Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN tạo TÌNH HUỐNG học tập BẰNG các THÍ NGHIỆM đơn GIẢN TRONG các TIẾT dạy học vật lí 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.23 KB, 22 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
THÔNG TIN CÁ NHÂN
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Họ và tên: Mai Thụy Tường Vi
- Ngày sinh: 24/07/1984
- Địa chỉ: 12B/83 KP12 - P. Hố Nai – Biên Hòa – Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Cử nhân CĐSP
- Năm tốt nghiệp: 2004
- Chuyên ngành đào tạo: Lí – KTCN
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy bộ môn công nghệ 8
và môn vật lí khối THCS.
- Số năm có kinh nghiệm: 5 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong những năm gần đây:
1. “Tạo tình huống học tập bằng các thí nghiệm đơn giản trong các
tiết dạy học vật lí 8.”
2. “Tổng hợp và phân loại các bài tập trắc nghiệm khách quan theo ba
cấp độ nhận thức thuộc chương cơ học – vật lí 8”
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
ÑEÀ TAØI:
TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
BẰNG CÁC THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN
TRONG CÁC TIẾT DẠY HỌC VẬT LÍ 8
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ năm học 2002-2003 Bộ giáo dục – đào tạo đã thực hiện việc dạy và học
theo chương trình sách giáo khoa mới trong các trường phổ thông, tạo bước
tiến lớn trong ngành giáo dục nhằm đạt được kết quả giáo dục tốt nhất. Với
định hướng đổi mới phương dạy học theo hướng tích cực, sáng tạo đã đòi hỏi


đội ngũ giáo viên không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học. Để
làm tròn nhiệm vụ ấy người giáo viên phải luôn luôn suy nghĩ cải tiến phương
pháp dạy học cho phù hợp với điều kiện thực tế và phù hợp với từng môn học
cụ thể.
Là một giáo viên dạy vật lý tôi nhận thấy phương pháp dạy học mới rất
phù hợp với môn học này. Trong một tiết dạy vật lý có thể kết hợp đồng thời
nhiều phương pháp dạy học: phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương
pháp hoạt động nhóm, phương pháp thực nghiệm, phương pháp vấn đáp
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề kích thích được óc tò mò khoa học, ham
hiểu biết của các em. Phương pháp hoạt động nhóm giúp các em tự mình khám
phá ra những kiến thức mới, thảo luận tìm ra phương án tốt nhất cho các câu trả
lời mà sách giáo khoa hoặc giáo viên nêu ra. Phương pháp vấn đáp tạo ra các
cuộc tranh luận trong học sinh. Phương pháp thực nghiệm giúp học sinh trực
tiếp quan sát các hiện tượng, tự rút ra được các kết luận, kiểm chứng được các
tính chất vật lý. Nếu các phương pháp này được kết hợp một cách hợp lý sẽ
đem lại hiệu quả rất cao cho một tiết học vật lý.

GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm

Qua việc nghiên cứu cấu trúc và nội dung của sách giáo khoa vật lý 8 tôi
nhận thấy đa số các bài học đều tạo tình huống học tập bằng phương pháp nêu
vấn đề. Tôi thiết nghĩ nếu kết hợp phương pháp nêu vấn đề với việc sử dụng
các thí nghiệm đơn giản để tạo tình huống học tập sẽ giúp học sinh dễ hình
dung được mục tiêu bài học và vấn đề mà bài học đề cập đến hơn. Với những
suy nghĩ trên đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của bản thân đã rút ra
được trong thực tế giảng dạy, cùng với sự đóng góp xây dựng nhiệt tình của
đồng nghiệp và tổ chuyên môn trường THCS Bùi Hữu Nghĩa để xây dựng đề
tài: ‘’Tạo tình huống học tập bằng phương pháp thực nghiệm trong các tiết dạy
học vật lý 8”.

