Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

đánh giá quy trình và nội dung cuộc thanh tra của thanh tra bộ lao động - thương binh và xã hội tại trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.43 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC : THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT TRONG
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Đề tài :
Đánh giá quy trình và nội dung cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động
Xã hội tỉnh Nam Định
Giảng viên : Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Thiên Hương
Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật - Học viện Hành chính
Người thực hiện : Vũ Ngọc Sang
Lớp : Cao học Quản lý công - K17C
Nam Định, tháng 9/2012
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
2
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
Lời mở đầu
2
Nội dung chính
Chương 1: Tổng quan về công tác Thanh tra, kiểm tra giám sát
trong quản lý hành chính nhà nước
3
1.1
Sự cần thiết phải giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động hành
chính
3
1.2


Kiểm soát hoạt động hành chính - một bộ phận hợp thành của quản lý
nhà nước
4
1.3 Quy trình thanh tra
7
Chương 2: Quy trình và nội dung cuộc thanh tra của Thanh tra
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Trung tâm Chữa
bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh Nam Định
17
2.1
Giới thiệu về Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động Xã hội
tỉnh Nam Định
17
2.2
Quy trình và nội dung cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục -
Lao động Xã hội tỉnh Nam Định.
20
Chương 3: So sánh, phân tích và đánh giá quy trình, nội dung
cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã
hội tỉnh Nam Định
22
3.1
So sánh quy trình, nội dung cuộc thanh tra với những kiến thức cơ
bản đã được tiếp thu sau môn học
22
3.2
Phân tích và đánh giá quy trình, nội dung cuộc thanh tra với những
kiến thức cơ bản đã được tiếp thu sau môn học

23
Kết luận
24
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Thời gian qua, việc tổ chức thanh tra còn nhiều vấn đề hạn chế và bất cập, một số
cuộc thanh tra còn chưa cụ thể rõ ràng, thiếu tính thuyết phục đối với đối tượng thanh tra
dẫn đến việc thực hiện chưa nghiêm túc, hiệu quả. Vì vậy việc tổ chức thanh tra đúng
quy trình, quy định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hơn với công tác thanh tra, kiểm tra.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản của công tác thanh tra, kiểm tra
tổ chức nghiên cứu, đánh giá nội dung quy trình cuộc thanh tra, kiểm tra của của Thanh
tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao
động Xã hội tỉnh Nam Định.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, chuyên đề sử dụng tổng hợp
các phương pháp phân tích với khái quát hoá, kết hợp lý luận với so sánh thực tế từ nội
dung quy trình cuộc thanh tra, kiểm tra của của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh Nam Định.
4. Kết cấu của chuyên đề
- Gồm có phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận;
- Phần nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác Thanh tra, kiểm tra giám sát trong quản lý hành
chính nhà nước.
Chương 2: Quy trình và nội dung cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh Nam
Định.
Chương 3: Đánh giá, phân tích và so sánh nội dung cuộc thanh tra của Thanh tra
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động
Xã hội tỉnh Nam Định với những kiến thức cơ bản đã được tiếp thu sau môn học.

CHƯƠNG 1
Tổng quan về công tác Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
2
quản lý hành chính nhà nước.
1.1 Sự cần thiết phải giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động hành chính
1.1.1. Quyền lực nhà nước và sự cần thiết phải giám sát, kiểm tra, thanh tra quyền
lực nhà nước
- Quan niệm về quyền lực nhà nước
Mọi xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển theo một trật tự có tính ổn định tương đối. Như
vậy, trật tự và ổn định là điều kiện cần thiết để xã hội tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trật tự và
ổn định chỉ có thể được đảm bảo bằng quyền lực công - tức quyền lực xã hội. Đến lượt mình,
chính quyền lực xã hội cũng cần có trật tự và ổn định, nghĩa là nằm trong sự giám sát, kiểm tra,
thanh tra (gọi chung là kiểm soát) nhất định. Như vậy, kiểm soát quyền lực xã hội (đặc biệt
trong xã hội có giai cấp) mà trước hết là quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan của tồn
tại và phát triển xã hội. Xã hội càng phát triển, vai trò của nhà nước càng lớn thì yêu cầu về
giám sát, kiểm tra, thanh tra quyền lực nhà nước càng cao. Điều này được lý giải bởi sự gia tăng
của phạm vi tác động của quyền lực; bởi tính phức tạp trong tổ chức và thực hiện quyền lực; bởi
sự đan xen, giao thoa và mâu thuẫn trong việc sử dụng quyền lực nhà nước.
Nếu quyền lực nhà nước luôn là vấn đề tất yếu và cần thiết thì kiểm soát đối với quyền
lực nhà nước cũng là vấn đề tất yếu và cần thiết không kém. Trong xã hội có giai cấp, bản thân
nhà nước là tổ chức quyền lực và luôn chứa đựng trong nó nguy cơ lạm dụng quyền lực. Vì thế,
để tránh nguy cơ lạm quyền, nhà nước cần tổ chức hoạt động giám sát, kiểm tra và thanh tra,
theo đó, mỗi tổ chức khi thực hiện quyền lực nhà nước đều có sự độc lập cần thiết về quyền lực,
đồng thời đều có quyền và phương tiện tương xứng để kiểm soát hoạt động các cơ quan khác,
tạo thế cân bằng về quyền lực giữa các cơ quan công quyền. Thông qua hoạt động này nhằm xác
định rõ ranh giới về quyền lực, bảo đảm cho quyền lực được thực thi trên thực tế nhưng không
tuyệt đối, luôn bị hạn chế và chế ước bởi quyền lực khác, nhằm đảm bảo cho cơ quan nắm giữ
quyền lực thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm trong thực thi công vụ; đồng thời thông qua

giám sát, kiểm tra và thanh tra để bảo đảm sự duy trì cân bằng về quyền lực giữa các cơ quan
thực thi quyền lực, chống lạm quyền.
Như vậy có nghĩa là, ở đâu có quyền lực nhà nước thì ở đó cần có giám sát, kiểm tra và
thanh tra. Cho nên, để đạt được mục tiêu mà quyền lực nhà nước đặt ra thì nhất thiết phải duy trì
giám sát, kiểm tra, thanh tra và thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra có hiệu quả.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại kiểm soát quyền lực nhà nước
a. Khái niệm về kiểm soát quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước được hiểu là sức mạnh hay khả năng của nhà nước có thể bắt các
chủ thể khác trong xã hội phải phục tùng. Quyền lực nhà nước trên thực tế được thực hiện bởi
các cơ quan trong bộ máy nhà nước mà cụ thể là bởi những con người làm việc trong bộ máy
đó. Nhưng đam mê quyền lực vốn là thuộc tính của con người. Quyền lực - một khi đã thuộc về
người nào đó thì họ luôn muốn níu giữ và cố gắng bằng mọi cách để củng cố và gia tăng quyền
lực khi có cơ hội, từ đó dẫn đến dễ lạm quyền, dễ vụ lợi và vi phạm khi có điều kiện. Và một khi
điều đó xảy ra (và rất dễ xảy ra) thì nó sẽ gây nguy hại đến quyền tự do công dân cũng như lợi
ích của xã hội. Vì thế, muốn bảo vệ quyền tự do của công dân và lợi ích xã hội thì cần phải có
một cơ chế để kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, kiềm chế sự lạm quyền của nhân
viên và cơ quan nhà nước.
Từ sự phân tích trên đây, có thể hiểu: Kiểm soát quyền lực nhà nước là tổng hợp các
hình thức và các biện pháp do luật định để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
3
nước có thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình thực thi chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn của bộ máy công quyền cũng như hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công
chức trong bộ máy nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.
b. Đặc điểm của kiểm soát quyền lực nhà nước
- Kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm các hình thức và biện pháp do pháp luật qui định;
- Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước (thông qua hệ thống các cơ quan giám sát,
kiểm tra, thanh tra) phải được tổ chức phù hợp với ba nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hành
pháp, tư pháp) nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa học và đồng bộ trong quá trình thực hiện

quyền lực nhà nước cũng như sự phối hợp và chế ước lẫn nhau trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bằng một hệ thống các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đối với một số đối tượng nhất định, đó chính là quá trình thực thi chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy công quyền cũng như hoạt động công vụ của đội ngũ
cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy nhà nước.
- Mục đích của kiểm soát quyền lực nhà nước là nhằm làm cho quá trình thực thi chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy công quyền cũng như hoạt động công vụ của công
chức đạt hiệu quả cao, phù hợp với các nguyên tắc pháp lý cơ bản và được đặt dưới sự kiểm tra,
giám sát của xã hội công dân.
c. Phân loại hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước
Căn cứ vào sự phân công và phối hợp hoạt động trong việc thực hiện quyền lực nhà
nước, có thể chia hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước thành 3 nhóm tương ứng với 3 nhánh
quyền lực nhà nước là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
- Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền lập pháp
- Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền lập pháp được tiến hành bởi các chủ thể sau
đây: Các Uỷ ban, hội đồng và các đại biểu của Quốc Hội; Bằng hoạt động của cơ quan dân cử ở
địa phương (HĐND các cấp); Bằng các đoàn đại biểu Quốc Hội tại các địa phương.
- Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền hành pháp
Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền hành pháp cũng mang đầy đủ các
đặc điểm của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền lập pháp và được thực hiện
chủ yếu bằng các chủ thể sau đây:
- Bằng hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước (thanh tra Chính phủ, thanh tra Tỉnh,
thanh tra Huyện); Bằng hệ thống các cơ quan thanh tra chuyên ngành, lĩnh vực.
- Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền tư pháp
- Thông qua hệ thống Toà án nhân dân và hệ thống Viện kiểm sát nhân dân
1.2. Kiểm soát hoạt động hành chính - một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nước
1.2.1. Nền hành chính nhà nước và sự cần thiết phải kiểm soát hoạt động hành chính
Nền hành chính nhà nước - đó là hệ thống tổ chức hành chính, các thể chế và các hoạt
động của hệ thống này với chức năng thực thi quyền hành pháp nhằm quản lý, điều hành các

