Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tân Uyên - Trương Thị Huế
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều
loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế,
cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự ngiệp phát triển của
đất nước. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nông nghịêp đóng vai trò to lớn
trong sự phát triển kinh tế. Hầu hết các nước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để
tạo sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân tộc mình và tạo
nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, trên 70% dân
số sống ở nông thôn và 56% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp, sáng tạo ra 68% tổng giá trị kinh tế nông thôn, năng suất khai thác ruộng
đất và năng suất lao động còn thấp… Để giải quyết những vấn đề này thì thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng với
nước ta.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo dựng một ngành nông
nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát
triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân. Do đó, thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như với từng
địa phương là rất cần thiết.
Tân Uyên là một huyện thuần nông thuộc tỉnh Lai Châu với 84% dân cư
sống ở nông thôn và trên 80% lao động nông nghiệp. Đời sống của nông dân
còn khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo gần 39,2%. Trong những năm qua,
vấn đề tăng cường quản lý Nhà nước để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp tại huyện luôn được quan tâm và từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên,
thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Tân Uyên còn
chậm, cơ cấu nông nghiệp còn bất hợp lý, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình
trạng độc canh cây lương thực vẫn tồn tại trong khi đó nhiều tiềm năng phát
triển chăn nuôi và thuỷ sản chưa được khai thác tốt. Thực trạng này đòi hỏi phải
có giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Tân
Uyên một cách hợp lý.
Từ vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi chọn đề tài " Vấn đề chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Tân Uyên hiện nay. Thực trạng, phương
hướng và giải pháp " làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp Lớp Trung cấp lý luận
Chính trị - Hành chính khóa 17 huyện Tân Uyên.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Trên cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, áp dụng vào thực tiễn đánh giá khách quan thực trạng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tân Uyên thời gian qua, từ đó đề ra phương
hướng và các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện
Tân Uyên thời gian tới.
- Nhiệm vụ: Với mục tiêu trên, luận văn tốt nghiệp có nhiệm vụ nghiên
cứu tổng quan về cơ cấu kinh tế; cơ cấu kinh tế nông nghiệp; thực trạng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tân Uyên đưa ra phương hướng và
giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của huyện Tân Uyên đến năm 2015.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp là vấn đề cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu cụ thể là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo phương diện ngành, lĩnh vực, không nghiên cứu
theo các phương diện khác.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của huyện Tân Uyên giai đoạn 2009 - 2011 và một số giải pháp thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên
đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở
phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin như: duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử và các quan điểm đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Về phương pháp chuyên môn: Đề tài vận dụng các phương pháp thống
kê và phân tích, so sánh và tổng hợp một cách có hệ thống, phương pháp nghiên
cứu chuyên khảo và một số phương pháp nghiệp vụ khác nhằm phân tích và làm
rõ hơn những vấn đề được nêu.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm:
* Cơ cấu kinh tế (CCKT): Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt,
2
gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế trong giới hạn một
địa phương, một quốc gia hay một khu vực. Nền kinh tế là một hệ thống phức
tạp, bao gồm nhiều thành phần, nhiều nhân tố có mối quan hệ, chặt chẽ với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Cơ cấu kinh tế thể hiện mối tương quan giữa
các thành phần, các nhân tố đó. Trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào,
người ta cũng có thể định tính hoặc định lượng được mức độ phát triển của
CCKT. Các mối quan hệ này một mặt biểu tượng sự tương quan về mặt số
lượng, mặt khác nó biểu hiện mối quan hệ hữu cơ của chúng về mặt chất lượng
và được xác lập trong điều kiện cụ thể với những giai đoạn phát triển nhất định,
phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn về các mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành
có tính chất cố định mà luôn luôn vận động, thay đổi để phù hợp với yêu cầu
phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, nhằm mục tiêu phát triển, tăng
trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Để cơ cấu kinh tế phát huy hiệu quả thì cần phải có một quá trình, một thời
gian nhất định. Thời gian ấy dài hay ngắn phải tuỳ thuộc vào đặc thù riêng của
từng loại CCKT.
Tuy nhiên trạng thái của các điều kiện tự nhiên, xã hội luôn luôn vận động
không ngừng. Do vậy việc duy trì quá lâu một cơ cấu kinh tế sẽ làm giảm đi tính
hiệu quả do bản thân cơ cấu mang lại. Điều đó đòi hỏi những nhà quản lý phải
có tầm nhìn chiến lược, cập nhập thông tin phục vụ cho việc hoạch định những
chính sách mới và có những điều chỉnh phù hợp kịp thời với yêu cầu của tình
hình mới.
Mặt khác sự thay đổi đột ngột và nhanh chóng sẽ gây ra những tác động tiêu
cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Cần phải thấy rõ rằng cơ cấu kinh tế không phải là một mục tiêu được đặt ra do
sự nhận thức của chủ quan, mà phải hiểu đó là một phương tiện để đưa nền kinh
tế đặt được sự tăng trưởng ổn định, bền vững. Từ đó phải có những xem xét
đánh giá dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế xã hội mà CCKT đó mang lại
như thế nào. Điều này cần thiết cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước,
riêng các vùng, các doanh nghiệp, trong đó có tồn tại cơ cấu kinh tế nông thôn.
* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là thuật ngữ chỉ mối quan hệ hợp thành của
các sản phẩm nông nghiệp tuỳ theo mục tiêu sản xuất của con người ở từng địa
bàn cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế - kỹ thuật của nông nghiệp được xem xét theo nghĩa rộng
và nghĩa hẹp:
- Ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là tổ hợp các ngành gắn liền với
quá trình sinh học gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Khi phân tích
3
đánh giá cơ cấu kinh tế thì tiêu chí, cơ cấu ngành thường được xem trọng nhất
bởi vì nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Lực lượng
sản xuất càng phát triển, phân công lao động xã hội càng sâu sắc, tỷ mỉ thì càng
có nhiều ngành kinh tế hình thành và phát triển đa dạng khác nhau. Ở nước ta
cho đến nay, về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp cho nên sự phát triển của
nó giữ vai trò quyết định trong kinh tế nông thôn, đồng thời là một trong những
ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, nó vừa chịu sự chi phối của nền
kinh tế quốc dân vừa gắn bó chặt chẽ với các ngành khác, vừa phản ánh những
nét riêng biệt mang tính đặc thù của một ngành mà đối tượng sản xuất là những
cơ thể sống.
2. Vai trò của kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất được hình thành sớm nhất
trong lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại. Vì vậy, nó luôn có vai trò quan
trọng trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân của hầu hết các nước trên thế
giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay. Cho nên
phát triển nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội nước ta hiện nay.
Theo phân ngành kinh tế quốc dân của quốc tế cũng như của nước ta, nền
kinh tế quốc dân được chia thành 3 khu vực chính:
- Khu vực I: bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
- Khu vực II: gồm công nghiệp và xây dựng.
- Khu vực III: gồm tất cả các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất và tiêu
dùng cá nhân.
