vai trò quan trọng trong bộ
máy quản lí và điều hành hoạt động của công ty.
- Cơ cấu lao động của công ty phân theo độ tuổi phản ánh lao động của công ty
là lao động trẻ. Độ tuổi 31 – 40 chiếm phần lớn, và tăng dần qua các năm: 64,3%
(năm 2012) lên 66,5% (năm 2013).
- Tỷ lệ lao động phân theo giới tính chưa được cân bằng: tỷ lệ nam giới luôn
cao hơn nữ giới. Đây cũng là thực trạng chung của ngành xây dụng nói riêng và
ngành kỹ thuật nói chung, vì nam giới đảm nhận tốt hơn các công việc chuyên môn
về kỹ thuật, thi công, cơ khí…

- Trình độ lao động phần lớn là trình độ cao đẳng bao gồm công nhân và thợ kỹ
thuật, bộ máy quản lí 100% là đại học và trên đại học.
1.2.2. Năng lực vốn và tài sản
BẢNG 2 NĂNG LỰC VỐN VÀ TÀI SẢN
CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011-2013
(Đơn vị: VNĐ)
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tài sản
A Tài sản ngắn
hạn
241.820.639.106 250.707.681.334 242.381.313.199
13
1 Tiền và các
khoản tương
đương tiền
698.850.433 723.664.251 2.118.773.786
2 Các khoản
đầu tư tài
chính ngắn
hạn
70.000.000 70.000.000 201.000.000
3 Các khoản
phải thu khác
62.876.543.245 64.893.955.184 52.086.909.646
4 Hàng tồn kho 182.432.544.345 183.357.659.098 185.777.789.009
5 Tài sản ngắn
hạn khác
1.565.432.543 1.662.422.801 2.196.840.758
B Tài sản dài
hạn

78.214.973.200 66.740.355.647 61.284.395.340
1 Tài sản cố
định
53.078.350.307 47.350.057.798
2 Các khoản
đầu tư tài
chính dài hạn
12.000.000.000 12.000.000.000 12.000.000.000
3 Tài sản dài
hạn khác
1.745.532.567 1.662.005.340 1.934.337.542
Tổng cộng
tài sản
320.035.612.306 317.448.036.981 303.665.708.539
Nguồn vốn
A Nợ phải trả 245.533.432.734 249.752.446.786 229.334.145.498
1 Nợ ngắn hạn 233.766.886.986 228.626.174.233 249.110.597.306
2 Nợ dài hạn 654.876.098 641.849.480 707.971.265
B Vốn chủ sở
hữu
64.015.183.256 67.695.590.195 74.331.563.041
Tổng cộng
nguồn vốn
310.654.887.890 317.448.036.981 303.665.708.539
(Nguồn: phòng kế toán cty CP xây lắp Hải Long)
14
1.2.3. Năng lực máy móc, thiết bị
 Thiết bị phục vụ sản xuất
BẢNG 3 THIẾT PHỤC VỤ SẢN XUẤT
STT Tên thiết bị Số lượng

Năm
sản xuất
Công suất
1 Máy cắt thép thuỷ lực 01 2010 22KW, Dmax =
12mm,Lmax=6000mm
, n=6/phút
2 Máy đột dập liên hợp
bản mã PP103
01 2010 Bản mã dày 5mm –
25mm
3 Máy đột dập liên hợp
thép góc BL2020
02 2010 Từ góc 63mm x 63mm
x 4mm – 200mm x
200mm x 25mm
4 Máy gá, hàn đính tự
động HG1500II
(3900x2600x3920
06 2008 8Kw, 500-
600mm/phút
5 Máy hàn tự động + máy
hàn bán tự động CS-5
(200x215x330)
06 Vận tốc di chuyển vô
cấp: 0 ÷ 1000mm/phút
6 Máy hàn tự động OK-
500 (473x8340x715)
10 32KVA
7 Máy hàn bán tự động
công suất lớn

