Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
“TÁC ĐỘNG CỦA TIÊU CHÍ MUA HÀNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA LAPTOP
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khi thị trường tiêu thụ máy tính xách tay ở các nước phát triển bắt đầu bão hòa,
các hãng máy tính xách tay đã bắt đầu chuyển hướng phát triển thị phần sang các nước
phát triển, trong đó Việt Nam là một trong những thị trường dồi dào và tiềm năng. Thị
trường Việt Nam với hơn 86 triệu dân và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông
tin đang tạo ra rất nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp. Đồng thời trong xu hướng phát
triển xã hội ngày nay, người tiêu dùng đang chuyển dần sang sử dụng các sản phẩm nhỏ
gọn và có tính di động cao. Và chiếc laptop đã dần thay thế máy tính để bàn vì các đặc
tính nổi trội là gọn nhẹ, thời trang và người dùng có thể mang theo bên mình để phục vụ
công việc cũng như giải trí. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bạn
trẻ với chiếc laptop trong các quán cafe wifi hay trên giảng đường đại học. Tại các văn
phòng làm việc, nhiều nơi đã không còn màn hình, keyboard, thùng máy cồng kềnh mà
thay vào đó là những chiếc laptop năng động. Theo thông tin từ hãng nghiên cứu thị
trường IDC (2010) cho biết hiện nay doanh số máy tính để bàn tại thị trường Việt Nam
đang giảm sút trong khi doanh số máy tính xách tay đang tăng mạnh. IDC cũng tin rằng
Việt Nam sẽ chứng kiến một cuộc biến đổi trong ngành CNTT năm 2012, dự báo chi tiêu
cho CNTT ở Việt Nam (trong đó có chi tiêu cho việc mua sản phẩm máy tính xách tay) sẽ
đạt tỷ lệ tăng trưởng 19,2% trong năm 2012.
Theo ông Phạm Văn Hải, Phó giám đốc kinh doanh của hệ thống siêu thị máy tính
và thiết bị số Bách Khoa Computer, hiện nay việc sở hữu một chiếc laptop không còn
khó khăn như nhiều năm trước đây, vì hiện nay các nhà sản xuất đang cho ra đời các sản
phẩm giá rất cạnh tranh, đa dạng về mẫu mã, tính năng tạo thêm nhiều cơ hội để sở hữu
và chọn lựa laptop cho mọi người ở nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Các yếu tố trên đã góp phần làm thị trường máy tính xách tay ở Việt Nam hiện
nay hết sức đa dạng, phong phú với sự cạnh tranh quyết liệt từ các nhà cung cấp sản
phẩm. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy,c ác câu hỏi luôn được các nhà
1
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
cung cấp quan tâm đặt ra đó là khách hàng quan tâm gì khi lựa chọn một sản phẩm latop,
làm thế nào để thu hút khách hàng, tăng thêm doanh số…Chính vì vậy, việc nghiên cứu
các yếu tổ ảnh hưởng và tìm ra yếu tố tác động mạnh nhất đến đến quyết định mua laptop
của khách hàng là hết sức cần thiết.
Trong một nghiên cứu của V.Ashhan Nasir Sema Yoruker, Figen Güneş and Yeliz
Ozdemir (2006) tại Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng yếu tố đặc điểm kỹ thuật cốt lõi có tác động
mạnh nhất đến quyết định mua latop của khách hàng. Tại Việt Nam, nghiên cứu Nguyễn
(2010) nghiên cứu yếu tố tác động đến quyết định mua laptop trong giới sinh viên cho
thấy yếu tố ảnh hưởng nhất là yếu tố kỹ thuật cốt lõi và yếu tố kết nối. Nhiều nghiên cứu
khác cũng chỉ ra rằng các tiêu chí mua hàng như đặc điểm kỹ thuật cốt lõi, đặc điểm kỹ
bên ngoài, khả năng kết nối, đặc điểm gia tăng giá trị, thiết kế bên ngoài, dịch vụ sau mua
hàng, giá và điều kiện thanh toán được xem là các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định
mua laptop của người tiêu dùng. Hiện tại, Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu chính thức
nào nghiên cứu ảnh hưởng của các tiêu chí mua hàng này đến quyết định mua laptop của
người tiêu dùng khác nhau về độ tuổi, giới tính, mức thu nhập. Chính vì vậy, nhóm quyết
định thực hiện đề tài nghiên cứu “Tác động của các tiêu chí mua hàng đến quyết định
mua laptop của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định và đánh giá mức độ tác động của các tiêu chí mua hàng đến quyết định
mua của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Các tiêu chí mua hàng nào tác động đến quyết định mua laptop của người tiêu dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh?
