Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Báo cáo khoa học : Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống vườn – công viên trong tổ chức không gian đô thị TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 224 trang )


CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC
TP. HỒ CHÍ MINH


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG VƯỜN - CÔNG VIÊN
TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ TẠI TP HỒ CHÍ MINH






CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:
TS. KTS. HOÀNG ANH TÚ


TP. HỒ CHÍ MINH
Tháng 6 / 2013
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 1




BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG VƯỜN - CÔNG VIÊN
TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
TẠI TP HỒ CHÍ MINH


CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH

CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC
TP. HỒ CHÍ MINH
















CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:

TS. KTS. HOÀNG ANH TÚ




TP. HỒ CHÍ MINH
Tháng 6 / 2013
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 2
BÁO CÁO TỔNG HỢP

1. Tên đề tài:
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên trong tổ chức
không gian đô thị tại TP. Hồ Chí Minh
2. Chủ nhiệm đề tài:
TS. KTS Hoàng Anh Tú
3. Cơ quan chủ trì:
Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh
4. Mục tiêu:
Quá trình đô thị hoá và tái cấu trúc đô thị diễn ra với tốc độ khá nhanh tại TP.
Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua đã kéo theo không ít các vấn đề khó khăn trong
việc kiểm soát sự chuyển biến về diện mạo kiến trúc và cấu trúc không gian đô thị tại
đây.
Nhìn trên bình diện chung, TP. Hồ Chí Minh ngày hôm nay đang bị xem như
một đô thị lộn xộn với sự chen chúc của vô số khối bê tông lớn bé, đường phố chật

chội, giao thông ùn tắc… và đặc biệt là sự ngột ngạt thiếu thốn trầm trọng những
mảng xanh đô thị nói chung và hệ thống Vườn – Công viên nói riêng.


Cùng với sự tăng
trưởng về kinh tế,
TP. Hồ Chí Minh
đang đối mặt với
vấn đề ô nhiễm môi
trường, kẹt xe, sự
thiếu đồng bô về hạ
tầng kỹ thuật…
(Nguồn : Tư liệu
của nhóm nghiên
cứu)

Để giải quyết vấn đề này, trong một vài năm gần đây, thành phố đã có những
nỗ lực đáng kể trong việc cải tạo và nâng cao chất lượng cũng như số lượng các
vườn hoa, công viên trong thành phố, chú ý không những đến khía cạnh mỹ quan đô
thị, mà còn một phần nào đến chất lượng sống của đô thị. Nhưng trên thực tế, những
cố gắng này cho đến nay vẫn là những công việc mò mẫm, vá víu và chưa thực sự
đạt được những hiệu quả cần thiết. Thực tế đòi hỏi phải xây dựng được một định
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 3
hướng phát triển chiến lược nhằm xác định được hướng đi cho tổng thể hệ thống
Vườn - Công viên đô thị trong tổng thể phát triển không gian đô thị, xây dựng cơ sở
và các giải pháp cụ thể cho các khu vực đặc trưng trong đô thị.
Chính từ đó, mục tiêu chính của đề tài này là nghiên cứu giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng, tìm ra các cơ sở tăng cường chất lượng và số lượng của hệ thống

Vườn – Công viên đô thị, xây dựng một hệ thống Vườn – Công viên có tính hệ thống,
tương hỗ và có tính thống nhất thích hợp với điều kiện phát triển của TP. Hồ Chí Minh
hiện nay và trong tương lai.

Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:
a. Nhận định và đánh giá tổng quan hiện trạng và hệ thống hoá toàn bộ các đề
xuất định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên tại TP. Hồ Chí Minh đã
được nêu ra trong các nghiên cứu khoa học, các văn bản pháp quy…
 Mục tiêu nghiên cứu này là để trả lời những câu hỏi: Các nhà nghiên cứu nói
gì? Các cơ quan chức năng đã có định hướng gì? Các văn kiện đã xác
định gì? Tóm lại, định hướng phát triển Vườn – Công viên hiện nay là gì?
b. Xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần thiết của hệ thống Vườn – Công viên đô thị
tại TP. Hồ Chí Minh.
 Mục tiêu nghiên cứu này là để trả lời những câu hỏi: Định hướng phát triển
hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh cần được xác định
trên những tiêu chuẩn nào?
c. Xác định mô hình hệ thống Vườn – Công viên nào là hợp lý, hiệu quả, loại
hình, số lượng, chất lượng của hệ thống đó trong tổ chức không gian đô thị tại
TP. Hồ Chí Minh có chú ý đến các điều kiện địa phương đặc trưng của từng
khu vực.
 Mục tiêu nghiên cứu này là để trả lời những câu hỏi: Mô hình hệ thống Vườn
– Công viên nào là hợp lý, hiệu quả? Loại hình, số lượng, chất lượng của
hệ thống đó ra sao trong tổ chức không gian đô thị tại TP. Hồ Chí Minh?
d. Xác định đinh hướng cụ thể, được đảm bảo về hiệu quả sử dụng và tính khả
thi. Xây dựng các giải pháp cho từng giai đoạn cụ thể.
 Mục tiêu nghiên cứu này là để trả lời những câu hỏi: Định hướng cụ thể,
được đảm bảo về hiệu quả sử dụng và tính khả thi? Giải pháp nào khả
thi, trong giai đoạn nào?
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài được thể hiện trên nhiều góc độ
khác nhau:

Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 4
 Môi trường đô thị: Vấn đề phát triển bền vững; Vấn đề sinh thái đô thị là
những thước đo hàng đầu cho một sự phát triển đô thị hiện đại. Trong đó vai trò của
một hệ thống Vườn – Công viên nói riêng và hệ thống mảng xanh đô thị nói chung là
hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu có hệ thống để có được một định hướng cụ thể
– toàn diện cho vấn đề Vườn – Công viên đô thị TP. Hồ Chí Minh là việc rất quan
trọng và cấp thiết. Điều này không những thuận lợi cho việc đảm bảo một môi trường
sống tốt mà còn kích thích tạo một sức hút hiệu quả cho môi trường đầu tư.
 Kinh tế: Nhận thức xã hội mới về cân bằng sinh thái, tiến trình đô thị hóa và sự
xuất hiện của công nghệ môi trường đã mở ra cho các nước đang phát triển những
cơ hội kinh tế hiếm có. Việc nắm lấy thời cơ là vô cùng quan trọng để có thể đưa
nhiều ngành kinh tế của đất nước lên ngang tầm khu vực và có vị trí cần thiết trên
trường quốc tế. Với lý do này việc phát triển và thiết lập một cơ sở hạ tầng xanh là
cần thiết và hết sức quan trọng. Hệ thống mảng xanh đô thị nói chung và hệ thống
VCV đô thị nói riêng phải được xem như một yếu tố quan trong trong việc phát triển
hệ thống hạ tầng đô thị.
 Văn hoá – Xã hội: Những giá trị của đời sống cộng đồng truyền thống – là một
vốn quý trong văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam – đang ngày một mai một trong
đời sống đô thị hiện nay. Tổ chức tốt định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công
viên trên cơ sở khai thác điều kiện văn hoá xã hội sẽ là tiền đề tốt cho việc duy trì và
phát huy những vốn quý văn hoá xã hội này. Hệ thống Vườn – Công viên cũng là cơ
sở quan trọng thể hiện mức độ văn minh của một đô thị hiện đại. Bên cạnh đó, hệ
thống Vườn – Công viên cũng có giá trị nâng cao đời sống văn hóa của xã hội. Hiệu
quả sử dụng hệ thống Vườn – Công viên còn giúp cho sự phát triển về thể chất và
tinh thần của cộng đồng dân cư đô thị, xác lập bản chất đặc trưng của hệ thống Vườn
– Công viên đô thị TP. Hồ Chí Minh.
 Chính sách quản lý đô thi: Thiếu một công cụ khoa học mang tính khách
quan và khoa học trong việc đánh giá tính hiệu quả và chất lượng của hệ thống Vườn

