3
ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)
CHỦ
(Ký tên)
(Ký tên) (Ký tên)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 9/ 2012
4
D
ĐẶT VẤN ĐỀ trang 10
trang 11
1. TỔNG QUAN Y VĂN trang 13
1.1 Tổng quan ngoài nước 13
1.2 Tổng quan trong nước 17
1.3 Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn 17
2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP trang 18
18
2.1.1 Yếu tố nghiên cứu 18
2.1.2 Yếu tố kết cục 18
18
19
2. 2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 20
2.2.2 Dân số nghiên cứu 20
2.2.3 Địa điểm nghiên cứu 20
2.2.4 Cỡ mẫu 21
22
2.2.6 Tiêu chuẩn thu nhận 22
2.2.7 Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.2.8 Phương pháp tiến hành 22
2.3 Công cụ chẩn đoán 23
2.3.1 CTS 23
5
2.3.2 EPDS 23
2.4 Thống kê sử dụng 25
2.5 25
3. KẾT QUẢ trang 26
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 26
3.2 Tỉ lệ trầm cảm ở thai phụ trong nhóm có và không bị BHGĐ 26
3.3 Tỉ lệ BHGĐ trong thời kỳ mang thai và 4-6 tuần sau sinh 31
3.4 So sánh tăng cân trung bình thai phụ và các bệnh lý trong th 33
3.5 So sánh tăng cân trung bình thai nhi từ lúc sinh đến 4-6 tuần sau sinh 34
36
4. BÀN LUẬN trang 45
4.1 Điểm mạnh của nghiên cứu 45
4.2 Giới hạn của nghiên cứu 45
4.3 Tần suất BHGĐ 46
4.4 Ảnh hưởng của BHGĐ trên kết cục của thai kỳ/sức khỏe sinh sản 50
51
4.6 Tương quan giữa BHGĐ và trầm cảm 52
52
53
5. KẾT LUẬN trang 55
6. ĐỀ NGHỊ trang 57
6
PHỤ LỤC 1 – MẪU CÂU HỎI NGHIÊN CỨU trang 59
Mẫu 1: Thu nhận đối tượng 59
Mẫu 2: Bạo hành gia đình trước và sau sinh CTS2 60
Mẫu 3: Đánh giá trầm cảm trước và sau sinh 63
Mẫu 4: Thông tin lúc sinh 63
Mẫu 5: Phỏng vấn 4 – 6 tuần sau sinh 64
PHỤ LỤC 2 – MỘT SỐ BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ trang 66
1. Biểu đồ tổng số mẫu nghiên cứu theo địa điểm 66
2. Biểu đồ tần suất BHGĐ theo CTS2 trước sinh 66
3. Những yếu tố tương quan đơn/đa biến với BHGĐ trước sinh 67
4. Những yếu tố tương quan đơn/đa biến với Trầm cảm trước sinh 68
5. Phân bổ của BHGĐ và Trầm cảm 69
– trang 70
PHỤ LỤC 4 – TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 73
7
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
(theo trình tự xuất hiện)
YTTG Y Tế Thế Giới
AAS (Abuse Assessment Screen) Thang điểm sàng lọc đánh giá lạm dụng
CTS (Conflicts Tactics Scales) Thang điểm phương thức đối kháng
CTS2 Thang điểm phương thức đối kháng hiệu chỉnh 2
AOR (Adjusted odds ratio) Tỉ suất chênh hiệu chỉnh
OR (Odds ratio) Tỉ suất chênh
EPDS Thang điểm trầm cảm sau sinh Edinburgh
SDSS (Stein’s daily scoring system) Thang đo hàng ngày của Stein
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
Td Thí dụ
APGAR (Appearance, Pulse, Grimace, Activity, Respiration) chỉ số APGAR
BVHV Bệnh viện Hùng Vương
KTC Khoảng tin cậy
BHGĐ Bạo hành gia đình
BH Bạo hành
CDC (Center for Disease Control) Trung tâm kiểm soát bệnh tật
ĐN
ĐĐH
8
DANH SÁCH BẢNG
(theo trình tự xuất hiện)
) trang 19
Bảng tổng kết thu nhận trang 24
Bảng 1. Đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng nghiên cứu trang 24
Bảng 2. Đặc cứu trang 26
Bảng 3. trang 27
Bảng 4. trang 28
Bảng 5. trang 28
Bảng 6. ông BHGĐ trang 28
Bảng 7. 2 trang 29
Bảng 8. trang 30
Bảng 9 trang 31
Bảng 10a. So sánh cân nặng thai nhi lúc sinh trang 32
Bảng 10b. So sánh tăng cân thai nhi trong thời kỳ hậu sản trang 32
Bảng 10c i trong thời kỳ hậu sản trang 33
Bảng 11a. So sánh kết cục trang 34
Bảng 11b. So sánh trang 34
Bảng 12. trang 35
9
Bảng 13. BHGĐ trong thai kỳ với đặc điểm đối tượng trang 36
Bảng 14. Các yếu tố có tương quan (đa biến) với BHGĐ trước sinh trang 37
Bảng 15a. trang 38
Bảng 15b. sau sinh trang 38
Bảng 16. trang 39
Bảng 17. trang 39
Bảng 18. Các yếu tố liên quan với BHGĐ trong thời kỳ hậu sản trang 40
Bảng 19. Các yếu tố có tương quan (đa biến) với BHGĐ sau sinh trang 40
Bảng 20. cảm sau sinh trang 41
Bảng 21. Các yếu tố tương quan đa biến với trầm cảm sau sinh trang 42
Bảng PL3a. trang 68
Bảng PL3b. trang 68
Bảng PL3c. Các hình thái BHGĐ theo đặc điểm của đối tượng trang 68
Bảng PL3d. Các yếu tố tương quan đa biến các hình thái BHGĐ trước sinh trang 70
10
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo hành trong gia đình ngày càng trở nên vấn đề nóng bỏng tại Việt Nam. Đã có nhiều
hội thảo, hội nghị được tổ chức nhằm đánh động sự chú ý của cộng đồng. Vào tháng 11
năm 2005, tại hội thảo với khoảng 100 người tham dự do Tổ chức Action Aid về đề tài
“Bạo hành gia đình: kinh nghiệm và giải pháp”, bạo hành gia đình được xem là một vấn
đề tồn tại từ lâu do chế độ phụ hệ và phân biệt giới tính tại Việt Nam.