- Có sự tác động khác biệt của các tiêu chí mua hàng đến quyết định mua laptop giữa các
nhóm người tiêu dung khác về giới tinh, độ tuổi, thu nhập?
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Người tiêu dùng cuối cùng:
2
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
Người tiêu dùng cuối cùng là người trao đổi giá trị (tiền) để lấy giá trị sử dụng của
sản phẩm/dịch vụ, ví dụ như người nội trợ mua xà bông Omo, bột ngọt Ajinomoto nhằm
mục đích sử dụng để giặt giũ, nấu ăn. Tuy nhiên cần phân biệt người tiêu dùng cuối cùng
và người sử dụng, bà mẹ mua sữa nhưng đứa trẻ mới là người sử dụng. Nếu công ty sử
dụng chiến lược kéo (marketing) thì người tiêu dùng cuối cùng sẽ là điểm tác động đầu
tiên, tăng cường quảng cáo, họat động quan hệ công chúng, khuyến mãi cho người tiêu
dùng để tạo nên nhu cầu tiêu thụ.
Tiêu chí mua hàng:
Tiêu chí mua hàng là tiêu chuẩn mà theo đó người mua tiềm năng của một sản
phẩm đánh giá các sản phẩm. Những tiêu chuẩn này có thể liên quan đến sản phẩm về
thông số kỹ thuật kỹ thuật của nó, danh tiếng của nhà sản xuất sản phẩm , chất lượng,
hoặc thái độ người bán sản phẩm, độ tin cậy và chuyên môn của của nhân viên bán hàng.
(Ryan Healy, 2006)
Tiêu chí mua hàng đối với sản phẩm laptop: Có 7 nhóm yếu tố thuộc tiêu chí
mua hàng tác động đến quyết định mua laptop của ngươi tiêu dùng, bao gồm: đặc điểm
kỹ thuật cốt lõi, đặc điểm kỹ bên ngoài, khả năng kết nối, đặc điểm gia tăng giá trị, thiết
kế bên ngoài, dịch vụ sau mua hàng, giá và điều kiện thanh toán (V.Ashhan Nasir, 2006).
Nhóm đặc điểm kỹ thuật cốt lõi bao gồm: Tốc độ & loại vi xử lý; Bộ nhớ và đĩa
cứng; Độ phân giải màn hình hiển thị. Trong đó,
- Vi xử lý: Là bộ não của máy tính - xử lý các thông tin và điều khiển mọi hoạt động của
máy tính
- Bộ nhớ: Là các hình thức, phương thức để lưu trữ được dữ liệu của máy tính một cách lâu
dài (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì dữ liệu không bị mất đi), hoặc lưu
dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc của máy tính (khi kết thúc một phiên làm việc
của máy tính thì bộ nhớ này bị mất hết dữ liệu).
- Độ phân giải màn hình hiển thị: Là chỉ số của các điểm ảnh được biểu hiện trên màn
hình.
Nhóm đặc điểm kỹ thuật bên ngoài bao gồm Môđem/Cáp quang; Số lượng cổng
USB; Loa/Bộ khuyếch đại.
3
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
Nhóm khả năng kết nối bao gồm Kết nối TV; Cổng Bluetooth; Cổng hồng ngoại;
Kết nối mạng không dây
Nhóm đặc điểm giá trị gia tăng bao gồm các đặc điểm thêm vào làm gia tăng giá
trị của chiếc laptop, bao gồm: Bàn phím chống thấm; Dễ sử dụng; Độ bền vỏ; Hình ảnh
thương hiệu; Giải pháp bảo mật; Đa dạng các phụ kiện theo kèm.