quá trình xã hội cũng như hành vi của cá nhân, tổ chức, nhằm tạo lập và duy trì trật tự quản lý
cần thiết cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Nói một cách ngắn gọn, chức năng của
nền hành chính là quản lý công vụ quốc gia.
Xã hội loài người từ khi có nhà nước, dù ở giai đoạn phát triển nào chăng nữa thì cũng
cần phải được kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức
và các cá nhân cụ thể, trong đó đặc biệt là hoạt động của bộ máy hành chính, thông qua các cơ
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
4
quan giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên môn lẫn toàn bộ hệ thống tổ chức xã hội. Thông qua
giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm thu nhận thông tin về các quá trình, hiện tượng diễn ra trong
xã hội, về các cấu thành cụ thể của xã hội với các mục đích đã được dự tính, về các hành vi của
công dân đối chiếu với các qui định pháp luật…, từ đó có những quyết sách phù hợp.
Trong hệ thống quản lý nhà nước, kiểm soát hành chính đóng vai trò rất to lớn.
Hoạt động kiểm soát của các cơ quan nhà nước theo nghĩa đầy đủ là hoạt động theo dõi,
kiểm tra, xem xét, đánh giá hoạt động của một tổ chức hoặc các cá nhân xem có đúng với những
điều đã được pháp luật qui định không, trong đó Hiến pháp được coi là chuẩn mực cao nhất, có
tính chất nền tảng. Mọi hình thức kiểm soát, xét đến cùng đều là hoạt động thực hiện quyền lực
nhà nước, nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.
Ở Việt Nam, nhân dân là chủ thể duy nhất của quyền lực nhà nước. Khác với các nhà
nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, mọi
quyền lực nhà nước đều tập trung vào Quốc Hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc
Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề cơ bản về đối
nội và đối ngoại…; Quốc Hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ
máy nhà nước. Để thực hiện quyền giám sát, một mặt Quốc Hội tự mình thực hiện, mặt khác
giao cho các cơ quan nhà nước khác thực hiện. Thông qua giám sát nhằm mục đích kiểm soát
việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và
mọi công dân.
Như vậy, vai trò của kiểm soát hành chính đối với quyền lực nhà nước được thể hiện ở
những điểm sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN.
Hiện nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Việc xây
dựng nhà nước pháp quyền là một chủ trương, định hướng hoàn toàn đúng đắn và phù hợp vói
tiến trình phát triển, cải cách ở Việt Nam. Nhà nước pháp quyền đã như là một giá trị chung của
nhân loại, một phương thức tổ chức nhà nước với những yêu cầu, đặc trưng chung phù hợp với
bản chất của nhà nước XHCN, đó là dân chủ và pháp luật mà suy cho cùng thì Nhà nước pháp
quyền là nhà nước hướng đến mục tiêu là chống lại sự lạm quyền của nhà nước, sự vi phạm của
viên chức nhà nước đối với các nguyên tắc của việc hành xử quyền lực để bảo vệ các quyền và
tự do của con người. Chính vì vậy, trong Nhà nước pháp quyền không thể thiếu hệ thống kiểm
soát quyền lực. Việc kiểm soát quyền lực là nhằm đảm bảo cho nhà nước vân hành trong quĩ
đạo của những nguyên tắc của việc thực thi quyền lực. Khuôn khổ cho việc vận hành quyền lực
là pháp luật. Sự kiểm soát quyền lực là để đảm bảo cho nhà nước luôn đảm bảo tính hợp pháp
trong hành động của mình. Sự kiểm soát quyền lực là để nhà nước không vi phạm pháp luật.
Thứ hai, đề cao giá trị dân chủ, đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước thực sự của dân,
do dân, vì dân.
Điều này cũng xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta, một nhà nước mà quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực. Vì thế, sự kiểm soát quyền lực
trong trường hợp này nhằm đảm bảo quyền lực thực sự của dân, do dân, vì dân. Kiểm soát
quyền lực thực chất là công cụ, phương thức để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối
hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Để đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước phải tuân thủ các nguyên tắc và theo đó, cơ chế kiểm soát việc tổ chức, thực hiện quyền
lực cũng phải đảm bảo các nguyên tắc pháp lý cơ bản, đó là nguyên tắc quyền lực thống nhất;
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
5
nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nguyên tắc Đảng lãnh đạo; nguyên tắc tập
trung dân chủ; nguyên tắc pháp chế …
Thứ tư, tôn trọng giá trị pháp luật, nguyên tắc pháp chế, đảm bảo tính pháp lý của việc tổ

chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
Thứ năm, tôn trọng quyền con người, bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Thứ sáu, đảm bảo sự thống nhất nội tại, tính hệ thống của cơ chế kiểm soát đối với việc
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trên cơ sở đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với quá
trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời kiểm soát được việc tổ chức, thực hiện
quyền lực nhà nước thông qua các kênh khác nhau, bao gồm:
- Hệ thống (cơ chế) kiểm soát bên trong bộ máy nhà nước, gồm có: sự giám sát, kiểm
tra, thanh tra lẫn nhau giữa các cơ quan, các bộ phận của toàn thể bộ máy nhà nước và tự kiểm
tra của từng bộ phận, từng cơ quan trong bộ máy đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước của
chính các cơ quan, bộ phận đó.
- Hệ thống (cơ chế) kiểm soát bên ngoài bộ máy nhà nước bao gồm: kiểm tra của Đảng;
kiểm tra, giám sát của xã hội.
1.2.2. Các phương thức kiểm soát đối với hoạt động hành chính
Kiểm soát đối với hoạt động hành chính là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng của
nhà nước và xã hội nhằm đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý trong quản lý hành chính nhà
nước. Hoạt động này bao gồm tổng thể các phương thức tổ chức – pháp lý bao gồm hoạt động
giám sát, kiểm tra, thanh tra do các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân tiến hành
nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội cũng như quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động giám sát, kiểm tra thanh tra có nội dung, tính chất, đối
tượng tác động cũng như thủ tục tiến hành khác nhau. Mỗi loại hoạt động có vai trò, tác động xã
hội nhất định, chúng phối hợp với nhau tạo thành “công lực” để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước. Để kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước, cần sử dụng các
phương thức cơ bản sau đây:
a. Giám sát: Giám sát là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà
nước, các cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ
nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Như vậy, hoạt động giám sát
chủ yếu được thực hiện ngoài quan hệ trực thuộc theo chiều dọc. Hoạt động này được tiến hành
bởi Quốc Hội, HĐND các cấp, các cơ quan tư pháp và toàn thể nhân dân thông qua hoạt động
thực hiện chức năng, thẩm quyền do pháp luật qui định.
b. Kiểm tra: Kiểm tra là khái niệm rộng được hiểu theo hai góc độ:

Thứ nhất, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên với cơ
quan nhà nước cấp dưới (trong mối quan hệ trực thuộc) nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt
động của cấp dưới khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợp cần kiểm tra một vấn đề cụ thể nào
đó. Vì vậy khi tiến hành kiểm tra, cơ quan cấp trên hoặc thủ trưởng cơ quan có quyền áp dụng
các biện pháp cưỡng chế kỷ luật, biện pháp bồi thường thiệt hại vật chất hoặc áp dụng các biện
pháp tác động tích cực với đối tượng bị kiểm tra như động viên khen thưởng về vật chất hoặc
tinh thần.
Thứ hai, kiểm tra là hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như kiểm tra của Đảng,
kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội đối với hoạt động hành chính nhà nước. Hoạt động
kiểm tra này ít mang tính quyền lực nhà nước và không trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng
chế mà chỉ áp dụng các biện pháp tác động mang tính xã hội.
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
6
c. Thanh tra: Thanh tra là phạm trù dùng để chỉ hoạt động của các tổ chức thanh tra
Chính phủ và thanh tra chuyên ngành, lĩnh vực. Cơ quan thanh tra và đối tượng thanh tra thường
không có quan hệ trực thuộc. Cơ quan thanh tra do thủ trưởng các cơ quan hành chính thành lập,
do vậy, nó hoạt động với tư cách là cơ quan chức năng giúp thủ trưởng cùng cấp, vì thế có thể
coi hoạt động thanh tra là hoạt động của cơ quan cấp trên tiến hành với cơ quan cấp dưới trực
thuộc. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra có thể áp dụng các biện
pháp cưỡng chế để bảo đảm công tác thanh tra, kể cả các biện pháp trách nhiệm kỷ luật (như
tạm đình chỉ công tác…) và xử lý vi phạm hành chính nhưng không có quyền sửa đổi, bãi bỏ
quyết định của đối tượng bị thanh tra mà chỉ có quyền tạm đình chỉ thi hành (trong một số
trường hợp đặc biệt) một số loại quyết định quản lý hành chính nào đó hoặc đình chỉ hành vi
hành chính vi phạm pháp luật.
Tóm lại, các phương thức kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước có đối tượng
tác động rất lớn, trong đó hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước là nhóm đối
tượng chủ yếu. Bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền rộng, tác động có tính
quyền lực đến nhiều mặt đời sống chung của nhà nước và xã hội, hoạt động liên tục, tồn tại theo
thứ bậc và tương đối ổn định. Đó là quyền lực pháp lý, chính thống hiện diện hàng ngày trước