1
Trước đây bạo
hành chỉ xảy ra cho những phụ nữ sống phụ thuộc vào chồng nhưng khi chuyển qua thời
kỳ kinh tế thị trường, phụ nữ càng kiếm được nhiều tiền, bạo hành càng có thể xảy ra.
Vào tháng 12 năm 2007, trong một hội thảo về Bạo hành gia đình, phó chủ tịch Hội Liên
Hiệp Phụ Nữ Việt Nam báo cáo 23% những gia đình được khảo sát trong 8 tỉnh cho biết
có bạo hành về thể xác, 25% bạo hành về tâm lý và 30% bạo hành về tình dục.
2
Bạo hành do những người thân trong gia đình ngày càng trở thành một vấn đề của sức
khỏe cộng đồng. Ước tính của những nghiên cứu về bạo hành trong vòng một năm trước
thai kỳ dao động trong khoảng 4–26%.
3
Các nghiên cứu ở Nicaragua, Chi Lê, Ai Cập và
Cambodia báo cáo cứ 4 người thì có một người bị bạo hành thể xác hay tình dục trong
thời gian mang thai do người phối ngẫu.
4
Điều này cho thấy bạo hành đối với người phụ
nữ thường gặp hơn những biến chứng của thai kỳ như tiểu đường và tiền sản giật, là
những bệnh lý thường xuyên được sàng lọc.
Bạo hành tâm lý, dù không kèm theo bạo hành thể xác và/hay tình dục, của người phối
ngẫu đối với thai phụ cũng tác động xấu đến sức khỏe tâm trí sau sinh của họ. Tiwari và
cộng sự ghi nhận ở nhóm thai phụ chỉ bị bạo hành tâm lý có nguy cơ trầm cảm sau sinh
cao hơn nhóm không bị và họ cũng có nguy cơ cao hơn tự hủy hoại mình và chất lượng
cuộc sống về tinh thần nghèo nàn hơn.
5
Theo tổ chức Y tế Thế Giới (TCYTTG), 450 triệu người trên thế giới có một lúc nào đó
bị ảnh hưởng của vấn đề về tâm trí, tâm thần hay nhân cách và gần 837.000 người chết vì
tự tử hằng năm.
6
Phụ nữ có tần suất trầm cảm gấp đôi nam giới trong suốt những năm của
thời kỳ sinh sản, sau đó tần suất nầy giảm dần. Vì những năm của đỉnh điểm trầm cảm
nằm trong 18 và 44 tuổi ở phụ nữ, không lạ gì nếu trầm cảm thường gặp trong
11
những phụ nữ mang thai.
7
Trầm cảm trong thời kỳ mang thai không chỉ làm hại phụ nữ
mà còn ảnh hưởng vì không tự chăm sóc tốt bản thân, ăn uống và ng ; họ có thể uống
nhiều rượu và sử dụng thuốc gây nghiện mà còn làm họ ngại ngùng tìm đến hay tuân thủ
lịch chăm sóc tiền sản. Do có sự rối loạn của trục đồi thị m cảm đưa đến
mức độ cortisol trong máu cao và thay đổi ß-endorphins, thai nhi của những phụ nữ bị
trầm cảm thường bị sanh non, và nhẹ cân.
8
Ban Điều tra bí mật về tử vong mẹ ở Anh
(British Confidential Enquiry into Maternal Deaths) mô tả tự tử là một nguyên nhân hàng
đầu của tử vong mẹ trong những năm sau sinh;
9
.
10
.
11
Dù có ít nghiên cứu về sức khỏe tâm trí ở phụ nữ mang thai bao gồm trầm cảm sau sinh
tại Việt Nam, nhưng một trong những nghiên cứu này
12
cũng cho thấy có một mối tương
quan rất mạnh giữa trầm cảm sau sinh và điều kiện kinh tế xã hội của gia đình (td nghề
nghiệp ổn định của cha mẹ), sức khỏe của thai nhi, thai kỳ có được mong đợi không và
không thể tâm sự cùng người phối ngẫu.
12
Mục tiêu tổng quát: Qua nghiên cứu n y, chúng tôi muốn tìm hiểu tầm vóc của vấn đề
bạo hành do những người phối ngẫu và những người thân trong gia đình của phụ nữ
mang thai và tác động của nó lên sức khỏe tâm trí sau sanh như ảnh hưởng trên sức
khỏe thai nhi. Chúng tôi hy vọng với nghiên cứu n y sẽ góp một tiếng chuông cho cộng
đồng để kêu gọi chương trình hành động bảo vệ tốt hơn cho bà mẹ và trẻ em.
Mục tiêu chính:
1. Tính tỉ lệ trầm cảm ở thai phụ trong nhóm có và không bị bạo hành gia đình tại
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tính tỉ lệ bạo hành gia đình trong thời kỳ mang thai và 4–6 tuần sau sinh ở thai
phụ tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. So sánh tăng cân trung bình và các bệnh lý trong ở
hai nhóm có và không có bạo hành gia đình.
