BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
HOÀNG THỊ HƯƠNG
PHONG TRÀO NHÂN DÂN CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sơn La, năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
HOÀNG THỊ HƯƠNG
PHONG TRÀO NHÂN DÂN CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Bùi Mạnh Thắng
Sơn La, năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Bùi Mạnh Thắng - người đã
trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ
trong quá trình thu thập tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, hồn
thành khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Sử - Địa cùng các bạn
sinh viên Lớp K50 ĐHSP Lịch sử đã giúp đỡ trong thời gian nghiên cứu.
Khóa luận này chắc chắn khơng tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng các bạn.
Sơn La, tháng 5 năm 2013
Tác giả
Hoàng Thị Hương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
3.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 3
4.1. Cơ sở tài liệu ............................................................................................... 3
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 3
5. Bố cục đề tài ................................................................................................... 4
Chương 1. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH PHONG TRÀO NHÂN DÂN
CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975) ................................................ 5
1.1. Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
........................................................................................................................... 5
1.2. Vị trí của cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thập kỉ 50 ................. 7
1.3. Việt Nam trong chiến lược của Mỹ - Xơ - Trung ......................................... 8
1.4. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa .................. 12
Chương 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO NHÂN
DÂN CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975)................................. 16
2.1. Phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến
chống Mỹ của Việt Nam trong những năm 1954 - 1965 ................................... 16
2.2. Phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến
chống Mỹ của Việt Nam trong những năm 1965 - 1968 .................................. 19
2.3. Phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến
chống Mỹ của Việt Nam trong những năm 1968 - 1973 .................................. 26
2.4. Phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến
chống Mỹ của Việt Nam trong những năm 1973 - 1975 ................................. 29
Chương 3. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO
NHÂN DÂN CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975) ................................. 32
3.1. Tính chất phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc
kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam............................................................... 32
3.2. Đặc điểm phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc
kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam............................................................... 35
3.3. Vai trò phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng
chiến chống Mỹ của Việt Nam ......................................................................... 39
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 46
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng Việt Nam ln chịu tác động của tình hình thế giới, của các
mối quan hệ quốc tế và khu vực. Ngược lại, quá trình vận động của cách mạng
Việt Nam cũng tác động trở lại tình hình thế giới và khu vực. Từ khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời, nhất là khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành
lập (2/9/1945), công tác đối ngoại luôn là một hoạt động quan trọng. Quan điểm
đối ngoại nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là: kiên trì đồn kết quốc
tế, đồng thời nêu cao tinh thần độc lập tự chủ. Trong những năm kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, Đảng ta chủ trương bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải
thực hiện cho được sự đoàn kết liên minh với các lực lượng cách mạng trên thế
giới, phải chăm lo vun đắp và phát triển sự đoàn kết giữa Việt Nam với các nước
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xơ, Trung Quốc, lấy đó làm
cơ sở, làm hạt nhân để mở rộng đoàn kết với tất cả những lực lượng cách
mạng, hịa bình, dân chủ và tiến bộ khác trên thế giới.
Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bảo vệ các quyền dân
tộc thiêng liêng, bảo vệ các giá trị nhân bản, trong cuộc đối đầu lịch sử với
một đối phương mạnh hơn gấp nhiều lần, có tiềm lực kinh tế vượt trội, nhân
dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân tiến bộ các
nước trên thế giới. Mặt trận quốc tế ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm
lược rộng lớn, bao gồm mặt trận nhân dân Đông Dương, phong trào và các
nước độc lập dân tộc, phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, phong
trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh... Nhưng quan trọng, mạnh mẽ và hiệu
quả nhất là hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. "Dù đứng trên quan điểm
nào mọi người đều thừa nhận một điều rằng Việt Nam đánh được và thắng
được Mỹ chủ yếu là do nội lực của Việt Nam, bên cạnh đó, cần kể đến sự giúp
đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, mà trước hết là hai nước lớn Liên Xô và
Trung Quốc" [7;127].
Sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đã tác động
mạnh đến nội bộ nước Mỹ, gây thêm khó khăn cho đế quốc Mỹ trong quá trình
tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Phong trào ủng hộ của nhân dân các
nước xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ mạnh mẽ, đồng thời tăng cường thực lực chiến
đấu cho nhân dân Việt Nam. Phong trào cịn có vai trị trong thực tiễn khơng chỉ
từng bước dẫn đến sự tăng cường đoàn kết giữa các nước trong hệ thống xã hội
chủ nghĩa mà còn dẫn đến sự tăng cường đoàn kết các lực lượng cách mạng thế
giới trên cơ sở chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ.
1
Xuất phát từ vai trò to lớn của phong trào ủng hộ của nhân dân các nước xã
hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, từ những tích
cực mà phong trào mang lại, và những dư âm mà nó để lại cho nhân dân Việt
Nam, tơi mạnh dạn lựa chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, việc tìm hiểu về phong trào ủng hộ của nhân dân các
nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam đã thu
hút sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học...
Năm 1967, tác giả Lưu Qúy Kỳ cho ra đời cuốn Phong trào nhân dân thế
giới chống Mỹ ủng hộ Việt Nam. Sách đã đề cập tới những phong trào của các
nước xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam, để đi tới khẳng
định đó là một phong trào có quy mơ rộng lớn, và nguyên nhân chính làm cho
phong trào nhân dân thế giới chống Mỹ ủng hộ Việt Nam ngày càng phát
triển mạnh mẽ.
Năm 1973, Ty Thơng tin Văn hóa Quảng Bình xuất bản cuốn Thế giới ca
ngợi và ủng hộ Việt Nam. Tác phẩm đã khái quát sự giúp đỡ quý báu của nhân
dân thế giới, trong đó có sự giúp đỡ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa về
vật chất và tinh thần cho nhân dân Việt Nam cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Năm 1975, Nhà xuất bản Sự thật cho ra đời cuốn Việt Nam đất nước anh
hùng. Sách đã đề cập đến đất nước Việt Nam - một đất nước giàu đẹp, một dân
tộc anh hùng, đã trải qua nhiều thử thách, chiến đấu anh dũng để giành độc lập
dân tộc. Cuộc chiến đấu đó được cả loài người cổ vũ - ủng hộ.
Năm 1995, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã xuất bản cuốn sách Tổng
kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Thắng lợi và bài học. Cuốn sách viết
về những bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt
Nam và những bài học kinh nghiệm được đúc kết lại sau cuộc kháng chiến,
trong đó đề cập đến bài học đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh của thời đại.
Năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách Chiến
tranh cách mạng 1945 - 1975: Thắng lợi và bài học. Cuốn sách đã đề cập đến sự
viện trợ của quốc tế cho Việt Nam trong những năm 1954 - 1975.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh cho ra đời cuốn Cuộc kháng chiến
chống Mỹ của Việt Nam - tác động của những nhân tố quốc tế. Cuốn sách đã
nêu lên những nhân tố quốc tế tác động đến cuộc chiến tranh, quan hệ Mỹ - Xô Trung và chiến tranh Việt Nam; sự giúp đỡ và ủng hộ của hệ thống xã hội chủ
nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc và Mặt trận nhân dân thế giới đối với cuộc
2
kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam.
Những tài liệu trên mặc dù khơng trực tiếp đi sâu tìm hiểu phong trào ủng
hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa nhưng đã cung cấp cho tôi những tài
liệu hết sức quan trọng, là tiền đề, là cơ sở để tơi hồn thành khóa luận này.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ủng hộ của nhân dân các nước xã hội
chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ nguyên nhân, quá trình phát triển của phong trào ủng hộ của
nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của
Việt Nam.
- Làm rõ tính chất đặc điểm, vai trị của phong trào ủng hộ của nhân dân
các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: các nước xã hội chủ nghĩa nơi diễn ra các hoạt động ủng hộ
cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam.
Thời gian: những năm Việt Nam kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975).
4. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở tài liệu
Cơ sở tài liệu là nguồn tư liệu chính thống, bao gồm: các giáo trình, các
sách chuyên khảo về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), về
hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước; các bài báo khoa học; hồi kí, hồi
ức của các nhân chứng lịch sử...
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm của Đảng, Nhà nước trong
nghiên cứu lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng hai
phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh
đó, để dựng lại chi tiết, hồn chỉnh về phong trào ủng hộ của nhân dân các nước
xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam tơi cịn sử
3
dụng các phương pháp khác để hỗ trợ như: phương pháp thống kê, so sánh, phân
tích, miêu tả, tường thuật...
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận khóa luận gồm ba chương:
Chương 1. Ngun nhân hình thành phong trào nhân dân các nước xã hội
chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam (1954 - 1975)
Chương 2. Quá trình phát triển của phong trào nhân dân các nước xã hội
chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam (1954 - 1975)
Chương 3. Tính chất, đặc điểm, vai trị phong trào nhân dân các nước xã
hội chủ nghĩa ủng cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam (1954 - 1975)
4
Chương 1
NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH PHONG TRÀO
NHÂN DÂN CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM
(1954 - 1975)
1.1. Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa và Mỹ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống các nước nước xã hội chủ nghĩa
được củng cố thêm và mở rộng từ Âu sang Á, là thành trì cho hồ bình và an
ninh của các dân tộc. Chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam) góp phần quan
trọng làm suy yếu một bước chủ nghĩa đế quốc. Đây là một trong những thời cơ
thuận lợi để các nước xã hội chủ nghĩa tranh thủ xây dựng tiềm lực của mình.
Tình hình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, khoa học - kỹ thuật ở
các nước xã hội chủ nghĩa đã tạo cho các nước này một vị thế mới, làm cho so
sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới thay đổi lớn, có
lợi cho hồ bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của các
đảng cộng sản, mối đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các tơn giáo ở mỗi nước,
tình đồn kết quốc tế, sự giúp đỡ lẫn nhau, ý chí đấu tranh kiên quyết vì hồ
bình và tiến bộ xã hội, đã nâng cao uy tín các nước xã hội chủ nghĩa trên trường
quốc tế. Các nước xã hội chủ nghĩa đã làm nên những kỳ tích trong lịch sử nhân
loại nửa đầu thế kỉ XX: thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917);
chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật của nhân dân Liên Xô (1941 - 1945);
cách mạng Trung Quốc thành cơng, nước Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa ra đời
(1949); Cách mạng tháng Tám (1945) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của
Việt Nam đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, mở đầu sự tan rã khơng gì
cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi tồn thế giới. Những sự kiện
đó đã làm thức tỉnh loài người tiến bộ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của
các dân tộc bị chủ nghĩa đế quốc, thực dân áp bức bóc lột ở các nước thuộc địa và
phụ thuộc vùng lên đấu tranh tự giải phóng mình. Đồng thời nó kích thích đến cao
độ phong trào đòi dân chủ, cải thiện đời sống, địi quyền bình đẳng của giai cấp
cơng nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và phong trào giải phóng
dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã làm cho chủ nghĩa đế quốc, đứng
đầu là Đế quốc Mỹ lo sợ.
5
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ giàu mạnh lên nhanh chóng về kinh tế,
quân sự, khoa học - kĩ thuật, trở thành tên sen đầm quốc tế, kẻ bóc lột lớn nhất
và là tên trùm chủ nghĩa thực dân mới. Mỹ có tham vọng làm bá chủ thế giới.
Trong khi đó nhiều vấn đề của nội bộ nước Mỹ như những cuộc khủng hoảng
kinh tế, tài chính (1953 - 1954, 1957 - 1958), nạn thất nghiệp, tệ phân biệt màu
da, những cuộc khủng bố gây mất trận tự an ninh xã hội không được khắc phục.
Nhằm giải quyết vấn đề trên, chính quyền Mỹ lại hướng các chủ trương của họ
vào việc chống chủ nghĩa cộng sản ở khắp các châu lục.
Làm bá chủ thế giới là tham vọng từ lâu của chủ nghĩa đế quốc, nhưng
trong lịch sử của thế giới tư bản chưa có đế quốc nào có điều kiện đặc biệt thuận
lợi như Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thế giới trước kia và trong thế kỉ
XX là một cộng đồng nhiều quốc gia, do đó tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, để
giành quyền làm bá chủ một thế giới như vậy không phải chỉ có sức mạnh qn
sự, kinh tế và chính trị, mà cịn cần phải có một chiến lược tồn cầu phù hợp,
một chính sách xâm nhập và bành trướng khơn khéo. Đó là điều khó khăn đối với
Mỹ hồi đó, tuy rằng Mỹ là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài tri thức, nhiều nhà khoa
học lỗi lạc, nhưng những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ phải tập
trung chất xám, động viên lực lượng trí tuệ để phát triển kinh tế về khoa học - kỹ
thuật quân sự, tạo cơ sở cho những năm sau cho ra đời được chiến lược toàn cầu.
Chiến lược toàn cầu của Mỹ ra đời trong bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh
thế giới thứ hai có nhiều biến động. Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa vừa chiến
thắng phát xít, uy tín quốc tế đang lên cao, tuy bị tàn phá nhiều, nhưng vẫn nắm
ưu thế về quân sự và vũ khí thơng thường. Các nước dân chủ nhân dân lần lượt
ra đời, được Liên Xô ủng hộ và bắt đầu hình thành một hệ thống thế giới.
Phong trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản đang trên đà phát triển.