xã hội. Để bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý trong hoạt động hành chính, cần phải có cơ chế
kiểm soát bằng quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực, hiêụ quả quản lý nhà nước.
1.3. Quy trình thanh tra
1.3.1. Xác định các vấn đề cần thanh tra
Việc xác định các vấn đề cần thanh tra xuất phát từ rất nhiều phương diện khác nhau:
* Phương diện thứ nhất: xuất phát từ những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý
nhà nước của các cấp, các ngành. Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra cần luôn xác định rõ
vấn đề này để thực hiện kịp thời hoạt động thanh tra. Những vấn đề đó thường là:
- Vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý nhà nước; Vấn đề liên quan đến nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực quản lý; Vấn đề có tính chất cấp thiết, bức xúc;
Liên quan đến vấn đề này, chủ thể có thẩm quyền thanh tra thường gặp những vấn đề
khó khăn sau:
- Cùng một thời điểm có nhiều vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý nhà nước cần được
thanh tra; Cùng một thời điểm có nhiều vấn đề có tính chất cấp thiết, bức xúc cần được thanh
tra; Chủ thể có thẩm quyền thanh tra thường bận quá nhiều nhiệm vụ khác nhau trong quản lý
nhà nước; Thông tin thiếu, thông tin không có độ tin cậy; Chủ thể quản lý thiếu hiểu biết sâu sắc
về một lĩnh vực nào đó; Quan điểm của lãnh đạo.
Phương án giải quyết những vấn đề khó khăc là:
- Xác định vấn đề cần được ưu tiên nhất để thanh tra; Trao nhiệm vụ một cách hợp lý
cho những chủ thể có thẩm quyền thanh tra khác.
* Phương diện thứ hai: xuất phát từ đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức .
Trong trường hợp này vấn đề liên quan đến thanh tra, kiểm tra đã rõ. Chủ thể có thẩm
quyền thanh tra cần xác định:
- Vấn đề liên quan (khiếu nại, tố cáo) ảnh hưởng như thế nào đến quản lý nhà nước (tầm
quan trọng); Vấn đề liên quan còn thuộc thẩm quyền của những cơ quan, tổ chức nào khác.
→ Từ vấn đề đó, cơ quan, người có thẩm quyền xác định nhiệm vụ thanh tra.
Trong trường hợp đơn, thư tố cáo nặc danh thì cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra
không có trách nhiệm phải xem xét, giải quyết đơn, thư đó. Tuy nhiên, nếu đơn, thư tố cáo nặc
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C

7
danh có giá trị, ảnh hưởng đến quản lý nhà nước thì chủ thể có thẩm quyền cần xem xét, giải
quyết đơn thư tố cáo đó.
* Phương diện thứ ba: xuất phát từ yêu cầu của các tổ chức Đảng, Quốc hội, Hội đồng
nhân dân, các cơ quan khác của nhà nước, cơ quan công luận ( báo chí, truyền hình…), tổ chức
đoàn thể xã hội.
Trong trường hợp này vấn đề cần thanh tra cũng đã rõ. Tuy vậy, chủ thể có thẩm quyền
vẫn cần đánh giá những thông tin nhận được, đặc biệt là tính ảnh hưởng đến quản lý nhà nước.
1.3.2. Lập kế hoạch thanh tra
Thanh tra quản lý nhà nước là một những hoạt động quan trọng. Do vậy, cũng như các
hoạt động khác, hoạt động thanh tra rất cần được lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng để góp phần quan
trọng vào việc thực hiện có hiệu quả thanh tra. Chủ thể có thẩm quyền thanh tra cần tiến hành
xây dựng kế hoạch thanh tra. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra cần phải:
a. Xác định rõ mục đích thanh tra
- Mục đích chung của thanh tra đã được quy định trong văn bản pháp luật, chẳng hạn:
Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức và cá nhân (Điều 3 Luật thanh tra năm 2004).
- Trên cơ sở mục đích thanh tra đã được quy định trong các văn bản pháp luật, cơ quan,
người có thẩm quyền thanh tra cần phải: cụ thể hoá mục đích thanh tra trong vụ việc cụ thể.
b. Xác định rõ nội dung thanh tra
Nội dung thanh tra cần được xác định rất rõ để đạt được mục đích đề ra. Nội dung thanh
tra là những việc chủ thể có thẩm quyền thanh tra cần làm và những việc mà chủ thể có thẩm
quyền thanh tra không được làm (bị cấm).
- Những việc cần làm:
+ Vấn đề cần sáng tỏ; Giới hạn và mức độ của vấn đề đó; Những sai phạm và nguyên
nhân của những sai phạm; Dự kiến phương hướng giải quyết;
- Những việc không được làm:

Những việc không được làm (bị cấm) được quy định trong các văn bản pháp luật hoặc
quy chế hoạt động tuỳ theo từng lĩnh vực nhất định.
Ví dụ: Điều 12 Luật thanh tra năm 2004 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó
có các hành vi bị nghiêm cấm đối với cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra như:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu,
gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra;
+ Thanh tra vượt quá thẩm quyền, phạm vi và nội dung trong quyết định thanh tra;
+ Cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi
vi phạm pháp luật;
+ Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết
luận chính thức;
+ Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp
luật.
c. Xác định rõ yêu cầu thanh tra
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
8
Yêu cầu thanh tra là những đòi hỏi đối với cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra để
thực hiện được thanh tra và đạt được mục đích đề ra. Những yêu cầu đó thường là:
- Nắm vững mục đích, nội dung thanh tra; Xác định được trọng tâm của thanh tra; Nắm
vững cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật liên quan đến vụ việc thanh tra; Nắm được
những nguyên lý cơ bản của vụ việc để hiểu được bản chất của vụ việc; Tìm hiểu cá nhân, tổ
chức bị thanh tra và các cá nhân, tổ chức khác liên quan; Tìm hiểu, xác định phương pháp thích
hợp để tiếp cận, giải quyết vấn đề.
d. Xác định rõ đối tượng thanh tra
- Đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nào; Đối tượng thanh tra có vị
trí, vai trò như thế nào trong bộ máy quản lý nhà nước; Đối tượng thanh tra có những nhiệm vụ và
quyền hạn gì trong quản lý nhà nước; Đối tượng thanh tra đã và đang thực hiện nhiệm vụ như thể
nào; Có những ưu điểm và nhược điểm gì; Dư luận xã hội về đối tượng thanh tra như thế nào.
e. Xác định rõ những vấn đề trọng tâm trong thanh tra

Vụ việc cần thanh tra thường khá phức tạp, có nhiều tình tiết; những thông tin mà chủ
thể có thẩm quyền thanh tra nhận được cũng khá phong phú. Do vậy, chủ thể có thẩm quyền
thanh tra cần xác định rõ những vấn đề trọng tâm để thanh tra thì mới có khả năng đạt hiệu quả
cao và kịp thời. Những vấn đề trọng tâm có thể là:
- Vấn đề mang tính chất cốt lõi, chủ yếu của vụ việc;
- Vấn đề mang tính chất bức xúc;
- Vấn đề mà từ đó có thể dễ dàng hơn để giải quyết nhiều vấn đề khác có liên quan.
Khi không xác định được những vấn đề trọng tâm để thanh tra thì chủ thể thanh tra sẽ rất
khó khăn để thanh tra. Việc thanh tra sẽ mất rất nhiều thời gian và hiệu quả sẽ không cao.
f. Xác định thành viên của đoàn thanh tra
Thành viên của đoàn thanh tra là một yếu tố quan trọng làm cho hoạt động thanh tra có
hiệu quả. Vấn đề này cần được cân nhắc kỹ, đó là:
- Số lượng thành viên và tiêu chuẩn của thành viên;
+ Khả năng chuyên môn, nghiệp vụ; Vị trí công tác; Kinh nghiệm công tác; Phẩm chất
đạo đức; Ý thức trách nhiệm.
- Thành viên của đoàn thanh tra phải không có mối quan hệ thân thuộc (quan hệ họ hàng
hoặc các mối quan hệ thân thuộc khác) với đối tượng thanh tra để bảo đảm tính vô tư, khách quan.
g. Xác định rõ phương pháp tiến hành thanh tra
Đây cũng là một yếu tố quan trọng làm cho việc thanh tra có hiệu quả. Chủ thể thanh tra
cần xác định rõ những phương pháp cần được áp dụng. Những phương pháp được áp dụng tuỳ
thuộc vào nội dung, tính chất của vụ việc; đặc điểm của đối tượng thanh tra; sở trường, sở đoản
của chủ thể thanh tra. Những điều đó giúp cho chủ thể thanh tra xác định đâu là phương pháp cơ
bản, chủ đạo; sự phối hợp giữa các phương pháp như thế nào; mỗi phương pháp được sử dụng
trong từng việc cụ thể như thế nào. Những phương pháp thường được áp dụng là :
- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu; Nghe đối tượng thanh tra báo cáo; Phỏng vấn đối tượng
thanh tra; Hỏi ý kiến của các nhà chuyên môn; Thu thập ý kiến của dư luận; Tạo điều kiện, chỉ
rõ những lợi ích để đối tượng thanh tra trình bày, báo cáo đầy đủ, trung thực vụ việc.
h. Xác định rõ thời hạn thanh tra
Việc xác định rõ thời hạn thanh tra có ý nghĩa quan trọng đó là:
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.

Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
9
- Góp phần sớm giải quyết được vụ việc; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; Làm cho
chủ thể thanh tra có thái độ khẩn trương trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra; Góp phần củng
cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động của nhà nước.
Thời hạn thanh tra, được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật tuỳ thuộc vào cấp
hoặc lĩnh vực thanh tra.
Ví dụ: Điều 38 Luật thanh tra quy định thời hạn thanh tra hành chính như sau:
“Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá sáu mươi ngày, trong trường
hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá chín mươi ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt
phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài,
nhưng không quá một trăm năm mươi ngày; Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến
hành không quá bốn mươi lăm ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá bảy
mươi ngày; Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá ba mươi ngày;
ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá bốn
mươi lăm ngày. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến
khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra”. Trên cơ sở quy định đó, người có thẩm quyền ra
quyết định thanh tra xác định thời hạn thanh tra cho mỗi cuộc thanh tra cụ thể.
i. Xác định kinh phí, phương tiện vật chất cho việc thanh tra
1.3.3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
Đây là giai đoạn trước khi tổ chức thực hiện thanh tra. Chủ thể thanh tra chuẩn bị tốt các
điều kiện cần thiết sẽ góp phần quan trọng làm cho việc thanh tra có hiệu quả và hoàn thành
được đúng thời hạn quy định. Chủ thể thanh tra cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết sau:
* Nghiên cứu tổng quan về vụ việc
Nghiên cứu tổng quan về vụ việc làm cho chủ thể thanh tra nắm được nội dung cơ bản
của vụ việc và định hình những công việc cần phải làm. Chủ thể thanh tra cần nghiên cứu tổng
quan về những vấn đề sau:
- Nội dung thanh tra;
-Đối tượng thanh tra;
- Người khiếu nại, tố cáo hoặc cá nhân, tổ chức đã cung cấp thông tin.

* Quán triệt mục đích, yêu cầu và phạm vi thanh tra
- Quán triệt mục đích thanh tra để đoàn thanh tra xác định rõ mục đích cuối cùng của
cuộc thanh tra là gì. Mục đích thanh tra là vấn đề mang tính định hướng cao nhất và xuyên suốt
toàn bộ quá trình thanh tra. Do vậy, chủ thể thanh tra phải được quán triệt rõ ràng, sâu sắc về
mục đích thanh tra. Quán triệt yêu cầu thanh tra để chính bản thân cơ quan, người có thẩm
quyền thanh tra thấy cần phải làm gì và chuẩn bị những gì để hoàn thành được nhiệm vụ thanh
tra. Điều này còn có ý nghĩa xác định, củng cố tinh thần cho chủ thể thanh tra. Quán triệt phạm
vi thanh tra để chủ thể thanh tra thấy được giới hạn của việc thanh tra bao gồm:
+ Giới hạn về nội dung thanh tra
+ Giới hạn về đối tượng thanh tra
* Xây dựng đề cương để yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
Chủ thể thanh tra phải xây dựng được đề cương để yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
và làm căn cứ định hướng cho quá trình nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin từ đối tượng
thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; tránh tình trạng lan man, không tập trung
vào những nội dung chính. Trước hết, chủ thể thanh tra cần xây dựng một đề cương tổng quát.
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
10
Đề cương tổng quát chứa đựng những vấn đề chính để yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
Chẳng hạn như:
- Những kết quả đã đạt được;
- Những vấn đề còn chưa đạt được (những hạn chế, bất cập);
- Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập;
- Những vấn đề liên quan đến đơn, thư khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị của công dân, cơ
quan, tổ chức.
Tiếp theo, chủ thể thanh tra cần xây dựng một đề cương chi tiết. Đề cương chi tiết sẽ
giúp cho chủ thể thanh tra có được những yêu cầu chi tiết đối với đối tượng thanh tra. Chẳng
hạn, chủ thể thanh tra có thể yêu cầu chi tiết về nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên các
khía cạnh như:
- Nguyên nhân về cơ chế, chính sách, pháp luật;

- Nguyên nhân về sự chỉ đạo, lãnh đạo;
- Nguyên nhân về năng lực, trình độ, nghiệp vụ của cán bộ, công chức;
- Nguyên nhân về thái độ, lập trường, quan điểm của lãnh đạo và của cán bộ, công chức;
- Nguyên nhân khác.
* Tập huấn, họp đoàn
Chủ thể thanh tra, kiểm tra cần được tập huấn để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi thực
hiện thanh tra. Tập huấn có thể về nhiều nội dung nhưng đặc biệt chú trọng đến kỹ năng thanh
tra. Điều này là cần thiết bởi vì:
- Có những cá nhân lần đầu tiên thực hiện thanh tra hoặc đã thực hiện thanh tra nhưng
vẫn cần được tập huấn sâu hơn về kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vụ việc trong thực tế rất
đa dạng, phong phú làm cho các kỹ năng thực hiện cũng có sự đa dạng, phong phú.
Trước khi thực hiện thanh tra một việc cũng rất cần làm là: họp đoàn. Họp đoàn có ý
nghĩa để thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra, thời gian, phương pháp thanh tra, dự
kiến những điều phức tạp có thể nảy sinh.
* Thông báo với đối tượng thanh tra về việc thanh tra
Sự thông báo với đối tượng thanh tra về việc thanh tra là cần thiết để đối tượng thanh tra
có sự chuẩn bị, chủ động bố trí thời gian, địa điểm làm việc và đặc biệt là chuẩn bị về nội dung
để trả lời những vấn đề mà chủ thể thanh tra đặt ra. Chủ thể thanh tra cần thông báo cho đối
tượng thanh tra về ngày công bố quyết định thanh tra, nội dung, kế hoạch công việc.
* Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác
Để thực hiện có hiệu quả việc thanh tra, chủ thể thanh tra cần được chuẩn bị chu đáo các
điều kiện cần thiết khác như: Phương tiện đi lại; Kinh phí phục vụ thanh tra; Văn phòng phẩm;
Các loại công văn, giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính;
1.3.4. Tổ chức thực hiện thanh tra
a. Công bố quyết định thanh tra
Công bố quyết định thanh tra là nội dung đầu tiên trong việc tổ chức thanh tra. Công bố
quyết định thanh tra có ý nghĩa rất quan trọng nhằm:
- Khẳng định tính hợp pháp của đoàn thanh tra và hoạt động thanh tra; Thống nhất giữa
đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra về quan điểm nhận thức, mục đích, yêu cầu và nội dung của
cuộc thanh tra; Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thanh tra và của đối tượng thanh

tra; Xác lập chương trình và mối quan hệ công tác giữa thể thanh tra và đối tượng thanh tra.
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
11
Để buổi công bố quyết định thanh tra được trang trọng, thể hiện tính uy nghiêm của
quyền lực nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc tiếp theo, tại buổi công bố
quyết định thanh tra cần thiết phải có mặt thủ trưởng cơ quan, đại diện tổ chức Đảng, công đoàn
và trưởng các phòng, ban, đơn vị thuộc đối tượng thanh tra.Việc công bố quyết định thanh tra
phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân chủ và đúng với những điều đã được ghi
trong quyết đinh thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra cần giải thích rõ về mục đích, yêu cầu, nội
dung, phương pháp, thời hạn của cuộc thanh tra; đồng thời giải thích rõ trách nhiệm và quyền
hạn của đoàn thanh tra và của đối tượng thanh tra.
Việc công bố quyết định thanh tra phải được làm thành biên bản.
b. Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
- Chủ thể thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo bằng văn bản những nội dung
liên quan đến thanh tra. Để đảm bảo giá trị pháp lý, báo cáo của đối tượng thanh tra phải có ký
tên và đóng dấu.
- Chủ thể thanh tra có thể yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo bổ sung bằng văn bản.
Báo cáo bổ sung có thể của cả các phòng, ban, đơn vị trực thuộc cơ quan.
- Ngoài việc đối tượng thanh tra báo cáo bằng văn bản, chủ thể thanh tra có thể chất vấn
trực tiếp đối tượng thanh tra. Cuộc chất vấn này để chủ thể thanh tra làm sáng tỏ những vấn đề
liên quan. Khi chất vấn đối tượng thanh tra chủ thể thanh tra phải ghi biên bản để làm căn cứ
pháp lý.
c. Nghiên cứu, phân tích báo cáo của đối tượng thanh tra
Muốn thực hiện thành công cuộc thanh tra, một nội dung mang tính cốt lõi mà chủ thể
thanh tra phải làm là: nghiên cứu, phân tích báo cáo của đối tượng thanh tra. Để đảm bảo việc
nghiên cứu, phân tích có hiệu quả cần:
Thứ nhất, chủ thể thanh tra có kiến thức chuyên môn về nội dung thanh tra; kiến thức
pháp luật; ngoài ra còn cần có kiến thức và kinh nghiệm nhất định ở các lĩnh vực khác.
Thứ hai, chủ thể thanh tra phải nghiên cứu kỹ càng nội dung báo cáo. Tuy nhiên, nếu