4. So sánh tăng cân trung bình của thai nhi lúc sinh và 4–6 tuần sau sinh ở hai
nhóm mẹ có và không bị bạo hành gia đình.
Mục tiêu phụ:
1. Những yếu tố nguy cơ của bạo hành gia đình.
2. Những yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh.
13
1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Tổng quan ngoài nƣớc
Theo báo cáo của YTTG, trong 48 cuộc khảo sát dựa vào cộng đồng trên khắp thế giới,
10–69% phụ nữ bị bạo hành thể xác do người phối ngẫu nam vào một thời điểm trong
đời. Trong những nghiên cứu quốc gia lớn, khoảngnày dao động từ 10–34%, cao nhất ở
Ai Cập 34%, ở Mỹ 22% và ở Canada 29%.
13
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu ở các nƣớc phát triển về bạo hành ở phụ nữ mang
thai. McFarlane và cộng sự khi sử dụng bộ câu hỏi Sàng Lọc Đánh giá Lạm dụng (Abuse
Assessment Screen–AAS) phát hiện tỉ lệ 17% bị lạm dụng thể xác hay tinh thần trong
thời kỳ mang thai, gấp đôi tất cả những báo cáo trước đây được công bố.
14
Với Thang
Điểm Phương Thức Đối Kháng Hiệu Chỉnh (revised conflict tactics scales–CTS2) đo
lường sự lạm dụng thể xác trong thời kỳ mang thai, Reichenheim ghi nhận tỉ lệ 18,4% và
7,6% bạo hành thể xác nhẹ và nặng xâm phạm đến phụ nữ mang thai.
15
Theo các nghiên cứu ở Mỹ, trong số những sản phụ đến khám thai có từ 11 đến 41% có
tiền sử một lần bị bạo hành trong gia đình và 4–17% ghi nhận có bạo hành trong thai kỳ
lần này.
16,17,18,19
Bacchus và cộng sự khi thực hiện nghiên cứu trong một cộng đồng nói tiếng Anh tại một
bệnh viện giảng dạy nội ô Luân Đôn cho thấy 23,5% phụ nữ ghi nhận có một lần bị bạo
hành trong gia đình, trong số đó 3% bị hành xử này trong thai kỳ đang mang.
20
Tại Úc, Webster và cộng sự trong năm 1996 đã tìm thấy tỉ lệ 29,7% đã hoặc đang bị bạo
hành những phụ nữ mang thai đến bệnh viện Hoàng Gia Brisbane.
21
Tại Trung Quốc, Leung và cộng sự năm 1999 khi tìm hiểu về những vấn đề của xã hội
tác động lên sức khỏe sinh sản ở phụ nữ Trung quốc cho thấy 17,9% phụ nữ đã từng bị
bạo hành bởi những người thân trong gia đình (113/631 phụ nữ được phỏng vấn), chồng
là hung thủ trong đa số các trường hợp (86,9%).
22
Phụ nữ có nhiều nguy cơ bị bạo hành hơn trong thời kỳ hậu sản. Một nghiên cứu tại
Thuỵ Điển cho thấy 24% phụ nữ bị đe dọa bạo hành hay lạm dụng thể xác, tình dục trong
14
thời kỳ hậu sản.
23
Trong thời kỳ hậu sản, Gielen ghi nhận bạo hành gia đình tăng cao từ
10–19% và mức độ trầm trọng hơn so với thời kỳ tiền sản.
24
Guo khi phỏng vấn 12.044 phụ nữ tại 32 xã của 4 tỉnh của Trung Quốc năm 2002 cho
thấy tần suất chung là 11,7% trong đó 8,5% xảy ra trong vòng 12 tháng trước khi mang
thai, 7,4% trong thời kỳ hậu sản và thấp nhất là 3,6% trong thời gian mang thai, trong đó
bạo hành tình dục luôn luôn cao hơn bạo hành thể xác.
25
Tại Thái Lan, Nanthana
Thananowan khi nghiên cứu 475 phụ nữ ghi nhận 13,1% có tiền sử bị bạo hành và 4,8%
bị bạo hành trong thời gian mang thai.
26
Những yếu tố nguy cơ của bạo hành trong gia đình bao gồm tuổi trẻ, nghèo, con đông,
ít học và không được chăm sóc đầy đủ, chưa lập gia đình, thai ngoài ý muốn, sử dụng y tế
thấp và có chỉ số trầm cảm cao.
27,28
Fazid và cộng sự khi phỏng vấn 500 phụ nữ đến sinh tại một bệnh viện tuyến bốn ở
Karachi, Pakistan 44% cho biết bị lạm dụng trong thời kỳ mang thai; trong số này 43%
lạm dụng tinh thần; 12,6% bạo hành về thể xác.
29
Những yếu tố liên quan độc lập đến
tình trạng bạo hành là số con sống (AOR=1,34; 95% CI 1,08–1,65), mâu thuẫn trong gia
đình (AOR=3,03; 95% CI 1,85–4,96), chồng đã từng bị mẹ lạm dụng (AOR=2,38; 95%
CI 1,41–4,02) và chồng hút thuốc lá (AOR=1,59; 95% CI 1,05–2,42). Phụ nữ có sự hỗ
trợ của xã hội ít bị chồng bạo hành hơn (AOR=0,65; 95% CI 0,51–0,82).
