Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đánh giá tiềm năng của việc xã hội hóa dịch vụ công cộng trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.76 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

TIỂU LUẬN
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA VIỆC
XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG CỘNG
TRONG TƯƠNG LAI
Học viên: Trần Thị Xuân Hương
Lớp Cao học Hành chính công 16M

Huế, năm 2013
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
NỘI DUNG 2
1 Xã hội hóa là gì? 2
2. Xã hội hóa dịch vụ công là gì? 3
3. Tại sao phải xã hội hóa dịch vụ công? Sự cần thiết phải xã hội hóa dịch vụ công 3
4. Tiềm năng của việc xã hội hóa dịch vụ công cộng và định hướng trong tương lai 4
5. Các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công cộng nhằm nâng cao chất lượng cung
ứng dịch vụ công trong tương lai 6
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội hóa dịch vụ công là một khái niệm được đề cập đến rất nhiều trong
thời gian gần đây.Trước khi sâu vào khái niệm này như chúng ta đã biết việc
cung cấp dịch vụ công được hiểu như một lĩnh vực hoạt động gắn liền với việc
thực hiện chức năng xã hội của nhà nước trong việc đảm bảo các yêu cầu thiết
yếu phục vụ cho việc duy trì trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển,
đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của các công dân và toàn xã hội theo mong muốn
của nhà nước.Nhìn chung, dịch vụ công phải đáp ứng những nhu cầu chung của
xã hội về các lĩnh vực: duy trì trật tự công cộng và an toàn xã hội như an
ninh,quốc phòng, ngoại giao; bảo vệ trật tự kinh tế, trật tự mua bán trên thị


trường thông qua việc xây dựng và thực thi thể chế kinh tế thị trường; cung cấp
các tiện ích công cộng cho toàn thể thành viên trong xã hội như bảo vệ sức khỏe,
giáo dục đào tạo, giao thông công cộng, thông tin, thư viện công cộng ; quản lí
tài nguyên và tài sản công cộng như quản lí tài sản nhà nước, bảo vệ môi trường,
tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ quyền công dân và quyền con người.Xuất phát từ
nhu cầu thiết yếu và có phạm vi rộng như vậy thì việc nâng cao chất lượng dịch
vụ công có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân và là biểu hiện rõ
nhất chất lượng của một bộ máy hành chính tốt.Chính việc xã hội hóa dịch vụ
công như hiện nay sẽ mang lại nhiều thay đổi trong quá trình cung cấp dịch vụ,
năng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân khi tiếp cận dịch vụ và
giảm gánh nặng của nhà nước.Trong phạm vi của bài tiểu luận: “Anh chị hãy
đánh giá tiềm năng của việc xã hội hóa dịch vụ công cộng trong tương lai”
em xin được phép đề cập nhiều đến những ưu điểm của việc xã hội hóa và và
các giải pháp định hướng nhằm nâng cao chất lượng xã hội hóa dịch vụ công
cộng trong tương lai.
1
NỘI DUNG
1 Xã hội hóa là gì?
Có rất nhiều khái niệm về xã hội hóa như theo C.MÁC: xã hội hóa
trước hết là quá trình chuyển biến từ một nền sản xuất có tính chất cá nhân,
tư hữu sang một nền sang một nền sản xuất mang tính chất công cộng, công
hữu. Trong những năm qua ở nước ta, có một thực tế là thuật ngữ “xã hội
hoá” được đề cập trong nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước
cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng cho đến nay chưa
có một khái niệm (định nghĩa) thống nhất về “xã hội hoá”, hoặc chí ít là
chưa có sự giải nghĩa tương đối đầy đủ về nội hàm của thuật ngữ này. Thực
tế, điều này đã trở thành một thách thức lớn trong việc quán triệt và thực
hiện chủ trương xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở nước ta do có những
cách hiểu khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về xã hội hoá. Cách hiểu
thông thường nhất là dùng nghĩa của tìr “xã hội” cộng với nghĩa của hình vị

