Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đánh giá tiềm năng của việc xã hội hóa dịch vụ công cộng ở việt nam trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.71 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG
ĐỀ TÀI:
Đánh giá tiềm năng xã hội hoá dịch vụ công
trong tương lai
Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lớp Cao học Hành chính công 16M
Huế, năm 2013
1
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 1
II. NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: DỊCH VỤ CÔNG VÀ XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG- CƠ
SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN 2
1. Quan điểm về dịch vụ công 2
2. Quan điểm về xã hội hóa dịch vụ công 5
3. Quan điểm của Đảng về xã hội hóa dịch vụ công 6
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG
Ở VIỆT NAM 9
1. Những kết quả đã làm được 9
2. Những tồn tại, hạn chế 10
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG Ở
VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI 11
III. KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU TAM KHẢO
2
I. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, yêu cầu đổi mới cung ứng dịch
vụ công là xu hướng tất yếu của nền hành chính hiện đại. Để đạt được thành


công trong công cuộc đổi mới này, nhà nước sẽ phải thực hiện đồng bộ nhiều
giải pháp liên quan đến tất cả các kích chiều cung ứng dịch vụ công, từ những
cải cách nội tại trong chính cơ quan nhà nước chịu cung ứng dịch vụ đến cải
cách về thể chế hoặc thayy đổi cả vai trò của nhà nước trong cung cấp dịch vụ
bằng việc chuyển gia ở mức độ nhất định trách nhiệm cung ứng cho khu vực tư
nhân thông qua quá trình hóa dịch vụ công. Ở Việt Nam, vấn đề xã hội hóa dịch
vụ công đã được thể chế bẳng chủ trương, chính sách của Nhà nước. Với chủ
trương này, Nhà nước khuyến khích người dân tham gia vào phát triển các dịch
vụ công, đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ. Trong nội dung bài tiểu
luận này, tác giả tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận của dịch vụ công và xã
hội hóa dịch vụ công, ting hiểu về tình hình thực hiện xã hội hóa dịch vụ công,
từ đó đưa ra những đánh giá về tiềm năng xã hội hóa dịch vụ công trong tương
lai.
1
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG
VÀ XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG
1. Quan điểm về dịch vụ công
1.1. Khái niệm
Khái niệm “ dịch vụ công” được sử dụng rộng rãi ở châu Âu sau Chiến
tranh Thế giới lần thứ 2. Theo quan niệm của nhiều nước, dịch vụ công luôn gắn
với vai trò của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ này.
Khái niệm và phạn vi dịch vụ công có sự biến đổi tùy thuộc vào vào sự
phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của mỗi quốc gia. Như ở Canada, có tới 34
loại hoạt động được coi là dịch vụ công (quốc phòng, an ninh, pháp chế, tạo việc
làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường và các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, bảo
hiểm xã hội ). Ở Pháp, khái niệm dịch vụ công được hiểu là, bao gồm các hoạt
động công ích (điện, nước, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường ); các
hoạt động sự nghiệp phục vụ nhu cầu tinh thần, sức khỏe của người dân (giáo
dục, y tế, thể thao, thể dục ); các dịch vụ hành chính công (thuế vụ, an ninh,

