Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận môn kiểm toán sự hình thành và phát triển của 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - big4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.22 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ 2 TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN MÔN: KIỂM TOÁN

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
4 CÔNG TY KIỂM TOÁN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI -
BIG4
Nhóm thực hiện: nhóm 5
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
  
  
  !"# $
 %& 
 %& #" '
$  () 
* &+(, *
- ."/ # *
Lớp: 0
Khóa 12*
GVHD: 34     5 "
0
TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2012
1
56161
56161
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ KIỂM TOÁN THẾ GIỚI VÀ BIG4 2
4378 9:"; <"=)>%.>?"@"44444444444444444444444444444444444444444444
4A.>8BB>&"44444444444444444444444444444444444444444444444444444
4"-444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444
4"$C'-'D''-E4444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444


4F8G>HI"JG.>KLM@"08>8N%>&F8G>HN%
444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444
4OJP%">>J G<"GH3JPPGG.>KLM@"%JQ%GG>&OJP%">>J
H%J444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444
4"M&"C''-D E44444444444444444444444444444444444444444444444444444$
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG BIG4 8
48"JI >J81%%LJ8GCI1E444444444444444444444444444444444444444444444444444444-
4R>"<."S.>M#I144444444444444444444444444444444444444444444444444-
4OMT; I14444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444'
4OJP%">>J444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444'
4R>"<."S.>M#OJP%">>J44444444444444444444444444444444444444444444'
4OMT; OJP%">>J44444444444444444444444444444444444444444444444444444444444
4F8G>HN%CFNE4444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444
4R>"<."S.>M#FN444444444444444444444444444444444444444444444444444
4OMT; FN44444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444
U425V4444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444
4R>"<."S.>M#25V4444444444444444444444444444444444444444444444
4M&W(X7>YZ"[4444444444444444444444444444444444444444444444
4OMT; 25V444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444
CHƯƠNG 3: SỰ TAN RÃ CỦA ANDERSEN 13
4R>"<."S.>M#0XJ8GJ44444444444444444444444444444444444444444
437<"[F8%444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444444
437B>&L.>>8"=; F8%444444444444444444444444444444444444
2
4O\"[M&X"]"?MT]]^"; F8%44444444444444444444444
4KS_9^"M@"08>80XJ8GJ444444444444444444444444444444444444444$
U4(X`9?G7GTL9a; 0XJ8GJ44444444444444444$
O )T>&"P"[> )<_%
LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh cũng mong muốn xây dựng uy tín vững

vàng trên thương trường. Uy tín đó đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cách phục vụ
khách hàng v. v và nhất là sự minh bạch của doanh nghiệp trong việc xây dựng báo cáo tài
chính. Doanh nghiệp cần có một dịch vụ xác nhận bảng khai tài chính của mình đã phản ánh
chính xác tình hình tài chính hiện tại để nâng cao độ tin cậy của các thông tin trong bảng
khai khi công bố các bảng khai này cho các bên liên quan. Đó là lý do hoạt động kiểm toán
ra đời và phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động kiểm toán độc lập trên thế giới đã có trên 100 năm nay (từ khi công ty kiểm
toán nổi tiếng của Anh, Pricewaterhouse, ra đời vào thế kỷ 19) và ngày càng phát triển
mạnh mẽ, thâm nhập vào mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế. Các tổ chức tư vấn và kiểm toán
hoạt động độc lập bên cạnh hệ thống kiểm toán Nhà nước và các tổ chức hành chính của
Nhà nước. Các công ty kiểm toán xuyên quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới.
Ngày nay, dịch vụ kiểm toán được thống trị bởi bốn công ty hàng đầu thế giới, thường gọi là
Big Four (Big4). Thị phần dịch vụ của Big4 tính trên toàn cầu gồm các dịch vụ kế toán -
kiểm toán mang tính chuyên nghiệp rất cao. Big4 xử lý phần lớn các công việc kiểm toán
cho các công ty có giao dịch công khai lớn nhất ở mọi quốc gia. Việc này tạo ra sự độc
quyền trong ngành công nghiệp kiểm toán toàn cầu.
Để hiểu rõ hơn về Big4, nhóm tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Sự hình thành và phát
triển của bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - Big4”.
3
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ KIỂM TOÁN THẾ GIỚI VÀ BIG4
I. Sự ra đời của kiểm toán thế giới
Kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên gắn liền với nền văn
minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Ở thời kỳ đầu, kiểm toán chỉ mới ở mức độ sơ khai, biểu
hiện là những người làm công tác kiểm toán đọc to những số liệu, tài liệu cho một bên độc
lập nghe và sau đó chứng thực. Khi xã hội phát triển xuất hiện của cải dư thừa, hoạt động kế
toán ngày càng được mở rộng và ngày một phức tạp thì việc kiểm tra, kiểm soát về kế toán
và tài chính càng được quan tâm hơn.
Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ ở châu Âu, xuất hiện nhiều thành phần
kinh tế kéo theo sự ra đời nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Cùng với sự phát triển
của thị trường, sự tích tụ và tập trung tư bản đã làm cho sự phát triển của các doanh nghiệp

