2
TÊN ĐỀ TÀI:
CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHÂN CÁCH NGHỀ
GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG TRƢỜNG SƢ PHẠM
Tên chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hồng Phượng
Danh sách cộng tác viên:
Stt
Họ và tên (Học vị nếu có)
Đơn vị cơng tác
1. TS. Trần Thị Phương
Trường Đại Học Sài Gòn
2. ThS. Bùi Huyền Trân
Trường Đại Học Sài Gòn
3. ThS. Trần Thị Thúy Nga
Trường Đại Học Sài Gòn
4. CN. Nguyễn Ngọc Oanh
Trường Đại Học Sài Gòn
5. CN. Bùi Thị Xuân Lụa
Trường Đại Học Sài Gòn
6. CN. Nguyễn Phương Thảo
Trường Đại Học Sài Gòn
7. CN. Nguyễn Thị Mão
Trường MG dân lập Việt Úc
8. CN. Trần Thúy Hương
Trường MN Rạng Đông, Q.6
3
1. MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1.MỤC LỤC
3
2.BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
5
3.TỔNG QUAN TRONG NƯỚC, NGOÀI NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
6
4.MỤC TIÊU, NỘI DUNG, SẢN PHẨM ĐÃ ĐĂNG KÝ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
8
XÉT DUYỆT ĐÃ THƠNG QUA
5.KẾT QUẢ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
13
CHƢƠNG MỘT. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
14
1. Các khái niệm công cụ của đề tài.........................................................................
14
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề giáo dục nhân cách và giáo dục nên hình tượng nhân
cách nghề GVMN…………………………………………………………………. 17
2.1.Những nghiên cứu tiêu biểu về giáo dục nhân cách....................................
17
2.2.Những nghiên cứu tiêu biểu về nhân cách sư phạm và cơ sở xây dựng nên hình
tượng nhân cách nghề GVMN……………………………………………………
25
2.3.Những quan điểm về phương pháp, biện pháp giáo dục nhân cách………
36
3. Vấn đề phương pháp giáo dục nhân cách nghề GVMN trong trường sư phạm ..
37
3.1.Cơ sở tâm lý của những tác động giáo dục nhân cách………………….
37
3.2. Cơ sở xác định phương pháp giáo dục nhân cách nghề GVMN trong trường
sư phạm…………………………………………………………………………… 39
3.3. Tiến trình xác định những phương pháp giáo dục nhân cách nghề GVMN
trong trường sư phạm………………………………………………………………. 41
3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng các biện pháp GD nhân cách... 51
Đúc kết chương một…………………………………………………………………………. 54
4
CHƢƠNG HAI. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
56
1. Chương trình và tổ chức nghiên cứu thực tiễn………………………………….. 56
2.Kết quả nghiên cứu thực trạng vấn đề…………………………………………… 62
2.1.Thực trạng vấn đề nghiên cứu qua quan sát ở trường SP………………
62
2.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu qua điều tra, phỏng vấn .......................... 70
2.3.Ghi nhận về vấn đề nghiên cứu từ hội thảo khoa học………………….. 82
Đúc kết chương hai………………………………………………………………… 86
CHƢƠNG BA. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM……………………………….. 88
1. Chương trình và tổ chức nghiên cứu thực nghiệm……………………………..
88
2.Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chọn và sử dụng phối hợp các hệ biện pháp GD
nhân cách nghề GVMN trong trường SP................................................................
108
2.1.Kết quả nghiên cứu thực nghiệm giai đoạn hình thành………………..
108
2.2.Kết quả nghiên cứu thực nghiệm giai đoạn củng cố và phát triển…….
117
Đúc kết chương ba…................................................................................................ 132
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………………..
135
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………………... 139
PHỤ LỤC
5
2. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT THƯỜNG
CBQL
cán bộ quản lý
CQ
chính qui
GD
giáo dục
GV
giáo viên
HĐ
hoạt động
MG
mẫu giáo
MN
mầm non
SP
sư phạm
TGXQ
thế giới xung quanh
XH
xã hội
6
3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
CÁC BIỆN PHÁP GD NHÂN CÁCH NGHỀ GVMN TRONG TRƯỜNG SP
* Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới về GD nhân cách SP đều đặt ra các vấn
đề sau đây:
a/ Ngay trong quá trình đào tạo ở trường SP, các học viên cần được GD nhân
cách SP, đặc biệt là GD tính cách và GD các phẩm chất nhân cách của người GV.
b/ Vieäc GD nhân cách SP cần mang tính cụ thể, tính hành động- thực hành,
tính phát triển bền vững.
c/ Việc xác định cơ chế GD nhân cách SP là rất quan trọng, có thể quy về các
xu hướng nổi bật sau đây:
Theo các nhà nghiên cứu Liên Xơ (cũ) có ba hướng nghiên cứu căn bản:
-
GD nhận thức nghề GV, nhận thức nhân cách GV,
-
GD hành động đúng mực của nghề GV,
-
GD ý thức nhân cách nghề GV.
Theo các nhà nghiên cứu phương Tây, có hai hướng tác động:
Hướng truyền thống:
-
tổ chức mơi trường sống xung quanh mang tính SP ,
-
GD hành vi đúng mực của nghề GV ,
-
GD ý thức nhân cách nghề GV.