Phong trào giải phóng dân tộc lên cao. Trong lúc đó các trung tâm tư bản chủ
yếu ở châu Âu và Nhật Bản chưa được củng cố và phục hồi, tập hợp lại. Bối
cảnh lịch sử đó đặt chiến lược tồn cầu Mỹ xuất phát từ thế phòng ngự. Định
đề trung tâm của học thuyết Truman là ngăn chặn sự bành trướng của chủ
nghĩa cộng sản. Đó cũng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong chiến lược toàn
cầu của đế quốc Mỹ. Coi Liên Xô là đối tượng chủ yếu và lập luận rằng các
nước dân chủ nhân dân được Liên Xô ủng hộ là chư hầu, tay sai của Liên Xô,
coi các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc cũng là tay sai của cộng sản
do Matxcơva điều khiển. Do vậy chiến lược của Mỹ là phải bao vây và ngăn
chặn Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đồng thời phải chống lại phong trào giải
phóng dân tộc. Mỹ gây ra chiến tranh lạnh chống Liên Xô và thành lập Liên
minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (1949).
6
1.2. Vị trí của cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thập kỉ 50
Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, cùng với hai nước Lào và Campuchia ở
trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam rộng hơn 33
vạn km2 với 3/4 diện tích là đồi núi, có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ, bờ biển
dài 3.260 km với vùng thềm lục địa rộng lớn. Dưới lòng đất và thềm lục địa của
Việt Nam chứa nhiều tài nguyên phong phú vàng, bạc, đá quý, đồng, dầu mỏ,
khí đốt... Nằm trên một địa bàn chiến lược quan trọng, vừa tiếp giáp với Thái
Bình Dương vừa nối liền với lục địa Á - Âu. Việt Nam án ngữ một phần quan
trọng con đường thông thương chiến lược hàng hải từ Đông Bắc Á xuống Đông
Nam Á, từ Tây Thái Bình Dương sang Đơng Ấn Độ Dương và đường hàng
khơng trực tiếp giữa Thái Bình Dương và Nam Á. Việt Nam được Mỹ đánh giá
là một vị trí sống cịn trong trận tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam ngày 7/5/1954 là một trong
những sự kiện nổi bật của phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức nửa
đầu thế kỉ XX, làm “chấn động địa cầu”. Một nước thuộc địa nửa phong kiến
vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị áp bức, bóc lột đến kiệt quệ suốt gần một thế kỉ, đã
đánh bại hoàn toàn quân đội xâm lược nhà nghề của một đế quốc lớn. Chiến
thắng của Việt Nam đã làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ ở Đơng Dương, có tác
động to lớn đến phong trào cách mạng thế giới nói chung và phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh nói riêng. Những bài học rút ra từ
cách mạng Việt Nam đã được các lực lượng cách mạng trên thế giới chú trọng
nghiên cứu và vận dụng trong cuộc đấu tranh của mình.
Ở châu Phi, chiến thắng của nhân dân Việt Nam có sức động viên, cổ vũ
mạnh mẽ, củng cố niềm tin của họ vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giành
lại độc lập dân tộc. Bài học về đoàn kết đấu tranh theo một đường lối đúng đắn
với quyết tâm chiến đấu cho độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam đã góp
phần làm chuyển biến phong trào giải phóng dân tộc sang một giai đoạn phát
triển sơi nổi, tích cực và liên tục. Trước đây, do âm mưu chia rẽ của đế quốc và
tay sai của chúng, do thiếu kinh nghiệm, phong trào đấu tranh ở nhiều nước châu
Phi thường chưa xây dựng được khối đoàn kết giữa các lực lượng; mặt trận dân
tộc thống nhất chưa hình thành; tình trạng bè phái, chia rẽ cịn nặng; có nơi đảng
cộng sản cịn bị cô lập. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã gợi lên cho nhân dân,
trước hết là các lực lượng cách mạng ở châu Phi những suy nghĩ mới về đường
lối và phương pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Ở châu Á, thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh,
nghị lực cho phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức. Nó
7
chứng minh rằng lực lượng đi xâm lược của bọn thực dân hùng mạnh được trang
bị vũ khí hiện đại vẫn có thể bị lực lượng cách mạng đánh bại.
Ở Mỹ Latinh, tiếng súng Điện Biên đã làm sục sôi thêm những tình cảm
cách mạng và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của nhân dân Cuba cũng như
nhân dân nhiều nước khác. Những kinh nghiệm kháng chiến của Việt Nam được
lực lượng cách mạng ở Mỹ Latinh coi là “ánh đèn pha chiếu rọi” cho hàng triệu
người đang đấu tranh chống áp bức, bóc lột.
Hơn nữa từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, cuộc đấu tranh
giữa các lực lượng lao động với tư bản, giữa các lực lượng dân chủ với các lực
lượng phản động ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng nổi lên và ngày càng sôi nổi.
Từ khi đế quốc Mỹ nhảy vào Việt Nam, Việt Nam trở thành điểm nóng của
thế giới, trở thành nơi tập trung mâu thuẫn cơ bản của thế giới (giữa hai hệ
thống xã hội - xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa), cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của nhân dân ta trở thành cuộc đọ sức điển hình, thành tiêu điểm
của cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng trên
thế giới, là cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc mang tính thời đại sâu sắc. Cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam được cả thế giới quan tâm và
theo dõi.
1.3. Việt Nam trong chiến lược của Mỹ - Xơ - Trung
Về phía Mỹ
Từ khi Mỹ chính thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh (3/1947), Mỹ và
Liên Xô luôn coi châu Âu là khu vực trọng tâm chiến lược trong cuộc đấu tranh
nhằm hạn chế sức mạnh và phạm vi ảnh hưởng của đối phương. Trong bối cảnh
đó, châu Á - nơi đang diễn ra những cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân
các nước thuộc địa được coi là “khu vực biên duyên” chiến lược. Tuy nhiên,
cùng với sự biến đổi của tình hình quốc tế, châu Á dần trở thành địa bàn xung
đột giữa hai siêu cường Mỹ, Xô và là nơi diễn ra những cuộc đấu tranh gay gắt
giữa hai hệ thống trên thế giới. Theo đó, vị trí của bán đảo Đơng Dương trong
chiến lược của Mỹ và Liên Xô cũng bắt đầu có sự thay đổi. Việt Nam từng bước
trở thành địa bàn quan trọng trong các cuộc cạnh tranh quyền lực của hai siêu
cường ở châu Á. Ban đầu, ở bán đảo Đông Dương, mà trọng điểm là Việt Nam,
sự ảnh hưởng của xung đột Đông - Tây là khá mờ nhạt. Tuy nhiên, cùng với sự
leo thang của chiến tranh lạnh, sự biến đổi phức tạp của tình hình quốc tế đã dẫn
đến sự thay đổi chính sách về Đông Dương của cả Mỹ và Liên Xô.