Từ đó cho thấy, nông nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng trong
hệ thống nền kinh tế quốc dân. Nhưng đồng thời bản thân nông nghiệp cũng là
một hệ thống nhỏ được cấu thành bởi các bộ phận khác nằm trong tổng thể hệ
thống kinh tế quốc dân. Quá trình phát triển dẫn đến sự thay đổi của nông
nghiệp trong cơ cấu kinh tế nói chung, đòi hỏi bản thân ngành nông nghiệp cũng
phải có sự chuyển đổi phù hợp với các điều kiện và xu thế phát triển chung.
II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình vận động của các bộ phận,
thành phần trong nền kinh tế, là sự biến đổi phá vỡ cơ cấu cũ và sự điều
chỉnh để tạo ra cơ cấu kinh tế mới ổn định, cân đối.
* Để đánh giá mức độ, kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
người ta thường căn cứ vào các tiêu chí:
- Tỷ trọng và vị trí, tác động của các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp,
4
xây dựng và dịch vụ) trong nền kinh tế.
Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp càng cao thì cơ cấu kinh tế có trình
độ càng cao. Hiện nay, người ta thường cho rằng một nền kinh tế đang phát triển
muốn trở thành một nền kinh tế công nghiệp hoá thì phải giảm được tỷ trọng
nông nghiệp xuống dưới 20% GDP, nâng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ mỗi
ngành lên mức trên dưới 40% GDP. Đối với các nền kinh tế công nghiệp hoá cao
thì tỷ trọng nông nghiệp phải giảm dưới 10%, thậm chí dưới 5%.
- Sự liên kết giữa các ngành, giữa các lãnh thổ: Sự liên kết được thể hiện
qua mối quan hệ phối hợp hoặc cung cấp thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu,
dịch vụ, cũng như kết hợp tạo ra sản phẩm cuối cùng một cách có hiệu quả. Sự
thay đổi cơ cấu vùng theo hướng công nghiệp hoá có thể được đo bằng các tiêu
chí như: Mức độ đô thị hoá, sự tăng trưởng thực tế của các khu vực công nghiệp,
sự chuyển dịch cơ cấu lao động và dân cư.
- Trình độ công nghệ và sức cạnh tranh giữa các ngành: Trong nội bộ
ngành nông nghiệp, tính chất công nghiệp hóa nông nghiệp thể hiện ở mức độ
chuyển hướng các phương pháp canh tác thủ công cổ truyền, giảm các phương
pháp canh tác thô sơ, tăng các hoạt động canh tác bằng phương pháp công
nghiệp, áp dụng cách mạng xanh, cách mạng trắng, cơ khí hoá, điện khí hoá, tự
động hoá, vi sinh hoá… Trong công nghiệp, đó là mức độ ứng dụng khoa học –
kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất.
* Cơ cấu kinh tế ở nước ta và các nước trên thế giới chuyển dịch theo các
xu hướng sau:
- Xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế
hàng hoá.
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
trong công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp.
- Xu hướng chuyển dịch từ cơ cấu nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế
mở, hướng xuất khẩu.
- Xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế với công nghệ cũ, lạc hậu, năng suất
lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém sang nền kinh tế cơ giới hoá với công
nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cao
hơn, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức với công nghệ cao, điện tử hoá, tin
học hoá, tự động hoá… và đội ngũ lao động trí tuệ đông đảo.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng luôn
thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế
không cố định. Đó là sự thay đổi số lượng các ngành (nông, lâm, ngư nghiệp)
hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do
5
sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu
tố cấu thành cơ cấu kinh tế là không đồng đều.
Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi của
cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù
hợp với môi trường phát triển. Đây không đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà là
sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu. Việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của
chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng
cơ cấu kinh tế mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu kinh tế cũ nhằm biến
cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. Như vậy, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên 3 mặt biểu hiện của cơ cấu
(ngành, vùng, thành phần) nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế
theo các mục tiêu kinh tế - xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển.
- Mục đích của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần được tiến hành
khẩn trương. Mục đích của chuyển dịch là tạo ra sự cân đối giữa nông nghiệp và
các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời tạo dựng một
ngành nông nghiệp có cơ cấu hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất,
lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền và trên cả nước nhằm phát triển nền
nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân,
nâng cao thu nhập và mức sống cho người nông dân ở nông thôn.
- Các điều kiện đảm bảo cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý:
+ Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với các quy luật khách quan;
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phản ánh khả năng khai thác các điều
kiện tự nhiên và lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền và trong cả nước, đáp
ứng được yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực nhằm tạo ra sự cân đối, phát
triển bền vững.
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với xu thế kinh tế chính trị
của khu vực và trên thế giới.
Bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay đòi hỏi nền nông nghiệp Việt
Nam phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm thích ứng với sự biến
động của quan hệ cung - cầu nông sản hàng hoá ở cả thị trường trong nước và
thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp:
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn luôn luôn biến đổi,
chuyển dịch dưới tác động của nhiều nhân tố: nhân tố bên trong - bên ngoài,
nhân tố khách quan - chủ quan. Trong những nhân tố tác động, có những nhân tố
6
tích cực thúc đẩy phát triển, song cũng có những nhân tố hạn chế, kìm hãm sự
chuyển dịch và phát triển. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn có thể chia thành các nhóm sau:
2.1. Nhóm nhân tố tác động từ bên trong
- Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của xã hội: Thị
trường là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến sự hình thành
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
nói riêng. Thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội là người đặt hàng cho tất cả
các ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó không chỉ qui định số lượng mà cả chất lượng các
sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nên nó có tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ
phát triển của các ngành, lĩnh vực ở địa phương…
- Nhân tố các nguồn lực: Các nguồn lực của một quốc gia, một vùng
lãnh thổ có vai trò quan trọng trong việc hình thành và tạo ra sự chuyển dịch cơ
cấu các ngành kinh tế, nhất là ở khu vực nông thôn. Như về vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên, dân số, sức lao động, vốn đầu tư,
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tại khu vực nông thôn: Lực
lượng sản xuất bao gồm tư liệu lao động và con người có khả năng sử dụng tư
liệu lao động để tác động vào các đối tượng lao động, tạo ra sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Lực lượng sản xuất phát triển sẽ làm thay
đổi quy mô sản xuất, công nghệ, trang thiết bị… làm hình thành và phát triển
các ngành nghề mới, chuyển lao động từ đơn giản thành phức tạp, từ ngành nghề
này sang ngành nghề khác… Làm phá vỡ những cơ cấu cũ, thiết lập một cơ cấu
kinh tế mới phù hợp hơn.
- Cơ chế quản lý của Nhà nước: Cơ chế quản lý của Nhà nước có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu
kinh tế nông thôn nói riêng. Cơ chế quản lý khoa học, phù hợp với quy luật
khách quan và tình hình thực tiễn thì nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo
điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và hiệu quả.
Ngược lại nó sẽ kìm hãm, làm chậm lại quá trình phát triển và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
- Định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nước trong từng giai đoạn: Mặc dù cơ cấu kinh tế mang tính khách quan và
tính lịch sử xã hội, nhưng nó lại chịu sự tác động, chi phối của Nhà nước. Nhà
nước tác động gián tiếp thông qua định hướng chiến lược, đặt ra các mục tiêu
phát triển kinh tế – xã hội và khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển
nhằm đạt các mục tiêu đề ra.