Hướng GD tích hợp:
-
xem q trình tổ chức công việc GD của người thầy là một bộ phận của
chương trình GD, nên tích hợp giữa các việc của người GD và người được
GD: thầy và trò cùng tổ chức mơi trường văn hóa chuẩn bị tiền đề vật chất
7
cho việc GD hành vi có văn hóa, lồng ghép làm gương của người thầy vào
chương trình cùng hành động với trị- tạo nên sự tương tác giữa thầy-trị,
-
tích hợp GD hành vi đúng mực với GD giá trị nhân cách.
d/ Dựa trên cơ chế GD nhân cách, nhà GD xác định chương trình tác động GD
nhân cách, tức là việc xác định các hệ biện pháp GD.
Những thành tựu khoa học GD ngoài nước cho thấy cần thay đổi xu hướng tác
động GD- tăng cường GD thực hành trên nền tảng của GD giá trị.
Tình hình nghiên c ứu ở trong nước:
TS. Lê Văn Hồng (1995) đã đề cập tới quy trình công việc nghiên cứu nhân
cách GVMN sau đây:
1.Xác định các mục tiêu GD nghề GV.
2.Phân tích đặc điểm lao động cuûa GV.
3.Xác định cấu trúc nhân cách GV: đặc biệt đề cập tới năng lực, như năng lực tơn
trọng và «cảm hóa» người học, năng lực ứng xử SP, năng lực sống có văn hóa và
phong cách SP, uy tín người thầy.
Cơng trình biên soạn: «Những kỹ năng SPMN» của TS. Lê Xn Hồng và các
cộng tác viên (2000), xuất hiện sớm và có giá trị trong việc GD các phẩm chất, nét
tính cách mới cho GV nhằm thích ứng với trào lưu GDMN mới, cung ứng cách
phân loại các kỹ năng SP vừa cụ thể vừa nổi bật giá trị của từng nhóm kỹ năng SP;
“Thực trạng GVMN và xu hướng đổi mới” là chủ đề quan tâm của TS. Hồ Lam
Hồng (1999); những chỉ dẫn “Về việc rèn luyện kỹ năng SP cho sinh viên khoa
8
GDMN trường Đại Học SP Hà Nội” của TS. Đỗ Thị Minh Liên (2003)…đã thể
hiện vai trò đón đầu đổi mới của các trường SP.
Có nhiều nghiên cứu về bản lĩnh ứng xử SP và tâm lý quan hệ giữa GV- trẻ
như luận án “Phân tích tâm lý tình huống có vấn đề trong quan hệ giữa GV và trẻ
em” của TS. Trần Quốc Minh (1996), về các kiểu nhân cách của sinh viên thời nay
cũng là một chủ đề thu hút nhiều GVSP trên diễn đàn Internet và các câu lạc bộ
thuộc Tp HCM hiện nay.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho rằng:
- Việc GD nhân cách nghề GVMN là vấn đề tâm lý- XH- GD, cần được tiến
hành ngay trong quá trình đào tạo GVMN ở trường SP.
- Phần lớn các nhà nghiên cứu quan tâm đến các phẩm chất nghề GVMN,
phân nhóm các hành vi, kỹ năng hay năng lực SP, cơ chế GD nhân cách GV...
4. MỤC TIÊU- NỘI DUNG- SẢN PHẨM ĐÃ ĐĂNG KÝ
A. Mục đích nghiên cứu:
Xác định các biện pháp GD nhân cách nghề GVMN trong trường SP nhằm
cải thiện hình ảnh SP của người GVMN và góp phần hoàn thiện chất lượng đào tạo
của trường SP.
B. Khách thể nghiên cứu được xác định là: hệ giá trị và hệ hành vi đúng
mực của nhân cách nghề GVMN trong thời đại hiện nay.
C. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp GD nhân cách nghề GVMN trong trường SP.
D. Giaû thuyết khoa học:
9
Có thể xác định được những hệ biện pháp mang tính hiệu quả cao trong việc
GD nhân cách nghề GVMN nếu:
-chỉ ra được những nhiệm vụ GD cụ thể và làm rõ được bản chất tâm lý của
những nhiệm vụ này,
-đặt GD giá trị làm gốc, nhưng tiến hành tích hợp GD giá trị với GD hành vi
đúng mực của GVMN.
E. Các nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu đạt được dựa trên các nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
Nhiệm vụ thứ nhất- Xác định cơ sở lý luận:
1.Các khái niệm căn bản của đề tài: nhân cách, phẩm chất tâm lý, HĐ, GD
nhân cách, phương pháp GD nhân cách.
2.Các vấn đề mấu chốt:
-Cơ sở tâm lý của vấn đề nghiên cứu:
a/những cách nhìn khác nhau về cấu trúc nhân cách, từ đó rút ra bản chất tâm lý
của việc GD nhân cách: đặc biệt quan tâm: bản chất tâm lý của việc GD phẩm chất
tâm lý nói chung, GD niềm tin và nhu cầu, GD giá trị và GD ý thức, GD hành vi,
b/hình tượng nhân cách nghề GVMN,
c/những thành tựu nghiên cứu tâm lý mới có liên quan tới nhân cách hiện đại.