8
Từ đầu năm 1950, giới cầm quyền Mỹ đã từng bước nhận thức lại vị trí
chiến lược của Việt Nam, coi đây là chiến tuyến quan trọng để chống lại “sự
bành trướng của chủ nghĩa cộng sản” ở khu vực châu Á. Do vậy, Mỹ đã tiến
hành can thiệp ngày càng sâu vào Việt Nam. Sự thay đổi về chiến lược của Mỹ
ở Việt Nam xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, sau thắng lợi của
chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc, cùng với việc nước Trung Hoa mới công khai
ủng hộ cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam và ảnh hưởng của
thuyết “Đôminô”, giới cầm quyền Mỹ cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ như một
cơn sóng lan nhanh xuống khu vực Đơng Nam Á và tồn bộ châu Á. Vì vậy, các
chiến lược gia của Mỹ đã xác định Đông Dương trở thành bộ phận quan trọng
trên tuyến ngăn chặn của Mỹ ở châu Á. Họ cũng cho rằng, Đông Nam Á là khu
vực có tầm sinh tử đối với an ninh của Mỹ. Tháng 2/1950, Uỷ ban An ninh quốc
gia của Mỹ đã ra văn kiện số 64 (NSC - 64), xác định Đông Dương là khu vực
then chốt của Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ cũng
đã cảnh báo nếu để cho chủ nghĩa cộng sản chinh phục khu vực này thì Mỹ sẽ
phải chịu một thảm bại chính trị to lớn mà ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn trên
khắp thế giới. Thứ hai, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và cục diện quốc tế trong
cuộc chiến tranh này cũng là một nhân tố quan trọng làm thay đổi chính sách
của Mỹ về Đơng Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Có thể nói, cuộc
chiến tranh Triều Tiên đã ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Đơng
Dương dưới một hình thức gián tiếp nhưng rất quan trọng. Khi nghiên cứu về
ảnh hưởng của chiến tranh Triều Tiên đối với chiến lược của Mỹ, các nhà
nghiên cứu cho rằng “những hạn chế về chính trị trong cuộc chiến tranh Triều
Tiên đã chọc tức các tổ chức quân sự của Mỹ và đã ảnh hưởng đến những kiến
nghị của họ về việc can thiệp vào Đơng Dương” và rằng “sự dính líu của Mỹ ở
Triều Tiên đã hoàn thiện việc làm thay đổi thứ tự ưu tiên của Mỹ ở Đơng
Dương” [6;34]. Có thể nói, dưới tác động của những nhân tố chủ quan và khách
quan nói trên, Việt Nam nói riêng và Đơng Dương nói chung ngày càng chiếm
vị trí quan trọng trong chiến lược của Mỹ, mặc dù nơi đây vẫn không được coi là
khu vực trung tâm mà chỉ là vùng “ngoại vi” của Chiến tranh lạnh.
Từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX, trước sự phát triển mạnh mẽ của
phong trào cách mạng trên thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng,
Mỹ e ngại và đã tìm mọi cách để ngăn chặn làn sóng ảnh hưởng này. Ngay từ
đầu những năm 50, Mỹ đã can thiệp tích cực vào chiến tranh Đơng Dương.
Ngay sau khi thực dân Pháp thất bại, Mỹ đã nhảy vào lấp chỗ trống ở miền Nam
Việt Nam.“Trước Quốc hội, các học giả Mỹ kết luận: nguyên nhân chiến tranh
Việt Nam là bắt nguồn từ chiến lược và chính sách xâm lược của Mỹ” [12;124].
9
Âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là tiêu diệt bằng được phong trào yêu
nước và cách mạng Việt Nam, thơn tính miền Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài
Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân
sự của Mỹ, lập một phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông
Nam châu Á, đồng thời lấy miền Nam Việt Nam làm căn cứ tiến công miền Bắc
- tiền đồn chủ nghĩa xã hội ở Đơng Nam Á, hịng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã
hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa. Năm đời Tổng
thống Mỹ (Aixenhao, Kennơđi, Giơnxơn, Níchxơn, Pho) kế tiếp nhau đã theo
đuổi âm mưu đó bằng con đường chiến tranh, ngoan cố bám lấy chính sách thực
dân mới và lao vào cuộc phiêu lưu quân sự chống Việt Nam. Đất nước Việt
Nam trở thành nơi thử thách sức mạnh và uy tín của đế quốc Mỹ như chính bản
thân giới cầm quyền của Mỹ xác nhận. Chiến tranh xâm lược Việt Nam là một
bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ.
Mỹ muốn chứng tỏ rằng lực lượng quân sự và sức mạnh kinh tế khổng lồ của họ
có thể khuất phục Việt Nam, từ đó đè bẹp phong trào giải phóng dân tộc và chặn
đứng bước tiến của chủ ngĩa xã hội các nơi trên thế giới.“Ông Kissingger lập
luận, sở dĩ có cuộc chiến tranh này là vì chính sách thích áp đặt những sở thích
của chúng ta cho người khác. Do đó, nếu người Việt Nam khơng coi trọng sự
khôn ngoan của chúng ta, thế là chúng ta quyết định dùng sức mạnh ưu thế của
mình để bắt họ phải làm theo ý muốn của chúng ta” [12;124].
Mục tiêu của Mỹ khơng phải chỉ có Việt Nam và Đơng Dương, mà là tồn
bộ vùng Đơng Nam Á. Vì đây là một trong những khu vực giàu tài nguyên và
nguồn nhân công rẻ mạt nhất thế giới.
Hơn nữa, tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ không chỉ
nhằm đánh bại cách mạng Việt Nam mà còn rút kinh nghiệm đối phó với cách
mạng thế giới, ngăn đe phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng
thời tranh giành ảnh hưởng với các đế quốc khác trên các lục địa. Rõ ràng vì
mục tiêu chiến lược toàn cầu mà Mỹ nhảy vào Việt Nam. Trọng tâm trong chiến
lược toàn cầu của Mỹ trước sau vẫn là châu Âu. Song Việt Nam vẫn là khu vực
nóng bỏng nhất khu vực Đông Nam Á, cho nên việc điều chỉnh chiến lược toàn
cầu của Mỹ gắn liền với sự phát triển của chính sách và chiến lược của Mỹ ở
Việt Nam. Đặc biệt từ khi Mỹ trực tiếp đưa quân viễn chinh xâm lược miền
Nam, phát động cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, một thành viên
của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, thì cuộc chiến tranh đó khơng chỉ là
của riêng dân tộc Việt Nam.
10
Về phía Liên Xơ
Cùng với sự thay đổi về chiến lược Đông Dương của Mỹ, các nhà lãnh đạo
Liên Xô cũng dần nhận thức được tầm quan trọng của Đông Dương nói chung,
Việt Nam nói riêng, trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở châu Á.
