Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của khí Radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------- oOo----------

TRẦN THỊ HOÀNG OANH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ
RADON TRONG NHÀ ĐỐI VỚI SỨC
KHỎE CỘNG ĐỒNG KHU VỰC THỊ XÃ
THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG.

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 608510

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ QUANG HẢI


TP.HỒ CHÍ MINH – 2010

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tại Khoa Môi Trường, Đại
Học Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh, em đã được sự giúp đỡ của Quý thầy
cô, Khoa, Bộ Môn, các anh chị lớp QLMT K17 và các bạn trong nhóm nghiên
cứu. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
-

Thầy hướng dẫn luận văn: PGS.TS Hà Quang Hải, đã tận tình giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Em xin cảm ơn chân thành
về những hướng dẫn, góp ý của Thầy cho từng nội dung cụ thể trong luận


văn.

-

Cô TS. Tô Thị Hiền và các bạn trong nhóm nghiên cứu đã giúp đỡ em trong
cơng tác phỏng vấn, đo đạc, phân tích phục vụ cho luận văn.

-

Bộ Môn Quản Lý Môi Trường, Khoa Môi Trường đã dành thời gian tổ
chức các buổi báo cáo Seminar và hướng dẫn, đóng góp ý kiến cho luận
văn của em.

-

Các Y Bác Sĩ, cán bộ Trung tâm y tế Thị xã Thủ Dầu Một, 12 Trạm y tế xã
phường, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, các hộ gia đình được phỏng
vấn đã tận tình giúp đỡ và cung cấp số liệu cho em trong suốt quá trình điều
tra số liệu.

-

Cuối cùng là sự biết ơn sâu sắc nhất đến Ba Mẹ, gia đình, bạn bè đã quan
tâm giúp đỡ và động viên hỗ trợ em trong thời gian học tập và thực hiện
luận văn nay.

Học viên


Trần Thị Hoàng Oanh



i
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC .................................................................................................................................. i 
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... iv 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................... v 
DANH MỤC HÌNH ẢNH – ĐỒ THỊ ...................................................................................... vi 
ABSTRACT ............................................................................................................................ vii 
CHƯƠNG MỞ ĐẦU................................................................................................................. 0 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 0 
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 1 
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................. 2 
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2 
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................................... 3 
1.1 TỔNG QUAN VỀ RADON ............................................................................................ 3 
1.1.1 Radon là gì? .......................................................................................................... 3 
1.1.2 Đặc tính của Radon: ............................................................................................. 3 
1.1.3 Sản phẩm con cháu Radon .................................................................................. 4 
1.1.4 Sự vận chuyển radon trong môi trường ............................................................... 4 
1.1.4.1 Các nguồn sơ cấp........................................................................................... 4 
1.1.4.2 Sự vận chuyển radon trong đất ...................................................................... 5 
1.1.4.3 Sự hiện diện và vận chuyển radon trong nước .............................................. 6 
1.1.4.4 Các nguồn radon khác ................................................................................... 7 

1.1.5 Quá trình hình thành khí radon trong nhà ............................................................ 7 
1.1.6 Những ảnh hưởng của radon ................................................................................ 8 
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RADON TRONG VÀ NGỒI NƯỚC ......................... 10 
1.2.1 Tình hình nghiên cứu radon trên thế giới ........................................................... 10 
1.2.1.1 Các nghiên cứu radon ở Châu Âu ............................................................... 11 
1.2.1.2 Các nghiên cứu radon ở Mỹ ........................................................................ 12 
1.2.1.3 Các nghiên cứu radon ở Châu Á ................................................................. 17 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


ii
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2.1.4 Chương trình radon của WHO .................................................................... 18 
1.2.2 Tình hình nghiên cứu radon tại Việt Nam .......................................................... 21 
1.3 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 23 
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................. 23 
1.3.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................. 23 
1.3.1.2 Đặc điểm địa hình........................................................................................ 25 
1.3.1.3 Đặc điểm kiến tạo địa chất .......................................................................... 25 
1.3.1.4 Đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên ............................................................ 26 
1.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................... 27 
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 29 
2.1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THEO BẢNG CÂU HỎI ..................... 29 
2.1.1 Các đặc điểm chung của hộ gia đình .................................................................. 29 
2.1.2 Các đặc điểm về cấu trúc nhà ở .......................................................................... 29 
2.1.3 Các đặc điểm về phòng đặt mẫu ......................................................................... 30 
2.1.4 Một số vấn đề khác ............................................................................................. 30 
2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐO NỒNG ĐỘ RADON TRONG NHÀ ......................................... 30 

2.2.1 Lựa chọn vị trí đặt mẫu ...................................................................................... 30 
2.2.2 Quy trình xác định nồng độ khí radon trong nhà ............................................... 31 
2.2.2.1 Thiết bị đo radon ......................................................................................... 31 
2.2.2.2 Cách thiết lập holder.................................................................................... 32 
2.2.2.3 Quy cách treo mẫu ....................................................................................... 33 
2.2.2.4 Lấy mẫu và xử lý mẫu ................................................................................. 34 
2.2.2.5 Đọc mẫu ...................................................................................................... 35 
2.3 THU THẬP SỐ LIỆU Y TẾ - HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Y TẾ TẠI ĐỊA
PHƯƠNG. ........................................................................................................................... 35 
2.3.1 Thu thập số liệu y tế ........................................................................................... 35 
2.3.2 Nhận xét hiện trạng công tác quản lý y tế Thị xã Thủ Dầu Một ........................ 35 
2.3.2.1 Hiện trạng công tác quản lý y tế .................................................................. 35 
2.3.2.2 Nhận xét về công tác quản lý y tế ............................................................... 36 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐIỀU TRA ................................................................ 37 
3.1 KẾT QUẢ TỔNG HỢP TỪ BẢNG CÂU HỎI. ........................................................... 37 
3.1.1 Kết quả khảo sát các thơng tin của hộ gia đình. ................................................. 37 
3.1.1.1 Tình trạng hút thuốc .................................................................................... 37 
3.1.1.2 Số lần khám sức khỏe hằng năm của người dân: ........................................ 37 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


iii
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.1.1.3 Tình trạng sức khỏe tại khu vực khảo sát theo tiền sử mắc bệnh ................ 38 
3.1.1.4 Thời gian ở nhà trung bình hằng ngày ........................................................ 38 
3.1.2 Kết quả khảo sát các đặc điểm về nhà ở ............................................................. 39 
3.1.3 Kết quả khảo sát các thơng tin về phịng lấy mẫu .............................................. 40 
3.1.4 Kết quả khảo sát thông tin cơ bản về radon ....................................................... 41 