– Công viên. Trong khi đó, định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên cần
được xem xét trên cơ sở quy chiếu từ những công cụ này.
 Quy hoạch đô thị: hệ thống Vườn – Công viên có tính chất quan trọng và tất
yếu trong việc tổ chức quy hoạch đô thị hiện đại. Việc xác định một định hướng hiệu
quả cho hệ thống Vườn – Công viên sẽ góp phần quan trọng cho việc tổ chức một
không gian đô thị phát triển.
 Thẩm mỹ đô thị: Hệ thống Vườn – Công viên là sự hiện thân của yếu tố thẩm
mỹ Thiên nhiên trong môi trường đô thị rõ rệt nhất. Vườn – Công viên đô thị là một
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 5
yếu tố rât quan trọng trong vấn đề tổ chức thẩm mỹ đô thị, góp phần tạo nên hình ảnh
của không gian cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, Vườn – Công
viên tại TP. Hồ Chí Minh trong một thời gian dài đã chưa nhận đuợc sự quan tâm
đúng mức về nhiều mặt trong đó có khía cạnh thẩm mỹ.
Những điểm mới của đề tài hướng đến:
 Đề tài sẽ mang tính thực nghiệm cao (pragmatic): xây dựng được các công cụ
để đánh giá chính xác tính hiệu quả về chất lượng của định hướng phát triển hệ thống
Vườn – Công viên đô thị TP. Hồ Chí Minh
 Xây dựng định hướng cụ thể hiệu quả và khả thi mang tính liên ngành cho hệ
thống Vườn – Công viên trong tổng thể Quy hoạch đô thị TP. Hồ Chí Minh
1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu sẽ xoay quanh các vấn đề chủ yếu nhằm đạt được các
mục tiêu đã đề ra như đã nêu trên, cụ thể là :
 Nội dung 1:
Tổng hợp và phân tích các loại hình Vườn – Công viên hiện có tại TP. Hồ
Chí Minh, thông qua đó tiến hành phân loại và xác định rành mạch các loại hình
Vườn – Công viên phù hợp với điều kiện tự nhiên – văn hoá – xã hội – kinh tế – chính
trị của TP. Hồ Chí Minh. Đánh giá các đặc trưng cơ bản của hệ thống Vườn – Công
viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó tiến hành hệ thống hoá toàn bộ các đề

xuất định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công viên tại TP. Hồ Chí Minh đã được
nêu ra trong các nghiên cứu khoa học, các văn bản pháp quy…
Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu tổng hợp về thực trạng hệ thống Vườn
– Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay và các cơ sở định hướng đã được
nghiên cứu (kết quả của các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng, cơ sở văn bản
pháp lý…) thông qua các phương pháp Tổng hợp và phân tích thông tin (trên cơ sở
thu thập tài liệu từ nhiều nguồn trong và ngoài nước), tổng hợp và phân tích các các
định hướng này nhằm làm cơ sở cho việc Xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần thiết
của một Định hướng phát triển hiệu quả hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP. Hồ
Chí Minh.
 Nội dung 2:
Xây dựng hệ thống công cụ thực nghiệm đánh giá tính hiệu quả và tính
khả thi của các định hướng đã nêu tuỳ theo các khía cạnh riêng biệt (dựa trên cơ
sở xác định những giá trị cơ bản và những giá trị riêng biệt cần có của hệ thống Vườn
- Công viên đô thị TP. Hồ Chí Minh): về khía canh quy hoạch, quản lý đô thị, pháp
luật, tài chánh, xã hội… và các tiêu chuẩn kiểm nghiệm hiệu quả của các công cụ đó
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 6
và đánh giá kết quả thu được. Áp dụng công cụ thực nghiệm đánh giá tính hiệu quả
và tính khả thi của các định hướng đã nêu, nhằm xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần
thiết của Định hướng phát triển hệ thống Vườn - Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh.
 Nội dung 3:
Khẳng định vị trí chiến lược của việc phát triển hệ thống Vườn - Công viên
đô thị trong các chính sách đô thị nói cách khác là xem xét mối quan hệ này trong
cách nhìn tổng thể liên ngành. Sử dụng công cụ thực nghiệm để kiểm nghiệm hiệu
quả và tính khả thi của định hướng đã nêu.
Lựa chọn mô hình hệ thống Vườn – Công viên nào là hợp lý, hiệu quả, loại
hình, số lượng, chất lượng của hệ thống đó trong tổ chức không gian đô thị tại TP.Hồ
Chí Minh có chú ý đến các điều kiện dịa phương đặc trưng của từng khu vực.

 Nội dung 4:
Tổng kết các giải pháp, đề xuất định hướng cụ thể, được đảm bảo về hiệu quả
sử dụng và tính khả thi. Tổng hợp và đề xuất định hướng cụ thể phát triển hệ
thống Vườn - Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí Minh và cơ sở khoa học cho việc
xây dựng những tiêu chí cụ thể áp dụng cho việc xây dựng một hệ thống Vườn -
Công viên đô thị thích ứng với điều kiện phát triển hiện nay và trong tương lai của TP.
Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 7
MỤC LỤC

BÁO CÁO NGHIỆM THU 2
1. Tên đề tài: 2
2. Chủ nhiệm đề tài: 2
3. Cơ quan chủ trì: 2
4. Mục tiêu: 2
KÝ HIỆU 12
U
DANH SÁCH BẢNG 13
DANH SÁCH HÌNH SỬ DỤNG 14
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 15U
I. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề: 15
II. Một số khái niệm và định nghĩa chung liên quan đến hệ thống Vườn – Công viên đô thị:.16
1. Những khái niệm cơ bản về hệ thống Vườn – Công viên đô thị: 16
1.1 Đất cây xanh đô thị: 16
1.2 Hệ thống Vườn – Công viên đô thị: 18
1.3 Diện tích xanh bình quân đầu người: 26
2. Khái niệm cơ bản về mục tiêu phát triển bền vững: 26
2.1 Phát triển bền vững: 26