Kính mong sự đóng góp ý kiến, xây dựng của quý thầy cô để tôi có điều
kiện học hỏi thêm và hoàn thiện hơn công tác giảng dạy , góp phần nâng cao
chất lượng môn vật lý trong nhà trường.
II. TÌNH HÌNH CHUNG
1. Thuận lợi
Thay đổi phương pháp dạy học trong việc thay dổi sách giáo khoa được
mọi người quan tâm và có nhiều ý kiến, bản thân cũng được học tập, tìm tòi,
nghiên cứu. Ngoài dự lớp tập huấn thay sách giáo khoa, còn có sự cố gắng
nghiên cứu tìm tòi đọc những tài liệu tham khảo để làm tốt công tác giảng dạy
theo phương pháp mới. Qua hội giảng trường, dự giờ đồng nghiệp, bên cạnh có
sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp, Ban giám hiệu trường, sự quan tâm chỉ
đạo của Phòng giáo dục – thành phố Biên Hòa tạo điều kiện cho tôi thực hiện
tốt đề tài.
2. Khó khăn
- Việc tìm tòi, tự nghiên cứu của học sinh còn hạn chế.
- Đồ dùng dạy học còn thiếu.
- Sự ra đời của sách tham khảo, sách nâng cao rất phong phú khiến cho
giáo viên còn lúng túng, kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều.
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
3. Điều tra chất lượng
Qua điều tra chất lượng (của các lớp 8
8
, 8
9
, 8
10
gồm 122 học sinh trường
THCS Bùi Hữu Nghĩa ) trong 3 tháng đầu năm học.
Tổng số Tỉ lệ ( % )

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
122 35 64 19 4 0
100% 28.87% 52.46% 15.57% 3.1% 0%
III. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối lớp 8 trung học cơ sở.
- Các bài học trong chương trình sách giáo khoa vật lý 8.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
- Điều tra chất lượng của học sinh trong các tiết dạy.
- Dựa vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
- Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi kinh nghiệm và học tập giáo viên có nhiều
năm kinh nghiệm giảng dạy.
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
B. PHẦN NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN
1. Cơ sở lí luận:
Việc tạo tình huống học tập cho một tiết dạy học vật lý là rất quan trọng.
Học sinh có nắm được mục tiêu bài học hay không, có tò mò hứng thú với kiến
thức mới hay không là phụ thuộc vào hoạt động tạo tình huống học tập của giáo
viên. Tạo tình huống học tập vừa có tính thực tế vừa có tính gợi mở sẽ tạo cho
học sinh những hứng thú ban đầu và thôi thúc các em tìm hiểu về kiến thức
mới để có khả năng hiểu, lí giải được những hiện tượng thực tế có liên quan
đến nội dung bài học. Từ đó giúp các em hứng thú và yêu thích môn học vật lý
hơn.
Trong các phương pháp hay sử dụng để tạo tình huống học tập như:
phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đối thoại, phương pháp thực nghiệm thì
phương pháp thực nghiệm có thể đáp ứng được yêu cầu trên tốt hơn các
phương pháp khác. Muốn sử dụng phương pháp thực nghiệm để tạo tình huống
học tập thì cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:

- Nghiên cứu kĩ mục tiêu và nội dung của bài học.
- Đưa ra nhiều phương án thí nghiệm, chọn ra phương án nào đơn giản, dễ
thực hiện và dễ hiểu nhất.
- Giáo viên làm trước các thí nghiệm để đảm bảo sự thành công của các thí
nghiệm.
- Thời gian thí nghiệm không quá 5 phút.
- Dụng cụ thí nghiệm phải có sẵn hoặc dễ kiếm, dễ làm.
- Thí nghiệm phải đặt trong những tình huống cụ thể, rõ ràng, nêu bật được
vấn đề của bài học.

GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế qua nghiên cứu và giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa và
sách giáo viên vật lí 8 thì tôi nhận thấy hoạt động tạo tình huống học tập được
đề nghị cho 28 bài học hầu hết là phương pháp nêu vấn đề bằng cách đưa ra
các tình huống, hiện tượng trong cuộc sống. Trong một số bài học, nếu kết hợp
phương pháp nêu vấn đề và thực hiện các thí nghiệm đơn giản có liên quan đến
các vấn đề đó đề để tạo tình huống học tập thì hoạt động này sẽ đạt hiệu quả
cao hơn, học sinh hứng thú học tập hơn rất nhiều. Do đó tôi đã mạnh dạn thực
hiện đề tài này trong quá trình giảng dạy của mình để các tiết học đạt hiệu quả
cao hơn.
II. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
 Phương pháp chung:
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm trước khi lên lớp.
- Lên lớp:
 Nêu những yêu cầu cụ thể đối với từng thí nghiệm.
 Giáo viên tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát hoặc học sinh
tự tiến hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 Từ kết quả các thí nghiệm, giáo viên đặt vấn đề và dẫn vào nội dung

bài mới.
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
 Biện pháp cụ thể:
1. Đối với những tiết học nêu thí nghiệm để tạo tình huống học tập:
Bài 9: Áp suất khí quyển
Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào ?
Bài 21: Nhiệt năng
Giáo viên tiến hành thí nghiệm trước khi lên lớp, lưu ý những điều kiện để
thí nghiệm thành công.
Khi lên lớp, thực hiện theo những hướng dẫn của sách giáo khoa và sách
giáo viên. Cụ thể như sau:
Bài 9: Áp suất khí quyển
Chuẩn bị: 1 cốc thủy tinh trong suốt, 1 chậu đựng nước, 1 tờ giấy mỏng
không thấm nước hoặc một miếng nhựa trong.
Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu thí nghiệm trong sách giáo khoa.
- Giáo viên múc nước đổ đầy vào ly thủy tinh, đặt tờ giấy mỏng không thấm
nước hoặc miếng nhựa trong lên trên miệng ly. Sau đó nhanh tay úp ngược ly
nước xuống.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi sách giáo khoa đã nêu.
- Giáo viên đặt vấn đề: để giải thích được hiện tượng trên đây chúng ta cùng
tìm hiểu trong bài học hôm nay: Áp suất khí quyển.
Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào ?
Chuẩn bị: 2 bình trụ cao, trong suốt có giới hạn đo là 100cm
3
, 2 phễu đong,
100cm
3
rượu, 100cm

3
nước.
Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, nêu cách tiến hành, yêu cầu học
sinh dự đoán: nếu đổ 50cm
3
rượu vào 50cm
3
nước thì thể tích hỗn hợp thu được
là bao nhiêu cm
3
?
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
- Học sinh trả lời dự đoán.
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh quan sát và kiểm tra dự
đoán của bạn.
+ Giáo rót vào bình trụ thứ nhất 50cm
3
nước, bình thứ hai 50cm
3
rượu, yêu
cầu học sinh lên kiểm tra.
+ Giáo viên đổ nhẹ rượu vào nước, dùng que khuấy nhẹ.
+ Yêu cầu một học sinh lên xác định thể tích hỗn hợp: thể tích hỗn hợp nhỏ
hơn 100cm
3
.
- Giáo viên đặt vấn đề: tại sao có sự hụt thể tích trong thí nghiệm trên, bài
học hôm nay về cấu tạo các chất sẽ giúp các em giải thích được hiện tượng này.

Bài 21: Nhiệt năng
Chuẩn bị: 1 quả banh lông
Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lại thí nghiệm quả bóng rơi.
- Giáo viên thả quả bóng rơi xuống từ một độ cao nhất định, tới khi quả bóng
không nảy lên được nữa.
- Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả hiện tượng.
- HS: quả bóng rơi xuống đất rồi nảy lên với độ cao giảm dần, cuối cùng quả
bóng không nảy lên được nữa.
- Giáo viên đặt vấn đề: Trong quá trình này rõ ràng là cơ năng của quả bóng
đã ? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm
nay: Nhiệt năng.
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Đối với các tiết học khác có thể thực hiện theo các phương án sau:
Bài 1: Chuyển động cơ học
Phương án sách giáo khoa
và sách giáo viên đề nghị
Phương án sử dụng
phương pháp thực nghiệm
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ
1.1, 1 HS
- Nêu tình huống theo SGK: mặt trời
mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như
vậy có phải là mặt trời chuyển động
còn trái đất đứng yên không ? Bài này
sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên đây.
- GV: Để xác định được một vật là
chuyển động hay đứng yên chúng ta
cùng tìm hiểu trong bài này.