“hoá”, như các cách giải thích dưới đây cho “xã hội hoá” là “chung”: (1)
hoạt động sản xuất- kinh doanh là hoạt động không thể tự một người hay
một gia đình làm được, mà là một hoạt động có tổ chức và có tính tập thể
cao; (2) hoạt động do nhà nước quyết định, điều động và kiểm soát- huy
động mọi người làm chung; (3) hoạt động chung có tính tự nguyện: như là
tập thế người bỏ vốn vào công ty, quyền tuỳ thuộc số tiền bỏ vốn ra; hay là
các hợp tác xã mà người lao động làm chung, quyết định chung mỗi người
một phiếu giống nhau; hay (4) xã hội hoá là mỗi người tự đóng góp, tự lo,
nhà nước có xu hướng giảm đi trách nhiệm của mình Nhìn chung, nhiều
cách hiểu về “xã hội hoá” còn ít nhiều phiến diện, chưa làm rõ được bản
chất của “xã hội hoá”. Để giảm thiếu thách thức nêu trên đây,việc làm rõ nội
hàm của thuật ngữ “xã hội hoá”, tù' đó suy ra nội hàm của “xã hội hoá” cung
ứng dịch vụ công (xem xét khái niệm của “xã hội hoá” trong bối cảnh cung
úng dịch vụ công).
2
Đi tìm trong các từ điển tiếng Việt, không tìm thấy cuốn từ điển nào
giải nghĩa đầy đủ cho thuật ngừ “xã hội hoá” trên tư cách là một thuật ngữ
độc lập. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy nhũng sự giải nghĩa thuật ngũ'
“xã hội hoá” khi nó được ghép với các thuật ngũ’ khác như: “xã hội hoá sản
xuất”; “xã hội hoá cá nhân”; “xã hội hoá hình thức”; “xã hội hoá thực tế”;
“xã hội hoá thặng dư” Qua nghiên cứu các thuật ngữ trên có thế suy ra một
cách khái quát rằng: “Xã hội hoá” một hoạt động nào đó chính là sự gia tăng
tính chất “xã hội” của hoạt động ấy thông qua sự tham gia của nhiều chủ thể
khác nhau trong xã hội dựa trên những điều kiện và trong khuôn khổ cơ chế
nhất định. Điều kiện và cơ chế cụ thể như thế nào là phụ thuộc vào bối cảnh
của xã hội hoá.
2. Xã hội hóa dịch vụ công là gì?
Xã hội hóa dịch vụ công là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của
nhân dân trong toàn xã hội vào hoạt động cung cấp dịch vụ công nhằm từng
bước nâng cao mức hưởng thụ về dịch vụ của nhân dân.

Là việc xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối
với việc tạo lập và cải thiện việc cung cấp dịch vụ công; đa dạng hóa các hình
thức cung cấp dịch vụ, mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia
chủ động và bình đẳng vào các hoạt động cung cấp dịch vụ công. Đó là hoạt
động nhằm mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác trong việc cung ứng các dịch
vụ công đáp ứng các đòi hỏi của xã hội.
3. Tại sao phải xã hội hóa dịch vụ công? Sự cần thiết phải xã hội hóa
dịch vụ công
Phải xã hội hóa dịch vụ công vì dịch vụ công là dịch vụ thiết yếu có ảnh
hưởng trực tiếp tới sự phát triển của toàn xã hội nên nhà nước với tư cách là bộ
máy công quyền có nhiệm vụ bảo đảm duy trì trật tự và thúc đẩy xã hội phát
triển phải là người chịu trách nhiệm bảo đảm cung cấp các dịch vụ đó cho xã
hội. Ngoài ra những mâu thuẩn giữa chi phí bao cấp cho việc cung cấp dịch vụ
công quá lớn trong khi đó ngân sách nhà nước thì còn eo hẹp và mâu thuẩn khối
3
lượng dịch vụ công quá lớn so với năng lực thực thi của nhà nước dẫn đến chất
lượng cung ứng dịch vụ kém chất lượng.
Vì vậy không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều thấy
rõ cần thiết phải xã hội hóa dịch vụ công xuất phát bởi các lí do chung như :
- Do yêu cầu phát triển chung của đời sống kinh tế xã hội : trong bối cảnh
phát triển kinh tế thị trường và xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội diễn ra
mạnh mẽ, khoa học và công nghệ đang có những bước tiến vượt bậc đã buộc các
nhà nước một mặt phải năng cao trách nhiệm đối với các quá trình KT- XH mặc
khác phải thu hút sự tham gia của người dân vào công việc của nhà nước.Việc
xã hội hóa không chỉ là khuynh hướng riêng các nước đang trong chung đối với
các quốc gia trên thế giới.
- Do đặc điểm của nền kinh tế thị trường: Điểm quan trọng của thị trường
là làm thỏa mản nhu cầu của khách hàng mà khu vực tư nhân là khu vực khá
linh hoạt hơn trong việc cung ứng dịch vụ cũng như phương thức quản lý chính
vì vậy việc mở rộng sự tham gia của các chủ thể xã hội sẽ góp phần nâng cao

