Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tác dụng của véc - ni Shellac - F trong ngăn chặn sâu răng ở trẻ em 12 tuổi tại trường THCS An Lạc, Bình Tân TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.69 KB, 64 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ












BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)


TÁC DỤNG CỦA VÉC-NI SHELLAC F TRONG NGĂN CHẶN
SÂU RĂNG Ở TRẺ EM 12 TUỔI TẠI TRƯỜNG THCS AN LẠC,
QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒNG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI





TS. Hoàng Đạo Bảo Trâm BS CKII Trần Đức Thành





CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận)













THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 6 / 2013



I
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của véc-ni Shellac F trong ngăn
chặn sâu răng. Thử nghiệm thực địa, ngẫu nhiên, mù đơn, có nhóm chứng được thực
hiện trên mẫu gồm 207 trẻ 12 tuổi sống tại vùng không bổ sung fluor trong nước, là học
sinh trường THCS An Lạc, quận Bình Tân, TpHCM. Ba nhóm nghiên cứu được phân

ngẫu nhiên gồm: (1) nhóm Shellac F, (2) nhóm Duraphat
®
, (3) nhóm chứng không sử
dụng véc-ni; các nhóm sử dụng véc-ni được áp dụng phác đồ bôi véc-ni ba tháng một
lần. Khám đánh giá sâu răng mỗi sáu tháng theo tiêu chí ICDAS II, được thực hiện bởi
ba người khám đã được chuẩn hóa. Kết quả cho thấy tình trạng sâu răng ở nhóm Shellac
F và nhóm Duraphat
®
thấp hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng ở các thời điểm
12, 18 và 24 tháng; tuy nhiên không có khác biệt có ý nghĩa khi chỉ xét tổn thương thành
lỗ. Sau 24 tháng, nhóm Shellac F có tỷ lệ giảm sâu răng là 52% (S
1
) và 37% (S
3
), tỷ lệ
này là 56% và 12% ở nhóm Duraphat
®
. Véc-ni Shellac F có hiệu quả trong ngăn chặn
sâu răng ở trẻ 12 tuổi sau 24 tháng và hiệu quả này tương đương véc-ni Duraphat
®
.

SUMMARY OF RESEARCH CONTENT
The objective of this study was to evaluate the efficiency of Shellac F in dental
caries prevention. A single-blind, randomized controlled trial was conducted at An Lac
school, Binh Tan district, HCM city, on 207 children (12 years-old) living in a non-
fluoridated area. Shellac F and Duraphat
®
were applied in the two experimental groups
every three months and no application of fluoride varnishes was done in the control

group. Dental caries were evaluated every six months according to the International
Caries Detection and Assessment System (ICDAS II) by three calibrated examiners. The
results showed that caries experiences in Shellac F and Duraphat
®
groups were
significantly lower than that of the control group at 12, 18 and 24 months; however,
there was no significant difference in cavitated lesions assessment. After 24 months, the
percentage of caries reduction compared to the control group was 52% (S
1
) and 37%
(S
3
) in the Shellac F group, and 56% and 12% respectively in the Duraphat
®
group. The
trial demonstrated that Shellac F was effective in caries prevention in 12 years-old
children after 24 months and this efficiency was comparable with Duraphat
®
.


II
MỤC LỤC
Trang

Tóm tắt đề tài/dự án (tiếng Việt và tiếng Anh)
I

Mục lục
II


Danh sách chữ viết tắt
IV

Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt Anh
V

Danh sách bảng
VI

Danh sách biểu đồ
VII

Danh sách hình
VII

PHẦN MỞ ĐẦU
1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2
1.1
Bệnh sâu răng
4
1.1.1
Quan niệm hiện đại về bệnh sâu răng
4
1.1.2
Hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng ICDAS II
5

1.2
Fluor và dự phòng sâu răng
6
1.2.1
Vai trò của fluor
6
1.2.2
Véc-ni fluor
7
1.2.3
Véc-ni Shellac F
12

CHƯƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
19
2.1
Đối tượng, vật liệu và phương tiện nghiên cứu
19
2.2
Phương pháp nghiên cứu
20
2.3
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh
26

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ
28
3.1
Tỷ lệ sâu răng
28

3.2
Mức độ giảm sâu răng
31
3.3
Mức độ trầm trọng của tình trạng sâu răng
31
3.4
Mức độ gia tăng chỉ số sâu mất trám
35
3.5
Phân bố theo mức độ gia tăng số mặt răng sâu mất trám
38


III

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN
40
4.1
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
40
4.2
Tình trạng sâu răng của các nhóm thử nghiệm
42
4.2.1
Tình trạng sâu răng toàn bộ
42
4.2.2
Tình trạng sâu răng thành lỗ
47


CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
54

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC


QUY TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ


CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC


KẾT QUẢ ĐÀO TẠO



IV
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ ĐẦY ĐỦ
(C) Nhóm chứng
Cs Cộng sự
(D) Nhóm Duraphat
®
ĐLC Độ lệch chuẩn
FA Tinh thể fluoroapatite

FHA Tinh thể fluorhydroapatite
HA Tinh thể hydroxyapatite
ICDAS International Caries Detection and Assessment System
M Mất
N Số học sinh
S Sâu
(S) Nhóm Shellac F
SMT-R Sâu mất trám răng vĩnh viễn
SMT-MR Sâu mất trám mặt răng vĩnh viễn
T Trám
TB Trung bình
THCS Trung học cơ sở
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
WHO World Health Organization
△SMT Mức độ gia tăng trung bình sâu mất trám


V
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT ANH


Tiếng Việt Tiếng Anh
Bão hòa Saturation
Dưới bão hòa Undersaturation
Kỹ thuật bôi véc-ni Fluoride varnish application technique
Quá trình mất khoáng Demineralization
Quá trình tái khoáng Remineralization
Quá bão hòa Supersaturation
Véc-ni fluor Fluoride varnish

















VI

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ các thành phần hóa học của shellac……………….……………… 13
Bảng 3.1: Tỷ lệ sâu răng (S
1
) của ba nhóm tại các thời điểm……….… … 28
Bảng 3.2: Tỷ lệ sâu răng (S
3
) của ba nhóm tại các thời điểm……….… … 29
Bảng 3.3: Tỷ lệ sâu răng mới (S
1
) của ở ba nhóm tại các thời điểm……… ………30
Bảng 3.4: Tỷ lệ sâu răng mới (S