-Cơ sở GD của vấn đề nghiên cứu:
a/quan điểm mới về phương pháp GD nói chung, cơ sở xác định phương pháp
giáo dục nhân cách nghề GVMN trong trường SP.
b/luận cứ về GD nhân cách SP: Cơ sở nhằm đảm bảo tính cụ thể, tính hành động
và tính bền vững cho việc GD nhân cách nghề GVMN; GD nhân cách được thực hiện
thơng qua việc tích hợp giữa GD giá trị nghề GVMN và GD hành vi đúng mực của
10
GVMN; kinh nghiệm xây dựng các hệ biện pháp GD nhân cách nghề GVMN (trong
nước và ở nước ngồi).
-Cơ sở (cũng là quy trình) xác định các biện pháp GD nhân cách nghề GVMN:
xác định hệ giá trị của nhân cách nghề GVMN hiện nay,
(từ đó) xác định các hành vi đúng mực nghề GVMN,
(dựa trên hệ giá trị và hệ hành vi đã chọn) xác định các hệ biện pháp GD
nhân cách nghề GVMN trong những chương trình HĐ cụ thể,
sắp xếp thành 2 nhoùm biện pháp GD nhân cách nghề GVMN:
a/ GD giá trị: Hình thành các nét căn bản của nhân cách nghề GVMN,
b/ Củng cố và phát triển tiền đề nhân cách nghề GVMN này: đặc biệt
quan tâm xác định các biện pháp tự GD,
dựa vào thực tế của GDMN để xác định các điều kiện đi kèm các biện
pháp GD đã nêu trên.
-Các tiêu chí đánh giá hiệu quả GD nhân cách nghề GVMN.
Nhiệm vụ thứ hai- Xác định cơ sở thực tiễn và thực nghieäm:
-Thực trạng GD nhân cách nghề GVMN ở các khoa GDMN thuộc các trường:
Đại Học Sài Gòn, Đại Học Sư Phạm, Cao Đẳng Sư Phạm TW Tp HCM.
-Biên soạn chương trình tác động thực nghiệm ứng với hai giai đoạn: giai đoạn
hình thành những nét căn bản của nhân cách nghề GVMN và giai đoạn củng cố- phát
triển nhân cách nghề này.
Nhiệm vụ thứ ba- Đưa ra kết luận nghiên cứu và các kiến nghị.
G. Các phương pháp nghiên cứu:
*Nhóm PP nghiên cứu lý luận: đọc tài liệu nghiên cứu, phân tích- tổng hợp,
khái quát và biện luận các nội dung nghiên cứu dự kiến.
11
(Kết quả mong đợi: a/Xác định khái niệm căn bản của đề tài; b/Rút ra được mối
quan hệ trong cấu trúc tâm lý của nhân cách nói chung, cơ chế phát triển nhân cách;
bản chất XH của nhân cách; c/Xác định được hệ giá trị nhân cách nghề GVMN và
các hành vi đúng mực của GVMN; d/ Xác định được các biện pháp đặc thù cho việc
GD hành vi đúng mực nghề GVMN trong trường SP; e/Đưa ra được các tiêu chí và
cách đánh giá hiệu quả thực nghiệm GD nhân cách nghề GVMN).
*Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát hành vi của học viên các
hệ đào tạo thuộc khoa GDMN ở 3 trường cơ sở nghiên cứu, theo dõi giờ giảng ở một
số học phần có liên quan vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu hồ sơ giảng dạy các học phần
này và bài ghi của học viên, phỏng vấn học viên và các chuyên gia (về nội dung và
cách GD hành vi đúng mực ở khoa GDMN), điều tra ý kiến qua phiếu hỏi về vấn đề
nghiên cứu (trên học viên thuộc các hệ đào tạo khoa GDMN- giảng viên SP khoa
này- CBQL GDMN cấp Sở, cấp quận và cấp trường) trên địa bàn Tp HCM, quan sát
và nghiên cứu hồ sơ thực tập SP, dự một số cuộc họp và nghiên cứu hồ sơ cơng tác
Đồn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh ở khoa GDMN.
*Nhóm phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: biên soạn chương trình thực
nghiệm, tổ chức tập huấn các nghiệm viên, thực nghiệm theo kế hoạch, quan sát sự
biến đổi tâm lý nhân cách ở các nghiệm thể, kiểm sốt q trình thực nghiệm, tổ chức
thực nghiệm tự nhiên và cả thực nghiệm trong phịng thí nghiệm, nhóm phương pháp
đánh giá hiệu quả của nghiên cứu.
(Kết quả mong đợi: a/xác định được chương trình thực nghiệm, đề ra được
những hệ biện pháp GD nhân cách nghề GVMN với các điều kiện đi kèm; b/tổ chức
và tiến hành thực nghiệm được theo chương trình một cách có định hướng và có kiểm
sốt; c/xác định được mơ hình đánh giá hiệu quả của việc chọn và sử dụng các biện
pháp GD nhân cách nghề GVMN trong trường SP; d/kiểm nghiệm và nhận được kết
quả dương tính.
*Nhóm phương pháp xử lý thông tin: toán học và thống kê.
12
H. Phạm vi giới hạn đề tài:
Nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm trên địa bàn TP HCM, chủ yếu nghiên cứu
trên nhóm sinh viên thuộc hệ đào tạo đại học và cao đẳng CQ; những sinh viên, học
viên thuộc các hệ đào tạo khác được nghiên cứu với vai trị tham khảo và bổ sung.
I. Các sản phẩm của công trình:
-Báo cáo khoa học.
-Tài liệu 1: Tài liệu: “Các nét tính cách và phẩm chất căn bản của GVMN Việt Nam”.