quốc phòng, cấp phép hộ khẩu, hộ tịch ). Còn ở Italia, dịch vụ công được giới
hạn ở hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh tế công ích (điện, nước sạch, vệ sinh
môi trường). Các hoạt động cấp phép hộ khẩu, hộ tịch lại do cơ quan hành chính
thực hiện.
Ở Việt Nam hiện nay đang có xu hướng tách hoạt động dịch vụ công ra
khỏi hoạt động hành chính công quyền nhằm xóa bỏ cơ chế bao cấp, giảm tải
cho bộ máy nhà nước, khai thác mọi tiềm tàng trong xã hội và nâng cao chất
lượng của dịch vụ công phục vụ nhân dân.
Có thể thấy rằng khái niệm và phạm vi các dịch vụ công cho dù được tiếp
cận ở nhiều góc dộ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục nhu
cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội, của cộng đồng dân cư và nhà nước có
trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ này cho xã hội.Ngay cả khi nhà nước chuyển
giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân thì nhà nước
2
vẫn giữa vai trò điều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch
vụ này và khăc phục các bất cập của thị trường.
Từ những tính chất trên đây, dịch vụ công có thể hiểu là những hoạt động
phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng , của xã
hội, do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điêu kiện cho khu vực
tư nhân thực hiện.
1.2. Đặc điểm dịch vụ công
Các loại dịch vụ công và các hình thức cung ứng dịch vụ công tuy có đặc
điểm, tính chất khác nhau, song chúng có đặc điểm chung cơ bản như sau:
Thứ nhất, dịch vụ công có tính xã hội, với mục tiêu chính là phục vụ lợi
ích cộng đồng đáp ứng nhu cầu của tất cả công dân, không phân biệt giai cấp,
địa vị xã hội và đảm bảo công bằng và ổn định xã hội, mang tính quần chúng
rộng rãi. Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ
công với tư cách là đối tượng phục vụ của nhà nước. Từ đó có thể thấy tính
kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động dịch vụ
công.

Thứ hai, dịch vụ cung ứng loại “hàng hóa “ không phải là bình thường mà
là hàng hóa đặc biệt do nhà nước cung ứng hoặc ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân
thực hiện, đáp ứng nhu cầu toàn xã hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có hình
thái hiện vật hay phi hiện vật.
Thứ ba, việc trao đổi dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trường đầy
đủ. Thông thường, người sử dụng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền , hay
đúng hơn là đã trả tiền dưới hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Cũng
có những dịch vụ công mà nười sử dụng vẫn phải trả một phần hoặc toàn bộ
kinh phí; xong nhà nước vẫn có trách nhiệm đảm bảo cung ứng các dịch vụ này
không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Thứ tư, từ góc độ kinh tế học, dịch vụ công là các hoạt động cung ứng cho
xã hội một loại hàng hóa công cộng. Loại hàng hóa này mang lại lợi ích không
chỉ lợi ích cho những người mua nó, mà cho cả những người không phải trả tiền
cho hàng hóa này.
3
Với sự đa dạng của các loại dịch vụ công, của các hình thức cung ứng dịch
vụ công và những đặc điểm của dịch vụ công, dịch vụ công có thể được hiểu là
những hoạt động phục vụ nhu cầu tiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng
đồng, của xã hội do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện
cho khu vực tư nhân thực hiện nhằm đảm bảo trật tự, lợi ích chung và công bằng
xã hội.
1.3 . Các hình thức dịch vụ công
Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ cung ứng, có thể chia dịch vụ
công thành các loại sau:
 Dịch vụ công hành chính công : Đây là loại dịch vụ gắn liền với chức
năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Do vậy, cho đến
nay đối tượng cung ứng duy nhất của các dịch vụ công này là cơ quan công
quyền hay các cơ quan nhà nước thành lập được ủy quyền thực hiện cung ứng
dịch vụ hành chính công . Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước .
Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ

trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận , đăng ký, công chứng, thị thực, hộ
tịch,…Người dân được hưởng dịch vụ này không theo
quan hệ cung cầu, ngang giá trên thị trường, mà thông qua hẹ thống lệ phí
hoặc phí cho các cơ quan hành chính nhà nước . Phần lệ phí này mang tính chất
hỗ trợ cho ngân sách nhà nước.
 Dịch vụ công cộng: Đây là loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cộng
đồng , xã hội. Trong đó dịch vụ công cộng có thể chia làm hai loại chính:
 Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi
xã hội thiết yếu cho người dân như giáo dục , văn hóa, khoa học, chăm sóc sức
khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sin xã hội. Xu hướng chung hiện nay trên
thế giới là nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụ công nào mà xã hội không thể
làm được hoặc không muốn làm, nên nà nước đã chuyển giao một phần việc
cung ứng dịch vụ công này cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội
 Dịch vụ công ích : Là các hoạt động cung cấp các hàng hóa, dịch
vụ cơ bản thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý
4
rác thải, cấp nước sạch, vận tải côn cộng đô thị, phòng chống thiên tai…chủ yếu
do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Có một số hoạt động ở địa bàn cơ sở
do khu vực tư nhân đứng ra đàm nhiệm như vệ sinh môi trường , thu gom vận
chuyển rác thải ở một số đo thị nhỏ, cung ứng nước sạch ở một số vùng nông
thôn…
2. Quan điểm về xã hội hóa dịch vụ công
1.1. Khái niệm
Dịch vụ công là những dịch vụ thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển của tàn xã hội nên nhà nước với tư cách bộ máy công quyền có nhiệm vụ
đảm bảo duy trì trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển phải là nười chịu trách
nhiệm đảm bảo cung cấp dịch vụ công đó cho xã hội.Ở Việt Nam nâng cao chất
lượng dịch vụ công là một trong những đòi hỏi quan trọng của quá trình CNH,
HĐH hướng tới xây dựng pháp quyền XHCN, nhằm mục tiêu dân giàu nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chương trình cải cách tỏng thể hành

chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 ( Ban hành theo Nghị quyết 30c/NQ-CP
ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ) đã xác định ba mục tiêu chủ yếu ba
gồm: (1) cải cách thể chế;(2) xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ,
công chức viên chức ;( 3)Nâng cao chất lượng dịc vụ công . Tuy nhiên, trong
bối cảnh , những đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội đối với các dịch vụ công và
khả năng đáp ứng của nhà nước bị hạn chế do thiếu hụt ngân sách và tính kém
hiệu quả trong hoạt động đầu tư của nhà nước, việc cho phép lôi cuốn khu vực
tư tham gia cùng với nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công là tất yếu . Quá
trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào
hoạt động cung cấp dịch vụ công nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về
dịch vụ của nhân dân được gọi là xã hội hóa dịch vụ công
1.2. Lợi ích của xã hội hóa dịch vụ công
Sự phát triển dịch vụ công với những hiệu quả của nó có ý nghĩa là điều
kiện và động cơ phát triển kinh tế, xã hội và chính trị.
Một là,hiệu quả của dịch vụ công trong phát triển kinh tế - xã hội ngày nay
tính ưu việt của một xã hội, một thể chế chính trị ngày càng thể hiện rõ ở chất
5
lượng cung ứng dịch vụ công. Qua đó, thể hiện sự hợp tác tốt đẹp giữa nhà
nước, cộng đồng và các tổ chức xã hội. Nếu dịch vụ công làm không tốt, chất
lượng thấp, hoặc dối trá lừa đảo thì tác động xấu và trực tiếp đến đời sống xã
hội, đến uy tín chính trị của nhà nước và dân tộc. Hiệu quả của dịch vụ công đối
với phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện ở hai nội dung:
Hai là, hiệu quả của thể chế kinh tế thị trường (giao dịch kinh tế, cạnh
tranh thị trường, bảo vệ tài nguyên, tài sản công cộng ) và sự ổn định xã hội,
duy trì trật tự và an toàn cho cộng đồng, thành viên xã hội được bảo vệ sức
khỏe, giáo dục, việc làm, thông tin, bảo vệ quyền công dân.
Ba là, hiệu quả dịch vụ công trong nâng cao vai trò và trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước. Ngày nay, nhà nước phải bảo đảm tốt hai chức năng:
chức năng quản lý và chức năng phục vụ. Cùng với hiệu quả của dịch vụ công,
chức năng phục vụ ngày càng nổi lên và chức năng quản lý ngày càng gọn nhẹ

