Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế việt nam tốt hay xấu đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.58 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN CÁ NHÂN:
Chủ đề 2:
TOÀN CẦU HÓA SẼ LÀM CHO
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỐT HAY XẤU ĐI?
Môn : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
GVHD : TS.NGUYỄN HÙNG PHONG
Lớp : CH K20-ĐÊM 1
SVTH : TRƯƠNG BẢO LONG
Phân tích tài chính mã CK CSM giai đoạn 2009 - 2011
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Page 2
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
MỤC LỤC
I/ Giới thiệu chung về toàn cầu hoá: 1
II/ Một số thành tựu khi Việt Nam tham gia toàn cầu hóa: 2
2.1 Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế
quốc tế. 3
2.2. Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do
5
2.3. Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và
mở cửa thị trường 6
III/ Mặt trái của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế Việt Nam: 7
3.1.Thiệt hại do quá trình chuyển đổi 7
3.2.Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng cao 8
3.3.Khó khăn về trình độ công nghệ và nguồn vốn 8
IV/ Giải pháp để khai thác tối đa cơ hội toàn cầu hóa và hạn chế những mặt tiêu cực
của nó 9
4.1. Về mặt pháp chế: 9


4.2. Về mặt kinh tế: 10
IV/ Kết luận 12
Tài liệu tham khảo: 13
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
I/ Giới thiệu chung về toàn cầu hoá:
Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu mà tất cả các nước cần phải tham gia
để phát triển, tận dụng những lợi thế hiện có của sản phẩm dịch vụ quốc gia để xuất
khẩu và nhập khẩu một số sản phẩm dịch vụ bên ngoài mà nước mình không có hay
phải sản xuất với chi phí cao. Đó cũng là môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt
giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Tuy thế, giữa các nước và các bộ phận xã
hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong
hành động trước toàn cầu hóa. Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị
thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc
trong tâm thế thích ứng bị động. Trong khi đó, những nước và những người có sức
mạnh chi phối toàn cầu hóa lại coi nó là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức
tận dụng những mặt tích cực của nó. Cho dù vậy, toàn cầu hóa vẫn đã và sẽ diễn ra,
chi phối dưới hình thức này hay khác, với các mức độ khác nhau đối với tất cả các
lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các nước, nếu nhìn về dài hạn.
Đối với nền kinh tế Việt Nam từ khi tham gia toàn cầu hóa từ giữa thập niên
80 thế kỷ 20, kinh tế chúng ta đã có nhiều thay đổi tích cực: sản xuất phát triển làm
cho hàng hóa được tạo ra ngày càng nhiều, chất lượng hàng hóa ngày càng tốt và giá
thành hạ; đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; tệ nạn quan liêu,
bao cấp, cửa quyền giảm mạnh, đầu tư nước ngoài đổ vào làm thay đổi diện mạo đất
nước với các tòa nhà cao tầng được ngày càng nhiều, đường xá được mở rộng tạo
điều kiện thuận lợi cho giao thông…; nhiều việc làm được tạo ra, thu nhập của người
dân ngày càng tăng, tạo nên một số tầng lớp thượng lưu, chủ doanh nghiệp tư nhân…
Tuy nhiên, bên cạnh đó toàn cầu hóa cũng có mặt trái là tình trang đô thị hóa
làm nhiều nông dân mất đất đai do bán đất có tiền không biết làm ăn từ từ hết tiền
cũng không có đất, một ngành sản xuất của Việt Nam phải đ1ong cửa vì không cạnh
tranh được, tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo tăng cao…

Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
II/ Một số thành tựu khi Việt Nam tham gia toàn cầu hóa:
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là
xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến
nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn
sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc
lập và phát triển”. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự
chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa
dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng
thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và
khu vực.
Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới
trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương
mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định
chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các
nước và các tổ chức quốc tế.
Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với
các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế
giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy
mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại
khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995
Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức
tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Tiếp đó, năm 1996
Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt
Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.