3
) của ba nhóm tại các thời điểm……….…………30
Bảng 3.5: Tỷ lệ giảm sâu răng của nhóm Shellac F và nhóm Duraphat
®

so với nhóm chứng sau 12 tháng và sau 24 tháng………………………………… 31
Bảng 3.6: Trung bình S
1
MT-R của ba nhóm ở các thời điểm .………….………… 32
Bảng 3.7: Trung bình S
1
MT-MR của ba nhóm ở các thời điểm ………………….32
Bảng 3.8: Trung bình S
3
MT-R của ba nhóm ở các thời điểm …………………….34
Bảng 3.9: Trung bình S
3
MT-MR của ba nhóm ở các thời điểm ………………….34
Bảng 3.10: Mức độ gia tăng S
1
MT-R (∆S
1
MT-R) của ba nhóm……… ………… 36
Bảng 3.11: Mức độ gia tăng S
3
MT-R (∆S
3
MT-R) của ba nhóm……… ….37
Bảng 3.12:
Phân bố theo mức độ gia tăng S

1
MT-MR của ba nhóm ở các thời điểm…………….38


VII



DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: S
1
MT-MR của ba nhóm ở các thời điểm……………….….… ……33
Biểu đồ 3.2: S
3
MT-MR của ba nhóm ở các thời điểm……………… … ……… 35
Biểu đồ 3.3: S
1
MT-MR và ∆S
1
MT-MR của ba nhóm ở 12 tháng và 24 tháng.…… 36
Biểu đồ 3.4: S
3
MT-MR và ∆S
3
MT-MR của ba nhóm ở 12 tháng và 24 tháng.…… 37



DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Véc-ni Shellac F và véc-ni Duraphat

®
………………… ……………….19
Hình 2.2: Bộ đồ khám…………………………… ……………………………… 20
Hình 2.3: Tiêu chí đánh giá sâu răng ICDAS-II…………… ……… ……………23




1
PHẦN MỞ ĐẦU
Tên đề tài/dự án:
TÁC DỤNG CỦA VÉC-NI SHELLAC F TRONG NGĂN CHẶN SÂU RĂNG
Ở TRẺ EM 12 TUỔI TẠI TRƢỜNG THCS AN LẠC, QUẬN BÌNH TÂN, TP HCM

Chủ nhiệm đề tài/dự án: TS. Hoàng Đạo Bảo Trâm
BS CKII Trần Đức Thành
Cơ quan chủ trì: Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện: 2007-2013
Kinh phí được duyệt: 600 tr.đ
Kinh phí đã cấp: theo TB số: TB-SKHCN ngày /

Mục tiêu:
Đánh giá tác dụng của véc-ni Shellac F trong dự phòng sâu răng và điều trị sang
thương sâu răng mới chớm ở trẻ em 12 tuổi trường THCS An Lạc, Quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung:
1. Đánh giá sự thay đổi về tỷ lệ và các chỉ số sâu răng ở trẻ 12 tuổi sau 24 tháng sử
dụng Shellac F.
2. So sánh sự khác biệt về tỷ lệ và các chỉ số sâu răng ở trẻ 12 tuổi sau 24 tháng

giữa 2 nhóm Shellac F và Duraphat
®
.

Sản phẩm của đề tài/dự án:
1. Quy trình sử dụng véc-ni Shellac F trong dự phòng sâu răng.
2. Quy trình sử dụng véc-ni Shellac F trong điều trị sâu răng mới chớm.
3. Quy trình thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của véc-ni fluor trong dự
phòng sâu răng.




2
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Sâu răng là một bệnh phổ biến ở hầu hết cộng đồng dân cư trên thế giới. Mặc dù các
biện pháp dự phòng và điều trị ở nhiều quốc gia đã được quan tâm và tình trạng bệnh
có những cải thiện nhất định, song đây vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất răng
và ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của hệ thống nhai và tới chất lượng cuộc sống
của cá thể và cộng đồng. Các nghiên cứu và các quan niệm mới về bệnh sâu răng đã
mở ra những hướng chẩn đoán nguy cơ bệnh, dự phòng, chẩn đoán và điều trị tích cực
các tổn thương sâu răng, giúp đưa ra các biện pháp dự phòng và điều trị sớm và hiệu
quả nhằm hạn chế các tổn thương không hồi phục và các di chứng do bệnh để lại.
Tại Việt Nam, các số liệu điều tra dịch tễ học cho thấy tình trạng sâu răng ở trẻ em
còn tương đối cao, kể cả ở khu vực thành thị; và tỷ lệ sâu răng được điều trị còn thấp.
Theo điều tra quốc gia năm 2000, tỷ lệ trẻ 6 - 8 tuổi có sâu răng sữa là 85%, với chỉ số
smtr là 5,4; smtmr là 12,98, và phần lớn các răng sâu không được điều trị. Tỷ lệ trẻ có
sâu răng vĩnh viễn cũng khá cao và có tốc độ gia tăng nhanh theo tuổi, ở lứa tuổi 9 - 11
là 54,6% và ở lứa tuổi 15 - 17 là 68,6%. Chỉ số SMT-R và SMT-MR ở lứa tuổi 9 - 11
tương ứng là 1,15 và 1,74, ở lứa tuổi 15 tương ứng là 2,4 và 4,16. Tỷ lệ răng sâu không

được điều trị cao tương tự như kết quả khảo sát đối với các răng sữa [10].
Điều tra năm 1999 tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy chỉ số SMT-R ở trẻ 8 tuổi
vùng nội thành là 0,68 (±1,37) và ở vùng ngoại thành là 1,19 (±1,33) [12]. Năm 2003,
theo kết quả điều tra về tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh sâu răng, của Đào Thị
Hồng Quân và cộng sự [13]: (1) Ở vùng fluor hóa nước, tỷ lệ sâu răng là 36,4%, SMT-
R là 1,22 và SiC là 2,39; (2) Ở vùng không fluor hóa nước, tỷ lệ sâu răng là 72,9%,
SMT-R là 2,7 và SiC là 4,83. Kết quả điều tra cho thấy hiệu quả của các chương trình
dự phòng sâu răng đã và đang được triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời
gian qua. Tuy nhiên, việc tìm giải pháp hiệu quả và kinh tế hơn nữa, có thể phù hợp với
các đối tượng cộng đồng và cá thể khác nhau, đặc biệt là trẻ sống tại vùng không fluor
hóa nước và trẻ có nguy cơ sâu răng cao còn là một câu hỏi đặt ra đối với các nhà
nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học.



