Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

đánh giá mô hình tham vấn phối hợp giữa nhân viên y tế và nhân viên xã hội góp phần làm tăng hiệu quả của chương trình phòng ngừa lây truyền hiv-aids từ mẹ sang con tại bệnh viện hùng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 190 trang )

2

Y BAN NHN DN TP HCM
S KHOA HC V CễNG NGH





BO CO NGHIM THU
(ó chnh sa theo gúp ý ca Hi ng nghim thu)




NH GI Mễ HèNH
THAM VN PHI HP NHN VIấN Y T V NHN VIấN X HI
GểP PHN LM TNG HIU QU CA CHNG TRèNH PHếNG
NGA LY TRUYN HIV/AIDS T M SANG CON
TI BNH VIN HNG VNG

CHU NHIEM ẹE TAỉI




PGS. TS.BS Vuừ Thũ Nhung


Cễ QUAN QUN Lí Cễ QUAN CH TRè
S Khoa hc v Cụng ngh Bnh Vin Hựng Vng


TP HCM






THNH PH H CH MINH
THNG 8/ 2012

3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS Acquired Immunodeficiency Syndrome
ARV Anti-retroviral
BCS Bao cao su
BVHV Bệnh viện Hùng Vƣơng
BVNĐ Bệnh viện Nhi Đồng
CDC Centers for Disease Control and Prevention
Cs Cộng sự
DNA (ADN) Desoxy ribonucleic Acid
ĐTNC Đối tƣợng nghiên cứu
FDA Food and Drug Administration
GS Giáo sƣ
HAART Highly Active Antiretroviral Therapy
HIV Human Immunodeficiency Virus
HIV (-) HIV âm tính
HIV (+) HIV dƣơng tính
HPV Human Papilloma Virus

KH Khoa học
KTC Khoảng tin cậy
LTMC Lây truyền HIV từ mẹ sang con
NVXH Nhân viên xã hội
PCR Polymerase Chain Reaction
PLTMC Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
PNMT Phụ nữ mang thai
QHTD Quan hệ tình dục
RNA Ribonucleic Acid
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UNAIDS Joint United Nations Programme on HIV/AIDS
WHO World Health Organisation
XN Xét nghiệm
4




BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH - VIỆT

Acquired Immunodeficiency Syndrome Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Anti-retroviral Thuốc kháng retrovirus
CDC Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa
kỳ
FDA Cơ quan quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa
Kỳ
HAART Điều trị đặc hiệu kháng retrovirus
Human Immunodeficiency Virus Virút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời
Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi men
UNAIDS Chƣơng trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về

HIV/AIDS
World Health Organisation Tổ chức Y tế thế giới
















5

DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG TÊN BẢNG TRANG

3.1 Đặc điểm thai phụ HIV (+) /AIDS (2010-2011) 36-37
3.2 Đặc điểm thai phụ HIV (+) /AIDS (2010-2011) 38
liên quan đến thai kỳ
3.3 Đặc điểm của con các bà mẹ HIV (+) /AIDS (2010-2011) 38
3.4 Đặc điểm ngƣời chồng thai phụ HIV (+) /AIDS (2010-2011) 39
3.5 Liên quan giữa cách dùng thuốc ARV và 40

kết quả PCR của con
3.6 Các yếu tố liên quan đến mất dấu (phân tích đơn biến) 41
3.7 Một số tình huống đặc biệt của đối tƣợng nghiên cứu 42
3.8 Đặc điểm của 20 thai phụ nhiễm HIV đƣợc phỏng vấn sâu 43
3.9 Kết quả xét nghiệm HIV của chồng phân bố theo
từng thời điểm làm Xét nghiệm HIV 44
3.10 Liên quan giữa kết quả đánh giá và thời điểm thai phụ
biết có HIV dƣơng tính 45
3.11 Đánh giá sự hiểu biết về HIV trƣớc và sau khi ĐTNC
tham gia chƣơng trình PLTMC 46
3.12 Đánh giá thái độ liên quan đến HIV trƣớc và sau khi
ĐTNC tham gia chƣơng trình PLTMC 47
3.13 Đánh giá Thực hành liên quan đến HIV sau khi ĐTNC
tham gia chƣơng trình PLTMC 48
3.14 Tổng hợp của Pre test và Post test tính theo số liệu bắt cặp
của ĐTNC 49
3.15 Đánh giá sự thay đổi về kiến thức và hành vi của ĐTNC trƣớc
và sau tham vấn 49
3.16 Đánh giá sự thay đổi về kiến thức và hành vi của ĐTNC 50

6



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Tên hình Trang
1 Cấu trúc của HIV 7
2 Chu kỳ nhân lên của Vius 8

































7

MUÏC LUÏC


Trang

Mở đầu ……………………………………………………………….…… 1
Chƣơng I: Tổng quan tài liệu……….……………………………………… 4
Chƣơng II: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ………………………25
1. Thiết kế nghiên cứu
2. Đối tƣợng nghiên cứu
3. Tiêu chuẩn loại trừ
4. Thời gian nghiên cứu
5. Cỡ mẫu
6. Phƣơng pháp tiến hành
7. Xử lý số liệu
8. Y đức
Chƣơng II: Kết quả …………………………… ……………………………35
Chƣơng IV: Bàn luận ………… ………………………………………… 52
Kết luận ………………………………………………………………………. 67
Đề nghị……………………………………………………………………… 68
Tài liệu tham khảo…………………… …………………………………… 69
Phụ lục 1 : Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
Phụ lục 2 : Mô tả mô hình tham vấn kết hợp
Phụ lục 3 : Bệnh án nghiên cứu
Phụ lục 4 : Các bảng kiểm
Phụ lục 5 : Bảng phỏng vấn Pretest (tiền sản)
Phụ lục 6 : Bảng phỏng vấn lúc ra viện
[pretest cho ngƣời đến sanh mới biết HIV (+)]

Phụ lục 7 : Bảng phỏng vấn posttest
Phụ lục 8 : Bảng phỏng vấn sâu
8

MỞ ĐẦU


Lây truyền từ mẹ sang con là nguyên nhân chính gây nhiễm HIV ở trẻ em.
Theo báo cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới
[8]
, cho đến nay đã có gần 3 triệu trẻ em trên
thế giới chết vì AIDS và có khoảng 1 triệu trẻ em đang sống chung với HIV/AIDS
.Ƣớc tính mỗi ngày có 1600 trẻ sơ sinh nhiễm HIV. Sự lây truyền này có thể xảy ra ở
3 giai đoạn của thai kỳ
[3,7,18]
: lây truyền qua tử cung thƣờng gặp vào 3 tháng giữa thai
kỳ chiếm khoảng 30-50% . Lây truyền cao nhất là trong giai đoạn chuyển dạ (60 –
65%). Lây truyền sau khi sanh ( trong giai đoạn cho con bú mẹ ) là 10-15%. Nhiều
nghiên cứu đƣợc tiến hành ở Hoa Kỳ, Châu Phi, Thái Lan cho thấy các thuốc ARV
làm giảm nồng độ virus có tác dụng để phòng ngừa sự lây truyền này
[19]
. Trƣớc khi
đƣa ARV vào chƣơng trình điều trị dự phòng , nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
từ 15-25% ở các nƣớc phát triển , có thể cao hơn ở những nƣớc đang phát triển (25-
35%)
[51]
. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của khả năng phòng ngừa cùa các
thuốc kháng Retrovirus. Nếu cho thuốc dự phòng và mổ lấy thai có thể làm giảm tỷ lệ
lây truyền HIV còn 1%
[36]