3.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ RADON TRONG NHÀ ..................................... 41 
3.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SỐ LIỆU TỪ CƠ QUAN Y TẾ .............................................. 43 
3.3.1 Số liệu tử vong do ung thư trong 5 năm 2005 – 2009 ........................................ 43 
3.3.2 Số liệu y tế tổng hợp tại Bệnh Viện Đa khoa Bình Dương. ............................... 46 
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ RADON TRONG NHÀ .................... 48 
4.1 CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA RADON LÊN CƠ THỂ SỐNG ......................................... 49 
4.1.1 Cấu trúc vết và tầm phát xạ của tia alpha con cháu radon ................................. 49 
4.1.2 Khả năng gây chết tế bào ................................................................................... 49 
4.1.3 Những biến đổi gây ung thư ............................................................................... 50 
4.1.4 Cơ chế của chất gây ung thư .............................................................................. 51 
4.2 ĐÁNH GIÁ PHƠI NHIỄM ........................................................................................... 52 
4.2.1 Con đường phơi nhiễm ....................................................................................... 52 
4.2.2 Tính tốn phơi nhiễm khí radon trong nhà ......................................................... 53 
4.2.2.1 Tính tốn phơi nhiễm tích lũy ..................................................................... 53 
4.2.2.2 Giá trị tỷ lệ phơi nhiễm trung bình được ước tính trong một năm .............. 54 
4.2.2.3 Kết quả đánh giá phơi nhiễm radon trong nhà tại Thủ Dầu Một ................ 55 
4.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE DO PHƠI NHIỄM RADON ................................. 56 
4.3.1 Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe ............................................................... 56 
4.3.1.1 Ước tính rủi ro tương đối vượt mức ............................................................ 56 
4.3.1.2 Ước tính rủi ro trung bình tử vong do ung thư phổi vì phơi nhiễm radon .. 58 
4.3.2 Đánh giá rủi ro sức khoẻ do phơi nhiễm radon tại Thủ Dầu Một ...................... 59 
4.3.3 Đánh giá tỉ lệ tử vong ......................................................................................... 60 
4.3.4 Đánh giá ảnh hưởng theo số liệu y tế thống kê tại địa phương .......................... 61 
4.4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................. 62 
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 64 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 66 
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 68 

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.



v
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Rủi ro ung thư phổi do phơi nhiễm radon với người hút thuốc và không hút thuốc
theo EPA................................................................................................................................ 17 
Bảng 1.2: Ước tính rủi ro radon của EPA ............................................................................. 17 
Bảng 1.3: Nồng độ radon trong nhà và ngồi trời tại một số đơ thị ...................................... 22 
Bảng 1.4: Kết quả phân tích phóng xạ các nguồn nước ........................................................ 27 
Bảng 3.1: Thống kê số lần khám sức khỏe hằng năm của người dân ................................... 38 
Bảng 3.2: Thống kê tình trạng sức khỏe người dân .............................................................. 38 
Bảng 3.3: Độ tuổi các nhà khảo sát ....................................................................................... 39 
Bảng 3.4: Số lượng cửa chính và cửa số trong tồn bộ căn nhà............................................ 40 
Bảng 3.5: Vết nứt trong phòng đo radon ............................................................................... 41 
Bảng 3.6: Thiết bị thơng gió được sử dụng trong phịng đo ................................................. 41 
Bảng 3.7: Phân bố của nồng độ radon trong các căn nhà được khảo sát 2 mùa.................... 42 
Bảng 3.8: Bảng thể hiện nồng độ radon tại khu vực Thủ Dầu Một ...................................... 42 
Bảng 3.9: Các mức khuyến cáo nồng độ radon trong nhà ở một số quốc gia.[21] ............... 43 
Bảng 3.10: Số liệu tử vong do ung thư từ 2005-2009 tại thị xã Thủ Dầu Một ..................... 43 
Bảng 3.11: Tỉ lệ tử vong do ung thư phổi tại các xã phường (2005-2009) ........................... 44 
Bảng 3.12: Số liệu y tế bệnh viện Đa Khoa Bình Dương (2005-2009) ................................ 46 
Bảng 4.1: Các đơn vị tính tốn - chuyển đổi được sử dụng trong luận văn .......................... 53 
Bảng 4.2: Các thông số ước tính cho mơ hình nồng độ [11] ................................................. 57 
Bảng 4.3: Ước tính rủi ro/WLM theo giới tính và tình trạng hút thuốc ................................ 58 
Bảng 4.4: Mô tả rủi ro trung bình tử vong cho các nhóm đối tượng nghiên cứu .................. 60 

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.



vi
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC HÌNH ẢNH – ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Chu trình phân rã phóng xạ radium ......................................................................... 4 
Hình 1.2: Q trình phát xạ hạt alpha ..................................................................................... 5 
Hình 1.3: Quá trình khuyếch tán radon trong đất .................................................................... 6 
Hình 1.4: Các con đường xâm nhập của radon vào nhà .......................................................... 8 
Hình 1.5: Các nguồn phơi nhiễm phóng xạ (theo UNSCEAR) ............................................ 10 
Hình 1.6: Các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới về ảnh hưởng của radon ........................... 21 
Hình 1.7: Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu thị xã Thủ Dầu Một. ............................................... 24 
Hình 1.8: Bản đồ các đặc điểm địa chất thị xã Thủ Dầu Một. .............................................. 26 
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu ............................................................................................... 31 
Hình 2.2: Mơ tả thiết bị đo radon trong nhà .......................................................................... 33 
Hình 2.3: Một hũ nhựa gắn CR-39 được đặt tại hộ gia đình ................................................. 34 
Hình 2.4: CR-39 đã được xử lý hóa chất ............................................................................... 34 
Hình 3.1: Biểu đồ tỉ lệ hút thuốc theo giới tính ..................................................................... 37 
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện thời gian trung bình ở nhà (giờ/ngày) của người dân ................ 39 
Hình 3.3: Thơng tin loại phịng lấy mẫu ............................................................................... 40 
Hình 3.4: Biểu đồ tần số phân bố nồng độ radon tại các điểm khảo sát ............................... 42 
Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn số ca tử vong do ung thư phổi và các ung thư khác. .................. 45 
Hình 3.6: Biểu đồ tỉ lệ % các loại ung thư (2005-2009) ....................................................... 46 
Hình 4.1: Quy trình đánh giá rủi ro radon ............................................................................. 48 
Hình 4.2: Tầm phát xạ của 2 hạt alpha phát xạ bởi con cháu radon...................................... 49 
Hình 4.3: Sơ đồ mơ tả con đường phơi nhiễm radon ............................................................ 53 
Hình 4.4: Biểu đồ tần số phơi nhiễm radon của các hộ gia đình ........................................... 55 
Hình 4.5: Rủi ro tử vong do ung thư phổi của người dân Thủ Dầu Một do phơi nhiễm radon

suốt đời ở nồng độ khảo sát đối với các nhóm đối tượng...................................................... 60 
Hình 4.6: Nồng độ radon trung bình năm tại các xã phường và số lượng tử vong do ung thư
phổi ........................................................................................................................................ 62 