và các tập đoàn ngày càng mở rộng. Sự tách rời giữa quyền sở hữu của ông chủ và người
quản lý, người làm công ngày càng xa, đã đặt ra cho các ông chủ một cách thức kiểm soát
mới. Phải dựa vào sự kiểm tra của những người chuyên nghiệp hay những kiểm toán viên
bên ngoài. Việc kiểm tra đi dần từ việc kiểm tra ghi chép kế toán đến tuân thủ quy định của
pháp luật và mãi đến những thập niên 80, kiểm toán hoạt động bắt đầu được hình thành và
phát triển, nhưng hiện nay đã trở thành lĩnh vực trung tâm của kiểm toán nói chung, đặc biệt
là kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, từ việc phá sản của hàng loạt tổ chức tài chính và
sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã bộc lộ rõ những hạn chế của kiểm tra kế toán, sự
kiểm tra trên cùng một hệ thống. Chính từ đây, việc kiểm tra kế toán buộc phải được chuyển
sang một giai đoạn mới, yêu cầu kiểm tra kế toán một cách độc lập đã được đặt ra.
Ở Hoa Kỳ sau khủng hoảng về tài chính vào những năm 1929, đến năm 1934 Ủy ban
bảo vệ và trao đổi tiền tệ (SEC) đã xây dựng và ban hành quy chế về kiểm toán viên bên
ngoài. Đồng thời, trường đào tạo kế toán viên công chứng của Hoa Kỳ (AICPA) đã in ra
mẫu chuẩn đầu tiên về báo cáo kiểm toán tài khoản của các công ty. Cũng trong giai đoạn
này, ở các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và phát triển chức
năng kiểm tra một cách độc lập trong nội bộ với tên gọi kiểm toán nội bộ. Năm 1942 Viện
kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) được thành lập và đã đi vào hoạt động đào tạo các kiểm toán
viên nội bộ. Đồng thời, Viện đã xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội
bộ Hoa Kỳ vào năm 1978.
4
II. Quá trình hình thành Big4
1. Big8
Nổi bật ở đầu thế kỉ XX, phải nhắc đến nhóm 8 công ty kiểm toán - Big 8.
Nhóm này bao gồm 8 công ty sau:
Hãng Đối tác 1960 Trụ sở tại Mỹ Nước ngoài
Đánh giá
(Fortune 500)
Arthur Andersen 171 33 21 47
Ernst & Whinney 132 107 37 63

