Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Dạy học hài kịch “Trưởng giả học làm sang” của Môlie trong chương trình thcs_tiểu luận tốt nghiệp đại học ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.74 KB, 52 trang )

Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
Phần mở đầu 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3.1. Mục đích nghiên cứu 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Cấu trúc của tiểu luận khoa học 7
Chương I: Cơ sở lí thuyết 9
1. Cơ sở lí thuyết thể
loại 9
2. Cơ sở lí thuyết phương
pháp 11
2.1. Phương pháp đọc sáng tạo 12
2.2. Phương pháp gợi tìm 13
2.3. Phương pháp phân tích, cắt nghĩa, bình giảng 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu 15
2.5. Phương pháp tái tạo 16
Chương II: Tác giả, thời đại, văn hóa, tác phẩm lớn 18
1. Thời đại, văn hóa 18
2. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Môlie 22
2.1. Cuộc đời của Môlie 22
2.2. Sự nghiệp sáng tác của Môlie 25
1


Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
3. Phong cách sáng tác 27
4. Tác phẩm lớn 32
4.1.Cách hiểu chung về tác phẩm hài kịch “Trưởng giả học làm
sang” 32
4.2. Tóm tắt tác phẩm hài kịch “Trưởng giả học làm sang” 32
4.3. Trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” 33
Chương III: Định hướng dạy học 34
1. Thiết kế bài giảng 34
2. Khảo sát kết quả 46
2.1. Câu hỏi khảo sát 46
2.2. Kết quả khảo sát 49
Kết luận 50
Tài liệu tham khảo 52
2
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môlie là nhà hài kịch vĩ đại của nước Pháp và của nhân loại. Sáng tác của
ông đa dạng và đầy sức sống, đầy màu sắc, là bức tranh rộng lớn của nước Pháp
thế kỉ XVII và mang tính nhân loại sâu sắc, với những biến động dữ dội, đầy sức
trẻ, đầy chất thơ. Hài kịch Môlie thấm thía một chủ nghĩa nhân văn tươi sáng,
yêu đời, nó thức tỉnh con người, nó khuấy đảo những ai thờ ơ với cuộc sống với
con người và cái đẹp. Môlie là một tài năng sáng tạo phi thường, ông sáng tạo
một cái cười mới, một cái hài kịch mới. Môlie đem đến cho văn đàn Pháp những
cống hiến rất lớn với tư cách là người sáng lập ra hài kịch cổ điển và đưa nó đến
đỉnh cao sán lạn, với tư cách là nhà văn – chiến sĩ đã đấu tranh đến cùng cho
những lí tưởng xã hội tiến bộ, với tư cách là người nghệ sĩ ưu tú đã kết tinh được
những truyền thống tốt đẹp của nhân dân, dân tộc Pháp. Các sáng tác của ông để
lại đều hàm chứa trong nó những tiếng cười nhiều cung bậc, tiếng cười với giá

trị phê phán tố cáo xã hội lớn lao, có giá trị giáo dục thẩm mĩ sâu sắc. Các sáng
tác của ông là phòng tranh giàu tính hiện thực và nhân đạo triển lãm xã hội Pháp
thế kỉ XVII. Đặc biệt là với hài kịch Trưởng giả học làm sang Môlie đã dẫn
người đọc đến một tiếng cười nhiều cung bậc, từ cái cười vui, nhẹ nhàng, dí
dỏm, vô thưởng vô phạt đến cái cười mỉa mai chua chát, dẫn đến cái cười thâm
trầm, sâu sắc, nặng tính chất châm biếm, đến cái cười đau đớn xót xa cười ra
nước mắt. Tiếng cười bao hàm một tư tưởng sâu sắc, một sự tìm tòi xem xét
nghiêm túc, một thái độ biểu hiện tích cực và có giá trị chiến đấu cao. Với tiếng
cười nhiều cung bậc Môlie đã đưa vở kịch “Trưởng giả học làm sang” đến đỉnh
cao của sự thành công.
Chính vì thế mà hài kịch Trưởng giả học làm sang được đưa vào chương
trình THCS qua đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.
3
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
Bên cạnh đó, việc dạy học kịch bản văn học trong nhà trường THCS vẫn
đang là một vấn đề nan giải. Từ trước đến nay, hiếm có một giờ dạy học kịch
nào thành công. Cũng có lẽ bởi nguyên nhân chủ yếu là người giáo viên thường
dạy học kịch như dạy học các tác phẩm tự sự mà không nắm vững kiến thức về
đặc trưng thể loại kịch bản để dạy học. Giáo viên vẫn còn dạy học theo phương
pháp truyền thống. Cho nên, chất lượng hiệu quả giờ dạy học kịch chưa cao,
hứng thú, niềm say mê với kịch bản của học sinh dường như không có. Khi giáo
viên đưa ra câu hỏi cho học sinh làm sau giờ dạy, cụ thể tại lớp 8A Trường
THCS Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn, năm học 2009-2010 thì số học sinh đạt
yêu cầu chiếm 79%, chưa đạt yêu cầu chiếm 21%. Chính vì vậy, một yêu cầu
cấp bách được đặt ra là phải trang bị cho giáo viên và học sinh đặc trưng thể loại
của kịch và phải nâng cao chất lượng giờ dạy học kịch bằng những phương pháp
và biện pháp thích hợp.
Từ tầm quan trọng của môn phương pháp dạy học văn, của dạy học tác
phẩm văn chương theo loại thể và thực tế dạy học kịch ở nhà trường THCS đã
thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài này.

Vì vậy đề tài này sẽ là một cơ hội tốt để chúng tôi thể hiện lòng yêu thích
của mình đối với tác giả Môlie và những tác phẩm của ông, để chúng tôi có dịp
đi tìm hiểu về hài kịch Pháp thế kỉ XVII. Cây bút kịch Môlie, một tài năng đang
trong lúc thăng hoa lại bị một cơn bạo bệnh cướp đi mạng sống và tác phẩm
kịch xuất sắc của ông. Đặc biệt đề tài này sẽ là dịp để chúng tôi thể nghiệm
những kiến thức về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại vào
dạy học tác phẩm kịch này với mong muốn tiểu luận này sẽ là một tài liệu bổ ích
đối với giáo viên, sinh viên khi mới làm quen và dạy học kịch Trưởng giả học
làm sang trong một tương lai không xa
2. Lịch sử vấn đề.
Môlie được đánh giá là “Người hề vĩ đại” trong nền văn học Pháp. Ông là
niềm tự hào không chỉ của nhân dân Pháp mà còn là niềm kiêu hãnh của cả lịch
sử sân khấu thế giới. Nhà thiên tài hài kịch ấy xuất hiện đã đưa hài kịch lên chỗ
4
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
đứng cao hơn và khẳng định vị thế của nó đối với bi kịch thời bấy giờ. Những
kiệt tác nghệ thuật Môlie để lại là những gì còn lại của một nền nghệ thuật chân
chính, của một người lao động nghệ thuật chân chính.
Ba trăm năm đã qua nhưng tiếng cười của Môlie không lúc nào vắng trên
sân khấu tiến bộ Pháp và thế giới. Môlie đã đi vào Việt Nam từ những năm hai
mươi của thế kỉ này và cho đến nay ngày càng thu hút, lôi cuốn được sự say mê
của độc giả và khán giả Việt Nam với những sáng tác hài kịch của mình.
Những sáng tạo nghệ thuật Môlie để lại cho đời từ lâu đã trở thành đối
tượng quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu. Đã có biết bao công trình,
chuyên luận, bài viết nghiên cứu về Môlie ở khắp mọi nơi. Đặc biệt ở Việt Nam,
hài kịch Môlie đã trở thành niềm đam mê, hứng thú của các nhà nghiên cứu, phê
bình đi tìm hiểu, đánh giá về điều này.
Vũ Tiến Quỳnh trong cuốn phê bình-bình luận văn học,Môlie viết “bên việc
tái hiện lại gương mặt Môlie và những đóng góp của ông cho hài kịch dân tộc
Pháp, ông còn chỉ ra những sáng tạo nghệ thuật trong hài kịch Môlie: Nghệ thuật