-Tài liệu 2: Tài liệu: “Các hành vi đúng mực cần có ở GVMN”.
-Tài liệu 3: Tài liệu: “Các biện pháp GD nhân cách nghề GVMN trong trường SP”.
K. Phổ biến kết quả nghiên cứu: trên các tập san GDMN, được kiến nghị
cập nhật vào chương trình đào tạo- bồi dưỡng GVMN các hệ SPMN, biên soạn
thành sách cho GVMN.
13
5.
KẾT QUẢ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
14
CHƢƠNG MỘT
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.Các khái niệm công cụ của đề tài
1.1.Khái niệm nhân cách
Nhân cách được người xưa xem là cả những đặc điểm tâm lý bên trong của cá
nhân lẫn vẻ bề ngoài. Từ thời cổ đại, theo tiếng Latin, nhân cách là personality (hay
persona) có nghĩa là cá tính, cịn trong tiếng Latin trung cổ thì nhân cách được gọi là
personalitas- là mặt nạ bề ngoài.
Cho đến nay vẫn tồn tại hai hướng ý niệm như thế về nhân cách:
Theo Mac Clelland1 thì nhân cách được xem là ý niệm về hành vi, thao tác của
cá nhân trong những thời điểm nhất định. Tâm lý học ứng dụng ủng hộ quan điểm này
vì hành vi, thao tác là cái cụ thể bên ngồi, có thể quan sát và đánh giá; tức là đánh giá
được nhân cách.
Tâm lý học Xô Viết (cũ) và nhiều nhà nghiên cứu phương Tây sau này (J.
Bugental, A. Maslow và M. Verret) khẳng định không được quy nhân cách về các hành
vi bên ngồi, vì con người khơng chỉ có những hành vi quan sát được từ bên ngồi mà
cịn có những hành vi kín- bên trong.
Khác biệt trong quan điểm của các nhà tâm lý Xô Viết là:
-Hành vi mà chúng ta quan sát được ở cá nhân là sự thể hiện ra ngoài của tâm lý
bên trong - đặc biệt là thể hiện trình độ trưởng thành về mặt XH của cá nhân đó.
-Có những “hành vi bên trong”, ngay cả những hành vi bên trong cũng không
chỉ là những cử động hay phản ứng bên trong, vì con người khơng thụ động phản ứng
mà có những đấu tranh, tương tác bên trong cấu trúc nhân cách. “Sự tương tác trong”
diễn ra rất phức tạp và liên tục.
1
Mac Clelland (1951), tr.69
15
- Do vậy, để GD nhân cách không chỉ là GD hành vi đơn thuần, cần GD những
phẩm chất “ẩn” sau các hành vi của cá nhân. Nội dung GD nhân cách cần bao quát các
mặt trong cấu trúc của nhân cách.
1.2. Khái niệm phẩm chất tâm lý
Khái niệm phẩm chất được sử dụng để chỉ chất lượng, là chất tạo nên giá trị
cho đối tượng. “Phẩm chất tâm lý” là những đặc điểm tâm lý tích cực, được thể hiện ra
ở những hành vi cá nhân.
Phẩm chất tâm lý được xem là cơ sở của hầu hết các hành vi, thái độ của
người. Dưới quan điểm “nhân cách là một cấu trúc chỉnh thể, gồm nhiều thành tố có
quan hệ hữu cơ với nhau”, muốn GD hoặc đánh giá nhân cách của một người, cần xác
định rõ các phẩm chất tâm lý cá nhân căn bản tạo nên giá trị nhân cách cho người đó.
1.3.Khái niệm HĐ
HĐ là sự tích cực của chủ thể hướng tới đạt những mục đích đã đề ra, nhằm
thỏa mãn những nhu cầu và hứng thú, hướng tới thực hiện các yêu cầu mà XH đã giao
cho cá nhân. HĐ mang tính XH và tính tự giác, HĐ gắn liền với sự tổ chức công cụ2.
1.4.Khái niệm GD nhân cách
GD nhân cách như một q trình3, phản ánh sự tương tác mang tính XH giữa
nhà GD và người được GD, phản ánh mối quan hệ mang tính phát triển giữa họ. Mục
tiêu GD (do nhà GD đề ra) đạt được là nhờ: kết quả HĐ của người được GD, nhờ tính
tổ chức HĐ của người được GD. Việc đánh giá hiệu quả tác động của nhà GD phải
dựa trên những sự biến đổi về chất trong ý thức và hành vi của người được GD.
GD nhân cách dưới góc nhìn của sự tác động SP, phản ánh những bước chuyển
ở người được GD. Đó là bước chuyển từ sự GD kiểu tập luyện hành vi sang sự tự GD
và tự điều khiển bản thân với tư cách một thành viên XH 4, mà kết quả quan trọng là
hình thành được “dư luận XH”.
2
[40, 69 ]
[37, 93]
4
[37, 114-115]
3
16
1.5.Khái niệm phƣơng pháp GD nhân cách
Phương pháp GD nhân cách là những cách thức HĐ tương tác giữa người thầy
và người học nhằm thực hiện các nhiệm vụ GD nhân cách cho người học 5.