Chuẩn bị: 1 xe lăn, 1 quả nặng.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ
1.1, 1 HS
- Nêu tình huống theo SGK: mặt trời
mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như
vậy có phải là mặt trời chuyển động
còn trái đất đứng yên không ?
- Giáo viên: để các em có thể trả lời
câu hỏi này một cách dễ dàng hơn, các
em hãy quan sát thí nghiệm sau:
B
1
: Đặt một quả nặng lên một xe lăn.
B
2
: Đẩy cho xe lăn chuyển động, quả
nặng vẫn đứng yên trên xe lăn.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
(?)Xe lăn chuyển động hay đứng yên ?
( chuyển động)
(?) Quả nặng chuyển động hay đứng
yên ? ( học sinh có thể trả lời đứng yên
hoặc chuyển động )
- Giáo viên đặt vấn đề: làm thế nào
để biết một vật chuyển động hay đứng
yên, bài học này sẽ giúp các em trả lời
được câu hỏi trên.
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm

Bài 2: Vận tốc
Phương án sách giáo khoa
và sách giáo viên đề nghị
Phương án sử dụng
phương pháp thực nghiệm
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
vẽ 2.1
- Một HS nêu tình huống theo
SGK:ở bài 1, ta đã biết cách làm
thế nào để nhận biết được một
vật chuyển động hay đứng yên,
còn trong bài này ta sẽ tìm hiểu
xem làm thế nào để nhận biết sự
nhanh chậm của chuyển động.
- GV: Để nhận biết được sự
nhanh, chậm của chuyển động ta
căn cứ vào đại lượng vận tốc,
vậy vận tốc là gì, được xác định
bằng cách nào chúng ta cùng
tìm hiểu trong bài 2.
Chuẩn bị: 2 máng nghiêng giống nhau,
2 xe lăn giống nhau, 1 thanh chắn
Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm,
cho học sinh nhận xét về độ dài của hai
máng nghiêng( bằng nhau )
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát thí
nghiệm, nhận xét về chuyển động của hai xe
lăn: Thả cùng lúc 2 xe lăn giống nhau lăn
trên 2 mặt phẳng nghiêng có độ cao khác

nhau, dưới chân máng nghiêng đặt 1 thanh
chắn cho xe dừng lại.
- Giáo viên đặt câu hỏi :
(?) Xe lăn nào chuyển động nhanh hơn ? (xe
lăn lăn trên máng có độ nghiêng cao hơn sẽ
chuyển động nhanh hơn)
(?) So sánh quãng đường chuyển động của
hai xe. ( bằng nhau)
(?) So sánh thời gian hai xe chuyển động hết
quãng đường đó. ( xe lăn trên máng có độ
nghiêng cao hơn mất thời gian ít hơn)
- Giáo viên đặt vấn đề: trên cùng một
quãng đường, để nhận biết được vật nào
chuyển động nhanh hơn còn phụ thuộc vào
yếu tố thời gian. Trong thực tế chúng ta còn
sử dụng đại lượng vận tốc để nhận biết một
vật chuyển động nhanh hay chậm, vậy vận
tốc là gì, vận tốc có quan hệ như thế nào với
quãng đường và thời gian, chúng ta cùng tìm
hiểu trong bài 2: Vận tốc.
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm
Bài 4: Biểu diễn lực

Phương án sách giáo khoa
và sách giáo viên đề nghị
Phương án sử dụng
phương pháp thực nghiệm
- GV yêu cầu 1 HS đọc tình
huống mở bài trong SGK: Một