xây dựng tính cách, nghệ thuật gây cười, nghệ thuật kịch”. Ông rất đề cao tài
năng Môlie và coi “đó là một tấm gương sáng của một nhà văn thiết tha và tận
tụy với nghề, trước sau cho đến lúc chết không xa rời cái lí tưởng cười cợt để
sửa chữa phong tục, cải tạo xã hội”. Trong lịch sử sân khấu thế giới, NXB Văn
hóa Hà Nội, các tác giả cũng đã trình bày khá đầy đủ về tình hình phát triển
chung của sân khấu Pháp trong thế kỉ XVII và cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của
Môlie.
Nguyễn Văn Chính trong văn học phương tây đã dành khá nhiều trang viết
để giới thiệu về Môlie và ông đã nhấn mạnh đến vai trò của Môlie trong lịch sử
phát triển của hài kịch và đã đề cập ít nhiều đến vấn đề tiếng cười trong hài kịch
Môlie. Điều này được thể hiện qua bài viết “Môlie-một tài năng nảy sinh trong
rèn luyện và đấu tranh gian khổ”.
5
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
Đặc biệt tiêu biểu là công trình của Lê Nguyên Cẩn. Ông đã nghiên cứu khá
kỹ về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Môlie. Theo tác giả: cuộc đời
của nhà hài kịch này gắn liền giữa vinh quang và sóng gió.
Khi nói về trích đoạn Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục,Vũ Dương Quỹ - Lê
Bảo trong cuốn “Bình giảng văn 8” đã viết “Con người sẽ không còn là con
người nếu bị nhiễm độc về tinh thần. Sự biến chất, sự thoái hóa sẽ diễn ra như
một thứ nguy cơ không thể nào tránh được” (13,140).
Sách giáo viên Ngữ văn 8-tập 2, khi nói về tính cách trưởng giả học làm
sang của ông Giuốc-đanh thì viết “Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được làm
sang”(6,154). Chính vì thế, Đỗ Ngọc Thống trong Tư liệu Ngữ văn 8 đã viết
“Không khí kịch càng về sau càng sôi động, cho đến cuối cảnh sau thì không khí
hài kịch thực sự náo nhiệt”(4,276).
Như vậy việc nghiên cứu về Môlie và tác phẩm “Trưởng giả học làm sang”
cũng như trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” được tiến hành dưới nhiều
dạng tổng quát chung. Những nhận xét đánh giá đều rút ra từ các mặt khác nhau.
Bên cạnh đó, trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” đã được đưa vào

chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 8 - tập 2. Những tài liệu có liên quan đến
phương pháp dạy và học tác phẩm này là rất hiếm. Trong cuốn “Phương pháp
dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể” của Nguyễn Viết Chữ ( năm 2010)
tác giả cũng có đề cập đến vấn đề phương pháp và biện pháp chung dành cho
các loại thể văn học nước ngoài nhưng mới ở dạng khái quát. Ngoài ra tài liệu
còn lại là hai quyển sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 2 và sách giáo khoa Ngữ văn 8
tập 2. Chưa có tác giả nào khác đi nghiên cứu về cách hướng dẫn dạy học vở
kịch này. Vấn đề phương pháp dạy học hài kịch “Trưởng giả học làm sang” với
trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” chưa hẳn đã được giải quyết triệt để.
Vì vậy, đây là một đề tài còn mới mẻ, bỏ ngỏ để chúng tôi tiến hành đi nghiên
cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích
6
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
Mục đích của Tiểu luận khoa học này là làm sáng tỏ vấn đề dạy học hài
kịch “Trưởng giả học làm sang” của Môlie trong chương trình THCS (Trích
đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” – sách giáo khoa Ngữ văn 8 - tập 2)
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Xác định cơ sở lý thuyết cho vấn đề.
+ Xác định kiến thức về tác giả, thời đại, văn hoá, tác phẩm lớn.
+ Định hướng dạy học bài: Trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là vấn đề dạy học hài kịch “Trưởng giả
học làm sang” của Môlie trong chương trình THCS (Trích đoạn “Ông Giuốc-
đanh mặc lễ phục” – sách giáo khoa Ngữ văn 8 - tập 2).
Trong quá trình thực hiện Tiểu luận tốt nghiệp khoá học, chúng tôi sử dụng
chủ yếu là văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”. (Trích “Trưởng giả học làm

sang”), (sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2, NXB giáo dục, 2004, từ trang 117 đến
trang 122).
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm hài kịch “Trưởng giả học làm
sang” của Môlie.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này chúng tôi chỉ đi nghiên cứu về tác phẩm “Trưởng giả học làm
sang” từ góc độ là một tác phẩm kịch được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn
8 - tập 2 để đưa ra những phương pháp, biện pháp dạy học nó một cách có hiệu
quả nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương hướng tiếp cận vấn đề của chúng tôi chủ yếu là tiếp cận hệ thống
phát huy sự chủ động tích cực của người học và tích hợp Ngữ văn.
Trong quá trình thực hiện Tiểu luận khoa học này, chúng tôi còn sử dụng
những phương pháp cụ thể như:
7
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
- Phương pháp đọc – hiểu.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp khảo sát - thống kê.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
6. Cấu trúc của Tiểu luận khoa học.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Tiểu luận khoa học này chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết.
Chương II: Tác giả, thời đại, văn hoá, tác phẩm lớn.
Chương III: Định hướng dạy học.
8
Tiu lun tt nghip Nguyn Vn Trng
CHNG I: C S Lí THUYT
1. C s lý thuyt th loi.
Cho đến nay, việc dạy học tác phẩm văn chơng trong nhà trờng cha ra khỏi

