A. Mở đầu
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, ổn định về xã hội, trên đất nước ta từ
thành thị đến nông thôn đều có sự thay đổi, chuyển biến về chất trong lĩnh vực
sản xuất, văn hoá, tinh thần. Quan hệ giữa con người và con người được cởi mở
hơn, nhiều nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân được
bộc lộ, đòi hỏi và thoả mãn.
Trong những điều kiện của xã hội mới, việc cải thiện thường xuyên và có
kế hoạch điều kiện sống và lao động được thực hiện thông qua các chính sách
kinh tế, xã hội của nhà nước và là một bộ phận quan trọng để góp phần nâng
cao mức sống vật chất và tinh thần của người lao động. Những điều kiện tiên
quyết cho sự cải thiện toàn diện điều kiện sống và lao động là một nền kinh tế
phát triển, trình độ cao của năng suất lao động, sự áp dụng nhanh chóng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật và các yếu tố thẩm mỹ…
Tuy nhiên, những nhu cầu này còn chưa được quan tâm đứng mức cũng
như chưa được đáp ứng đầy đủ trong môi trường làm việc của các xí nghiệp
công nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Mà sự phát triển của hoạt động
lao động phụ thuộc nhiều vào yếu tố thẫm mỹ, yếu tố thẫm mỹ chi phối tâm lý
của người lao động. Mỗi yếu tố thẫm mỹ khác nhau có sự tác động khác nhau,
có vai trò riêng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người lao động. Việc tổ
chức tốt yếu tố thẫm mỹ trong lao động một cách bảo đảm an toàn, phù hợp,
thống nhất sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả lao động.
Tất cả những lý do đó, đã dẫn tôi tới đề tài: “Vấn đề thẩm mỹ học trong
lao động sản xuất” để thấy được tầm quan trọng của yếu tố thẩm mỹ và đề ra
các đề xuất góp phần nâng cao chất lượng và năng suất lao động.
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 1
B. Nội dung
Thẩm mỹ là sự cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp. Trong lao động sản xuất, người
ta thường chú ý đến màu sắc và âm nhạc.
1. Thẩm mỹ màu sắc.
1.1. Ảnh hưởng của màu sắc đến tâm lý con người.
Bất cứ màu sắc nào cũng có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tâm lý
con người.
- Màu xanh lá cây: Màu xanh lá cây khiến người lao động cảm thấy thoải mái,
nó có tác dụng giúp tâm lý ổn định, vững vàng hơn. Màu xanh lá cây còn có tác
dụng giảm áp lực cho mắt, cải thiện sự vận động của các cơ bắp. Màu xanh lá
cây tự nhiên còn có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, giảm bớt mệt mỏi. Tuy nhiên
nếu làm việc một thời gian dài trong môi trường tràn ngập màu xanh lá cây,
người lao động rất dễ bị rơi vào cảm giác ăn không ngon, ảnh hưởng đến việc
tiết dịch vụ của dạ dày.
- Màu xanh da trời: Là một màu có lợi cho việc điều tiết thần kinh, có tác dụng
an thần. Những chiếc đèn có ánh sáng xanh da trời sẽ có tác dụng rất lớn trong
việc điều trị chứng mất ngủ, giảm huyết áp và phòng tránh cảm cúm. Tuy nhiên,
đối với những người thần kinh yếu hay mắc chứng trầm cảm thì nên tránh tiếp
xúc với màu này nếu không bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Màu vàng: Màu vàng là màu sắc đầu tiên mà con người nhìn thấy sau khi được
sinh ra. Nó là màu đặc trưng của sự khỏe mạnh. Màu vàng giúp cho tâm lý ổn
định, tăng cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, những người đang có tâm trạng không
tốt và bi quan thì không nên nhìn màu này.
- Màu đen: Màu đen có tác dụng giúp bình tĩnh, ổn định. Màu này rất có lợi đối
với những người mắt chứng dễ kích động, mất ngủ.