2.2. Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài
- Xu thế toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá lực lượng sản xuất: Xu
hướng toàn cầu hoá kinh tế đã hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế, cùng với
7
việc ứng dụng các công nghệ mới và sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa
quốc gia đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch sản xuất kinh doanh vượt xa hơn
biên giới của một vùng lãnh thổ.
- Xu hướng chính trị xã hội của khu vực và thế giới: Xét đến cùng,
chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Sự biến động về chính trị – xã hội
của một nước, một khu vực hoặc thế giới sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động
ngoại thương, đầu tư, chuyển giao công nghệ…buộc các nước phải điều chỉnh
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
phù hợp, đảm bảo cho nền kinh tế ổn định và phát triển.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ: Khoa học kỹ thuật
hiện đại và công nghệ tiên tiến được coi là nhân tố quyết định đối với quá trình
sản xuất, làm tăng mạnh giá trị kinh tế các ngành, lĩnh vực, tạo ra những bước
đột phá lớn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Như vậy, các nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, là nhân tố tác động đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, chính các nhân tố bên trong mới giữ vai trò
then chốt và quyết định đối với quá trình chuyển dịch trên.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH LAI CHÂU 2009-2011
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TÂN UYÊN,
TỈNH LAI CHÂU
1. Điều kiện tự nhiên huyện Tân Uyên
1.1. Về vị trí địa lý:
Huyện Tân Uyên được tách từ huyện Than Uyên là một trong số những
huyện nghèo nhất của cả nước, tại thời điểm thành lập huyện có tỷ lệ hộ nghèo là
44,59%, trong đó số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 95%, là
huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu, diện tích tự nhiên là 90.319,65 ha,
phía Đông giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, phía Nam
giáp huyện Than Uyên, phía Bắc giáp huyện Tam Đường.
1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí tượng thuỷ văn:
* Địa hình: Địa hình phức tạp chia cắt bởi đồi núi, sông suối, giao thông đi
lại hết sức khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém.
* Khí hậu, thời tiết: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, lượng mưa hàng năm
lớn nhưng không đều do vậy thường xuyên xảy ra lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán
cháy rừng vào mùa khô. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều.
8
Về mùa đông nhiệt độ xuống thấp nên thường có rét đậm, rét hại xảy ra, mùa hè
thường xuyên có mưa rào gây lũ tập trung vào tháng 5-7. Vào mùa khô do địa
hình đồi núi dốc nên hầu hết chân ruộng 1 vụ và đất bãi thiếu nước sản xuất.
2. Tài nguyên thiên nhiên và nhân lực
2.1. Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất: Sau khi được thành lập, huyện Tân Uyên có diện tích tự
nhiên là 90.319,65 trong đó gồm các loại đất, đất nông nghiệp 7.325,12ha, đất
lâm nghiệp 25.430,44ha, đất phi nông nghiệp 2.184,95 ha, đất chưa sử dụng
55.379,14ha. Chủ yếu là nhóm đất đỏ vùng núi cao từ 900 đến 1300m có độ dốc
lớn từ 25
0
– 35
0
ít đá lẫn thành phần cơ giới nhẹ, độ PH từ: 4,5 – 5,5 nghèo dinh
dưỡng. Đất Feralit màu vàng, tầng dày ở độ cao từ 700 – 1000m độ dốc từ 20
0
–
25
0
phù hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Đất phù sa suối nằm ở ven các con suối
được tận dụng triệt để trồng lúa, cây lương thực. Đất Feralit đỏ vàng ở độ cao
600m được phân bố dưới chân dãy núi có độ dày tầng canh tác cao thích hợp
cho việc phát triển cây chè và các loại cây ăn quả khác.
- Tài nguyên nước: Huyện Tân Uyên thuộc lưu vực sông Nậm Mu (Phụ
lưu cấp 1 của sông Đà) tuy chỉ với một hệ thống sông nhưng bù lại Tân Uyên có
hệ thống khe, suối khá phong phú trải đều trên địa bàn toàn huyện (có mật độ
sông suối từ 1,5 – 1,7 km/km
2
) như Suối Hô Bon, Hô Tra, Hô Be, Nậm Chăng,
Nậm Lao, Nậm Cưởm, Nậm Pầu, Nậm Sỏ, Nậm Ni, Mít Luông, Mít Nọi
Cùng với đó, còn có mạng lưới khe, lạch nhỏ dày đặc đã và đang góp phần quan
trọng cho môi trường sống, sản xuất nông nghiệp của nhân dân trên địa bàn huyện.
- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện có mỏ quặng vàng thuộc xã
Pắc Ta, được phát hiện vào cuối tháng 8 năm 2007 với diện tích ước tính có
quặng ban đầu là 500ha. Khu vục có quặng đang được các doanh nghiệp thăm
dò và khai thác là 182ha nhưng trữ lượng vàng, tuổi vàng chưa được xác định,
dự kiến thăm dò khai thác từ 3 – 7 năm. Ngoài ra còn có cát, đá tận thu tại địa
bàn xã Mường Khoa, Thân Thuộc. Đây là nguồn khoáng sản quan trọng cung
cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện.
- Tài nguyên rừng: Tân Uyên là huyện miền núi cao với tổng diện tích tự
nhiên toàn huyện là 90.319,65ha, diện tích đất để phát triển lâm nghiệp là
65.127,7ha chiếm 72% diện tích toàn huyện. Diện tích có rừng là 22.548,3ha với
độ che phủ là 25% tập trung chủ yếu trên những dãy núi cao thuộc khu vực rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ trên các xã Phúc Khoa, Mường Khoa, Thân Thuộc, Hố
Mít, Pắc Ta và thị trấn Tân Uyên. Trong đó: Diện tích rừng đặc dụng là
5.906,6ha, diện tích rừng phòng hộ là 12.056,5ha, diện tích rừng sản xuất là
4.621,2ha. Diện tích đất chưa có rừng là 42.543,4ha. Nhìn chung độ che phủ của
Tân Uyên còn thấp so với độ che phủ của tỉnh.
- Nguồn nguyên liệu: Tân Uyên có diện tích đất lâm nghiệp 25.430,4ha có
9
lợi thế cho việc phát triến kinh tế rừng. Đặc biệt có một số diện tích rừng phù
hợp với việc phát triển trồng cây thảo quả loại cây có giá trị kinh tế cao, tập
trung ở các xã Hố Mít, Phúc Khoa, Mường Khoa, Thân Thuộc, Trung Đồng, có
vùng nguyên liệu chè lớn nhất tỉnh với diện tích trên 1.000 ha. Đây là điều kiện
để huyện Tân Uyên phát triển ngành công nghiệp chế biến.
2.2. Nhân Lực:
Năm 2011 dân số của Tân Uyên là 44.951 người, số hộ là 9.022 hộ, số người
bình quân/ hộ là 5 người , xét về quy mô huyện Tân Uyên có mật độ dân số trung
bình thấp (48 người/km
2
) với 10 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Thái
22.126 người chiếm trên 49,28%, dân tộc Kinh 6.733 người chiếm 15%, dân tộc
Mông 7.988 người chiếm 17,79%, dân tộc Khơ Mú 3.361 người chiếm 7,48% , dân
tộc Dao 2.101 người chiếm 4,68%, dân tộc Lào 2.015 người chiếm 4,48%, dân tộc
Giáy 476 người chiếm 1,06%, dân tộc khác 38 người chiếm 0.084%. Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên của huyện 1,7%; tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện
khá chiếm khoảng 42% tổng dân số, phần lớn là lao động trẻ, khoẻ, toàn huyện có
khoảng 26.368 người trong độ tuổi lao động, đây là nguồn nhân lực lớn cung cấp
cho phát triển kinh tế - xã hội.