tình trạng võ đoán mò mẫm hoặc rập khuôn công thức máy móc vì ngời dạy bị
chi phối bởi thể của tác phẩm nhiều hơn là tính chất của loại thể trong thể.
Chúng ta không thể không nhìn thng vào sự thật là tình trạng lấn át vai trò của
ngời giáo viên văn trên bục giảng. Họ cũng không ít loay hoay lúng túng trớc tác
phẩm nghệ thuật và tài liệu hớng dẫn. Không ít những giờ dạy học tác phẩm văn
chơng đã diễn ra khá bài bản, ngời dạy đã đi hết một quy trình mà ta cha yên tâm
một chút nào, hình nh một cái gì sâu thẳm lớn lao ở tác phẩmdo mở nhầm cửa,
ngời dạy, ngời học đã không đến đợc cái hành lang đầy châu báu.
Nguyên nhân chính là cha xác định loại thể của tác phẩm với tính chất nội
dung của nó là không chính danh. Và đã không chính danh thì dù việc phân
tích có sắc sảo đến đâu cũng vẫn chỉ là võ đoán.
Vấn đề loại thể rất cần đợc làm rõ từ nhiều góc độ. Với loại thể mà chúng
tôi đang nghiên cứu đó chính là hài kịch của Môlie thì theo Từ điển Tiếng Việt in
lần thứ hai xác định Kịch-nghệ thuật dùng sân khấu làm phơng tiện để diễn
những cảnh đời đang có vấn đề hoặc có xung t gay go cần đợc giải quyết.
Về phơng diện cu trúc nội dung của tác phẩm văn học thì loại là chất mà
thể là hình thức biểu hiện cụ thể của loại, không có thể thì loại không
biểu hiện ra đợc. Nhng khi đã biểu hiện ra thành thể thì thể lại có tính độc
lập tơng đối của nó.
Cho đến nay trong nhà trờng Việt Nam số lợng kịch bản văn học đợc nghiên
cứu không nhiều, và hầu nh đợc giảng dạy nh tự sự nói chung. Tuy nhiên, nhận
rõ tác phẩm thuộc loại hài kịch hay bi kịch và chất bi, chất hài ấy đợc biểu hiện
trong những mâu thuẫn với những diễn biến phức tạp khác nhau. Ví dụ duy nhất
đến mức đơn điệu hài hớc độc đáo nh trong hài kịch Môlie. Ngời thầy dạy văn
trong công việc của mình không chỉ chiếm lĩnh tác phẩm mà còn giúp ngời khác
9
Tiu lun tt nghip Nguyn Vn Trng
chiếm lĩnh tác phẩm. Do đó, việc xác định chất của loại trong thể rất cần
chính xác.
Lợng thông tin của chất tự sự, chất trữ tình hay chất kịch thờng đợc

mã hoá qua hình ảnh,ngôn ngữ, nhạc điệu, tiết tấu đợc tác động đến qua
kênh nghe, kênh nhìn khi trực tiếp, khi gián tiếp có khi là sự hội tụ gây ra những
độ xung nghệ thuậtkích thích một cách tổng hợp vào các giác quan theo trờng
liên tởng ở mỗi ngời đọc, tạo ra sự lây lan cảm xúc.
loại hình đặc biệt nh hài kịch có sự tập trung cao độ của tình huống gay
go nhất, kịch liệt nhất, ở đó tính cách của nhân vật và t tởng của tác phẩm đợc
bộc lộ một cách rõ ràng, sâu sắc nhất. Và trong loại hình này ngôn ngữ trực tiếp
của nhân vật là chính, còn ngôn ngữ gián tiếp của tác giả gần nh bị triệt tiêu. Vì
vậy, ngôn ngữ trực tiếp trong kch vừa tất yếu lại vừa t nhiên, vừa điển hình lại
vừa cá biệt.
Thuật ngữ kch đợc dùng theo hai cấp độ:
cấp loại hình, kịch là một trong ba phơng thức cơ bản của văn học
(kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa để
diễn là chủ yếu lại vừa để đọc. Vì vậy kịch bản chính là phơng diện văn học của
kịch. Song nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn
viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ, bằng cả lời nói.
Trên cấp độ loại hỡnh, kịch bao gồm nhiều thể loại bi kịch, hài kịch, chính
kịch cùng nhiều tiểu loại và biến thể khác nhau
cấp độ loại thể, thuật ngữ kịch đợc dùng để chỉ một thể loại văn học sân
khấu có vị trí tơng đơng với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng gọi là
chính kịch (hoc kch ram)(23,142-143).
Hài kịch (kịch vui, kịch cời) là một thể loại kịch, trong đó tính cách và tình
huống, hành động đợc thể hiện dới dạng buồn cời hoặc ẩn chứa cỏi hài, nhằm
giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui
vẻ ra khỏi đời sống xã hội. Nó là thể loại đối lập với bi kịch. Hài kịch kết thúc
nhất thiết phải có hậu, vui vẻ.
Hài kịch của Môlie nói chung, vở hài kịch Trởng giả học làm sang nói
riêng, đợc coi là mẫu mực của thể loại hài kịch cổ điển. Nói cụ thể hơn về thể
loại: Đây là vũ khúc hài kịch vì trong vở có xen những màn ca múa.
Nói đến tác phẩm kịch là nói đến xung đột kịch, ngôn ngữ kịch, hành động

kịch, nhân vật kịch.
10
Tiu lun tt nghip Nguyn Vn Trng
Chớnh vỡ th m hi kch Mụlie ó tu chung y nhng kin thc v th
loi. Qua ú, chỳng ta cú th nhn thy nhng giỏ tr ln lao ca hi kch Mụlie.
2. C s lý thuyt phng phỏp.
Phơng pháp hiểu theo cách chung nhất là con đờng,cách thức đạt đợc mục
đích. Theo Từ điển Tiếng việt phơng pháp là hệ thống những cách sử dụng để
tiến hành hoạt động nào đó (Trang 766). Phơng pháp là con đờng tiếp cận hình
thức tồn tại của nội dung. Phơng pháp và nội dung là hai lĩnh vực khác dù chúng
cú quan hệ mật thiết với nhau. Phơng pháp là vũ khí trực tiếp để phát hiện và
sáng tạo ra kiến thức mới và chân lí mới. Phơng pháp chẳng những gắn với nội
dung mà còn phát hiện và làm mới nội dung của đối tợng. Phơng pháp trớc khi
dẫn đến kiến thức, nó đã phải xuất phát từ một quan điểm và phải vận dụng
những nguồn kiến thức khác để tìm hiểu đối tợng.phơng pháp không phải là giáo
điều áp dụng nguyên si cho mọi ngời mà là con đờng nhận thức đầy sáng tạo
không có sẵn cho mọi ngời nhng lại tạo điều kiện để mọi ngời sáng tạo.
Hin nay phng phỏp dy hc hin i hay cũn gi l phng phỏp tớch
cc húa hot ng ca hc sinh ó thnh thun ming vi nhiu giỏo viờn.
Phng phỏp ny nhm khi ng v nõng cao tớnh tớch cc nhn thc hc
sinh. m bo t do sỏng kin dự l nh cho hc sinh, to c hi tha món nhu
cu v hng thỳ lnh hi tri thc v phỏt trin nhõn cỏch.
Trong dy hc vn, mi phng phỏp u chu s quy nh bi c trung
th loi ca tỏc phm. Vỡ mi th loi li cú nhng phng phỏp c thự. H
thng cỏc phng phỏp dy hc tỏc phm vn chng c xỏc nh trong giỏo
trỡnh phng phỏp bao gm: c sỏng to, gi tỡm, nghiờn cu, tỏi to. Trong
quỏ trỡnh dy hc tỏc phm vn chng núi chung khụng th loi b bt k
phng phỏp no dự nú phỏt huy c nhiu hay ớt nng lc hot ng c lp
v t duy sỏng to hc sinh. Trong mi gi dy hc tỏc phm vn chng c
th giỏo viờn cú th chn la phng phỏp no ú trong h thng cỏc phng