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 2
- Màu trắng: Màu trắng giúp mang lại cảm giác sạch sẽ, mát mẻ. Trong một
không gian chật hẹp, màu trắng sẽ rất có ích đối với những người dễ nổi nóng,
từ đó giúp duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên những người thường xuyên có
cảm giác cô độc hay mắc chứng trầm cảm thì không nên sống lâu trong môi
trường nhiều màu trắng.
- Màu hồng nhạt: Màu hồng nhạt là đại diện tiêu biểu nhất cho sự dịu dàng. Khi
để những người đang bực tức nhìn thấy màu hồng nhạt, tâm trạng của họ lập tức
sẽ thay đổi. Bởi màu hồng nhạt có tác dụng giúp cho tuyến thượng thận giảm
tiết hoócmôn, điều này giúp cho tâm trạng ổn định hơn.
- Màu đỏ: Màu đỏ là màu có tác dụng kích thích. Tuy nhiên không nên tiếp xúc
quá nhiều với màu đỏ, không những gây hại cho thị lực mà còn khiến cho con
người có cảm giác buồn nôn. Đối với những người có bệnh về não thì tuyệt đối
không nên nhìn màu đỏ.
- Ảnh hưởng của màu sắc đến con người được thể hiện trên bảng sau:
Màu Tác động tâm – sinh lý hay cảm giác liên tưởng được tạo ra
Kích
thích
Nặng
nề
Thanh
thản
Nóng Lạnh Nhẹ Nóng Xa Gần
Trắng X X
Xám
nhạt
X
Xám
sẫm
X X
Đen X X
Đỏ X X X X
Da cam X X X
Vàng X X X X
Lục X X X
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 3
Lam X X X X
Chàm X X X
Tím X X X X
1.2. Ý nghĩa của màu sắc trong lao động sản xuất.
Mỗi màu có một vai trò khác nhau vì vậy việc sử dụng màu sắc cũng cần
phải tuân theo một quy tắc nhất định, như:
- Màu đỏ: Là màu gây ra cảm giác nóng, bức xạ của màu đỏ xuyên vào trong
các tế bào của cơ thể. Màu đỏ làm tăng sức căng của các bắp thịt, do đó làm
tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Màu đỏ là màu của sinh lực hoạt động, nó có
ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của người theo hướng đó. Trong công việc, màu
đỏ có ý nghĩa báo hiệu nguy hiểm bức xạ năng lượng nguyên tử, cháy, dừng lại.
- Màu da cam là màu rực rỡ, hăng say. Vì màu này vừa có tác dụng làm nóng,
vừa có tác dụng kích thích. Trong công việc, màu da cam có ý nghĩa báo hiệu
nguy hiểm với nhiệt độ cao, thông báo “chú ý – nguy hiểm”.
- Màu vàng là màu của sự vui tươi, sảng khoái. Màu này có độ sáng cao nhất
trong quang phổ, gây kích thích đối với thị giác. Những sắc điệu khác nhau của
màu vàng có khả năng làm dịu bớt trạng thái thần kinh quá căng thẳng, màu
vàng còn được sử dụng để chữa bệnh thần kinh. Trong công việc màu vàng báo
hiệu nguy hiểm cơ học, sơn những vật sắc nhọn, động cơ máy, sơn điểm nguy
hiểm, thông báo chú ý.
- Màu lục là màu dịu dàng nhất của tự nhiên. Đó là một màu tươi mát, màu lục
làm cho trí óc được thư giãn. Màu lục được sử dụng để chữa một số bệnh như:
Hystêry, bệnh thần kinh suy nhược và đồng thời, màu lục còn giúp con người
thêm kiên nhẫn. Trong công việc màu lục có ý nghĩa báo hiệu thông báo an
toàn.
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 4
- Màu lam là một màu trong sáng, tươi mát, có tác dụng làm giảm sức căng của
cơ bắp, hạ huyết áp, hạ nhịp tim và nhịp thở. Màu lam còn có tác dụng kích
thích sự suy nghĩ. Trong công việc, màu lam báo hiệu tạm thời không nguy
hiểm, thông báo cho phép cầm nhưng cần chú ý.