2.2 Đô thị phát triển bền vững: 27
CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 28
I. Tổng quan hiện trạng của hệ thống VCV tại TP. Hồ Chí Minh: 28
1. Tự phát và thiếu quy hoạch: 28
2. Chỉ tiêu cây xanh trên đầu người tại TP. Hồ Chí Minh: 29
3. Diện tích VCV: tăng trên giấy – giảm trên thực tế: 31
4. Vấn đề quản lý sử dụng công viên: 32
5. Vấn đề kinh phí đầu tư: 33
6. Thực tế những con số thống kê công viên tại TP. Hồ Chí Minh: 33
II. Tổng hợp và phân tích các loại hình VCV hiện có tại TP. Hồ Chí Minh: 37
1. Phân loại và xác định các loại hình VCV tại TP. Hồ Chí Minh: 37
1.1 Công viên văn hóa: 38
1.2 Thảo cầm viên: 39
1.3 Công viên thiếu nhi: 40
1.4 Công viên vui chơi giải trí: 41
1.5 Vườn hoa, quảng trường, các tiểu đảo: 42
2. Đánh giá tính phù hợp với điều kiện tự nhiên – văn hoá – kinh tế – chính trị – xã hội
của TP. Hồ Chí Minh: 43
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 8
2.1 Xem xét trên cơ sở các điều kiện tự nhiên: 43
2.1.1 Điều kiện Địa lý – Khí hậu 43
2.1.2 Khí hậu Thành phố có những đặc điểm như sau: 43
2.1.3 Tính chất đa dạng sinh học của các loại cây trồng: 44
2.2 Xem xét trên cơ sở điều kiện Kinh tế - Chính trị thành phố (hiện trạng phát triển
của hệ thống VCV tại TP. Hồ Chí Minh): 45
2.3 Yếu tố văn hóa xã hội: 45
2.4 Yếu tố quy hoạch xây dựng đô thị: 46
2.5 Vấn đề môi trường đô thị 49

3. Sự hình thành và phát triển hệ thống VCV tại TP. Hồ Chí Minh: 49
3.1 Thời kỳ trước năm 1975: 50
3.1.1 Thời kỳ trước năm 1859: 50
3.1.2 Thời kỳ Pháp thuộc: 50
3.2 Thời kỳ trước năm 1975 52
3.3 Thời kỳ từ sau 1975 đến nay: 52
4. Đánh giá các đặc trưng cơ bản của hệ thống Vườn – Công viên đô thị tại TP. Hồ Chí
Minh: 55
III. Hệ thống hoá các đề xuất định hướng phát triển hệ thống VCV tại TP. Hồ Chi Minh: 56
1. Hiện trạng tình hình nghiên cứu khoa học liên quan đến định hướng phát triển hệ
thống VCV tại TP. Hồ Chí Minh 56
2. Các văn bản pháp quy và các cơ chế chính sách liên quan về quản lý và phát triển hệ
thống MXĐT: 58
2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành và đang áp dụng hiện nay:58
2.2 Cơ chế chính sách trong quản lý và phát triển cây xanh đô thị: 59
CHƯƠNG II: CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VƯỜN –
CÔNG VIÊN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 61
I. Một số mô hình trong việc xây dựng hệ thống VCV đô thị tại các nước trên thế giới: 61
1. Những cơ sở lý thuyết về định hướng phát triển hệ thống VCV đô thị trên thế giới: 61
2. Chính trị và và hệ thống VCV, mô hình “hệ thống Vườn – Công viên Paris” (Système
de parcs de Paris) của Haussmann : 62
3. Mô hình “thành phố vườn” (city garden) của Ebernezer Howard: 64
4. Chính sách xanh hoá Singapore mô hình phát triển kinh tế với yếu tố kích cầu phát
triển là hệ thống VCV : 66
5. Định vị giá trị đô thị thông qua mô hình “Bắc Kinh xanh” của Trung Quốc 71
6. Nam Ninh và những không gian xanh bất tận: 72
7. VCV – giải pháp hạ tầng kỹ thuật hiệu quả của đô thị qua kinh nghiệm của Canberra –
Úc: 73
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM


Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 9
II. Các cơ sở cơ bản cho việc xây dựng các tiêu chí cụ thể cho việc phát triển hệ thống VCV
tại TP. Hồ Chí Minh: 76
1. Cơ sở pháp lý: 76
1.1 Cơ sở văn bản pháp lý quy định về cây xanh đô thị: 76
1.2 Cơ sở các quy định về quy hoạch cây xanh theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam:77
2. Cơ sở thích nghi với điều kiện tự nhiên khu vực: 78
3. Cơ sở quy hoạch và quản lý đô thị: 79
4. Cơ sở quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan đô thị: 81
5. Cơ sở bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 82
6. Cơ sở phát triển kinh tế kỹ thuật: 88
7. Cơ sở điều kiện văn hoá xã hội: 89
8. Cơ sở văn hoá Việt Nam và vấn đề bản sắc 91
III. Xác định các tiêu chí hiệu quả cần thiết của định hướng phát triển hệ thống VCV đô thị tại
TP.Hồ Chí Minh. 92
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG CỤ THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG
VƯỜN – CÔNG VIÊN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 98
1. Quy chuẩn AMENAGEMENT (châu Âu) : 100
2. Chương trình ADIPURA và PKPD-PU (JAKARTA) từ năm 2002: 101
3. Hệ thống chỉ số đánh giá ứng dụng trong phát triển đô thị bền vững ở KARACHI,
PAKISTANT – Năm 2009: 104