phỏp lm phng phỏp ch o.
Vi vic vn dng dy hc hi kch Trng gi hc lm sang, chỳng tụi da
trờn c s xỏc nh giỏ tr ni dung v ngh thut ca tỏc phm, nhng thun li
khú khn khi dy hc hi kch Trng gi hc lm sang, cựng vi nhng
11
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
nguyên tắc riêng đối với vở kịch khi dạy học để lựa chọn những phương pháp
chủ yếu sau trong dạy học hài kịch “Trưởng giả học làm sang”, mà tiêu biểu là
dạy học trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” trong vở hài kịch này:
Phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu, tái tạo, phân tích, cắt nghĩa,
bình giá, đàm thoại.
2.1. Phương pháp đọc sáng tạo
Đây là phương pháp đặc biệt được sinh ra do chính dặc trưng bộ môn. Nó là
hệ thống của những biện pháp khác nhau hỗ trợ, nhưng trung tâm vẫn là đọc. Nó
không chỉ quy về có việc “tập đọc” hiểu theo nghĩa đơn giản, mà nó thể hiện ở
nhiều biện pháp có tính phương pháp khác nhau của tác giả và hoạt động khác
nhau của học sinh.
Mục đích của phương pháp này là phát triển được sự cảm thụ sâu sắc và
thêm được sự cảm thụ trực tiếp của trò với tác phẩm văn học nghệ thuật.
Phương pháp này thông qua việc đọc hoặc các hoạt động hỗ trợ cho đọc
hình thành được ở các em những sự thể nghiệm nghệ thuật khuynh hướng và
năng khiếu nghệ thuật. Phương pháp đọc sáng tạo tác động đến người đọc,
người nghe cả âm thanh và tư tưởng cùng một lúc, được sử dụng hầu như
thường trực trong tiết học. Trung tâm của phương pháp đọc sáng tạo là đọc diễn
cảm. Đỉnh cao của đọc diễn cảm là đọc nghệ thuật của giáo viên, đọc có kèm
theo phân tích, bình luận
Đọc sáng tạo có nhiều biện pháp: đọc hướng dẫn, đọc có phân tích, kể
chuyện hoặc đọc thuộc lòng, phát biểu cảm nghĩ
Trong phương pháp đọc sáng tạo cả thầy và trò cùng tham gia đọc diễn
cảm, có diễn ra sự phân tích bằng diễn xuất đọc. Hướng dẫn học sinh đọc sáng

tạo để tiếp nhận hài kịch “Trưởng giả học làm sang” qua trích đoạn “Ông
Giuốc-đanh mặc lễ phục” trong sách giáo khoa nên chú trọng vào biện pháp đọc
diễn cảm (nhập vai, phân vai) và đọc có định hướng. Trước hết giáo viên phải
hướng dẫn học sinh đọc hiểu từ phần tiểu dẫn của bài học.
12
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
Đọc hiểu phần này để học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản có
liên quan đến hài kịch “Trưởng giả học làm sang” như những thông tin về tác
giả Môlie, những cống hiến của ông Để từ đó làm sáng tỏ nội dung tư tưởng
của tác phẩm thông qua trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”. Tiếp đến
hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung vở kịch để có một cái nhìn khái quát về
chủ đề tư tưởng bao trùm của vở kịch. Giáo viên hướng dẫn đọc hiểu theo phân
vai của vở kịch để học sinh có thể hình dung ra tuyến nhân vật, đặc điểm của
từng nhân vật tiện cho quá trình khám phá, tiếp nhận đoạn trích.
2.2. Phương pháp gợi tìm
Phương pháp này được khởi nguyên từ phương pháp nêu vấn đề trong lí
luận dạy học đại cương (Ơrixtic). Phương pháp gợi tìm chủ yếu cho người học
đi tìm để tự chiếm lĩnh lấy tri thức của mình. Ở đây, vai trò chủ thể học sinh
được phát huy, việc phân tích tác phẩm sâu sắc hơn đòi hỏi người đọc cũng phải
có một vốn tri thức về lí luận văn học, lịch sử văn học. Phương pháp này giúp
cho việc cảm thụ nghệ thuật ban đầu ở học sinh được khơi sâu thêm bởi những
nỗ lực trí tuệ của các em được thúc đẩy.
Xây dựng một hệ thống câu hỏi có lôgic chặt chẽ, hệ thống câu hỏi phải
bám sát vào văn bản, tập trung vào giá trị độc đáo của tác phẩm và có cách diễn
đạt trong sáng. Hệ thông câu hỏi phải tập trung kích thích được trí thông minh,
tư duy sáng tạo của học sinh. Hệ thống câu hỏi vừa phải vạch ra được quá trình
phân tích, cắt nghĩa, bình giá tác phẩm, vừa phải nêu ra được những nhận thức
về tri thức cũng như tác dụng của tác phẩm đối với đời sống học sinh. Hệ thống
câu hỏi phải giúp học sinh hình thành được những phương pháp và kĩ năng tự
đọc, tự khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm văn chương. Câu hỏi phải đảm bảo

tính khoa học, tính hệ thống, tính nghệ thuật, tính sư phạm và phải phù hợp với
quy luật tiếp nhận tác phẩm văn chương.
Xây dựng hệ thống bài tập vê văn bản cho công việc của người học ở dạng
lớp, nhóm, tổ, cá nhân, bài tập khác nhau để nói hoặc viết.
13
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
Trên cơ sở những kiến thức của các em đã thu được ở phần đọc hiểu trích
đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi của
giờ dạy bám sát theo nội dung văn bản trong sách giáo khoa.
2.3. Phương pháp phân tích, cắt nghĩa, bình giá
Quy luật của sự tiếp nhận nói chung và trong tiếp nhận tác phẩm văn
chương nói riêng là đi từ nông đến sâu, từ cụ thể đến khái quát, từ cảm tính đến
lí tính.
Do vậy, người giáo viên phải lựa chọn những phương pháp, biện pháp nào
phù hợp với sự tiếp nhận này của học sinh. Xét về một khía cạnh nào đó, các
thao tác phân tích, cắt nghĩa, bình giá nằm trong một hệ thống được sắp xếp theo
một cấp độ tuyến tính nhất định theo chiều tăng tiến dần mức độ sâu sắc và toàn
diện của quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Hoạt động phân tích, cắt nghĩa,
bình giá là những thao tác không thể thiếu trong bất kì một giờ dạy học văn
chương nào. “Phân tích” là hoạt động chia nhỏ đối tượng, là đi từ các hoạt động
riêng lẻ của tác phẩm văn học để phát hiện, khám phá mối tương quan giữa
chúng, để từ nhận thức, từ những hiểu biết cụ thể riêng lẻ đi tới nhận thức
chung, sâu sắc hơn. Phân tích đi khai mở các tầng giá trị ý nghĩa của tác phẩm,
tiếp nhận thông tin nghệ thuật ẩn tàng, tức là tìm ra “cái được biểu đạt” trong
chiều sâu tác phẩm. Việc chia cắt tác phẩm thành nhiều yếu tố để xem xét là một
hoạt động rất cần thiết để giúp người học không bỏ qua mọi sự sáng tạo nào của
tác giả. Vì công việc phân tích giống như việc tháo gỡ một cấu trúc để lần ra
mối dây liên kết giữa các thành phần, rồi từ nguyên liệu, bộ phận đã tách rời ấy,
người đọc bằng cảm nhận và sáng tạo riêng của mình sẽ tạo ra một cấu trúc mới
– một “siêu văn bản” (cách gọi của Đỗ Lai Thúy). Phân tích và cắt nghĩa là