Do vậy, Liên Xô đã đi từ chỗ không can dự vào Đơng Dương đến chỗ thể hiện
sự ủng hộ của mình đối với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm
lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trước âm mưu và hành động của Mỹ, Liên Xô - nước đứng đầu phe xã hội
chủ nghĩa - không thể khoanh tay đứng ngồi cuộc, chiến lược của Liên Xơ lúc
này là giữ gìn hịa bình, tạo mơi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, tạo hịa hỗn Đơng - Tây, hịa hỗn với Mỹ, Liên Xô đặt
cao nhiệm vụ giúp Việt Nam đánh Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt
Nam phù hợp với chiến lược của Liên Xơ, kiềm chế Mỹ, góp phần làm cho Mỹ
suy yếu, tạo điều kiện để Liên Xô vươn lên cân bằng với Mỹ. Liên Xô giúp Việt
Nam vì lợi ích chiến lược đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với một đồng minh xã
hội chủ nghĩa thân cận. Giúp Việt Nam, vị thế của Liên Xô trong phong trào
cách mạng thế giới càng được nâng cao và cũng để bác bỏ mưu toan của Trung
Quốc dùng vấn đề giúp Việt Nam để hạ bệ Liên Xô. Về lâu dài, Liên Xơ xây
dựng quan hệ gắn bó với Việt Nam, lấy Việt Nam làm bàn đạp phát triển quan
hệ với Đông Nam Á. Liên Xô đã ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của Việt
Nam về cả vật chất lẫn tinh thần.
Trong những năm 50, Liên Xô đã thông qua Trung Quốc để ủng hộ Việt
Nam và từ những năm 60, Liên Xơ đã có sự viện trợ trực tiếp về kinh tế và quân
sự cho Việt Nam.
Về phía Trung Quốc
Chiến tranh Việt Nam liên quan trực tiếp đến Trung Quốc. Mỹ là kẻ thù
của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai nước căng thẳng từ chiến tranh Triều Tiên
(1950-1953). Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản
với Đông Nam Á. Mỹ lao vào chiến tranh Việt Nam với chiến lược toàn cầu,
ngăn chặn chủ nghĩa xã hội, ngăn chặn Trung Quốc. Mỹ xâm lược Việt Nam
đưa chiến tranh sát biên giới Trung Quốc, uy hiếp an ninh Trung Quốc từ phía
Nam. Việt Nam là đồng minh thân thiết của Trung Quốc từ ngày cách mạng
Trung Quốc thành công. Trung Quốc hết lòng chi viện cho Việt Nam vừa là
nghĩa vụ đối với đồng minh vừa vì lợi ích chiến lược, kiềm chế ngăn chặn Mỹ,
làm cho Mỹ suy yếu, đảm bảo an ninh của Trung Quốc. Trung Quốc cũng tính
tốn, do vai trị quan trọng của mình, đến một lúc nào đó, họ có thể phát huy vai
11
trị nước lớn trong một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh. Khi giúp Việt
Nam, Trung Quốc cũng tính đến vị thế của mình trong phong trào cách mạng thế
giới, đồng thời cũng muốn phá ý đồ của Liên Xơ độc quyền nắm ngọn cờ giúp
Việt Nam.
1.4. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, mong muốn các nước xã hội chủ nghĩa
anh em, trước hết là hai nước Liên Xơ, Trung Quốc có những biểu thị về tinh thần
và trên thực tế để tạo thế mạnh cho Việt Nam và áp đảo thái độ hung hăng của
Mỹ. Trong giai đoạn cách mạng mới, Việt Nam coi trọng việc củng cố và phát
triển quan hệ hữu nghị, hợp tác anh em với các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết
là Liên Xô, Trung Quốc, đồng minh và chỗ dựa chủ yếu của mình. Trung Quốc là
láng giềng gần gũi của Việt Nam. Liên Xơ cịn là đồng Chủ tịch Hội nghị
Giơnevơ, Ba Lan là thành viên của ủy ban kiểm sốt và giám sát quốc tế…
Việc tìm kiếm bạn đồng minh của Việt Nam không phải đến khi cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước nổ ra mới có, mà từ trước đó. Từ ngày 14 đến
ngày 28/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân
Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên tồn quốc.
Ngày 2/9/1945, tại cuộc mít tinh ở Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tun ngơn Độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân
tộc Việt Nam. Tuy nhiên vừa mới ra đời, nước Việt Nam đã đứng trước mn
vàn khó khăn về đối nội cũng như đối ngoại. Đảng Cộng sản Đông Dương sớm
xác định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh,
đồng thời tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của bên ngoài, liên hệ mật thiết với anh em
và bạn bè trên thế giới. Tuy nhiên, nước Việt Nam vừa mới ra đời chưa được một
quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Ngay sau khi Thủ
đô Hà Nội được giải phóng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tạo mọi điều
kiện thuận lợi để các nước xã hội chủ nghĩa sớm đặt đại sứ quán ở Hà Nội. Đồng
thời Việt Nam cũng lần lượt đặt đại sứ quán ở các nước này.
Để tạo điều kiện thuận lợi và kêu gọi các nước trên thế giới công nhận nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra lời tun bố: "Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam
căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa sẵn sàng
đặt quan hệ ngoại giao với nước nào trọng bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và
chủ quyền quốc gia của Việt Nam để cùng nhau bảo vệ hịa bình, xây đắp dân
chủ thế giới" [9;35].
12
Ngay sau đó, ngày 15/1/1950, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tun bố:
"Cơng nhận Chính phủ nhân dân Trung Quốc do Chủ tịch Mao Trạch Đông
lãnh đạo và quyết định kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi đại
sứ với Chính phủ và nhân dân Trung Quốc" [9;16]. Đáp lại, ba ngày sau, ngày
18/1/1950, nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa tun bố cơng nhận Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện này đã mở đường cho một loạt nước dân chủ khác
trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Liên Xơ
(30/1/1950); Cộng hịa Nhân dân Rumani và Cộng hịa Dân chủ Đức (3/2/1950);
Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (4/2/1950); Cộng hịa Nhân dân Bungari
(8/2/1950) ... Uy tín của nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa được nâng cao trên
trường quốc tế và Việt Nam trở thành "tiền đồn trên phịng tuyến chống đế quốc
ở Đơng Nam Á". Từ đó các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xơ, Trung
Quốc tích cực ủng hộ giúp đỡ Việt Nam về vật chất, vũ khí, phương tiện chiến
tranh cũng như về kinh nghiệm chiến đấu và được Việt Nam sử dụng có hiệu
quả, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên chính thức thăm Liên Xơ,
Trung Quốc và Mơng Cổ. Tiếp đó, năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đồn
đại biểu Việt Nam thăm chín nước, gồm tất cả các nước xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu, Bắc Á. Trong các cuộc đi thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ
lịng mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các
nước. Người đề cao quan hệ đoàn kết giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa
do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu.