3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1. Tình hình phát triển kinh tế huyện Tân Uyên
Những năm qua, nhờ có sự đổi mới về cơ chế quản lý và chính sách kinh
tế của Nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, kinh tế huyện
Tân Uyên ngày một phát triển, duy trì nhịp độ tăng trưởng cao.
Trong 3 năm (2009 - 2011) kinh tế phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch tích cực theo hướng tăng giá trị và thu nhập, giảm tỷ trọng nhóm ngành
nông - lâm - ngư nghiệp; năm 2011 tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và
dịch vụ chiếm 58%, tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn 42%. Thu
nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 6,8 triệu đồng/người/năm.
+ Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp: từng bước phát triển theo hướng sản
xuất hàng hoá và tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. Tổng sản lượng
lương thực bình quân: 22.961 tấn/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản.
+ Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất CN-TTCN có
bước tăng trưởng khá, mức tăng trưởng bình quân 16%/năm, quy mô sản xuất
của các doanh nghiệp từng bước được mở rộng
` + Các ngành dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2011 ước đạt 85 tỷ
đồng, tăng 180,8% so với năm 2009. Thị trường hàng hoá phong phú, sôi động
đáp ứng đủ các yêu cầu của sản xuất và đời sống. Các ngành dịch vụ vận tải,
bưu chính - viễn thông, tài chính - tín dụng, du lịch - thương mại phát triển
mạnh. Trong đó dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng đạt doanh thu bình quân
10
13,2 tỷ đồng/năm.
+ Xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương năm 2011 là
1,6 Triệu USD, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là Thảo quả và chè, trong đó Thảo
quả là 166 tấn, chè 218 tấn.
3.2. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội của huyện
* Lao động, việc làm: Huyện Tân Uyên có lực lượng lao động trẻ dồi dào
tuy nhiên trình độ lao động lại phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo,
là một huyện nông nghiệp chiếm trên 80% do vậy số lao động này không có việc
làm thường xuyên là rất lớn.
* Giáo dục và đào tạo: Hiện trên địa bàn huyện số học sinh trong độ tuổi
đến trường ở bậc học mẫu giáo là 2.811 em đạt 87,44%; bậc học tiểu học là
4.955 em đạt 98,66; trung học cơ sở là 3.638 em đạt 90,85%, số lượng giáo viên
đạt chuẩn bậc học Mầm non là 189 giáo viên đạt 98,81%, tiểu học là 485 giáo
viên đạt 97,47, trung học cơ sở là 235 giáo viên đạt 98,17%.
* Y tế, chăm sóc sức khoẻ người dân: Hiện nay, toàn huyện có 1 bệnh
viện có 90 giường bệnh, 3 phòng khám khu vực tổng cộng có 19 giường bệnh, 9
trạm y tế xã có 27 giường bệnh, trang thiết bị y tế chủ yếu vẫn là dụng cụ thông
thường. Số cơ sở vật chất trên hiện nay đang rất cần được đầu tư xây dựng, sửa
chữa, nâng cấp. Công tác khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi được khám miễn
phí theo qui định.
* Hệ thống kết cấu hạ tầng: Hoàn thành việc bàn giao lưới điện nông thôn
cho ngành điện quản lý, 65% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Công
tác quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư được tăng cường, các công
trình đã đầu tư phát huy hiệu quả phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xóa
đói giảm nghèo. Hiện nay có 10/10 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm,
124/133 thôn bản có đường xe máy. Toàn huyện có 63 công trình thủy lợi, kênh
mương nội đồng được kiên cố hóa, đáp ứng nước tưới cho 2.600 ha đất ruộng
nước, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 49%.
* Hệ thống giao thông: Giao thông từ huyện đến trung tâm các xã đã có,
nhưng chưa hoàn thiện nên việc đi lại vẫn còn hết sức khó khăn. Đường huyện
đến tỉnh 57 km đường nhựa, đường huyện Tân Uyên đến Than Uyên 37km
đường nhựa, liên xã tổng 132km. Trong đó: 81km đường trải nhựa, 46km đường
giải đá, 9km đường đất. Đường các thôn, bản đường đất 282km, đường đất nội
đồng 21,7km.
* Hệ thống thủy lợi: Toàn huyện có 63 hạng mục Công trình thủy lợi nằm
rải rác trên các thôn bản của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Uyên. Gồm
đập dâng và hệ thống kêng mương, tuyến kè, cống tưới. Những công trình trên
đia bàn huyện mức độ đáp ứng yêu cầu tưới đạt khoảng 65% tưới tiêu và phục
vụ cấp nước cho sản xuất, cấp nước sinh hoạt đạt khoảng 60%, hệ thống những
11
công trình phòng chống bão lũ như kè đạt khoảng 36%.
II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP HUYỆN TÂN UYÊN
1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế nông thôn ở nước ta nói chung và ở huyện Tân
Uyên nói riêng có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp, tăng
tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; hướng chuyển dịch trong nông nghiệp là giảm tỷ trọng
ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi và thuỷ sản.
Bằng sự cố gắng nỗ lực, kết hợp sức mạnh của hệ thống chính trị và của toàn dân,
phát huy nội lực, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh có được, huy động và tập trung
các nguồn lực đầu tư cho kinh tế – xã hội nên những năm qua, kinh tế – xã hội huyện Tân
Uyên liên tục tăng, thể hiện ở giá trị tổng sản phẩm của huyện qua các năm luôn tăng.
Bảng 1: Giá trị tổng sản phẩm của huyện (theo giá cố định năm 1994)
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân uyên.
Trong 3 năm (2009 - 2011), giá trị tổng sản phẩm của huyện không ngừng
tăng từ 113.610 triệu đồng lên 133.638 triệu đồng, tăng 39,8%. Trong đó, giá trị
sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp tăng 30,5% (tốc độ tăng chậm, không đều
trong các năm do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh); giá trị công nghiệp – xây
dựng tăng 44,7%; giá trị sản phẩm ngành thương mại – dịch vụ – du lịch năm
2011 tăng 50,6% so với năm 2009.
Sự chuyển biến giá trị sản phẩm giữa các ngành kinh tế đã cho thấy tương
đối rõ nét sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Tân Uyên từ năm
2009 - 2011.