những hoạt động hỗ trợ, bổ sung cho nhau, nhiều khi gắn kết không thể tách rời.
Không nên hiểu “cắt nghĩa” chỉ đơn giản là giải thích, cắt nghĩa những từ khó.
Cắt nghĩa là một hoạt động cơ bản, quan trọng trong cơ chế tiếp nhận tác phẩm
văn chương nghệ thuật. Nó đem lại những nhận thức chắc chắn cho tiếp nhận
văn học. Nếu phân tích chỉ dừng lại ở vận dụng kiến thức về đối tượng phân tích
14
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
để khám phá, mổ xẻ nó; thì cắt nghĩa lại đòi hỏi một trình độ và năng lựcvận
dụng kiế thức văn học rộng lớn hơn để giải thích về đối tượng. Theo gốc Latinh,
cắt nghĩa là việc vận dụng các kiến thức về văn học, cuộc sống để giải thích một
cách có suy nghĩ những vấn đề, hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm. Năng lực bình
giá văn chương là thước đo trình độ phát triển năng lực tiếp nhận giá trị của tác
phẩm. Trong một giờ dạy học tác phẩm văn chương cụ thể, giáo viên phải khơi
dậy ở học sinh cảm xúc, vốn sống tạo cơ sở cho học sinh phát huy khả năng
thẩm bình. Theo giáo sư Phan Trọng Luận, “Không có một giờ giảng văn nào
thành công mà lại thiếu được lời bình của giáo viên”. Hoạt động bình giá nếu
được sử dụng đúng chỗ, đúng mức không chỉ mang lại màu sắc văn chương cho
giờ học văn mà còn dẫn dắt học sinh đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác
trong quá trình khám phá chiều sâu tác phẩm.
Như thế, hoạt động phân tích, cắt nghĩa, bình giá vừa giúp học sinh cảm và
hiểu được giá trị đích thực và chiều sâu của tác phẩm, vừa dẫn dắt gợi mở để các
em tự mình khắc phục và vượt qua được những cảm nhận cảm tính chủ quan của
mình.
Các câu hỏi chính là sự chia nhỏ những vấn đề lớn của hài kịch “Trưởng
giả học làm sang” và tiêu biểu là trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” ra
thành nhiều tiểu vấn đề để học sinh hiểu sâu, hiểu kĩ giá trị tư tưởng của vở kịch.
Vì thế, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các thao tác phân tích, cắt nghĩa,
bình giá để trả lời lần lượt các câu hỏi nhằm khám phá vở kịch.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp giúp học sinh tìm ra đối tượng

khảo sát ít nhiều mới mẻ mà trước đó chưa biết. Nó phát triển kĩ năng tự phân
tích tác phẩm, tự đánh giá những thành tựu về nội dung và nghệ thuật ở người
học sinh. Câu hỏi, bài tập của phương pháp này phải mang tính chất nghiên cứu.
Nếu phương pháp gợi tìm đi vào từng mặt, từng bộ phận của tác phẩm thì
phương pháp nghiên cứu lại theo hướng khác: sau khi học sinh nắm được các
biện pháp làm việc rồi tự giải quyết các nhiệm vụ phức tạp hơn biết vận dụng
15
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
các tri thức đã có vào xử lí những tư liệu mới mẻ, phát biểu được ý kiến có lập
luận, có căn cứ của mình.
Các biện pháp cụ thể là: thầy nêu vấn đề cho cả lớp, từng nhóm, từng cá
nhân nhận vấn đề mình thích để giải quyết. Trong phương pháp này, thày có thể
hướng dẫn các em phương pháp khảo cứu để học sinh tự phân tích những tác
phẩm hướng các em đi theo một chiều đúng đắn. Học sinh vận dụng phương
pháp nghiên cứu như tự lực phân tích một số phần, một số tình tiết đối chiếu hai
hay nhiều quan điểm xung quanh một hiện tượng văn học hay một hình tượng
văn học
Khi học sinh đã hiểu kĩ hiểu sâu về tác phẩm, sẽ là cơ sở để giáo viên tiến
hành phương pháp tái tạo trong giờ học để thể nghiệm sự hiểu biết của học sinh
về tác phẩm và khắc sâu kiến thức của bài học.
2.5. Phương pháp tái tạo
Thực chất đây là phương pháp nhớ một cách sáng tạo. Phương pháp này
hướng hoạt động của học sinh vào những tri thức có sẵn trong ngôn ngữ hoặc
bài giảng của giáo viên, sách giáo khoa đã được chọn lọc. Học sinh không hoàn
toàn ghi nhớ máy móc mà chiếm lĩnh tri thức một cách có ý thức. Tức là tăng
cường hoạt động của tư duy để thuộc, nhớ bài đạt kết quả tối đa.
Biện pháp có thể là giáo viên kể về cuộc đời và tác phẩm của nhà văn, đọc
bài giảng về con đường sáng tạo và tác phẩm của nhà văn hoặc giáo viên có thể
ra bài tập theo sách và tài liệu giáo khoa yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dựa vào
tư liệu tự chọn, chuẩn bị tư liệu minh họa.