Tình hình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có
một số điểm nổi bật sau:
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
2.1 Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ
chức kinh tế quốc tế.
Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN,
APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực
tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau:
* Trong khuôn khổ WTO:
- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương
mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết
đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá,
dịch vụ.
- Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị
trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt
các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế
toàn cầu.
- Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong
khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt
Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình
hỗ trợ thương mại của WTO…
* Trong khuôn khổ ASEAN
- Sau 17 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2012),
mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn
diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp
phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới.
Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm
2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ).
- Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN
vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong

nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,
cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song
phương và đa phương khác.
* Trong khuôn khổ APEC

Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
- Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực
dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60%
giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới
Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương
mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC.
- Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam
đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình
Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế
hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch
và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ
2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về
thương mại điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo
trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế
kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố Việt Nam đã được đánh giá là
một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn
đàn APEC.
* Trong khuôn khổ ASEM
- Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa
hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho
hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.
- Trong ba năm qua (2010-2012), Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều
sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo
quan trọng như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động

văn hóa", "Hội thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền
vững", "Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí
hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng
trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”…
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
2.2. Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định thương
mại tự do
Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh
chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu vực thương
mại tự do. Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực,
tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã được khởi động và triển khai
cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Đến nay, Việt Nam đã
tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực, bao gồm:
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp định ưu đãi
thuế quan có hiệu lực chung từ năm 1996; mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bởi Hiệp
định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) từ năm 1998 sau đó được thay thế bằng Hiệp
định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA).
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc được thiết lập bởi Hiệp định
khung về hợp tác kinh tế quốc tế ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) năm 2002 và Hiệp
định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) năm 2004, thực hiện từ
1/7/2005; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Biên bản ghi nhớ Việt Nam –
Trung Quốc (tháng 7/2005).
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc được thiết lập bởi Hiệp định hàng
hoá ASEAN-Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 8 năm 2006, thực hiện từ 1/6/2007. Khu
vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh
tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký kết năm 2003, thực hiện từ năm 1998,
riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật
Bản (VJEPA) năm 2008; thực hiện từ 1/1/2009.
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân được thiết lập bởi Hiệp định
thương mại tự do và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN – Úc và Niu Dilân

(AANZCERFTA), ký kết từ tháng 2/2009, thực hiện từ 1/1/2010.
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn độ bước đầu hình thành và thiết lập bởi
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn độ (AICECA) ký năm
2003 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn độ (AITIG) ký kết năm 2009,
thực hiện từ 01/06 năm 2010.
Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là
thành viên khối ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam ký
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
(2008), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê (11/11/2011). Hiện
Việt Nam đang nghiên cứu tiền khả thi và triển khai đàm phán FTA với một số đối
tác như EFTA (bao gồm 4 nước là Thuỵ Sỹ, Na Uy, Liechtenstein và Ai-xơ-len), Liên
minh Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), EU, Đài Loan, Thổ
Nhĩ Kỳ Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác
kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010.

2.3. Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá
thương mại và mở cửa thị trường
Thời kỳ 2001-2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân
17,42%, cao hơn 2,42% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-
2010.
Tính riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO,
xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm.
Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu đạt 96,3 tỷ USD là là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 33,3% so với kỷ lục
đạt được trong năm 2010. Đồng thời, mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất
trong vòng 5 năm qua.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2011 đã có sự
chuyển dịch khá tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm
dần hàng xuất khẩu thô. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm

dần từ 29,37% năm 2001 xuống còn 23,3% vào năm 2010; nhóm hàng công nghiệp
nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã tăng mạnh từ 35,72% vào năm 2001, lên 48,9% năm
2010; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm từ 34,92% năm 2001 xuống còn 27,8%
năm 2010.
Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất
khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường.
Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ
thuộc vào thị trường Châu Á.
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
III/ Mặt trái của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế Việt Nam:
Như đã đề cập ở phần trên, bên cạnh những lợi ít mà toàn cầu hóa mang lại thì
nền kinh tế của chúng ta cũng chịu hệ lụy không như mong đợi do trình độ phát triển
của chúng ta không theo kịp với thế giới.
3.1. Thiệt hại do quá trình chuyển đổi
Đầu tiên, Việt Nam hiện nay vẫn chưa ra khỏi giai đoạn khởi động của quá trình
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhưng
chủ yếu vẫn là do nguyên nhân chủ quan bắt nguồn trực tiếp từ những khiếm khuyết
trong hoạt động quản lý nhà nước: Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế chưa đủ sức
hấp dẫn, do chưa đủ quyết tâm chuyển mạnh và đồng bộ sang thể chế kinh tế thị
trường. Khung pháp lý hiện có chưa đáp ứng kịp nhu cầu hình thành và phát triển của
các thị trường thiết yếu, bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa
đủ sức kiểm soát và ngăn chặn được các "thị trường ngầm" gây nhiều tiêu cực. Trong
việc thiết kế và áp dụng các công cụ điều tiết vĩ mô, nhiều cơ quan nhà nước vẫn
thiên về lợi ích cục bộ của chính mình, chưa thực sự coi trọng lợi ích và nhu cầu
chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân. Tình trạng phân biệt đối xử với các thành
phần kinh tế vẫn còn khá phổ biến. Những hình thái biến tướng của bao cấp, bảo hộ
và độc quyền kinh doanh đang kìm hãm khả năng phát triển của đất nước, nhưng
chưa có biện pháp đủ mạnh để khắc phục. Trong một số lĩnh vực, sự độc quyền của
Nhà nước bị các tổng công ty lợi dụng để biến thành đặc quyền riêng, biểu hiện ở giá
cả của hầu hết sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mang tính độc quyền đều cao hơn giá