Bạo hành ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống được Leung nghiên cứu trên các nhóm
1614 bệnh nhân sản phụ khoa tại Hồng Kông cho thấy tỉ lệ chung 7,2% phụ nữ được
phỏng vấn báo cáo đã từng bị bạo hành; có đến 12,7% ở nhóm đến phá thai; trong khi chỉ
có 1,8% ở nhóm đến khám hiếm muộn; 4,7% bệnh nhân phụ khoa và 10,9% nhóm sản
khoa. So với nhóm không hề bị bạo hành, chỉ số chất lượng cuộc sống trung bình của
nhóm có bị bạo hành thấp hơn có ý nghĩa cả về sức khỏe thể xác, tinh thần, lẫn môi
trường sống và các mối quan hệ xã hội.
30
Ảnh hƣởng của bạo hành trên sức khỏe sinh sản, Webster và cộng sự ghi nhận ở Úc,
301/1014 (29,7%) phụ nữ được sàng lọc trả lời đã từng hoặc đang bị bạo hành gia đình
trong đó có 59 người bị bạo hành trong thời kỳ mang thai; tỉ lệ sẩy thai cao hơn, trẻ đẻ ra
nhẹ cân hơn ở nhóm bị bạo hành mặc dù không có ý nghĩa thống kê và đặc biệt họ phải
15
nhập viện điều trị trong thời gian mang thai nhiều hơn nhóm không có bạo hành.
21
Bullock đầu tiên ghi nhận có sự liên quan giữa bạo hành và trẻ nhẹ cân, 12,5% phụ nữ
đến sinh tại một bệnh viện tư đã từng bị bạo hành và 6,6% đang bị bạo hành sinh con nhẹ
cân hơn so với những người bình thường.
31
Tuy nhiên Amaro và O’Campo không tìm
thấy sự khác biệt này
thấp.
32,33
Bạo hành cũng có liên quan đến tiền sử sản khoa không tốt như sẩy thai, nạo
thai và thai lưu được nhiều tác giả ghi nhận.
30,34,35
Moraes và cộng sự khi nghiên cứu 394 phụ nữ đến sinh đủ tháng tại những bệnh viện sản
khoa công lập của Rio de Janeiro, Brazil cho thấy những phụ nữ bị bạo hành thể xác tăng
cân trung bình trong thời kỳ mang thai ít hơn từ 3245g đến 3959g so với những phụ nữ
khác.
36
Cripe và cộng sự nghiên cứu trên 2167 phụ nữ sinh tại Viện Sản Quốc gia ở Lima, Peru
trong thời gian phục hồi sau sinh cho thấy 40% phụ nữ này bị bạo hành về thể xác và
65,3% là thai kỳ ngoài kế hoạch.So với những phụ nữ không bị bạo hành những phụ nữ
này có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn gấp 1,63 lần (95% CI 1,35–1,97). Nguy cơ này
tăng gấp 3,31 lần nếu phụ nữ bị bạo hành thể xác kèm theo lạm dụng tình dục so với
những người không bị. Mức độ bạo hành cũng ảnh hưởng đến nguy cơ này, so với những
phụ nữ không hề bị bạo hành, bạo hành thể xác mức độ vừa mang đến nguy cơ thai ngoài
ý muốn 1,43 lần (95% CI 1,15–1,77), ở mức độ nặng, nguy cơ này tăng đến 2,17 (95% CI
1,57–2,97).
30
Những phụ nữ bị lạm dụng hay ép buộc tình dục thường không thể từ chối, không thể
thương lượng sử dụng biện pháp ngừa thai hay sử dụng biện pháp hiệu
quả vì sợ bị trừng phạt thêm do vậy có nhiều nguy cơ mang thai ngoài ý muốn hơn những
phụ nữ khác. Glander ước tính khoảng 40% phụ nữ muốn phá thai có trải nghiệm lạm
dụng tình dục và/hay bạo hành thể xác trong đời, ngược lại thai ngoài ý muốn cũng có thể
là yếu tố nguy cơ của bạo hành.
31
Ở những phụ nữ có cảm giác không hạnh phúc với thai
kỳ, nguy cơ bạo hành trong thời gian mang thai gia tăng (OR=1,91; 95% CI 1,21–3,02).
32
Goodwin và cộng sự cũng ghi nhận ở những phụ nữ Mỹ bị bạo hành về thể xác có nguy
16
cơ mang thai ngoài kế hoạch gấp 2,5 lần so với những phụ nữ không bị.
33
Tương tự ở Tân
Tây Lan, theo Gao nguy cơ này là 1,52; 95% CI 1,01–2,26).
34
Bạo hành gia đình không chỉ ảnh hưởng rõ rệt trên sức khỏe thể xác mà còn ảnh hƣởng
nhiều đến sức khỏe tâm trí của phụ nữ. Leung và cộng sự trong một nghiên cứu tiền
cứu vào năm 2000–2001 trên 838 phụ nữ đến sinh tại một bệnh viện giảng dạy tại Hồng
Kông g 16,6%; sử dụng thang điểm trầm
cảm sau sinh của Edinburgh (EPDS) và hệ thống chỉ số hằng ngày của Stein (SDSS) vào
ngày 2 hay 3 sau sinh, 1–2 ngày sau xuất viện và 6 tuần sau sinh đều cho thấy chỉ số
EPDS cao hơn có ý nghĩa trong nhóm bị bạo hành so với nhóm không, quan sát này
ngược lại với chỉ số SDSS.