.
Đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS là đối tƣợng đặc biệt nhạy cảm nên vấn đề tham
vấn đóng vai trò rất quan trọng . Theo khuyến cáo của CDC
[52]
thì trƣớc khi làm xét
nghiệm tầm soát HIV, ngƣời bệnh phải đƣợc tham vấn và phải đồng thuận mới đƣợc
làm, sau khi có kết quả dù âm tính hay dƣơng tính cũng đều phải tham vấn. Xét
nghiệm này cần làm cho tất cả thai phụ và đƣợc xem giống nhƣ những xét nghiệm tiền
sản khác. Cần có tham vấn về phòng ngừa lây nhiễm bệnh và có những hoạt động hỗ
trợ cho ngƣời có HIV .
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phƣơng có số ngƣời nhiễm HIV/AIDS
đƣợc báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% số ngƣời nhiễm HIV/AIDS đƣợc báo cáo
của cả nƣớc
[22]
. Từ năm 2005, chƣơng trình PLTMC đã đƣợc thực hiện có qui mô tại
TP HCM qua các dự án Qũy toàn cầu , Life Gap. Từ đó đến nay, những phác đồ dùng
để phòng lây truyền mẹ con đã thay đổi nhiều lần
[20,21].
. Tuy nhiên, vẫn chƣa có những
số liệu cụ thể về tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV, vì để có con số chính xác, điều kiện
9

tiên quyết là phải có đƣợc kết quả xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HIV ở đứa
trẻ sau 18 tháng hoặc xét nghiệm sinh học phân tử PCR - RNA đối với trẻ sau sanh 2
tháng , 6 tháng. Muốn làm đƣợc điều đó, ngƣời mẹ phải thực hiện đúng yêu cầu của
chƣơng trình là họ sẽ đƣa trẻ đến bệnh viện Nhi Đồng I hoặc Nhi Đồng II để làm các
xét nghiệm nói trên cho trẻ. Tình trạng mất dấu những trƣờng hợp mẹ có HIV (+) rất
cao – Khoảng 30% theo báo cáo đánh giá hiệu quả của chƣơng trình tại Bệnh viện
Hùng Vƣơng trong 3 năm (2005-2008)
[13]

. Do đó, vấn đề đánh giá hiệu quả thật của
chƣơng trình PLTMC rất khó thực hiện.
Qua những nghiên cứu thực hiện trong và ngoài nƣớc đều cho thấy vai trò quan
trọng của công tác truyền thông, giáo dục để nâng cao kiến thức của mọi ngƣời nói
chung và thai phụ nói riêng , đặc biệt là công tác tham vấn. Đánh giá chung là công
tác này còn thiếu và yếu ở nƣớc ta
[12]
. Đối tƣợng có HIV(+) thƣờng mang mặc cảm.
Họ hay tránh né tiếp xúc, che dấu bệnh của mình vì sợ bị phân biệt đối xử. Vì thế, khi
nhân viên y tế điện thoại đến nhà hay tìm họ tại nhà thƣờng bị từ chối khéo là không
có họ để không tiếp xúc. Do đó, một mô hình tham vấn mới hiện nay đã bắt đầu triển
khai tại BV Hùng Vƣơng do chƣơng trình PLTMC của TP HCM tài trợ từ cuối năm
2008, trong đó, công tác tham vấn và tiếp cận không chỉ do cán bộ y tế thực hiện mà
còn có sƣ tham gia hỗ trợ của nhân viện xã hội do một tổ chức xã hội chuyên chăm
sóc ngƣời nhiễm HIV/AIDS hợp đồng làm việc với Bệnh viện Dù mô hình này đã
đƣợc triển khai khá thành công tại Thái Lan nhƣng lần đầu tiên đƣợc triển khai thí
điểm tại BV Hùng Vƣơng. Tuy nhiên, hiệu quả của mô hình này chƣa đƣợc chứng
minh tại đây. Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi: mô hình tham vấn có sự hỗ trợ
của nhân viên xã hội bên cạnh nhân viên y tế có giúp các bà mẹ tham gia vào
chương trình PLTMC tốt hơn không? (gián tiếp làm giảm sự mất dấu bệnh nhân),
qua đó có thể cố vấn cho các cấp lãnh đạo trong việc nhân rộng mô hình này.
Đề tài sẽ đƣợc thực hiện tại Bệnh viện Hùng Vƣơng vì đây là một trong những
cơ sở y tế có số sanh hằng năm trên 35.000 trƣờng hợp với số ca sanh có HIV (+) trên
300 trƣờng hợp và là nơi nhận nhiều thai phụ nhiễm HIV từ các tuyến trƣớc chuyển
về. Các trƣờng hợp sản phụ nhiễm HIV đến sanh tại đây đƣợc theo dõi chặt chẽ từ 15
10

năm nay và cũng là một trong những nơi đƣợc chọn để triển khai chƣơng trình
PLTMC sớm nhất của TP HCM từ 2005.
Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá mô hình “Tham vấn phối hợp giữa nhân viên y tế và nhân viện xã
hội” của chƣơng trình phòng ngừa lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con tại bệnh
viện Hùng Vƣơng (2010-2011)
Đánh giá dựa vào sự xác định:
1.Tỷ lệ các trƣờng hợp bệnh nhân theo dõi đƣợc đến 6 tháng sau sanh:
2. Tỷ lệ trẻ đƣợc làm xét nghiệm PCR – RNA sau 1 tháng tuổi tại BV Nhi
Đồng I hoặc II .
3. Sự khác biệt về kiến thức, thái độ, hành vi của bệnh nhân trƣớc và sau khi
tham gia chƣơng trình phòng ngừa lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con tại
bệnh viện Hùng Vƣơng .
