SuperMAG 500
(440x690x800)
20 32KVA
8 Máy hàn TIG500A
(Diot) (520x1200x1300)
05 43 KVA
9 Máy thổi Gounging
Smart 1000A
(610x770x935)
04 73KVA
10 Máy hàn tự động MZQ-
1000A
(700x400x550)
02 0.2 ÷ 1.6m/phút
11 Máy hàn tự động MD-
1000A
(1100x600x750)
02 0.2 ÷ 2.5m/phút
12 Máy nắn thẳng cánh
dầm JZ30
(330x1160x550)
01 2006 8KW
13 Máy phun cát làm sạch 03 2007 17m3/h
15
14 Máy phun bi 01 2009
15 Máy phun sơn áp lực 08 2008
2010
16 Máy cán xà gồ C-U-Z 03 2007 6m/phút
17 Máy cán tôn mạ màu 03 2008 8m/phút
18 Máy lốc tôn DAVI-

MCO-3053
01 2008
19 Máy ép phụ kiện 02 2010 3KVA
(Nguồn: hồ sơ năng lực công ty)
 Thiết bị phục vụ thi công và vận chuyển
BẢNG 4 THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG, VẬN CHUYỂN
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Năm sản xuất Công suất
Sở
hữu
Liên
kết
1 Máy xúc đào PC200 02 01 2002 Gầu xúc
0,8m3
2 Máy xúc đào PC300 01 2000 Gầu xúc
1,2m3
3 Máy ủi KUMASU D50 03 2000
4 Máy lu KOMASU JV500 01 01 2000 11 tấn
5 Máy lu Bomax 02 2000 24 tấn
6 Máy san gạt Komasu 01 2002
7 Máy rải Al pha 01 2002
8 Máy ép cọc bê tông thủy
lực
03 1999 Q=150 tấn
9 Máy trộn bê tông 05 2001-2004 400 lít
10 Máy phát điện 04 02 1999-2005 10-200KVA
11 Cầu trục 11 2008-2010 5-20 tấn
12 Xe nâng hàng 02 2007 Qmax= 5 tấn

13 Xe oto ben tự đổ 05 2006-2010 15 tấn
14 Xe sơ mi 12m + xe tải 02 10 2007 40 tấn
15 Xe cẩu tự hành 02 01 2005-2007 28 x 25 m
16 Cầu trục 11 2008-2010 5-20 tấn
(Nguồn: hồ sơ năng lực công ty CP xây lắp Hải Long)
16
+ Nhận xét: Qua bảng 1.4 và bảng 1.5 trên cho thấy công ty đã có tương đối
đầy đủ thiết bị phục vụ thi công và vận chuyển, mặc dù có số ít phải liên kết với
đơn vị khác, tuy nhiên, hầu hết các loại máy móc, phương tiện, đều mới được sản
xuất và đi vào hoạt động, có công suất lớn.
1.2.4. Năng lực về sản phẩm và thị trường
Đặc điểm về sản phẩm của công ty:
+ Công ty CP xây lắp Hải Long có sản phẩm chính là các công trình dân dụng
có quy mô lớn. Thời gian thi công lâu dài, bền đẹp có chất lượng và đảm bảo về mặt
kỹ thuật.
+ Các công trình thi côn được áp dụng theo đơn giá thông báo của liên sở
xây dựng tại thành phố, đồng thời theo thỏa thuận với chủ đầu để thực hiện. Chính
vì thế giá vật tư hàng hóa của từng mặt hàng là không ổn định, luôn luôn thay đổi
theo tháng , quý.
+ Công trình xây dựng là điểm cố định để làm việc còn các loại máy móc
thiết bị thi công phải di chuyển theo từng địa điểm.
+ Sản phẩm của công ty được hoàn thành trong thời gian dài, phụ thuộc vào
quy mô, tính phức tạp của công trình và điều kiện thời tiết.
Công ty CP xây lắp Hải Long luôn luôn cải tiến kỹ thuật, đầu tư trang thiết
bị, máy móc hiện đại để phục vụ thi công công trình. Đa số thiết bị phục vụ sản xuất
của công trình đều mới được sản xuất, lắp ráp. Đồng thời công ty luôn áp dụng
công nghệ hiện đại vào sản xuất các công trình xây dựng cũng như sản xuất thép.
Công ty CP XL Hải Long đã tham gia tổ chức thi công cho một số dự án
trọng điểm trên cả nước như: Nhà máy Xi măng Sao Mai-Kiên Giang, nhà máy xi
măng Hoàng Mai-Nghệ An, Nhà luyện thép-Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà

máy Xi măng Tam Điệp-Ninh Bình, Hệ thống đóng tàu Vinashin, Hệ thống nhà
xưởng cho thuê tại Khu chế xuất Hải Phòng 96 , KCN Tràng Duệ Hải Phòng, Hạ
tầng KCN và nhà xưởng cho thuê tại Quế Võ - Bắc Ninh, Nhà máy Nhiệt điện Sơn
Động Bắc Giang,… Đặc biệt Công ty CPXL Hải Long đã khẳng định được uy tín
17
đối với các khách hàng nước ngoài thông qua các hợp đồng tổng thầu với các đối
tác đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc như: Công ty Masuoka,
Công ty Yoneda, Công ty Yanagawa Seiko, Công ty Rayho, Công ty Meicorp;
Công ty TNHH Unico Global VN, Công ty TNHH Daeyang Ha Nội, Công ty
TNHH TTL Vina, Công ty LS Cable. Công ty Đông Long Một số dự án sử dụng
vốn ODA như Dự án Thoát nước và Vệ sinh môi trường TP Bắc Giang (Tập đoàn
MT Hojgaard a/s - Đan Mạch tổng thầu EPC). Hơn nữa, sản phẩm thép tiền chế của
Công ty CPXL Hải Long đã có mặt tại Nhật Bản thông qua Tập đoàn Sugatec và
Tập đoàn Yamaguchi.
1.3. Kết quả hoạt động của công ty CP xây lắp Hải Long
1.3.1. Những thành tích đạt được từ khi thành lập đến nay
Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã tham gia thực hiện nhiều dự án có
tầm cỡ lớn. Ban đầu chỉ là các công trình dân dụng hoặc nhà dân, cho đến nay, công
ty đã là nhà thầu uy tín, được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin cậy. Với những
thành tích đó, công ty CP xây lắp Hải Long đã vinh dự nhận được:
+ Bằng khen của Bộ Xây Dựng năm 2003
+ Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2003
+ Bằng chứng nhận huy chương vàng chất lượng cao công trình sản phẩm
xây dựng Việt Nam năm 2005
+ Bằng chứng nhận Huy chương vàng chất lượng cao công trình sản phẩm
xây dựng năm 2006
+ Bằng chứng nhận Huy chương vàng chất lượng cao công trình sản phẩm
xây dựng Việt Nam năm 2010
+ Chứng chỉ ISO 9001:2008
+ Bằng khen của thủ tướng chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 2010.
18
1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
BẢNG 5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2011 – 2013
(Đơn vị tính: VNĐ)
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1 Doanh thu 348.601.765.987 433.334.339.000 270.756.871.100
2 Giá Vốn
hàng bán
289.875.764.427 347.869.497.927 230.055.370.697
3 Chi phí 40.765.123.098 71.350.367.100 31.354.506.100
7 Thuế 4.456.765.193 3.503.910.316 2.309.537.439
4 Lợi nhuận
sau thuế
13.592.876.654 10.610.563.718 6.899.771.070
5 Lao động 701 702 701
6 Lương bình
quân
5.000.000 5.000.000 5.000.000
(Nguồn: phòng kế toán công ty CP xây lắp Hải Long)
Nhận xét:
+ Từ 2011 đến 2012 doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm, cụ thể: doanh thu
tăng 4,8% tương ứng 16.765.142.188 VNĐ, lợi nhuận giảm 21,94% tương ứng
2.982.086.788 VNĐ
Nguyên nhân của việc tỷ lệ tăng doanh thu tăng và tỷ lệ lợi nhuận giảm là do
biến động của thị trường do tác động của khủng hoảng kinh tế, giá nguyên, nhiên
liệu tăng vì vậy nên dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm.
+ Từ năm 2012 đến năm 2013 doanh thu và lợi nhuận đều giảm tương đối lớn,
cụ thể: doanh thu giảm 29,7% tương ứng 108.475.443.300 VNĐ; lợi nhuận giảm
53,8% tương ứng với 3.710.792.640 VNĐ.