và hiệu quả. Gắn kết nhuần nhuyễn hai chức năng quản lý và phục vụ là khoa
học và nghệ thuật quản lý, là văn hóa và đạo đức của nhà nước. Đó là con đường
để nhà nước trở thành một nhà nước tiết kiệm, trong sạch mà kết quả chung là đi
đến "xã hội lớn, nhà nước nhỏ", xã hội ngày càng tự chủ hơn, nhà nước ngày
càng hiệu quả hơn, gần dân hơn.
Để nâng cao dần hiệu quả dịch vụ công, nhà nước phải xác định rõ từng
thời kỳ: loại dịch vụ công nào nhà nước cần trực tiếp làm, loại nào ủy quyền cho
tổ chức ngoài nhà nước và loại nào nhà nước cần phối hợp với các tổ chức ấy.
Nhìn chung, nhà nước chỉ trực tiếp cung ứng dịch vụ công nào mà khu vực
ngoài nhà nước không thể làm thay hay không muốn làm.
3. Quan điểm của Đàng về xã hội hóa dịch vụ công
Tư tưởng về xã hội hoá dịch vụ công được hình thành từ Nghị quyết Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư (Khoá VII) “đa dạng hoá các
hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ (nhà nước, tập thể, nhân dân) trong đó y tế
nhà nước là chủ đạo” và được chính thức đưa vào trong văn kiện Đại hội Đảng
VIII “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà
nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp,
6
các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải
quyết các vấn đề xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Các chính sách xã hội được
tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp,
huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân
dân, các tổ chức xã hội”. Văn kiện Đại hội Đảng X tiếp tục cụ thể hóa: “Đẩy
mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo” và “Xúc tiến xã hội hóa các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật, thông tin với bước đi thích hợp cho từng loại hình, từng vùng”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về
tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã
khẳng định “Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục
thể thao, đặc biệt là cho những vùng nghèo, người nghèo, bảo đảm những dịch

vụ cơ bản cho nhân dân. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, vận dụng hợp lý
những mặt tích cực của cơ chế thị trường”.
Thể chế hoá chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
90/NQ-CP ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt
động giáo dục, y tế và văn hoá; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn
hóa, thể thao. Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-2010 của Chính phủ, vấn đề dịch vụ công được đề cập rất cụ thể:
“Xây dựng quan niệm đúng đắn về dịch vụ công. Nhà nước có trách nhiệm
chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nhưng không phải vì thế mà
mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhiệm.
Trong từng lĩnh vực cần định rõ những công việc mà Nhà nước phải đầu tư và
trực tiếp thực hiện, những công việc cần chuyển giao cho các tổ chức xã hội
đảm nhiệm”.
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh
xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao khẳng định:
xã hội hoá nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động
toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Các
7
nhiệm vụ đẩy mạnh xã hội hóa chủ yếu gồm :1) Nhà nước đổi mới cơ chế chính
sách, đổi mới phương thức cơ cấu đầu tư; 2) Chuyển các cơ sở công lập đang
hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế
tự chủ; 3) Phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập với hai loại hình dân lập và
tư nhân; 4) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Như vậy theo tinh thần các văn kiện của Đảng và Nhà nước, xã hội hoá
chính là huy động nguồn lực từ trong nhân dân và sự tham gia của người dân
vào việc giải quyết các vấn đề thuộc chính sách xã hội của Nhà nước, nhưng
không làm giảm vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo các dịch
vụ công cơ bản cho người dân.
8