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Giá trị tổng sản phẩm 113.610 133.638 158.877
Nông – lâm - ngư nghiệp 51.125 57.464 66728
Công nghiệp – xây dựng 32.947 38.755 47.663
Dịch vụ 29.539 37.491 44.485
12
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Tân Uyên
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tổng 100,0 100,0 100,0
Nông - lâm - ngư nghiệp 45 43 42
Công nghiệp – xây dựng 29 29 30
Thương mại – dịch vụ – du lịch 26 28 28
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Uyên.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế huyện Tân Uyên thời kỳ 2009 – 2011 đã có sự
chuyển dịch đúng định hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp – xây dựng và ngành thương mại – dịch vụ – du lịch. Kinh tế – xã hội
toàn huyện phát triển khá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông
thôn từng bước được đổi mới. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng tăng, giảm không đều do ảnh
hưởng của thiên tai, dịch bệnh và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tỷ trọng ngành nông
nghiệp còn cao (42%).Vì vậy, đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi chính quyền huyện
quan tâm, có biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động của huyện cũng
có những thay đổi. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2011, dân số huyện
Tân Uyên 44.951 người, trong đó có 26.368 trong độ tuổi lao động lao động, chiếm
58,66 % tổng dân số, tạo cho huyện lực lượng lao động xã hội dồi dào.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện
Tân Uyên
2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp:
Tân Uyên mang đặc thù là một huyện nông nghiệp với trên 80% lao động
trực tiếp tham gia sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Sản xuất nông nghiệp
mang tính thuần nông và chủ yếu là độc canh cây lúa. Phần lớn diện tích đất tự
nhiên trong huyện là đất nông nghiệp.
Trong 3 năm qua (2009 – 2011), huyện đã tập trung khai thác các tiềm
năng và lợi thế, khắc phục những khó khăn, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát
triển nông nghiệp, từ đó góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập, cải thiện đời
sống cho nhân dân, ổn định tình hình kinh tế – xã hội huyện Tân Uyên. Tổng
sản lượng lương thực bình quân đạt 101.116 tấn/năm, lương thực bình quân đầu
người đạt 498kg/người/năm.
13
Cụ thể tình hình phát triển ngành nông nghiệp huyện Tân Uyên được thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 3: Giá trị sản phẩm nhóm ngành nông – lâm - ngư nghiệp
huyện Tân Uyên (Theo giá cố định)
Đơn vị: triệu đồng
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
theo giá so sánh 1994
Năm
Tổng
số
Nông nghiệp
Lâm
nghiệp
Thuỷ
sản
Tổng
số
Chia ra
Trồng
trọt
Chăn
nuôi
Dịch
vụ
Giá trị sản xuất - Triệu đồng
2009 70.030 64.196 55.265 8.875 56 5.079 755
2010 75.709 67.689 58.459 9.134 96 7.321 699
2011 80.849 73.704 62.262 11.338 104 6.432 713
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân uyên.
* Ngành nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm chăn nuôi và trồng trọt, luôn
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Chúng có mối quan hệ mật
thiết với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành cơ cấu nông nghiệp. Vấn đề
đặt ra cho cả nước nói chung và huyện Tân Uyên nói riêng là phải xây dựng cơ
cấu hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lương thực và cây công
nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm.
Với những thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước… ngành nông
nghiệp Tân Uyên nói chung và trồng trọt nói riêng có điều kiện phát triển, ngành
chăn nuôi đã có những bước phát triển mới và đạt được nhiều kết quả tốt dẫn
đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phân tích trên cho thấy, thời gian qua, huyện Tân Uyên đã bước đầu thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) theo hướng
giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Không chỉ vậy,
huyện cũng từng bước thực hiện và đạt được những kết quả ban đầu về thực
hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. Cụ thể như sau:
- Ngành trồng trọt:
Do đặc thù của khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, nguồn nước… của huyện
Tân Uyên, ngành trồng trọt đã xuất hiện từ lâu đời, nhất là cây lúa nước và
14
chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng của huyện gồm các
loại cây chính như: lúa, cây ăn quả, các loại cây công nghiệp và các loại rau màu.
Diễn biến cơ cấu đất gieo trồng nông nghiệp huyện Tân Uyên như sau:
Bảng 4: Cơ cấu diện tích đất gieo trồng tại huyện Tân Uyên
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011
Tổng số 8.631,5 8.972,4 8.969,5
I. Cây hàng năm 6.875,5 6.829,4 6.783,5
1. Cây lương thực 5.663 5.656 5.640,5
2. Cây chất bột 834 715 613
3. Cây rau đậu 118,5 163,4 181,2
4. Cây công nghiệp hàng năm 260 295 348,8
II. Cây lâu năm 1.756 2.143 2.186`
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Uyên.
Tổng diện tích đất gieo trồng các loại cây của huyện Tân Uyên tăng, giảm
qua 3 năm không đồng đều do chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Trong cơ cấu cây trồng tại huyện, cây hàng năm chiếm ưu thế. Diện tích
gieo trồng cây hàng năm khoảng 6.783,5 ha và chiếm trên 75,6% tổng diện tích
gieo trồng toàn huyện. Trong 3 năm qua, diện tích gieo trồng cây hàng năm và
cây lâu năm có xu hướng tăng lên.
Bảng 5: Cơ cấu cây lương thực có hạt tại huyện Tân Uyên
Đơn vị: ha
Tổng số
Chia ra
Lúa Ngô
Diện tích (Ha)
2009 5.681 4.806 875
2010 5.656 4.795 861
2011 5.640,5 4.782,5 858
Năng suất (Tạ/ha)
2009 74,14 38,94 35,2
2010 76,36 40,6 35,76
15
2011 78,65 41,3 37,35
Sản lượng (tấn)
2009 21.735,4 18.714,4 3.021
2010 22.564,5 19.485,9 3.078,6
2011 22.963,4 19.759 3.204,4
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Uyên.
+ Cây lúa: Trong các loại cây hàng năm, lúa vẫn là cây trồng chính. Tổng diện
tích gieo trồng lúa năm 2011 là 4.782,5 ha, giảm 23,5 ha so với năm 2009, chiếm
84,7% diện tích gieo trồng cây lương thực và 53,4 % tổng diện tích gieo trồng của cả
huyện. Như vậy, huyện Tân Uyên vẫn là huyện độc canh lúa.