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


0
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Radon là một khí phóng xạ hiện hữu trong tự nhiên, không màu, không
mùi, không vị, được tìm thấy vào năm 1990 do nhà hóa học người Đức Ernest
Dorn [19]. Khí Radon có mặt ở hầu hết các nơi trong vỏ trái đất, được thoát lên từ
đất, đá đi vào trong khơng khí bằng con đường khuyếch tán, đối lưu. Radon tồn tại
với nồng độ cao hơn tại các khu vực như: hầm mỏ, trong nhà ở, đặc biệt trong các
phịng kín như: phịng ngủ, phịng làm việc; và trong các loại vật liệu xây dựng.
Đây là loại khí được các tổ chức quốc tế như: Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh
(The Centers for Disease Control), Tổ Chức Phổi Hoa Kỳ (The American Lung
Association) xếp vào danh mục chất gây ung thư cùng với những ảnh hưởng sức
khỏe con người.
Mối nguy hiểm chính của bức xạ đối với sức khỏe là do sự chiếu trong của
các phóng xạ alpha trong q trình hít thở và ăn uống. Radon và các sản phẩm con
cháu của nó được xem là nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư phổi sau hút thuốc
lá. Radon cũng được xác định là liên quan đến nhiều ca tử vong do ung thư phổi
và nghi ngờ ở 1 số loại ung thư khác như: các bệnh bạch cầu, u ác tính, ung thư
thận và một số bệnh ung thư của trẻ em. Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy
radon có thể xâm nhập vào cơ thể, hòa trong tế bào mỡ và máu như cách mà oxy

đi vào máu; kết quả là tích lũy trong tế bào mỡ của tủy xương; hay nói một cách
khác, radon đi vào cơ thể người như việc cây hấp thu ánh sáng mặt trời – một cách
lặng lẽ và để lại những hậu quả khó lường [19]. Trong số các bệnh ung thư, ung
thư phổi là được xem là bệnh nguy hiểm nhất. Nguy hiểm là vì số trường hợp tử
vong do bệnh này gây ra thuộc vào hàng cao nhất so với các bệnh ung thư khác
[8].
Vì sự góp mặt của radon vào một số lượng đáng kể các ca tử vong do ung
thư phổi hằng năm, đặc biệt ở người hút thuốc. Vì vậy đã có các nghiên cứu trên
thế giới về những ảnh hưởng của radon đến sức khỏe con người. Đầu tiên, Thụy
Điển là quốc gia khảo sát radon trong nhà dân sớm nhất. Năm 1956 Hultqvist đã
nghiên cứu phóng xạ xảy ra tự nhiên trong các tòa nhà, nhằm đánh giá các liều
bức xạ đối với dân cư từ các nguồn tự nhiên [27]. Châu Âu cũng thực hiện một số
nghiên cứu, tuy nhiên các nghiên cứu ở thời điểm này vẫn còn hồ nghi về các ảnh
hưởng của radon [20]. Cùng với bước tiến của khoa học thế giới, các tổ chức uy
tín như: NAS, EPA, UNSCEAR, WHO... đã thực hiện các đánh giá cụ thể từ năm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


1
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1988 đến nay về mối nguy hại của radon và đưa ra những kết luận có cơ sở khoa
học. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng trong nhận thức về mối nguy hại của
radon lên sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh các tổ chức nêu trên, các quốc gia khác
trên thế giới cũng có nhiều báo cáo, chương trình điều tra radon như: CH Czech;
Áo; Anh; Nhật Bản... nhưng đều chưa xây dựng hoàn chỉnh thành phương pháp
đánh giá chung và hầu như vẫn dựa trên các mơ hình đánh giá của EPA, NAS và
thiết lập Chương Trình Radon quốc gia theo WHO. Như thống kê của EPA, tại
Mỹ năm 1995 có 146.400 ca tử vong do ung thư phổi và trong đó 21.100 ca

(14.4%) liên quan đến radon; con số này có thể so sánh với tỉ lệ tử vong do tai nạn
ô tô và cao hơn hàng trăm lần rủi ro do ơ nhiễm bên ngồi như nước, khơng
khí...[20].
Việt Nam cũng có 1 chương trình khảo sát về radon trong nhà tại Hà Nội
và 1 chương trình Điều tra địa chất đô thị từ năm 1992 đến 2002. Chương trình
điều tra địa chất trên 54 đơ thị trong cả nước đã tiến hành khảo sát bức xạ gamma
và trường bức xạ alpha, bao gồm đo nồng độ radon trong khơng khí ngồi trời và
trong nhà ở. Việt Nam chưa có đánh giá về mức độ ảnh hưởng của radon lên sức
khỏe người dân.
Khu vực Thủ Dầu Một phân bố dọc đứt gãy sơng Sài Gịn được xem là đứt
gãy đang hoạt động, vì vậy khu vực xung quanh đứt gãy có thể phân bố nồng độ
khí radon ở mức cao. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã
Thủ Dầu Một nói riêng, chưa có các phân tích nồng độ radon cũng như những
nghiên cứu đánh giá về tình hình y tế cộng đồng của khu vực.
Chính vì vậy tác giả thực hiện đề tài “ Đánh giá ảnh hưởng của khí radon
trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình
Dương”. Trong khn khổ luận văn, tác giả điều tra số liệu y tế, tình hình tử vong,
khảo sát tình trạng hút thuốc trong cộng đồng và các yếu tố liên quan khác, kết
hợp với kết quả phân tích nồng độ radon tại khu vực nhằm đánh giá phơi nhiễm
và rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng địa phương.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là xác định nồng độ khí radon trong nhà và đánh giá
ảnh hưởng của khí radon đối với sức khỏe của cộng đồng khu vực Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


2
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu: cộng đồng dân cư sống tại 12 xã, phường của Thị
Xã Thủ Dầu Một.

-

Phạm vi nghiên cứu: khu vực thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương gồm
các xã, phường: xã Hiệp An, xã Tân An, xã Tương Bình Hiệp, xã Chánh
Mỹ, xã Định Hòa, xã Phú Mỹ, phường Hiệp Thành, phường Phú Lợi,
phường Phú Hòa, phường Phú Cường, phường Chánh Nghĩa, phường Phú
Thọ.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

Thu thập các số liệu về y tế, tình hình tử vong, tình trạng hút thuốc...