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG
Ở VIỆT NAM
1. Những kết quả đã làm được
Chính phủ đã nghiên cứu ban hành các chính sách và quy định làm cơ sở
cho việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực tham
gia vào hoạt động phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.
Kết quả là hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ công ngoài công lập ngày càng
phát triển, đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu của xã hội trong các lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao… tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn
người. Mạng lưới các trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề ngoài công lập đã được
mở rộng ở các cấp học. Trình độ đào tạo; tỷ lệ học sinh, sinh viên ở các trường
ngoài công lập ngày càng tăng. Nhiều cơ sở y tế ngoài công lập được thành lập ở
các địa phương, thực hiện cấp cứu, khám chữa bệnh cho hàng triệu lượt người,
góp phần giảm tải cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập. Các cơ sở cung ứng
dịch vụ văn hóa và thể dục thể thao ngoài công lập tăng nhanh, thu hút được
nhiều nguồn lực, nhiều thành phần kinh tế trong xã hội tham gia.
Thực hiện có hiệu quả chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, huy động được
nhiều nguồn lực xã hội để cùng với ngân sách nhà nước đầu tư cho các lĩnh vực
dịch vụ công, tạo điều kiện cho ngân sách nhà nước tập trung đầu tư phát triển
các cơ sở công lập phục vụ những vùng nghèo, người nghèo và đảm bảo những
dịch vụ cơ bản như: giáo dục phổ cập; các chương trình mục tiêu quốc gia; y tế
dự phòng, y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ cơ bản cho các đối tượng chính sách,
người nghèo Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích thành lập các cơ sở ngoài
công lập, mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng dịch vụ của các cơ sở này;
thúc đẩy việc hình thành cơ chế cạnh tranh giữa các loại hình tổ chức cung ứng
dịch vụ công lập và ngoài công lập nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng phục
vụ; nâng cao ý thức trách nhiệm và mở rộng sự tham gia của toàn dân vào sự
nghiệp phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… của đất nước.
9
Việc tăng nhanh số lượng các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập đòi

hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải đổi mới nội dung và phương thức quản lý
nhà nước trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công. Qua đó, tạo được sự chuyển
biến trong chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện xã hội hóa ở các cấp, các ngành,
các địa phương, góp phần thay đổi nhận thức của xã hội trong việc triển khai
thực hiện xã hội hóa.
2. Những tồn tại, hạn chế
Trong thực tế công tác xã hội hoá hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể
dục thể thao chưa đảm bảo định hướng đã đề ra, kết quả đạt được còn ít và thiếu
vững chắc so với tiềm năng. Tiến độ thực hiện chuyển đổi cơ sở công lập, bán
công sang loại hình ngoài công lập hoặc doanh nghiệp còn chậm. Mức độ phát
triển xã hội hoá không đồng đều giữa các vùng, miền và cả giữa các địa phương
có điều kiện kinh tế - xã hội như nhau. Cơ chế, chính sách đầu tư, thu hút các
nguồn lực của xã hội để phát triển các cơ sở dịch vụ công ngoài công lập chưa đủ
mạnh; các chính sách đòn bẩy kinh tế như thuế, tín dụng, đất đai, chế độ tiền
lương, bảo hiểm xã hội chưa được triển khai thực hiện đồng bộ và nhất quán để
thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các cơ sở dịch vụ ngoài công lập. Công tác chỉ
đạo tổ chức thực hiện thiếu kiên quyết, sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa
phương chưa chặt chẽ.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên đây là do quan niệm về xã hội
hoá của các cấp, các ngành và xã hội còn chưa đầy đủ và toàn diện, xem xã hội
hoá chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân trong điều kiện Nhà
nước khó khăn về tài chính, ngân sách; chưa thực sự quyết tâm đẩy mạnh xã hội
hoá các hoạt động dịch vụ công. Tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào Nhà
nước của một bộ phận cán bộ, công chức và người dân còn khá nặng nề. Trong
khi đó, công tác quán triệt, tuyên truyền về mục tiêu, sự cần thiết của xã hội hóa
chưa được chú ý đúng mức.
10
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG Ở
VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI
Thứ nhất, xã hội hóa dịch vụ công là xu hướng tất yếu không thể đảo