3
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tác dụng của fluor chủ yếu là do tiếp xúc
trực tiếp với bề mặt men răng và hiệu quả này vượt trội hơn hẳn sau khi răng đã mọc
[27],[36],[38]. Véc-ni fluor được phát triển từ cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970,
tiếp theo sau các sản phẩm chứa fluor có tác dụng tại chỗ như gel và dung dịch súc
miệng có fluor, nhằm kéo dài thời gian tiếp xúc giữa men răng và fluor. Đến thập niên
1980, véc-ni fluor được sử dụng rộng rãi ở châu Âu trong các chương trình phòng bệnh
cho cộng đồng và đã đưa đến kết quả giảm sâu răng có ý nghĩa tại một số nước.
Với cơ chế tạo hợp chất không bền chứa fluor và dự trữ trên men răng, véc-ni fluor
chỉ cần tồn tại và tiếp xúc sát với bề mặt men răng trong vài giờ, mà không bám dính
vĩnh viễn trên mặt răng. Các nghiên cứu in vitro và in vivo đều kết luận rằng so với các
tác nhân cung cấp fluor tại chỗ khác, véc-ni fluor có ưu điểm là an toàn và dễ sử dụng.
Hơn nữa, việc sử dụng véc-ni fluor có thể được điều chỉnh để phù hợp với từng trường
hợp lâm sàng, chẳng hạn như đối với trẻ có nguy cơ sâu răng cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế cũng là một yếu tố làm cho sử dụng véc-ni fluor có thể

trở thành một biện pháp phổ biến trong dự phòng sâu răng.
Shellac F là một véc-ni có fluor có thành phần nền nhựa cánh kiến thiên nhiên, với
công thức chế tạo cơ bản được đưa ra vào năm 2000, dựa trên những công trình nghiên
cứu và thử nghiệm do Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP HCM thực hiện, với
sự hỗ trợ của Khoa Hóa - Đại học Bách khoa TP HCM.
Nhiều nghiên cứu tiếp theo đã được tiến hành nhằm cải tiến các đặc tính và đánh giá
tác dụng của vật liệu, ở quy mô phòng thí nghiệm, từng bước tiến tới các thử nghiệm
lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của vật liệu.



4
1.1. Bệnh sâu răng
1.1.1.Quan niệm hiện đại về bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh mạn tính và đa yếu tố, trong đó có sự tương tác chuyển hóa
của vi khuẩn, dẫn đến sự phá hủy tại chỗ và dần dần các mô khoáng hóa của răng bởi
quá trình khử khoáng gây ra bởi các acid hữu cơ được hình thành từ các phân đoạn của
glucid thức ăn do vi sinh vật của mảng bám răng.
Bệnh sâu răng là quá trình động, biểu hiện đặc trưng bởi sự mất cân bằng sinh học
giữa các giai đoạn mất khoáng và tái khoáng. Nguy cơ hình thành sâu răng có thể được
can thiệp qua nhiều cơ chế toàn thân và tại chỗ, và trong giai đoạn sớm, tổn thương
sâu răng có thể điều trị ở mức độ phân tử, tránh các can thiệp điều trị truyền thống có
tính xâm lấn.
Men răng là một cấu trúc khoáng hóa đặc biệt, cứng nhất trong cơ thể, với tỷ lệ vô
cơ khoảng 97% tính theo khối lượng, cao hơn rất nhiều so với ngà, xương, hay xê-
măng. Đặc biệt, men răng được cấu tạo bởi các trụ men chạy suốt bề dày lớp men
răng, từ tiếp nối men-ngà đến men răng bề mặt, được hình thành bởi sự sắp xếp rất
chặt chẽ các các tinh thể hydroxyapatite Ca
10
(PO

4
)
6
(OH)
2
.
Khi pH nước bọt giảm dưới mức bão hòa, một phần tinh thể men răng tan rã, quá
trình mất khoáng diễn ra, các thành phần khoáng khuếch tán ra khỏi mô răng. Trong
điều kiện pH giảm từ 7 xuống 4, mức độ tinh thể hydroxyapatite bị hòa tan tăng lên
gấp 7 lần. Hiện tượng phóng thích chất khoáng ra từ nước bọt, vôi răng và các hợp
chất của Ca-F… làm ổn định lại tình trạng bão hòa. Cân bằng được lập lại khi lượng
chất khoáng (Ca
2+
, PO
4
3-
, OH
-
) đã được giải phóng đủ mức.
Khi pH tăng, tình trạng quá bão hòa, hiện tượng mất khoáng đảo ngược. Ca
2+
, PO
4
3
,
F
-
khuếch tán vào trong răng, lắng đọng một lớp mới trên phần còn lại của các tinh thể.
Khuynh hướng kết tụ chất khoáng để trở về bão hòa nhằm tái khoáng các tinh thể đã
mất khoáng một phần.




5
Như vậy, sâu răng là một quá trình cân bằng động giữa mất khoáng
(demineralization) và tái khoáng (remineralization), phụ thuộc vào pH acid và khả
năng hòa tan của tinh thể hydroxyapatite [15],[28],[39].
1.1.2.Hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng ICDAS II
Trong các phương pháp chẩn đoán và đánh giá tình trạng sâu răng, chỉ số sâu mất
trám (SMT) được đưa ra bởi Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO, 1997) là một chỉ số
cơ bản, được áp dụng phổ biến để khảo sát tình trạng sâu răng trong các nghiên cứu
lâm sàng và dịch tễ học. Trong đó, một răng được đánh giá là sâu khi có sự hiện diện
rõ ràng của xoang sâu với thành, đáy mềm (tổn thương đã đến ngà răng). Việc khảo sát
theo phương pháp cổ điển có thể bỏ sót một số tổn thương khởi phát và đánh giá dưới
mức tình trạng và mức độ tổn thương sâu răng [53].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng
ICDAS II (International Caries Detection and Assesssment System II). Đây là một hệ
thống đánh giá hiện đại. Theo các tiêu chí đánh giá, ICDAS II đo lường được các giai
đoạn sâu răng chứ không chỉ là có hay không có lỗ sâu.
Đặc điểm cải tiến của ICDAS II là đánh giá các tổn thương mới chớm của men
răng, quan sát bằng mắt trên bề mặt men răng sạch, ẩm và đã thổi khô, sử dụng thám
trâm đầu tròn. Ở men răng có hiện tượng mất khoáng, có sự gia tăng độ xốp vi thể
dưới bề mặt làm men răng có độ trong mờ và thay đổi sự khúc xạ ánh sáng sau khi làm
khô. Nếu sự mất khoáng tiếp tục xảy ra, độ xốp men gia tăng, độ khúc xạ giảm nhiều,
tổn thương sẽ được nhìn thấy kể cả khi bề mặt men ướt nước bọt. Dựa trên sự phản
chiếu bề mặt và kết cấu của tổn thương, bề mặt gồ ghề trắng đục là biểu hiện sâu răng
đang hoạt động. Bề mặt phẳng, nâu, sáng bóng là sâu răng không hoạt động [39].
Tình trạng sâu răng được ghi nhận bằng mã số bao gồm 2 chữ số (phụ lục 7):
- Chữ số thứ nhất: phân loại tình trạng bề mặt men răng ở các mức độ lành mạnh, trám
bít hố rãnh một phần hay toàn bộ, miếng trám, bọc mão được mã hóa bằng các chữ số