Phương pháp này có một ưu điểm là học sinh nắm vững tri thức và tự mình
làm việc một cách sáng tạo với những tài liệu vừa sức lại có được kĩ năng kiểm
tra lại nhận thức của mình, trách được bệnh công thức giáo điều.
Trên đây là bốn phương pháp chủ đạo mà chúng tôi lựa chọn để dạy - học
hài kịch “Trưởng giả học làm sang” mà cụ thể là trích đoạn “Ông Giuốc-đanh
mặc lễ phục”. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải chủ động phối hợp các
phương pháp với nhau để có một giờ học chất lượng nhất về vở hài kịch. Hi
16
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
vọng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích cho các giáo viên tham khảo trong dạy
học vở hài kịch xuất sắc của Pháp - Trưởng giả học làm sang.
CHƯƠNG II: TÁC GIẢ, THỜI ĐẠI, VĂN HOÁ,
TÁC PHẨM LỚN
1. Thời đại, văn hoá.
Thế kỉ XVII, trong lịch sử nước Pháp là một thế kỉ quan trọng. Đó là thế kỉ
vĩ đại, lộng lẫy, huy hoàng những chiến công, là thế kỉ hoàn thành việc tập trung
Nhà nước trên nền tảng một quốc gia thống nhất, một dân tộc thống nhất. Thế kỉ
này kéo dài qua ba triều đại: Henri IV từ 1594 đến 1610, Lu-i XIII từ 1610 đến
17
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
1643, Lu-i XIV – người được mệnh danh là vua mặt trời (Roi-Soleil) từ 1643
đến 1715.
Việc thống nhất quốc gia đã tạo điều kiện cho việc tập trung thị trường có
lợi cho sự phát triển của giai cấp tư sản. Hơn nữa việc lập khối thống nhất dân
tộc đã đáp ứng lợi ích của nhân dân – những người đã chịu bao đau khổ dưới
chế độ phong kiến cát cứ và chiến tranh tôn giáo. Giai cấp tư sản lớn mạnhđóng
vai trò quan trọng trong việc củng cố sự thống nhất này. Vì giai cấp tư sản là chỗ
dựa của chính quyền chuyên chế tập trung để chống lại các thế lực phong kiến
cát cứ địa phương. Sự phát triển của giai cấp tư sản là chỗ dựa của chính quyền
chuyên chế tập trung để chống lại các thế lực phong kiến cát cứ địa phương. Sự

phát triển của giai cấp tư sản còn mang lại cho nhà nước quân chủ tập trung một
nguồn lợi to lớn. Giai cấp tư sản thế kỉ XVII đã cung cấp cho chính quyền
phong kiến một hệ thống nhân viên trong đó một số giữ chức những chức vụ
trọng yếu trong bộ máy nhà nước phong kiến tập trung. Các nhà văn lớn của thế
kỉ cũng xuất hiện từ tầng lớp viên chức có văn hóa này như P.Cornay, J.Raxin,
J.B.molie, N.D.Boalo, J.Đờ Laphongten
Song song với sức mạnh của giai cấp tư sản là quá trình suy thoái của tầng
lớp quý tộc. Tư tưởng phong kiến cát cứ bị đánh bại, bọn quý tộc bị lãnh chúa
phong kiến từng một thời xưng hùng, xưng bá ở các địa phương nay thất thế bị
dồn vào cung đình sống bằng lộc bố thí và ân huệ ban phát của nhà vua. Tuy
nhiên tầng lớp quý tộc vẫn giữ nhiệm vụ bảo vệ chế độ phong kiến và duy trì sự
thống trị của giai cấp này. Nhưng hình thức nhà nước thì đã thay đổi: Nhà nước
quân chủ chuyên chế - còn gọi là Nhà nước quân chủ tuyệt đối ra đời. Sự xác lập
chế độ quân chủ chuyên chế là biểu hiện về chính trị của quá trình phong kiến
tan rã và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Do đó nhà nước quân chủ
chuyên chế là hình thức nhà nước của một thời kì quá độ trong đó lực lượng so
sánh giữa phong kiến và tư sản đang ở thế cân bằng. Đó cũng là một sự thỏa
hiệp về mặt nhà nước giữa hai thế lực phong kiến và tư sản. F.Ăngghen đã xác
định nhà nước quân chủ chuyên chế “thế quân bình đối lập giữa phong kiến và
18
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
tư sản ”. C.Mác cũng viết “nền quân chủ tuyệt đối ra đời trong những thời kì quá
độ, khi các đẳng cấp phong kiến cũ phân hóa, còn đẳng cấp thị dân Trung cổ thì
biến thành giai cấp tư sản hiện đại, nhưng chưa bên nào của các phái đối lập
mạnh hơn bên nào ”. Như vậy trong điều kiện lịch sử đó đã xuất hiện và tồn tại
một thế cân bằng lịch sử. Sự xuất hiện thế cân bằng trong chính trị giữa hai lực
lượng quý tộc và tư sản là một yếu tố lịch sử - xã hội quan trọng nhất có ảnh
hưởng quyết định đến sự phát triển của xã hội, đến sự hình thành và phát triển
dòng văn học cổ điển chủ nghĩa, dòng văn học chính thống của thế kỉ XVII.
Cùng với thế cân bằng lịch sử là tư tưởng trung dung, khoan hòa – tư tưởng lớn

của thời đại và cảm hứng về quốc gia, về tuân thủ nghĩa vụ công dân, sẽ là
những lăng kính thẩm xét con người của các nhà văn cổ điển chủ nghĩa.
Năm 1634, Viện hàn lâm Pháp được hình thành. Đây là chủ chương lấy văn
nghệ phục vụ cho sự nghiệp thống nhất quốc gia do Hồng y giáo chủ “Tể tướng”
Risolio đề xướng và thực hiện. Ông đã tập trung các nhà văn, các nhà nghệ sĩ,
các nhà phê bình về sống ở cung điình với một chế độ trợ cấp lương bổng ổn
định. Ý thức phục vụ cho sự thống nhất và ổn định là một đặc điểm lớn trong
sáng tác của các nhà cổ điển.
Cảm hứng về quốc gia đã trở thành nội dung chính của thời đại. Tất cả mọi
lĩnh vực của cuộc sống đều được quy định nghiêm ngặt. Nghĩa vụ phụng sự tổ
quốc được đề cao. Cái gì không phù hợp với lợi ích quốc gia thì bị coi là không
hợp lí.
Sau khi cuộc nổi loạn La Phrongdo (từ 1647 đến 1653) bị dập tắt, nước
Pháp đi vào thời kì phát triển mạnh mẽ nhất. Đây là thời kì hoàng kim của Lu-i
XIV – của Đại thế kỉ. về kinh tế chính trị, J.B.Cônbe – trợ thủ đắc lực của vua
đã tích cực bảo hộ các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa, thi hành chủ
nghĩa khuyến thương nhằm đem lại lợi nhuận cho công quỹ, tăng thêm sức
mạnh quân sự làm áp lực cho các hoạt động kinh tế, kiến thiết nhiều lâu đài
nguy nga, đồ sộ. Cônbe đề cao lĩnh vực kĩ nghệ, ông coi “Kĩ nghệ là lĩnh vực
kinh tế của nhà nước, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển xã hội”. Lợi nhuận
19
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
ùn ùn đổ về nước Pháp. Nhờ vậy, Lu-i XIV đã có đủ khả năng để xây dụng một
đội quân tinh nhuệ thường trực đông đảo. Đồng thời ông cũng cho xây dựng
những lâu đài, cung điện tráng lệ mà tiêu biểu là hệ thống cung điện Vecxay,
niềm tự hào của nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp.
Về văn hóa nghệ thuật, Sapholanh – cánh tay phải của “Vua mặt trời” đã
cho lập thêm hàng loạt Viện hàn lâm nghệ thuật và khoa học, bảo trợ các nhà
văn hóa văn nghệ, tổ chức các sinh hoạt văn hóa văn nghệ ở cung đình biến
Vecxay trở thành trung tâm văn hóa toàn quốc trong những năm 60 – 70 của thế

