Nghiên cứu về thực trạng sống thử của sinh viên ở quận Thủ Đức, TPHCM
1/ Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã xuất hiện
một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không
có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân
chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ
chia tay nhau, không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”. Hiện tượng
“sống thử” hay còn gọi là sống chung trước hôn nhân hay “góp gạo thổi cơm
chung”, một xu hướng du nhập từ phương tây, đã và đang trở thành một thứ “mốt”
trong lối sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà
mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Theo thống kê của
khoa xã hội học Đại học Mở TPHCM, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống
thử trước hôn nhân: Lan, sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Nông Lâm TPHCM,
cho biết: “Ở xóm trọ của em, gần một nửa các bạn sống thử trước hôn nhân”.
Một nghiên cứu công bố năm 2002 của Bộ Y tế và ĐH Y Thái Bình kết luận:
“Quan niệm về vấn đề quan hệ tình dục trong thanh thiếu niên không còn quá khắt
khe như trước. Việc chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân khá dễ dàng là
một thực tế. Giới trẻ VN đang chạy theo những lối sống mới. Người lao động trẻ
và SV đại học đang thích thử nghiệm tình dục”. (“Thực trạng sức khỏe vị thành
niên qua các nghiên cứu từ 1995-2001, 2002”.).
Theo dòng thời gian, có thể thấy, hiện nay, thực trạng sống thử của sinh viên ở các
trường đại học đã trở nên phổ biến. Sống thử đang trở thành mối quan tâm hàng
đầu của rất nhiều bạn sinh viên. Xung quanh vấn đề này cũng tồn tại nhiều ý kiến
trái chiều.
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học –nhóm 5
GVHD:Nguyễn Thị Thúy
Dung
Nghiên cứu về thực trạng sống thử của sinh viên ở quận Thủ Đức, TPHCM
Theo bạn Đ.T.T (K46 Báo chí, ĐH KHXH & NV) nói: “Trong khi tất cả còn ở
phía trước, TT còn bao vướng bận với sự nghiệp bản thân, cống hiến cho xã hội,
một số bạn trẻ đã vội loay hoay tìm cái vỏ ốc bình yên cho mình. Tình yêu đẹp, và
họ tự nhận là đã suy nghĩ chín chắn, họ quyết định sống chung. Liệu cả hai bạn có
thể hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp của bản thân trong khi lẽ đương nhiên là phải
đối mặt với cơm áo gạo tiền?”.
Còn bạn Đ.T.H. (K8 E khoa Anh, ĐH Mở) thì tỏ ý cảm thông: “Họ thiếu thốn tình
cảm khi xa nhà mà khả năng lại chưa kham nổi một gia đình, còn nhiều mục tiêu
trước mắt nên họ không lấy nhau được. Cho nên họ sống thử”. Hoặc như: “Có thể
là vì tình yêu của họ chứ!”. Hoặc như: “Muốn thử xem liệu cả hai có hợp nhau
trước khi đi đến hôn nhân”. Còn đây là một ý kiến tỏ vẻ lo ngại thay cho các bạn
trẻ: “Họ nông nổi quá, chưa lường hết được những hậu quả xấu có thể xảy ra”
Bản thân chúng em đang là sinh viên năm 2 trường Đại Học Sài Gòn, cũng sống
xa gia đình, có nhiều điều kiện thuận lợi để sống thử, chúng em nhận thức được
tính thời sự và cấp thiết của vấn đề trên và để tìm hiểu rõ thêm về lý luận đã được
học, chúng em chọn đề tài “Thực trạng sống thử của sinh viên tại quận Thủ Đức,
TPHCM” để làm đề tài nghiên cứu.
2/ Mục đích nghiên cứu
Sống thử không còn là một vấn đề mới mẻ trong giới sinh viên. Các mặt lợi và hại
của sống thử ngày càng được xã hội quan tâm và đánh giá. Đề tài nghiên cứu
“thực trạng sống thử của sinh viên tại quận Thủ Đức, TPHCM” nhằm:
Tìm hiểu những nhận định về sống thử và cung cấp cái nhìn toàn diện nhất về tình
trạng sống thử của sinh viên quận Thủ Đức.