11

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN

1.1 Đại cƣơng về HIV/AIDS
1.1.1 Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Từ cuối năm 1980 đến tháng 5 năm 1981, ở Los Angeles có 5 trƣờng hợp
viêm phổi do Pneumocystis Carinii ở những ngƣời đàn ông tình dục đồng tính đƣợc
phát hiện. Đồng thời cũng xuất hiện bệnh Sarcoma Kaposi trong nhóm những đối
tƣợng này. Đây là hiện tƣợng bất thƣờng vì có nhiều bệnh nhân cùng mắc bệnh tƣơng
tự và bệnh chỉ thƣờng xảy ra ở ngƣời có suy giảm miễn dịch
[17]
. Vì thế, CDC của Mỹ
đã khởi động chƣơng trình giám sát đặc biệt để tìm hiểu về hội chứng này. Qua
chƣơng trình này, ngƣời ta đã phát hiện rằng những ngƣời đàn ông sinh hoạt tình dục
đồng tính thì có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Sau đó, ngƣời ta cũng nhận thấy hội
chứng suy giảm miễn dịch còn có thể gặp ở những ngƣời bệnh đã bị truyền máu và
các chế phẩm của máu có nhiễm HIV và gặp ở ngƣời tiêm chích ma túy dùng chung
kim tiêm với ngƣời có HIV.
Tháng 5/1983 , Luc Montagnier và Cs ở viện Pasteur Paris đã phân lập đƣợc
virút gây bệnh AIDS lần đầu tiên ở Trung Phi. Năm 1985 ngƣời ta đã xác định 3
phƣơng thức lây truyền của HIV là lây qua đƣờng máu, đƣờng tình dục và từ mẹ sang
con
[17]
.
UNAIDS dự đoán có khoảng 33,3 triệu ngƣời sống với AIDS vào cuối 2009
so với 26,2 triệu ngƣời năm 1999 và có khoảng 1,8 triệu ngƣời tử vong. Từ 2001 số
trƣờng hợp mắc mới giảm khoảng 17% và tỷ lệ tử vong cũng giảm khoảng 10% nhờ
sự gia tăng số ngƣời đƣợc điều trị ARV
[48]
. Theo ƣớc tính của UNAIDS 2009 thì đến
cuối 2008 có khoảng 31,3 triệu ngƣời lớn và 2,1 triệu trẻ em sống với HIV. Nhờ sự
hiệu quả của thuốc ARV, tỷ lệ tử vong giảm ở những nơi cung cấp thuốc đầy đủ trong
khi tình trạng lây bệnh vẫn tiếp tục. Do đó, số ngƣời sống với AIDS vẫn ngày càng

tăng
[48]
.
12

HIV có nhiều năm không có biểu hiện lâm sàng nhƣng ngƣời bệnh mang HIV
suốt đời và là nguồn lây bệnh cho ngƣời khác. Thời gian diễn tiến từ HIV sang AIDS
dài hay ngắn là tùy thuộc hành vi nguy cơ và khả năng miễn dịch của ngƣời bệnh.
Mặc dù chƣa có thuốc chữa khỏi bệnh nhƣng nhờ hiệu quả của thuốc ARV, tỷ lệ tử
vong giảm ở những nơi cung cấp thuốc đầy đủ trong khi tình trạng lây bệnh vẫn tiếp
tục
1.1.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, kể từ khi trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện vào
tháng 12 năm 1990 , số ngƣời đƣợc phát hiện có HIV tiếp tục tăng cao. Số ngƣời
nhiễm HIV ở Việt Nam đang tăng lên một cách nhanh chóng trong khoảng thời gian
từ 5 năm trở lại đây (tăng gấp 2,5 lần trong thời gian giữa 1999 và 2003)
Tính đến ngày 31/3/2011
[22]
, cả nƣớc có 185.623 ngƣời nhiễm HIV/AIDS
đang còn sống đƣợc báo cáo, trong đó có 44.701 bệnh nhân AIDS và tổng số ngƣời
chết do AIDS đã đƣợc báo cáo là 49.912 ngƣời. Cho đến nay, đã có trên 75,2% số xã,
phƣờng và 97,9% số quận/huyện và 63 tỉnh thành trong toàn quốc đã có báo cáo về
ngƣời nhiễm HIV/AIDS
[22]
. Tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2011, toàn quốc đã phát
hiện đƣợc 2.120 ngƣời nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS là 1.114 và 435 ngƣời tử vong do
AIDS. Phân tích hình thái nguy cơ lây nhiễm cho thấy: trong số những ngƣời mới
đƣợc phát hiện nhiễm HIV trong 3 tháng đầu năm 2011 có 45% bị nhiễm qua đƣờng
máu, 43% qua đƣờng tình dục, 3% qua đƣờng mẹ - con và khoảng 9% không rõ
đƣờng lây. Tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV là nam chiếm 69% và nữ chiếm 31%. Phần lớn

ngƣời nhiễm HIV đƣợc phát hiện là ở nhóm tuổi từ 20-39 (chiếm 81,3%), trẻ em dƣới
15 tuổi chiếm 2,6%
[22]
.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phƣơng có số ngƣời nhiễm HIV/AIDS
đƣợc báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 24,4% số ngƣời nhiễm HIV/AIDS đƣợc báo cáo
của cả nƣớc. Theo báo cáo đánh giá tình hình HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh
của Văn phòng thƣờng trực phòng chống AIDS Quốc Gia
[15]
đến 31/12/2011 thành
13

phố có 45.563 ngƣời có HIV , chuyển sang AIDS là 20.564 và số tử vong là 9118
ngƣời. Bên cạnh tỷ lệ hiện nhiễm cao trong nhóm nghiện chích ma túy (chiếm 39,3%)
và gái mại dâm (4,6%) mặc dù những tỷ lệ này đã giảm so với trƣớc đây nhƣng vẫn có
nguy cơ lan vào cộng đồng đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai (PNMT): tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS ở nhóm PNMT năm 1998 là 0,2%; đến năm 2002 tỷ lệ này là 0,9%
[10]
.
Theo kết quả giám sát dịch tễ trọng điểm năm 2003 tỷ lệ giảm còn 0,33% nhƣng
những năm sau đó tỷ lệ này lại tăng và đến năm 2010 thì tỷ lệ nhiễm HIV ở thai phụ
là 0,63%
[15]
. Tuy nhiên, đối với HIV, có một vấn đề đặc biệt khiến việc phòng chống
HIV gặp khó khăn: đó là sự kỳ thị và phân biệt đối xử với ngƣời nhiễm HIV.
1.2 Cơ chế sinh bệnh của HIV
1.2.1 Sơ lƣợc về cấu trúc của HIV
Human immunodeficiency virus (HIV) thuộc họ retrovirus đƣợc xếp vào nhóm
virus nhân lên chậm (lentivirus). Đây là loại virus có vật liệu di truyền là ARN sẽ
đƣợc chuyển thành 2 chuỗi ADN nhờ men sao chép ngƣợc (reverse transcriptase).