- Màu xanh da trời: Là một màu sắc thanh bình, cảm nhận như là một màu sắc
của sản xuất. Đó là màu sắc của sự bình tĩnh và mát mẻ.
- Màu trắng: Nó là một màu mở và rộng rãi, được sử dụng để làm cho không
gian trông lớn hơn.
- Màu đen: Là một màu sắc tinh vi, nhiều nhà thiết kế thường sử dụng màu đen
cho logo hoặc tiếp thị.
1.3. Vai trò và chức năng của màu sắc đối với lao động sản xuất.
Trong lao động, sản xuất, màu sắc có rất nhiều công dụng và cụ thể là:
- Màu sắc được sử dụng để tạo điều kiện tối ưu cho tri giác nhìn: dùng màu sắc
tối ưu để sơn cho các vật dụng nằm trong trường thị giác của người lao động, sử
dụng màu sắc có hệ số phản chiếu cao (trắng, vàng, sang lục tăng độ chiếu sáng
trong phòng làm việc…).
- Tạo điều kiện tối ưu cho các hoạt động lao động. Thí dụ sử dụng các nhóm
thiết bị cùng loại bằng một màu riêng biệt, sơn các nút bấm điều khiển, các
chuyển mạch bằng màu sắc khác biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
lao động sản xuất.
- Nâng cao sức làm việc cho người lao động: giảm sự mệt mỏi, mệt nhọc trong
quá trình lao động.
- Cải thiện điều kiện nơi làm việc: dung màu sắc tạo cảm giác nơi làm việc sạch
sẽ, thoáng mát, rộng rãi…
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 5
- Sử dụng màu sắc hợp lí có thể hỗ trợ cho sự tập trung chú ý vào đối tượng của
công việc. Nếu công việc đòi hỏi sự di chuyển chú ý thường xuyên từ đối tượng
này sang đối tượng khác cần tránh màu sắc sặc sỡ, tương phản và nên dung màu
tương đối đơn điệu.
- Sử dụng báo hiệu bằng màu sắc trong các phân xưởng sản xuất, trong giao
thông nhằm đảm bảo an toàn lao động. Ví dụ như đối với bộ phận chuyển động,
bộ phận nguy hiểm thường sơn hình thức ngựa vằn (xen kẻ sọc đen tráng, đen
vàng), sơn màu kích thích (đỏ, da cam).
- Màu sắc có chức năng làm giảm sự tác động không có lợi cho các nhân tố
thuộc môi trường vật lí (nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch của không khí, tiếng ồn…).
Việc sử dụng màu sắc theo chức năng trong lao động sản xuất có tác dụng
nâng cao năng suất lao động trung bình 10 – 15% , hạ thấp tai nạn lao động và
số ngày nghỉ việc.
1.4. Một số lưu ý khi sử dụng màu sắc trong lao động sản xuất.
- Các màu sắc có sự khác nhau rất lớn về sự phản chiếu, vì vậy để có một ánh
sáng đồng đều thì hệ số phản chiếu nên là: 70 – 80% đối với trần nhà, 50 – 60%
đối với tường xung quanh, 50 – 60% đối với đồ gỗ và máy móc, 30 – 50% đối
với tấm lát sàn.
- Đối với những bức tường phía trong của phòng làm việc, nên sử dụng những
màu không làm phân tán chú ý và giữ được sạch (màu ghi, màu ve xanh).
- Nên sử dụng những gam màu nóng (màu kem, màu hồng) cho những phòng
lạnh và sử dụng gam màu lạnh cho những phòng bị làm nóng (màu xanh).
- Các màu của tường phòng làm việc và màu của máy làm việc nên tương phản
Ví dụ:
Màu của máy Màu của tường
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 6
Đen Trắng
Lam nhạt Mày kem, be
Máy phải được sơn màu khác nhau:
+ Bộ phận chuyển động: sắc cạnh, nguy hiểm sơn màu kích thích (đỏ,
vàng, da cam).