Trong sản xuất lúa, sự thay đổi cơ cấu mùa vụ cũng là một đặc trưng quan
trọng cho phép giải quyết được những vấn đề do điều kiện khí hậu thời tiết đặt ra
đồng thời nói lên sự tiến bộ trong việc áp dụng khoa học - kỹ thuật và cải thiện điều
kiện canh tác như giống, kỹ thuật thâm canh, vấn đề thuỷ lợi…
Tại huyện Tân Uyên, một năm có hai vụ chính là vụ Đông Xuân và vụ
Mùa. Huyện đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công
nghệ cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong sản xuất nông -
lâm - ngư nghiệp nói chung. Huyện đã tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa lai
có năng suất cao như: TH3-3, Bio 404, Nghi Hương 2308, Việt Lai 20… và đưa
vào gieo cấy đại trà. Ngoài ra còn đưa một số giống lúa chất lượng cao như: Séng cù,
Khẩu Ký, Bắc thơm, Hương Thơm, vào sản xuất. Trong 3 năm qua diện tích trồng
lúa lai giảm, diện tích lúa chất lượng cao mở rộng nhanh ở các địa phương trong cả
vụ xuân và vụ mùa do sản phẩm lúa gạo chất lượng cao dễ tiêu thụ, giá bán cao gấp
từ 1,3 - 1,5 lần, lợi nhuận tăng 5 - 7% so với lúa thường. Những tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… và việc tiếp nhận, tuyển chọn
khảo nghiệm các giống cây trồng mới có giá trị, phù hợp với đất đai, tập quán canh
tác của địa phương được áp dụng tích cực. Thực hiện tốt các biện pháp thâm canh
tổng hợp, tổ chức tập huấn, hướng dẫn để nâng cao trình độ kỹ thuật thâm canh cây
trồng cho nông dân để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm
Bên cạnh lúa là cây trồng chính, huyện Tân Uyên cũng phát triển một số
loại cây trồng khác như: cây lương thực (ngô), cây chất bột khác (khoai lang,
sắn, khoai sọ, ), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đỗ tương), các loại rau… Tuy
16
nhiên, các loại cây này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cây trồng của huyện:
Bảng 6: Cơ cấu diện tích các loại cây hàng năm tại huyện
Đơn vị tính: ha
Chỉ số
Chia ra các năm
2009 2010 2011
Tổng số 8.631,5 8.972,4 8.969,5
I. Cây hàng năm 6.875,5 6.829,4 6.783,5
1. Cây lương thực 5.663 5.656 5.640,5
- Lúa 4.806 4.795 4.782,5
- Ngô 857 861 858
2. Cây chất bột 834 715 613
3. Cây rau đậu 118,5 163,4 181,2
4. Cây công nghiệp hàng năm 260 295 348,8
- Mía 16 3 6
- Lạc 60 98 117,5
- Đậu tương 124 144 181
- Bông 60 50 44,3
II. Cây lâu năm 1.756 2.143 2.186
- Cây công nghiệp lâu năm 1.620 2003 2.041
- Cây ăn quả 136 140 145
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Uyên
Trong 3 năm qua, hầu hết các loại cây chất bột đều giảm về năng suất và sản
lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả thấp và không ổn định; sâu bệnh tăng
nhiều, từ đó nông dân có xu hướng chuyển sang trồng lúa hoặc các loại rau thực
phẩm khác đem lại hiệu quả cao hơn. Mặt khác, do ngành nông nghiệp thời gian
qua chưa quan tâm đầu tư nghiên cứu nhiều cho cây công nghiệp ngắn ngày, các
công trình khuyến nông, giống, bảo vệ thực vật triển khai còn hạn chế nên chưa
đẩy mạnh được việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang trồng cây công nghiệp
ngắn ngày dẫn đến diện tích cây công nghiệp ngắn ngày tăng không cao.
- Ngành chăn nuôi: được duy trì phát triển, tốc độ tăng trưởng ngành chăn
nuôi bình quân đạt 6,25%/ năm.
Trong những năm gần đây, huyện đã chú trọng hơn đến ngành chăn nuôi:
thực hiện nhiều chương trình khuyến nông, đẩy mạnh việc chuyển giao con
17
giống, gia súc, gia cầm như lợn giống siêu nạc, gà tam hoàng, gà thả vườn,
giống lợn rừng… kết hợp với quy trình kỹ thuật mới. Nhờ vậy, ngành chăn nuôi
phát triển, số lượng vật nuôi tăng, chất luợng sản phẩm chăn nuôi ngày càng
được nâng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường góp phần xoá đói giảm
nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân.
Bảng 7: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2009 2010 2011
Tổng giá trị 184.282 % 253.994 % 260.542 %
Gia súc 113.668 61,68 194.282 76,49 193.355 74,21
Gia cầm 24.323 13,20 39.392 15,50 44.739 17,17
Chăn nuôi
khác
46.291 25,12 20.320 8,01 22.448 8,62
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Uyên
* Ngành lâm nghiệp: Năm 2011, toàn huyện đã trồng được 1.037 ha rừng
trong đó: rừng phòng hộ là 320 ha, rừng sản xuất 717 ha. Trong năm triển khai
chăm sóc 2.325,7 ha rừng trong đó có 1.127 ha rừng phòng hộ. Thực hiện công
tác bảo vệ, khoanh nuôi các hạng mục chuyển tiếp, bảo vệ 290,67 ha rừng trồng
và 1.657,4 ha rừng khoanh nuôi tái sinh.
2.2. Tình hình phát triển và hoạt động của các thành phần kinh tế
trong nông nghiệp
Tại huyện Tân Uyên, tham gia hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp chủ yếu là kinh tế hộ gia đình với quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Những
năm gần đây, cùng với quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã
xuất hiện một số mô hình sản xuất hàng hoá dưới hình thức nông trại gia đình.
Các Hợp tác xã nông nghiệp đang đổi mới theo luật để thích ứng với cơ chế thị
trường, chủ yếu đóng vai trò làm dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong
những năm qua, các thành phần kinh tế đã tích cực tham gia sản xuất và phát
triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Huyện Tân Uyên từ năm 2009 – 2011, tổng giá trị sản xuất nông - lâm -
ngư nghiệp của các thành phần kinh tế liên tục tăng từ 70.030 triệu đồng lên
80.849 triệu đồng (tăng 15%).
3. Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp huyện Tân Uyên:
18
3.1. Ưu điểm
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã dần được chuyển đổi theo
hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả ngày càng được nâng cao, đời sống người
dân nông thôn trên địa bàn huyện được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm
xuống còn 39,2% năm 2011.
- Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn có
nhiều cố gắng. Một số cơ chế chính sách được ban hành tạo điều kiện thúc đẩy
kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Sự nghiệp văn hoá - xã hội có nhiều
khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét, niềm
tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước được củng cố.
3.2. Tồn tại
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, vẫn còn tình
trạng độc canh cây lúa Trong cơ cấu nông nghiệp chủ yếu vẫn là trồng trọt, tuy đã
đạt được một số chỉ tiêu về năng suất, sản lượng nhưng chất lượng và giá trị sản
phẩm chưa đạt được mục tiêu sản xuất hàng hoá để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Đầu tư cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội nông
nghiệp, nông thôn tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn đặt ra, thiếu nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các công trình
văn hoá- xã hội- y tế, giao thông liên xã, liên thôn đầu tư lâu ngày đã xuống cấp.
- Việc triển khai một số biện pháp lớn của cấp huyện còn chậm như: công
tác quy hoạch ngành còn chậm so với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn. Quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Các nguồn lực, lợi
thế của huyện chưa được khai thác, phát huy mạnh mẽ nên sự phát triển của
nhiều ngành trong nền kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng chưa
tương xứng với tiềm năng.
3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
- Nguyên nhân khách quan: Huyện Tân Uyên là huyện mới được chia
tách thành lập, phần lớn các xã được chia tách về huyện mới đều là các xã đặc
biệt khó khăn, trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận đội ngũ
cán bộ các phòng ban và cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ chính trị của Đảng bộ. Hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo cao, trình độ dân trí không đồng đều, một số phong tục tập quán lạc hậu
còn tồn tại, thời tiết khí hậu diễn biến bất thường. Những yếu tố trên đã ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói
riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên nói chung.