quốc tế, dẫn đến làm tăng chi phí "đầu vào" của các doanh nghiệp.
Trong khi đó, chúng ta chưa xây dựng được khuôn khổ pháp lý bảo đảm cho
sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Áp lực của hội nhập kinh tế và cạnh tranh
quốc tế ngày càng mạnh, nhưng nhiều địa phương và doanh nghiệp vẫn "đủng đỉnh"
để trông đợi vào sự đầu tư và bảo hộ của Nhà nước. Nguồn vốn ngân sách đang khan
hiếm và tín dụng ưu đãi bị sử dụng dàn trải, thậm chí vẫn bao cấp tràn lan kéo dài cho
nhiều doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn không có hiệu quả. Cơ quan quản lý nhà
nước các cấp nhìn chung vẫn can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, trong khi lại bỏ qua hoặc thực hiện không tốt những chức năng đích thực của
mình. Biểu hiện cụ thể là: quy hoạch vừa kém chất lượng vừa thiếu hiệu lực, chưa
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
xây dựng được hệ thống thể chế mang tính đồng bộ và thống nhất phù hợp với yêu
cầu khách quan của cơ chế cạnh tranh thị trường trong điều kiện toàn cầu hóa, quản lý
và sử dụng tài chính cũng như tài sản công còn rất lãng phí - nhất là đối với đất đai,
đầu tư công cộng và mua sắm bằng tiền ngân sách, Những thiếu sót nêu trên cùng
với sự yếu kém về kết cấu hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng rất tiêu cực đến khả năng
tham dự toàn cầu hóa kinh tế và cạnh tranh quốc tế của Việt Nam.
3.2. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng cao
Tiếp theo là tình trạng chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng cao. Một số nông
dân bị mất đất đai do quá trình đô thị hóa và chưa quen với đời sống công nghiệp trở
thành tầng lớp hạ lưu, đời sống cực kỳ nghèo khổ do quanh năm chỉ quen với ruộng
đồng. Giờ đất đai không còn, chỉ biết đi làm thuê làm mướn với mức thu nhập rất
thấp. Từ đây kéo theo nhiều tệ nạn: trộm cướp, mại dâm, lừa đảo, buôn lậu… tăng
cao. Nhất là trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, tầng lớp người nghèo bị
ảnh hưởng rất nhiều, có rất nhiều doanh nghiệp giải thể kéo theo nhiều người mất
việc làm rồi sinh ra tệ nạn, tội phạm ngày càng nhiều và hành vi ngày càng táo tợn.
Điều này thể hiện rõ ở các thành phố lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội do
người nhập cư không có việc làm trong khi có rất nhiều chi phí phải trang trải hàng
ngày, còn ở các vùng nông thôn thì ít bị ảnh hưởng.
Kinh tế vùng miền cũng có sự chênh lệch do tài lực và nhân lực tập trung vào các