Phương pháp GD nhân cách dẫn tới những biến đổi trong nhân cách người học, như
biến đổi về quan điểm, cách trải nghiệm, cách đánh giá sự vật hiện tượng, biến đổi
hành vi. Phương pháp GD cịn được cụ thể hóa thành những biện pháp GD, rồi tiếp tục
chẽ nhỏ thành loạt công việc thực hành.
Ngày nay cịn có quan điểm khác- xem phương pháp - nói chung – là một loạt
cơng việc thực hành, như một q trình có tổ chức nhắm tới những mục tiêu đã định,
sao cho đạt chúng một cách hiệu quả. Q trình này mang tính hệ thống, tính hành
động, tính thường lệ và có chức năng hình thành.
Chung nhất, phương pháp GD giúp trả lời rõ ràng cho hai câu hỏi liền nhau:
“Mục tiêu GD nào? Con đường nào là ưu tiên để đạt mục tiêu đó?”.
Khi có xu hướng suy thoái yếu tố nào trong nhân cách của người học thì nhà GD
cần chọn những cách thức tác động GD khác, thích hợp hơn hoặc mạnh mẽ hơn.
5
[39, 105]
17
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề GD nhân cách và GD nên hình tƣợng nhân cách
nghề GVMN
Vấn đề đi tìm biện pháp GD nhân cách nghề GV nói chung, nghề GVMN nói
riêng, rất được quan tâm trong nhiều nghiên cứu. Để xác định được biện pháp GD
nhân cách nói chung, GD nhân cách nghề GVMN nói riêng, tất yếu phải nghiên cứu
bản chất của nhân cách và cấu trúc của nhân cách. Dưới đây là những nghiên cứu có
giá trị kinh điển về nhân cách, về GD nhân cách và về GD nhân cách SP.
2.1.Những nghiên cứu tiêu biểu về GD nhân cách:
Phần lớn những nghiên cứu về GD nhân cách đều đặc biệt nghiên cứu từ cấu
trúc của nhân cách:
Quan điểm GD nhân cách của thuyết phân tâm học:
Theo Sigmund Freud: Hành vi của con người chịu sự chi phối bởi ba thành tố:
-Cái vô thức, cái ý thức về hệ giá trị (ý thức về chuẩn mực đạo đức) và cái ý
thức do chịu ảnh hưởng từ bố mẹ ở thời thơ ấu (mà Freud gọi là bản ngã).
-Nếu trong cuộc đấu tranh bên trong giữa ba thành tố trên đây mà vơ thức chiến
thắng thì xuất hiện những hành vi bốc đồng, hung hăng quyền năng...
Quan điểm GD nhân cách của thuyết tâm lý học bản ngã:
Theo E.H. Erikson, Hartmann:
-Bản ngã cần được đánh giá là phần cốt lõi nhất trong cấu trúc của nhân cách.
Bản ngã là cái ý thức được, là niềm tin, niềm hy vọng, tình yêu...
-Bản ngã giúp định hướng hành vi và thích ứng với hồn cảnh sống, giúp cá
nhân tự kiềm chế trước những nguy cơ xung đột.
Chiến lược GD: từ thời thơ ấu gia đình cần dần dần thả trẻ tự do trong môi
trường sống, đặc biệt là trong môi trường XH.
18
Theo Carl Jung:
-Những thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc của nhân cách là ý thức, vô
thức và thái độ.
-Bên trong cá nhân thường có sự đấu tranh hay sự tương tác; cần GD cá nhân
trải nghiệm, tự lắng nghe chính mình và xem sự mâu thuẫn là thiết yếu trong
cuộc sống; có vậy mới GD được cá nhân tự điều chỉnh cách ứng xử của mình.
Theo Alfred Adler, Karen Honey:
-Chính cá tính điều khiển hành vi. Khi tương tác cá nhân thường lo lắng, căng
thẳng, tính tốn...nên có những hành vi khơng giống như vốn dĩ có.
Quan điểm GD nhân cách của thuyết hiện tượng học- chủ nghĩa nhân văn:
Theo A. Maslow6:
-Cần GD động cơ hành vi và nghiên cứu cách đánh giá hành vi (cũng là đánh
giá nhân cách) qua hệ thống thứ bậc của nhu cầu.
-Tính từ thấp tới cao hơn, con người có các nhu cầu sau đây:
Nhu cầu sinh học sống còn: được chế độ sống điều độ, đầy đủ các mặt như ăn
uống, ngủ nghỉ, thể dục, sex... nếu thiếu thì cá nhân khó tích cực tham gia HĐ;
Nhu cầu được sống an toàn: đủ tiện nghi, an toàn thể chất- tinh thần- kinh tế,
được cảm nhận sống thanh bình; nếu thiếu sẽ bị chi phối, rối loạn hành vi;
Nhu cầu XH “được thuộc về”: được gắn bó cộng đồng, được chấp nhận, thương
yêu, trải nghiệm cuộc sống giàu cảm xúc; nếu thiếu sẽ dễ bị khủng hoảng nhân
cách;
Nhu cầu tự trọng: được sống theo ý mình, được nhận thức mình có trí tuệ, được
tơn trọng và có vị trí nhất định trong nhóm cộng đồng; nếu thiếu sẽ khó phấn
đấu, khó nhận thức tích cực về bản thân;
6
Năm 1954- 1955
19
Nhu cầu cao cấp nhất là nhu cầu thể hiện bản thân, được xếp vào dạng nhu cầu
phát triển, “siêu nhu cầu”, bao gồm: được giao tế thân thiện, hài hước, cảm
nhận gắn bó nhân loại - được sống đơn giản tự nhiên - được sống có nhu cầu
làm việc, có trách nhiệm - được có “góc riêng tư”- được XH chấp nhận mặt tích
cực và cả mặt chưa tích cực của mình.