ngược trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế của nước ta. Đây là tư tưởng cơ bản trong việc hoạch định
các chính sách, biện pháp thực hiện xã hội hóa trong chương trình cải cách hành
chính của Việt Nam
Thứ hai, việc thực hiện xã hội hóa trong một số lĩnh vực như giáo dục và
đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao…được chú trọng thực hiện trước tiên,
sau đó lan tỏa lan tỏa ra các dịch vụ công khác tạo nên một chương trình cải tạo
sâu rộng. Nếu theo cách phân loại dịch vụ công thành:(1) dịch vụ hành chính
công;(2) dịch vụ sự nghiệp công;(3) dịch vụ công ích , thì có thể thực hiện xã
hội hóa đối với phần lớn dịch vụ sự nghiệp công, nhiều dịch vụ công ích và một
số dịch vụ hành chính công. Lĩnh vực dịch vụ công ngày càng được mở rộng xã
hội hóa, hướng đến việc “mở của” cho sự tham gia của các cơ sở ngoài công lập
phù hợp với bối cảnh kinh tế- xã hội trong từng thời điểm. Điều này sẽ dẫn đến
có sự thay đổi về cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập như: hực
hiện chuyển đổi từ việc giao dự toán ngân sách nhà nước như hiện nay sang thực
hiện phương thức đặt hang , mua hang, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công.
Thứ ba, xã hội hóa dịch vụ công sẽ được thực hiện trong mối quan hệ
gắn kết với các thành phần kinh tế - xã hội khác như: phát triển các thành phần
kinh tế; phát triển thị trường; hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường dân chủ; đẩy
mạnh sự tham gia của người dân hướng đến mục tiêu đẩy nhan sự phát triển
toàn diện của đát nước
Thứ tư,Tốc độ tăng trưởng nhan của Việt Nam đã khiến phát triển hạ tầng
không theo kịp và tạo ra rào cản lớn cho tiếp tục tăng cường và đầu tư vào xuất
khẩu. Từ nay đên năm 2020 ước tính cần phải đầu tư 200 tỉ USD cho xây mới
đường xá, cầu cống, cảng , nước sạch, điện và các hạ tầng khác để có thể duy trì
11
tốc độ tăng trưởng. Chính phủ Việt Nam không thể tài trợ toàn bộ khoản đầu tư
này từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc vay vốn ODA và do vậy hình thức đầu tư
PPP là một lựa chọn thay thế.Hợp tác công tư và được coi là giải pháp chủ yếu

cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công ở nước ta trong tương lai.
III. KẾT LUẬN
Xã hội hóa dịch vụ công là một xu hướng tất yếu gắn liền với phát triển
kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở từng giai đoạn phát triển.
Không thể kìm hãm hay tự do hóa nhu cầu đó. Vì vậy, cần lư ý vấn đề sau:
Thứ nhất,điều kiện bên trong về nhà nước và xã hội chưa quen với yêu cầu
xã hội hóa dịch vụ công. Trong khi thói quen bao cấp, cửa quyền của cơ quan
nhà nước chưa xóa bỏ hết thì tính tự phát của thị trường, của người dân lại phát
sinh khá phổ biến. Ngay những người muốn sống đúng pháp luật hay cạnh tranh
lành mạnh cũng còn nhiều khó khăn, trong khi nạn hối lộ, tham nhũng lớn, nhỏ
biểu hiện khắp nơi. Đó là khó khăn cho xã hội hóa dịch vụ công.
Thư hai,nước ta hội nhập với những nền kinh tế thị trường và xã hội đã
phát triển cao nhưng vẫn trong quỹ đạo chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa bá quyền.
Do đó, phải có trình độ phân tích, lựa chọn, học tập vận dụng những cái
hay, nhận biết được những cái dở của họ để không nhầm lẫn và không bị lừa.
Thứ ba, xã hội hóa dịch vụ công không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm
của nhà nước, trái lại nhà nước cần tăng cường khả năng kiểm soát số lượng và
chất lượng dịch vụ, nhất là đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài nhà nước,
tức nhà nước trở nên “ nhỏ hơn” nhưng mạnh hơn./.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Văn ÂN; Hoàng Thu Hòa ( 2006),Đổi mới cung ứng dịch vụ công
( 2006), NXB Thống kê.
2. Chu Văn Thành, Dịch vụ công – Đổi mới quản lý tổ chức cung ứng dịch ở
Việt Nam hiên nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.
3. Đảng cộng sản Việt Nam( 1996), Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.
4. TS.Đặng Khắc Ánh ( 2013), Quản lý dịch vụ công: Bài giảng.
13

×