4. Phương pháp BLUE HOLDING (S’PACE) – Năm 2010 106
5. Triển khai hệ thống công cụ đánh giá: 108
6. Quy trình khảo sát và đánh giá: 117
CHƯƠNG IV: XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 119
I. Áp dụng công cụ đánh giá định tính đánh giá yêu cầu phát triển hệ thống VCV theo mục
tiêu chung: 120
II. Áp dụng công cụ đánh giá định lượng xác định mức độ quan trọng của các mục tiêu phát

triển hệ thống Vườn – Công viên trong điều kiện TP. Hồ Chí Minh: 129
1. Mục tiêu Môi trường: 129
2. Mục tiêu Đầu tư: 134
3. Mục tiêu Kinh tế xã hội 135
4. Mục tiêu xây dựng Thước đo giá trị: 137
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VƯỜN – CÔNG VIÊN
ĐÔ THỊ TP. HỒ CHÍ MINH 148
I. Các định hướng phát triển cơ bản của hệ thống Vườn – Công viên tại TP. Hồ Chí Minh
đến 2025: 148
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 10
II. Xây dựng mô hình lý thuyết hệ thống VCV đô thị TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở hoàn chỉnh
hệ thống không gian xanh thống nhất: 149
1. Phác thảo hệ thống không gian xanh cho đô thị TP. Hồ Chí Minh: 151
1.1 Mảng xanh đô thị (trame verte d’agglomération) 151
1.1.1 Phạm vi nghiên cứu của hệ thống mảng xanh đô thị 153
1.1.2 Các thành phần cơ bản và cấu trúc của hệ thống mảng xanh đô thị 154
1.1.3 Các chức năng cơ bản và hoạt động của hệ thống mảng xanh đô thị 155
1.2 Vành đai xanh đô thị (ceinture verte urbaine) 168
1.2.1 Phạm vi nghiên cứu của hệ thống Vành đai xanh đô thị 170
1.2.2 Các thành phần cơ bản và cấu trúc của hệ thống Vành đai xanh đô thị 171
1.2.3 Các chức năng cơ bản và hoạt động của hệ thống Vành đai xanh đô thị 174
1.2.4 Những việc cần làm ngay: 175
1.3 Hành lang xanh nông thôn (couronne verte rurale) 180
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu của hệ thống Hành lang xanh nông thôn: 180
1.3.2 Các thành phần cơ bản và cấu trúc của hệ thống Hành lang xanh nông thôn 181
1.3.3 Các chức năng cơ bản và hoạt động của hệ thống Hành lang xanh nông thôn 182
1.3.4 Các định hướng cơ bản và những hành động cụ thể để duy trì và sử dụng hiệu
quả hệ thống Hành lang xanh nông thôn 183


1.4 Những dòng nước và các tuyến kết nối xanh: 186
1.4.1 Dòng nước: 187
1.4.1.1 Hệ thống Sông và Kênh Rạch: 187
1.4.1.2 Đặc điểm, Chức năng 188
1.4.1.3 Giá trị 188
1.4.1.4 Hiện trạng 188
1.4.1.5 Đề xuất bảo vệ và nâng cao giá trị dòng nước 191
1.4.2 Tuyến kết nối xanh 192
1.4.2.1 Định nghĩa và vai trò tuyến kết nối xanh 192
1.4.2.2 5 chức năng của tuyến kết nối xanh: 194
1.4.2.3 Mục tiêu qui hoạch 194
1.4.2.4 Định hướng qui hoạch mới 194
2. Mô hình hệ thống VCV đô thị TP. Hồ Chí Minh và các giải pháp phát triển cho hệ
thống VCV đô thị TP. Hồ Chí Minh 194
2.1 Mô hình hệ thống VCV đô thị TP. Hồ Chí Minh 194
2.2 Các giải pháp cụ thể thực hiện định hướng phát triển chung cho hệ thống VCV
đô thị TP. Hồ Chí Minh: 197
2.2.1 Giải pháp phát triển bền vững cho hệ thống VCV đô thị TP. Hồ Chí Minh 197
2.2.2 Giải pháp phối hợp đa ngành, tổng hợp nhiều nguồn lực cho việc phát triển hệ
thống VCV đô thị TP. Hồ Chí Minh 200

2.2.3 Giải pháp hoàn thiện cấu trúc Kinh tế xã hội phục vụ phát triển hệ thống VCV đô thị
TP. Hồ Chí Minh 201

Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 11
2.2.4 Hoàn thiện bản sắc hệ thống VCV đô thị, tạo tiền đề xây dựng các thước đo giá trị
mới của đô thị TP. Hồ Chí Minh 204


KẾT LUẬN 214
PHỤ LỤC 215
TÀI LIỆU THAM KHẢO 221


Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 12
KÝ HIỆU
Các ký hiệu và từ viết tắt:

VCV
CV
CX
CVCX
MXĐT
QHĐT
QLĐT
QLMT
KCN
PTBV
En
Fr
QLQHXD
Vườn – Công viên
Công viên
Cây xanh
Công viên cây xanh
Mảng xanh đô thị

Quy hoạch đô thị
Quản lý đô thị
Quản lý môi trường
Khu công nghiệp
Phát triển bền vững
English – Tiếng Anh
Francais – Tiếng Pháp
Quản lý Quy Hoạch Xây Dựng













Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 13
DANH SÁCH BẢNG

Bảng kê 01 – Sưu tầm báo, tạp chí
Bảng kê 02 – Sách Tiếng Việt và Tiếng nước ngoài
Bảng kê 03 – Hỗ trợ dịch thuật sách nước ngoài
Bảng kê 04 – Nguyên vật liệu năng lượng

Bảng 01 – Thống kê hiện trạng công viên thành phố năm 2000
Bảng 02 – Bảng diện tích đất cây xanh công cộng ngoài đơn vị ở trong
các đô thị
Bảng 03 – Phân tích đánh giá hiệu quả của 2 hệ thống tại Jakarta
Bảng 04 – Hệ thống tiêu chí đánh giá
Bảng 05 – Cấu trúc hệ thống tiêu chí định lượng



















Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 14
DANH SÁCH HÌNH SỬ DỤNG


Hình 01 – Sơ đồ dự kiến áp dụng các phương pháp
Sơ đồ biểu diễn nội dung phát triển bền vững:
Hình 02 – Mô hình của hội đồng thế giới về môi trường và phát triển
Hình 03 – Mô hình của ngân hàng thế giới
Hình 04 – Mô hình thường được sử dụng
Hình 05 – Quy trình đánh giá các mục tiêu khảo sát
Hình 06 – Quy trình hệ thống tiêu chí và chỉ số đánh giá cho thành
phố Karachi
Hình 07 – Ứng dụng hệ thống Blue Holding trong đánh giá hiện trạng
cho một dự án quy hoạch đô thị tại Pháp
Hình 08 – Biểu đồ phân bổ các trọng số
Hình 09 – Các giai đoạn của quy trình khảo sát đánh giá

















Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM


Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 15
CHƯƠNG MỞ ĐẦU:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

I. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề:
- Những vấn đề được đề cập trong đề tài nghiên cứu khá phức tạp, đa diện,
không những chỉ đề cập đến hình thức biểu hiện mà còn phải xét đến bản chất của
vấn đề. Chính vì vậy, việc áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau cho
từng vấn đề cụ thể là điều bắt buộc. Cụ thể trong đề tài sẽ áp dụng các phương pháp
sau:
o Phương pháp tổng hợp và phân tích các tư liệu liên quan để từ đó có cái
nhìn đầy đủ và toàn diện về đối tượng nghiên cứu, là cơ sở để có thể quy nạp, diễn
dịch, và lý giải cho các hiện tượng của kiến trúc biểu hiện, tìm ra các luận điểm thật
sự khách quan về bản chất và quy luật chi phối các biểu hiện, rút ra các bài học cần
thiết.
o Phương pháp điều tra, khảo sát và điều tra xã hội học: hiện trạng giúp
xác định chính xác các vấn đề hiện có liên quan đến đề tài. Đây là cơ sở quan trọng
để có những nhận định, phân tích, và đánh giá một cách khách quan.
o Phương pháp so sánh đồng dạng, so sánh đồng đại và lịch đại so sánh
sự tương đồng và khác biệt giữa các mô hình hệ thống cùng thể loại, cùng tính chất,
giữa các mô hình tại trong những điều kiện tương đồng và so sánh những biểu hiện
hiện nay với những biểu hiện trong quá khứ của cùng một đối tượng.
o Phương pháp thống kê, phân loại và hệ thống hóa là một phương pháp
vô cùng hữu hiệu để thu nhận được những hiệu quả nghiên cứu khoa học có tính
định lượng. Phương pháp này giúp ta tránh được cái nhìn cảm tính, chủ quan rất
thường gặp. Phương pháp này cũng giúp cho việc quan sát, thể hiện nội dung một
cách đơn giản, trực quan, rõ ràng,… và vì thế, những vấn đề gai góc, phức tạp của
việc diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường sẽ được cô đọng và hệ thống hóa trong
các bảng biểu thống kê. Trên cơ sở của các hiện tượng được phô diễn bên ngoài,

chúng tôi tiến hành phân loại để nhận ra các đặc điểm và tính chất của các phân
nhóm. Từ những so sánh và thống kê, chúng tôi tiến hành hệ thống hóa các hiện
tượng theo một trình tự logic.
- Ngoài ra còn có thể áp dụng một số phương pháp khác như:
o Phương pháp đối chiếu tư liệu
o Phương pháp tiếp cận hệ thống
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 16
- Các phương pháp được phối hợp áp dụng bổ trợ hệ thống rất cao điều này
đòi hỏi phải biết vận dụng tốt để làm rõ được các vấ dề cần nghiên cứu.


II. Một số khái niệm và định nghĩa chung liên quan đến hệ thống Vườn –
Công viên đô thị:
1. Những khái niệm cơ bản về hệ thống Vườn – Công viên đô thị:
1.1 Đất cây xanh đô thị:
Đất cây xanh đô thị thông thường được chia làm 03 loại cơ bản:
 Loại 1: Đất cây xanh công cộng: Là loại đất cây xanh sử dụng có tính
chất chung cho mọi người dân đô thị. Cụ thể được chia làm các loại hình cây xanh
như sau:
Hình 01: SƠ ĐỒ DỰ KIẾN ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP

NỘI DUNG

GIẢI PHÁP

PP.
Tổng
hợp và

Phân
tích
thông
tin

PP.
Phân
tích số
liệu thực
tế và So
sánh kết
quả
đồng
dạng

MỤC TIÊU

PP.Điều
tra xã hội
học
(thăm dò,
phỏng
vấn,
thống kê,
TV,
Internet)

PP.
Tiếp cận
hệ thống

và Đối
chiếu tư
liệu

PP.Tổng hợp, Phân tích thông tin và Tiếp cận
hệ thống

Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 17
o Công viên văn hóa - nghỉ ngơi;
o Công viên thể thao thể dục;
o Công viên bách thảo và vườn bách thảo;
o Công viên bách thú và vườn bách thú;
o Công viên thiếu niên - nhi đồng;
o Công viên bảo tồn và lịch sử - di tích;
o Công viên rừng - phong cảnh - hồ nước thủy lợi;
o Vườn hoa nghỉ ngơi và dạo mát yên tĩnh;
o Vườn hoa nghỉ ngơi và hoạt động văn nghệ;
o Vườn dạo – Promenade;
o Đại lộ với dải cây xanh trang trí lớn – Boulevard;
o Cây xanh đường phố và quảng trường;
o Cây xanh các công trình hành chính – văn hóa – sinh hoạt phục vụ công
cộng;
o Cây xanh trong khu nhà ở chung cư hoặc các khu dân cư, khu nhà ở.
 Loại 2: Đất cây xanh chuyên dụng: Là loại đất cây xanh sử dụng không
rộng rãi, thường gắn liền với công trình kiến trúc và phục vụ riêng cho từng loại công
trình đó. Cụ thể được chia làm các loại hình cây xanh như sau:
o Cây xanh các trường chuyên nghiệp - đại học, các trường trung tiểu học;
o Cây xanh vườn trẻ - nhà trẻ;

o Cây xanh bệnh viện;
o Cây xanh khu an dưỡng - nghỉ mát - trại hè;
o Cây xanh các cơ quan nghiên cứu khoa học;
o Cây xanh cung văn hóa - thiếu niên - thể thao;
o Cây xanh các xí nghiệp, kho tàng, bến cảng;
o Cây xanh khu vực nông trường.
 Loại 3: Đất cây xanh đặc biệt: Là loại đất cây xanh xây dựng theo yêu cầu
chuyên môn riêng cho những yêu cầu đặc biệt về điều kiện thiên nhiên, điều kiện đất
đaiv.v… tính chất sử dụng có thể chung cho toàn thành phố hay riêng một vùng hoặc
chỉ riêng cho một công trình. Cụ thể được chia làm các loại hình cây xanh như sau:
o Dãy cây cách ly và phòng hộ công nghiệp;
o Dãy cây chống gió, cát, phòng hộ;
o Dãy cây phòng hỏa;
o Dãy cây xanh cách ly đường vận tải nặng và đường sắt;
o Rừng cây chắn nước;
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 18
o Rừng cây bảo vệ đất và cải tạo chất đất;
o Cây xanh nghĩa địa;
o Cây xanh vườn ươm.
1.2 Hệ thống Vườn – Công viên đô thị:
- Như vậy, trên tực tế, hệ thống VCV đô thị bao gồm các thể loại VCV thuộc
đất cây xanh công cộng như: Công viên văn hóa - nghỉ ngơi; Công viên thể thao thể
dục; Công viên bách thảo và vườn bách thảo; Công viên bách thú và vườn bách thú;
Công viên thiếu niên - nhi đồng; Công viên bảo tồn và lịch sử - di tích; Công viên rừng
- phong cảnh - hồ nước thủy lợi; Vườn hoa nghỉ ngơi và dạo mát yên tĩnh; Vườn hoa
nghỉ ngơi và hoạt động văn nghệ; Vườn dạo – Promenade.
- Bên cạnh đó trên thực tế, hệ thống VCV đô thị sẽ không là hệ thống nếu
không kể đến vai trò liên kết của các loại hình cây xanh cộng cộng đô thị khác như:

Đại lộ với dải cây xanh trang trí lớn (Boulevard); Cây xanh đường phố và quảng
trường; Cây xanh các công trình hành chính – văn hóa – sinh hoạt phục vụ công cộng
và đặc biệt là hệ thống cây xanh trong khu nhà ở chung cư hoặc các khu dân cư, khu
nhà ở. Do đó trên góc độ hệ thống, các loại hình cây xây công cộng này vô hình
chung cũng là một phần đáng kể đến trong hệ tống VCV đô thị.
- Song song với các loại hình cây xanh công cộng đô thị có ảnh hưởng trực
tiếp đến hệ thống VCV đô thị, trong các loại hình CX đô thị đã nêu thì một số loại hình
cũng có những tác động không nhỏ đến tổng thể của hệ thống VCV đô thị. Ví dụ như
hệ thống Cây xanh trong các trường chuyên nghiệp - đại học, các trường trung tiểu
học; Cây xanh vườn trẻ - nhà trẻ; Cây xanh bệnh viện; Cây xanh khu an dưỡng - nghỉ
mát - trại hè; Cây xanh các cơ quan nghiên cứu khoa học; Cây xanh cung văn hóa -
thiếu niên - thể thao; Cây xanh các xí nghiệp, kho tàng, bến cảng. Và kể cả Cây xanh
thuộc loại cây xanh đặc biệt và cây xanh nông – lâm nghiệp cũng có thể có những
ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc chung của hệ thống VCV đô thị nói riêng và hệ
thống môi trường đô thị nói chung. Ví dụ như khu vực nông trường vùng ven đô thị,
các khu rừng phòng hộ, khu dự trữ sinh quyển, khu cây xanh nghĩa trang cảnh quan,
các khu vườn ươm cũng có thể trở thành một bộ phận không kém quan trọng trong
việc hoàn thiện hệ thống VCV đô thị.
Tuy nhiên, về cơ bản các loại hình VCV thường được nhắc tới nhiều nhất
trong cấu trúc của hệ thống VCV đô thị là:
a. Công viên đô thị:
Công viên đô thị là những khu vực tổ chức nghỉ ngơi – sinh hoạt văn hóa có
quy mô lớn thường từ 6 – 10 ha trở lên. Là không gian cây xanh hoàn hảo nhất trong
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 19
các loại đất cây xanh đô thị. Tùy vào tính chất, quy mô, đặc điểm thiên nhiên – lịch sử
– văn hoá của từng điạ phương, nơi chốn mà VCV được tổ chức theo các thể loại
khác nhau và mỗi loại hình đều có những đặc điểm và chức năng khác nhau. Trên
thực tế, tuỳ từng điều kiện văn hoá – xã hội và kinh tế – chính trị khác nhau, tên gọi

của các loại hình CV trong đô thị có thể khác nhau, tuy nhiên thông thường, CV đô thị
có những loại hình sau:
 Công viên văn hóa nghỉ ngơi (công viên trung tâm): Công viên văn hóa
nghỉ ngơi hay còn gọi là công viên trung tâm là hình thức tổ chức nghỉ ngơi – giải trí –
sinh hoạt văn hóa kết hợp với công tác giáo dục chính trị rộng rãi cho đông đảo quần
chúng với mọi trình độ và lứa tuổi.
Nguyên tắc thiết kế: Ngoài những nguyên tắc chung cho các khu vực tổ
chức cây xanh
1
, công viên văn hóa nghỉ ngơi cần bảo đảm các nguyên tắc sau
2
:
 Vị trí, giới hạn quy mô, nội dung bố cục của công viên phụ thuộc vào quy
hoạch chung của thành phố.
 Các tổ chức trong công viên đảm bảo phục vụ cả 4 mùa.
 Từ nơi xa nhất của thành phố đến công viên không quá 4 km.
 Diện tích công viên nhỏ hơn 30 ha và có phân khu rõ ràng.
 Trong công viên không cho phép đường giao thông thành phố cắt ngang
qua.
 Công viên bách thú: (zoo):Công viên bách thú là khu vực cây xanh đóng
kín trong đó người ta chăn nuôi các loại động vật để nghiên cứu và phổ biến trí thức
khoa học cho quần chúng, đồng thời là nơi nghỉ ngơi giải trí nhiều người ưa thích
3
.
 Công viên này có ý nghĩa bảo tồn và học tập về động vật. Nhiệm vụ của
vườn là bảo vệ sự sinh tồn của những loài động vật đã bị mất giống, đồng thời cung
cấp tài liệu nghiên cứu khoa học quý báu cho các viện nghiên cứu về động vật, để
phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật chăn nuôi cho nhân dân.
 Công viên bách thú là nơi thu hút sự ham thích của thanh thiếu nhi, các
người già và nhân dân trong thành phố, thường là những nơi giải trí rất sống động,

linh hoạt sau những giờ lao động mệt nhọc. Cho nên người ta gọi công viên bách thú
là một công viên đẹp hoặc vườn cây xanh mà ở đó cây xanh là cái phông đệm tự
nhiên rất đẹp cho các sinh vật hoạt động.


1
Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978
2
Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978
3
Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 20
Nguyên tắc thiết kế:
 Công viên bách thú không được bố trí ở gần hoặc bố trí vào giữa khu
nhà ở. Yêu cầu của công viên bách thú là phải có đường giao thông thuận tiện cho
những người tới xem, phải gồm các nguồn nước như sông, hồ, khe suối v.v…và đồng
thời phải gắn liền với hệ thống cây xanh thành phố và ngoại đai
4
. Vì vậy việc chọn địa
điểm để xây dựng công viên bách thú không phải dễ dàng đơn giản. Khi chọn địa
điểm ta cần chú ý đảm bảo cho toàn bộ khu đất phải có ánh sáng đầy đủ, địa lý phong
phú và hướng phát triển của vườn kéo dài từ Đông sang Tây bảo đảm cho việc tổ
chức các đường chạy của động vật có thể nhìn từ phía Nam về phía Bắc.
 Diện tích xây dựng : Qua thực tế xây dựng công viên bách thú của một
số các nước trên thế giới thì quy mô xây dựng thường từ 10 – 60 ha và đã có một số
ít vườn rộng lớn tới 100 ha. Loại công viên bách thú với quy mô 10 ha (Ví dụ: vườn
thú Vincennes tại Paris – 14,5 ha) thì hơi nhỏ vì yêu cầu tổ chức các khu vực cho các
loài động vật sinh sống và hoạt động trong môi trường thích hợp khác nhau và chiếm

một diện tích đất đai khá lớn, nếu trong vườn có tăng thêm động vật nữa thì diện tích
của công viên này lại phải mở rộng và phát triển thêm ra để đảm bảo cho yêu cầu cần
thiết.
 Loại công viên bách thú với quy mô lớn tới 100 ha (Parc zoologique de
Thoiry – Pháp có diện tích 380 ha) thì quá rộng: Vấn đề bảo vệ quản lý khó khăn,
đồng thời về các mặt hoàn thiện thiết bị kỹ thuật khác cũng đắt. Mặt khác làm cho
người tới xem quá mệt mỏi.
 Qua kinh nghiệm thực tế, qua quá trình tổ chức các công viên bách thú,
người ta rút ra kết luận rằng: Quy mô xây dựng một công viên bách thú trung bình
khoảng từ 40 – 50 ha là vừa phải. Đối với điều kiện và khả năng kinh tế của Việt Nam,
ta có thể nghiên cứu và áp dụng như quy mô vừa phải trên.