kỉ. Tất cả đều nhằm đề cao cá nhân Lu-i XIV và triều đại của ông ta, nhưng
khách quan có tác dụng phát triển kinh tế, thúc đẩy văn hóa, củng cố quốc
phòng, nâng cao được địa vị, uy tín quốc tế của nước Pháp. Đó là lí do khiến thế
kỉ XVII ở Pháp được gọi là “Thế kỉ của Lu-i XIV”, là “thế kỉ vĩ đại”.
Văn hóa Pháp là một trong những cái nôi văn hóa của Châu Âu, nền văn
hóa Pháp được xây dựng và phát triển qua hàng ngàn năm cùng với dòng phát
triển lịch sử đất nước từ hàng trăm năm trước công nguyên. Văn hóa Pháp đã
tồn tại song song với các thời kì phát triển rực rỡ nhất, mang tính cột mốc của
nền văn hóa nhân loại: Thời kì la mã cổ đại, thời kì phong kiến trung đại và thời
kì phục hưng, cho đến cuộc cách mạng tư sản vào thời kì hiện đại. Nền văn hóa
đồ sộ độc đáo này vẫn tiếp tục được người Pháp bảo tồn và gìn giữ cẩn thận.
Đến Pháp để thưởng thức nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật, văn học cổ đại
tồn tại ngay trong lòng đất nước hiện đại bậc nhất của Châu Âu.
Nước Pháp trở thành trung tâm chính trị, trung tâm của các hoạt động xã
hội của các thế lực phong kiến Châu Âu. Nhờ có địa vị độc tôn về quân sự và
chính trị, nhờ sự phát triển mạnh về kinh tế, nước Pháp vươn lên chiếm địa vị
hàng đầu trong lĩnh cực tư tưởng văn hóa. Nền văn hóa Pháp ở thế kỉ này đã đạt
được những thành tựu lớn lao, ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ các nền văn hóa
Tây Âu khác. Do đó khi nói tới thế kỉ XVII trong văn học Tây Âu người ta chỉ
cần nói đến nền văn học Pháp với đỉnh cao là chủ nghĩa cổ điển. Vào thời đại ấy,
các buổi biểu diễn nghệ thuật thực sự đã trở thành những ngày hội lớn được
20
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
trang hoàng lộng lẫy, được tổ chức quy mô, đời sống xa hoa khiến các nước
khác phải thèm khát. Các nhà thơ, nhà văn đông đảo, ra sức đem tài năng và trí
tuệ ra để thi thố, phục vụ và kiếm sống. Các tác phẩm lớn bất hủ cũng ra đời. Vì
thế nền văn hóa Pháp thế kỉ này còn măng đặc điểm một nền văn hóa cung đình.
Năm 1683, Cônbe chết, tạo nên sự chuyễn hướng mới của đời sống vất chất
và tinh thần Pháp cuối thế kỉ XVII. Chính sách kinh tế Cônbe bị vứt bỏ, gánh
nặng về chi phí quân sự do chiến tranh Hà Lan, Anh dẫn đến sự suy sụp về kinh

tế. Còn vua Mặt trời Lu-i XIV ngày càng trở nên độc tài. Với bộ quần áo đi săn
Lu-i XIV bước vào Pháp viện và ngang nhiên tuyên bố: “Nhà nước chính là ta
đây”. Thế kỉ XVII đi vào giai đoạn suy tàn của nó với đói rét, chiến tranh và thất
nghiệp.
Cuộc tranh luận giữa phái cũ do Boalo đứng đầu và phái mới do Fongtonen
lãnh đạo nổ ra vào cuối thế kỉ và chấm dứt bằng sự thắng thế của phái
Fongtonen, đánh dấu một giai đoạn lịch sử mới: Giai đoạn nước Pháp chuyển
mình bước vào thời đại Ánh sáng.
Nói đến thế kỉ XVII ở Pháp, không thể không nói tới chủ nghĩa duy lí của
R.Đecacto – một thành tựu lớn mà giai cấp tư sản đạt được trong lĩnh vực triết
học.
Rone Đecacto (1596 – 1650) là nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng với nhiều
công trình nghiên cứu có giá trị và ông cũng là nhà văn, nhà triết học lớn. Ông
sáng lập chủ nghĩa duy lí mang tên ông, chỉ thừa nhận nhận thức lí tính là chân lí
duy nhất đúng của con đường nhận thức thực tiễn. Ông đề cao lí trí, coi lí trí là
sự thẩm định tối cao, mọi việc, mọi nhận xét đều phải đi qua con đường tư duy.
Một đóng góp quan trọng nữa của R.Đecacto là nghiên cứu của ông về con
người. Ông coi con người như là một bản chất tự nhiên được tạo thành bởi một
phần của tự nhiên và một phần của xã hội
Chủ nghĩa duy lí thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tư duy, của trí tuệ con
người, khẳng định con người và làm phá sản uy tín thần học. Nó là ngọn đèn
21
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
pha, là vũ khí chiến đấu sắc bén của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống
lại các tín điều tôn giáo mù quáng, chống lại các thế lực phong kiến thống trị.
Như vậy, thế kỉ XVII là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn học
thành văn của nhân dân, dân tộc Pháp. Với nhiều tác giả, nhiều tác phẩm văn
học xuất sắc trong thời kì này vẫn sống mãi trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật
hiện đại của thế giới.
2. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Môlie.

2.1. Cuộc đời của Môlie
A.Jang Baptixto Pocolanh (Môlie) sinh tại Pari, trong một gia đình tư sản
hầu cận nhà vua. Khoảng 1636 – 1639, ông được dạy dỗ chu đáo ở trường trung
học Clecmong nổi tiếng. Trong thời gian này, ông tỏ ra đặc biệt yêu thích văn
chương, nhiệt thành với triết học và chịu ảnh hưởng của Gaxangdi. Cha ông
định cho ông học luật và thừa kế chức vụ hầu cận nhà vua trong cung đình,
nhưng Pocolanh lại chọn sân khấu, gắn bó với một thứ nghề nghiệp thấp hèn vào
thời đó. Năm 1643 Pocolanh làm quen với nữ diễn viên Madolen Beja và cùng
với anh em nhà Beja xây dựng nên “Đoàn kịch Trứ danh”. Thiếu kịch bản, thiếu
diễn viên tốt, nên mặc dù đã hết sứs cố gắng nhóm thanh niên mê say sân khấu
này vẫn không thu được kết quả gì đáng kể. “Đoàn kịch Trứ danh” tan dã vào
năm 1645. Cuối năm đó, Pocolanh – lúc này đã lấy tên là Môlie quyết định cùng
anh em nhà Beja rời Pari về các tỉnh nhỏ.
Suốt 15 năm trời (1643 – 1658) khó khăn, thiếu thốn, Môlie và các bạn của
ông đi lang thang khắp nước Pháp. Dọc đường, sáp nhập với một đoàn khác,
đoàn kịch của Môlie đã đi qua và biểu diễn ở nhiều nơi. Mười lăm năm lưu lạc
giang hồ chính là thời gian chuẩn bị cho Môlie một sự nghiệp sáng tác lớn. Nó
giúp Môlie hiểu biết và tích lũy thêm nhiều thực tế cuộc sống và kinh nghiệm
sống trong xã hội Pháp vào lúc đang có vụ nổi loạn La Frongdo. Nó giúp Môlie
tiếp xúc rộng rãi với các gánh hát rong ở các địa phương, học tập ở họ, cạnh
tranh với họ. Nó giúp Môlie kiểm tra lại mình, nhận thức rõ về mình với tất cả
chỗ mạnh, chỗ yếu và hướng đi lâu dài. Môlie – người diễn viên, người đạo
22
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
diễn, người sáng tác kịch bản, người lãnh đạo đoàn kịch – đã trưởng thành lên từ
15 năm gian khổ không thể thiếu được đó.
Từ 1650, Môlie đã trở thành người đứng đầu đoàn kịch và đã có điều kiện
để xây dựng dần một số tiết mục sân khấu đặc sắc. Ông bắt đầu viết những kịch
hề và hài kịch trong đó vận dụng những kinh nghiệm của kịch mặt nạ Italia về kĩ
thuật, về hành động, về tính cách Những vở kịch đầu tay của Môlie – Chàng