35
Điều này cũng tương tự ở các nước phát triển; Bacchus và
cộng sự thực hiện một nghiên cứu tại Anh mặc dù cỡ mẫu nhỏ cũng cho thấy chỉ số
EPDS ở những phụ nữ mang thai đã từng bị bạo hành cao hơn so với nhóm chứng (9,2 so
với 7,7 với p=0,006). Biến chứng sản khoa như chảy máu trước 37 tuần, vỡ ối sớm, cao
huyết áp, đau lưng, nghén nặng, thiếu máu, tiểu đường, tiền sản giật, nhiễm trùng tiểu,
quan sát được cho thấy nguy cơ tăng ở nhóm bạo hành (OR=3,2 CI 1,4–7,3) kể cả sau khi
đã được hiệu chỉnh với những yếu tố nguy cơ khác như tuổi, hút thuốc lá, và các đặc
điểm kinh tế xã hội khác.
36
Bạo hành về tinh thần cũng gây một ảnh hưởng lớn trên sức khỏe phụ nữ mang thai đáng
được lưu ý. Tiwari và cộng sự trong một nghiên cứu tại Hồng Kông mới được công bố
cho thấy trong 3245 phụ nữ mang thai đến khám tiền sản có 9,1% bị bạo hành trong số đó
73% chỉ bị bạo hành tinh thần so với 27% bị bạo hành thể xác và tình dục. So với phụ nữ
không phải nạn nhân của bạo hành, phụ nữ bị bạo hành tinh thần có nguy cơ trầm cảm
sau sinh là 1,84 lần (95% CI 1,12–3,02), họ cũng có nguy cơ cao hơn nghĩ đến tự hủy
hoại mình (OR=3,5; 95% CI 1,49–8,20) và có chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khỏe tinh thần nghèo nàn hơn.
11
17
1.2 Tổng quan trong nƣớc
Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam thì những trường
hợp vợ có địa vị trong xã hội cũng như khả năng độc lập tài ch nh chiếm 72% trong số
những vụ xung đột gia đình.
44
Nghiên cứu đầu tiên về sức khỏe tâm trí ở phụ nữ Việt Nam, thực hiện tại TPHCM trong
những năm 2000 cho thấy khi sử dụng thang điểm trầm cảm sau sinh của Edingburgh,
33% phụ nữ sau sinh có chỉ số trên 12.
45
Mặc dù điều này là một báo động cho cộng
đồng, từ đó đến nay chưa có một động thái nào được thực hiện. Sau này vào năm 2004,
một nghiên cứu nhằm đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu bộ 20 câu hỏi tự trả lời của
YTTG được công bố cũng cho thấy tỉ lệ rối nhiễu tâm trí trong cộng đồng rất cao.
46
1.3 Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn
- Lần đầu tiên tại Việt Nam có một nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của một vấn đề
xã hội lên sức khỏe sinh sản của phụ nữ một cách có hệ thống nhằm đề xuất những
biện pháp giảm thiểu tác động xấu của nó như đưa vào giáo dục tiền sản, chủ động
sàng lọc trong chăm sóc tiền sản
- Những nhà làm chính sách sẽ có những dữ liệu tin cậy để xây dựng những chính
sách hỗ trợ cho đối tượng phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ TPHCM nói
riêng.
- Gợi sự chú ý của những nhà làm công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ về tác động
của một vấn đề xã hội lên kết cục của thai kỳ để có thể xây dựng những biện pháp
hỗ trợ và theo dõi bệnh nhân.
18
2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 &đ
2.1.1 Yếu tố nghiên cứu:
- Đặc điểm kinh tế, xã hội của bản thân và gia đình (tuổi hai vợ chồng, địa điểm
cư trú, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế, dân tộc).
- Đặc điểm sản khoa (tiền thai, giới tính thai nhi lần này, các bệnh lý trong thai
kỳ, cân nặng của mẹ).
- Đặc điểm lúc sinh (tuổi thai khi sinh, APGAR sau 1’ và sau 5’, cân nặng thai
nhi, dị dạng thai, thai chậm phát triển, cách sinh, biến chứng sản khoa).
- Đặc điểm trong thời kỳ hậu sản (cân nặng sơ sinh, cho con bú, chăm sóc con,
sự hỗ trợ của người thân, chia sẻ lo âu, những dấu hiệu của sức khỏe).
2.1.2 Yếu tố kết cục:
- Bạo hành trong gia đình (hình thức bạo hành, tần suất bạo hành, người bạo
hành, thời gian xảy ra, mức độ bạo hành, ý muốn của phụ nữ về sự giúp đỡ,
biết hay không luật “Phòng chống Bạo gia đình” tại Việt Nam).
- Trầm cảm (trước sinh, sau sinh).
2.1.3 Bạo hành gia đình:
- Là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một
gia đình: thường thấy nhất là giữa vợ và chồng, cha mẹ với con cái hay ông bà,
anh em ruột , giữa mẹ chồng và con dâu.
- Các hình thức bạo hành bao gồm bạo hành thể xác, bạo hành tình dục: ép buộc
quan hệ, loạn luân, bạo hành tinh thần: chửi bới, mắng nhiếc, im lặng hay bạo
hành xã hội: ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế.
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa Kỳ (CDC) định nghĩa bạo hành gia đình
trong thời kỳ mang thai là “bạo hành về cảm xúc/tâm sinh lý, tình dục, thể xác,
hay những đe dọa về thể xác hoặc tình dục mà phụ nữ mang thai phải chịu đựng”.
- Theo bộ luật “Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình” số 02/2007/QH12 ngày 21 tháng
11 năm 2007, định nghĩa bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình
19
gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với
thành viên khác trong gia đình. Ở điều 2 của bộ luật này xác định các hành vi bạo
lực gia đình bao gồm a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm
hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh
dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây
hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ
gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh,
chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép
kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, huỷ hoại,
đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác
trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành
viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát
thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i)
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi ch
. Những hình thái đe dọa hay xâm phạm chưa
gây tổn thất vật chất rõ rệt không được xem là bạo lực gia đình.