Chiến lược GD:
-Đáp ứng hai nhu cầu căn bản: nhu cầu sinh học sống còn, nhu cầu được sống
an toàn;
-GD các nhu cầu cấp cao hơn: được gắn bó, được tự trọng, được thể hiện mình;
-Đối với thanh niên, nếu thỏa mãn được bốn nhu cầu trước thì đương nhiên sẽ
hình thành nhu cầu cao cấp nhất trong hệ thống thứ bậc các nhu cầu.
Quan điểm GD nhân cách của thuyết hành vi XH- hành vi tạo tác7:
Theo Skinner:
-Trong ba nhóm: hành vi vơ điều kiện (bẩm sinh), hành vi có điều kiện (phản
xạ) và hành vi tạo tác (do điều kiện tạo tác) thì nhóm thứ ba là có ý nghĩa nhất.
-Cơ chế hình thành nhóm hành vi tạo tác là: cá nhân tự chọn ra những cử động
có lợi, lặp lại chúng để được nhận những kích thích dương tính; bằng cách đó
cá nhân tự loại bỏ những củng cố âm tính. Những tạo tác nào mang lại được
những củng cố dương tính thì có giá trị.
-Trong đời sống hàng ngày, cá nhân tham gia các hoàn cảnh XH, nhận được
những củng cố ngẫu nhiên từ XH và lĩnh hội các hành vi.
-Muốn tìm hiểu hành vi người, khác với của con vật, cần tính tới các yếu tố
ngôn ngữ và yếu tố XH tham gia vào hành vi đó.
-Mơi trường sống chứa những hồn cảnh XH - được gọi là mơi trường văn hóa.
Mơi trường văn hóa quyết định nên hành vi của người.
7
operant
20
Theo J. Bugental, A. Maslow và M. Verret:
-Có hành vi mở và những hành vi kín;
-Muốn nghiên cứu những hành vi kín cần hai biện pháp là: biện pháp tự quan
sát và giải thích; dùng biện pháp quan sát và mô tả để nghiên cứu hành vi mở.
Quan điểm GD nhân cách của thuyết trí thơng minh đa dạng:
Theo Howard Gardner:
-Có nhiều dạng trí thơng minh, mỗi người có năng lực khác nhau về: ngôn ngữ,
âm nhạc, lôgic, nội tâm, không gian, vận động- tương tác liên nhân cách- thiên
nhiên.
Chiến lược GD:
-GD cá nhân trải nghiệm năng lực của mình trong mỗi lĩnh vực trí tuệ.
-Tạo cơ hội cho cá nhân nhận biết năng lực của người khác ở mỗi lĩnh vực và
nhận ra “có sự khác biệt giữa mỗi người về trí thơng minh”.
-GD “chấp nhận sự khác biệt”, “chấp nhận hiện trạng”.
-GD trong rất nhiều trường hợp nên tập đánh giá dọc (so mình với mình của
hơm qua), hơn là đánh giá ngang (so mình với người khác) .
Quan điểm về “cái tôi”:
Theo W. James:
-Xem cái tôi là quan trọng nhất trong nhân cách. Cho rằng cái tôi rất phong phú,
gồm nhiều khía cạnh như: tinh thần, thể chất, XH, bản ngã.
-Cái tôi thay đổi khi cá nhân tương tác với mơi trường sống.
Theo Shibutani: Có 5 điểm bộc lộ cái tôi khi cá nhân tham gia XH, đó là:
-Ngay cả khi cá nhân rời khỏi vai trị XH, nhiều nét của “cái tôi chung” vẫn ổn
định.
21
-Hành vi ứng xử của cá nhân thường thống nhất với suy nghĩ và tình cảm của
họ, tạo nên tính tương đối ổn định.
-Cá nhân có tự nhận thức về bản thân- về diện mạo và giá trị của bản thân, khả
năng này phụ thuộc vào trình độ học vấn- tính cách và năng lực thích ứng XH.
-Cá nhân có xu hướng tự đánh giá mình cao hơn sự đánh giá của người khác về
họ.
-Cá nhân có ý thức XH khi nhập tâm các chuẩn mực hành vi XH, nhờ vậy hịa
nhập ðýợc vào các vai trị XH; chính vai trò XH sẽ làm nên cách hành vi của cá
nhân.
Quan điểm GD nhân cách của tâm lý học duy vật biện chứng8
-Có ba khía cạnh căn bản của nhân cách: xu hướng- năng lực- kiểu hành vi.
Chúng tạo thành nhân cách như một chỉnh thể thống nhất. Trong đó “kiểu hành
vi” được tạo nên bởi khí chất và tính cách.
Xu hướng là hệ thống thái độ của cá nhân đối với TGXQ, bao gồm: động cơ
hành vi- nhu cầu- hứng thú- tình cảm.
Năng lực: được hình thành trong HĐ của cá nhân.
Khí chất: tạo nên tính linh hoạt của nhân cách và kích thích cảm xúc cũng như
sự khát khao vươn lên, thể hiện qua tốc độ- nhịp độ- cường độ diễn ra các q
trình tâm lý.