ngốc (1655), Ghen (1656) báo hiệu một tài năng xuất sắc.
Thành công của đoàn kịch Môlie vang đến tận kinh đô Pháp. Năm 1658,
đoàn kịch được nhà vua cho gọi về Pari. Ở đây, Môlie ra mắt triều đình với vở
kịch hề Thầy thuốc si tình. Kịch được trình diễn có kết quả, đoàn kịch Môlie
được giữ lại ở Pari và được dành cho rạp hát của triều đình là Poti Buocbong để
biểu diễn. Sau một năm hoạt động, vừa diễn những vở cũ, vừa tuyển mộ thêm
những diễn viên mới có tài, năm 1659 Môlie đưa lên sân khấu vở kịch Những ả
kiểu cách rởm. Tác giả bị bọn quý tộc phong kiến căm ghét mặc dù ông chỉ đả
kích bọn “giả làm quý tộc”.Từ đây, cuộc đời Môlie bước vào một giai đoạn mới
– đấu tranh xây dựng một nền nghệ thuật sân khấu dân tộc, hiện thực, tiến bộ.
Những tác phẩm lớn của Môlie ra đời liên tiếp, mỗi vở kịch là một đòn giáng
mạnh vào bọn quý tộc, nhà thờ và chế độ chuyên chế. Cũng vì thế, Môlie không
ngừng phải chống trả quyết liệt với phản ứng điên cuồng của những lực lượng
thù địch. Đồng thời, Môlie lại phải luôn đương đầu với những tác gia, những
diễn viên kình địch không ngớt lên án ông là không tôn trọng quy tắc cổ điển,
báng bổ tôn giáo, vi phạm quy tắc hợp thức và làm hại khiếu thẩm mĩ. Quá trình
đấu tranh đã khiến Môlie trở thành nhà sáng tác vĩ đại, nhà nghệ sĩ lão luyện,
nhà tổ chức và nhà giáo dục có tài.
Năm 1662, Môlie cho diễn Trường học làm vợ lên án quan điểm phong kiến
vô nhân đạo, trái tự nhiên, vô hiệu quả trong việc giáo dục phụ nữ. Vở kịch
khiến bọn phản động tức tối, xúm lại chống Môlie. Cả những thành viên của rạp
Oten do Buocgonho cũng rất hăng hái trong vụ này. Chỉ có Boalo là người vẫn
nhiệt tình bênh vực Môlie. Trả lời những thế thù địch thuộc đủ các loại, Môlie
23
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
viết hai vở kịch ngắn: Phê bình trường học làm vợ và Kịch ứng tác ở Vecxay
(1663) vẽ lên bức tranh châm biếm về các nhà phê bình và giễu cợt một số điển
hình xã hội.
Trong giai đoạn 1664 – 1666, Môlie viết ba vở hài kịch lớn với những tư
tưởng triết học và xã hội phong phú: Tactuyp (1664), Đông Juang (1665), Anh

ghét đời (1666). Đây là những đòn trí mạng đối với nhà thờ, giai cấp quý tộc và
xã hội Pháp cuối thế kỉ XVII. Những thế lực phản động được triều đình che chở
lập tức la ó om xòm, hùa nhau tìm cách đe dọa, hành hung Môlie. Đây là giai
đoạn đấu tranh căng thẳng nhất của Môlie.
Sau đó cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Môlie bớt sôi động hơn với
những vở Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), Những bà thông
thái (1672), Người bệnh tưởng (1673) Nhiều lần tính mạng bị đe dọa và xúc
phạm nhưng may mắn thay Môlie luôn được vua Lui-XIV ưu ái và che trở cho
ông.
Ngày 17/11/1673, trong đêm diễn thứ tư vở Người bệnh tưởng, đóng vai
nhân vật chính, Môlie đã kiệt sức trên sân khấu. Ông được đưa ngay về nhà và
chỉ hơn một giờ sau thì chết. Nhà thờ vốn thù ghét Môlie, nay ngăn cản việc mai
táng ông theo nghi thức của tôn giáo. Vợ ông phải phục xuống chân vua Lui
XIV hết lời cầu khẩn nhờ nhà vua giúp đỡ mới được phép chôn ông vào lúc đêm
khuya, ở nghĩa địa của nhà thờ.
24
Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Trường
Môlie và vua Lui XIV
Đời hoạt động của Môlie là cuộc đời, một mặt thì kiên trì rèn luyện trong
thực tế vĩ đại của nhân dân, một mặt thì đấu tranh không khoan nhượng với
những lực lượng xã hội đen tối, cống hiến trọn vẹn cho nghệ thuật chân chính.
Chỉ riêng cuộc đời ấy cũng khiến Môlie trở nên bất hủ.
2.2. Sự nghiệp sáng tác của Môlie
Trong 30 năm hoạt động sân khấu, quá trình sáng tác của Môlie đã hình
thành qua bốn giai đoạn chính:
* Giai đoạn thứ nhất: 1645 – 1658
Đây là giai đoạn lang thang, phiêu bạt của Môlie. Sáng tác chủ yếu là kịch
hề. Phần lớn kịch bản đã thất lạc cả. Một vở còn giữ lại được: Thằng ngốc
(1655). Đây là vở kịch 5 màn, sáng tác theo nguyên tắc kịch hề, cốt chuyện
mượn được của văn học Italia. Kịch đã chắp vá vụn vặt các sự kiện. Tính cách

nhân vật chưa hình thành rõ. Nhiều trò hề được đưa lên sân khấu. Đáng chú ý là
nhân vật Maxcarin. Đây là hình ảnh người bình dân có địa vị xã hội thấp, nhưng
bản chất tốt, có tài năng có trí tuệ vượt xa các nhân vật thuộc tầng lớp trên. Bằng
mưu trí, tính tích cực, năng động, Maxcarin đã giúp cho đôi trai gái yêu nhau
vượt qua được những trở ngại do ông bố keo kiệt gây ra, thỏa mãn được nguyện
25

×