2.1.4 Trầm cảm sau sinh:
- Đ
những tiêu chí của các rối loạn khác vì không đủ thông tin.
- Chẩn đoán trầm cảm lâm sàng đòi hỏi ít nhất có 5 triệu chứng trong số những
triệu chứng sau: Chán nản
Thiếu động cơ/không cảm giác hưởng thụ (enjoyment)
Năng lượng giảm
Mất ngủ
Chán ăn/sụt cân
Khó tập trung
Tâm thần vận động trì trệ
20
Suy nghĩ tiêu cực (cảm giác vô vọng, vô dụng,
)
Có tư tưởng/kế hoạch tự hủy hoại
Các nhà lâm sàng thường sử dụng thang điểm Edinburgh (EPDS) để nhận diện khả
năng trầm cảm sau sinh. Trong đa số nghiên cho thấy trên một điểm cắt, chỉ số
EPDS gợi ý một khả năng trầm cảm sau sinh.
63,64,65
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu đoàn hệ.
2.2.2 Dân số nghiên cứu:
- Dân số đích: thai phụ tại TPHCM.
2.2.3 Địa điểm nghiên cứu:
- Nghiên cứu được tiến hành tại các cơ sở y tế trên địa bàn TPHCM, những phụ
nữ đến khám thai trong khoảng thai kỳ 36 tuần trở lên được mời
tham gia vào nghiên cứu sau khi giải thích về nghiên cứu.
- Thực hiện tại các cơ sở nghiên cứu:
a) Bệnh viện Hùng Vương nơi nhận các sản phụ ở khu vực phía đông TP
HCM tiếp nhận các quận 5, 6, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Hóc Môn…;
đa số là buôn bán và công nhân viên chức; số ca sinh tại đây khoảng
35.000 ca/ mỗi năm.
b) Khoa sản Bệnh viện Hóc Môn đa số sản phụ thuộc thành phần nông
dân, hằng năm số sinh khoảng 2000 trường hợp.
c) Khoa sản Bệnh viện Thủ Đức đa số các sản phụ là công nhân và nông
dân, số sinh trong năm 2009 là 1928 ca.
d) Bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế có 118 giường bệnh, tiếp nhận đa số bệnh
nhân của các quận trung tâm thành phố, đa số phụ nữ thuộc thành phần
khá giả, công nhân viên chức; số sinh trung bình 7,500 ca/năm, bệnh
21
viện có hệ thống khám trẻ em lành mạnh kết hợp với tái khám hậu sản
4-6 tuần sau sinh.
2.2.4 Cỡ mẫu:
a) Mục tiêu 1
Tỉ lệ bạo hành ước tính là 17% (P=0,17)
Độ chính xác tuyệt đối 3% (d=0.03)
Test ý nghĩa 2 đuôi α=5%, β=20%
Cỡ mẫu cần thiết N=422+(422*0.05)=443
b) Mục tiêu 2
Theo một nghiên cứu trước đây tại TP Hồ Chí Minh thì tỉ lệ trầm cảm sau sinh
chung (cho cả đối tượng có/ và không có bạo hành) là 32%.
Tỉ lệ bạo hành ước tính 17% theo Leung → tỉ suất bạo hành/không bạo
hành=0.17/0.83=0.2
Vì chưa có tỷ lệ trầm cảm trong mỗi nhóm: không bạo hành (p1) và bạo hành (p2),
nên có thể ước tính p1 và p2 sao cho (p1*0.83) cộng cho (p2*0.17) sẽ bằng 32%.
Điều kiện cho p1 và p2 để tính cỡ mẫu là chúng chênh nhau 10%; mức khác biệt
có ý nghĩa về mặt lâm sàng được chấp nhận. Dưới đây là bảng tính p1 và p2 có thể
phù hợp:
p1
p2
p’1=p1 x
0.83
p’2=p2 x
0.17
p’1+p’2
0.25
0.35
0.2075
0.0595
0.267
0.28
0.38
0.2324
0.0646
0.297
0.3
0.4
0.249
0.068
0.317
0.31
0.41
0.2573
0.0697
0.327
0.32
0.42
0.2656
0.0714
0.337
Chúng tôi chọn dòng áp chót, tương ứng với p1=0.31 và p2=0.41
- Test ý nghĩa 2 đuôi, α = 5%, β = 20%
22
- Tỉ lệ mất dấu dự kiến # 5%
Dùng phần mềm EPI INFO để tính cỡ mẫu, kết quả như sau:
Cỡ mẫu: n1=1099 (nhóm không bạo hành); n2=225 (nhóm có bạo hành);
Tổng cộng cỡ mẫu 1324+(1324*0.05)=1390
Tổng số cỡ mẫu cao nhất cần thiết là 1390 thai phụ ( bao gồm 5% mất
dấu).
2.2.5Phương pháp chọn mẫu: Sau khi tiếp cận và được sự bằng lòng của phụ nữ,
những thai phụ thỏa tiêu chí thu nhận và loại trừ sẽ được chọn theo thuận tiện đến
khi đủ cỡ mẫu cần thiết tại từng điểm nghiên cứu.Căn cứ tỉ lệ số sinh hằng năm tại
các điểm nghiên cứu, 1390 phụ nữ được phân chia như sau:
75% tại BVHV 1045
16% tại Phụ sản Quốc Tế 225
4,3% tại Thủ Đức 60
4,3% tại Hóc Môn 60
2.2.6 Tiêu chuẩn thu nhận:
- Phụ nữ có địa chỉ rõ ràng, cho phép liên lạc sau sinh.
- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu và đồng ý trả lời phỏng vấn.