Haskins & Sells 176 58 42 61
Lybrand, Ross Bros. &
Montgomery
126 43 27 52
Peat Marwick 190 87 55 61
Price Waterhouse 101 46 55 110
Touche Ross 71 31 34 26
Arthur Young 104 40 51 44
Hầu hết những công ty Big 8 đều bắt nguồn từ các liên minh được thành lập giữa các
công ty kế toán Anh và Mỹ vào thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Ban đầu sự mở rộng quốc tế
của các công ty này được thúc đẩy bởi nhu cầu của các công ty đa quốc gia ở Anh và Mỹ
đối với dịch vụ toàn cầu. Họ mở rộng bằng cách hình thành quan hệ đối tác địa phương
hoặc bằng cách hình thành liên minh với các công ty địa phương.
Price Waterhouse là 1 công ty Anh và đã mở chi nhánh tại Mỹ vào năm 1890, sau đó
đã thiết lập một công ty Hoa Kỳ riêng biệt. Đối với công ty Peat Marwich Mithchell thì tại
Mỹ và Anh đã cùng thông qua tên chung vào năm 1925. Những công ty khác sử dụng tên
riêng cho doanh nghiệp trong nước và không thống nhất tên gọi thông thường cho đến sau
này: Touche Ross năm 1960, Arthur Young năm 1968 (ban đầu là Arthur Young,
McLelland Mooes), Coopers & Lybrand năm 1973, Deloitte Haskins & Sells năm 1978 và
Ernst & Whinney năm 1979.
Arthur Andersen lại có một lịch sử khác. Công ty có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, và mở
rộng quốc tế bằng cách thiết lập văn phòng riêng của mình tại các thị trường khác, bao gồm
Vương Quốc Anh.
2. Big6 (1989 - 1998)
Sự cạnh tranh giữa các công ty kế toán công cộng ngày càng tăng cường, và Big 8 đã
trở thành Big 6 khi năm 1989 Ernst & Whinney sát nhập với Arthur Young thành Ernst &
Young vào tháng 6, và Deloitte Haskins & Sells sát nhập với Touche Ross thành Deloitte &
5
Touche vào tháng 8.
1.1 Ernst & Whinney sát nhập với Arthur Young thành Ernst & Young

Arthur Young sinh tại Scotland năm 1863; ông đã tốt nghiệp đại học Glasgow. Ông
được hưởng nhiều đặc ân, đặc quyền và là người điềm đạm, nhỏ nhẹ. Chính sự quan tâm,
hứng thú của ông đối với lĩnh vực đầu tư và ngân hàng đã dẫn ông đến với nghề kế toán.
Ông di cư sang Mỹ và định cư ở thành phố Chicago. Vào năm 1906, ông thành lập công ty
Arthur Young. Ngược lại, A. C. Ernst sinh năm 1881 ở Mỹ, bang Cleveland; ông là người
tự mình làm nên sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp trường trung học, ông làm nhân viên kế toán.
Bốn năm sau, vào năm 1903, ông cùng người em trai của mình là Theodore thành lập công
ty Ernst.
AC. Ernst là người mở đầu cho ý tưởng rằng thông tin kế toán có thể được sử dụng để
ra các quyết định kinh doanh - đây là sự khởi đầu cho hoạt động tư vấn quản lý. Ông cũng là
người đầu tiên quảng bá cho dịch vụ chuyên nghiệp này.
A. Young quan tâm sâu sắc đến sự phát triển của nghề nghiệp non trẻ này. Trong
những năm 20, ông đã thành lập một trường đào tạo nghiệp vụ; và đến thập kỷ 30, công ty
của ông là nơi đầu tiên tuyển dụng nhân viên từ các trường đại học. Cả hai công ty nhanh
chóng thâm nhập được vào thị trường toàn cầu. Khoảng đầu năm 1924, họ liên kết với
những công ty danh tiếng của Anh; trong đó Young liên kết với Broads Paterson và Ernst
liên kết với Whinney Smith & Whinney. Năm 1879, bản hiệp định đầu tiên của Ernst đã dẫn
tới sự thành lập tập đoàn Ernst & Whinney. Đây là những tập đoàn liên kết đầu tiên trong số
rất nhiều tập đoàn khác trên thế giới và chúng là khởi nguồn của những tập đoàn thống trị
toàn cầu hiện nay
Tháng 6/1989, hai công ty do họ sáng lập đã kết hợp làm một, thành tập đoàn Ernst &
Young. Tập đoàn mới này đã xác định một cách nhanh chóng vị trí của nó là người dẫn đầu
xu hướng toàn cầu hoá của các công ty kiểm toán, của các kỹ thuật kinh doanh tiên tiến và
của sự thay đổi kinh doanh không ngừng. C A. Ernst và A. Young chỉ sống hơn nửa thế kỷ,
nhưng những di sản họ để lại - sự sáng tạo và nỗ lực, sự nhạy cảm và quan tâm, lòng nhiệt
tình và niềm tin - đã làm nên nét đặc trưng riêng của tập đoàn Ernst & Young ngày hôm
nay.
1.2. Deloitte Haskins & Sells sát nhập với Touche Ross thành Deloitte & Touche
Năm 1845, William Welch Deloitte đã mở một văn phòng tại Basinghall Street ở
London. Deloitte là người đầu tiên được bổ nhiệm làm kiểm toán viên độc lập của một công