Liên Xô và Trung Quốc là hai nước lớn, có nền văn hóa, văn minh lâu đời,
có đường biên giới chung rất dài. Hai nước đều có tinh thần dân tộc rất mạnh mẽ.
Lịch sử quan hệ hai nước có nhiều thăng trầm. Đầu thế kỷ XX, hai nước trở
thành đồng minh tự nhiên cùng chung mục tiêu chống đế quốc can thiệp. Cách
mạng Trung Quốc thành cơng năm 1949 có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô. Liên
Xô - Trung Quốc trở thành đồng minh chiến lược. Tuy nhiên từ năm 1950, mâu
thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu nảy sinh trong nhièu vấn đề, trong
đó có vấn đề Việt Nam. Mâu thuẫn giữa hai nước trong vấn đề Việt Nam bắt
nguồn từ việc hai nước có những tính tốn khác nhau trong vấn đề giúp Việt
Nam. Vấn đề khá phức tạp và tế nhị. Cả hai nước đều là đồng minh chiến lược
tin cậy của Việt Nam, đều ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam to lớn và đều mong
muốn Việt Nam thắng Mỹ. Thậm chí có mặt hai nước phối hợp nhau giúp Việt
Nam, như việc Trung Quốc cho vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô quá cảnh
Trung Quốc sang Việt Nam.
13
Bất đồng Liên Xô - Trung Quốc bộc lộ công khai từ năm 1960 đặt ra cho
ngoại giao Việt Nam nhiệm vụ phải đóng góp vào giữ gìn đồn kết trong phe xã
hội chủ nghĩa và giữ cân bằng quan hệ giữa Việt Nam và các nước lớn xã hội
chủ nghĩa, vì lợi ích của Việt Nam, của phe xã hội chủ nghĩa và lợi ích của cách
mạng thế giới. Tại Hội nghị 12 đảng cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ
nghĩa, họp ở Matxcơva, từ ngày 14 đến ngày 16/11/1957 và hội nghị 64 đảng
cộng sản và công nhân quốc tế, từ ngày 16 đến ngày 19/11/1957, đoàn đại biểu
Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã góp phần có ý
nghĩa vào việc tăng cường đoàn kết trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam nhiều khó
khăn. Nhưng Việt Nam với đường lối ngoại giao đúng đắn đã chèo chống vượt
qua được. Việt Nam chân thành đoàn kết với Liên Xơ - Trung Quốc, kiên trì
tranh thủ hai nước. Đảng Cộng sản Việt Nam tìm ra điểm tương đồng và điểm
khác nhau trong quan hệ giữa mỗi nước với Việt Nam, xác định và tơn trọng lợi
ích mỗi nước trong vấn đề Việt Nam. Việt Nam nhằm đúng mẫu số chung về lợi
ích của hai nước trong vấn đề Việt Nam: chống Mỹ, làm cho Mỹ suy yếu, bảo
vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa, làm nghĩa vụ quốc tế đối với đồng minh bị xâm
lược, đề cao vai trò của mỗi nước trong phong trào cách mạng thế giới… Việt
Nam thực hiện nhất qn chính sách đồn kết tranh thủ sự ủng hộ của hai nước
Liên Xô, Trung Quốc. Từ năm 1963 trở về trước, Trung ương Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh tích cực góp sức đồn kết Xơ - Trung, đồn kết xã hội chủ nghĩa. Từ
sau 1963, khi mâu thuẫn Xô - Trung đã sâu sắc, Việt Nam tranh thủ riêng từng
nước, tơn trọng lợi ích của từng nước trong vấn đề Việt Nam, và đặc biệt hết sức
giữ cân bằng trong quan hệ với hai nước lớn. Liên Xô mời dự Hội nghị 75 đảng
cộng sản khơng có Trung Quốc, Việt Nam khơng tham gia. Trung Quốc đề nghị
họp 11 đảng cộng sản thân Trung Quốc, Việt Nam cũng không tham gia. Việt Nam
làm tốt chính sách này nên đồn kết tranh thủ được cả hai nước trong suốt cuộc
chiến tranh.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cả loài người vừa bước ra khỏi cuộc chiến
tranh tàn khốc, tang thương và đầy mất mát. Nhân loại nói chung và nhân dân các
nước xã hội chủ nghĩa nói riêng đồng cảm với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của nhân dân Việt Nam - cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc,
chống lại chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ. Hơn nữa, các nước
xã hội chủ nghĩa giúp Việt Nam đều vì nghĩa vụ đối với đồng minh trong cùng hệ
thống xã hội chủ nghĩa. Thời kì này ý thức về hệ thống là một nguồn lực mạnh mẽ
gắn bó các nước với nhau. Tất cả các nước trong hệ thống đều giúp ta.
14
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam lúc đó là một cuộc
chiến đấu vĩ đại, khơng chỉ để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện
thống nhất nước nhà, giành lại quyền độc lập cơ bản, chính đáng của mình mà
cịn góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì độc lập,
tự do, dân chủ, hịa bình và chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, nhân dân tiến bộ
trên thế giới nói chung và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa nói riêng đã coi
cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam là cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung
của các dân tộc khắp nơi trên thế giới nên đã hết lòng ủng hộ cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
15
Chương 2
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO
NHÂN DÂN CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM
(1954 - 1975)
2.1. Phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng
chiến chống Mỹ của Việt Nam trong những năm 1954 - 1965
Phong trào ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa với cuộc kháng
chiến chống Mỹ của Việt Nam xuất hiện từ khi đế quốc Mỹ bắt đầu can thiệp
vào miền Nam Việt Nam. Phong trào này được mở rộng theo đà "leo thang"
trong âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ.
Ngay từ khi đế quốc Mỹ mới dựng lên chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm,
phá hoại trắng trợn Hiệp định Giơnevơ, thi hành chính sách thực dân kiểu mới
với những chính sách giảo quyệt và tàn bạo, tiến hành "chiến tranh đơn phương"
phá hoại cách mạng Việt Nam, Mỹ đã bị dư luận thế giới cực lực phản đối. Đặc
biệt là chính quyền và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã tố cáo sự
can thiệp của đế quốc Mỹ vào Việt Nam, yêu cầu Mỹ tôn trọng Hiệp định
Giơnevơ năm 1954.
Năm 1958, Mỹ - Diệm dùng thuốc độc thảm sát hàng nghìn người yêu
nước bị giam ở Phú Lợi. Tại nhiều nước trên thế giới, nhân dân đã có những đợt
đấu tranh mạnh mẽ lên án hành động đàn áp, khủng bố dã man của Mỹ - Diệm.