thành phố lớn nên khu vực nông thôn ngày càng kém phát triển, người trẻ tuổi tài
năng thì đi lập nghiệp ở các thành phố lớn, chỉ còn người già và trẻ em ở quê làm
ruộng.
3.3. Khó khăn về trình độ công nghệ và nguồn vốn
So với các nước đi trước thì trình độ công nghệ cũng như tiềm lực kinh tế của
chúng ta có nhiều yếu kém nên chịu sự chi phối của các nước đã phát triển. Do sự
khủng hoảng kinh tế thế giới, một số nhà đầu tư rút vốn về nước làm ảnh hưởng đến
đời sống người dân và nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng mạnh
Với nhu cầu phát triển nhanh, vốn ít, phải chấp nhận nhập khẩu những công
nghệ rẻ tiền, lạc hậu, gây ô nhiễm, lãng phí từ nước ngoài, những thứ mà ở nước họ
đã bỏ đi như xe tải và xe công nông nội địa là do nước ta nhập từ nghĩa địa xe của
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
nước ngoài về sửa chữa lại có giá thấp nhưng chi phí sử dụng và sửa chữa cao, mức
độ ô nhiễm cao và tính an toàn thì thấp. Với các lợi thế cạnh tranh bậc thấp, chủ yếu
tập trung vào khai thác tài nguyên thô, khoáng sản, nếu áp dụng các công nghệ khai
thác lạc hậu thì sự lãng phí, ô nhiễm và hậu quả cho con người sẽ vô cùng lớn. Hơn
nữa, với quá trình toàn cầu hoá, lượng nguyên liệu thô sẽ được khai thác ồ ạt để bán
cho thị trường thế giới rộng lớn chứ không chỉ riêng cho trong nước. Điều này sẽ dẫn
đến việc khai thác quá mức nếu chi phí ngoại tác không được tính toán đầy đủ, giá rẻ
thực chất là do đánh đổi về môi trường. Lúc này tài nguyên, của cải vật chất sẽ được
xuất khẩu để phục vụ nước ngoài. Trong khi đó, người lao động với mức lương thấp
phải gánh chịu chi phí ngoại tác lớn, thiệt hại về môi trường, sức khoẻ không thể phục
hồi và sự cạn kiệt tài nguyên cho thế hệ mai sau.
IV/ Giải pháp để khai thác tối đa cơ hội toàn cầu hóa và hạn chế những mặt tiêu
cực của nó
4.1. Về mặt pháp chế:
Trước hết, cần thống nhất nhận thức ưu thế lớn nhất của nền kinh tế thị trường
chính là ở tính cạnh tranh. Nói cách khác, cạnh tranh là linh hồn của nền kinh tế thị
trường. Vì thế, thủ tiêu hay hạn chế cạnh tranh tức là triệt phá sức sống của nó. Muốn
có kinh tế thị trường theo nghĩa đích thực phải bảo vệ và duy trì cạnh tranh bằng các

thể chế cần thiết, đặc biệt là bằng các quy định pháp luật minh bạch, dễ hiểu, dễ làm.
Hai là, nhanh chóng xác lập những điều kiện tiền đề cho chính sách cạnh tranh.
Theo đó cần xác định rõ chủ thể thị trường, vạch rõ ranh giới giữa thị trường và Nhà
nước; đồng thời, hình thành được hệ thống thị trường đồng bộ và hoàn thiện.
Ba là, có "công nghệ" xây dựng chính sách cạnh tranh theo chuẩn mực hiện
đại, phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế.
Theo đó, kết hợp hợp lý và có hiệu quả các biện pháp pháp chế, với kinh tế và biện
pháp hành chính cần thiết. Về các biện pháp pháp chế, xác định rõ chủ thể thị trường
và đưa ra những quy định thật khách quan và chặt chẽ để bảo đảm các
chủ thể đó luôn được đối xử bình đẳng - đó là điều kiện quan trọng hàng đầu để duy
trì cạnh tranh một cách công bằng; đồng thời phải chú trọng tăng cường hiệu lực của
pháp luật đối với trật tự thị trường, thúc đẩy việc thực hiện Luật Phá sản, sớm xây
dựng và ban hành Luật Cạnh tranh và chống độc quyền - làm cho luật này của Việt
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
Nam ăn khớp với các quy tắc thống nhất của khu vực và thế giới. Về các biện pháp
kinh tế, cần bảo đảm nguyên tắc không mâu thuẫn với các biện pháp pháp chế, trên
cơ sở đó xây dựng những nguyên tắc khách quan trong việc sử dụng các đòn bẩy kinh
tế như thuế, giá cả, tín dụng để thúc đẩy cạnh tranh; đồng thời, tất cả các chính sách
khác có liên quan đều phải có tác dụng bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh, như chính
sách phát triển các ngành, chính sách tài chính, chính sách đầu tư, chính sách thương
mại, chính sách việc làm và tiền lương, Về các biện pháp hành chính, cần chú ý đến
mối quan hệ giữa nó với các biện pháp pháp chế và các biện pháp kinh tế; trên cơ sở
đó, xác định rõ chức năng và quyền hạn của các cơ quan chuyên trách và các chủ thể
khác khi họ trực tiếp dùng quyền lực hành chính để can thiệp, giám sát và quản lý các
hành vi thị trường của các doanh nghiệp. Các chức năng và quyền hạn đó đều phải
được quy định rõ ràng trong luật hành chính và có những điều khoản tương ứng trong
Luật Cạnh tranh.
Bốn là, đẩy mạnh nghiên cứu và thực hiện việc quốc tế hóa chính sách cạnh
tranh. Việt Nam sớm có các tổ chức chuyên trách xây dựng luật và chính sách cạnh
tranh. Trong quá trình này, cần chú trọng tính quốc tế hóa của luật và chính sách cạnh