Nhóm thiết kế bên ngoài bao gồm Trọng lượng & kích thước; Màu sắc
Nhóm dịch vụ sau mua hàng bao gồm Độ phủ của mạng lưới dịch vụ kỹ thuật;
Chế độ bảo hành & sửa chửa; Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
Nhóm giá và phương thức thanh toán.
Quá trình hình thành nên quyết định mua hàng:
Để một quyết định được thực hiện, một cá nhân cần phải xác định nhu cầu của bản
thân, sau đó là quá trình thu thập thông tin về sản phẩm, đánh giá dựa trên quan điểm
của họ và ra quyết định mua để tối đa hóa sự thỏa mãn của bản thân
(Abelson Levi, 1985).
Nghiên cứu này tập trung vào phân tích ảnh hưởng của các tiêu chí mua laptop đối
với giai đoạn quyết định mua:
Ở giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với những nhãn
hiệu trong tập lựa chọn. Người tiêu dùng cũng có thể hình thành ý định mua nhãn hiệu ưa
thích nhất. Tuy nhiên còn hai yếu tố nữa có thể xen vàogiữa ý định mua và quyết định
mua hàng
Quyết định mua
Những yều tố tình huống bất ngờ
Thái độ của những người khác
Ý định mua hàng
Đánh giá các phương án
Yếu tố thứ nhất là thái độ của những người khác.Mức độ mà thái độ của những
người khác làm suy yếu phương án ưu tiên của một người nào đó phụ thuộc vào hai điều:
(1) Mức độ mãnh liệt ở thái độphản đối của người khác đối với phương án ưu tiên của
4
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của người
khác. Thái độ phản đối của người khác càng mạnh và người khác càng gần gũi với người
tiêu dùng thì càng có nhiều khả năng người tiêu dung điều chỉnh ý định mua hàng của
mình. Trường hợp ngược lại cũng đúng: Mức độ ưa thích của người mua đối với một
nhãn hiệu sẽ tăng lên nếu có một người nào đó được người đó ưa thích cũng ủng hộ nhãn
hiệu này.ảnh hưởng của những người khác sẽ trở nên phức tạp khi có một vài người thân
cận với người mua có ý kiến trái ngược nhau và người mua lại muốn làm vui lòng tất cả
những người đó. Ý định mua hàng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố tình huống bất
ngờ. Người tiêu dùng hình thành ý định mua hàng trên cơ sở những yếu tố như (thu nhập
dự kiến của gia đình, giá dự kiến và ích lợi dự kiến của sản phẩm). Khi người tiêu dùng
sắp sửa hành động thì những yếu tố tình huống bất ngờ có thể xuất hiện đột ngột và làm
thay đổi ý định mua hàng.Vì vậy những sở thích và thậm chí cả những ý định mua hàng
cũng không phải là những dấu hiệu hoàn toàn tin cậy báo trước hành vi mua hàng.Quyết
định của người tiêu dùng thay đổi, hoãn hay huỷ bỏ quyết định mua hàng chịu ảnh hưởng
rất nhiều rủi ro nhận thức được. Những món hàng đắt tiền đòi hỏi phải chấp nhận rủi ro ở
một mức độ nào đó. Người tiêu dùng không thể giám chắc được về kết quả của việc mua
hàng. Điều này gây ra sự băn khoăn lo lắng. Mức độ rủi ro nhận thức được thay đổi theo
số tiền bị nguy hiểm, mức độ không chắc chắn của các tính chất và mức độ tự tin của
người tiêu dùng. người tiêu dùng triển khai những biện pháp nhất định để giảm bớtrủi ro,
như huỷ bỏ quyếtđịnh, thu thập thông tin từ bạn bè, và những yếu tốgây ra cảm giác bị rủi
ro ở người tiêu dùng, cung cấp những thông tin và hỗtrợ để làm giảm bớt rủi ro nhận thức
được.