6
tương ứng từ 0 đến 8. Riêng răng không tồn tại trên cung hàm tùy theo lý do răng mất
sẽ được ghi nhận với mã số từ 96 đến 99.
- Chữ số thứ hai: được mã hóa từ 0 đến 6 tùy theo mức độ trầm trọng của tổn thương
sâu răng.
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu chí ICDAS II có tính toàn diện khi mô tả và
đo lường nhiều mức độ trầm trọng của tổn thương, có mối tương quan giữa độ sâu của
tổn thương theo mô học, độ tin cậy cao, có thể ứng dụng trong nghiên cứu và thực
hành [34][45].
1.2.Fluor và dự phòng sâu răng
1.2.1.Vai trò của fluor
Fluor là nguyên tố có độ âm điện lớn, có khả năng tạo liên kết ion mạnh hơn OH
-
.
Fluor có ái lực mạnh với Ca
2+
, dễ thay thế vị trí nhóm hydroxyl (OH
-
) trong tinh thể
hydroxyapatite (HA) tạo thành tinh thể fluoroapatite (FA). FA có cấu trúc tinh thể đối
xứng hơn HA, sức hút tĩnh điện giữa Ca
2+
- F
-
lớn hơn Ca
2+
- OH

-
, do đó FA có khả
năng kết tinh tốt và ổn định hơn so với HA.
FA dễ được thành lập, cứng chắc và khó bị hòa tan bởi acid hơn so với HA (độ hòa
tan thấp hơn 20% so với HA). pH ngưỡng để HA bắt đầu bị hòa tan là 5,5 nhưng đối
với FA là 4,5. Sự hiện diện của fluor là một yếu tố tác động lên pH ngưỡng. Khoảng
pH từ 4,5 đến 5,5 là dưới mức bão hòa đối với HA nhưng còn ở mức quá bão hòa đối
với FA, lúc này fluor thể hiện tác dụng ngăn ngừa mất khoáng và tăng cường tái
khoáng. Khi pH giảm dưới 4,5, là dưới mức bão hòa của cả FA và HA, hiện tượng tái
khoáng không diễn ra, sâu răng tiếp tục tiến triển.
Các tác dụng chủ yếu của fluor đối với cơ chế gây bệnh sâu răng:
- Làm tăng độ cứng của men răng, do tạo thành tinh thể fluoroapatite rắn chắc hơn,
làm giảm tốc độ hòa tan của men răng, làm gia tăng sự tái khoáng trong các sang
thương sâu răng mới chớm.



7
- Làm ổn định các phase vô cơ, cản trở hoạt động của men enolase và ATP-ase nên
làm giảm sự sản sinh acid.
- Ngăn chặn sự hình thành các polysaccharide tổng hợp, chất chính của mảng bám
nên ức chế sự thành lập mảng bám.
- Can thiệp, ngăn cản vào quá trình biến dưỡng đường tạo acid của vi khuẩn sinh sâu
răng.
- Làm thay đổi hình dạng múi rãnh do ảnh hưởng đến tổng hợp protein, làm giảm
khung hữu cơ nên làm giảm bề dày men răng.
Khi nồng độ fluor tăng cao do sử dụng fluor tại chỗ, sẽ kết hợp với Ca
2+
tạo CaF
2

ít
hòa tan, tồn tại trên bề mặt men răng, mảng bám răng làm giảm khả năng hòa tan của
men răng và đây cũng là nguồn dự trữ fluor do đặc tính tan chậm của CaF
2
[4],[39],[40].
.

1.2.2.Véc-ni fluor
Véc-ni fluor là một hỗn hợp dạng keo lỏng được làm từ nguyên liệu tự nhiên hoặc
tổng hợp, có chứa các muối fluor được hòa tan trong dung môi như ethanol. Véc-ni
phủ thành một lớp mỏng trên bề mặt men răng, lớp này sẽ khô cứng lại sau vài phút.
Véc-ni fluor giúp kéo dài thời gian tiếp xúc của men răng với fluor để tạo tinh thể
hydroxyapatite và fluorapatite, giúp tăng cường độ cứng của men răng, giảm tốc độ
hòa tan men răng, gia tăng sức đề kháng với acid gây sâu răng và thúc đẩy quá trình tái
khoáng hóa các tổn thương sâu răng mới chớm.
Trong nhiều thập niên cuối thế kỷ 20, các nghiên cứu trên thế giới đã tập trung
nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của fluor đối với bệnh sâu răng, trong đó, tác dụng
của việc sử dụng fluor tại chỗ ngày càng được khẳng định.
Từ những năm 1960, Mellberg đã thấy rằng có một lượng đáng kể fluor được phóng
thích từ men răng trong vòng 24 giờ sau khi được sửa soạn với acid fluoride
phosphate. Hiệu quả của fluor sử dụng tại chỗ có liên quan với khoảng thời gian tiếp
xúc với men răng (Brudevold và cs, 1967). Richardson chứng minh rằng, sự hấp thu



8
fluor của men răng tăng tỷ lệ thuận với khoảng thời gian răng được cách ly với nước
bọt sau khi tiếp xúc với fluor và đề nghị nên phủ một lớp chất không thấm nước lên bề
mặt men sau khi bôi fluor. Năm 1964, Schmidt đã giới thiệu một phương pháp bôi
fluor tại chỗ mới bằng véc-ni với hàm lượng fluor cao là Duraphat