cuộc thanh tra ở diện rộng, có rất nhiều báo cáo, tài liệu mà chủ thể thanh tra không thể nghiên
cứu kỹ tất cả thì phải chọn nội dung báo cáo để nghiên cứu kỹ.
Thứ ba, chủ thể thanh tra phải xác định được đâu là những mâu thuẫn giữa sự việc với
các quy định của pháp luật. Muốn vậy, chủ thể thanh tra cũng phải xem lại để hiểu rất kỹ về các
quy định pháp luật liên quan.
Trong quá trình nghiên cứu, phân tích báo cáo của đối tượng thanh tra, có thể có những
vấn đề nảy sinh mà chủ thể thanh tra cần giải quyết. Những vấn đề đó có thể là:
- Những vấn đề mà báo cáo của đối tượng thanh tra chưa làm sáng tỏ. Trong trường hợp
này, chủ thể thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo bổ sung hoặc chất vấn đối tượng
thanh tra.
- Phát hiện những vi phạm pháp luật mới. Trong trường hợp này, chủ thể thanh tra cần
tiếp tục nghiên cứu sâu để làm rõ, xác định đầy đủ cơ sở của vấn đề.
- Có những vấn đề thuộc nội dung chuyên môn mà chủ thể thanh tra không tự làm rõ
được, trường hợp này chủ thể thanh tra cần hỏi ý kiến của các nhà chuyên môn để được rõ.
d. Tổng hợp sơ bộ kết quả nghiên cứu hồ sơ, kết quả thẩm tra, xác minh, chất vấn để
lựa chọn những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu sâu
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
12
Đây là công việc có ý nghĩa vừa xác lập kết quả nghiên cứu (thanh tra) ban đầu vừa có
tính chất định hướng công việc nghiên cứu, thẩm tra, xác minh tiếp theo để việc thanh tra đi
đúng hướng và sớm có kết quả.
Tổng hợp sơ bộ kết quả nghiên cứu hồ sơ, kết quả thẩm tra, xác minh nên làm theo từng
mảng vấn đề hoặc do từng thành viên của đoàn thanh tra thực hiện.
Khi đã có kết quả tổng hợp sơ bộ nghiên cứu hồ sơ, thẩm tra, xác minh, chủ thể thanh tra
cần từng bước công khi kết quả nghiên cứu những sai phạm, trách nhiệm trước những sai phạm.
Khi đó, chủ thể thanh tra cũng dễ dàng hơn để hiểu được phản ứng của đối tượng thanh tra. Điều
này có tác dụng định hướng cho chủ thể thanh tra tìm hiểu rõ nguyên nhân của những sai phạm
để đi đến kết luận cuối cùng.
e. Đối thoại, chất vấn đối tượng thanh tra về kết quả tổng hợp sơ bộ

Kết quả tổng hợp sơ bộ đã có những sai phạm, mâu thuẫn trong quản lý nhà nước.
Nhiệm vụ của chủ thể thanh tra là phải làm rõ những sai phạm, mâu thuẫn đó, đặc biệt là phải
xác định được đầy đủ và chính xác căn cứ của những sai phạm, mâu thuẫn đó.
Do vậy, việc đối thoại, chất vấn đối tượng thanh tra về kết quả tổng hợp sơ bộ là rất cần
thiết. Yêu cầu của công việc này đối với chủ thể thanh tra là:
- Phải có chứng cứ, lý lẽ cụ thể, rõ ràng và có sức thuyết phục;
- Phải sử dụng những phương pháp, nghệ thuật khác nhau để việc đối thoại, chất vấn đạt
được kết quả cao nhất.
Mục đích của đối thoại, chất vấn đối tượng thanh tra về kết quả tổng hợp sơ bộ là chủ thể
thanh tra phải làm cho đối tượng thanh tra nhận rõ được những đúng, sai trong quản lý nhà nước
và cùng chủ thể thanh tra tìm ra những giải pháp để sửa chữa, khắc phục những sai phạm cũng
như hậu quả của những sai phạm đó.
f. Xử lý những vấn đề cần thiết trong quá trình thanh tra
- Xử lý các mối quan hệ
+ Quan hệ trong nội bộ đoàn thanh tra:
Đoàn thanh tra, kiểm tra phải được quán triệt để bảo đảm đoàn kết, nhất trí cao trên cơ
sở nguyên tắc tập trung, dân chủ. Vai trò của trưởng đoàn thanh tra là rất quan trọng, phải thể
hiện được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đồng thời phát huy được sự dân chủ, tính sáng tạo
của các thành viên trong đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra còn phải gương mẫu, có tư
tưởng đoàn kết tốt, nêu cao ý thức và thực hiện nghiêm quy chế kỷ luật của đoàn thanh tra.
+ Quan hệ với lãnh đạo (người ra quyết định thanh tra): trong mối quan hệ này, điều
quan trọng nhất là đoàn thanh tra phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo. Sự báo cáo này
để bảo đảm sự chỉ đạo của lãnh đạo đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đoàn
thanh tra. Đặc biệt trong trường hợp có sự việc phức tạp, những vấn đề mới nảy sinh, chủ thể
thực hiện thanh tra cần báo cáo khẩn trương với lãnh đạo để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.
+ Quan hệ với các cơ quan chức năng như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ
quan chuyên môn trong quản lý nhà nước (xây dựng, đất đai, tài chình, thống kê…). Trong mối
quan hệ này cần được phối hợp tốt nhằm:
• Cung cấp những thông tin cần thiết cho chủ thể thanh tra;
• Giúp đỡ chủ thể thanh tra thực hiện việc xác minh, điều tra vụ việc;

• Phối hợp để xử lý đúng đắn các vi phạm pháp luật là: vi phạm hành chính, vi phạm
kỷ luật và vi phạm hình sự.
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
13
- Xử lý các hành vi chống đối
Hành vi chống đối là hành vi của đối tượng thanh tra chống lại hoặc cản trở hoạt động
thanh tra. Hành vi chống đối của đối tượng thanh tra để trốn tránh sự sai phạm nhằm trốn tránh
trách nhiệm pháp lý.
Những hiểu biết của hành vi chống đối thường là:
+ Cố tình chậm lại hoặc thậm chí không cung cấp báo cáo, tài liệu;
+ Trả lời chất vấn của chủ thể thanh tra không thành khẩn;
+ Sửa chữa hoặc thay đổi số liệu, hiện vật, chứng từ;
+ Làm giả hoặc hủy bỏ chứng cứ, tài liệu;
+ Đe dọa, trù dập hoặc thuyên chuyển, kỷ luật người muốn tố cáo với chủ thể thanh tra
hoặc người mà chủ thể thanh tra cần hợp tác;
+ Hối lộ, mua chuộc hoặc đe dọa chủ thể thanh tra hoặc hối lộ cấp trên của hoặc hối lộ
cấp trên của chủ thể thanh tra hoặc cấp trên của mình để được bao che khuyết điểm, sai phạm
hoặc để cấp trên can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra.
+ Cố tình tạo ra một dư luận không tốt để xuyên tạc, kích động quần chúng hiểu sai sự
thật, hiểu sai về cuộc thanh tra; thậm chí kích động cả người khác sử dụng bạo lực để chống lại
cán bộ thanh ta.
Khi có những hành vi chống đối như vậy một câu hỏi được đặt ra là: chủ thể thanh tra
phải xử lý như thế nào để đạt được hiệu quả của thanh tra. Các cách xử lý thường là:
Thứ nhất, chủ thể thanh tra phải làm tốt công tác tư tưởng; vận động giải thích để đối
tượng thanh tra hiểu rõ lợi ích của sự hợp tác tích cực của đối tượng thanh tra. Khi đối tượng
thanh tra không nhận ra điều đó và còn có ý muốn chống đối thì chủ thể thanh tra cần cho đối
tượng thanh tra biết rõ đó là những hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý
tương ứng.
Thứ hai, khi đối tượng thanh tra vẫn có hành vi chống đối, thì chủ thể thanh tra phải sử