Tính cách: là phần cốt lõi nhất trong nhân cách, có cơ sở hình thành là khí chất.
Tính cách biểu lộ ra ngồi chủ yếu dưới hình thức các kiểu hành vi.
Theo L.C. Vygotsky:
Hành vi người có cấu trúc ba thành phần là: kinh nghiệm lịch sử- kinh nghiệm
XH và kinh nghiệm kép; trong đó kinh nghiệm kép được hiểu là những biểu tượng mà
con người có được trong đầu về cách làm và về kết quả, trước khi bắt tay vào hành
8
[39,58]
22
động. Con người dùng hệ thống tín hiệu thứ hai làm phương tiện tâm lý và cả p
tiện tâm lý của ngơn ngữ, cịn khi dùng lời nói để thuyết phục, điều khiển, để chỉ dẫngiải thích thì ngơn ngữ lại làm phương tiện- kích thích.
-Bản chất XH của nhân cách: Con người sống, lao động, lập quan hệ với người
XQ, nhờ vậy tiếp nhận được các chuẩn mực hành vi XH- trở thành “có giá trị XH”.
-Về GD ý thức: Ý thức là dạng kiến thức về TGXQ, được củng cố trong các
dạng thức thần kinh của não, có thể được chủ thể sử dụng để tổ chức các hành động
nhằm thỏa mãn nhu cầu đang có, có thể được truyền đạt sang những thành viên
khác của cộng đồng bằng hệ thống tín hiệu thứ hai.
Theo V.C. Mukhina9:
Muốn thay đổi ý thức cần thay đổi những nguồn tạo nên nó: những trải nghiệmkinh nghiệm- các sự vật hiện tượng xảy đến (từ mơi trường sống). Nếu cá nhân tích
cực nhận thức cái mới - không chỉ thụ động tiếp thu thơng tin từ ngồi- thì dễ có
chuyển biến tích cực trong ý thức.
Cùng quan điểm như V.C. Mukhina có W. James10: Con người sống và nhận
thức TGXQ – giải thích những trải nghiệm, kinh nghiệm – có niềm tin – có ý thức –
dùng ý thức để giải quyết cuộc sống – thích ứng với mơi trường sống.
-GD nhân cách có hạt nhân là GD giá trị, đặc biệt là GD giá trị XH.
Quan điểm hiện đại về GD giá trị:
Giá trị là gì?
-Giá trị là khái niệm rộng và trừu tượng hơn khái niệm chuẩn mực. Khái niệm
giá trị giúp trả lời câu hỏi: “Tại sao con người làm như thế?”.
“Chuẩn mực”: là những nguyên tắc hành vi trong các tình huống đặc biệt.
9
[42,12]
Nhà tâm lý học lỗi lạc của nước Mỹ, đề ra thuyết tâm lý học chức năng, nghiên cứu các hiện tượng tâm lý có
ích cho cá nhân.
10
23
-Phân biệt khái niệm “giá trị cá nhân” và “gía trị văn hóa”:
“Giá trị cá nhân” là cái (hoặc cách hành động) được cá nhân đánh gía cao hoặc
cảm kích; còn “giá trị văn hóa” là cái được thừa nhận hoặc được đánh giá cao ở
một nền văn hóa. Giá trị có thể là tốt với người này (hoặc với nền văn hóa này)
nhưng lại là xấu, thậm chí là tồi tệ theo đánh gía của người khác (hoặc ở nền văn
hóa khác); cá nhân có thể đưa ra những giá trị của mình và có thể bị đối kháng
với những giá trị của nhóm hoặc (hoặc của nền văn hóa).
-“Giá trị” khác với “kỹ năng sống”:
“Kỹ năng sống”, theo định nghóa của các chuyên gia UNICEF, là những
kỹ năng tâm lý- XH- liên nhân cách được cá nhân sử dụng hàng ngày trong khi
tương tác.
-GD giá trị là gốc, GD kỹ năng sống được xem là “phần ngọn”.
Phân biệt hai phương pháp tiếp cận GD giá trị:
1/ GD các giá trị một cách có chủ định.
2/ Các giá trị đến với cá nhân một cách không chủ định.
GD giá trị được thực hiện ở gia đình- nhà trường- CLB…
Các chương trình GD kỹ năng sống dựa trên GD giá trị và nhằm vào
việc GD thái độ, làm thay đổi hành vi; không phải là việc cung cấp cho thanh
niên một loạt kiến thức theo chủ đề về kỹ năng sống.
Tóm kết
Những nghiên cứu tiêu biểu về nhân cách và GD nhân cách cho thấy có nhiều
quan điểm khác nhau về cấu trúc của nhân cách và thành tố cốt lõi của cấu trúc đó.
-Quan điểm xem tính cách là quan trọng nhất (Tâm lý học Xô Viết và một số
nhà nghiên cứu khác như A. Adler, K. Honey) có những lập luận biện chứng và không
phụ thuộc vào duy tâm. Tính cách được xem là kiểu hành vi và có cơ sở là khí chất.
24
-Việc nghiên cứu tâm lý nhân cách thông qua nghiên cứu tâm lý hành vi của
người, theo tâm lý học Xô Viết, nhất thiết phải đi vào bản chất XH của hành vi. Không
chỉ nghiên cứu tâm lý hành vi đơn thuần, càng không nghiên cứu bản thân hành vi.