®
(Rhone-Poulenc
Rorer, Đức), có khả năng bám dính vào mặt răng trong sự hiện diện của nước bọt. Hệ
thống véc-ni thứ hai với hàm lượng fluor thấp hơn là Fluor Protector (Vivadent,
Schaan, Liechtensien) ra đời sau một thập kỷ bởi Arends và Schuthof (1975) [42]. Từ
khi được giới thiệu, véc-ni fluor đã trở thành một phương pháp ngăn ngừa sâu răng
phổ biến và hiệu quả, được sử dụng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Châu Âu.
Cơ chế ngăn ngừa sâu răng của véc-ni fluor
Sử dụng fluor liên tục và đa dạng, thường là kết hợp, là những yếu tố quan trọng
nhất để giảm sâu răng. Véc-ni fluor có khả năng làm lắng đọng lượng lớn fluor trên
men răng. Fluor lắng đọng nhiều hơn, dễ có cấu trúc tương tự fluoroapatite khi ở môi
trường pH thấp và khi men răng mất khoáng hơn là trên men răng chưa mất khoáng
[39].
Do có ái lực với ion Ca
2+
mạnh hơn OH
-
, ion F
-
sẽ thay thế một hoặc hai gốc OH
-

trong tinh thể hydroxyapatite tạo tinh thể fluorhydroxyapatite hoặc fluoroapatite bền
vững hơn.
Ca
10
(PO
4
)
6

(OH)
2
+ F
-
Ca
10
(PO
4
)
6
OHF

+ OH
-

(tinh thể fluorhydroxyappatite)
Ca
10
(PO
4
)
6
(OH)
2
+ 2 F
-
Ca
10
(PO
4

)
6
F
2
+ 2 OH
-

(tinh thể fluoroapatite)

Lúc này bề mặt men răng được bao phủ bởi một lớp ít bị hòa tan bởi acid hơn, khả
năng đề kháng với sâu răng tăng. Khi sử dụng véc-ni fluor, nồng độ fluor cao sẽ đưa
đến phản ứng tạo thành hợp chất CaF
2
.
Ca
10
(PO
4
)
6
(OH)
2
+ 20 F
-
10 CaF
2
+ 6 P0
4
3-
+ 2 OH


(calcium fluoride)




9
Calcium fluoride (CaF
2
) là chất lắng đọng chủ yếu được tìm thấy trên bề mặt men
và trong tổn thương sâu răng dưới lớp bề mặt. CaF
2
chỉ hoạt động trên bề mặt men và
dễ bị mất khi tiếp xúc với dung dịch kiềm. Mặc dù là một hợp chất không bền trong
nước bọt, nhưng CaF
2
có thể tồn tại tốt dưới bề mặt men răng, tránh sự tiếp xúc trực
tiếp với nước bọt để trở thành nguồn dự trữ ion F
-
.
CaF
2
hòa tan chậm cung cấp ion F
-
, tiếp tục thay thế gốc OH
-
trong tinh thể
hydroxyapatite tạo thành tinh thể fluorapatite. Trong trường hợp môi trường miệng
bão hòa với ion Ca
2+

và PO
4
3-
, CaF
2
hòa tan tạo ion F
-
sẽ kết hợp trực tiếp với những
ion trên để tạo thành FA.
CaF
2
→ Ca
2+
+ F
-

9Ca2+ + 6PO
4
3-
Ca
10
(PO
4
)
6
F
2

Khi pH giảm, quá trình mất khoáng xảy ra, HA bị hòa tan thành dicalcium
phosphate dehydrate.

Ca
10
(PO
4
)
6
(OH)
2
+ 8 H
+
→ 6 CaHPO
4
.2H
2
O + 4 Ca
2+
(dicalcium phosphate dehydrate)

Khi có sự hiện diện của ion F
-
, dicalcium phosphate dehydrate không bền vững, sẽ
kết hợp với ion F
-
để tạo thành tinh thể fluorapatite; cả dicalcium phosphate dehydrate
và Calcium fluoride đều có thể lắng đọng dưới dạng fluoroapatite trong điều kiện
thuận lợi khi có sự hiện diện của ion PO
4
3-
(quá trình tái khoáng hóa) [37].
Tuy nhiên, theo Fejerskov (1981), không có mối liên hệ rõ rệt giữa hàm lượng fluor

được tìm thấy ở thể rắn của tinh thể men và chỉ số sâu răng của mỗi người. Fluor kết
dính lỏng lẻo hấp thu trên bề mặt tinh thể men răng và fluor tồn tại dạng “lỏng” xung
quanh các tinh thể chịu trách nhiệm cho hiệu quả phòng ngừa sâu răng của fluor.
Mặc dù các sản phẩm từ phản ứng giữa hydroxyapatite và ion F
-
là các hợp chất
không bền, tuy vậy do các phản ứng xảy ra dưới bề mặt men răng nên các hợp chất
này được bảo vệ khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với nước bọt và có khả năng tồn tại trong
thời gian khá dài, có thể đến vài tháng. Sự cải thiện sức đề kháng sâu răng không nhất



10
thiết chỉ đơn thuần dựa vào việc tăng hàm lượng fluor. Bôi fluor với hàm lượng thấp
vừa phải, trong khoảng thời gian dài hơn thì hiệu quả của việc hạn chế mất khoáng
apatite và tăng cường khả năng tái khoáng hóa sẽ cao hơn [40].
Kết quả các nghiên cứu in vitro và in vivo cũng cho thấy sự hấp thu fluor ở bề mặt
men răng và cả ở lớp sâu khi sử dụng véc-ni fluor tốt hơn so với các loại vật liệu fluor
tại chỗ khác như dung dịch hay gel. Điều này được kiểm chứng trên cả răng sữa và
răng vĩnh viễn [43].
Các loại véc-ni sử dụng trên thế giới [43]
Duraphat
®
là véc-ni fluor được sử dụng phổ biến trên thế giới, có thành phần cơ bản
là nhựa thông tự nhiên và sodium fluoride 5% (ion F
-
2,26%) hòa tan trong ethanol.
Ngoài ra, có thể kể đến một số vật liệu như Fluor Protector là dung dịch có tính acid,
chỉ chứa ion F
-