 Công viên bách thảo: (botanic garden (En), jardin botanique (Fr)): Công
viên bách thảo về cơ bản, việc xây dựng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giáo
dục và phổ cập trong quần chúng những hiểu biết về thực vật một cách rộng rãi.
Nguyên tắc thiết kế:
 Tổ chức công viên bách thảo phải dựa vào các nguyên tắc khoa học,
phù hợp với tính địa lý, địa chất, khí hậu và lợi tức của cây (nếu có) và đảm bảo sắp
xếp theo các hệ thống phân loại thực vật cũng như các nguyên tắc nghệ thuật khác.

4
Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 21
- Công viên bách thảo được bố trí trên một phạm vi đất đai khá rộng lớn gần
giống như công viên phong cảnh. Thường được bố trí ở ngoại đai thành phố, hoặc ở
cạnh các trường đại học, cũng có khi bố trí trong thành phố để góp phần cải tạo tiểu
khí hậu và kết hợp giải trí nghỉ ngơi cho quần chúng.
- Diện tích xây dựng: Diện tích của công viên bách thảo tùy thuộc vào nội

dung tổ chức và số lượng cây trồng mà xác định. Nói chung, diện tích xây dựng loại
công viên chung cho các thành phố lớn mà quần chúng tự do đến sử dụng. Thí dụ
như ở Nga và một số nước khác đã có công viên bách thảo với quy mô trung bình là
từ 100 – 200 ha, ngoài ra còn có một số ít công viên quy mô lớn từ 250 – 388 ha.
Nhưng đối với từng tình hình thực tế, cần dựa vào góc độ khác như đất đai, khí hậu,
các điều kiện thiết bị, giao thông và khả năng kinh tế v.v…có thể tổ chức công viên
bách thảo với quy mô nhỏ hơn khoảng từ 50 – 200 ha
5
.

 Công viên rừng: (bois (Fr)) :
- Có thể dựa trên cơ sở những khu rừng tự nhiên xung quanh đô thị, hoặc
tạo ra trên những quỹ đất trống của đô thị có điều kiện phát triển cây xanh, loại công
viên này có tính chất phục vụ quần chúng rộng rãi trong việc nghỉ ngơi, dạo chơi,
ngắm cảnh, hoạt động văn hóa, văn nghệ hoặc du lịch tham quan những nơi danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử quanh thành phố.
- Vị trí của công viên rừng thường nằm ở vùng ngoại vi thành phố hoặc có
một khoảng cách đối với thành phố. Bán kính có thể nằm trong khoảng 10 - 50 km.
Thời gian đi lại từ 1 – 4 giờ. Thời gian nghỉ ở công viên có thể nằm trong khoảng 1
ngày thậm chí đến 1 tháng.

 Khu nghỉ nhân dân:
6

 Trong các cấu trúc quy hoạch đô thị của Liên Xô trước đây, khái niệm
“Khu nghỉ nhân dân” xuất hiện như một loại hình VCV công cộng, có tính phúc lợi cao.
Dạng hình của chúng khá tương đồng với loại hình các khu Resort (Khu nghỉ dưỡng
du lịch) hiện nay ở Việt Nam. Khu nghỉ nhân dân được tổ chức ở những địa điểm có
giá trị nhất về tính chất thiên nhiên của các khu lân cận thành phố lớn. Đại đa số
trường hợp các khu vực đó được tổ chức trong các khu rừng lớn hay trên các bờ hồ

rộng, khi đó các khu rừng thường biến thành công viên rừng.

5
Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978
6
Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 22
 Khu nghỉ nhân dân thông thường sẽ là một bộ phận của rừng ngoại ô
của đô thị. Đồng thời công viên vẫn mang tính chất du lịch. Để cách ly và bảo vệ được
tính chất thực của nó, tất cả các loại đường cho các loại xe động cơ không bố trí cạnh
khu vực nghỉ, có thể tổ chức các lối đi bộ và các lối đi xe đạp. Các đường tàu hỏa và
cơ giới nên tổ chức gần các thị trấn nhỏ gần đó. Ở đây người ta tổ chức các điểm du
lịch, khách sạn, trại nghỉ, quán trọ, nhà ăn, gara, các bãi thể thao thể dục v.v… Từ các
điểm ấy người ta đi vào các khu nghỉ nhân dân theo các lối đi kiểu du lịch và được
quy định.
 Thực tế tại Việt Nam nói chung và tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng, loại
hình VCV này hầu như không được áp dụng.
- Ngoài các loại hình CV nêu trên, còn có các loại CV đô thị khác như:
 Công viên thiếu nhi
 Công viên thể thao
 Công viên bảo tồn – di tích lịch sử
 Công viên bảo tồn Thiên nhiên, các khu bảo tồn đầm lầy tự nhiên (các
khu bảo tồn Thiên nhiên), các khu vực hồ nước thủy lợi không phục vụ nông
nghiệp…
- Trong một thành phố không nhất thiết có đủ các loại nêu trên nhưng thường
phổ biến nhất là các loại: Công viên văn hóa nghỉ ngơi, công viên bách thảo, công
viên bách thú, công viên rừng. Nếu thành phố có quy mô lớn trên 40 vạn dân với điều
kiện đất đai xây dựng tập trung (không phân tán, không kéo dài) thường tổ chức công

viên thiếu nhi, công viên thể thao, nhưng nếu thành phố quy mô nhỏ hơn hoặc xây
dựng phân tán, kéo dài thì chỉ cần xây dựng công viên văn hóa nghỉ ngơi trong đó
bao gồm cả bộ phận thiếu nhi và thể thao.
- Trong một thành phố có thể có hai hoặc hơn nữa công viên văn hóa nghỉ
ngơi, nếu thành phố kéo dài hoặc xây dựng phân tán. Điều kiện thành phố có công
trình cần bảo tồn, có những di tích lịch sử có giá trị, có phong cảnh đẹp v.v… có thể
xây dựng các loại công viên bảo tồn phong cảnh
7
v.v…
 Công viên vui chơi giải trí:
 Ngoài các dạng hình công viên có tính công cộng phục vụ phúc lợi xã
hội đã nêu, từ những năm 1950 của thế kỷ XX, một loại hình công viên vui chơi giải trí
theo chủ đề đã ra đời Công viên chủ đề (theme park (En), parc à theme (Fr)) là một
loại hình công viên giải trí hiện đại, có thể tập trung vào một chủ đề trung tâm, hoặc