HIV gồm 2 loại HIV-1 và HIV-2 . Loại HIV-1 có khả năng truyền bệnh và độc
tính cao hơn HIV-2. Loại HIV-1 đƣợc phát hiện trƣớc tiên và đƣợc đặt tên là LAV và
HTLV-III. Virút này phổ biến trên toàn cầu.trong khi tần suất nhiễm HIV-2 ít hơn và
chủ yếu xuất hiện ở Tây Phi
[44]
.
Trên kính hiển vi điện tử, HIV có dạng hình cầu đƣờng kính 100-120nm. Phần
lõi (nhân) gồm có chuỗi ARN, các men sao chép ngƣợc và nhiều loại protein đƣợc đặt
tên theo trọng lƣợng phân tử trong đó có loại p24. Lớp ngoài có các loại glucoprotein
đƣợc đặt tên theo trọng lƣợng phân tử trong đó có gp41 liên kết với gp 120 là bộ phận
của HIV có khả năng gắn kết với tế bào đích
[16]
.
1.2.2 Các bƣớc xâm nhập tế bào ký chủ
HIV gắn vào thụ thể những tế bào có phân tử CD4, đó là những tế bào thuộc
hệ miễn dịch của cơ thể chủ yếu là tế bào Lympho T CD4+, đại thực bào, tế bào có
tua (dendritic cells) theo tiến trình:
[27]
 gp120 gắn vào màng TB, gp41 trợ giúp quá trình hòa màng TB và đẩy ARN
của virus vào trong TB (bƣớc 1). Tuy nhiên, sự kết gắn gp 120 với CD4 vẫn
14

chƣa đủ để gây nhiễm tế bào, gp120 còn phải gắn với các chemokines tác dụng
nhƣ những đồng thụ thể trên bề mặt tế bào (CCR5 , CXCR4 ) để hòa nhập
màng tế bào
[34
]
.



Hình 1: Nguồn: IONIC SILVER 21July 2010
[54]
 ARN của Virus đƣợc men sao chép ngƣợc sao chép thành sợi ADN bổ sung
của virus (Bƣớc 2). Quá trình sao chép không hoàn hảo nên tạo đột biến trong
mỗi chu kỳ sao chép, vì thế HIV tránh đƣợc phản ứng của hệ thống miễn dịch
và tiếp tục tồn tại, kháng thuốc.
 Sợi ARN và chuỗi ADN bổ sung kết hợp thành chuỗi kép ADN đi qua màng
nhân tế bào và đƣợc gắn chèn vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ với sự hỗ trợ
của men Integrase (Bƣớc 3)
 Khi tế bào chủ phân chia thì ADN của Virus cũng đƣợc sao chép sang tế bào
con. ADN này có thể tồn tại lâu trong tế bào chủ dạng ngủ yên nên không có
biểu hiện lâm sàng nhƣng vẫn có thể lây bệnh cho ngƣời khác.
 Sự sản sinh ra virus mới do tế bào chủ sinh ra nhờ men Protease (Bƣớc 4)
Hậu quả của nhiễm HIV là số lƣợng tế bào T CD4+ giảm thấp theo 3 cơ chế chính:
CẤU TRÖC CỦA HIV
15

1. Tế bào nhiễm virus bị hủy diệt trực tiếp.
2. Gia tăng lập trình chết tế bào (apoptosis) của tế bào bị nhiễm virus.
3. Tế bào T CD4+ nhiễm virus bị diệt bởi tế bào lympho CD8 .
Khi nồng độ TCD4+ giảm dƣới ngƣỡng bình thƣờng thì khả năng miễn dịch tế
bào bị mất, cơ thể bệnh nhân sẽ dễ bị nhiễm trùng cơ hội.Sự lây nhiễm HIV có thể xảy
ra do truyền máu, tiếp xúc với các loại dịch thể ngƣời nhiễm HIV nhƣ tinh dịch, dịch
âm đạo, dịch tiết ở dƣơng vật trƣớc khi xuất tinh, sữa mẹ. Trong các dịch này, HIV
tồn tại dƣới dạng những vật thể tự do và virút ẩn trong tế bào lympho bị nhiễm.
Chu kỳ nhân lên của virút
Hạt HIV
Gắn lên tế bào đích
Tế bào nhiễm
Hạt virú mới

CD4
Sao chép ngược
ARN
HIV
Sao chép ADN từ
ARN của virút
Intégrase
Protein virút
Protéase
Génome ARN
ADN virút xen vào
genome cua tế bào
gp120
Nảy chồi và thoát ra
khỏi tế bào
CCR5/CXCR4
Weiss, R. Nature, 2001
DNA provirut

Nguồn: EMBO reports
[30]
Sự hiểu biết về cơ chế sinh sản virút giúp ích cho điều trị có hiệu quả nhờ các
thuốc kháng Retrovirus có tác dụng ngăn chận sự phát triển của virút ở từng bƣớc xâm
nhập của virút vào tế bào :
16

 Quá trình sao chép ngƣợc đƣợc ngăn chận bởi nhóm thuốc kháng retrovirus
(thuốc ức chế men sao chép ngƣợc RTI) có 2 nhóm :
 Thuốc ức chế men sao chép ngƣợc Nucleoside (NRTI)
 Thuốc ức chế men sao chép ngƣợc Non-Nucleoside (NNRTI)

 Nhóm thuốc ức chế Integrase (Bƣớc 3):
 Nhóm thuốc ức chế protease (PI) ngăn sự sản sinh virus mới (bƣớc 4):
Tuy nhiên, không có thuốc nào lọai bỏ hoàn toàn HIV vì ADN của virus đã
đƣợc ghép vào ADN tế bào chủ nên không bị ảnh hƣởng. Vì thế, đã nhiễm HIV thì
không đƣợc “chữa khỏi”.
I.3 Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở phụ nữ và thai phụ
Trên thế giới, sự lây nhiễm HIV là do trẻ bị lây từ mẹ có HIV (khoảng
11%), 10% thuộc nhóm đối tƣợng tiêm chích ma túy, 5-10% do quan hệ đồng tính
nam, 5-10% xảy ra tại cơ sở y tế, số còn lại là do quan hệ tình dục nam-nữ (chiếm 2/3
những trƣờng hợp nhiễm mới).
Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng, họ có thể lây từ chồng, từ bạn tình
đồng thời họ có thể lây cho bạn tình khác và nhất là họ có thể lây cho con của họ. Đối
với quan hệ tình dục khác phái, tỷ lệ lây nhiễm từ nam sang nữ nhiều lần lớn hơn từ
nữ sang nam. Nếu có viêm nhiễm sinh dục nhất là khi có vết loét sinh dục do các bệnh
lây truyền qua đƣờng tình dục (Giang mai, lậu, Herpes simplex…) thì khả năng lây
bệnh càng cao. Nguyên nhân có thể do HIV có nhiều trong tinh dịch và nằm lâu trong
âm đạo, khi giao hợp dễ có những chấn thƣơng sinh dục là tiền đề cho viêm nhiễm. Sự
viêm loét sinh dục làm gia tăng sự tiếp xúc giữa HIV và các tế bào viêm trong đƣờng
sinh dục nhƣ TCD4, các đại thực bào. Các loại tế bào này khi bị nhiễm HIV sẽ làm
tăng lây nhiễm HIV. Qua nhiều nghiên cứu, ngƣời ta xác nhận rằng lây nhiễm HIVcao
nhất qua đƣờng hậu môn – trực tràng, kế tiếp là đƣờng âm đạo và sau nữa là đƣờng
miệng
[1]
.
Ngoài đƣờng lây qua quan hệ tình dục, phụ nữ có thể bị nhiễm HIV do truyền
máu đã bị nhiễm bệnh, do tiêm chích ma túy. Một điều đáng quan tâm là sự lây truyền
HIV từ mẹ sang con (LTMC) khi ngƣời phụ nữ mang thai.
17