Tìm hiểu nguyên nhân sống thử và nêu bật tầm ảnh hưởng của sống thử đến đời
sống tâm sinh lý của sinh viên trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học –nhóm 5
GVHD:Nguyễn Thị Thúy
Dung
Nghiên cứu về thực trạng sống thử của sinh viên ở quận Thủ Đức, TPHCM
Từ đó đề xuất các biện pháp để giúp sinh viên nâng cao nhận thức và có cái nhìn
đúng đắn hơn về vấn đề sống thử và lựa chọn sống thử.
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng sống thử của sinh viên ở TPHCM
• Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: 6 tháng đầu năm 2012
Không gian: quận Thủ Đức
Lĩnh vực: nhận thức của sinh viên về sống thử.
Vấn đề về chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là sinh viên sinh sống
và học tập tại quận Thủ Đức
• Mẫu nghiên cứu:
Kích cỡ mẫu: 400 sinh viên
Lấy mẫu: chọn ngẫu nhiên phân lớp.
Theo giới tính: 200 nam, 200 nữ
Theo quê quán: tỉnh hay thành phố
4/ Giả thuyết khoa học:
• Về bản chất: tỷ lệ sống thử đang có xu hướng tăng dần và sống thử đem lại
nhiều tác động đến đời sống sinh viên.
• Về biện pháp tác động: Nếu công tác tuyên truyền giáo dục về vấn đề sống
thử được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và trường học
thì sinh viên sẽ có nhận thức toàn diện về vấn đề này hơn.
5/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
• Xây dựng cơ sở lý thuyết
- Sống thử
- Sinh viên,
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học –nhóm 5
GVHD:Nguyễn Thị Thúy
Dung
Nghiên cứu về thực trạng sống thử của sinh viên ở quận Thủ Đức, TPHCM
- Nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử,
- Tầm quan trọng của nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
• Phân tích thực trạng sống thử của sinh viên tại quận Thủ Đức: lứa tuổi,
trình độ văn hóa, thu nhập.
- Ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của vấn đề sống thử.
- Các nhận định của sinh viên về vấn đề sống thử.
- Đề xuất các giải pháp để sinh viên nâng cao nhận thức của bản thân về
vấn đề sống thử
6/ Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và phân tích tài liệu
- Điều tra cơ bản
- Điều tra xã hội học
- Thống kê toán học
7/ Nội dung dự kiến nghiên cứu
• Chương 1: Cơ sở lý thuyết
- Sống thử
- Sinh viên
- Nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử,
- Tầm quan trọng của nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
- Nguyên nhân dẫn đến sống thử
• Chương 2: Thực trạng và các vấn đề liên quan đến sống thử
1. Tình trạng sống thử trong sinh viên
2. Những quan niệm về sống thử
a)Quan niệm của người trong cuộc
b) Quan niệm của người ngoài cuộc
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học –nhóm 5
GVHD:Nguyễn Thị Thúy
Dung
Nghiên cứu về thực trạng sống thử của sinh viên ở quận Thủ Đức, TPHCM
c) Ý kiến chuyên gia
3. Hệ quả của việc sống thử
3.1 Khi sống thử có thể dẫn đến hôn nhân
3.2 Khi sống thử không thành công
a) Ảnh hưởng đến bạn nam
b) Ảnh hưởng đến bạn nữ
• Chương 3: Biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
Sự quan tâm của gia đình
Các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước và trường học:
Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản trong trường ĐH
Phát triển các dịch vụ tư vấn tâm - sinh lý miễn phí cho SV
Sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông đại chúng
Sự tự nâng cao ý thức của sinh viên
8/ Kế hoạch nghiên cứu:
- Đọc tài liệu về sống thử
- Xây dựng mẫu phiếu điều tra
- Phát phiếu điều tra (phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên trong nhóm)
- Xử lí số liệu thu thập được
- Tổng kết và đưa ra giải pháp hợp lí để sinh viên có cái nhìn đúng đắn về
sống thử.
- Thời gian dự kiến hoàn thành: tháng 9 năm 2012
9/ Tài liệu tham khảo:
Các trang web vnexpress.net, vietbao.vn, vanhoahoc.edu.vn,
kenhsinhvien.net,yume.vn,tailieu.vn
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học –nhóm 5
GVHD:Nguyễn Thị Thúy
Dung
Nghiên cứu về thực trạng sống thử của sinh viên ở quận Thủ Đức, TPHCM
PHIẾU ĐIỀU TRA
Các bạn sinh viên thân mến!