Các nghiên cứu trước đây
*Nghiên cứu của Nguyễn (2010):
Yếu tố tính năng tác động nhiều nhất đến quyết định của sinh viên với các yếu tố
kỹ thuật cốt lõi và yếu tố kết nối như tốc độ xử lý của ổ đĩa, wireless, bluetooth bắt
sóng , chất lượng âm thanh của laptop; tiếp theo là nhân tố cấu hình với các biến tác động
nhiều nhất như dung lượng bộ nhớ và vi xử lý của laptop. Ngoài ra các nhân tố chất
lượng laptop thông qua biến tuổi thọ và thời gian của pin và nhân tố sự tác động của con
5
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
người thông qua biến thể hiện cá tính bản thân và quyết định của gia đình ảnh hưởng
mạnh cũng khá cao.
Kết quả nghiên cứu còn cho chúng ta thấy phần lớn sinh viên lựa chọn mức giá từ
10 đến 14 triệu để mua một chiếc laptop và thường bị ảnh hưởng bởi giá laptop luôn dao
động trên thị trường, bên cạnh đó thì nhân tố khuyến mãi và dịch vụ ít tác động đến quyết
định của sinh viên nhất với các biến dịch vụ kèm thêm và laptop bán trả góp nhưng sự
nổi tiếng của thương hiệu lại ảnh hượng mạnh đến sinh viên khóa 8 khoa KT_QTKD
trường ĐH Tiền Giang.
Song song đó, các yếu tố nhân khẩu học cũng tác động đến quyết định chọn mua
laptop của sinh viên như là sinh viên nam bị ảnh hưởng nhiều hơn sinh viên nữ; các nhân
tố này ảnh hưởng với sinh viên có nơi thường trú tại thành phố nhiều hơn là sinh viên
sống ở nông thôn, thị trấn và thị xã; cũng như sinh viên có gia đình thu nhập trung bình
từ 4 đến 7 triệu trên tháng bị tác động nhiều hơn các sinh viên khác.
*Nghiên cứu của V.Ashhan Nasir Sema Yoruker, Figen Güneş and Yeliz Ozdemir
(2006) tại Thổ Nhĩ Kỳ tìm thấy rằng có bảy nhóm yếu tố thuộc tiêu chí mua hàng tác
động đến quyết định mua laptop của ngươi tiêu dùng, bao gồm: đặc điểm kỹ thuật cốt lõi,
đặc điểm kỹ bên ngoài, khả năng kết nối, đặc điểm gia tăng giá trị, thiết kế bên ngoài,
dịch vụ sau mua hàng, giá và điều kiện thanh toán.
Và quá trình nghiên cứu cho ra kết luận rằng yếu tố đặc điểm kỹ thuật cốt lõi có
tác động mạnh nhất, tiếp theo là yếu tố dịch vụ sau mua hàng , tiếp đến là yếu tố giá và
điều kiện thanh toán, các yếu tố đặc điểm bên ngoài, yếu tố thiết kế, yếu tố đặc điểm gia
tăng giá trị và yếu tố khả năng kết nối là có tác động thấp nhất đến quyết định mua của
người tiêu dùng laptop tại Thổ Nhĩ Kỳ
*Trong nghiên cứu về việc đánh giá các tiêu chí mua hàng và ảnh hưởng của nó
đến việc mua laptop, Rachel V. McClary (2006) trên năm nhãn hiệu laptop lớn là Apple,
Dell, Compaq, HP, Toshiba, đã cho kết quả nghiên cứu như sau:
Đối với những người trẻ ở độ tuổi từ 18-24: nữ giới thường có xu hướng mua theo
sự gợi ý của bạn bè hoặc người thân, nam giới thường chịu sự ảnh hưởng nhiều bởi các
yếu tố về kỹ thuật, công nghệ.