-Những nhiệm vụ quan trọng trong GD nhân cách là: GD giá trị- GD ý thứcGD nhu cầu- GD kỹ năng sống và GD trí tuệ đa năng để trang bị năng lực thích ứng
với hồn cảnh sống và lao động- GD hành vi đúng mực (theo chuẩn mực hành vi XH).
Sơ đồ sau đây để mô tả các mối liên hệ giữa những nhiệm vụ GD đó:
Sơ đồ 1.Mối liên hệ giữa những nhiệm vụ GD nhân cách.
Tích cực sống và
HĐ
Lập các mối quan
hệ XH tích cực
SỐNG & HĐ
THỰC TẾ
Tiếp nhận chuẩn
mực hành vi XH
----------------------------------------------------------------------------------------GD giá trị sống- GD ý
thức- GD niềm tin
GD nhu cầu
GD XU HƯỚNG
---------------------------------------------------------------------------------------GD kỹ năng
sống & lao động
GD năng lực thích
ứng hồn cảnh
sống & lao động
GD NĂNG LỰC
------------------------GD HÀNH VI ĐÚNG MỰC------------------------------
Trong đề tài này chọn quan điểm về cấu trúc nhân cách của Xô Viết (gồm xu
hướng- năng lực và kiểu hành vi), việc GD tính cách người GVMN là quan trọng
nhất và được thực hiện thông qua GD hành vi đúng mực trong nghề GVMN. Bản
chất XH của nhân cách, bản chất XH của hành vi được xem là cơ sở để xác định
các nhiệm vụ GD nhân cách; xem GD giá trị là gốc và đặc biệt quan tâm GD năng
lực thích ứng với điều kiện lao động nghề GVMN.
25
2.2.Những nghiên cứu tiêu biểu về GD nhân cách SP và cơ sở xây dựng nên
hình tƣợng nhân cách nghề GVMN
Những nghiên cứu tiêu biểu về GD nhân cách SP:
Cho đến nay, có rất nhiều cơng trình về GD nhân cách SP, dưới đây là những
kết quả nghiên cứu có ý nghĩa làm cơ sở để lựa chọn xác thực lý thuyết về GD nhân
cách nghề GVMN trong trường SP.
a/Những nghiên cứu ở nước ngoài:
Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm phân tích vai trị GV trong XH và HĐ SP.
-Vai trò của GV trong XH: Người GV mang sứ mệnh truyền thụ và GD thế hệ
đi sau, qua đó hình thành nhân cách cho những công dân của XH tương lai.
-HĐ SP: là HĐ rất đa diện, mang tính tư tưởng- văn hóa- XH rất cao.
Đồng ý với quan điểm trên, V.A. Kruteski11 khẳng định:
-Người thầy- là người có tư tưởng chính trị đúng đắn, có năng lực nhân cách, có
năng lực tổ chức (tổ chức việc dạy học, GD, giao tiếp XH) và có năng lực SP.
Theo Ph.N. Gônôbôlin12: Có 7 khái niệm căn bản cần được phân tích để tổng hòa
thành nhân cách người thầy. Nội hàm những khái niệm này giúp làm rõ bản chất tâm
lý của những nhiệm vụ GD có liên quan, được đúc kết ở bảng 1 (xem trang sau).
Theo Iu.K. Babanski13: Cần nhìn thấy hai mặt của lao động SP:
-Mặt chức năng của nghề SP: người thầy bộc lộ tất cả các phẩm chất nhân cách trong
quá trình lao động, vì họ phải làm gương. Đặc biệt là lòng yêu nghề, yêu con người và
yêu trẻ, lao động với động cơ nghề cao quý, cư xử mẫu mực.
-Mặt tâm lý lao động của nghề SP: Người thầy cũng là nhà tâm lý thực hành, là nhà
khoa học và nhà phương pháp mềm dẻo, có kỹ thuật hiện đại, biết sáng tạo và biết
khơi nguồn sáng tạo ở người khác.
11
[39, 338-345]
[7]
13
[38,76-90]
12
26
Bảng 1. Ý tưởng của Ph.N. Gônôbôlin về nhân cách SP
KHÁI NIỆM
STT
1
NỘI HÀM
Bộ mặt đạo đức
người thầy
Có lý tưởng, thế giới quan.
Tích cực XH.
Thường xuyên tự GD.
2
Chí hướng SP
Sớm hứng thú với nghề SP.
3
Năng lực SP
-Năng lực diễn đạt, thu hút, thuyết phục.
-Năng lực tổ chức.
-Năng lực GD- dạy học.
-Năng lực giao tiếp: khéo xử SP.
-Năng lực sáng tạo.
4
Tình cảm lao động
Đồng cảm, tôn trọng người học.
Yêu người, yêu nghề, lạc quan.
Chân thành.
Có xu hướng tình cảm cấp cao.
5
Phẩm chất ý chí
Kiên nhẫn, kiềm chế.
Có nghị lực, đeo đuổi mục đích.
Tự chủ cao.
6
Tính cách SP
Sẵn sàng, thiện chí.
Có “nội lực”, động cơ HĐ SP.
Nhất quán trong quan điểm GD.
Linh hoạt: vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn.
Thuyết phục trước khi phải dùng mệnh lệnh.
7
Sáng tạo SP
Cảm hứng với lao động SP.
Giàu tưởng tượng SP.
Tạo nên cái mới trong lao động SP.