+ Thân của máy sơn màu ghi, lam nhạt, lục nhạt
+ Các bộ phận điều khiển, các kí hiệu phải được mã hóa bằng màu sắc để
dễ phân biệt, như:
Nút bấm:
- Màu đỏ chỉ sự dừng lại vì trục trặc máy
- Màu vàng chỉ sự chuyển hay để ngừng
- Màu xannh lá cây cho động cơ chạy và cũng để phát động chu trình tự
động
- Màu trắng và màu xanh da trời để thực hiện các thao tác phụ.
Đèn tín hiệu:
- Sử dụng màu đỏ, màu da cam với các vật phát quang để đề phòng khả năng
hỏng hóc, quá tải trái phép, đóng mạch khi hoạt động không đúng quy trình.
- Màu vàng để báo trước về những đại lượng quá hạn; màu xanh lá cây chỉ trạng
thài bình thường của máy.
- Màu trắng, màu sữa, màu xanh da trời nhạt đối với vật phát quang chỉ trạng
thái máy đã mở, phòng điện thế, khẩu lệnh phát ra.
- Màu xanh nước biển để chỉ các âm cực.
Chú ý đến tính chất của lao động để áp dụng một cách đúng đắn và đạt
hiệu quả. Việc áp dụng một cách đúng đắn các màu sắc chức năng tại nơi làm
việc tùy thuộc vào đặc điểm của từng cơ quan, xí nghiệp sao cho tạo ra một
trạng thái thuận tiện nhất về mặt tâm lý nói chung và nhất là khả năng tri giác
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 7
nói riêng của người lao động. Điều đó sẽ góp phần giảm hiện tượng mệt mỏi và
tăng năng suất lao động.
Ví dụ: Đối với các ngành kỹ thuật tinh vi, đòi hỏi sự tập trung cao độ của người
lao động thì nên dùng các sắc điệu lạnh như xanh lá cây, xanh da trời.
1.5. Sử dụng màu sắc trong trường học.
- Có nhiều công trình nghiên cứu trong đó có công trình nghiên cứu của
Acgônôvích đã chứng minh: “Học sinh tiểu học ưa thích nhất những màu
nguyên chất và sáng chói, tuổi càng lớn thì các em càng ham thích những màu
có sắc điệu lạnh và phức tạp”. Đó là cơ sở khoa học cho việc dùng các màu sắc
để sơn cơ sở vật chất trong trường, đồ dùng học tập, sách vở, trang trí lớp…
- Làm cho cảnh quan nhà trường tươi mát, vui mắt bằng cách trồng cây xanh để
vừa có thể làm bóng mát và vừa có thể làm cho không khí trong lành.
3. Vấn đề thẩm mỹ âm nhạc
2.1. Vai trò của âm nhạc trong cuộc sống.
Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn
trong cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi
thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm
quê cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý… Ngay từ thời
thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản
xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng
được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh
hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi
người.
Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc
sống một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng
trong cuộc sống. Âm nhạc còn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 8
tưởng. Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản
nhạc, âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe.
Trước hết, âm nhạc tác động lên phương diện sinh lý của con người. Sự
tác động này hầu như ai cũng nhận thấy được. Bằng công trình nghiên cứu của
mình, hai nhà sinh học người Nga, I.M.Đô ghen và I.R.Tackhanốp đã chứng
minh rằng, âm nhạc có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và đến những
khía cạnh khác trong cơ thể người. Âm nhạc có thể khiến cho người nghe cảm
thấy dễ chịu, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. Và âm nhạc cũng có thể làm cho
người nghe cảm thấy mệt mõi, rã rời hay căng thẳng, khó chịu. Chính vì thế mà
âm nhạc có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Ngày trước, nhờ
những câu hò ý vị, vui tươi trong khi gặt hái, trong khi giả gạo, trong khi cấy
cày, tát nước,… người lao động đã quên đi sự mệt nhọc, vất vả và hăng say hơn
trong công việc. Ngày nay, trong các nhà máy, xí nghiệp, nếu biết sử dụng âm
nhạc một cách khoa học thì năng suất lao động sẽ được nâng cao.