6
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
Đối với những người ở độ tuổi trung niên từ 35 đến 44 tuổi : thường chú ý nhiều
đến yếu tố giá cả khi quyết định mua laptop, ít chú ý đến yếu tố kỹ thuật của sản phẩm.
Với những người lớn hơn 45 tuổi: thường chú ý nhiều đến độ bền và chất lượng
của sản phẩm.
*Jarvenpaa và Tedd (1996/1997) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua sắm các sản phẩm công nghệ cao của người tiêu dùng là hiểu biết về sản phẩm, kinh
nghiệm mua sắm, và các dịch vụ khách hàng. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi
Kim et al (2002) cho rằng quyết định mua sản phẩm chịu sự ảnh hưởng của một số yếu tố
nổi bật như sau thu nhập, chất lượng sản phẩm, giá cả, dịch vụ khách hàng, và nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng chất lượng và giá cả là hai trong số những yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến quyết định mua một sản phẩm công nghệ cao.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Căn cứ theo mô hình nghiên cứu Dr. V. Aslıhan Nasır, Sema Yoruker, Figen Güneş
and Yeliz Ozdemir thực hiện năm 2006 tại Thổ Nhĩ Kỳ, có 7 nhóm yếu tố thuộc tiêu chí
mua hàng tác động đến quyết định mua laptop của ngươi tiêu dùng, bao gồm: đặc điểm
kỹ thuật cốt lõi, đặc điểm kỹ bên ngoài, khả năng kết nối, đặc điểm gia tăng giá trị, thiết
kế bên ngoài, dịch vụ sau mua hàng, giá và điều kiện thanh toán. Tại thời điểm hiện nay,
áp dụng các tiêu chí nêu trên để đánh giá tác động của chúng đến quyết định mua của
người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh là phù hợp. Do vậy, mô hình nghiên cứu
được mô hình hóa như sau:
Giá và điều kiện thanh toán
Dịch vụ sau mua hàng
Thiết kế bên ngoài
Đặc điểm gia tăng giá trị
Khả năng kết nối
Đặc điểm kỹ thuật bên ngoài
Đặc điểm kỹ thuật cốt lõi
Tiêu chí mua hàng
7
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
Quyết định mua laptop
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau :
H1: Đặc điểm kỹ thuật cốt lõi càng tốt, số lượng người tiêu dùng quyết định
mua càng nhiều
Nhóm đặc điểm kỹ thuật cốt lõi bao gồm: Tốc độ & loại vi xử lý; Bộ nhớ và đĩa
cứng; Độ phân giải màn hình hiển thị. Trong đó,
- Vi xử lý: Là bộ não của máy tính - xử lý các thông tin và điều khiển mọi hoạt động của
máy tính
- Bộ nhớ: Là các hình thức, phương thức để lưu trữ được dữ liệu của máy tính một cách lâu
dài (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì dữ liệu không bị mất đi), hoặc lưu
dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc của máy tính (khi kết thúc một phiên làm việc
của máy tính thì bộ nhớ này bị mất hết dữ liệu).
- Độ phân giải màn hình hiển thị: Là chỉ số của các điểm ảnh được biểu hiện trên màn
hình.
H2: Đặc điểm kỹ bên ngoài càng tốt, số lượng người tiêu dùng quyết định mua
càng nhiều
Nhóm đặc điểm kỹ thuật bên ngoài bao gồm Môđem/Cáp quang; Số lượng cổng
USB; Loa/Bộ khuyếch đại.
H3: Khả năng kết nối càng nhạy và rộng, số lượng người tiêu dùng quyết định
mua càng nhiều
Nhóm khả năng kết nối bao gồm Kết nối TV; Cổng Bluetooth; Cổng hồng ngoại;
Kết nối mạng không dây
H4: Đặc điểm gia tăng giá trị càng hữu ích, số lượng người tiêu dùng quyết
định mua càng nhiều
8
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
Nhóm đặc điểm giá trị gia tăng bao gồm các đặc điểm thêm vào làm gia tăng giá
trị của chiếc laptop, bao gồm: Bàn phím chống thấm; Dễ sử dụng; Độ bền vỏ; Hình ảnh
thương hiệu; Giải pháp bảo mật; Đa dạng các phụ kiện theo kèm.