Năm 1960, khi tổng kết những nhân tố tạo nên thắng lợi của cách mạng
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Mọi thắng lợi của Đảng ta và của
nhân dân ta khơng thể tách rời sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô, Trung Quốc
và cả phe xã hội chủ nghĩa của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
của phong trào hịa bình và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách
mạng của công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức, mà đảng ta đã
vượt qua được mọi khó khăn đưa giai cấp cơng nhân và nhân dân ta đến
thắng lợi vẻ vang ngày nay" [2;278].
Ngày 20/1/1961, Kennơđi chính thức cơng bố học thuyết mới và chọn miền
Nam Việt Nam làm nơi thí điểm "chiến tranh đặc biệt". Kennơđi đã chấp nhận
viện trợ cứu nguy chế độ Diệm và đưa 19.000 quân chiến đấu, dưới tên gọi cố
vấn quân sự, sang Việt Nam. Kennơđi coi Việt Nam là phòng tuyến cuối cùng
16
chống cộng sản ở Đông Nam Á và nếu Mỹ rút khỏi Việt Nam thì sự sụp đổ sẽ
diễn ra ở cả khu vực Đơng Nam Á. Vì vậy Mỹ tăng cường và mở rộng quyền
điều hành tác chiến, chỉ huy yểm hộ của phái đoàn cố vấn quân sự MAAG; đưa
lực lượng đặc biệt của Mỹ vào miền Nam Việt Nam, giúp Diệm xây dựng lực
lượng đặc biệt, chốt chặt biên giới, chống miền Bắc xâm nhập; tăng cường mở
rộng cải tiến trang bị và huấn luyện quân đội, coi đó là cơng cụ chủ yếu để
chống chiến tranh du kích... Hành động này của Mỹ đã bị nhân dân các nước xã
hội chủ nghĩa phản đối mạnh mẽ.
Ngày 12/4/1961, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đăng xã luận yêu cầu đế
quốc Mỹ chấm dứt sự can thiệp vào miền Nam Việt Nam, lên án và đưa ra
những dẫn chứng về việc Chính phủ Mỹ ráo riết tăng cường can thiệp vào miền
Nam Việt Nam, vu cáo việc đấu tranh yêu nước chính nghĩa của nhân dân miền
Nam Việt Nam. Xã luận khẳng định "Những hoạt động can thiệp của Mỹ ở miền
Nam Việt Nam đã dẫn đến sự phản đối kịch liệt của nhân dân Việt Nam và hết
thảy những người quan tâm đến hịa bình ở Đơng Dương". Xã luận yêu cầu
"Chính phủ Mỹ phải chấm dứt ngay sự can thiệp, xâm lược, vào miền Nam Việt
Nam, phải rút toàn bộ nhân viên quân sự ra khỏi miền Nam Việt Nam để Hiệp
định Giơnevơ được thi hành... Ủy ban quốc tế cần có biện pháp khẩn cấp, tích
cực ngăn chặn những âm mưu của đế quốc Mỹ và những hành động xâm lược
của khối xâm lược Đông Nam Á đối với miền Nam Việt Nam" [11;32]. Xã luận
khẳng định nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân u chuộng hịa bình kiên
quyết ủng hộ lập trường chính đáng và yêu cầu hợp lý của nhân dân và Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của
nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mỹ Diệm, bảo vệ Hiệp nghị Giơnevơ và
hòa bình ở Đơng Dương.
Ngày 13/4/1961, Bộ Ngoại giao Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa đã ra
Tuyên bố phản đối đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vào miền Nam Việt Nam.
Bản Tuyên bố tố cáo Chính phủ Mỹ đang gấp rút cung cấp dụng cụ chiến tranh
và âm mưu giúp bè lũ Ngơ Đình Diệm tăng thêm qn, đưa các cố vấn quân sự
vào miền Nam, vu cáo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để can thiệp sâu hơn
vào tình hình miền Nam. Những hành động đó của Mỹ đã vi phạm trắng trợn
Hiệp nghị Giơnevơ và là mối đe dọa nghiêm trọng cho hịa bình ở Đơng Dương.
Bản Tuyên bố nêu rõ, cuộc đấu tranh giành tự do và dân chủ của nhân dân miền
Nam Việt Nam là quyền thiêng liêng, đó là cuộc đấu tranh yêu nước chính nghĩa,
khơng nước ngồi nào được phép can thiệp.
17
Trong những tháng cuối năm 1960 đầu năm 1961, Liên Xô, Trung Quốc và
nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượt kí kết các hiệp định thương mại dài
hạn với Việt Nam. Theo hiệp định kinh tế được kí kết giữa Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa và Chính phủ Liên Xơ ngày 23/12/1960, Liên Xơ giúp Việt
Nam trong 5 năm 1961 - 1965 xây dựng 73 xí nghiệp và các cơng trình làm cơ sở
cho ngành cơng nghiệp. Đồng thời, Liên Xô cho Việt Nam vay dài hạn 430 triệu
rúp, viện trợ khơng hồn lại một số thuốc men, dụng cụ y tế trị giá 20 triệu rúp.
Ngày 31/3/1961, Chính phủ Trung Quốc kí với Chính phủ Việt Nam về việc
Trung Quốc cho Việt Nam vay dài hạn số tiền 141.750.000 rúp.
Cùng với Liên Xô và Trung Quốc, nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác như
Cộng hòa Dân chủ Đức, Rumani, Ba Lan, Tiệp Khắc đã kí những hiệp định kinh
tế, thương mại với Chính phủ Việt Nam, trong đó có những điều khoản thể hiện
sự ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt Nam, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam Việt Nam.
Cuba là một trong những nước có cảm tình sâu sắc và hết lòng ủng hộ sự
nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam ở cả 2 miền Nam Bắc. Ngày 2/1/1961,
khi mới ra đời, nước Cộng hòa Cuba đã đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ở cấp đại sứ. Ngày 15/1/1962, chỉ một năm sau khi lập
quan hệ ngoại giao, Chính phủ Cuba đã kí hiệp định thương mại đầu tiên với
Chính phủ Việt Nam.
Ngày 21/11/1962, Hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật Trung quốc đã gửi thư
cho Hội phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trong thư viết: "Cuộc đấu tranh
yêu nước, chống Mỹ giành hịa bình thống nhất đất nước của nhân dân miền Nam
Việt Nam u chuộng hịa bình và tự do là hồn tồn chính nghĩa. Những người
làm công tác khoa học, kỹ thuật của Trung Quốc kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh
chống đế quốc Mỹ xâm lược, giành hịa bình thống nhất đất nước của các nhà khoa
học và nhân dân Việt Nam; đồng thời coi cuộc đấu tranh này là sự cổ vũ và ủng hộ
mạnh mẽ đối với nhân dân Trung Quốc chống đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ hịa
bình ở châu Á và trên toàn thế giới..." [11;184].