6
ty đại chúng, sau đó ông đã tiếp tục mở một văn phòng tại New York năm 1880.
Năm 1895 Charles Waldo Haskins và Elijah Watt Sells đã thành lập Haskins & Sells
ở New York.
Năm 1898, George Touche thành lập một văn phòng tại London và sau đó vào năm
1900 ông cùng John Ballantine Niven thành lập công ty Touche Niven ở tòa nhà Johnston
tại 30 phố Broad ở New York.
Vào lúc đó, có khoảng dưới 500 kiểm toán viên hành nghề ở Hoa Kỳ, nhưng kỷ
nguyên mới của thuế thu nhập đã sớm tạo ra nhu cầu rất lớn cho các chuyên gia kế toán.
Ngày 01 tháng 4 năm 1933, Đại tá Arthur Hazelton Carter - Chủ tịch Hội kế toán Công
chứng của bang New York - quản lý đối tác của Haskins & Sells, điều trần trước Ủy ban
Thượng viện Mỹ về ngân hàng và tiền tệ. Carter đã thuyết phục Quốc hội rằng kiểm toán
độc lập nên được bắt buộc đối với công ty đại chúng.
Năm 1947, Detroit - kế toán của George Bailey, sau đó là chủ tịch của Viện Kế toán
Hoa Kỳ, đã giới thiệu tổ chức riêng của mình. Các công ty mới này đã có sự khởi đầu thuận
lợi, trong vòng chưa đầy 1 năm. Các thành viên sáp nhập với Touche Niven và AR Smart để
hình thành Touche, Niven, Bailey & Smart. Đứng đầu là Bailey - tổ chức phát triển nhanh
chóng, một phần là do chức năng tư vấn quản lý chuyên môn hóa. Nó cũng có quan hệ gần
gũi với các tổ chức được đồng thành lập bởi Touche Niven, George Touche. Năm 1960,
công ty được đổi tên thành Touche, Ross, Bailey & Smart, và trở thành Touche Ross vào
năm 1969.
Năm 1952, Deloitte sáp nhập với Haskins & Sells để hình thành Deloitte, Haskins &
Sells. Năm 1968, Nobuzo Tohmatsu thành lập Tohmatsu Awoki & Co, một công ty có trụ
sở tại Nhật Bản đã trở thành một phần của mạng lưới Touche Ross vào năm 1975. Năm
1972, Robert Trueblood - Chủ tịch Touche Ross, đề xuất việc thành lập ban Tiêu chuẩn Kế
toán tài chính. Ông đã lãnh đạo việc mở rộng Touche Ross trong thời đại đó.
Năm 1982, David Moxley và Gregory W. Grant trở thành nhà lãnh đạo tại Touche
Ross. Năm 1985, Edward A. Kangas - một nhà tư vấn quản lý, được bổ nhiệm quản lý đối
tác của Touche Ross. Năm 1984, J. Michael Cook đã trở thành đối tác quản lý của Deloitte,
Haskins & Sells.