Không chỉ có thế, âm nhạc còn tác động đến cảm xúc và tư tưởng của con
người. Âm nhạc, nếu được cảm thụ một cách sâu sắc và thông minh thì sẽ tác
động đến thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người. Tác động trực tiếp,
mạnh mẽ nhất của âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm
trạng của con người. Không một loại hình nghệ thuật nào khác ngoài âm nhạc
lại có thể tác động với một uy lực như thế vào thế giới cảm xúc của con người.
2.2. Vai trò của âm nhạc trong lao động sản xuất.
Ảnh hưởng của nhịp điệu âm nhạc đến trạng thái tâm lý người sản xuất
đã được quan tâm từ lâu:
- Từ xa xưa con người đã sử dụng âm nhạc như là một phương tiện chữa bệnh
nhằm nâng cao tinh thần người bệnh.
- Trong lao động phối hợp cùng nhau đã nảy sinh các điệu hò, câu hát phong
phú nhằm huy động sức mạnh tinh thần của người lao động như hò kéo pháo, hò
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 9
mái đẩy…nhằm huy động sức mạnh tinh thần của người lao động như hò kéo
pháo, hò mái đẩy…
- Âm nhạc tác động đến con người hai mặt: Tạo ra một tâm trạng tốt và nhịp
điệu lao động cao, ổn định. Có khả năng hạ thấp mệt mỏi trong lao động. Mặt
khác tác động tiêu cực đến tâm tạng và trạng thái của người lao động (nếu sử
dụng loại nhạc buồn, nhịp điệu chậm rãi trong khi lao động, sản xuất dễ khiến
con người mệt mỏi, buồn chán…).
Hiện nay, âm nhạc được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp, công xưởng nơi
mà người lao động thực hiện những công việc đơn điệu, quen thuộc, bận tâm
chú ý.
2.3. Những nguyên tắc cần chú ý khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản
xuất.
Theo các công trình nghiên cứu của Mĩ, Liên Xô có thể đưa ra số thời gian sử
dụng nhạc trong một ngày làm việc từ 1 giờ đến 2 giờ 30 phút. Nguyên tắc nhỏ
giọt các lần mở nhạc trong ngày lao động đem lại những kết quả tốt nhất, làm
tăng năng suất lao động.
Tính chất:
+ Nhịp độ và âm độ của âm nhạc sử dụng trong lao động tùy thuộc vào tính
chất của các động tác lao động, theo trình độ hiểu biết âm nhạc của người lao
động, thị hiếu của họ và thời gian của ca sản xuất.
+ Âm độ và nhịp độ (nhanh hay chậm) của nhạc phải điều chỉnh tùy theo mức
độ tập trung chú ý của người lao động vào công việc. Ví dụ công việc đòi hỏi
phải tập trung chú ý của người lao động vào công việc nhiều thì âm độ của nhạc
thấp và nhịp điệu phải càng thanh thản hơn. Ngược lại công việc đòi hỏi sự chú
ý thấp thì âm độ và nhịp độ cao.
+ Không dùng nhạc Jazz có nhịp độ và âm độ thay đổi thường xuyên vào lao
động sản xuất sẽ làm tăng sự mệt mỏi và hạ thấp sức làm việc của người lao
động.
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 10
Khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất phải chú ý đến thị hiếu và
trình độ hiểu biết âm nhạc của người lao động. Vì vậy, trước khi sử dụng âm
nhạc trong lao động sản xuất cần điều tra sở thích của người lao động. Không
dùng nhạc có lời trong lao động sản xuất vì nhạc có lời gây mất tập trung chú ý
vào công việc.