-

Khảo sát nồng độ radon trong nhà tại thị xã Thủ Dầu Một.

-

Đánh giá rủi ro radon đối với sức khỏe cộng đồng thị xã Thủ Dầu Một.

-


Đề xuất phương án giảm thiểu ảnh hưởng của radon.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu và nội dung đề ra, các phương pháp nghiên cứu được
sử dụng trong luận văn cụ thể như sau:
-

Thu thập tài liệu: tổng hợp các nghiên cứu về những ảnh hưởng của radon
trên thế giới và trong nước.

-

Phương pháp phỏng vấn, điều tra: khảo sát đặc điểm nhân sinh khu vực
nghiên cứu, đặc điểm tự nhiên xã hội, các số liệu y tế từ các trung tâm y tế
xã, phường, bệnh viện.

-

Phương pháp thực nghiệm: khảo sát, phân tích nồng độ radon trong nhà.

-

Phương pháp xử lý số liệu văn phòng.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


3
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ RADON
1.1.1 Radon là gì?
Radon là một loại khí tự nhiên, được sinh ra do sự phân rã phóng xạ của
Ra226 (Thời gian bán rã: 1620 năm). Radon được phát hiện bởi nhà hoá học người
Đức Ernest Dorn vào năm 1990, đặt tên là Phát xạ Radium. Ramsay và Gray đã
tách biệt và đặt tên là Niton. Từ năm 1923 nó được chính thức gọi là Radon [9].
Radon có 3 đồng vị quan trọng. Đó là Rn222 (còn gọi là Radon, thuộc chuỗi
phân rã U238), Rn220 (còn gọi là Thoron, thuộc chuỗi phân rã Th232), và Rn219 (còn
gọi là actinon, thuộc chuỗi phân rã U235). Đối với khoa học, Radon được hiểu là
đồng vị Rn222 bởi vì Radon xuất hiện nhiều nhất ở dạng đồng vị này. Rn222có thời
gian bán phân rã là 3,82 ngày, và có thể di chuyển một đoạn đáng kể từ điểm xuất
phát ban đầu của nó. Đó là lý do vì sao chỉ có Rn222 mới được xem như là một mối
nguy hiểm cho sức khỏe con người khi người ta đánh giá những rủi ro khi phơi
nhiễm Radon.
Nồng độ Radon trong khơng khí thường được đo bằng đơn vị Becquerel trên
một mét khối (Bq/m3) theo hệ SI. Ngoài ra, nó cịn được đo bằng đơn vị picocuri
trên lít (pCi/L) theo hệ thống đơn vị của Mỹ, với 1 pCi/L = 37 Bq/m3.
1.1.2 Đặc tính của Radon:
• Là chất khí khơng màu, khơng mùi, khơng vị.
• Trong số các khí trơ, radon là khí nặng nhất có nhiệt độ sơi (-62OC) và
nhiệt độ nóng chảy cao nhất (-71OC).
• Tan nhiều trong dung môi không phân cực và tan vừa trong nước lạnh.
• Có thể khuếch tán qua đá và đất
• Hạt nhân phân rã tạo ra tia alpha (Thời gian bán rã: 3.8 ngày)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.



4
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.1.3 Sản phẩm con cháu Radon

Hình 1.1: Chu trình phân rã phóng xạ radium
Các đặc điểm của con cháu radon như sau:
• Sản phẩm phân rã của radon là chất rắn và được gọi là con cháu của Radon.
• Con cháu radon có thời gian sống khá ngắn (0,2 milli giây đến 26,8 phút)
• Sau bảy bước phân rã từ Rn222 tạo ra Pb206 ổn định.
• Con của radon: Po218, Po214 và Po210 phát xạ tia alpha.
• Phát xạ alpha khi hít vào cơ thể sống có khả năng phá hoại tế bào.
1.1.4 Sự vận chuyển radon trong môi trường
1.1.4.1 Các nguồn sơ cấp
Nguồn gốc của Rn222 là từ sự phân rã phóng xạ tự nhiên của U238 và Ra226
(uranium radium radon), vốn là các nguyên tố phổ biến trong vỏ trái đất.
Radon có trong một số loại đất và đá có chứa hàm lượng cao uranium như:
• Granit
• Phosphat
• Đá phiến sét
• Mỏ Uranit
• Các khống sản có nguồn gốc trầm tích như ilmenhite, rutile, zircon,
monazite rất giàu phóng xạ cũng là các nguồn phát radon.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


5
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sự tập trung của radon trong đất phụ thuộc vào:
• Hàm lượng radium trong đất
• Độ ẩm của đất
• Kích thước của hạt đất
• Tỷ lệ trao đổi của các túi khí bị giữ trong đất và khí quyển (Bình
thường khí - đất radon có giá trị từ 270 - 675 pCi/l).
Radon liên tục được hình thành trong đất và thải vào khơng khí do chu kỳ
bán rã cũng như sự hiện diện phong phú của uranium và radium trong bề mặt trái
đất. Radon trong khí quyển khơng phải là một vấn đề mơi trường đáng lo ngại vì
radon nhanh chóng được pha loãng đến nồng độ thấp do sự lưu thơng của khơng
khí ngồi trời.
1.1.4.2 Sự vận chuyển radon trong đất
Radon từ trong đất thốt ra khơng khí qua các lỗ rỗng chứa khơng khí hoặc
chứa nước giữa các hạt đất đá. Sự di chuyển này của radon trong đất diễn ra chủ
yếu nhờ sự nảy ngược alpha cũng như dịng khí lưu và thủy lưu trong đất. Sự nảy
ngược alpha được định nghĩa là quá trình mà nguyên tử (radon) bật ra nghịch
hướng với hướng phóng hạt alpha trong phản ứng phân rã phóng xạ của hạt nhân
ban đầu.