hiệu quả và chất lượng dịch vụ khi đến với người dân.
- Sự thay đổi tương quan giữa khu vực công với khu vực tư trong việc
cung ứng dịch vụ công cộng cũng là một trong những yếu tố dẫn đến cần có sự
thay đổi trong hình thức cung ứng dịch vụ công bởi trong nền kinh tế thị trường
tương quan giữa khu vực công và khu vực tư với việc cung ứng dịch vụ công
cộng có nhiều thay đổi do : sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng cao,
sự thay đổi về mức sống của người dân, sự kém hiệu quả giữa khu vực công và
khu vực tư.
Và các lí do riêng từ chính bản thân từ phía nhà nước như :
- Tiết kiệm ngân sách
- Năng lực bộ máy cung cấp dịch vụ
- Yêu cầu nâng cao tính cạnh tranh và chuyên nghiệp của khu vực công
- Đảm bảo tính công khai và minh bạch
4. Tiềm năng của việc xã hội hóa dịch vụ công cộng và định hướng
trong tương lai
Nếu dịch vụ hành chính công là những hoạt động của nhà nước để định
hướng, điều tiết các hành vi của công dân và tổ chức trong xã hội theo một trật
4
tự do nhà nước quy định thì dịch vụ công cộng là nhóm dịch vụ bảo đảm các
điều kiện thiết yếu phục vụ cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Cùng với
sự phát triển dịch vụ sự nghiệp công như : giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa,
nghiên cứu khoa học thì dịch vụ kinh tế-kỹ thuật công với dịch vụ cấp điện, cấp
nước sạch, thủy lợi, vệ sinh môi trường cũng không ngừng phát triển với các
định hướng tốt với các tiến trình xã hội hóa dịch vụ công được thể hiện trong
Chương trình CCHHNN giai đoạn 2011-2020 với các mục tiêu cụ thể như : cải
cách thể chế, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, nâng cao chất
lượng dịch vụ công. Trong tương lai xã hội hóa dịch vụ công cộng sẽ được:
- Triển khai mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế
- Huy động được các nguồn lực của xã hội vào việc đảm bảo cung ứng
dịch vụ công cộng.