Nội dung của âm nhạc: Không dùng một bản nhạc 2 lần trong một tuần. Ngay
trong một ngày làm việc nội dung của bản nhạc phải phù hợp với sự thay đổi
của sức làm việc:
+ Giai đoạn bắt tay vào làm việc: dùng nhạc có âm độ lớn, nhịp độ nhanh nhằm
mục đích làm cho người lao động bắt vào nhịp laoi động một cách nhanh chóng.
+ Giai đoạn sức làm việc cao và ổn định: dùng nhạc có âm độ, nhịp độ thấp,
thanh thản nhằm củng cố nhịp lao động tối ưu, đẩy lùi mệt mỏi.
+ Giai đoạn sức làm việc giảm sút: cần dùng nhạc sảng khoái, giàu sinh khí, có
nhịp độ nhanh.
+ Vào cuối giờ làm việc nên dùng nhạc mạnh, nhịp độ nhanh, hào hứng, yêu đời
đem lại niềm vui và tinh thần thư thái cho người lao động sau một ngày làm
việc.
Nhạc dùng trong giờ giải lao: dùng nhạc sinh động, vui tươi, trong đó có cả
nhạc và lời. Giờ giải lao buổi chiều hoặc ca đêm cần nhạc sảng khoái, tỉnh táo
nhằm phục hồi khả năng lao động.
Để kích thích người lao động tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra
cho họ, mỗi xí nghiệp, nhà máy cần xây dựng những bài chính ca của mình có
nội dung ca ngợi phẩm chất của xí nghiệp, nhà máy và nói về nhiệm vụ của
người lao động.
Tuy nhiên ở những nơi làm việc đòi hỏi sự tập trung chú ý cao, căng thảng lớn
về thể lực và tinh thần thì không nên sử dụng âm nhạc trong giờ làm việc.
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 11
Biểu đồ 1: Đường cong biểu diển sức làm việc nhờ sử dụng âm nhạc sản xuất.
a) Đường thẳng của sức làm việc
b) Đường cong của sức làm việc có sử dụng âm nhạc sản xuất
c) Đường cong thực tế của sức làm việc
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 12
Biểu đồ 2: Đường biểu diển sức mệt mỏi của người lao động khi sử dụng âm
nhạc sản xuất
a) sức mệt mỏi của những ngày không sử dụng nhạc.
b) sức mệt mỏi của những ngày có sử dụng nhạc.
2.4. Sử dụng âm nhạc trong trường học.
Não người có 4 tần số sóng gồm beta, alpha, theta, và delta. Trong đó tần
số sóng Alpha với tần số từ 8 đến 13 Hz mỗi giây là tần số sóng não hoạt động
khi người ta thư thái, sáng tạo và tư duy hiệu quả nhất. Có nhiều nghiên cứu chỉ
ra mối liên quan giữa âm nhạc - tiêu biểu là dòng nhạc Baroque, một loại nhạc
cổ điển, cũng có nhịp tương tự như tần số sóng alpha của não, giúp não người
nhanh chóng trở về trạng thái thư giãn, bình an, và sáng tạo.
Các nhà giáo dục ở Mỹ cũng khuyên những học sinh của mình nên sử dụng
nhạc baroque như một âm thanh nền để tạo môi trường học tập tích cực cho
người học.
Nguyên tắc sử dụng âm nhạc để đạt hiệu quả trong học tập:
1. Sử dụng nhạc có nhịp từ 8 - 13 Hz mỗi giây, tương tự như tần số sóng alpha
của não.
2. Khi cần tập trung sâu để nghiên cứu, học thuộc nên sử dụng những loại nhạc
có nhịp từ 4 - 7 Hz mỗi giây để kích thích tần số sóng não Theta hoạt động.