Hình 1.2: Quá trình phát xạ hạt alpha

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


6
Luận văn cao học chun ngành Quản lý mơi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Hình 1.3: Quá trình khuếch tán radon trong đất
Sau khi radon di chuyển vào các lỗ rỗng, hiệu suất phát thải vào khơng khí
xung quanh phụ thuộc vào các yếu tố sau:
• Độ rỗng của đất
• Nồng độ radon trong lỗ rỗng chứa khí/đất
• Các yếu tố khí tượng như: mưa và áp lực khơng khí.
1.1.4.3 Sự hiện diện và vận chuyển radon trong nước
Nước ngầm tiếp xúc với đất đá có chứa radium đóng vai trị là một nơi tiếp
nhận radon.
Đường đi của radon trong nước chủ yếu được xác định bởi:
• Dạng khuếch tán
• Hướng dịng chảy cơ học.
Tính tan của radon trong nước tương đối thấp và với chu kỳ bán rã ngắn.
Phần lớn radon trong nước ngầm bị phân rã trước khi đến mặt đất, nhưng nước
ngầm vẫn được coi là nguồn thải radon nhiều thứ hai trong mơi trường. Ước tính
radon trong nước ngầm chiếm khoảng 5x108 Ci Rn222 mỗi năm vào khí quyển.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


7
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Radon cũng thoát ra 1 phần nhỏ từ lớp nước bề mặt hoặc gần bề mặt đại
dương.
Nồng độ radon trong nước mặt thường tương đối thấp do đặc trưng nước mặt
là thống khí.
Giếng hộ gia đình nơng thơn cũng có thể bị ơ nhiễm radon. Các tầng nước sâu
có sự biến động radon rất lớn, nhất là đối với tầng nước do đá granit tạo thành.

1.1.4.4 Các nguồn radon khác
Phế phẩm từ các mỏ uranium và cặn dư từ mỏ phosphat đều đóng góp vào
lượng radon tồn cầu với số lượng ước tính khoảng 2 đến 3x106 Ci Rn222 mỗi
năm. Mặc dù thực tế là các địa điểm này khá ít, tỷ lệ bốc thốt vào khơng khí vẫn
có tiềm năng đáng kể. Các nghiên cứu trước đó đã ước tính rằng có 20% radon
hình thành trong phế phẩm được giải phóng và tỷ lệ bốc thốt có thể cao tới 1.000
pCi radon/m2/giây.
Cặn than, tro bay, sản phẩm cháy và khí đốt thiên nhiên cũng đóng góp vào
hàm lượng radon trong khí quyển, tuy nhiên với số lượng khơng đáng kể.
1.1.5 Q trình hình thành khí radon trong nhà
Radon và các sản phẩm phân rã từ radon luôn hiện diện trong nhà ở, đóng
góp quan trọng vào liều lượng mà con người nhận được từ các nguồn phóng xạ
trong tự nhiên. Trong một số trường hợp nồng độ radon trong nhà có thể tăng cao
đáng kể so với mức bình thường ngồi trời.
Các ngơi nhà có khơng gian khơng thơng thống với chuyển động khí giới
hạn và trao đổi chậm với khơng khí bên ngồi thì nồng độ radon theo đó cũng
tăng cao hơn trong khơng khí. Radon có thể xâm nhập vào nhà bằng nhiều cách và
khi đã ở bên trong, nồng độ của con cháu nó sẽ tăng khi radon phân rã. Vì vậy,
hàm lượng lớn của radon trong khí đất có khả năng vận chuyển cao, (tức là đất
khơ, xốp, khơng chặt) có thể dẫn đến mức radon trong nhà cao.
Các nguồn radon chính trong khơng khí trong nhà gồm:
• Khí thốt lên từ đất đá
• Khí thốt ra từ nước đi vào khơng khí trong nhà (qua các đường ống dẫn
nước hoặc khí đốt thiên nhiên)
• Vật liệu xây dựng: có nguồn gốc granite sẽ cho hàm lượng radon cao nhất,
các vật liệu gốm sét, gạch xỉ than cũng là vật liệu chứa nhiều radon.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


8

Luận văn cao học chun ngành Quản lý mơi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Khơng khí ngồi trời.
Nước nóng hay nước bị xáo động (chảy trong bể rửa, vòi tắm, máy giặt,
nước xả vệ sinh, v...v...) đã hấp thu khí radon cũng là một nguồn tạo nên mức
radon cao trong nhà, do các hoạt động này giải phóng radon hịa tan vào khơng
khí. Lượng radon thoát ra phụ thuộc vào hàm lượng radon trong nước và lượng
nước sử dụng. Trung bình, khoảng 70% lượng radon chứa trong nước cấp hộ gia
đình sẽ thốt vào khơng khí trong nhà.

Hình 1.4: Các con đường xâm nhập của radon vào nhà
1.1.6 Những ảnh hưởng của radon
Radon sau phân rã thành chuỗi các đồng vị phóng xạ con cháu mà nguy
hiểm nhất là Po218. Po218 phân rã alpha với chu kỳ bán huỷ 3,05 phút, đủ cho một
vài chu trình thở trong hệ thống hơ hấp của người. Po218 bám vào các hạt bụi có
kích thước cỡ nanomet và micromet tạo thành các hạt sol khí phóng xạ xâm nhập
vào hệ hô hấp, bị bẫy trong phổi và được lưu giữ tại phế nang. Do đó, lớp màng
nhầy trên bề mặt cuống phổi và những tế bào cơ bản ở dưới lớp màng nhầy có thể
bị nguy hại bởi phơi nhiễm các hạt alpha năng lượng cao (là sản phẩm quá trình
phân rã alpha của polonium) gây đột biến, sai hỏng nhiễm sắc thể và cơ chế phân
chia tế bào dẫn đến ung thư phổi. Đột biến cũng có thể khơng phải là ngun nhân
gây ung thư nhưng nó là mối liên kết khởi đầu của bệnh tật.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


9
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Càng có nhiều radon trong khơng khí, nguy cơ càng lớn và khoảng thời
gian chúng ta hít thở trong khơng khí chứa radon đó càng dài thì nguy cơ càng
lớn. Trong khơng khí ngồi trời, nồng độ radon thấp khơng gây nguy hiểm cho
con người. Tuy nhiên, ở trong nhà thì nồng độ radon có thể cao hơn do hiệu ứng
bẫy radon. Các mức radon thường rất hay thay đổi, tuỳ thuộc vào dịng khí qua
nhà, cấu trúc căn nhà và kiểu sinh hoạt trong từng gia đình…
Một số nghiên cứu cho thấy radon là một nguyên nhân có liên quan gây
ung thư bạch cầu, ung thư da, u ác tính, ung thư thận ở trẻ em và một số ung thư
khác. Những nghiên cứu dựa trên những phân tích thống kê của radon trong nhà
và phạm vi ảnh hưởng của bệnh ung thư [9]. Tác hại chính do phơi nhiễm mãn
tính với radon là ung thư phổi (thường phát sinh từ phế quản) gồm các loại:
• Ung thư tế bào vảy
• Ung thư tế bào nhỏ
• Ung thư tế bào tuyến
• Ung thư tế bào lớn
Tác hại hệ hơ hấp khác liên quan đến phơi nhiễm mãn tính với radon bao
gồm:
• Khí thũng
• Xơ hóa phổi
• Phổi tắt nghẽn mãn tính
• Bệnh bụi phổi