đầu tàu kéo các toa tàu với một
lực có cường độ là 10
6
N chạy
theo hướng Bắc – Nam. Làm thế
nào để biểu diễn được lực kéo
trên ?
- GV: ở lớp 6 các em đã được
học khái niệm về lực, trong bài
này các em sẽ biết cách biểu
diễn các lực mà các em đã học
và thường gặp trong cuộc sống.
Chuẩn bị:
1 lò xo, 1 quả nặng, , 1 máng nghiêng
Cách tiến hành:
- Giáo viên làm thí nghiệm với nhiều lực
khác nhau, yêu cầu học sinh quan sát và trả
lời câu hỏi:
- Kéo giãn lò xo của lực kế theo phương
ngang, từ trái qua phải.
(?) Lực kéo của tay tác dụng lên lò xo có
phương, chiều và độ lớn như thế nào ? (lực
kéo có phương ngang, chiều từ trái sang
phải)
- Treo một quả nặng vào lực kế theo
phương thẳng đứng.
(?)Trọng lực tác dụng lên quả nặng có
phương, chiều và độ lớn như thế nào?
(phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.)
- Kéo quả nặng bằng lực kế chuyển động

trên mặt phẳng nghiêng theo phương xiên từ
phải qua trái.
(?) Lực kéo của tay tác dụng lên xe lăn có
phương, chiều và độ lớn như thế nào?(lực
kéo theo phương xiên, chiều từ phải sang
trái)
(đối với cả 3 trường hợp giáo viên yêu cầu
học sinh đọc lực kế để xác định độ lớn của
lực)
- Giáo viên đặt vấn đề : mỗi lực đều có
phương, chiều và độ lớn xác định, làm thế
nào để có thể biểu diễn được các lực đó ?
Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 4: Biểu
diễn lực.
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
Bài 6: Lực ma sát
Phương án sách giáo khoa
và sách giáo viên đề nghị
Phương án sử dụng
phương pháp thực nghiệm
- GV yêu cầu 1 HS đọc phần
dẫn mở bài trong SGK: Sự khác
nhau giữa trục bánh xe bò ngày
xưa và trục bánh xe đạp, bánh
xe ô tô bây giờ là ở chỗ trục
bánh xe bò không có ổ bi còn
trục bánh xe đạp, bánh xe ô tô
thì có ổ bi. Thế mà con người đã
phải mất hàng chục thế kỉ mới

tạo nên được sự khác nhau đó.
- GV thông báo cho HS biết trục
bánh xe bò ngày xưa chỉ có ổ
trục và trục bằng gỗ nên kéo xe
bò rất nặng.
- Vậy trong các ổ trục từ xe đạp,
xe ô tô đến các động cơ, máy
móc đều có ổ bi, dầu, mỡ. Vậy
ổ bi, dầu, mỡ có tác dụng gì ?
Bài này sẽ giúp các em phần
nào hiểu được ý nghĩa của việc
phát minh ra ổ bi.
Chuẩn bị:
1 khối gỗ, 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lực kế
Cách tiến hành
- Giáo viên yêu cầu một HS lên bảng lần
lượt làm các thí nghiệm, yêu cầu cả lớp quan
sát hiện tượng và trả lời câu hỏi của giáo viên.
 Thí nghiệm 1: Kéo một khối gỗ trượt
lên trên máng nghiêng bằng một lực kế.
Đọc số chỉ của lực kế.
 Thí nghiệm 2: Đặt khối gỗ lên xe lăn
rồi kéo xe lăn lên trên máng nghiêng,
đọc số chỉ của lực kế.
Giáo viên đặt câu hỏi:
(?) Trong trường hợp nào kéo vật lên dễ dàng
hơn ? ( trường hợp kéo hộp gỗ đặt trên xe lăn)
- Giáo viên đặt vấn đề: Tại sao khi kéo vật
trượt trên máng nghiêng lại khó thực hiện hơn
khi đặt vật lên xe lăn để kéo ? Tìm hiểu nội

dung bài 6: Lực ma sát, sẽ giúp các em trả lời
được câu hỏi trên.
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm
Bài 8: Áp suất chất lỏng – bình thông nhau