 Ảnh hưởng của thai kỳ trên tình trạng nhiễm HIV/AIDS:

Khi mang thai, có hiện tƣợng suy giảm miễn dịch tạm thời nơi bà mẹ nhằm
mục đich bảo vệ thai nhi không bị tống xuất ra khỏi cơ thể mẹ nhƣng đồng thời lại
làm nặng thêm những bệnh nhiễm khuẩn khác nhƣ bại liệt, viêm gan siêu vi. Tuy
nhiên, không hẳn thai kỳ làm nặng tình trạng nhiễm HIV vì có những nghiên cứu cho
thấy sau sanh số lƣợng CD4 vẫn tiếp tục giảm
[2]
. Một số nghiên cứu cho thấy thai kỳ
có ảnh hƣởng ít trên nồng độ HIV trong huyết tƣơng . Theo Burns và cs trong một
nghiên cứu bệnh chứng với 192 thai phụ nhiễm HIV và 148 thai phụ không nhiễm
HIV thì trong nhóm bệnh, số tế bào CD4 giảm trong thai kỳ và trong giai đoạn hậu
sản. Trong nhóm chứng thì CD4 giảm trong thai kỳ nhƣng có khuynh hƣớng tăng
trong 3 tháng cuối và một năm sau sanh, tế bào CD8 tăng trong thai kỳ nhƣng trở về
bình thƣờng 6 tháng sau sanh.Chƣa có bằng chứng xác định thai kỳ làm bệnh diễn tiến
sang AIDS nhanh hơn
[2]
.
 Ảnh hưởng của điều trị chuyên biệt (HAART) trên thai kỳ
Một nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu kéo dài 14 năm của Pat Tookey và cs tại
Anh
[46]
đƣợc báo cáo tại Hội nghị về thuốc điều trị HIV ở Glasgow tháng 11/2004
cho thấy điều trị chuyên biệt (HAART) nói chung không làm tăng dị tật bẩm sinh
(khoảng 3%). Tuy nhiên, nếu xét riêng từng loại thuốc thì loại NNRTIs (non-
nucleoside reverse transcriptase inhibitors) hay loại efavirenz (Sustiva) có thể ảnh
hƣởng trên thai nhi. Từ 2001 là năm HAART bắt đầu đƣợc thực hiện, có 13% thai kỳ
xảy ra trƣớc 37 tuần – gấp 1,47 lần ở những thai phụ đƣợc điều trị chuyên biệt so với
những thai phụ chỉ đƣợc dùng một loại thuốc nhƣng không có sự khác biệt đối với thai
chết lƣu hay tử vong chu sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ sẩy thai tự nhiên tăng
với 23% các trƣờng hợp sẩy thai ở tuần 20-23. Theo tác giả Pat Tookey thì nguyên
nhân có thể do sự gia tăng áp dụng HAART cho thai phụ nhiễm HIV

[46]
.
Thuốc ARV đã giúp ngăn sự lây truyền HIV từ mẹ sang con một cách đáng kể.
Từ năm 2001, đã có khoảng 200.000 trẻ tránh không bị nhiễm bệnh từ mẹ. Tại
Boswana, 80% bệnh nhân đƣợc điều trị. Tỷ lệ tử vong do AIDS giảm hơn 50% cũng
nhƣ tình trạng trẻ mồ côi giảm vì cha mẹ chúng không chết do AIDS. Số trƣờng hợp
18

nhiễm mới ở Cận Saharan (Phi Châu) giảm gần 15%, ở Đông Á giảm gần 25% , ở
Nam và Đông Nam Á giảm gần 10% (2008).
[38]
.
I.4 Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với ngƣời nhiễm HIV:
1.4.1 Nguyên nhân của sự kỳ thị và phân biệt đối xử
Trong khi càng lúc các nhà khoa học càng hiểu rõ hơn về HIV thì ngƣời ta
càng quan tâm nhiều hơn về sự lây truyền bệnh và thậm chí đã có sự hiểu sai về sự lây
bệnh nhƣ ở San Fransisco vào khoảng 1983,cảnh sát đã phải trang bị khẩu trang đặc
biệt, đeo bao tay khi giao tiếp với những ngƣời bị nghi ngờ là bệnh nhân mắc bệnh
AIDS., chủ đất đuổi những ngƣời mắc bệnh AIDS và cơ quan an ninh thì phỏng vấn
bệnh nhân qua điện thoại chứ không nói chuyện mặt đối mặt.
[31,41]
. Vào tháng 6/1987
Y tế Hoa kỳ xếp AIDS vào danh sách những bệnh mà ngƣời nào mắc phải sẽ bị trục
xuất khỏi nƣớc này. Trẻ em nhiễm HIV (thƣờng là do mắc bệnh huyết hữu
(hemophilie) và bị truyền máu có nhiễm HIV) không đƣợc nhận vào trƣờng học.
[39]
.
Ngày 2/4 năm 1989, một ngƣời Hòa Lan bệnh AIDS tên Hans Verhoef bị bắt vào tù ở
Minnesota
[32]

- theo luật Liên bang, du khách nhiễm HIV không đƣợc vào nƣớc Mỹ -
Hội nghị cộng đồng AIDS Quốc tế (IAS) (International AIDS Society) tuyên bố sẽ
không tài trợ tổ chức Hội nghị ở những quốc gia nào cấm du khách nhiễm HIV vào
nƣớc đó. Vì vậy, sau năm 1990 không có những Hội nghị quốc tế quan trọng nào
đƣợc tổ chức tại Hoa Kỳ.
[50]
mãi cho đến gần đây Mỹ mới bỏ luật cấm này.
Tại sao lại có sự kỳ thị đối với ngƣời nhiễm HIV? Nguyên nhân là do:
Sợ bị lây HIV là căn bệnh chết ngƣời, chƣa có thuốc chữa.
Lây nhiễm HIV có liên quan đến tệ nạn xã hội nhƣ nghiện ma túy,
mại dâm và hiện tƣợng quan hệ đồng tính mà dƣ luận xã hội chƣa chấp nhận.
Do không hiểu rõ cách lây truyền bệnh, hiểu lầm về những nguy cơ
lây bệnh.
Nhiễm HIV thƣờng đƣợc nghĩ là hậu quả của sự vi phạm đạo đức, vô
trách nhiệm (quan hệ tình dục không lành mạnh).
19