2.2.7 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Sản phụ không thể trả lời được phỏng vấn do những hạn chế thể lực hoặc tâm lý
(câm điếc, không hiểu ngôn ngữ,tâm thần …).
- Khi việc phỏng vấn được nhận định có thể gây bất lợi cho người phụ nữ.
2.2.8 Phương pháp tiến hành:
Vì nghiên cứu thực hiện cho một vấn đề rất nhạy cảm đối với phụ nữ, việc tiếp cận
đối tượng để có thể thu thập thông tin đáng tin cậylà điều kiện cần thiết và tiên
quyết:
- Phải có sự tự nguyện tham gia của của đối tượng nghiên cứu: nhóm nghiên cứu
cần giải thích rõ ý nghĩa, lợi ích và yêu cầu của nghiên cứu để phụ nữ có sự
đồng thuận cao.
23
- Nhóm thu thập số liệu được lựa chọn phù hợp, được tập huấn kỹ các mẫu bệnh
án nghiên cứu, cách tiếp cận bệnh nhân.
- Các điểm nghiên cứu bố trí nơi phỏng vấn riêng tư, thoải mái và thân mật.
a) Phỏng vấn đầu tiên đƣợc thực hiện với
- Mẫu 1: nhằm thu thập những đặc điểm của đối tượng.
- Mẫu 2: để phát hiện bạo hành trong thời kỳ mang thai.
- Mẫu 3: sàng lọc trầm cảm trước sinhtheo thang điểm EPDS cho tất cả thai phụ
tham gia nghiên cứu.
Thai phụ được theo dõi thai thường quy theo hẹn của phòng khám thai cho đến lúc
vào sinh tại bệnh viện. Người nghiên cứu tại chỗ tổ chức theo dõi và kết hợp với
phòng khám thai để được liên lạc hoặc thông báo khi sản phụ vào sinh tại bệnh
viện.
b) Trong vòng 24 giờ sau sinh
- Mẫu 4: bệnh án nghiên cứu thu thập những thông tin liên quan đến tình trạng
sức khỏe của sản phụ và thai nhi được thực hiện.
c) Tất cả sản phụ đƣợc phỏng vấn lần thứ hai 4 – 6 tuần sau
- Mẫu 2: nhằm phát hiện bạo hành trong thời kỳ hậu sản.
- Mẫu 3: đánh giá chỉ số trầm cảm sau sinh.
- Mẫu 5: một bảng câu hỏi liên quan đến sinh hoạt gia đình, chăm sóc con,
những hỗ trợ từ phía gia đình. Mẫu này được sử dụng trong một nghiên cứu
trước tại bệnh viện Hùng Vương.
d) Đối với những sản phụ không trở lại tái khám đƣợc
- Người nghiên cứu sẽ tìm mọi cách liên lạc bằng thư, đến nhà hay phỏng vấn
qua điện thoại.
2.3 Công cụ chẩn đoán
2.3.1 CTS:
- Thang điểm phương thức mâu thuẫn (Conflict Tactics Scales) do Strauss đề xuất,
được sử dụng trong nhiều nghiên cứu từ 1992 với hơn 70.000 đối tượng tham gia
24
từ nhiều nền văn hoá khác nhau, trên ít nhất 20 quốc gia và đã được đánh giá.
47
Năm 1996 được hiệu chỉnh (Revised Conflict Tactics scales–CTS2) nhằm đo đạc
thêm những lần tấn công của người phối ngẫu và việc sử dụng kĩ năng thương
thuyết. CTS2 có thêm những đề mục nhằm (1) làm gia tăng tính chính xác và độ
tin cậy; (2) thay đổi từ dùng cho rõ nghĩa và đặc hiệu hơn; (3) phân biệt tốt hơn
mức độ nhẹ và nặng của mỗi thang điểm; (4) thêm thang điểm mới để đánh giá ép
buộc tình dục và tổn thương thể xác; (5) định dạng mới để đơn giản hóa việc sử
dụng và giảm bớt trả lời.
- Độ tin cậy của thang điểm (internal consistency reliability) được đánh giá 79%–
95%. Bộ câu hỏi này bao gồm 39 cặp (78) câu hỏi giống nhau cho cả vợ và chồng,
do vậy trong khi chỉ sử dụng cho phụ nữ mang thai chúng ta còn 39 câu hỏi đơn
giản, rõ ràng và dễ hiểu. Thử nghiệm cho thấy thời gian cho bộ câu hỏi có thể
hoàn tất trong vòng 10–15 phút.Cách đánh giá bao gồm việc cộng các giá trị trung
bình.
- Chưa có một nghiên cứu nào chính thức được công bố việc sử dụng công cụ
đánh giá hay phát hiện bạo hành gia đình này tại Việt Nam.
2.3.2 EPDS:
- Công cụ để sàng lọc trầm cảm sau sinh Edinburgh EPDS bao gồm có 10 câu hỏi
về cảm giác của phụ nữ trong tuần lễ vừa qua, được phát triển nhằm giúp cho
những nhân viên y tế tuyến cơ sở tại Livingston và Edinburgh khởi thủy sử dụng
để phát hiện các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh nhưng hiện đã được đánh giá
(validate) để sử dụng cả trước sinh. Theo nghiên cứu của Bacchus ở điểm cắt
12/13 khi sử dụng sau sinh, phụ nữ có nhiều khả năng bị bệnh trầm cảm ở một
mức độ nào đó; nếu thực hiện trước sinh, những phụ nữ đạt ngưỡng 14/15 có khả
năng cao bị loạn thần (dysphoria) trong thai kỳ.