- Nguyên nhân chủ quan: Sự liên kết giữa nhà nông - nhà khoa học - nhà
nước- nhà doanh nghiệp vẫn còn lỏng lẻo, ứng dụng khoa học công nghệ trong
sản xuất còn hạn chế, dẫn đến chất lượng sản phẩm tạo ra không cao. Việc nhận
19
thức và cụ thể hoá chủ trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của một số cơ quan chuyên môn, một số cấp uỷ, chính quyền xã, thị trấn
chưa đầy đủ. Do đó, trong công tác tham mưu điều hành chưa có giải pháp hữu
hiệu để thực hiện, nhiều lúc còn thụ động, trông chờ ỷ lại cấp trên, thiếu kiên
quyết… làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
chung của toàn huyện.Về phía người dân chưa chủ động, mạnh dạn đầu tư
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, quy mô
không lớn do vốn đầu tư ít, tâm lý sợ rủi ro,
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2015
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂN UYÊN ĐẾN NĂM 2015
Thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa IX về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”, Nghị quyết Trung
ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn và các Nghị quyết của
Tỉnh ủy Lai Châu về việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Tân Uyên
tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu trong nông – lâm – thuỷ sản
theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị trên đơn vị diện tích, tăng tỷ trọng
ngành chăn nuôi, thuỷ sản trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Từng bước
xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hoá cho nông dân. Phát triển nông nghiệp
gắn với bảo vệ môi trường. Hình thành rõ nét và có cơ chế, chính sách cho vùng
sản xuất tập trung như: Vùng lúa cao sản, đặc sản; vùng rau an toàn; vùng chăn
nuôi bò, gia cầm… Phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống và các dịch vụ
khu vực nông thôn để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.
1. Cây lương thực
Trong thời gian tới, lúa vẫn là cây trồng chính, đảm bảo an ninh lương
thực cho nhân dân trong huyện. Huyện thực hiện tốt công tác nâng độ phì nhiêu
của đất đồng thời đẩy mạnh việc dồn đổi ruộng đất để phát triển sản xuất lúa tập
trung. Để giữ độ phì nhiêu của đất, trên diện tích trồng ngô lai dự kiến trồng xen
canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ tương, cây lạc, mía…Trong sản
xuất lúa, ngô chủ yếu dựa vào thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để lai tạo và
gieo trồng những giống lúa, ngô mới cho năng suất và chất lượng cao, chuyển
đổi cơ cấu mùa vụ cho thích hợp với điều kiện tự nhiên để đáp ứng có hiệu quả,
đa dạng thị trường tiêu thụ. Định hướng đến năm 2015 có tổng sản lượng lương
thực có hạt đạt 25.000 tấn; bình quân lương thực đầu người: 480kg/năm.
20
2. Cây công nghiệp
Tập trung xây dựng phát triển vùng chè mang tính bền vững, có cơ chế
chính sách phù hợp khuyến khích nông dân góp vốn bằng giá trị vườn chè, khắc
phục tình trạng sản xuất mạnh mún, quảng canh kém hiệu quả. Đến năm 2015
phấn đấu trồng mới 130 ha chè chất lượng cao, ngoài ra đẩy mạnh thâm canh
tăng năng suất, đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, phát triển thị trường tiêu thụ
nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế của sản phẩm chè, phấn đấu sản lượng chè
búp tươi đạt 7.000 tấn một năm.
Phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây ăn quả. Đầu tư
chăm sóc, mở rộng diện tích trồng cây thảo quả, phấn đấu đạt sản lượng 300 tấn
quả khô một năm.
3. Ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là hướng phát triển quan trọng, lâu dài trong sản xuất nông
nghiệp, là một nghề truyền thống lâu đời gắn với trồng trọt và kinh tế gia đình,
góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống cho người nông dân.
Ngành chăn nuôi của huyện Tân Uyên phải giải quyết tốt nhu cầu thực phẩm
cho người dân trong huyện, cung cấp cho các vùng trong tỉnh và khu vực. Muốn
vậy, phải phát triển chăn nuôi và từng bước đưa thành ngành sản xuất chính, tăng
tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, trọng tâm là phát triển nuôi lợn, bò,
gà , vịt, ; thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.
4. Ngành lâm nghiệp
Tăng cường công tác quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng. Tạo
điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ,
hình thành các vùng trồng rừng tập trung. Có giải pháp gắn kết giữa người nông
dân với doanh nghiệp trồng rừng. Phấn đấu năm 2015 tỷ lệ che phủ rừng 32%;
trồng mới 3.000 ha rừng phòng hộ, 9.000 ha rừng kinh tế, khoanh nuôi tái sinh
10.000 ha rừng.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH LAI
CHÂU
Xuất phát từ những khó khăn, tồn tại trong quá trình phát triển và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời gian qua cũng như mục tiêu, phương
hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ nay đến năm
2015 tại huyện Tân Uyên trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp
chủ yếu:
1. Từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước
21
Nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện nói chung
và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Đặc biệt, nâng
cao hiệu quả hoạt động của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn– cơ
quan chuyên môn thuộc UBND huyện, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về Nông - lâm - ngư nghiệp.
2. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm và chất lượng hoạt động
của đội ngũ cán bộ, công chức
Đây là một trong bốn nội dung quan trọng của công cuộc cải cách nền
hành chính Nhà nước. Để thực hiện tốt nội dung này, có thể tiến hành một số
biện pháp sau:
Một là: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
của huyện và các xã, thị trấn. Muốn thực hiện tốt công tác này cần làm tốt công
tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với nhu cầu sử dụng theo quy hoạch cán
bộ, công chức và theo các tiêu chuẩn chức danh và yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ
cán bộ, công chức.
Hai là: Tổ chức thực hiện đúng các nội dung về quản lý cán bộ, công
chức theo quy định của Luật Công chức, trong đó chú trọng tăng cường thực
hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là những chức danh
chủ chốt ở huyện và xã nhằm khắc phục tình trạng chắp vá không theo quy
hoạch trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức; Xây dựng, hoàn thiện quy
định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức để làm cơ sở cho quá trình
tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, công
chức giữa huyện và các xã, thị trấn; Thường xuyên đánh giá đội ngũ cán bộ chủ
chốt trong quá trình sử dụng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp
lý, hiệu quả.
Ba là: Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán
bộ, công chức; kịp thời khen thưởng những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ và
xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
3. Quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng
cạnh tranh
Để khắc phục tình trạng sản xuất lương thực đã "đạt trần" về năng suất
và sản lượng, cần đẩy mạnh nghiên cứu, thử nghiệm đưa giống cây trồng, vật
nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Thực hiện có kết quả việc chuyển
dịch cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ, mở rộng sản xuất vụ đông để tăng giá trị
sản xuất trên mỗi ha canh tác. Muốn vậy phải triển khai thực hiện tốt công tác
quy hoạch trong nông nghiệp. Xác định vùng chuyên canh lúa đặc sản hàng hoá,
vùng sản xuất vụ đông vùng màu, vùng sản xuất lúa đảm bảo an ninh lương
thực, trên cơ sở đó điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi, giao thông, khuyến khích dồn
22
điển đổi thửa phù hợp với nhu cầu của sản xuất của từng địa phương cơ sở. Coi
đây là mũi đột phá trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.
4. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dựng tiến bộ kỹ thuật, các thành tựu
khoa học công nghệ và công tác khuyến nông
Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì khoa học công nghệ đóng
vai trò then chốt trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh
tranh của nông sản hàng hoá. Có thể thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác chuyển giao khoa học
công nghệ và khuyến nông (cả khuyến lâm, khuyến ngư), quản lý, sử dụng có
hiệu quả và đúng quy định các nguồn vốn khuyến nông đầu tư trên địa bàn.