• Tổn thương hơ hấp.
Phơi nhiễm radon khơng gây ra bệnh cấp tính, khơng có biểu hiện kích ứng,
cũng như dấu hiệu nào cảnh báo sớm với các liều thường gặp trong môi trường.
Mối liên hệ giữa radon và ung thư da hiện nay chỉ mang tính giả thuyết
rằng sự phân rã phóng xạ của radon và con cháu gây nguy hại đến tế bào da. Bệnh
bạch cầu cũng được giả thuyết cho rằng radon có thể được hoà trong tế bào máu
và mỡ, giống như cách mà oxy đi vào máu, kết quả là radon tích luỹ trong tế bào
mỡ của tuỷ xương.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


10
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phơi nhiễm radon tập trung sẽ tăng rủi ro gây ung thư phổi, đặc biệt ở
người hút thuốc. Rủi ro này tăng theo mức nồng độ radon, độ dài thời gian phơi
nhiễm và lượng thuốc lá được hút của người đó [9].
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RADON TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
1.2.1 Tình hình nghiên cứu radon trên thế giới
Những năm 1890 Marie Curie và Pierre Curie là 2 người đầu tiên tách biệt
các nguyên tố phóng xạ Polonium và Radium. Ở thời kì này những ảnh hưởng của
phóng xạ khơng được biết đến, Marie và con gái đã làm việc hầu hết thời gian với
các nguyên tố phóng xạ, cả hai đều bị chết vị bệnh ung thư máu, và sau này được
cho rằng có liên quan đến phóng xạ [19].
Năm 1988 radon được xếp vào danh sách chất gây ung thư ở người do Cơ
quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) [20].
Năm 2000, tổ chức UNSCEAR đã thống kê và cho thấy radon chiếm tới
50% liều chiếu bức xạ mà con người nhận được từ các bức xạ tự nhiên. Chính vì
thế, radon có thể được xem như là một nguồn phóng xạ tự nhiên có ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe của con người. Hàng năm trung bình mỗi người chúng ta nhận một
liều bức xạ từ các nguồn phóng xạ tự nhiên khoảng 2 mSv. Theo các nghiên cứu
của tổ chức ICRP mức liều này có thể gây ra 80 trường hợp tử vong do ung thư
trong số 1000000 người (ICRP publication 60, 1990). Mức tử vong gây bởi bức
xạ tăng theo tỷ lệ với mức liều chiếu bức xạ. Radon đóng góp tới 50% vào liều
chiếu bức xạ đối với con người, song nếu chúng ta có các biện pháp phịng chống
thích hợp chúng ta có thể giảm đáng kể lượng liều chiếu này.


Hình 1.5: Các nguồn phơi nhiễm phóng xạ (theo UNSCEAR)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


11
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2.1.1 Các nghiên cứu radon ở Châu Âu
Thế kỷ 16, các cơng nhân trong các hầm mỏ có tỉ lệ tử vong do các bệnh
liên quan đến hô hấp gia tăng, cụ thể là tại các mỏ Bạc ở Đức, Bohemia và các
nước Đông Âu. Mãi đến thế kỉ 19 người ta mới chứng minh được rằng, tử vong do
các căn bệnh hô hấp ở các thợ mỏ thực ra là căn bệnh ung thư phổi [21]. Một báo
cáo chung năm 2006 cho 27 nước cộng đồng châu Âu có mức radon trung bình là
55 Bq/m3 và 8% trong 18.000 ca tử vong liên quan đến radon [18]. Châu Âu cũng
xuất bản một cẩm nang hướng dẫn nhằm mục tiêu mở rộng cách tiếp cận trong
đánh giá ảnh hưởng sức khỏe do phơi nhiễm radon trong nhà theo các cẩm nang
hướng dẫn của WHO. Ngồi ta cẩm nang cịn đưa ra phương pháp đánh giá rủi ro
suốt đời do phơi nhiễm radon trong nhà áp dụng cho trẻ em ở trường và ở nhà
[16].
Thụy Điển: Vào đầu những năm 1900, radon trở thành vấn đề đối với sức
khoẻ cộng đồng. Thụy Điển là nước đầu tiên có những nghiên cứu chứng tỏ mối
quan hệ giữa radon trong nhà và ung thư phổi; phơi nhiễm radon trong nhà là
nguyên nhân gây ung thư phổi.
Phần Lan: đã so sánh tỉ lệ tử vong do ung thư phổi suốt 10 năm 1986 –
1995 với nồng độ radon trong nhà tại 435 ngôi nhà. Kết quả thu được nồng độ
radon rất thấp và gặp khó khăn trong việc xác định mối quan hệ giữa radon và ung
thư phổi. Tuy nhiên nghiên cứu cũng đưa ra 2 nhận định rằng có thể phơi nhiễm
kéo dài dù ở bất kỳ nồng độ nào cũng gây nguy hại đến sức khỏe và gia tăng khả

năng ung thư phổi [18].
Tây Ban Nha: Một nghiên cứu của S. Carlos tại Romania và Tây Ban Nha
cho 2 vùng Stei và Torrelodones. Tại Stei, nghiên cứu khảo sát 280 nhà khu vực
dân cư gần mỏ Uranium cũ. Tại Torrelodones, khảo sát 91 nhà gần khu khai thác
đá granit sử dụng detector CR-39. Kết quả khảo sát tại 2 vùng cho thấy Stei có
nồng độ là 2650 Bq/m3 và Torrrelodones là 366 Bq/m3. Nghiên cứu này dựa theo
mơ hình khoảng thời gian – nồng độ của BEIR VI và phần mềm EC Radon của
châu Âu cho tính tốn tử vong do ung thư phổi liên quan đến radon. Kết quả đánh
giá rủi ro là: 233 ca tử vong do ung thư phổi ở Stei trong 13 năm, cao hơn 2.21 lần
dự đoán của nhóm nghiên cứu; và 276 ca tử vong ở Torrelodones cao hơn 2.09 lần
so với dự đoán.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


12
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2.1.2 Các nghiên cứu radon ở Mỹ
1.2.1.2.1 Phương pháp đánh giá rủi ro radon của NAS
Báo cáo BEIR IV: Vào cuối những năm 1980, những thành viên của BEIR
đã hợp tác với các đơn vị tham gia như Ban Năng Lượng Mỹ và Uỷ Ban Cộng
Đồng Châu Âu thực hiện kế hoạch nghiên cứu kiểm soát trên thế giới về radon
trong nhà và ung thư phổi. Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi rộng từ Bắc
Mỹ đến Châu Âu.
Điển hình cho các nghiên cứu quy mô về đánh giá ảnh hưởng của Radon
lên sức khỏe con người là báo cáo BEIR IV (NAS) bắt đầu từ năm 1988 [12]. Đây
là nghiên cứu tiền thân cho các nghiên cứu sau này của NAS. Đến cuối những
năm 1990, một số các nghiên cứu dịch tễ đã bổ sung thêm các ước lượng rủi ro