dụng các quyền hạn cho phép để xử lý. Chẳng hạn, chủ thể thanh tra có quyền:
“Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng
trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết
làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức
cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;” (điểm
d và g Khoản 1 Điều 42 Luật thanh tra năm 2004).
Ngoài ra, còn rất nhiều quy định cụ thể khác trong các văn bản pháp luật trao quyền cho
chủ thể thanh tra thực hiện những biện pháp xử lý khi đối tượng thanh tra có hành vi chống đối.
1.3.5. Kết thúc thanh tra
Kết thúc thanh tra phải thực hiện các công việc sau:
a. Đưa ra kết luận thanh tra
Kết luận thanh tra phải thể hiện dưới dạng văn bản. Văn bản kết luận thanh tra phải có
những vấn đề sau:
- Phần mở đầu:
+ Nêu xuất xứ của cuộc thanh tra; Tóm tắt hoạt động thanh tra; Nhận xét ngắn gọn thái
độ đối với cuộc thanh tra của đối tượng thanh tra (nếu cần thiết).
- Phần nội dung:
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
14
+ Nêu những sai phạm : Tính chất, mức độ và hậu quả của sai phạm;
+ Nguyên nhân của những sai phạm: Nguyên nhân khách quan và chủ quan;
+ Trách nhiệm đối với những sai phạm: Trách nhiệm của cá nhân, của tập thể và trách
nhiệm của cấp trên, của cấp dưới
- Những kiến nghị:
+ Kiến nghị các giải pháp sửa chữa, khắc phục những sai phạm và hậu quả, tác hại của
chúng: Những vấn cần sửa chữa, khắc phục trong công tác quản lý nhà nước (dành cho đối
tượng thanh tra); Những vấn đề mà đối tượng thanh tra cần xử lý theo thẩm quyền; Những kiến
nghị đối với cấp trên về việc sửa đổi, bổ sung hủy bỏ hoặc ban hành mới các quy định, cơ chế,

chính sách trong quản lý của nhà nước.
+ Kiến nghị các hình thức xử lý: Trách nhiệm kinh tế; Trách nhiệm hành chính; Trách
nhiệm kỷ luật; Trách nhiệm hình sự;
Tuy nhiên, để quyết định thanh tra có đủ cơ sở và có giá trị pháp lý phải bảo đảm những
yêu cầu sau:
Một là, trước khi trở thành quyết định chình thức phải có văn bản dự thảo kết luận thanh
tra. Văn bản dự thảo này phải được: Tất cả thành viên đoàn thanh tra thảo luận; Tổng hợp kỹ
những nội dung đã kết luận; Sự chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; Các cơ quan chức
năng cho ý kiến khi cần thiết.
Hai là, việc thảo luận về dự thảo kết luận thanh tra phải được lập thành biên bản.
Ba là, Thông báo dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra (nếu cần thiết) để
đối tượng thanh tra giải trình và nghe ý kiến các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng trong cơ
quan. Những giải trình và ý kiến này cần được xem xét để có thể bổ sung, hoàn thành dự thảo
kết luận thanh tra.
Bốn là, nội dung kết luận thanh tra phải có chứng cứ và căn cứ pháp lý để bảo đảm tính
hợp pháp về nội dung. Ngoài ra, nội dung kết luận thanh tra cần tính đến yếu tố hợp lý.
b. Công bố kết luận thanh tra
Kết luận thanh tra phải được công bố chính thức tại cơ quan, đơn vị được thanh tra.
- Thành phần tham dự cuộc họp công bố kết luận thanh tra gồm có: thủ trưởng cơ quan
được thanh tra; đại diện các phòng, ban, đơn vị cấp dưới của đối tượng thanh tra có liên quan,
đại diện tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng, thanh tra của các cơ quan, đơn vị, ban thanh
tra của đối tượng thanh tra.
- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố kết luận thanh tra và công bố cả những
quyết định xử lý của đoàn thanh tra (nếu có).
- Để bảo đảm tính dân chủ, đối tượng thanh tra có quyền giải trình những vấn đề trong
kết luận thanh tra. Khi không đồng ý với kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra có quyền khiếu
nại những vấn đề trong kết luận đó. Các đại biểu tham dự cuộc họp công bố kết luận thanh tra
có quyền phát biểu ý kiến tham gia.
- Cuộc họp công bố kết luận thanh tra phải được lập biên bản đầy đủ (thành 2 bản).
Trưởng đoàn thanh tra và thủ trưởng của đối tượng thanh tra cùng ký tên và có đóng dấu. Mỗi

bên giữ một bản kết luận thanh tra và một biên bản công bố kết luận thanh tra.
c. Hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra
Đoàn thanh tra và từng thành viên của đoàn có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra.
Hồ sơ cuộc thanh tra phải có những giấy tờ sau:
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
15
- Quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra (kèm theo văn bản cấp trên giao
tiến hành thanh tra, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, đơn kiến nghị của cơ quan, tổ chức -
nếu có);
- Biên bản thanh tra;
- Báo cáo của đối tượng thanh tra có kèm theo những tài liệu bổ sung, giải trình.
- Văn bản kết luận thanh tra;
- Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;
- Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.
d. Báo cáo kết quả thanh tra
- Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo kết quả thanh tra với người ra quyết định thanh
tra; báo cáo với cấp trên (nếu người ra quyết định thanh tra yêu cầu).
- Đoàn thanh tra tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm những ưu điểm cũng như những hạn
chế trong quá trình thực hiện thanh tra.
- Đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra khen thưởng những cá nhân, tập
thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện thanh tra.
- Nếu có vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế hoạt động của đoàn thanh tra thì đoàn
thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra kỷ luật cá nhân, tập thể đã vi phạm.
1.3.6. Công tác sau thanh tra
a. Đoàn thanh tra
Đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm sau:
- Chuyển hồ sơ vụ việc đến các cơ quan, người có thẩm quyền để tiếp tục xem xét xử lý;
- Báo cáo với người ra quyết định thanh tra những vấn đề mà đối tượng thanh tra còn
khiếu nại hoặc tố cáo (nếu có).

b. Người ra quyết định thanh tra
Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm sau:
- Báo cáo kết quả thanh tra lên cấp trên; Ra quyết định xử lý theo thẩm quyền những vấn
đề đã được đoàn thanh tra kết luận;
- Xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của đối tượng thanh tra đối với kết luận thanh tra
hoặc đối với chính đoàn thanh tra;
- Tổ chức kiểm tra việc đối tượng thanh tra thực hiện các kiến nghị, các quyết định xử lý
đối với đối tượng thanh tra;
- Tổ chức phúc tra cuộc thanh tra nếu cần thiết;
- Quyết định tổ chức thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để phát huy tối đa
hiệu quả của cuộc thanh tra
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
16
CHNG 2
Quy trỡnh v ni dung cuc thanh tra ca Thanh tra B Lao ng - Thng binh v Xó
hi ti Trung tõm Cha bnh - Giỏo dc - Lao ng Xó hi tnh Nam nh.
2.1. Gii thiu khỏi quỏt v Trung tõm Cha bnh - Giỏo dc - Lao ng Xó hi
tnh Nam nh.
2.1.1. Chc nng, nhim v:
Trung tõm Cha bnh - Giỏo dc - Lao ng Xó hi tnh Nam nh l n v s nghip
thuc S Lao ng - Thng binh & Xó hi Nam nh, cú chc nng nhim v t chc, qun
lý, cha tr cho ngi nghin ma tuý, ngi bỏn dõm v tip nhn tỏi ho nhp cng ng cho
ph n v tr em b buụn bỏn t nc ngoi tr v. Trung tõm l n v s nghip do ngõn sỏch
nh nc m bo ton b kinh phớ hot ng.
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động - Xã hội đợc thành lập năm 1992 theo
Quyết định số 522 ngày 29/11/1992 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Hà. Ngày 22/4/2005 Giám
đốc Sở Lao động Thơng binh và Xã hội tỉnh Nam Định đã ra Quyết định số 20/LĐTBXH-TC
về việc qui định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế của Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục
Lao động Xã hội; Ngày 07/10/2009 Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định ra Quyết định số

2229/QĐ-UBND về việc bổ sung nhiệm vụ tiếp nhận và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng đối với
phụ nữ và trẻ em bị buôn bán từ nớc ngoài trở về cho Trung tâm;
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
- Tổng số cán bộ viên chức, nhân viên: 25 ngời, trong đó: Nam: 18 ngời, Nữ: 7 ngời;
- Trình độ cán bộ: Đại học: 07 ngời, Cao đẳng: 04 ngời, Trung cấp: 07ngời, Sơ cấp: 04
ngời, cha qua đào tạo: 03 ngời;
- Bộ máy quản lý:
+ Ban Giám đốc: 02 ngời (Giám đốc và phó giám đốc);
+ Các bộ phận: 02 bộ phận (Bộ phận Tổ chức hành chính và Bộ phận y tế QLHV);
+ Số lợng cán bộ của bộ phận: Bộ phận TCHC: 13 ngời, Bộ phận YT-QLHV: 12 ngời;
- Định mức cán bộ viên chức:
+ Cán bộ quản lý: 06 ngời, Cán bộ làm công tác chăm sóc trực tiếp: 09 ngời, Cán bộ làm
công tác chăm sóc phục vụ gián tiếp : 08, Cán bộ t vấn, điều trị, phục hồi chức năng: 02;
2.1.3. Cơ sở vật chất
+ Tổng diện tích mặt bằng: 4.500 m
2
, trong đó: Diện tích cho xây dựng cơ bản: 1.800m
2
,
Diện tích công trình phụ trợ và cha sử dụng: 2.700m2. Trong đó, các phòng cụ thể:
- Phòng tiếp nhận học viên: 01 phòng/ 36m
2
, Phòng cắt cơn: 07 phòng/112m
2
; Phòng và
diện tích đơn vị dợc: 01 phòng/18m
2
; Phòng điều trị cách ly: 08 phòng/144m
2
; Phòng ở của