Tháng 8/1989 Deloitte Haskins & Sells tại Mỹ sáp nhập với Touche Ross ở Mỹ để
hình thành Deloitte & Touche. Các công ty hợp nhất được lãnh đạo bởi J. Michael cùng
Cook và Edward A. Kangas. Được dẫn dắt bởi các quan hệ đối tác Anh, một số lượng nhỏ
7
hơn của các công ty thành viên Deloitte Haskins & Sells từ chối sáp nhập với Touche Ross
và ngay sau đó sáp nhập với Coopers & Lybrand thành Coopers & Lybrand Deloitte (sau
này sáp nhập với Price Waterhouse để trở thành PwC). Một số công ty thành viên của
Touche Ross cũng bác bỏ việc sáp nhập với Deloitte Haskins & Sells và sáp nhập với các
công ty khác.
Tại thời điểm sáp nhập do Mỹ dẫn đầu để hình thành Deloitte & Touche, tên của các
công ty quốc tế là một vấn đề, vì không có quyền sử dụng độc quyền trên thế giới với những
tên "Deloitte" hoặc "Touche Ross" - công ty thành viên chủ chốt như Deloitte Anh và
Touche Ross tại Úc đã không tham gia vào việc sáp nhập. Năm 1993 công ty quốc tế đã
được đổi tên thành Deloitte Touche Tohmatsu để phản ánh sự đóng góp từ các công ty Nhật
Bản cũng như các thỏa thuận sử dụng cả tên Deloitte Touche.
Năm 1995, các đối tác của Deloitte & Touche quyết định tạo ra Deloitte & Touche
Consulting Group (nay là Deloitte Consulting).
3. Big5 và Big4 (1998 - nay)
o Big5 (1998 - 2001)
Big 6 đã trở thành Big 5 vào tháng 7 năm 1998 khi Price Waterhouse (PW) sáp nhập
với Coopers &Lybrand để hình thành Công ty PricewaterhouseCoopers
Hai công ty Price Waterhouse và Coopers & Lybrand đều có lịch sử từ thế kỷ 19.
Price Waterhouse Samuel Lowell, bắt đầu hành nghề kế toán của mình ở London vào
năm 1849.
Năm 1865, Price đã hợp tác với William Hopkins Holyland và Edwin Waterhouse.
Holyland rời đi sau đó để làm công việc kế toán riêng mình, bởi vậy công ty đã được biết
đến từ năm 1874 với tên Price, Waterhouse & Co. Các thỏa thuận hợp tác ban đầu, có chữ
ký của Price, Holyland và Waterhouse có thể được tìm thấy trong Southwark Towers, một
trong những văn phòng quan trọng của PwC (nay phá hủy và là địa điểm mới cho Shard
London Bridge) ở London.