Phương án sách giáo khoa
và sách giáo viên đề nghị
Phương án sử dụng
phương pháp thực nghiệm
- Gv yêu cầu HS quan sát hình 8.1
- Một HS đọc câu hỏi mở bài: Tại sao
khi lặn sâu phải mặc bộ áo lặn chịu
được áp suất lớn ?
- HS suy nghĩ trả lời theo ý mình.
- GV đặt vấn đề: để biết câu trả lời của
bạn là đúng hay sai các em cùng tìm
hiểu trong bài này ?
Chuẩn bị: 1 quả bóng cao su,
một ít nước, một phễu đong nước, 3
kim khâu.
Cách tiến hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan
sát thí nghiệm:
+ Đổ nước từ từ vào một quả bóng
cao su. Quả bóng to dần ra khi lượng
nước đổ vào tăng lên.
+ Yêu cầu 3 học sinh dùng kim đâm
3 lỗ trên vỏ quả bóng ở 3 vị trí khác
nhau. Nước trong quả bóng phun ra

theo 3 lỗ đó.
- Giáo viên đặt vấn đề: nước là một
chất lỏng, đổ nước vào quả bóng làm
cho quả bóng phình to ra và nước
trong quả bóng có thể phun ra ngoài
qua các lỗ theo nhiều hướng khác
nhau như vậy có phải chất lỏng sẽ gây
ra áp suất lên vật chứa nó theo nhiều
phương khác nhau hay không ? Chúng
ta cùng tìm hiểu trong bài 8: Áp suất
chất lỏng – bình thông nhau.
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm
Bài 10: Lực đẩy Ac-si-met

Phương án sách giáo khoa
và sách giáo viên đề nghị
Phương án sử dụng
phương pháp thực nghiệm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1
- Một học sinh nêu hiện tượng đầu bài:
Khi kéo gàu nước từ dưới giếng lên, ta
thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước
nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Tại
sao ?
- GV đặt vấn đề: khi gàu nước chìm
trong chất lỏng nhẹ hơn khi đã lên
khỏi mặt nước, như vậy có phải nước
đã tác dụng lực lên gàu nước khi gàu
nước nhúng chìm trong nó hay không,

chúng ta cùng tìm hiểu bài 10: “lực
đẩy Ac-si-met ” để giải thích được
hiện tượng này.
Chuẩn bị: 1 vật nặng có gắn dây kéo,
1 lực kế, 1 bình trụ cao, một ít nước.
Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn cho học
sinh làm thí nghiệm với một vật nặng:
Nhúng vật nặng có dây kéo chìm trong
một bình nước hình trụ. Dùng dây kéo
từ từ quả nặng lên khỏi nước. Quan sát
số chỉ của lực kế, nhận xét lực kéo khi
vật còn chìm trong nước và khi vật lên
khỏi mặt nước, lực kéo nào lớn hơn ?
- Học sinh nêu nhận xét: lực kéo
khi vật lên khỏi mặt nước lớn hơn khi
nó còn chìm trong nước.
- Giáo viên đặt vấn đề: vậy khi
vật bị nhúng chìm trong chất lỏng vật
có chịu tác dụng lực nào của chất lỏng
không ? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn
đề này trong bài 10: lực đẩy Ac-si-
met.
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm
Bài 13: Công cơ học
Phương án sách giáo khoa
và sách giáo viên đề nghị
Phương án sử dụng
phương pháp thực nghiệm