0,1% dưới dạng difluorosilane hòa tan trong dung dịch ethyl acetate và
isoamylpropianate; Duraflor (Pharmascience Inc.) với công thức tương tự Duraphat
®
,
trong Duraflor còn có thêm chất ngọt nhân tạo là xylitol nhằm cải thiện mùi vị và được
trình bày dưới dạng tube 10ml, lượng F
-
mỗi lần bôi là 6,8-11,3 mg; Cavity Shield
(Omnii Products, FL) có NaF 5% trong chất căn bản nhựa, trình bày dưới dạng liều
nhỏ riêng biệt 0,25 ml (12,5mg NaF) hoặc 0,4 ml (20mg NaF).
Mức độ an toàn của véc-ni fluor [43]
Phần lớn các loại véc-ni fluor trên thế giới chứa 22,6mgF/ml (22.600 ppm ion F
-
).
Khả năng trẻ nuốt và nhiễm độc fluor vẫn có thể xảy ra dù véc-ni đông đặc nhanh và
dùng liều lượng ít. Tuy nhiên, nếu bôi vừa đủ (0,5ml) thì lượng fluor trẻ có thể nuốt
vào là 11,30 mg, nằm trong mức an toàn. Liều gây ngộ độc fluor là 5mg/kg cân nặng.
Theo kết quả đánh giá của Ekstrand và cộng sự, hàm lượng fluor trong huyết tương
và trong nước tiểu của trẻ sau khi bôi véc-ni Duraphat
®
sau 12 giờ là 500-1100µg ion
fluor/ml, rất thấp so với liều gây ngộ độc.

Lượng fluor trong nước tiểu tăng sau khi sử



11
dụng véc-ni Duraphat
®

nhưng vẫn ở giới hạn bình thường trong 24 giờ đầu và trở lại
mức bình thường sau 24 giờ tiếp theo.
Roberts và Longhurst nghiên cứu trên 128 trẻ được bôi véc-ni fluor bởi 39 điều
dưỡng nha khoa. Kết quả nghiên cứu cho thấy khác biệt về lượng véc-ni fluor được sử
dụng giữa các điều dưỡng là không đáng kể và không có trẻ em nào có mức ngộ độc
cấp tính (1mg F/kg cân nặng). Chỉ có hai trường hợp dị ứng với Duraphat
®
được báo
cáo, trong đó một trường hợp có biểu hiện viêm da bàn tay ở trợ thủ, trường hợp còn
lại là biểu hiện viêm miệng trên bệnh nhân.
Một số nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả của véc-ni fluor trong dự phòng sâu
răng
Nhiều nghiên cứu lâm sàng đánh giá tác dụng của véc-ni fluor, trong đó đa số
nghiên cứu sử dụng Duraphat
®
, cho thấy khả năng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả của
vật liệu, với tỷ lệ giảm sâu răng trên răng vĩnh viễn từ 18% đến 77%, chỉ số sâu-mất-
trám răng và mặt răng đều giảm đáng kể [27].
Năm 1996, Petersson và cộng sự tiến hành thử nghiệm đánh giá hiệu quả phòng
ngừa sâu răng của Fluor Protector ở răng sữa trên 442 trẻ 4 tuổi. Kết quả cho thấy sau
hai năm, tỷ lệ sâu răng giảm 29% [45]. Một nghiên cứu khác của Petersson và cộng sự
cũng cho thấy hiệu quả giảm tỷ lệ sâu răng 41% ở 71 trẻ em 11 tuổi được bôi
Duraphat
®
ba lần/năm trong ba năm [44].
Trong một thử nghiệm so sánh hiệu quả giữa hai loại véc-ni Duraphat
®
có hàm
lượng fluor khác nhau (2,3% và 1,1%) trên 274 trẻ Phần Lan 12 tuổi, đánh giá trên lâm
sàng và qua phim tia X, sau ba năm, chỉ số sâu mất trám răng và mặt răng tương ứng

của hai nhóm thử nghiệm là 5,5 và 5,7, và 14,3 và 14,9, nếu bao gồm cả các tổn
thương sâu răng mới chớm, không có khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm. Seppä và
cộng sự cho rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa hai véc-ni có nồng độ fluor khác
nhau về hiệu quả phòng ngừa sâu răng, và nên cân nhắc chọn lựa loại véc-ni có nồng
độ fluor thích hợp, đặc biệt đối với trẻ nhỏ [47].



12
Năm 2001, Autio-Gold và cộng sự tiến hành thử nghiệm trên 142 trẻ 3-5 tuổi. Các
tác giả nhận thấy sau khi bôi Duraphat
®
, 81,2% mặt răng có tổn thương sâu răng mới
chớm trở nên bất hoạt sau hai lần bôi, 2,4% tiếp tục sâu nặng thêm và 8,2% không
thay đổi. Tỷ lệ này so với nhóm chứng tương ứng là 37,8%; 3,6% và 36,9%. Các chỉ
số smt của nhóm sử dụng véc-ni cũng thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng [26].
Năm 2008, Xhemnica và cộng sự tiếp tục tìm hiểu hiệu quả của véc-ni fluor qua
một thử nghiệm trên 92 học sinh, được chia làm hai nhóm có và không sử dụng véc-ni
fluor. Trong thời gian nghiên cứu, véc-ni được bôi trên các răng ba lần, mỗi lần cách
nhau ba tháng. Kết quả cho thấy chỉ số SMT của nhóm sử dụng véc-ni thấp hơn so với
nhóm chứng. Khi xét tình trạng sâu răng bao gồm cả tổn thương sâu răng mới chớm,
khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê [54].
Năm 2007, Hardman và cộng sự đánh giá tình trạng sâu răng răng sữa và răng vĩnh
viễn sau 26 tháng trên những sang thương sâu men và sâu ngà. Trên 350 trẻ 6 tuổi
được bôi véc-ni Duraphat
®
mỗi sáu tháng một lần trong hai năm, các tác giả chỉ ghi
nhận được sự giảm có ý nghĩa số lượng sang thương sâu men kích thước nhỏ ở bộ răng
sữa trên đối tượng có mức độ sâu răng ban đầu thấp. Hardman kết luận rằng ông đã
thất bại trong việc chứng minh hiệu quả của véc-ni Duraphat

®
[31].
Năm 2011, Arruda và cộng sự tiến hành thử nghiệm trên 379 trẻ ở độ tuổi từ 7 đến
14 tại Bra-xin nhằm đánh giá tác dụng của véc-ni NaF 5%. Sau 12 tháng, trung bình
các mặt răng sâu và trám (theo tiêu chí ICDAS) của nhóm sử dụng véc-ni sáu tháng
một lần thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng [25].
1.2.3. Véc-ni Shellac F
Nhuộm răng bằng vật liệu chứa thành phần cánh kiến đỏ là một phong tục cổ truyền
của người Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Các quan sát khảo
cổ và nghiên cứu được thực hiện cho thấy các răng nhuộm được bảo vệ tốt và không bị
sâu. Shellac F là một véc-ni fluor có thành phần nhựa cánh kiến (NaF 5% hay F
-