3. Nguyên tắc quan trọng: Hiệu quả của âm nhạc chỉ đến khi người sử dụng nó
như nhạc nền, tức là bật nhỏ đủ nghe, rồi tập trung vào việc học mà không tập
trung vào âm nhạc. Nếu thấy mình đang bị tập trung vào âm nhạc thì cần bật
nhạc nhỏ hơn nữa. Nếu đặt sự kỳ vọng cao cũng thì sẽ dẫn đến tư duy phán xét
liên tục xảy ra trong đầu, dẫn đến thay vì học, người ta chạy theo việc đặt câu
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 13
hỏi, khiến não chuyển sang tần số sóng Beta, cảm giác ức chế sẽ đến theo sóng
beta chứ không thể đưa não về trạng thái alpha được.
Và sau một cuộc kiểm tra IQ được tiến hành tại Mỹ, các nhà khoa học
nước này đã cho biết: nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sonata K488 của
Mozart có kết quả trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn nhóm khác từ 9 đến 10
điểm. Tốc độ hoạt động não và nhiều hoạt động khác của trẻ được nghe nhạc trở
nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn bình thường.
Âm nhạc giúp khởi đầu và kết thúc buổi học bằng việc thư giãn cả về mặt
thể chất lẫn tinh thần bằng cách lắng nghe những bản nhạc với âm lượng vừa
phải, phù hợp với chính bạn.
Ngoài ra, âm nhạc còn có thể :
- Làm tăng sự tập trung
- Làm tăng khả năng ghi nhớ
- Mang đến những cảm giác của cộng đồng
- Thúc đẩy việc học tập
- Giúp những người bị stress thư giãn đầu óc
- Khiến cho việc học trở nên vui vẻ và dễ chịu
- Giúp sinh tiếp thu bài học tốt hơn
Nên cho học sinh nghe nhạc những bản nhạc phù hợp với lứa tuổi của
chúng để kích thích việc ham thích đến trường, tăng trí tệ, giảm stress…
C. Kết luận
Trong một chế độ xã hội tiến bộ, năng lực sản xuất cao cũng như chất
lượng của lao động và việc cải thiện những điều kiện lao động trực tiếp luôn
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 14
gắn liền với nhau. Sự phát triển văn hoá lao động trong một xã hội phát triển, có
mối quan hệ khăng khít với quá trình đẩy mạnh và phát triển sản xuất. Văn hoá
lao động thể hiện không những trong mối quan hệ giữa con người trong quá
trình lao động mà còn biểu hiện trong các nhu cầu, trong đó có nhu cầu thẩm
mỹ. Chính sự kết hợp và hoàn thiện các yếu tố đó giúp phát triển nhân cách
người lao động trong quá trình sản xuất.
Chính vì thế việc áp dụng yếu tố thẩm mĩ trong lao động là vô cùng cần
thiết không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu, tạo động cơ làm việc tích cực cho
người lao động mà còn là tạo môi trường làm việc khoa học phát triển quan hệ
sản xuất, lực lượng sản xuất.
Sử dụng hợp lý yếu tố thẩm mỹ (màu sắc và âm nhạc) sẽ đảm bảo tối ưu
cho môi trường lao động, giảm mức độ nguy hiểm và vận hành tốt trong quá
trình sản xuất sẽ có tác động tốt đến tâm lý người lao động đồng thời bù lại
những điều kiện, yếu tố bất lợi trong quá trình sản xuất. Vì vậy, các nhà sử dụng
lao động cần tạo cho người lao động một môi trường thẩm mỹ trong góp phần
làm tăng tính nhân văn trong một xí nghiệp công nghiệp, để đưa năng suất lao
động đạt hiệu quả cao nhất.
D. Tài liệu tham khảo.
[1] Phạm Tất Dong, Tâm lý học lao động, NXB Viện khoa học giáo dục 1979.
[2] Lê Thị Phi, Đề cương bài giảng tâm lý học lao động.
[3] />lao-động-và-ứng-dụng-của-chúng-trong-hoạt-động-giáo-duc?s=0c556195
8a7a9c910 b 1751da523b3e9d#ixzz2SgMXuWYx.
[4] /
826658942.epi.
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 15
[5] />11 .
[6]
[7] />am -nhac.html.
[8] />
GVHD: Th.S. Lê Thị Phi Page 16