Việc tuyên truyền không đúng đắn trong một thời gian dài với những
hình ảnh ghê rợn đi kèm tạo cảm giác sợ hãi cho ngƣời xem nhƣ đầu lâu, lƣỡi hái tử
thần.
Chính sách nhà nƣớc cũng chƣa đúng khi gắn kết phòng chống
AIDS với phòng chống tệ nạn xã hội .
1.4.2 Hậu quả của sự kỳ thị và phân biệt đối xử
Sự kỳ thị làm ngƣời nhiễm và gia đình sợ bị tiết lộ thông tin về tình
trạng nhiễm HIV.
Ngƣời có nguy cơ nhiễm HIV không dám xét nghiệm.
Ngƣời nhiễm không dám áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây
nhiễm cho ngƣời khác vì sợ bị phát hiện (ví dụ trƣờng hợp ngƣời chồng bất chợt thay
đổi hành vi nhƣ dùng bao cao su trong sinh hoạt vợ chồng sẽ dễ bị vợ nghi ngờ…).
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử sẽ cản trở mọi nỗ lực hoạt động phòng

chống AIDS, làm cho dịch HIV càng phát triển nhanh và mạnh hơn. Đó chính là lý
do tại sao chủ đề đƣợc chọn trong ngày AIDS thế giới năm 2002 - 2003 là “Vƣợt qua
rào cản của sự kỳ thị và phân biệt đối xử: Hãy sống và giúp nhau sống”.
Một nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm Quốc tế nghiên cứu về phụ nữ
(ICRW)
[17]
cho thấy hậu quả của vấn đề kỳ thị là:
Mất thu nhập. thất nghiệp.
Hôn nhân đổ vỡ , mất quyền nuôi con
Không đƣợc chăm sóc sức khỏe tốt tại cơ sở y tế.
Mất sự chăm sóc trong gia đình.
Tâm lý thất vọng, cảm thấy bản thân vô dụng.
Mất danh dự.
Bản thân ngƣời nhiễm HIV/AIDS tự xa lánh mọi ngƣời. Sự khó tiếp cận
này sẽ cản trở cho việc điều trị bệnh. Bên cạnh đó, sự phân biệt đối xử khiến bệnh
nhân khó hòa nhập vào cộng đồng: khó kiếm việc làm, trở ngại khi đi khám và điều trị
ở cơ sở y tế…Chính vì thế, để giúp ngƣời bệnh phòng chống bệnh hiệu quả, công tác
20

tƣ vấn đối với bệnh nhân HIV/AIDS cực kỳ quan trọng và rất khó khăn., đòi hỏi phải
có sự huấn luyện đặc biệt đối với ngƣời làm tƣ vấn.
1.4.3 Các hành động cụ thể để phá bỏ rào cản của sự kỳ thị và phân
biệt đối xử
Hội nghị Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 65 về HIV/AIDS tổ chức ngày
9/6/2011 tại New York nhằm kiểm điểm những tiến bộ cùng những thách thức đối
với cuộc chiến chống HIV/AIDS suốt 30 năm qua và định hƣớng những phản ứng
toàn cầu trong tƣơng lai đối với căn bệnh thế kỷ này trong 5 năm tới. Kết quả cho thấy
tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS mới trên thế giới đã giảm đáng kể Đó là nhờ những nỗ lực lớn
mà các Quốc gia trên thế giới đã thực hiện trong đó có sự cố gắng tháo bỏ rào cản của
sự kỳ thị chẳng hạn nhƣ:

20 nƣớc trên thế giới đã triển khai các dịch vụ ngăn lây truyền
HIV/AIDS từ mẹ sang con. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS mới trên toàn cầu đã giảm 25%
trong 10 năm gần đây, số ngƣời tử vong vì HIV/AIDS đã giảm 20% trong 5 năm qua
và 6,6 triệu ngƣời ở các nƣớc thu nhập thấp và trung bình đã đƣợc tiếp cận các liệu
pháp điều trị HIV/AIDS.
Ở Campuchia, một trong những nƣớc có số ngƣời mắc HIV/AIDS cao
nhất, các cơ quan chức năng cũng đã quan tâm đến hiện tƣợng phân biệt đối xử khiến
cho virus dễ dàng lây lan .
Việt Nam đã đƣa ra luật phòng,chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời HIV/AIDS do Quốc Hội ban hành ngày 29/6/2006
trong đó có qui định cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với ngƣời nhiễm HIV
Thái Lan cũng đã áp dụng một biện pháp nhằm xóa bỏ những điều cấm
kỵ liên quan đến HIV với những chiến dịch giáo dục đổi mới tƣ tƣởng nhƣ cảnh sát
giao thông phân phát bao cao su cho ngƣời dân . Đây là một sáng kiến có tên gọi Cảnh
sát và bao cao su . Bên cạnh đó, họ còn đẩy mạnh việc vận động các nhà sản xuất
thuốc quốc tế cung cấp thuốc HIV đắt hơn và mới hơn để điều trị cho các bệnh nhân
đã kháng thuốc cũ
21

Năm 2010 , UNAIDS báo cáo có 71% quốc gia ban hành những bộ luật
tại địa phƣơng bảo vệ cho ngƣời sống chung với HIV/AIDS khỏi sự phân biệt đối
xử.
[47]
.
Năm 2003 , Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố rằng : “Khi HIV/AIDS trở thành
một bệnh có thể phòng ngừa và chữa khỏi thì thái độ của mọi ngƣời sẽ thay đổi, sự từ
bỏ, kỳ thị và phân biệt đối xử sẽ giảm một cách nhanh chóng”.

I.5 Lây truyền HIV từ mẹ sang con:
Sự lây truyền HIV từ ngƣời mẹ nhiễm HIV sang con này có thể xảy ra ở 3 giai

đoạn của thai kỳ: trong tử cung (khi mang thai), trong khi sanh và sau khi sanh (thời
kỳ cho con bú).
1.5.1 Cơ chế lây bệnh
[18]

Trong tử cung: HIV đi từ mẹ sang thai qua bánh nhau.với tỷ lệ thấp vì bánh
nhau có màng ngăn cách với tử cung mẹ không cho vi khuẩn, virút đi qua dễ dàng ,
giúp bảo vệ 60% thai nhi không bị nhiễm HIV từ mẹ.
 Trong chuyển dạ: Thai nhi có thể bị nhiễm HIV vì các lý do sau:
 Cổ tử cung xóa mở sẽ bị tổn thƣơng các mạch máu gây chảy máu vào
âm đạo làm tăng nồng độ virút có trong âm đạo nên thai nhi có nguy
cơ nhiễm HIV cao khi đi qua âm đạo.
 Nếu sanh khó, phải giúp sanh bằng dụng cụ có thể làm tổn thƣơng âm
đạo gây chảy máu nhiều hoặc gây sang chấn trầy xƣớc da thai nhi làm
tăng nguy cơ nhiễm HIV cho thai nhi.
 Khi đi qua âm đạo thai nhi có thể nuốt dịch âm đạo là chất chứa nhiều
HIV .