Đến thế kỷ XIX, Price Waterhouse đã được công nhận là một công ty kế toán. Do
thành quả trao đổi thương mại giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, Price Waterhouse mở văn
phòng tại New York vào năm 1890, và công ty Mỹ tự sớm mở rộng nhanh chóng. Các công
ty ban đầu của Anh đã mở một văn phòng ở Liverpool vào năm 1904 và sau đó ở những nơi
khác tại Vương quốc Anh và các quốc gia ở nước ngoài, mỗi lần thiết lập một quan hệ đối
tác riêng biệt ở mỗi nước
8
Trong một nỗ lực hơn nữa để tận dụng lợi thế nền kinh tế theo quy mô, PW và Arthur
Andersen đã thảo luận sáp nhập vào năm 1989 nhưng các cuộc đàm phán thất bại chủ yếu là
do xung đột lợi ích như là giữa các liên kết thương mại mạnh của Andersen với IBM và
kiểm toán IBM của PW.
o Big4 (2002 - nay)
Năm 2002, Athur Andersen sụp đổ sau vụ bê bối của Enron. Từ đó, Big5 chỉ còn lại
Big4 cho đến ngày nay. Nhóm tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về sự sụp đổ của Andersen trong
chương 3.
9
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG BIG4
I. PriceWaterCoopers (PWC)
1. Thông tin khái quát về PWC
Loại Thành viên công ty có cấu trúc pháp lý khác
nhau
Cả hai công ty Mỹ và Anh: hợp tác trách nhiệm
hữu hạn
Công nghiệp Dịch vụ chuyên nghiệp
Được thành lập 1849 (London)
Trụ sở chính London, Vương quốc Anh
(Toàn cầu)
New York City, New York
(Hoa Kỳ)
Diện tích phục vụ Trên toàn thế giới

Chủ chốt Dennis Nally ( Senior Partner )
Sản phẩm Đảm bảo
Tư vấn thuế
Tư vấn
Tư vấn tài chính
Thống Kê Bảo Hiểm
Pháp lý
Doanh thu US $ 29,2 tỉ (2011)
Nhân viên 169.000 (2011)
Website pwc.com
2. Dịch vụ của PWC
PricewaterhouseCoopers cung cấp ba dòng dịch vụ chính:
 Dịch vụ bảo hiểm
10
 Tư vấn thuế (thuế quốc tế lập kế hoạch và tuân thủ pháp luật thuế địa phương, tư vấn
nguồn nhân lực, và giá chuyển nhượng )
 Tư vấn - chủ yếu là hoạt động tư vấn bao gồm chiến lược, hiệu suất cải tiến, giao
dịch dịch vụ, kinh doanh phục vụ, Tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp thẩm định giá,
và quản lý khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực chuyên môn như kế toán, thống kê bảo
hiểm tư vấn.
II. Deloitte
1. Thông tin khái quát về Deloitte
Loại công ty tư nhân
Công nghiệp Dịch vụ chuyên nghiệp
Được thành lập London, Anh, Vương quốc Anh
(1845)
Người sáng lập (s) William Welch Deloitte
Trụ sở chính New York City, New York, Hoa Kỳ
Diện tích phục vụ Trên toàn thế giới
Chủ chốt Stephen Almond (Chairman)

Barry Salzberg (CEO)
Dịch vụ Kiểm toán
Tư vấn
Tư vấn tài chính
Thuế
Rủi ro doanh nghiệp
Doanh thu US $ 28,8 tỉ (2011)
Nhân viên 182.000 (2011)
Website Deloitte.com / toàn cầu
2. Dịch vụ của Deloitte
 Kiểm toán: dịch vụ kế toán truyền thống và dịch vụ kiểm toán, quản lý rủi ro doanh
nghiệp, an ninh thông tin và bảo mật, chất lượng dữ liệu và tính toàn vẹn, rủi ro dự án,
quản lý liên tục kinh doanh, kiểm toán nội bộ và CNTT kiểm soát đảm bảo.
 Tư vấn: cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực ứng dụng doanh nghiệp, tích hợp công
nghệ, chiến lược và hoạt động, vốn con người, và thời gian ngắn-gia công phần mềm.
11
 Tư vấn tài chính: tài chính doanh nghiệp bao gồm cả tranh chấp, cá nhân và thương
mại phá sản, pháp lý, xem tài liệu, và định giá.
 Thuế: các hoạt động về thuế quốc tế của các công ty đa quốc gia, giảm thiểu nghĩa vụ
thuế của họ, thực hiện hệ thống máy tính thuế, và cung cấp tư vấn của những tác động về
thuế của quyết định kinh doanh khác nhau.
 Các dịch vụ khác: cung cấp các dịch vụ chuyên ngành cho các khách hàng trong các
lĩnh vực quốc tế chuẩn mực báo cáo tài chính ( IFRS ), khách hàng đến Trung Quốc,
Nhật Bản, và các quốc gia khác.
III. Ernst & Young (EY)
1. Thông tin khái quát về EY
Loại Thành viên công ty có cấu trúc pháp lý khác nhau
Mỹ và Anh: Trách nhiệm hữu hạn đối tác
Công nghiệp Dịch vụ chuyên nghiệp
Được thành lập Năm 1989