Các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc đã dành
những tình cảm tốt đẹp, ủng hộ và cổ vũ to lớn sự nghiệp cách mạng của nhân
dân Việt Nam. Đặc biệt khi đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra cả hai
miền Nam - Bắc, xâm phạm chủ quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa,
thì tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều biểu thị sự đồng tình, ủng hộ cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, lên tiếng phản đối đế
quốc Mỹ xâm lược.
18
Cho đến năm 1964, tất cả các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đều có giúp
đỡ vật chất cho cách mạng miền Nam. Năm 1964 cũng là năm mà sự giúp đỡ
vừa nhiều, vừa phù hợp với yêu cầu mà Mặt trận đề ra so với năm trước. Tùy
điều kiện và hồn cảnh mỗi nước mà có nhiều hình thức giúp đỡ: Tiền bạc,
thuốc men, dụng cụ y tế, quân trang, quân dụng cho đến phương tiện chiến tranh
hoặc nhận nuôi dưỡng thương binh cán bộ yếu sức...
Cuối năm 1964, Trung Quốc viện trợ Việt Nam 457 triệu đôla, Liên Xô
viện trợ cho Việt Nam 370 triệu đôla.
Ngày 1/5/1965, tại Bắc Kinh, ba triệu nhân dân Trung Quốc cùng các vị
khách của hơn 70 nước đã tham gia hoạt động nhân ngày 1/5 ở nhiều địa điểm.
Khắp nơi vang lên các khẩu hiệu: "Đế quốc Mỹ cút khỏi Việt Nam", "Đánh bại
đế quốc Mỹ", "Cảnh giác sẵn sàng đập tan những hành động xâm lược của đế
quốc Mỹ", "Ủng hộ về mọi mặt cuộc đấu tranh yêu nước, chống Mỹ của nhân
dân Việt Nam" [11;546]. Đề tài chủ yếu của các hoạt động nghệ thuật ở Quảng
trường Thiên An Môn là ca ngợi cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt
Nam, ca ngợi ý chí của nhân dân Việt Nam quyết quét sạch bọn xâm lược Mỹ ra
khỏi Việt Nam.
Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới không những động viên, cổ vũ
to lớn tinh thần chiến đấu của quân và dân Việt Nam mà còn góp phần quan
trọng và thiết thực làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngày càng
giành được những thắng lợi to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Đó cũng
là thắng lợi chung của quân và dân ta ở cả hai miền Nam Bắc. Đó cũng là thắng
lợi của nhân dân các nước anh em và bè bạn ta khắp năm châu” [2;371].
Viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam dân chủ cộng hịa
(tính theo đơn vị tấn) trong giai đoạn 1961-1964 tăng gần như gấp đôi so với
giai đoạn 1955-1960. Giai đoạn 1955-1960 là 49.585 tấn, sang giai đoạn 19611964 lên tới 70.205 tấn. Viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam
ngày càng lớn theo đà "leo thang" chiến tranh của đế quốc Mỹ [1;588].
2.2. Phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng
chiến chống Mỹ của Việt Nam trong những năm 1965 - 1968
Đầu năm 1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ tiến hành chống
lại nhân dân Việt Nam đã phát triển đến đỉnh cao và đứng trước nguy cơ thất bại
hồn tồn. Để cứu vãn tình thế, Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh cùng với vũ khí,
phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam, đẩy mạnh chiến tranh xâm
lược, chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, và mở rộng
chiến tranh phá hoại miền Bắc.
19
Mỹ đổ quân ồ ạt vào Việt Nam, phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng máy
bay, tàu chiến. Lính Mỹ có mặt ở miền Nam vào cuối năm 1964 là 26.000 người,
đến cuối năm 1965 lên tới 180.000 người và 20.000 lính của các nước thân Mỹ.
Đó chưa kể 70.000 lính hải qn và khơng qn trên các căn cứ của Mỹ ở Guam,
Philippin, Thái Lan và Hạm đội 7 luôn sẵn sàng tham chiến ở miền Nam.
Trước hành động của Mỹ, các nước xã hội chủ nghĩa anh em tăng cường
sức ủng hộ của mình đối với Việt Nam. Vai trị nổi bật, thiết thực nhất của
phong trào tồn thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược, bấy giờ cũng
như trước đây là vai trò của các nước xã hội chủ nghĩa. Các nước xã hội chủ
nghĩa hùng cường vẫn là chỗ dựa quốc tế vững chắc nhất của nhân dân Việt
Nam. Đường lối của Việt Nam dựa trên phương châm tự lực cánh sinh là chính,
đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa anh em tỏ ra
là đường lối đúng đắn và sáng suốt nhất. Các đảng, chính phủ anh em đều khẳng
định rằng cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhằm bảo vệ đất nước Việt
Nam cũng là nhằm bảo vệ cả phe xã hội chủ nghĩa. Các đảng, chính phủ và nhân
dân các nước xã hội chủ nghĩa đều nhất trí và kiên quyết ủng hộ lập trường bốn
điểm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tuyên bố năm điểm của Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về việc giải quyết vấn đề Việt Nam,
đều thông qua nghị quyết của Trung ương, Đại hội đảng, Quốc hội, Hội đồng
Chính phủ, đại hội đoàn thể, … nêu quyết tâm tăng cường giúp đỡ Việt Nam
đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Các nước xã hội chủ nghĩa có ý thức đầy đủ
rằng Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền
Bắc bằng máy bay là Mỹ thách thức các nước xã hội chủ nghĩa.
Tại các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân không những đồng tình ủng hộ lập
trường chính trị của Việt Nam, mà còn giúp Việt Nam thực lực chiến đấu và
điều kiện để tiếp tục phát triển tiềm lực kinh tế quốc phịng. Các Đảng Cộng sản,
Chính phủ, các tổ chức quần chúng và toàn thể nhân dân các nước xã hội chủ
nghĩa anh em gắn bó mật thiết với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam bằng
lý tưởng chung và cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc do Mỹ cầm đầu,
đã từng tuyên bố coi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam như đối
với chính nước mình, kịch liệt lên án đế quốc Mỹ và khẳng định sự ủng hộ tích
cực cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam cho đến thắng lợi cuối cùng.
Ngày 7/2/1965, lấy cớ "trả đũa" việc quân giải phóng miền Nam Việt Nam
tiến cơng doanh trại Mỹ ở Plâycu (đêm 6/2/1965), Giônxơn ra lệnh cho không
quân Mỹ mở chiến dịch "mũi lao lửa" ném bom bắn phá Thị xã Đồng Hới, đảo
20