- Tạo nên sự cạnh tranh về cả số lượng và chất lượng cung cấp đáp ứng
yêu cầu tiêu dùng của công dân và xã hội.
Bởi ưu điểm chủ yếu của xã hội hóa dịch vụ công cộng sẽ mang lại là :
- Huy động các thành phần ngoài nhà nước trước hết là khu vực tư nhân,
tham gia cùng với nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ phát huy được tiềm
năng của toàn xã hội vào quá trình phát triển tăng nguồn đầu tư cho việc cung
ứng dịch vụ
- Xã hội hóa giúp các đơn vị cung ứng dịch vụ của nhà nước trở nên năng
động hơn, có cơ hội tiếp cận với trang thiết bị kỹ thuật mới. Chẳng hạn trong
lĩnh vực y tế việc xã hội hóa liên doanh liên kết đã góp phần làm thay đổi nhận
thức của các bệnh viện trong việc huy động vốn để có trang thiết bị hoạt động
chuyên môn, không chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước. Các thiết bị
xã hội hóa chủ yếu là thiết bị chẩn đoán điều trị, kỹ thuật cao nên góp phần thúc
đẩy các kỹ thuật y tế phát triển
- Thông qua quá trình xã hội hóa, hoạt động của nhà nước được giảm tải,
bộ máy nhà nước được tinh gọn hơn, giảm chi ngân sách. Đây cũng là giải pháp
quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triển
kinh tế, xã hội của Đảng và nhà nước vì nhà nước có thể dùng nguồn ngân sách
vốn hạn hẹp để đầu tư cho các vùng khó khăn, các đối tượng chính sách.
5
- Xã hội hóa nâng cao ý thức sử dụng dịch vụ của người dân, xây dựng
cộng đồng trách nhiệm và mở rộng sự tham gia của người dân góp phần vào xây
dựng đất nước
5. Các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công cộng nhằm nâng
cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trong tương lai
Bên cạnh những ưu điểm đã đề cập ở phần trên thì hoạt động xã hội hóa
dịch vụ công cộng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như:
- Qúa trình triển khai xã hội hóa dịch vụ công cộng diễn ra trong một
thời gian dài nhưng vẫn chậm phần lớn các dịch vụ công vẫn được các cơ quan
nhà nước quản lí, việc tham gia cung cấp dịch vụ công của khu vực ngoài nhà

nước vẫn còn khá hạn chế và phát sinh nhiều vấn đề phải giải quyết.
- Mức độ xã hội hóa dịch vụ công cộng diễn ra không đồng đều ở các
ngành, lĩnh vực khác nhau và giữa các vùng khác nhau.Nguyên nhân chính là
nhà nước vẫn còn thiếu những chính sách khuyến khích rõ ràng và cụ thể, chưa
có quy hoạch chung để định hướng và lên kế hoạch triển khai xã hội hóa cho các
ngành, lĩnh vực khác nhau và giữa các vùng khác nhau.
- Việc kiểm soát chất lượng dịch vụ và sử lý vi phạm của các đơn vị cung
cấp dịch vụ ngoài nhà nước chưa được thục hiện chặc chẽ và nghiêm
túc.Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do thiếu các quy định cần thiết và ý
thức trách nhiệm của đội ngũ CBCC làm nhiệm vụ kiểm soát chưa tốt.Các nhà
đầu tư thường chú trọng nhiều đến lợi nhuận, luôn có xu hướng đẩy giá dịch vụ
lên cao để tận thu, các loại phí dịch vụ bị điều chỉnh giá tùy tiện, chất lượng dịch
vụ yếu, cơ chế tài chính không minh bạch.Ví dụ nhiều trường mầm non tư thục
không đủ tiêu chuẩn về diện tích, sử dụng thực phẩm không an toàn, các điều
kiện chăm sóc không đảm bảo; các cơ sở khám chữa bệnh không đáp ứng đủ các
yêu cầu về chuyên môn, trang thiết bị; một số bệnh viện đầu tư kinh phí và nhân
lực vào phát triển các khu dịch vụ điều trị theo yêu cầu để có thể thu thêm tiền
mà bỏ ngỏ một số khoa phòng cần phải đầu tư cho đạt đủ yêu cầu, lạm dụng xét
nghiệm kỹ thuật cao được mua máy móc nguồn vốn xã hội hóa
Từ những thách thức đó để phát huy hết tiềm năng của việc xã hội hóa dịch
vụ công cộng thì vai trò quản lý và cung cấp dịch vụ của nhà nước cần có sự thay
6
đổi bên cạnh những việc giảm bớt tối đa việc trực tiếp cung cấp dịch vụ nhà nước
cần tập trung nhiều vào hoạt động quản lý, điều tiết và định hướng cho việc cung
cấp dịch vụ. Một số giải pháp cần phải chú trọng đến đẩy mạnh xã hội hóa
-Tăng cường nhận thức về dịch vụ công. Cụ thể đối với loại hình dịch vụ
công cộng nhà nước chỉ nên trực tiếp cung cấp khi tư nhân thực hiện không tốt
đáp ứng đòi hổi của nhà nước và vì một lí do đặt biệt nào đó nhà nước không
muốn giao cho các đơn vị ngoài nhà nước đảm nhận.
-Hoàn thiện hoạt động quản lí nhà nước đối với công tác xã hội hóa: thiết