Chúng tôi là sinh viên trường đại học Sài Gòn. Hiện tại nhóm chúng tôi đang làm đề tài
nghiên cứu về “vấn đề sống thử của sinh viên tại TPHCM”. Để tìm hiểu rõ nhận định của
các bạn sinh viên về việc sống thử, nhóm chúng tôi đã thực hiện bài khảo sát này. Rất
mong nhận được sự hợp tác của các bạn để nhóm chúng tôi có thể hoàn thành tốt đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn!
Họ tên (không bắt buộc):
Giới tính:
Nam Nữ
Tuổi:
Quê quán:
Hoàn cảnh gia đình:
Khá giả Khó khăn
Bình thường Khác
Nghề nghiệp cha:
Nghề nghiệp mẹ:
Hiện nay bạn đang sống ở:
Kí túc xá Nhà người thân
Nhà trọ Sống cùng gia đình
Khác
Trường bạn đang học:
Sinh viên năm:
Trình độ:
Đại học Trung cấp
Cao đẳng Khác
Bạn có đi làm thêm không:
Có Không
1.Bạn có quan tâm đến vấn đề sống thử không?
Có Không
2.Theo bạn sống thử là sống như thế nào?
Sống như vợ chồng trước hôn nhân, chưa có đăng kí kết hôn
Sống chung với nhau nhưng không quan hệ
Chỉ quan hệ nhưng không sống chung với nhau
Khác
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học –nhóm 5
GVHD:Nguyễn Thị Thúy
Dung
Nghiên cứu về thực trạng sống thử của sinh viên ở quận Thủ Đức, TPHCM
3.Theo bạn sống thử là lối sống như thế nào?
Lành mạnh Bình thường
Không lành mạnh
4.Bạn biết về sống thử qua đâu?
Từ người lớn Qua sách báo,Internet
Bạn bè Môi trường giáo dục
Khác
5.Theo bạn nguyên nhân dẫn đến sống thử là:
Do sự tác động từ phía người yêu
Do thấy bạn bè sống thử nên cũng muốn thử cho biết
Do sự thiếu thốn trong tình cảm ,sống thử để dễ dàng quan tâm và chia sẻ trong cuộc
sống
Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt
Để tự khẳng định mình
Sống thử để khỏi bị nhầm lẫn khi sống thật
Khác
6.Theo bạn sống thử ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập ?
Tốt Bình thường
Xấu
7.Hậu quả của việc sống thử khi hai người chia tay là:
Có thai ngoài ý muốn Suy sụp tinh thần ,mất niềm tin vào cuộc
sống
Học hành sa sút Ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân sau này
Khác
8.Theo bạn để tránh những hậu quả không mong muốn do sống thử gây ra ,bạn nên làm
gì?
Hai bạn nên có một tình yêu chân chính
Nên áp dụng những biện pháp quan hệ tình dục an toàn
Khác
………………………………………………………………………………………………
………
9.Vui lòng cho biết bạn có người yêu chưa?
Có Chưa
-Nếu có:
10.Hai bạn quen nhau bao lâu rồi?
Dưới 3 tháng 6 tháng- 1 năm
3-6 tháng Trên 1 năm
11.Hai bạn có từng nghĩ đến việc sống thử chưa?
Có Chưa
-Nếu chưa:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học –nhóm 5
GVHD:Nguyễn Thị Thúy
Dung
Nghiên cứu về thực trạng sống thử của sinh viên ở quận Thủ Đức, TPHCM
12.Sau này khi có người yêu , nếu người yêu bạn đề nghị sống thử thì bạn có đồng ý
không?
Có Có thể
Không
13.Bạn biết những biện pháp tránh thai nào?
Bao cao su Dùng thuốc tránh thai
Tính ngày an toàn Khác
14.Khi việc sống thử không hoà hợp, 2 người chia tay thì ai sẽ là người chịu hậu quả?
Nam Nữ Cả hai.
15.Theo bạn sống thử có nên cho gia đình biết không?
Có Không.
16.Nếu gia đình bạn biết bạn sống thử thì bạn có suy nghĩ như thế nào?
Mặc kệ Cảm thấy buồn
Khác ………………………………………………………………………
17.Thái độ của gia đình bạn sẽ như thế nào nếu họ biết bạn sống thử?
Đồng tình. Phản đối.
Khác ………………………………………………………………………
18.Khi sống thử bạn có ngại ngùng với bạn bè không?
Có Không Hơi e ngại nhưng lâu rồi cũng thành quen
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học –nhóm 5
GVHD:Nguyễn Thị Thúy
Dung