- Tập trung xây dựng các điểm khảo nghiệm, thử nghiệm, trình diễn để
tuyển chọn các giống cây con có năng suất, chất lượng tốt và thích nghi với từng
vùng sinh thái. Từng bước hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây
trồng, vật nuôi phục vụ kịp thời cho sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường.
- Tiếp thu, hướng dẫn và khuyến khích đưa nhanh công nghệ mới phục vụ
sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao trình độ thâm canh, giảm
thất thoát trong và sau thu hoạch, tăng giá trị sản phẩm hàng hoá. Trong đó, chú
ý lựa chọn chuyển giao các loại máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ khâu thu hoạch.
- Tổ chức các lớp phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ thuật về sản xuất nông -
lâm - thuỷ sản cho người dân nhằm trang bị cho họ những hiểu biết cần thiết
giúp sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng để nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của đội ngũ cán bộ khuyến
nông của các xã, thị trấn nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc.
5. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
Cùng với khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng là nhân tố đóng vai trò quan
trọng và cần thiết trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
trong phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn huyện Tân Uyên.
Vì vậy, trong thời gian tới, huyện cần tranh thủ thu hút vốn để tập trung
xây dựng, nâng cấp và chuẩn bị đầu tư các công trình trọng điểm:
- Về giao thông: Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp đường. Phấn đấu
đến năm 2015 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa; 100%
thôn bản, khu dân cư có đường xe máy đến bản, trong đó 40% được bê tông hóa
hoặc rải nhựa, rải cấp phối tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, phát triển
sản xuất.
- Về thuỷ lợi, đê điều và cấp nước sinh hoạt: Lập quy hoạch, kế hoạch đầu
tư xây dựng, duy tu và bảo dưỡng các công trình thủy lơih, cấp nước sinh hoạt
trên địa bàn huyện. Hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch trong toàn huyện nhằm
cung cấp nước sạch cho nông thôn và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư.
23
Mục tiêu đến năm 2015 là 85% số hộ nông thôn được dùng nước sạch, nước hợp
vệ sinh.
- Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện tạo thuận lợi
cho nhân dân liên lạc, trao đổi thông tin, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn
ngày thêm khởi sắc.
6. Phát triển các thành phần kinh tế
Quan tâm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản
xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm và khả năng
cạnh tranh trên thị trường. Tăng cường công tác quản lý và tạo môi trường thuận
lợi, bình đẳng để các thành phần kinh tế phát triển. Khuyến khích phát triển kinh
tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình theo phương thức xây dựng lâm trại, trang trại,
gia trại. Bổ sung ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, kỹ thuật
thông tin, tiếp thị, khâu tiêu thụ sản phẩm giúp các thành phần kinh tế phát triển.
7. Thực hiện kịp thời, linh hoạt các chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước
Một là, chính sách đất đai
Chính sách đất đai là một vấn đề quan trọng trong hệ thống chính sách
phát triển nông nghiệp như Nghị quyết TW4 khoá VIII đã nêu: “Thực hiện
chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho người dân nghèo”.
Để thực hiện tốt chính sách đất đai, huyện Tân Uyên cần tập trung vào những
giải pháp cơ bản như: Tạo điều kiện thuận lợi, có chủ trương thoáng, thủ tục
hành chính đơn giản để nhân dân dễ dàng thực hiện các quyền của mình theo
quy định của Luật Đất đai; Khuyến khích nhân dân sử dụng đất đai vào mục
đích sản xuất nông – lâm - thuỷ sản một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, khai
thác kết hợp với bảo vệ và bồi bổ đất đai;
Hai là, chính sách đầu tư và tín dụng
Để thực hiện các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
huyện thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều đơn
vị, tổ chức huy động và cho vay vốn như: Ngân hàng Nông nghiệp& Phát triển
nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức, đoàn thể cho vay vốn…
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả chính sách
đầu tư và tín dụng của Nhà nước, huyện Tân Uyên cần có những giải pháp và
chủ trương hữu hiệu để huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau (ngân sách nhà
nước TW, tỉnh hỗ trợ, ngân sách nhà nước huyện, các nguồn vốn tín dụng từ
nhiều kênh cung cấp và nguồn vốn tự có của nhân dân).
Ba là, chính sách về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá
Đối với huyện Tân Uyên, thị trường tiêu thụ nông sản cũng là vấn đề quan
24
trọng cần có sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương. Để thực hiện tốt
chính sách về thị trường tiêu thụ nông sản nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp huyện, cần tiến hành một số giải pháp như: Chính quyền
huyện phải thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin thị trường để quyết định
các phương án quy hoạch, kế hoạch; xác định cơ cấu sản xuất phù hợp, gắn với
thị trường và sản xuất để sản phẩm có khả năng tiêu thụ được; Đẩy mạnh việc
ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất
và chất lượng, giảm giá thành nông sản để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Bốn là, về lao động và việc làm
+ Tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển: Bên cạnh
việc khôi phục một số ngành nghề truyền thống cần thực hiện cơ chế hỗ trợ các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HTX đào tạo nghề, phát triển nghề và tổ chức
cho lãnh đạo các xã, các hộ sản xuất đi thăm quan các mô hình phát triển ngành
nghề nông thôn ở một số tỉnh để du nhập và phát triển một số nghề mới nhằm
giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong huyện.
+ Đẩy mạnh công tác thông tin và phổ biến kiến thức cho nông dân, trước
hết là kiến thức về sản xuất nông nghiệp, về ngành nghề, dịch vụ, về thị trường
tiêu thụ, về văn hoá, lối sống, môi trường… để mọi người có cơ hội, khả năng
tạo việc làm, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh và
nâng cao đời sống của mình.
+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức huyện, xã những kiến thức
về quản lý kinh tế, thị trường, sản xuất nông nghiệp. Xây dựng kế hoạch đào tạo
đội ngũ cán bộ quản lý các HTX và các tổ chức kinh tế hợp tác.
III. KIẾN NGHỊ
Để góp phần vào công cuộc phát triển nền kinh tế nông nghiệp huyện Tân
Uyên tỉnh Lai Châu trong những năm tới em xin có một số đề nghị, kiến nghị sau:
1. Đối với Tỉnh:
- Cần giúp huyện hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể về
phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo các vùng. Đặc biệt là quy hoạch chi tiết
về sản xuất nông nghiệp cụ thể là vùng sản xuất lúa hàng hóa và vùng chăn nuôi.
- Tạo điều kiện cân đối vốn đầu tư nhiều hơn cho các công trình hạ tầng
cơ sở nông thôn. Đồng thời đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đặc biệt chỉ đạo phát huy tích cực của Trung
tâm Giống cây trồng của Tỉnh đưa các giống mới có chất lượng vào sản xuất.
2. Đối với Huyện:
- Phải tăng cường tổ chức quán triệt học tập Nghị quyết, xây dựng kế
hoạch, chương trình thực hiện Nghị quyết của cấp trên đảm bảo sát với tình hình
thực tế của địa phương. Đặc biệt phát huy được tiềm năng thế mạnh của các
25