- GV gọi một học sinh đọc nội dung
phần mở đầu: Trong đời sống hằng
ngày, người ta quan niệm rằng người
nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà,
em học sinh ngồi học, con bò đang
kéo xe đều đang thực hiện công.
Nhưng không phải công trong các
trường hợp này đều là công cơ học.
Vậy công cơ học là gì ?
- GV: Để hiểu thế nào là công cơ học
chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 13.
Chuẩn bị:
1 giá thí nghiệm, 1 ròng rọc cố định,
1 quả nặng có móc treo.
Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề như sách giáo
khoa: Trong đời sống hằng ngày,
người ta quan niệm rằng người nông
dân cấy lúa, người thợ xây nhà, em
học sinh ngồi học, con bò đang kéo
xe đều đang thực hiện công. Sau đó
làm các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: kéo một vật nặng bằng
một ròng rọc treo trên một giá thí
nghiệm.
(?) Lúc này cô (thầy) có thực hiện
công không ? (có)
Thí nghiệm 2: Cho một học sinh đứng
lên xách 1 cái cặp.
(?) Bạn có đang thực hiện công

không ? (HS có thể trả lời có hoặc
không)
- Giáo viên đặt vấn đề: trong hai
trường hợp trên ai cũng đang tác dụng
lực vào vật nhưng không phải trong cả
hai trường hợp ai cũng đang thực hiện
công cơ học ? Vậy khi nào có công cơ
học ? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề
này trong bài 13.
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm
Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ?
Phương án sách giáo khoa
và sách giáo viên đề nghị
Phương án sử dụng
phương pháp thực nghiệm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 20.1
- Một học sinh đọc phần dẫn mở bài:
Hãy tưởng tượng giữa sân bóng đá có
một quả bóng khổng lồ và rất nhiều
học sinh từ mọi phía chạy đến xô đẩy
quả bóng. Vì những xô đẩy này không
cân bằng nên quả bóng lúc bay lên,
khi rơi xuống, lúc bật sang trái, khi lăn
sang phải Trò chơi này tưởng như
chẳng có liên quan gì đến nguyên tử,
phân tử thế mà lại có thể giúp chúng ta
hiểu một trong những tính chất quan
trọng nhất của nguyên tử, phân tử sẽ
học trong bài này.

- GV: Để biết tính chất quan trọng
nêu trên là tính chất gì, chúng ta cùng
tìm hiểu trong bài 20: Nguyên tử, phân
tử chuyển động hay đứng yên.
Chuẩn bị:
1 cốc thủy tinh, 1 ống nhỏ giọt, một
ít mực màu tím, một ít nước hơi nóng.
Cách tiến hành:
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm, yêu
cầu học sinh quan sát và nêu hiện
tượng.
Thí nghiệm : nhỏ một giọt mực màu
tím vào cốc nước. Giọt mực sẽ lan
rộng ra và dần dần làm cho cả cốc
nước có màu mực.
- Giáo viên đặt vấn đề: giọt mực có
thể lan ra cả cốc nước như vậy có phải
các phân tử nước và mực đã chuyển
động hay không ? Để tìm hiểu vấn đề
này chúng ta cùng nghiên cứu bài 20:
Nguyên tử, phân tử chuyển động hay
đứng yên ?
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 16
Sáng kiến kinh nghiệm
Bài 22: Dẫn nhiệt
Phương án sách giáo khoa
và sách giáo viên đề nghị
Phương án sử dụng
phương pháp thực nghiệm
- GV yêu cầu một học sinh đọc phần

dẫn mở bài: Trong sự truyền nhiệt,
nhiệt năng được truyền từ phần này
sang phần khác của một vật, từ vật này
sang vật khác. Sự truyền nhiệt này
được thực hiện bằng những cách nào ?
- GV: Để tìm hiểu về những cách
truyền nhiệt chúng ta cùng nghiên cứu
bài 22: Dẫn nhiệt.
Chuẩn bị:
2 cốc thủy tinh, 2 chiếc muỗng
bằng inox, một ít nước nóng, một ít
nước đá.
Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt hai cốc nước: một
cốc nước đá, một cốc nước nóng có
đặt muỗng bằng inox. Yêu cầu 1 học
sinh lên cầm vào 2 chiếc thìa trong 2
cốc nước, nêu nhận xét về nhiệt độ của
các vật đó.(nóng, lạnh)
- Giáo viên đặt vấn đề : các em có
thể cảm nhận được sự nóng, lạnh của
nước trong cốc thông qua chiếc thìa
inox. Vậy có phải nhiệt năng đã truyền
từ nước qua thìa đến tay các em hay
không ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong
bài 22: Dẫn nhiệt.