Sau sanh : HIV trong máu mẹ thẩm thấu qua các mạch máu vào các
nang sữa rồi vào sữa. Mẹ cho con bú có thể làm truyền HIV cho con. Ở
Phi Châu, tỷ lệ trẻ nhiễm HIV qua sữa mẹ chiếm 16-42% (trung bình
29%). Vì thế, bà mẹ có HIV còn có thể phòng ngừa đƣợc sự lây bệnh
22

cho con sau sanh bằng cách không cho con bú mà nuôi con bằng sữa
thay thế và cho trẻ uống thuốc dự phòng
[26,48]
1.5.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
1.5.2.1 Những yếu tố liên quan đến HIV:
 Nồng độ HIV trong cơ thể mẹ: đƣợc xác định bằng số bản sao HIV-

RNA trong 1mL

huyết tƣơng. Nồng độ càng cao thì tỷ lệ lây nhiễm mẹ-con càng cao.
Thời điểm nồng độ HIV cao là lúc mới chuyển huyết thanh và giai đoạn cuối của
AIDS. Theo một nghiên cứu bệnh chứng với 19 trƣờng hợp trẻ có HIV(+)và 60
trƣờng hợp trẻ HIV (-) ở Bệnh viện Pitié Salpêtrière Paris trong thời gian 1997-2006
của Tubiana R và Cs thì những bà mẹ có nồng độ virus trên 100.000 bản sao/mL thì tỷ
lệ lây truyền mẹ-con rất cao (42% ) so với 11% đối với bà mẹ có nồng độ virus thấp.
Tuy nhiên vẫn có 0,4% bà mẹ có nồng độ virus dƣới 50 bản sao/mL vẫn có thể lây
bệnh cho con
[43]
.
 Genotype và phenotype của HIV: subtype E làm tăng khả năng lây
nhiễm từ mẹ sang con. Nếu trong máu mẹ có nhiều dòng HIV khác nhau thì mức độ
lây cho con cao.
 Khả năng kháng thuốc của HIV: Theo Trƣơng T Xuân Liên và Vũ Thị
Nhung
[8]
, đã có sự xuất hiện các chủng virút mang đột biến kháng thuốc trên thai phụ
chƣa từng uống ARV (0,63%). Sau khi uống ARV dự phòng , tỷ lệ virút mang đột
biến kháng ARV ở thời điểm 2 tuần sau sanh là 17,53% và ở thời điểm 2 tháng là
3,06%.
1.5.2.2 Những yếu tố liên quan đến mẹ:
 Tình trạng miễn dịch: Sự suy giảm miễn dịch nặng đƣợc đánh giá bằng
số lƣợng CD
4
thấp, tỷ lệ % CD
4
thấp, tỷ lệ CD
4

/CD
8
cao. Theo European
Collaborative Study (ESC) nếu CD
4
dƣới 700/mm
3
thì

tỷ lệ lây nhiễm cao. Nồng độ
kháng thể trung hòa cao thì tỷ lệ lây nhiễm mẹ-con thấp.
 Tình trạng dinh dưỡng : Trong một nghiên cứu ở Malawi cho thấy
nồng độ sinh tố A dƣới 1,4µmol/L có nguy cơ lây nhiễm HIV 4,4 lần nhiều hơn có thể
23

là do sinh tố A có tác dụng kích thích miễn dịch và có liên quan đến sự toàn vẹn niêm
mạc âm đạo.
 Các thói quen của mẹ: hút thuốc , xì ke, quan hệ tình dục không bảo vệ
làm tăng tỷ lệ lây nhiễm mẹ-con.
 Tình trạng lâm sàng của mẹ: Giai đoạn lâm sàng của mẹ càng nặng thì
tỷ lệ LTMC càng cao. Trƣờng hợp ngƣời mẹ ở giai đoạn nhiễm cấp tính , tuy chƣa có
triệu chứng lâm sàng nhƣng do nồng độ virus trong huyết thanh cao nên vẫn làm tăng
tỷ lệ LTMC.
 Điều trị đặc hiệu của mẹ (HAART) ) làm giảm lây cho con giúp giảm
tử vong do AIDS. Phƣơng pháp điều trị này tỏ ra rất hiệu quả. Nghiên cứu cho rằng
nếu điều trị sớm nhƣ vậy thì có thể kéo dài cuộc sống trên 30 năm kể từ khi nhiễm
bệnh. Nếu không điều trị HAART thì thời gian sống trung bình từ 9-10 năm
[45]
.
1.5.2.3. Các yếu tố sản khoa làm tăng tỷ lệ lây nhiễm mẹ-con:

 Băng huyết sau sanh
 Thủ thuật sản khoa gây chấn thƣơng cho mẹ (giác hút, forceps), cắt tầng
sinh môn, rách âm đạo phức tạp….
 Cách sanh: một số ý kiến cho rằng nên mổ lấy thai trƣớc khi chuyển dạ
để tránh cho trẻ không tiếp xúc lâu với chất nhầy âm đạo, với máu mẹ vì tỷ lệ trẻ mổ
lấy thai bị lây nhiễm là 11,7% trong khi trẻ sanh qua đƣờng âm đạo bị nhiễm HIV là
17,6%
[4]
. Theo một nghiên cứu của Trịnh Dƣơng và cộng sự ở Luân Đôn năm 1999
[28]
khi đã dùng kèm ARV và mổ lấy thai chủ động thì đã giảm tỷ lệ trẻ bị lây nhiễm từ
31,6% xuống 4,2%. Theo Vũ thị Nhung đánh giá hiệu quả của chƣơng trình PLTMC
thực hiện tại Bệnh viện Hùng Vƣơng trong thời gian từ 2005 –2008 thì trẻ sanh giúp
có tỷ lệ nhiễm HIV (10%) cao hơn trẻ sanh thƣờng (5,64%) hoặc sanh mổ (1,75%)
Tuy vậy, ở nƣớc ta chƣa có một phác đồ nào đƣợc thực hiện để khẳng định vai trò làm
giảm sự lây truyền mẹ con nhờ mổ lấy thai
[13]
.
1.5.2.4 Các yếu tố liên quan đến thai và phần phụ của thai: làm tăng
tỷ lệ lây nhiễm mẹ-con
 Thủ thuật gây sang chấn cho con.
24

 Sanh non.
 Ối vỡ trên 4 giờ gây nhiễm trùng ối. Nguy cơ tăng khoảng 2% cho mỗi
giờ vỡ ối.
[16]

 Viêm màng ối, nhau tiền đạo.
 Đa thai : đứa trẻ ra đầu tiên có tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 2 lần so với

những trẻ sanh sau.
 Yếu tố di truyền của thai nhi liên quan đến đồng thụ thể CCR5, CXCR4:
đây là 2 đồng thụ thể cần thiết cho sự hòa màng của HIV vào tế bào ký chủ. Khi có
một sự dị biến cấu tạo protein của chúng thì có thể ngăn sự lây nhiễm HIV
[1]
.
1.5.3 Các yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh
 Bú mẹ : theo khuyến cáo của WHO thì mẹ có HIV nuôi con bằng sữa
mẹ thì 5 - 20% trẻ có thể bị nhiễm HIV vì có sự hiện diện của HIV trong sữa mẹ.
Thời gian cho bú càng lâu thì càng tăng khả năng nhiễm bệnh cho trẻ.
[37]
.