đối với phơi nhiễm radon trong nhà.
BEIR IV đã đưa ra các công thức đánh giá rủi ro dựa trên phân tích thống
kê từ 4 cuộc nghiên cứu dịch tễ học về phơi nhiễm radon của các thợ mỏ. Mơ hình
tính tốn nhấn mạnh rủi ro tương đối vượt mức ERR (Excess relative risk) của tử
vong do ung thư phổi ở độ tuổi a [11], theo phương trình sau:
ERR(a) = 0.025 γ(a) (W1+1/2 W2)

(1)

γ(a): Hệ số rủi ro tương đối ở độ tuổi cụ thể
γ(a) = 1.2 khi a < 55 tuổi
= 1.0 khi 55 ≤ a < 65 tuổi
= 0.4 khi a ≥ 65 tuổi
W1: phơi nhiễm tích lũy nhận được từ 5-15 năm trước tuổi a
W2: phơi nhiễm tích lũy đến độ tuổi a – 15.
Các thơng số ảnh hưởng đến đánh giá về liều trên đơn vị WLM bao gồm
như: tốc độ hít thở, khu vực của các tế bào mục tiêu trong phổi, độ dày lớp màng
nhầy, tốc độ làm sạch các chất nhầy trong phổi, phạm vi phát tán của các hạt con
cháu radon, sự tập trung tương đối của các sản phẩm phân rã radon,...
Trong một báo cáo lần 2 của NAS xuất bản năm 1999 về radon trong nước
uống. NAS ước tính rằng 89% các ca ung thư không tránh được do radon trong
nước uống là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi do hít phải radon trong nước

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


13
Luận văn cao học chun ngành Quản lý mơi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


thốt ra và 11% dẫn đến ung thư dạ dày do việc hấp thu nước uống có chứa radon
[25].
Báo cáo BEIR VI: Nghiên cứu tiếp theo của NAS là BEIR VI vào năm
1998, bổ sung thêm nghiên cứu về các nhóm thợ mỏ và chú trọng nghiên cứu
radon trong nhà. Thiết lập 2 mơ hình đánh giá rủi ro do phơi nhiễm radon trong
nhà dựa trên các dữ liệu từ phơi nhiễm radon của 11 nhóm thợ mỏ 2.700 ca ung
thư phổi trong 68.000 thợ mỏ được khảo sát và các nghiên cứu radon trong nhà
trên cộng đồng chung ở cả những người hút thuốc và không hút thuốc (đại diện
cho 1.2 triệu người được theo dõi mỗi năm). Cả 2 mơ hình BEIR VI giống với mơ
hình ở BEIR IV, nhưng BEIR VI cung cấp nhiều hơn về phân tích thống kê cho
rủi ro ở các độ tuổi trên 65 và các khoảng thời gian từ khi phơi nhiễm đến hơn 15
năm [11].
Báo cáo đưa ra 2 mơ hình lựa chọn:
• Mơ hình nồng độ - tuổi – phơi nhiễm (The exposure – age – concentration
model)
• Mơ hình khoảng thời gian – độ tuổi – phơi nhiễm ( The exposure – age –
duration model)
Hai mơ hình được trình bày lại thành mơ hình khoảng thời gian – nồng độ
theo phương trình:
ERR = β(w5-14 + θ15-24 w15-24 + θ25+ w25+) φage γz

(2)

Thông số β: thông số phơi nhiễm – phản ứng (hệ số rủi ro)
Phơi nhiễm ở bất kỳ độ tuổi có 4 giai đoạn: Phơi nhiễm 5 năm cuối cùng – bị loại
trừ do không liên quan sinh học để dẫn đến rủi ro ung thư.
• w5-14; w15-24; w25+: Phơi nhiễm ở các giai đoạn khác: 5-14; 15-24; và từ 25
năm trở lên. θ5-14; θ15-24; θ25+: mức ảnh hưởng liên quan đến phơi nhiễm ở
các độ tuổi này.
• (φage): tương ứng với những phân loại phức tạp về độ tuổi đạt được

• (γz): tốc độ phơi nhiễm hay khoảng thời gian phơi nhiễm
Tổng phơi nhiễm được tính là: w*= w5-14 + θ15-24 w15-24 + θ25+ w25+
Hai mơ hình của BEIR VI được đưa ra ở trên có thể được sử dụng trong
tính tốn rủi ro ung thư phổi trong bất kì cộng đồng dân cư cho các tốc độ phơi
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


14
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nhiễm và các thống kê tử vong. BEIR VI tính tốn cho bộ phận dân cư được khảo
sát cho cả nam và nữ, hút thuốc và khơng hút thuốc. Trong tính toán này, báo cáo
cho là tỉ lệ tử vong trong dân số ổn định trong thời gian 1985 – 1989 và phơi
nhiễm trung bình hằng năm 0.181 WLM/y. Rủi ro ước tính dựa vào 3 yếu tố:
(1) Mức radon trong nhà trung bình 1.25 pCi/L được lấy từ Khảo Sát
Radon Quốc Gia của EPA (1994).
(2) Hệ số cân bằng (F) được ước lượng là 40%.
(3) Hệ số cư ngụ (G) là 70% - mơ tả ước tính khoảng thời gian ở nhà của
cộng đồng chung.
Tỉ lệ tử vong theo đặc trưng độ tuổi ở người hút thuốc và không hút thuốc
cho thấy tỉ lệ tử vong ung thư phổi cao hơn ở người từng hút thuốc. Đối với nam,
tỉ lệ ung thư phổi theo đặc trưng độ tuổi ở người hút thuốc là 14 lần so với người
không hút thuốc; đối với nữ tỉ lệ này là 12. Những đánh giá chi tiết hơn cho thấy,
ở những người trưởng thành, 58% nam và 42% nữ từng hút thuốc (không phụ
thuộc vào độ tuổi) [11].
BEIR VI kết luận: ước tính 14% trong tổng số 164.100 ca tử vong do ung
thư phổi mỗi năm ở Mỹ có liên quan đến phơi nhiễm radon, tương đương với
15.000 đến 20.000 ca tử vong mỗi năm. 160 ca tử vong trong số này được cho là
do sự hòa tan của radon trong nước đi vào cơ thể qua đường ăn uống và 700 ca tử