Nguyên nhân của việc doanh thu và lợi nhuận giảm là do những biến động
của thị trường, những dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn chưa kết thúc,
ngành xây dựng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Năm 2013, giá nguyên liệu tăng, đồng thời
19
các đơn đặt hàng của công ty giảm, do đó lợi nhuận và doanh thu đều giảm sơ với
năm 2012.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
+ Trình độ kinh nghiệm, trách nhiệm của người lao động đã tác động trực tiếp
đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, năng suất, chất lượng sản phẩm.
công tác tổ chức lao động giữa các cá nhân hợp lý, các bộ phận sản xuất, giao việc
phù hợp với năng lực của mỗ người, phát huy tính độc lập và khả năng tự chủ, sán
tạo của người lao động.
+ Tiền lương được công ty chú trọng với các chính sách tiền lương, phân phối
thu nhập, các biện pháp khuyến khích hài hòa giữa lợi ích của người lao động với
lợi ích công ty. Không có hiện tượng nợ lương, cơ cấu trả lương hợp lý, thống nhất
+ Máy móc thiết bị tương đối hiện đại, đồng bộ
+ Công ty có khả năng về tài chính với lượng vốn tín dụng rất lớn (160 tỷ đồng)
1.4.2. Các nhân tố khách quan
+ Môi trường kinh tế: các chính sách kinh tế của Nhà nước, tình hình lạm phát,
thu nhập bình quân đầu người là các yếu tố đang trực tiếp tác động đến doanh
nghiệp trong những năm gần đây
+ Môi trường pháp lý: công ty chịu sự chi phối của các hàng rào pháp lý như
đảm bào sự an toàn, xây dựng theo đúng quy hoạch của thành phố Hải Phòng , đáp
ứng nhu cầu bền vững mà mỹ quan, bảo về môi trường sinh thái.
20
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU
2.1. Mục đích, chức năng, vai trò, ý nghĩa của việc lập hồ sơ dự thầu
2.1.1. Mục đích
Là cơ sở để chủ đầu tư và các chuyên gia xem xét đánh giá, đề nghị cấp có thẩm

quyền xem xét, quyết định trúng thầu.
2.1.2. Chức năng
Hồ sơ dự thầu cung cấp cho chủ đầu tư các thông tin của nhà thầu như:
- Kinh nghiệm thực hiện dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện
trường tương tự.
- Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án.
- Mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu.
- Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trình liên quan.
2.1.3. Vai trò
- Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, là căn cứ để bên mời thầu xem xét, đánh giá
nhà thầu.
- Hồ sơ dự thầu phải được trình bày đúng theo quy định và phải thể hiện được
trình độ, năng lực kinh nghiệm, uy tín của công ty cũng như chất lượng công trình
để có thể đạt được mục đích dành được gói thầu, ký kết hợp đồng xây dựng
- Hồ sơ dự thầu là tài liệu bắt buộc phải có để các nhà thầu có thể tham gia đấu
thầu.
2.1.4. Ý nghĩa
Với nhiều ngành quá trình hình thành sản phẩm thường xảy ra sau giai đoạn sản
xuất, còn ngành xây dựng đặc biệt là xây lắp, quá trình mua bán xảy ra lúc bắt đầu
giai đoạn thi công xây dựng công trình thông qua việc thương lượng, đấu thầu và ký
21
kết hợp đồng xây dựng. Quá trình này còn tiếp diễn qua các đợt thanh toán trung
gian, cho tới khi quyết toán bành giao công trình.
- Dự thầu hiện nay đã trở thành phương thức phổ biến trong cả nền kinh tế thị
trường. Ở nước ta hình thức dự thầu đã được áp dụng trong những năm gần đây, đặc
biệt những công trình có chủ đầu tư là các tổ chức và doanh nghiệp thuộc sở hữu
của Nhà nước.
- Dự thầu là hình thức cạnh tranh trong xây dựng, nhằm nhận được công trình để
tiến hành thi công đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư trong điều kiện cạnh tranh
khốc liệt của thị trường để nhận được hợp đồng và đặc biệt là hợp đồng có giá hợp