học viên: 33 phòng/ 288 m
2
; Khu văn phòng: 520 m
2
+ Trang thiết bị: Chủ yếu mới có 1 số dụng cụ y tế đơn thuần.
- Khả năng tiếp nhận học viên bình quân hàng năm: 150 học viên/năm.
- Quy trình tiếp nhận: Theo quy định tại Nghị định số 135 và Thông t số 22.
Tiu lun mụn : Thanh tra, Kim tra, Giỏm sỏt trong Qun lý Hnh chớnh Nh nc.
V Ngc Sang - Lp Qun lý cụng K17C
17
- Quy trình điều trị: Theo quy định, cần thực hiện 5 giai đoạn (Điều trị cắt cơn - Giáo dục
hành vi nhân cách - Lao động sản xuất - Dạy nghề - Tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng). Hiện
tại, đơn vị mới thực hiện đợc 3 giai đoạn đầu. 2 giai đoạn sau cha thực hiện đợc do cha có cơ sở
lao động sản xuất và dạy nghề sau cai.
2.1.4. Quản lý các học viên tại Trung tâm
Biểu 1: Số học viên Trung tâm quản lý:
TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Quý II/2011
1 Tổng số học viên 269 226 112
- Từ 18 tuổi trở lên 269 226 112
- Dới 18 tuổi 0 0 0
- Nam 265 225 112
- Nữ 04 01 0
2 Học viên bắt buộc 187 162 61
3 Học viên vào lu trú tạm thời 0 0 0
4 Học viên tự nguyện 82 64 51
Biểu số 2: Biến động học viên cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm qua các năm:
Năm
Số học viên
năm trớc
chuyển sang

Số học viên
vào trong năm
Trốn khỏi
Trung tâm
trong năm
Tái hoà nhận
công đồng
trong năm
Ra khỏi TT
vì lý do khác
(ốm, chết)
2009 105 82 0 187
2010 82 80 0 162
Quý II/2011 73 61 67
Biểu số 3: Biến động về học viên cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm qua các năm:
Năm
Số học viên
năm trớc
chuyển sang
Số học viên
vào trong năm
Trốn khỏi
Trung tâm
trong năm
Tái hoà nhận
công đồng
trong năm
Ra khỏi TT
vì lý do khác
(ốm, chết)

2009 6 76 0 82
2010 4 60 0 64
Quý II/2011 13 38 0 38
- Tình hình học viên mại dâm: Hiện tại TT cha có học viên mại dâm vào chữa trị
2.1.5. Quy trình, thủ tục tiếp nhận học viên vào trung tâm và chế độ lập hồ sơ quản lý
học viên, bảo quản, lu giữ hồ sơ:
Trung tâm đã thực hiện quy định của Thông t 41/2010/BLĐTBXH-BYT. Học viên vào
chữa bệnh tại Trung tâm trớc hết phải qua phòng t vấn để đợc t vấn phơng pháp cai nghiện, đợc
an ủi động viên tạo niềm tin yên tâm ở lại chữa bệnh; đợc hớng dẫn và cam kết thực hiện các
quy định và nội quy của Trung tâm.
Tiu lun mụn : Thanh tra, Kim tra, Giỏm sỏt trong Qun lý Hnh chớnh Nh nc.
V Ngc Sang - Lp Qun lý cụng K17C
18
Các học viên trớc khi chuyển đến khu điều trị cắt cơn, giải độc đều đợc các bác sỹ khám
sức khỏe ban đầu, làm bệnh án theo dõi, điều trị cho từng ngời và lu hồ sơ tại phòng y tế quản lý
học viên.
Cán bộ phòng hành chính có trách nhiệm kiểm tra đồ dùng cá nhân của học viên theo
đúng nội quy, quy chế của Trung tâm.
Tất cả số ngời nghiện khi vào trung tâm đều đợc kiểm tra sức khoẻ ban đầu, trên cơ sở cụ
thể về tình trạng sức khoẻ, mức độ sử dụng ma tuý, qua đó đã giúp bộ phận Y tế của Trung tâm
phân tích, đánh giá và làm hồ sơ bệnh án để có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả;
Bệnh án điều trị giữ vai trò rất quan trọng, việc cập nhật và bổ sung thờng xuyên diễn
biến tình trạng sức khỏe của học viên chính là cơ sở khoa học giúp y, bác sỹ đa ra các quyết định
đúng trong việc điều trị. Hàng ngày bác sỹ điều trị khám bệnh cho những học viên đang trong
giai đoạn cắt cơn và cập nhật diễn biến tình trạng sức khỏe của học viên vào bệnh án;
Đối với bệnh án ARV: Sau khi có kết quả xét nghiệm HIV và xét nghiệm CD4 các học
viên này sẽ đợc t vấn khám sức khoẻ và hội chẩn trình Ban xét duyệt điều trị bằng ARV của
Trung tâm. Những học viên đủ tiêu chuẩn điều trị bằng ARV đợc bác sỹ làm bệnh án theo dõi
sức khoẻ và phát thuốc theo quy định.
Thực hiện đúng quy định của Bộ y tế bệnh án điều trị phải lu trữ trong 14 năm nên khi

học viên hết thời gian cai nghiện tại Trung tâm bộ phận y tế có trách nhiệm tổng hợp số hồ sơ lu
gửi bộ phận lu trữ của Trung tâm.
2.1.6. Hoạt động phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khoẻ và chế độ quản lý, giáo
dục, chữa trị, lao động dạy nghề cho học viên:
Sau khi lập xong bệnh án của học viên, cán bộ tiếp nhận căn cứ vào đó để phân loại học
viên theo mức độ nghiện và loại ma tuý sử dụng, tình trạng sức khoẻ để tiếp nhận và bố trí và các
khu điều trị.
Lập kế hoạch cai nghiện cho từng ngời nghiện ma tuý dựa trên các căn cứ vào loại ma
tuý sử dụng, thời gian sử dụng ma tuý, nguyên nhân nghiện ma tuý và các rối loạn tâm lý của
học viên để phân loại học viên và tổ chức chữa trị cho phù hợp
Chủ động xây dựng các phơng án, kế hoạch phòng, chống thẩm lậu ma tuý, các chất kích
thích, phòng chống gây rối chống phá, trốn tập thể khỏi Trung tâm. Tăng cờng các biện pháp
quản lý học viên 24/24h. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ 3 kiểm: kiểm danh, kiểm diện, kiểm tra
không để học viên vi phạm và đa các đồ vật cấm vào khu nhà ở. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ng-
ời ra vào Trung tâm, khi ngời nhà đến thăm, gặp học viên. Phối hợp thờng xuyên với chính
quyền địa phơng nơi Trung tâm đóng trên địa bàn trong công tác bảo vệ, đảm bảo an toàn ngay
từ bên ngoài.
Do làm tốt công tác trên, công tác an ninh trật tự trong Trung tâm đợc đảm bảo, không để
xảy ra các vụ đánh lộn, gây rối, tình trạng đại ca, đầu gấu.
Để giúp ngời nghiện phục hồi sức khỏe và thay đổi đợc hành vi, nhân cách không đơn
giản, mà đòi hỏi phải có thời gian và cả tình thơng, trách nhiệm của cả cộng đồng. Xác định đây
là nhiệm vụ rất quan trọng, rất khó khăn, vất vả tốn nhiều công sức vì đa phần học viên trình độ
văn hoá thấp, quen sống buông thả, thiếu sự quản lý, giáo dục. Do vậy Trung tâm đã chủ động
có kế hoạch giảng dạy cho họ về pháp luật nh: Luật hình sự, Luật dân sự, Luật phòng chống ma
tuý, xử phạt vi phạm hành chính, Luật hôn nhân gia đình, Nghị định 135/CP của Chính phủ .
làm cho họ hiểu biết hơn về pháp luật, có ý thức điều chỉnh năng lực, hành vi của mình. Giáo
Tiu lun mụn : Thanh tra, Kim tra, Giỏm sỏt trong Qun lý Hnh chớnh Nh nc.
V Ngc Sang - Lp Qun lý cụng K17C
19
dục các học viên về nhân cách, lối sống, nếp sống văn hoá, nếp sống có kỷ luật, xây dựng tình