vong do phơi nhiễm radon bên ngoài trời mà chủ yếu là phơi nhiễm trong các hầm
mỏ. Phần lớn ca tử vong liên quan đến radon là do hít phải radon hay con cháu
radon.
1.2.1.2.2 Phương pháp đánh giá rủi ro radon của EPA
EPA đã cập nhật về phương pháp đánh giá rủi ro sức khoẻ do radon trong
nhà - vấn đề đã được Viện Khoa Học Quốc Gia (NAS) xác định là nguyên nhân
gây ung thư phổi thứ 2 sau hút thuốc lá. Tháng 6 năm 2003 EPA đã đưa ra 1 báo
cáo về “ Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà” [9].
Phương pháp tính tốn của EPA cho rủi ro tương đối suốt đời của radon cơ
bản dựa vào BEIR VI. Những ước tính này bao gồm: hệ số bệnh học (hệ số liên
quan đến radon của tử vong do ung thư phổi), rủi ro suốt đời/WLM, số năm mất
đi/ ca tử vong do ung thư và số lượng tử vong do ung thư phổi liên quan đến
radon mỗi năm. BEIR VI đã đưa ra tính tốn về số lượng những ca tử vong do ung
thư vượt mức và hệ số vượt mức của tử vong do ung thư phổi liên quan đến phơi
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


15
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nhiễm radon, nhưng báo cáo này khơng đưa ra những tính toán rủi ro / WLM hay
YLL/ca tử vong do ung thư.
Một cách tiếp cận để tính tốn rủi ro của EPA là sử dụng 1 mơ hình đơn
thay vì 2 mơ hình như BEIR VI, vì 2 mơ hình được đề xuất trước đây gần như phụ
thuộc vào độ tuổi và thời gian bắt đầu phơi nhiễm. EPA sử dụng mơ hình nồng độ
cho tính tốn rủi ro vì mơ hình nồng độ có thể tránh sự mơ hồ phát sinh khi đánh
giá những ảnh hưởng đến sức khỏe do phơi nhiễm trong nhà ở các mức độ thay
đổi theo thời gian.
Trong BEIR VI chỉ rõ rủi ro/WLM là

6.52 x 10-4 cho mơ hình nồng độ
4.43 x 10-4 cho mơ hình khoảng thời gian.
EPA đã tính tốn mơ hình nồng độ để rủi ro/WLM sẽ bằng với ý nghĩa
hình học của 2 giá trị này là 5.38 x 10-4. Rủi ro/WLM xấp xỉ cân bằng với hệ số β.
Hệ số rủi ro theo mơ hình nồng độ là:
β = 0.0768 x (4.43 / 6.52)1/2 = 0.0634, và rủi ro/WLM là:
5.38 x 10-4 ≈ (6.52 x 10-4) x (4.43/6.52)1/2
Mơ hình nồng độ chỉ rõ rủi ro tương đối vượt mức phụ thuộc vào thời gian
bắt đầu phơi nhiễm, độ tuổi đạt được, và tốc độ phơi nhiễm theo phương trình (3):
ERR = β(w5-14 + θ15-24 w15-24 + θ25+ w25+) φage γz

(3)

• β: hệ số rủi ro.
• w5-14; w15-24; w25+: Phơi nhiễm ở các giai đoạn khác: 5-14; 15-24; và từ 25
năm trở lên. θ5-14; θ15-24; θ25+: rủi ro tương đối phụ thuộc vào thời gian bắt
đầu phơi nhiễm.
• φage : mơ tả sự phụ thuộc vào độ tuổi đạt được.
• γz : phân loại từ 1 cho phơi nhiễm < 0.5 WL đến 0.11 cho phơi nhiễm > 15
WL; mô tả sự phụ thuộc tốc độ phơi nhiễm. Thơng thường có thể đơn giản
tính tốn bằng cách quy ước γz = 1 vì phơi nhiễm trong nhà hầu hết đều
nhỏ hơn 0.5WL.
Đặt β* = β φage và sử dụng các thông số được nêu ra trong Bảng 1.1: Ước
tính các thơng số cho mơ hình rủi ro, phương trình tính rủi ro tương đối vượt mức
được biểu diễn thành
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


16
Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý môi trường

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ERR = β*(w5-14 + 0.78 w15-24 + 0.51 w25+)

(4)

β* = 0.00768 cho độ tuổi x < 55
= 0.0438 cho 55 ≤ x < 65
= 0.0223 cho 65 ≤ x < 75
= 0.0069 cho x ≥ 75.
Đánh giá rủi ro của EPA dựa trên các kết quả nghiên cứu về các ảnh hưởng
lên sức khoẻ của radon theo báo cáo BEIR VI của NAS với một số điều chỉnh và
mở rộng như sau:
+ Đầu tiên, một mơ hình đơn đã được xây dựng thay vì sử dụng 2 mơ hình
như BEIR VI.
+ Thứ 2, việc xác định rủi ro vượt mức trong BEIR VI đã bỏ qua một số ca
tử vong do radon. EPA đã điều chỉnh những tính tốn của BEIR VI bao gồm tất cả
các ca tử vong do ung thư phổi liên quan đến radon.
+ Thứ 3, EPA sử dụng các dữ liệu phổ biến về hút thuốc lá chi tiết hơn và
dữ liệu về tỉ lệ tử vong mới hơn các số liệu đã được sử dụng trong BEIR VI.
+ Thứ 4, trong khi BEIR VI ước tính sự gia tăng tỉ lệ về ung thư phổi liên
quan đến radon thì EPA cũng đưa ra ước lượng rủi ro trên mỗi đơn vị phơi nhiễm;
số tử vong do ung thư phổi / mức hoạt động tháng (WLM – working level month
– phơi nhiễm tương ứng với lượng tập trung WL và thời gian M).
Dựa vào những phân tích của nghiên cứu, EPA đã ước tính tổng số 146.400
ca tử vong do ung thư phổi cả nước vào năm 1995 trong đó 21.100 (chiếm 14.4%)
liên quan đến radon. Trong nhóm khơng hút thuốc, ước tính 26% liên quan đến
radon. Ước tính rủi ro trên đơn vị phơi nhiễm là 5.38 x 10-4 / WLM cho dân số
Mỹ; 9.68 x 10-4/ WLM cho người từng hút thuốc; và 1.67 x 10-4/WLM cho người
khơng bao giờ hút thuốc. Ước tính rủi ro cho phơi nhiễm suốt đời ở mức hoạt

động 4 pCi/l (150 Bq/m3) là 2.3% cho toàn bộ dân số; 4.1% cho người từng hút
thuốc và 0.73% cho người không bao giờ hút thuốc.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.


×