13
2,26%) do Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược Tp HCM nghiên cứu chế tạo thử
nghiệm, với sự hợp tác của Khoa Hóa - Đại học Bách khoa TP HCM [8],[9].
Thành phần của véc-ni Shellac F [9]
Nhựa cánh kiến đỏ là một loại nhựa thiên nhiên duy nhất có nguồn gốc động vật.
Sâu cánh kiến đỏ là một loại côn trùng nhỏ họ lacciferidae có tên khoa học là laccifer
lacca kerr thuộc bộ coccidae (bộ rệp) sống ký sinh trên loài cây chủ.
Nhựa cánh kiến đỏ tinh chế có thể kết hợp hoặc biến tính với nhiều monomer,
polymer hoặc các hợp chất tự nhiên khác để tạo thành những hợp chất mới có tính chất
phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng. Trong đó, cánh kiến vẩy (shellac), một trong ba
loại cánh kiến đỏ tinh chế, được tinh chế từ cánh kiến thô được làm nóng chảy, trộn
3% colophane để hạ thấp điểm nóng chảy, sau đó cán mỏng thành vẩy.
Shellac cấu trúc như một mạng lưới tương đối rắn chắc các hydroxyesters acid béo
và sesquyterpene acid esters. Các mắt của lưới chứa một hỗn hợp các ester acid béo có

trọng lượng phân tử thấp hơn, gọi là nhựa mềm. Phần sau cùng này tác dụng như tác
nhân làm dẻo, có thể tách ra khỏi phần lưới cứng và ít hòa tan hơn phần nhựa cứng,
bằng cách ly trích với dung môi benzene, toluene, xylene, trichloroethylene. Nhựa
mềm chủ yếu chứa các chất màu. Bảng 2.1 mô tả tỷ lệ từng thành phần hóa học chính
của shellac, theo Cockeram và Levine.
Bảng 1.1: Tỷ lệ các thành phần hóa học của shellac.
Thành phần hóa học
% (khối lượng)
Aleuritic acid
46%
Shellolic acid và đồng chất
27%
Kerrolic acid
5%
Butolic acid
1%
Các esters của cồn và acid
2%
Các tạp chất trung tính, chất màu
7%
Các polybasic acid
12%




14
Shellac là một loại nhựa có liên kết hydrogen phân cực nên với trọng lượng phân tử
thấp (khoảng 1000) shellac vẫn tạo được màng liên tục cứng nhắc trong khi các chất
khác phải có phân tử lớn hơn 10.000 mới tạo được màng.

Để tạo thành véc-ni fluor Shellac F, nhựa cánh kiến shellac sau khi biến tính epoxy
được bổ sung NaF 5% và Silica 2%.
Đặc tính của Shellac F [8]
Các kết quả thử nghiệm cho thấy Shellac F có các đặc tính tương tự như các loại
véc-ni fluor được sử dụng trên thế giới.
Véc-ni Shellac F có tính chất cũng như đặc tính vật lý tương tự như Duraphat
®
.
Thời gian dính của Shellac F trên men răng trong môi trường miệng tương đương với
Duraphat
®
và lâu hơn so với Bis GMA sau chu kỳ thử thách nhiệt.
Thời gian khô bề mặt của véc-ni có thể điều chỉnh được để phù hợp với ứng dụng
trong nha khoa. Shellac F bám dính tốt trên bề mặt răng. Đặc biệt trên bề mặt ẩm ướt,
Shellac F bám dính tốt hơn các loại véc-ni fluor khác.
Véc-ni Shellac F có độ bền uốn, độ cứng và sự chịu đựng tốt trong môi trường acid
lẫn trung hòa (pH = 4-7,5), có đặc tính vật lý, cơ học thích hợp với một véc-ni nha
khoa. Nhưng khi pH > 10 thì màng véc-ni tráng lên răng bị mềm nên tính bám dính
giảm nhiều.
Nhờ những đặc tính trên, véc-ni Shellac F có khả năng bảo vệ men răng chống dung
dịch khử khoáng.
Giao diện giữa véc-ni Shellac F và bề mặt răng [5]
Quan sát ở mức độ vi thể hình ảnh giao diện giữa véc-ni và bề mặt men răng, có thể
thấy các hạt vật liệu với kích thước vài chục nanomet xen lẫn và bám sát các tinh thể
hydroxyapatite, do trong công thức nhựa cải tiến có thêm silica earosil nhằm tăng tính
thấm ướt và giảm độ quánh của nhựa.



15

Véc-ni Shellac F biến tính epoxy có tính thấm và chảy tự nhiên trên đáy hố rãnh,
chui được vào đến đáy các hố rãnh trên mặt nhai của răng. Giao diện Shellac F tương
tự giao diện của vật liệu trám bít hố rãnh. Véc-ni hình thành các trụ nhựa có tác dụng
vi lưu trong lớp men bị xoi mòn bằng acid phosphoric. Do tính kết tủa trong môi
trường ẩm và khả năng thấm nhập mô men, nhựa của véc-ni Shellac F có thể tạo
những nút chặn vật lý lớn hơn kích thước của các hạt tinh thể.
Ngay cả ở vùng men không bị xoi mòn trước bằng acid thì nhựa shellac vẫn bám
dính tự nhiên rất sát trên bề mặt men. Việc không thổi khô bề mặt răng trước khi bôi
véc-ni hay làm ô nhiễm nước bọt trên bề mặt men răng trước khi bôi véc-ni fluor ít ảnh
hưởng đến sự lưu của véc-ni fluor. Một số kết quả thí nghiệm cho thấy, mức độ bám
dính của véc-ni Shellac F tốt hơn khi bề mặt men răng được xoi mòn bằng acid.
Khả năng phóng thích fluor của véc-ni Shellac F [6],[7],[9]
Kết quả khảo sát khả năng phóng thích fluor của nhựa cánh kiến biến tính hóa học
có NaF với Duraflor và Fluor Protector trong các môi trường nước bọt có pH khác
nhau (3,5; 6,5 và nước cất) cho thấy không có thành phần lạ phóng thích. Lượng fluor
phóng thích từ nhiều đến ít trong từng trường hợp sau:
Về vật liệu: nhựa cánh kiến biến tính hóa học NaF 3% phóng thích fluor nhiều hơn
Duraflor và Fluor Protector. Điều này là do kết quả của quá trình biến tính hóa học, sự
kết hợp của nhựa cánh kiến và nhựa epoxy giúp cho fluor dễ dàng phóng thích hơn.
Quá trình phóng thích fluor có thể kéo dài đến ngày thứ 10 trên các mẫu răng được
đánh bóng trước khi bôi. Nhựa cánh kiến không tẩy trắng phóng thích fluor nhiều nhất
trong mọi môi trường.
Về môi trường: lượng fluor phóng thích giảm dần ở nước bọt có pH 3,5; pH 6,5;
thấp nhất trong môi trường nước cất.
Về thời gian: Lượng fluor phóng thích giảm dần theo thời gian, cao nhất ở ngày đầu
tiên, sau ngày thứ 7 nồng độ fluor dưới mức phát hiện của điện cực.