Trên đây là một số phương án tôi đã thực hiện trong các tiết học, các tiết
học không nêu đến ở trên do mang tính chất giới thiệu và khó thực hiện tạo
tình huống học tập bằng phương pháp thực nghiệm.

GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua quá trình thực hiện, tôi đã rút được rất nhiều kinh nghiệm cho bản
thân trong việc tiến hành các thí nghiệm biểu diễn sao cho đạt hiệu quả. Bên
cạnh đó đã tích lũy cho bản thân và đồng nghiệp những bộ dụng cụ thí nghiệm
đặc trưng cho việc tạo tình huống học tập trong giảng dạy môn vật lí 8.
Về phía học sinh việc tạo tình huống học tập bằng phương pháp thực
nghiệm kết hợp với một số phương pháp khác trong tiết học vật lý đã làm cho
học sinh có sự hứng thú ban đầu, nắm được mục tiêu bài học, khắc sâu được
kiến thức hơn.
Qua kiểm tra kết quả đạt như sau:
Tổng số Tỉ lệ ( % )
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
122 39 65 15 3 0
100% 31.97% 53.28% 12.29% 2.46% 0%
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm
IV. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Để thực hiện công cuộc đổi mới giảng dạy đạt hiệu quả cao và thành công
trước hết mỗi giáo viên phải tự phấn đấu nâng cao nghiệp vụ của mình, trao đổi
kinh nghiệm của đồng nghiệp để trau dồi thêm nghiệp vụ của mình.
Để có thể phát huy tính tích cực của học sinh trong công việc học tập nói
chung và môn vật lý nói riêng; giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các điều
kiện cụ thể, các phương pháp dạy học tích cực làm sao dẫn dắt học sinh hứng
thú học tập, tin tưởng vào cơ sở lí thuyết của bài học. Từ đó tiếp thu kiến thức
dễ dàng hơn, tạo không khí học tập sôi nổi, tạo cảm giác thích thú, say mê
trong học tập, tránh sự nhàm chán trong tiết học.
Trên đây là những suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân tôi nên còn rất nhiều

hạn chế, rất mong sự đóng góp, xây dựng của quý thầy cô.
2. Đề nghị
- Cung cấp dụng cụ, thiết bị thiếu, hư.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được nâng cao nghiệp vụ để phục vụ trong
giảng dạy tốt hơn.
Biên Hòa,, ngày 20 tháng 01 năm 2009
Người viết
Mai Thụy Tường Vi
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 19
Sáng kiến kinh nghiệm
MUÏC LUÏC
A. Phần mở đầu 2
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Tình hình chung 3
1. Thuận lợi 3
2. Khó khăn 3
3. Điều tra chất lượng 4
III. Đối tượng nghiên cứu 4
IV. Phương pháp nghiên cứu 4
B. Phần nội dung 5
I. Tổng quan 5
1. Cơ sở lí luận 5
2. Cơ sở thực tiễn 6
II. Quá trình nghiên cứu 6
III. Kết quả thực hiện 17
IV. Kết luận và kiến nghị 18
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 20
Sáng kiến kinh nghiệm
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Sách giáo khoa vật lí 8

Nhà xuất bản giáo dục.
2. Sách giáo viên vật lí 8
Nhà xuất bản giáo dục
3. Sách thiết kế bài giảng
Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên giảng dạy sách giáo khoa vật lí 8
Trường CĐSP Đồng Nai.
GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 21
Sáng kiến kinh nghiệm
XÉT DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU









XÉT DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC TP BIÊN HÒA









GVTH Mai Thụy Tường Vi Trang 22

×