lý để thi công có lợi nhuận.
Tóm lại, do sự cạnh tranh trong dự thầu ngày càng cao nên khả năng nhận được
hợp đồng càng thấp. Vì vậy các doanh nghiệp ngày càng phải đầu tư nhiều cho công
tác dự thầu. Để thắng lợi trong cạnh tranh công ty càng phải có chiến lược dự thầu
phù hợp với thừng hoàn cảnh, từng thời điểm, từng công trình và phù hợp với khả
năng của chính bản thân công ty.
2.2. Một số nội dung cơ bản về lý thuyết lập hồ sơ dự thầu
2.2.1. Khái niệm hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập ra theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.
Thời gian tối thiểu là 15 ngày đối với thầu trong nước, 30 ngày đối với đấu
thầu quốc tế, kể từ ngày phát hành hồ sơ mới thầu đến thời điểm đóng thầu.
2.2.2. Đối tượng
Đối tượng lập hồ sơ dự thầu là các các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm
được bên mời thầu gửi hồ sơ mời thầu.
Các nhà thầu có thể là nhà thầu trong nước hoặc nhà thầu nước ngoài có hoạt
động đầu tư tại Việt Nam
22
2.2.3. Phân loại
Dựa vào hình thức đấu thầu thì dự thầu có các loại:
- Hồ sơ dự thầu (trường hợp đấu thầu hạn chế hay đấu thầu rộng rãi).
- Hồ sơ đề xuât (trường hợp chỉ định thầu).
2.2.4. Nội dung hồ sơ dự thầu
 Nội dung về hành chính pháp lý.
- Đơn dự thầu hợp lệ theo mẫu của nên mời thầu (phải có chữ ký của người có
thẩm quyền)
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ nghề nghiệp.
- Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.
- Văn bản thỏa thuận liên doanh ( trường hợp liên doanh dự thầu)
- Bảo lãnh dự thầu.

 Nội dung về kỹ thuật:
- Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu.
- Thuyết minh biên pháp tổ chức thi công.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng.
- Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng
- Biện pháp đảm bảo chất lượng
- Biện pháp đảm bảo an toàn.
- Biện pháp đảm bảo tiến độ
 Nội dung về thương mại, tài chính
- Giá dự thầu, kèm theo thuyết minh và các bảng biểu chi tiết
- Điều kiện tài chính (nếu có).
- Điều kiện thanh toán.
Ngoài những nội dung chính được quy định trong quy chế đấu thầu, trong
hồ sơ dự thầu của công ty còn bổ sung nhiều nội dung khác nhau nhằm chi tiết hóa
các nội dung cần có, từ đó nâng cao số điểm của hồ sơ dự thầu
- Thuyết minh hồ sơ dự thầu
23
- Đơn đảm bảo cung cấp tài chính, thư bảo lãnh của ngân hàng
- Bản phô tô hợp đồng thi công, bằng khen của những công trình đã thực hiện
- Bản phôtô bằng cấp, kinh nghiệm của chủ nhiệm công trình.
2.2.5. Phương pháp lập hồ sơ dự thầu
Mỗi gói thầu có những đặc trưng riêng mà công ty có một quy trình lập hồ sơ
dự thầu riêng để phù hợp với tình hình thực tế.
Quy trình lập hồ sơ thường gồm 3 bước chính:
Bước 1: Các công tác chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu
Bước này cho biết những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc lập hồ sơ dự
thầu. Phòng kỹ thuật xây dựng đảm nhiệm vai trò chính trong công tác chuẩn bị lập
hồ sơ dự thầu.
- Nghiên cứu hồ sơ mời thầu:
+ Nghiên cứu thuyết minh tổng hợp về xây dựng và dự án công trình đưa ra đấu