7
Thiết kế cây xanh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1978
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 23
được chia thành nhiều khu vực chủ đề khác nhau. Ví dụ các khu nghỉ ngơi lớn như
Thế giới Walt Disney ở Florida (Mỹ) thực chất là sự tổ hợp của nhiều công viên chủ
đề khác nhau như Công viên Disneyland, Công viên phiêu lưu California, Thị trấn
Disney (Disney Village), … Trong khi đó, các công viên nhỏ hơn như công viên Phim
trường Thế giới (Universal park) chỉ tập trung vào chủ đề khai thác các phim hành
động…
 Nguồn gốc của loại hình công viên chủ đề hiện đại xuất xứ từ các công
viên văn hóa giải trí, và được chính thức hình thành vào năm 1955 với sự ra đời của
công viên Disneyland ở Anaheim, California, và sau đó là sự xuất hiện hàng loạt các
công viên chủ đề khác như công viên Six Flags, công viên Phim trường Thế giới

Hollywood (tại Mỹ), công viên Asterix (tại Pháp)… Các công viên chủ đề thường khai
thác yếu tố văn hóa bản địa, mà đặc biệt là văn hóa dân gian từ trong các truyện tranh
và những câu truyện lịch sử của vùng đất, sử dụng phong cách kiến trúc dân gian,
các vật thể gắn liền với lịch sử và bối cảnh xã hội của thời kỳ đó để tái hiện nên một
không gian văn hóa xã hội đặc thù. Bên cạnh đó, các công viên còn khai thác mảng
chủ đề phản ánh sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với các công trình mô phỏng phi
thuyền, đĩa bay trong không gian, … như Futuroscope (Pháp) về công nghệ nghe
nhìn và sử dụng các kỹ thuật hiện đại để tạo nên một thế giới các trò chơi hành động
và hiện đại. loại hình công viên này ngày một đóng vai trò quan trọng trong đời sống
sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân.
 Tại Việt Nam, loại hình công viên này được biết dưới tên gọi “Công viên
vui chơi giải trí”, xuất hiện khoảng những năm 1980 điển hình như Công viên văn hóa
Đầm Sen, Công viên Suối Tiên, Công viên nước Water Park…
b. Vườn hoa đô thị
- Trên thực tế, vườn hoa cũng là một loại công viên nhưng bị hạn chế quy
mô và nội dung do khu đất chật hẹp. Thường diện tích chiếm vào khoảng từ 1 – 6 ha.
Việc phân khu trong vườn hoa không có ranh giới rõ ràng.
- Có các loại vườn hoa chủ yếu:
 Loại 1: Vườn hoa (jardin de fleurs (Fr)) là nơi tổ chức để dạo chơi, nghỉ là
chủ yếu. Nhân tố chính là cây xanh, hầu như không có công trình. Đôi khi chỉ có một
chòi nhỏ tổ chức sinh hoạt văn nghệ đơn giản biểu diễn dàn nhạc nhẹ. Không xây
dựng công trình hoạt động vui chơi.
 Loại 2: (air de jeux (Fr)) ngoài nội dung dạo chơi nghỉ ngơi, vườn này còn
có tác dụng tổ chức sinh hoạt văn hóa nhộn nhịp như biểu diễn văn nghệ quần chúng,
rạp chiếu bóng, xiếc, triển lãm v.v…hoặc các hoạt động thể thao.
Nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống Vườn – Công Viên trong tổ chức không gian đô thị tại TP HCM

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Hoàng Anh Tú Trang 24
 Loại 3: là các không gian quảng trường (place (Fr)): các không gian trước
các công trình công cộng hoặc công trình đặc biệt (esplanade (Fr)) hoặc là các khu

vực cây xanh nhỏ (square) phục vụ nghỉ ngơi chốc lát cho khách đi đường và nhân
dân quanh khu vực. Trong thành phố có nhiều loại quảng trường:
o Quảng trường lớn toàn thành (place (Fr)): Loại hình này chủ yếu phục vụ
các buổi mít tinh, các ngày hội lớn. Tùy quy mô dân số thành phố và tính chất thành
phố mà quy định diện tích. Thường lấy vào khoảng 1 – 4 ha đối với mô hình tại các đô
thị lớn, các nước XHCN. Công trình trên quảng trường thường có khán đài, nếu loại
thành phố nhỏ, thì là nhà hành chính (ủy ban hay tỉnh ủy, hoặc thành ủy). Hình dáng
quảng trường thường vuông hoặc chữ nhật. Chung quanh thường có kiến trúc lớn.
Do đó khi thiết kế cần chú ý:
 Phối hợp chặt chẽ với công trình kiến trúc chung quanh.
 Thể hiện sự trang nghiêm.
 Giải quyết bóng mát cho quảng trường nhưng tạo khoảng trống lớn tùy
yêu cầu lượng người chứa. Thường trồng cỏ là chủ yếu, bên các công trình và đường
đi trồng cây bóng mát, riêng lễ đài trồng cây trang trí và cây hoa đẹp, bồn hoa, dàn
hoa.
 Cây trồng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc diễu hành.
 Loại cây trồng cần xanh tươi quanh năm thân thẳng tán gọn.
o Quảng trường trước công trình công cộng lớn (place, esplanade (Fr)):
Trước công trình công cộng lớn thường tổ chức quảng trường để nhân dân đứng
trước khi vào công trình không ảnh hưởng đến giao thông thành phố; hoặc đôi khi kết
hợp quảng trường trước công trình với nơi nghỉ ngơi chốc lát (tính chất như vườn
dạo). Cơ cấu tổ chức đơn giản: trung tâm có thể bố trí tượng hoặc vòi phun hay bồn
hoa. Công trình kiến trúc nhỏ hoặc cây trồng trên quãng trường cần phối hợp về màu
sắc cũng như hình dạng với công trình, không được che khuất công trình. Thường
trồng các bồn hoa bãi cỏ hay các loại cây trang trí, thỉnh thoảng điểm những cây bóng
mát đứng độc lập, hoặc thành nhóm nhỏ. Dọc đường đi và gần công trình có thể trồng
các loại cây bóng mát tán gọn và thân thẳng.
o Quảng trường giao thông (place): Có ba loại :
 Đảo giao thông: Đảo giao thông là hình thức tổ chức cho giao thông
các loại xe tự điều chỉnh luồng giao thông và các điểm giao nhau của đường phố lớn.

Hình dáng đảo phụ thuộc vào hướng tuyến đường và lưu lượng giao thông. Thường
là tròn hoặc tam giác. Tổ chức cây xanh ở đây phụ thuộc vào tính chất và lưu lượng
giao thông. Có khi tổ chức thành vườn dạo, có khi lại tạo nên điểm cây xanh không

×