20
- Tuy nhiên chỉ số EPDS cần được kiểm chứng lại bằng chẩn đoán lâm sàng để
xác định chẩn đoán. Trong những trường hợp nghi ngờ, bảng câu hỏi nên được
thực hiện lại sau 2 tuần. Thang điểm này không dùng để phát hiện những bệnh tâm
25
thần hay rối loạn nhân cách. Thang điểm EPDS có thể thực hiện trong vòng dưới 5
phút.
2.4 Thống kê sử dụng:
- Tỉ lệ sẽ được tính %, các biến liên tục được tính trung bình, trung vị, t-test, χ
2
,…
khi phù hợp.
- Thống kê có ý nghĩa khi α ≤ 0.05; độ mạnh của nghiên cứu là 80%.
- Xem xét các mối tương quan giữa bạo hành và trầm cảm, giữa bạo hành và các
đặc điểm kinh tế xã hội sử dụng OR, yếu tố gây nhiễu; phân tích tương quan đơn
biến và hồi quy logistic sẽ được sử dụng.
- Những trị số trên đi kèm với 95% KTC khi phù hợp.
2.5 Vấn đề y đức
- Sản phụ tự nguyện tham gia vào nghiên cứu sau khi ngh
tiện của việc tham gia vào nghiên cứu. Sản phụ cũng được cho hay có thể
rút lui khỏi nghiên cứu bất kể khi nào.
- chỉ được thực hiện sau khi đề cương được thông qua ở Hội đồng
Khoa học Công nghệ Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Sức khỏe Sinh sản và BV
Hùng Vương.
- Những thông tin thu thập được hoàn toàn đảm bảo tính riêng tư và bảo mật bằng
cách mã hóa các bảng thu thập số liệu sao cho danh tính của bệnh nhân không thể
được nhận diện.
- Khi tham gia vào nghiên cứu, nếu phát hiện chỉ số EPDS cao hơn 12, bệnh nhân
sẽ được giới thiệu khám tâm thần để được chẩn đoán xác định, chăm sóc và điều
trị nếu cần; khi phát hiện bạo hành; nếu phụ nữ có yêu cầu sẽ được giới thiệu cho
các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, công an đ nhờ giúp đ .
- Lợi ích lớn hơn của nghiên cứu nầy là sẽ góp phần làm cho xã hội hiểu rõ hơn
tầm quan trọng của vấn đề bạo hành gia đình ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản và
sức khỏe tâm trí của người phụ nữ để có những can thiệp có tính vĩ mô hơn.
26
3. KẾT QUẢ
Bảng tổng kết thu nhận
Địa điểm nghiên cứu
N
%
BV Hùng Vương
1042
75,1
BV Phụ Sản Quốc tế Sài Gòn
225
16,2
BV Đa Khoa khu vực Hóc Môn
62
4,5
BV Đa khoa khu vực Thủ Đức
58
4,2
1387
100
Từ 15–1–2011 đến 15–8–2011 thu thập đối tượng nghiên cứu được tiến hành tại 4 địa
điểm sau khi các nhóm nghiên cứu được tập huấn về cách thực hiện đề cương, cách điền
các mẫu nghiên cứu và đóng vai cách phỏng vấn các phụ nữ tham gia nghiên cứu.
1450; số mất dấu 63 (0,9%); 1387 phụ
nữ hoàn tất được phỏng vấn lần cuối cùng sau sinh 4–6 tuần.
3.1 Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm kinh tế xã hội của đối tƣợng nghiên cứu
Vợ
Chồng
N=1387
%
N=1387
%
Tuổi (TB±SD) [khoảng]
29.05 ± 4.79
[17–45]
32.7 ± 6.25
[18–65]
<20
14
1
4
0,3
20 – 24
227
16,4
69
5
25 – 29
548
39,5
423
30,5
30 – 34
416
30
420
30,3
35 – 39
145
10,4
286
20,6
>= 40
37
2,7
185
13,3
Trình độ học vấn
(TB năm ± SD) [khoảng]
11,2±3,9
[0-19]
11,6±4,0
[0-19]
Không đi học (0)
10
0,7
25
1,8
27
Tiểu học (≤5 năm)
90
6,5
62
4,5
Cấp II (6-9 năm)
415
29,9
355
25,6
Cấp III (10-12 năm)
494
35,6
546
39,4
Đai học + (>12 năm)
378
27,3
399
28,8
Nghề nghiệp
Lao động trí óc
460
33,2
563
40,6
Lao động chân tay
418
30,1
611
44,1
Tự do
154
11,1
207
14,9
Nội trợ/Thất nghiệp
355
25,6
5
0,4
Thói quen
Hút thuốc
Không
1384
99,8
726
52,3
Có
3
0,2
661
47,7
Uống rượu
Không
1384
99,8
629
45,4
Có
3
0,2
758
54,6
Sử dụng ma túy
Không
1387
100
1378
99,3
Có
0
0
9
0,7
Tuổi trung bình của vợ là 29 tuổi, tập trung trong nhóm 25–34 tuổi trong khi tuổi trung
bình ở chồng là 32,7 tuổi, đa số (70%) trên 30 tuổi, người vợ lớn tuổi nhất tham gia vào
nghiên cứu là 45 trong khi người chồng lớn tuổi nhất là 65. Đa số vợ chồng có trình độ
học vấn cấp II; 27,2% người vợ có trình độ đại học trở lên so với 28,8% người chồng.
52,3% hay 45,4% người chồng hút thuốc lá hay uống rượu so với 47,7% không hút hay
54,6% không uống rượu; có 9 trong số 1387 người chồng sử dụng ma túy. Tỉ lệ những
thói quen này rất thấp trong những người vợ.