thầu: Tính chất, quy mô, phạm vi giao thầu, hình thức giao thầu của dự án công
trình.
+ Tìm tất cả các tài liệu thông tin từ nhiều nuồn khác nhau để phục vụ cho công tác
lập hồ sơ dự thầu như trài liệu về khí tượng thủy văn, động đất nơi xây dựng công
trình.
- Điều tra khảo sát hiện trường gồm các trong điểm như:
+ Điều kiện địa lý của hiện trường thi công bao gồm: vị trí địa lý, chất lượng đất
nền, giáo thông vận tải, cung cấp điện nước, công trình thông tin, sức chứa của hiện
trường
+ Điều kiện tự nhiên bao gồm sức gió, lượng mưa nhiệt độ, không khí, tình hình gió
và động đất.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- Điều tra môi trường đấu thầu
- Bảo lãnh dự thầu có 2 cách
+ Bảo lãnh bằng tiền mặt chiếm từ 1-3% giá trị công trình
24
+ Bảo lãnh bằng thư bảo lãnh
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể yêu cầu trong hồ sơ mời thầu , công ty
bảo lãnh theo các cách khác nhau.
Bước 2: Thực hiện lập hồ sơ dự thầu
 Lập tài liệu giới thiệu nhà thầu
Tài liệu giới thiệu nhà thầu là những tài liệu khái quát về năng lực, kinh nghiệm
cũng như hình ảnh của công ty. Tài liệu gồm có những nội dung sau:
+ Đơn đặng ký dự thẩu xây lắp
+ Quyết định hành lập côn ty, đăng ký kinh doanh
+ Hồ sơ kinh nghiệm: phô tô hợp dồng thi công, bàn giao công trình đã thực hiện
trong những năm gần đây, đặc biệt những công trình tương tự khi tham gia đấu
thầu.
 Lập biện pháp thi công và cơ sở lập biện pháp thi công
- Những tài liệu có liên quan đến quá trình tổ chức thiết kế thi công xây dựng ,

một công trình là những căn cứ cơ bản giữ một vai trò qua trọng đảm bảo chính xác
của công tác thiết kế thi công
- Tài liệu điều tra về địa chất và khí tượng thủy văn nơi công trình được lắp đặt
- Luận chứng kinh tế đã duyệt để xây dựng công trình.
- Hồ sơ thiết kế và các bản vẽ
- Giải pháp sử dụng vật liệu và giải pháp kết cấu, phương pháp tổ chức lắp đặt
các thiết bị cho việc lắp đặt thiết bị thi công
- Khả năng phối hợp giữa các đơn vị nhận thầu về các mặt nhân lực, vật tư và
thiết bị thi công khác
- Khả năng sử dụng mặt bằng thi công, bố trí kho bãi, nguồn điện nước phục vụ
cho thi công và lắp đặt trên phạm vi công trình.
- Khả năng cung cấp vật liệu dùng trong công trình
- Khả năng đảm bảo đời sống của cán bộ làm việc trên công trình
25
- Điều kiện giao thông vận tải trrong vùng sẽ là một trong những căn cứ quan
trọng trong việc lựa chọn các giải pháp thi công.
- Hợp đồng thiết bị
- Các tiêu chuẩn và quy phạm nước ngoài.
 Nguyên tắc thi công:
- Đảm bảo giá thành, sử dụng vật tư đúng quy định, đảm bảo an toàn lao
động.
- Tăng cường cơ giới hóa đồng bộ công tác thi công xây lắp để có thể nâng cao
năng suất lao động, rút gắn thời gian thi công và nâng cao chất lượng công trình khi
mọi khâu sản xuất đều được cơ giới hóa, hiệm đại, sử dụng triệt để công suất của
thiết bị hiện đại, chỉ ra được các giải pháp thi công tiên tiến
- Tăng công xưởng hóa trong thi công xây dựng công trình
Sử dụng triệt để nguồn nhân lực
- Đảm bảo công trình được thực hiện liên tục trong suốt quá trình xây dựng
công trình mới có thể đưa nhanh công trình vào sử dụng.
- Quá trình thi công xây dựng công trình phải được tiến hành liên tục mới có

thể rút ngắn được tiến độ thi công, mới có thể nhanh chóng đưa công trình vào sử
dụng
- Khi tổ chức sản xuất phải luôn lấy việc thực hiện đúng tiến độ thi9 công đã
được duyệt là mục tiêu.
- Đảm bảo cung ứng kịp thời và đồng bộ các vật tư thiết bị
- Kết hợp các quá trình và sử dụng triệt để diện tích thi công.
- Áp dụng thi công cơ giới hóa đồng bộ hoặc kết hợp cơ giới với thủ công để
tận dụng hết công suất của máy móc và thiết bị
- Tuân thủ các điều kiện an toàn lao động, an ninh khu vực, vệ sinh môi trường
và phòng chống cháy nổ
 Lập biện pháp thi công
Thuyết minh biện pháp tổ chức thi công bao gồm:

×