16

Sự hấp thu fluor vào men răng và hiệu quả phòng chống sâu răng của Shellac F
Kết quả nghiên cứu in situ về khả năng hấp thu fluor của véc-ni Shellac F cho thấy
fluor có thể được phóng thích trong môi trường nước bọt, cao nhất sau khi bôi véc-ni
fluor và giảm dần theo thời gian. Điều này có ích cho quá trình tái khoáng hóa các tổn
thương sâu răng mới chớm cũng như phòng ngừa sâu răng. Fluor từ véc-ni Shellac F
có thể được hấp thu mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với mặt răng. Mô răng ở cách
vùng bôi véc-ni 3 - 4 mm cũng hấp thu được fluor. Mảng bám không ngăn cản sự hấp
thu fluor, do đó chỉ cần chải sạch răng bình thường trước khi bôi. Chỉ một lần sử dụng,
fluor có thể hấp thu vào sâu trong men răng bình thường (10µm). Sự hấp thu fluor từ
véc-ni Shellac F ở lớp ngoài cùng men răng là tương đương với Duraphat
®
[9].
Cơ chế phòng ngừa sâu răng của véc-ni Shellac F tương tự như các loại véc-ni fluor
khác, do sự hình thành FA trong men răng và sự lắng đọng CaF
2
trên bề mặt men răng.
Hợp chất CaF
2
là nguồn dự trữ fluor cho quá trình tái khoáng hóa của men răng. Véc-
ni Shellac F có khả năng ngăn chặn hiện tượng mất calci và phospho của men răng
dưới tác động của acid trong môi trường khử khoáng. Không những có tác dụng bảo
vệ men răng tránh bị “mềm” đi do acid trong môi trường khử khoáng, véc-ni Shellac F
mà còn có tác dụng làm lớp men bề mặt trở nên cứng chắc hơn sau khi trải qua quá
trình khử khoáng và tái khoáng. Khi tiếp xúc với véc-ni, các khoảng trống do mất
khoáng trên bề mặt men ít và hẹp hơn. Shellac F có khả năng bảo vệ bề mặt thân răng
khi phải chịu thách thức với dung dịch khử khoáng tạo sâu răng nhân tạo trong thời
gian 7 ngày [17].
Trong một thử nghiệm đánh giá tác dụng của véc-ni Shellac F đối với ngà chân
răng, Nguyễn Ngọc Thúy và cộng sự nhận định rằng Shellac F có khả năng lấp kín các
ống ngà mở ở ngà chân răng và làm giảm độ sâu tổn thương sâu răng nhân tạo ở ngà

chân răng [14]. Shellac F cũng thể hiện tác dụng giảm tính thấm ngà răng thông qua cơ
chế tạo các khối tinh thể bít kín các ống ngà mở [32].




17
Độc tính của véc-ni Shellac F
Năm 1999, Phan Ái Hùng và cộng sự khảo sát khả năng phóng thích fluor từ
Shellac F biến tính hóa học NaF 3% trong môi trường nước bọt, không thấy sự hiện
diện của chất lạ, ngoại trừ các thành phần có sẵn hoặc thêm vào trong môi trường
(CaHPO
4
, NaOH, NaF ) [6].
Ngành hóa mỹ phẩm đã xác định shellac, dù chưa tinh khiết hay đã tẩy sạch các
chất sáp, không có độc tính và có thể nuốt được. Shellac tẩy trắng được sử dụng rất
nhiều để làm chất bao trong công nghệ bánh kẹo và dược phẩm, không gây phản ứng
dị ứng hay mẫn cảm. Ở nước ta, cánh kiến được nhuộm răng từ nhiều thế kỷ trước, vật
liệu tồn tại rất lâu trong miệng và không có trường hợp nào được báo cáo là gây biến
chứng [9].
Khi tiến hành thử nghiệm theo phương pháp thử độc tính với tế bào qua chất tiết từ
vật liệu theo tiêu chuẩn Châu Âu ISO10993-5 (mô phỏng ở mức độ mạnh hơn so với
thực tế lâm sàng), mức độ độc tính đối với tế bào của véc-ni Shellac F tương tự như
véc-ni Duraphat
®
. Cả hai vật liệu này đều không còn độc với tế bào ở nồng độ pha
loãng 1/10, tỉ lệ tế bào còn sống là 90% [18],[19],[20],[32].
Kết quả các thử nghiệm in vitro, in vivo, in situ cho thấy véc-ni Shellac F là một vật
liệu nha khoa an toàn và có thể sử dụng trên lâm sàng.
Một số thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của véc-ni Shellac F

Kết quả các thử nghiệm in vitro, in situ cho thấy véc-ni Shellac F có tính tương hợp
sinh học, có khả năng phóng thích fluor và có các đặc tính tương tự như một số vật
liệu véc-ni fluor đang được sử dụng trên thế giới. Các thử nghiệm lâm sàng được thực
hiện nhằm tiếp tục đánh giá tác dụng và hiệu quả của véc-ni Shellac F trên lâm sàng.
Trong một thử nghiệm lâm sàng thực hiện trên 600 học sinh tiểu học tại quận Thủ
Đức trong 18 tháng, Nguyễn Thị Bạch Cúc và cộng sự nhận định rằng véc-ni Shellac F
rất có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ sâu răng, nhất là ở những vùng không có bổ
sung fluor vào nước máy và cộng đồng có nguy cơ sâu răng cao. Véc-ni Shellac F có
thể sử dụng để điều trị phòng ngừa và là tác nhân thúc đẩy quá trình tái khoáng hóa

×