H5: Thiết kế bên ngoài càng băt mắt, số lượng người tiêu dùng quyết định mua
càng nhiều
Nhóm thiết kế bên ngoài bao gồm Trọng lượng & kích thước; Màu sắc
H6: Dịch vụ sau mua hàng càng tốt, số lượng người tiêu dùng quyết định mua
càng nhiều
Nhóm dịch vụ sau mua hàng bao gồm Độ phủ của mạng lưới dịch vụ kỹ thuật;
Chế độ bảo hành & sửa chửa; Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
H7: Giá và điều kiện thanh toán càng hợp lý, số lượng người tiêu dùng quyết
định mua càng nhiều
Dựa trên cơ sở 7 nhóm yếu tố thuộc tiêu chí mua hàng tác động đến quyết định
mua laptop của ngươi tiêu dùng, mô hình nghiên cứu được đề xuất với 7 giả thuyết từ H1
đến H7. Trong đó, các nhóm yếu tố được giả thuyết từ H1 đến H7 là các biến độc lập
định lượng tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc là quyết định mua laptop của ngươi tiêu
dùng. Ngoài ra sẽ xem xét các yếu tố về đặc điểm cá nhân: độ tuổi, giới tính, thu nhập là
các biến định tính tác động gián tiếp lên mối quan hệ giữa các biến độc lập nêu trên và
biến phụ thuộc trong mô hình.
CẤU TRÚC BẢNG CÂU HỎI & THANG ĐO
ST
T
Biến quan sát
Số biến
quan sát
Thang đo
Phần 1: Mức độ tác động của các tiêu chí mua hàng
Yếu tố đặc điểm kỹ thuật cốt lõi 3
Likert 5 mức độ
1 Tốc độ & loại vi xử lý
2 Bộ nhớ
9
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
3 Độ phân giải màn hình hiển thị
Yếu tố đặc điểm kỹ bên ngoài 3
Likert 5 mức độ
4 Môđem/Cáp quang
5 Số lượng cổng USB
6 Loa/Bộ khuyếch đại
Yếu tố khả năng kết nối 4
Likert 5 mức độ
7 Kết nối TV
8 Cổng Bluetooth
9 Cổng hồng ngoại
10 Kết nối mạng không dây
Yếu tố đặc điểm gia tăng giá trị 6
Likert 5 mức độ
11 Bàn phím chống thấm
12 Dễ sử dụng
13 Độ bền vỏ
14 Hình ảnh thương hiệu
15 Giải pháp bảo mật
16 Đa dạng các phụ kiện theo kèm
Yếu tố thiết kế bên ngoài 2
Likert 5 mức độ17 Trọng lượng & kích thước
18 Màu sắc
Yếu tố dịch vụ sau mua hàng 3
Likert 5 mức độ
19 Độ phủ của mạng lưới dịch vụ kỹ thuật
20 Chế độ bảo hành & sửa chửa
21 Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
Yếu tố giá và điều kiện thanh
toán
2
Likert 5 mức độ
22 Giá
23 Điều kiện thanh toán
Phần 2: Thông tin về đối tượng khảo sát
Đặc điểm cá nhân 3 Định danh va khoảng
24 Độ tuổi Định danh
10
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
25 Giới tính
26 Thu nhập Khoảng
XÁC ĐỊNH ĐÁM ĐÔNG VÀ CHỌN MẪU
Xác định đám đông: Bao gồm tất cả người tiêu dùng sản phẩm laptop đang sống
tại TP.Hồ Chí Minh, độ tuổi từ 18 đến 60.