Nếu nuôi
con bằng sữa thay thế mà kết hợp bú mẹ thì khả năng LTMC cao nhất sau đó mới đến
nhóm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
[18]
.
 Hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu.
 Niêm mạc đƣờng tiêu hóa trẻ mỏng nên dễ nhiễm virút khi trẻ nuốt dịch
tiết âm đạo, sữa mẹ có HIV.
1.6 Chƣơng trình phòng lây nhiễm HIVtừ mẹ sang con
Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con thay đổi từ nghiên cứu này sang nghiên
cứu khác. Ở các nƣớc phát triển, ngƣời ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm làm
giảm lây nhiễm mẹ-con.
1.6.1 Nguyên tắc sử dụng thuốc ARV:
 Những phụ nữ có thai chưa được điều trị ARV cần đƣợc dự phòng
LTMC bằng phác đồ phù hợp với thời điểm khám thai và thời điểm xác định nhiễm
HIV. Phụ nữ mang thai đã đƣợc điều trị ARV thì không cần áp dụng phác đồ dự
phòng LTMC. Theo khuyến cáo của WHO từ tháng 11/2009

[49]
:
25

- Dự phòng ARV cần đƣợc bắt đầu sớm – ngay từ tuần thứ 14 của
thai kỳ- hoặc càng sớm càng tốt khi bà mẹ đến khám ở giai đoạn muộn, lúc chuyển dạ
sanh, kéo dài cho đến một tuần sau khi ngừng cho bú. Dự phòng ARV bao gồm:
- AZT hàng ngày trƣớc khi sanh.
- NVP liều đơn lúc bắt đầu chuyền dạ.
- AZT+3TC trong lúc chuyển dạ và khi sanh.
- AZT+3TC trong 7 ngày sau khi sanh.
 Khi nào điều trị ARV cho thai phụ ? Theo khuyến cáo của WHO từ
tháng 11/2009
[47]
:
- Bắt đầu điều trị ARV cho tất cả phụ nữ mang thai (PNMT) nhiễm
HIV khi CD4 ≤ 350 tế bào /mm
3
không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng của WHO
và cho tất cả PNMT nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 theo WHO, không phụ
thuộc CD4.
- PNMT nhiễm HIV có chỉ định điều trị ARV cần bắt đầu điều trị
không phụ thuộc tuổi thai, điều trị suốt quá trình mang thai, khi sanh và sau khi sanh.
1.6.2 Dự phòng cho trẻ sơ sinh :
 Tất cả trẻ sinh ra từ mẹ có HIV đều phải dự phòng bằng ARV sau sanh.
 Trẻ bú mẹ: Sử dụng NVP hàng ngày từ khi sanh đến khi đƣợc 6 tuần tuổi.
 Trẻ không bú mẹ: sử dụng AZT hoặc NVP từ khi sanh cho đến khi đƣợc 6
tuần tuổi.
I.7 Vai trò của tham vấn đối với bệnh nhân nhiễm HIV:
Tham vấn là quá trình trao đổi thông tin qua lại giữa ngƣời làm công tác tham

vấn và ngƣời đƣợc tham vấn mà trong đó, ngƣời tham vấn sẽ giúp ngƣời đƣợc tham
vấn hiểu rõ những vấn đề họ đang quan tâm để họ có thể tự xác định nhu cầu của họ,
tự quyết định giải pháp, hành động thích hợp với hoàn cảnh của mình.
Đối với trƣờng hợp bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, tham vấn giữ vai trò chính
yếu nhƣ một phần của công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời bệnh nhằm 2 mục tiêu
chính là:
1. Phòng ngừa sự lây truyền bệnh.
26

2. Hỗ trợ cho những ngƣời nhiễm bệnh.
Khi một ngƣời biết mình nhiễm HIV thì họ phải chịu một sự khủng hoảng về
tâm lý rất nặng nề: họ sợ bị từ bỏ, bị kỵ thị, bị phân biệt đối xử. Hoàn cảnh đó đòi hỏi
phải có những tham vấn viên đƣợc huấn luyện chính qui với tiêu chuẩn thực hành lâm
sàng tốt để có thể tham vấn hiệu quả.
Để giúp phòng ngừa sự lây truyền HIV/AIDS, tham vấn viên phải làm cho
bệnh nhân hiểu kiểu cách sống của họ dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh và gieo rắc bệnh.
Họ nhận diện đƣợc thế nào là hành vi nguy cơ và sự thay đổi hành vi nguy cơ thì có
thể ngừa đƣợc khả năng lây bệnh cho ngƣời khác.
Để hỗ trợ cho ngƣời nhiễm HIV, tham vấn viên phải tham vấn cho những
ngƣời thân thiết trong gia đình ngƣời bệnh biết cách phòng ngừa sự lây truyền bệnh,
giúp mọi ngƣời chia xẻ, đồng cảm với bệnh nhân, làm giảm áp lực tâm lý nơi ngƣời
nhiễm bệnh, giúp giảm cảm xúc sợ hãi đối với HIV/AIDS.
I.8 Tham vấn cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS
Trong thời gian gần đây đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc làm giảm tỷ lệ
lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hai hoạt động can thiệp quan trọng nhất áp dụng cho
thai phụ có HIV là cung cấp thuốc kháng Retrovirus (ARV) cho họ trong khi đang
mang thai và vận động nuôi con bằng sữa thay thế. Để sự can thiệp thành công, thai
phụ phải biết họ có bị nhiễm HIV hay không. Muốn biết điều này thì họ phải đƣợc
tham vấn về sự cần thiết phải làm xét nghiệm sàng lọc HIV, thai phụ phải không sợ sự
kỳ thị nếu bị nhiễm HIV để chấp nhận đƣợc xét nghiệm. Dịch vụ cung cấp xét nghiệm

phải dễ tiếp cận khi thai phụ đồng ý đƣợc làm xét nghiệm.
Trƣớc khi làm xét nghiệm sàng lọc HIV, thai phụ phải đƣợc giải thích về mục
đích của xét nghiệm và ý nghĩa của xét nghiệm dƣơng tính. Khi thai phụ đã biết mình
có kết quả dƣơng tính, tham vấn đầu tiên sau xét nghiệm là sự động viên, an ủi bệnh
nhân vì lúc đó bệnh nhân dễ có khuynh hƣớng tự tử, rồi sau đó là sự hƣớng dẫn những
qui trình về sự theo dõi, điều trị dự phòng lây truyền mẹ con hay điều trị với ARV nếu
đủ tiêu chuẩn., cách chăm sóc nuôi con sau khi sanh Họ phải hiểu về những hành vi
nguy cơ dẫn đến sự lây bệnh cho ngƣời khác để tránh thực hiện những hành vi này.

×