Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

GIỚI THIỆU VỀ CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.57 KB, 11 trang )

GIỚI THIỆU VỀ CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ SỰ
CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
I. CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC PHÒNG
CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI .
1 . Chức năng
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng, chống
HIV/AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ trên phạm vi cả nước theo quy
định của pháp luật.
2 . Nhiệm vụ
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có nhiệm vụ
• Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ
a) Chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm,
dự án, đề án về phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng,
chống HIV/AIDS;
b) Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về
phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS;
c) Chương trình, kế hoạch, chế độ, chính sách và giải pháp:
- Phòng ngừa tệ nạn mại dâm;
- Cai nghiện, phục hồi và quản lý người sau cai nghiện ma túy tại các
cơ sở tập trung và cộng đồng;
- Phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS cho các đối tượng theo quy định;
- Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị
buôn bán từ nước ngoài trở về;
d) Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục lao
động xã hội ( cơ sở quản lý người nghiệm ma tuý, người bán dâm, người sau cai
nghiện ma tuý);
đ) Điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục lao
động xã hội; thủ tục nhận đối tượng vào cơ sở giáo dục lao động xã hội và từ cơ


sở giáo dục lao động xã hội về gia đình, cộng đồng;
e) Thẩm định việc cấp, thu hồi giấy phép của các cơ sở cai nghiện ma
túy tự nguyện;
g) Quy trình, nội dung, chương trình giáo dục, dạy nghề; tạo việc làm,
lao động sản xuất; hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện, tái
phạm cho các đối tượng;
h) Chính sách xã hội hóa hoạt động cai nghiện ma túy.
• Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ
về hỗ trợ hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy
và phòng, chống HIV/AIDS; tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn
nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo phân công của Bộ.
• Thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân
công của Bộ.
• Giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ Thường trực về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn mại
dâm của Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy,
mại dâm; thực hiện nhiệm vụ thường trực về công tác phòng chống HIV/AIDS
và công tác phòng chống tội phạm của ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội.
• Tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch
viên chức chuyên ngành, chế độ chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức
trong lĩnh vực được phân công; tiêu chí xếp hạng, định mức biên chế đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý;
• Tổ chức cập nhật, thống kê đối tượng quản lý theo sự phân công của Bộ.
• Thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức theo phân công của Bộ.
• Sơ kết, tổng kết, đánh giá, nhân rộng các phong trào, mô hình tiên tiến; báo cáo
định kỳ và đột xuất trong lĩnh vực được phân công.
• Quản lý cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy
định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.

3. Cơ cấu tổ chức của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng
giúp việc;
Các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc gồm:
- Phòng Chính sách 05;
- Phòng Chính sách 06;
- Phòng Tuyên truyền;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Văn phòng.
II. HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC- LAO ĐỘNG XÃ
HỘI
1 .Vai trò, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo
dục - Lao động xã hội .
1.1 Vai trò ,nhiệm vụ .
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội là đơn vị được
thành lập và tổ chức hoạt động theo Nghị định số 135/2004/NĐ - CP ngày
10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện
vào cơ sở chữa bệnh;
Học viên đang cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm mắc lao, nhiễm HIV
hoặc mắc STD không bị phân biệt đối xử; được giữ bí mật về bệnh tật; được
quản lý, chăm sóc, tư vấn và chữa trị phù hợp với điều kiện tổ chức, quản lý của
Trung tâm
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội là nơi chữa trị, học
tập và lao động phục hồi đối với người nghiện ma túy, người bán dâm bị xử lý
bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh; người nghiện ma túy và người bán
dâm là người chưa thành niên và người nghiện ma túy, người bán dâm tự
nguyện vào cơ sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị.
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội có chức năng, nhiệm vụ:

- Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khoẻ cho người vào
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; tổ chức lao động trị liệu,
lao động sản xuất cho người vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động
xã hội; tổ chức học tập, giáo dục, dạy nghề; bảo đảm các điều kiện vật chất, sinh
hoạt tinh thần cho họ.
- Nghiên cứu thực nghiệm mô hình, quy trình chữa trị, cai nghiện, phục
hồi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức
và nhân viên của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định; giữ gìn an ninh
trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức quản lý, chữa
bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp cho người vào Trung tâm.
1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội bao
gồm:
Ban giám đốc gồm có: Giám đốc; Các Phó giám đốc.
Tùy theo quy mô tổ chức, số lượng, đặc điểm, tính chất của người bị
đưa vào Trung tâm và đặc thù của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cần thiết
Phân khu trong Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tổ chức khu vực
dành riêng cho những đối tượng sau:
a) Phụ nữ;
b) Người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
c) Người đã tái phạm nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự;
d) Người chưa thành niên.
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải có nơi tiếp nhận
đối tượng, nơi khám, chữa bệnh, học tập, dạy nghề, lao động, nơi ăn ở, sinh hoạt
văn hoá thể thao đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị đưa vào Trung tâm
Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội có phòng kỷ luật để
giáo dục những đối tượng có hành vi chống đối người thi hành công vụ và các
hành vi vi phạm nghiêm trọng khác.
Các cấp độ của hệ thống Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội
Hệ thống Trung tâm tại Việt Nam bao gồm các cấp độ như sau:
+ Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (Cơ quan quản lý Nhà nước ) chịu trách
nhiệm quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hệ thống Trung tâm đảm bảo tính
thống nhất, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc .
+ Các Trung tâm tại 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ 3 tỉnh, thành
phố trên);
2. Điều kiện thành lập của trung tâm .
Thành lập, giải thể Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội được thành lập theo
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục -

×