đoàn kết tơng thân, tơng ái Trung tâm là nhà, chúng ta là anh em Thông qua các hoạt động rèn
luyện các học viên về nếp sống tập thể Mình vì mọi ngời, mọi ngời vì mình xây dựng tình
bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh.
2.1.7. Quy trình, thủ tục đa học viên đã chấp hành xong Quyết định tái hoà nhập cộng đồng:
Thực hiện nghị định 135/NĐ-CP, Trung tâm cấp Giấy chứng nhận chấp hành xong Quyết
định đa vào cơ sở chữa bệnh cho các học viên đã thực hiện đủ thời gian chữa bệnh theo Quyết
định của UBND huyện (thành phố); Học viên khi chấp hành xong Quyết định sẽ đợc bàn giao
bằng Biên bản giữa Trung tâm và gia đình học viên.
2.2. Quy trỡnh, ni dung cuc thanh tra ca Thanh tra B Lao ng - Thng binh
v Xó hi ti Trung tõm Cha bnh - Giỏo dc - Lao ng Xó hi tnh Nam nh
2.2.1. Quy trỡnh cuc thanh tra ca Thanh tra B Lao ng - Thng binh v Xó hi ti
Trung tõm Cha bnh - Giỏo dc - Lao ng Xó hi tnh Nam nh:
- Ngy 27 thỏng 10 nm 2011, Chỏnh thanh tra B Lao ng - Thng binh v Xó hi cú
Quyt nh s 125/Q-TTr v vic quyt nh kim tra cụng tỏc phũng, chng ti phm, theo ú
quyt nh kim tra vic t chc cai nghin, qun lý sau cai v cụng tỏc phũng, chng mi dõm
t nm 2009 n ht quý II nm 2011 i vi Trung tõm Cha bnh - Giỏo dc - Lao ng Xó
hi tnh Nam nh, thi hn thanh tra t 01 n 02 ngy, bt u t 11/11/2011.
- Quyt nh thanh tra cng nờu rừ thnh phn on thanh tra, nhim v quyn hn ca
trng on thanh tra, thnh viờn on thanh tra theo quy nh ti iu 53, 54 ca Lut thanh
tra; ng thi quyt nh thanh tra cng c gi ti thnh viờn on thanh tra v i tng
c thanh tra ( õy c th l Trung tõm Cha bnh - Giỏo dc - Lao ng Xó hi tnh Nam
nh). Kốm theo Quyt nh thanh tra, Thanh tra B Lao ng - Thng binh v Xó hi cng
gi kốm theo cng bỏo cỏo v vic thc hin cụng tỏc phũng chng ti phm yờu cu n
v c kim tra chun b bỏo cỏo bng vn bn theo cỏc ni dung c th sau:
- Chc nng, nhim v ca n v;
- C cu t chc ca n v;
- C s vt cht ca n v;
- Tỡnh hỡnh c th vic qun lý cỏc i tng ti n v, trong ú ngh lm rừ s i
tng nghin ma tỳy, mi dõm; vic thit lp h s qun lý i tng, ch qun lý, giỏo dc,
cha tr, dy ngh v lao ng tr liu cho i tng nghin ma tỳy, mi dõm ti n v;

- Cụng tỏc thu, chi ti chớnh v tỡnh hỡnh s dng kinh phớ ca n v;
- n v t ỏnh giỏ v kin ngh;
2.2.2. Ni dung cuc thanh tra ca Thanh tra B Lao ng - Thng binh v Xó hi ti
Trung tõm Cha bnh - Giỏo dc - Lao ng Xó hi tnh Nam nh:
- Thc hin yờu cu ca Thanh tra B Lao ng - Thng binh v Xó hi, Trung tõm
Cha bnh - Giỏo dc - Lao ng Xó hi tnh Nam nh ó xõy dng bỏo cỏo bng vn bn theo
cỏc ni dung ca cng v chun b cỏc iu kin cn thit tip, lm vic vi on thanh
tra ( ni dung bỏo cỏo c th nh ó trỡnh by ti Mc 2.1)
- Ngy 11/11/2011, on thanh tra ca Thanh tra B Lao ng - Thng binh v Xó hi
ó tin hnh lm vic ti Trung tõm Cha bnh - Giỏo dc - Lao ng Xó hi tnh Nam nh,
Tiu lun mụn : Thanh tra, Kim tra, Giỏm sỏt trong Qun lý Hnh chớnh Nh nc.
V Ngc Sang - Lp Qun lý cụng K17C
20
sau khi nghe đại diện trung tâm báo cáo bằng văn bản các nội dung theo yêu cầu, đoàn đã tiến
hành kiểm tra, xem xét các vấn đề cụ thể như:
- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị;
- Cơ sở vật chất và công tác thu, chi tài chính và tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị;
- Tình hình cụ thể việc quản lý các đối tượng tại đơn vị, trong đó kiểm tra, xem xét kỹ số
đối tượng nghiện ma túy, mại dâm và việc thiết lập hồ sơ quản lý đối tượng.
- Về chế độ quản lý, giáo dục, chữa trị, dạy nghề và lao động trị liệu cho đối tượng
nghiện ma túy, mại dâm tại đơn vị, đoàn cũng đã kiểm tra, xem xét các nội dung cụ thể như hoạt
động phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khỏe cũng như quy trình chữa trị cai nghiện của
đơn vị cùng các hoạt động hỗ trợ như dạy nghề, lao động trị liệu.
Ngoài ra, đoàn cũng ghi nhận những kiến nghị của đơn vị trong báo cáo.
Kết thúc buổi làm việc, đoàn thanh tra đã thiết lập biên bản kiểm tra và thông qua với tất
cả các thành viên tham gia buổi làm việc và xác lập thành 02 bản, có giá trị như nhau. Đoàn
kiểm tra và đơn vị được kiểm tra mỗi bên giữ 01 bản.
Trên cơ sở xem xét báo cáo kết quả kiểm tra ngày 11/11/2011 của đoàn thanh tra tại
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh Nam Định, ngày 06/12/2011, Thanh tra
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Kết luận kiểm tra việc thực hiện công tác phòng,

chống tội phạm số 281/KL-TTr gửi Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh
Nam Định.
Kết luận kiểm tra khái quát những kết quả đơn vị đạt được và những thiếu sót, hạn chế
mà đơn vị cần khắc phục đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Trung tâm Chữa bệnh -
Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh Nam Định và yêu cầu trung tâm sớm thực hiện những kiến
nghị đã nêu, báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước
15/01/2012. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức kiểm tra việc thực hiện
các kiến nghị đối với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh Nam Định nếu
xét thấy cần thiết.

Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
21
CHƯƠNG 3
So sánh, phân tích và đánh giá nội dung cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội
tỉnh Nam Định với những kiến thức cơ bản đã được tiếp thu sau môn học.
3.1. So sánh quy trình, nội dung cuộc thanh tra với những kiến thức cơ bản đã
được tiếp thu sau môn học:
TT Quy trình, nội dung thanh tra
Quy trình, nội dung cuộc thanh
tra của Thanh tra Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội tại Trung
tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao
động Xã hội tỉnh Nam Định
Có thực hiện
Không thực
hiện
1 Xác định các vấn đề cần thanh tra
X

2 Lập kế hoạch thanh tra
X
3 Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
X
4 Tổ chức thực hiện thanh tra
4.1 Công bố quyết định thanh tra
X
4.2 Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
X
4.3
Nghiên cứu, phân tích báo cáo của đối tượng
thanh tra
X
4.4
Tổng hợp sơ bộ kết quả nghiên cứu hồ sơ, kết
quả thẩm tra, xác minh, chất vấn để lựa chọn
những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu sâu
X
4.5
Đối thoại, chất vấn đối tượng thanh tra về kết quả
tổng hợp sơ bộ
X
4.6
Xử lý những vấn đề cần thiết trong quá trình
thanh tra
X
5 Kết thúc thanh tra
5.1 Đưa ra kết luận thanh tra
X
5.2 Công bố kết luận thanh tra

X
5.3 Hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra
X
5.4 Báo cáo kết quả thanh tra
X
6 Công tác sau thanh tra
6.1 Đoàn thanh tra
X
6.2 Người ra quyết định thanh tra
X
3.2. Phân tích và đánh giá quy trình, nội dung cuộc thanh tra với những kiến thức
cơ bản đã được tiếp thu sau môn học:
3.2.1. Về quy trình:
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
22
Cơ bản, đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành
thực hiện tương đối đầy đủ các bước so với quy trình thanh tra theo quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ giới hạn yêu cầu của bài tiểu luận, chỉ xin được phân tích sâu bước 5 -
về Kết thúc thanh tra và bước 6 - về công tác sau thanh tra:
+ Về bước 5 - Kết thúc thanh tra :
Sau khi tổ chức thanh tra, đoàn thanh tra đã tổ chức lập biên bản kiểm tra sau đó đã đưa
ra được kết luận thanh tra nhưng không tổ chức công bố kết luận thanh tra mà chỉ gửi kết luận
thanh tra đến đối tượng được thanh, kiểm tra ( ở đây cụ thể là gửi đến Trung tâm Chữa bệnh -
Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh Nam Định).
+ Về bước 6 – công tác sau thanh tra :
Mặc dù Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh Nam Định đã tổ chức
hội nghị quán triệt kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tới
cán bộ chủ chốt của đơn vị, đồng thời khẩn trương khắc phục những hạn chế, thiếu sót và báo
cáo kết quả về Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định nhưng đến nay

công tác sau thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng chưa được
thực hiện đúng quy định.
3.2.2. Về nội dung:
Về cơ bản, đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến
hành thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm tra theo yêu cầu đã được xác định trong kế hoạch.
Đoàn đã tổ chức xem xét, đánh giá phân tích từng hoạt động cụ thể từ đó đã chỉ ra được
những mặt làm được, những điểm yếu còn tồn tại, cần khắc phục sửa chữa đối với đối tượng
được thanh tra. Đồng thời tổ chức đối thoại, chất vấn đối tượng thanh tra về kết quả tổng hợp sơ
bộ qua đó làm cho đối tượng thanh tra nhận rõ được những đúng, sai trong quản lý nhà nước và
cùng chủ thể thanh tra tìm ra những giải pháp để sửa chữa, khắc phục những sai phạm cũng như
hậu quả của những sai phạm đó.
KẾT LUẬN
Tiểu luận môn : Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát trong Quản lý Hành chính Nhà nước.
Vũ Ngọc Sang - Lớp Quản lý công K17C
23

×