Chọn mẫu theo phương pháp định mức, tiến hành nghiên cứu 200 người tiêu dùng
theo định mức giới tính và độ tuổi như sau:
Độ tuổi
Giới tính
Nam (50%) Nữ (50%)
18 – 25 (35%)
35 35
26 – 45 (35%)
35 35
46 – 60 (30%)
30 30
Tổng cộng 100 100
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát, dữ liệu thu thập bằng cách phỏng vấn
trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Nội dung bảng câu hỏi gồm 3 phần chính: (1) 2 câu hỏi
đầu nhằm lựa chọn đúng đối tượng khảo sát phải là người đang sử dụng laptop và thuộc
độ tuổi từ 18 đến 60 (2) Một số câu hỏi về thông tin cá nhân của người trả lời như giới
tính, độ tuổi, thu nhập cho việc phân loại và so sánh kết quả trong các phân tích. (2) Các
câu hỏi còn lại khảo sát mức độ quan tâm của người trả lời đến các tiêu chí mua hàng với
23 câu hỏi, sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ.
Việc xử lý số liệu, kiểm định thang đo và phân tích kết quả thông qua sử dụng
phần mềm SPSS.
BẢNG CÂU HỎI
Thông tin cá nhân:
1) Xin cho biết bạn có nhu cầu sử dụng laptop hay không?
11
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
Có
Không
2) Xin cho biết trong các nhóm tuổi sau đây, bạn thuộc nhóm tuổi nào:
18 - 25
26 - 45
46 – 60
Khác
3) Xin cho biết bạn thuộc giới tính nào sau đây:
Nam
Nữ
4) Xin cho biết mức thu nhập của bạn thuộc nhóm nào sau đây:
Dưới 4 triệu
4 triệu – 9 triệu
Trên 9 triệu
Câu hỏi khảo sát
Xin cho biết mức độ quan tâm của bạn đối với các tiêu chí mua hàng sau đây:
(Đánh dấu X vào ô thích hợp cho từng tiêu chí)
STT Tiêu chí mua hàng
Rất
quan
trọn
g
Qua
n
trọng
Bình
thườn
g
Ít
quan
trọn
g
Khôn
g
quan
trọng
1 Tốc độ & loại vi xử lý
2 Bộ nhớ
12
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
3 Độ phân giải màn hình hiển thị
4 Môđem/Cáp quang
5 Số lượng cổng USB
6 Loa/Bộ khuyếch đại
7 Kết nối TV
8 Cổng Bluetooth
9 Cổng hồng ngoại
10 Kết nối mạng không dây
11 Bàn phím chống thấm
12 Dễ sử dụng
13 Độ bền vỏ
14 Hình ảnh thương hiệu
15 Giải pháp bảo mật
16 Đa dạng các phụ kiện theo kèm
17 Trọng lượng & kích thước
18 Màu sắc
19
Độ phủ của mạng lưới dịch vụ kỹ
thuật
20 Chế độ bảo hành & sửa chửa
21 Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
22 Giá
23 Điều kiện thanh toán
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Minh Thư (2010), Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop của
sinh viên khóa 8 khoa KT_QTKD trường Đại học An Giang
2. Abelson, R.P., & Levi, A. (1985), Four views of human decision making and decision
theory
3. Leon Mann (1989), Become a better decision marker, the Flinder university of south
Australia
4. Jarvenpaa and Tedd (1996/1997), A study on various factors ìnluencing students’ laptop
purchases among various student’s in vit university, vellore, tamil nadu, India
5. Hong, Se-Joon, Lerch, F.Javier (2002). “A Laboratory Study of Consumers’ Preferences
and Purchasing Behavior with Regards toSoftware Components”, ACM SIGMIS
13
Nhóm TC05 – Đêm 8 K23 GVHD: TS. Võ Thị Qúy
6. Dillon, T., and Reif, H. (2004). “Factors Influencing Consumers’ E-Commerce
Commodity Purchases”. Information Technology, Learning and Performance Journal
7. Rachel McClary (2006), An Evaluation of Consumer Buying Criteria and Its Impact on
the Purchase of latop, Capella University
8. Dr. V. Aslıhan Nasır, Sema Yoruker, Figen Güneş and Yeliz Ozdemir (2006), Factors
influencing consumers’ laptop purchases, Bogazici University, Istanbul, Turkey
14