LỜI MỞ ĐẦU
Quản lí nhà nước là hoạt động của nhà nước trên cả 3 lĩnh vực lập pháp, hành pháp
và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng cơ bản của nhà nước, mỗi lĩnh vực đều
có một ngành luật đi kèm theo. Lĩnh vực nào cũng đều giữ một vai trò nhất định, vì
thế không thể không nói về lĩnh vực hành pháp. Song song với hành pháp là Luật
hành chính, đây là ngành luật có hệ thống quy phạm phức tạp và thường xuyên
được thay đổi để đáp ứng nhu cầu quản lí hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh
vực trong đời sống. Quản lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động quản
lí của nhà nước, quản lí thế nào để có được hiệu quả tốt nhất thì lại phụ thuộc vào
các đặc điểm của quản lí hành chính nhà nước.
NỘI DUNG
Quản lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực
hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước( chính phủ và các
cơ quan chính quyền địa phương các cấp), có nội dung là đảm bảo sự chấp hành
luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và
chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dụng kinh tế, văn hóa –
xã hội và hành chính – chính trị.
Đặc điểm của quản lí hành chính nhà nước:
Thứ nhất, Quản lí hành chính nhà nước mang tính điều hành và chấp hành
Tính điều hành và chấp hành của hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thể
hiện trong những việc này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích
thực hiện pháp luật, cho dù đó là hoạt động sáng tạo của chủ thể quản lí thì cũng
không được vượt qua khuôn khổ của phá luật, điều hành cấp dưới, trực tiếp áp
dụng pháp luạt hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn trên cơ sở quy định cuả
pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật.
Tính chấp hành của hoạt động quản lí nhà nước được thể hiện ở sự thục hiện trên
thực tế các văn bản pháp luật, hiến pháp, nghị quyết và pháp lệnh của cơ quan lập
pháp (cơ quan dân cử)
Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chổ là để
đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực
tế thì các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ
chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lí thuộc quyền
Ðể đảm bảo sự thống nhất của hai yếu tố này đòi hỏi rất nhiều yêu cầu. Trong đó,
quản lý hành chính nhà nước trước hết phải bảo đảm việc chấp hành văn bản của
cơ quan dân cử đaị diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, từ đó mà thực
hiện quản lý điều hành .Mọi hoạt động chấp hành và điều hành đều phải xuất phát
từ mục đích nhằm phục vụ cho nhân dân, đảm bảo đời sống xã hội cho nhân dân về
mọi mặt, tương ứng với các lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, hoạt động quản lí hành chính nhà nước mang tính quyền lực nhà
nước
Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí
của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho
hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ
thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên
thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới
dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực
hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng
mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động,nhằm tổ chức thực hiện pháp luật
trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm
đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành chính nhà nước.
Bên canh đó, quyền lực nhà nước còn thể hiện trong việc các chủ thể có thẩm
quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo đảm thực hiện ý chí nhà nước,
như các biện pháp về tổ chức, về kinh tế, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục cưỡng
chế … Chính những biện pháp này là sự thể hiện tập trung và rõ nét của sức mạnh
nhà nước.
Thứ ba, Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ
động và sáng tạo.
Ðiều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc
điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính
chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước.
Tính chủ động sáng tạo được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng,
phong phú của đối tượng quản lý và đòi hỏi các chủ thể quản lý phải áp dụng biện
pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên,
chủ động và sáng tạo không vượt ra ngoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế xã hội
chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước. Ðể đạt được điều này, đòi hỏi tôn trọng triệt để tất
cả các nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước.
Thứ tư, hoạt đọng quản lí nhà nước là hoạt động của các chủ thể có quyền
năng hành pháp.
nhà nước có ba quyền năng: lập pháp, hành pháp và tư pháp.Trong đó, quyền năng
hành pháp trước hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước, do đó
ta có thể kết luận chủ thể trong quản lí hành chính nhà nước cũng là chủ thể của
nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, bao gồm: cơ quan hành chính nhà nước và
công chức của những cơ quan này; thủ trưởng của các cơ quan nhà nước; các công
chức nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền quản lý hành
chính đối với một số loại việc nhất định. Và như vậy, quản lý hành chính nhà nước
có đối tượng tác động là các quan hệ xã hội phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, từ quan trọng tới ít quan trọng, từ phổ biến tới cá biệt, phát sinh trong
đời sống dân cư, đời sống pháp luật và trong nội bộ của các cơ quan nhà nước.
Trong khi đó hoạt động lập pháp, tư pháp chỉ phát sinh trong phạm vi tương đối
hẹp, có đối tượng tác động là những quan hệ xã hội quan trọng.
KẾT LUẬN
Hoạt động quản lí hành chính nhà nước là một hoạt độngquan trọng trong quản lí
nhà nước, để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lí chúng ta cần phải tìm
hiểu kĩ lưỡng các đặc điểm cũng như mọi vấn đề liên quan tới hoạt động quản lí
hành chính nhà nước.