tranh của Việt Nam (chú trọng các đối tác quan trọng như ASEAN, Mỹ, Nhật Bản,
EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và các tổ chức quốc tế lớn như WTO, OECD, UNDP,
UNCTAD ); đồng thời, đặc biệt lưu ý đến mối quan hệ giữa chính sách và Luật
Cạnh tranh của Việt Nam với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO,
4.2. Về mặt kinh tế:
Ưu tiên phát triển kinh tế để tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống người
dân, phát triển kinh tế vùng miền. Khuyến khích đầu tư vào các vùng kinh tế mới
chưa phát triển bằng các ưu đãi về thuế, đất đai, giấy phép kinh doanh. Để làm được
điều này đòi hỏi phải có các nhà quản lý tài năng và tâm huyết có tầm nhìn xa để xác
định được thế mạnh, tiềm năng và nguồn lực của từng vùng. Nhà nước cần đầu tư để
đưa một số người trẻ tuổi đi học ở các nước tiên tiến và có chế độ đãi ngộ phù hợp
với năng lực và đóng ghóp của họ, có như thế họ mới toàn tâm toàn ý với nền kinh tế
nước nhà.
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
Hiện nay năng suất lao động của người Việt Nam vẫn đang rất thấp do thiếu
máy móc thiết bị, tâm lý làm việc theo kiểu nhà nông, không toàn tâm toàn ý cho
công việc. Bên cạnh đó trình độ của lao đông Việt Nam chưa qua đào tạo chuyên môn
là khá nhiều. Cần hướng nghiệp cho các em học sinh từ lúc các em còn học phổ thông
để các em có định hướng nghề nghiệp, tránh tình hình hiện nay có quá nhiều sinh
viên đại học nhưng trình độ không cao, số người tốt nghiệp cấp 3 cũng nghiều nhưng
chỉ làm lao động phổ thong. Như thế là lãng phí nguồn lực trong lúc thợ lành nghề thì
lại thiếu.
Về mặt hàng hóa thì hiện nay nước ta chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thô hay
chế biến giản đơn nên có giá trị xuất khẩu không cao. Trong khi đó các ngành quan
trọng như chế tạo máy, luyện kim… thì rất yếu kém và phụ thuộc vào nguồn nhập
khẩu nước ngoài. Do tỷ lệ giá trị hàng hóa Việt Nam có phần lớn là hàng nhập khẩu,
giá trị chúng ta tạo ra không được nhiều.
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
IV/ Kết luận
Toàn cầu hóa đã đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam là điều không

thể chối cãi. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập chúng ta không chuẩn bị kỹ để đối
phó với những khó khăn mà toàn cần hóa mang lại nên hiệu quả của quá trình tham
gia toàn cầu hóa chưa được cao. Chúng ta cần có lộ trình với những chuẩn bị đầy đủ
tận dụng được hóa trình toàn cầu hóa tiến tới trở thành một nước phát triển trong
tương lai gần
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
Tài liệu tham khảo:
Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. – TG: Nguyễn Xuân Thắng.
Những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá tới sự phát triển bền
vững ở Việt Nam. TG: Nguyễn Minh Tuấn.
Các Báo cáo của các Bộ/ngành của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc
tế…

×