lập các quy định pháp luật về xã hội hóa, xác định rõ ràng cơ chế hoạt động
-Đơn giản hóa thủ thục thành lập nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của
việc kiểm soát chặc chẽ
-Tăng cường kiểm soát về giá cả, năng lực, chất lượng dịch vụ cung ứng, xử
lý các vi phạm trong việc cung cấp dịch vụ của các cơ sơ một cách nghiêm túc
-Hỗ trợ các cơ sở ngoài nhà nước về các vấn đề như đất đai, tài chính, cho
vay vốn có lãi xuất thấp, đào tạo nhân sự, đãi ngộ chính sách…
7
KẾT LUẬN
Tóm lại vấn đề xã hội hóa các dịch vụ công ví dụ như : cổ phần hóa một số
bệnh viện, trường công lập nhằm nâng cao chất lượng chữa bệnh, chất lượng đào
tạo nên được xem xét một cách nghiêm túc, nếu thật sự điều này dẫn đến một sự
cải thiện về nguồn vốn đầu tư, về hiệu quả đầu tư, về hiện đại hóa công nghệ, cải
thiện cung cách quản lý, tạo động lực làm việc và nâng cao chất lượng phục vụ.
Cộng đồng sẽ có những bệnh viện tốt hơn, những trường học tốt hơn để phục vụ
bệnh nhân tốt hơn và đào tạo học sinh tốt hơn. Những nơi này không cung cấp dịch
vụ miễn phí nhưng thật ra, điều này không làm thay đổi chính sách điều trị miễn
phí bệnh nhân nghèo, cũng như không làm thay đổi chính sách giáo dục cưỡng
bách quốc gia, nếu chúng ta thực sự muốn duy trì các chương trình xã hội cần thiết
này. Hệ thống bảo hiểm y tế đang mở rộng cho mọi người dân trong cộng đồng và
không có gì trở ngại về mặt chính sách và biện pháp thực hiện trong việc cung cấp
thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho những thành viên của các gia đình cần được giúp
đỡ, và các trẻ em cơ nhỡ. Trên thực tế, các chương trình này đang được Nhà nước
quan tâm. Với bảo hiểm y tế, các bệnh nhân này có thể đàng hoàng tiếp cận các
bệnh viện được cổ phần hóa và được hưởng một cách công bằng hơn, với một sự
đối xử tốt hơn và một chất lượng phục vụ cao hơn đối với các dịch vụ nghỉ dưỡng
và điều trị tại đây, theo những quy định nghiêm ngặt được công bố về việc nghỉ
dưỡng và điều trị thuộc hệ thống bảo hiểm y tế. Các học sinh nghèo sẽ được hưởng
các khoản trợ cấp từ Quỹ giáo dục quốc gia để thanh toán các khoản học phí trong
những năm học của mình theo chính sách cưỡng bách giáo dục của Nhà nước. Các

em sẽ được hưởng một chất lượng đào tạo không kém hơn những em giàu có khác,
không mặc cảm vì không có phân biệt đối xử. Phương thức này mang lại một sự
công bằng không kém hơn phương thức cũ, nhưng với một chất lượng giáo dục
chắc chắn cao hơn.
Hy vọng những tiềm năng từ việc xã hội hóa dịch vụ công cộng sẽ đem lại nhiều
thuận lợi trong việc thụ hưởng các dịch vụ cho người dân.Trong tương lai việc làm này
phải được xem là giải pháp quan trọng để cải thiện dịch vụ công ở Việt Nam.
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bài giảng môn của thầy Đặng Khắc Ánh
2.Tạp chí giáo dục và lí luận số 190 (CĐ/2012) bài Nâng cao chất lượng
xã hội hóa dịch vụ công của Ts Đặng Khắc Ánh
3.Ts Chu Văn Thành,2007, chủ biên, “Dịch vụ công đổi mới quản lý và
tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay”
4.Ts. Đinh Văn Ân- Hoàng Thu Hòa, chủ biên , “ Đổi mới cung ứng dịch
vụ công ở Việt Nam”
9

×