Các thành phần từ 1849
Trụ sở chính London, Vương quốc Anh
Diện tích phục vụ Trên toàn thế giới
Chủ chốt Jim Turley ( Chủ tịch & CEO )
Dịch vụ Kiểm toán
Thuế
Tư vấn tài chính
Tư vấn khác
Doanh thu US $ 22,9 tỉ (2011 )
Nhân viên 152.000 (2011)
Website www.EY.com
3. Dịch vụ của EY
4 dòng dịch vụ chính và chia sẻ doanh thu trong năm 2011:
 Dịch vụ bảo đảm (46%): bao gồm kiểm toán tài chính (dịch vụ bảo đảm
chính), dịch vụ tư vấn kế toán tài chính, điều tra gian lận và dịch vụ tranh chấp, dịch vụ
phát triển bền vững và biến đổi khí hậu.
 Dịch vụ thuế (26%): bao gồm tuân thủ thuế kinh doanh, vốn nhân lực, thuế
gián tiếp, dịch vụ thuế quốc tế, dịch vụ tư vấn rủi ro và kế toán thuế, thuế giao dịch.
12
 Dịch vụ tư vấn (19%): bao gồm bốn dòng phụ: thống kê bảo hiểm, rủi ro
CNTT và bảo đảm, rủi ro, và cải tiến hiệu suất.
 Dịch vụ tư vấn giao dịch (TAS) (9%): bao gồm thương mại, bất động sản, tài
chính và thuế thẩm định, sáp nhập và mua lại, mô hình định giá, kinh doanh, tái cơ cấu
doanh nghiệp và dịch vụ tích hợp.
IV. KPMG
1. Thông tin khái quát về KPMG
Loại Hợp tác xã Thụy Sĩ
Công nghiệp Dịch vụ chuyên nghiệp
Được thành lập 1987; sáp nhập từ Peat Marwick và KMG
Trụ sở chính Amstelveen, Hà Lan (toàn cầu)

Diện tích phục vụ Trên toàn thế giới
Chủ chốt Michael Andrew ( Chủ tịch )
Dịch vụ Kiểm toán - Thuế - Tư vấn
Doanh thu USD 22.7 tỉ (2011)
Qui mô 152 quốc gia
Nhân viên 145.000 (2011)
Website KPMG.com
2. Tên và xây dựng thương hiệu
Nguồn gốc của tên KPMG xuất phát từ tên của bốn người sáng lập ra các công ty sát nhập:
K là viết tắt của Klynveld, sau khi Piet Klynveld, người sáng lập công ty Klynveld
Kraayenhof & Co tại Amsterdam vào năm 1917.
P là viết tắt của Peat, sau khi William Barclay Peat, người sáng lập công ty kế toán William
Barclay Peat & Co tại London vào năm 1870.
M là viết tắt của Marwick, sau khi James Marwick, đồng sáng lập của công ty kế toán
Marwick, Mitchell & Co tại New York City vào năm 1897.
G là viết tắt của Goerdeler, sau khi Reinhard Goerdeler, chủ tịch của công ty kế toán Đức
Deutsche Treuhand-Gesellschaft (DTG) và sau đó, chủ tịch của KPMG.
3. Dịch vụ của KPMG
 Kiểm toán:
13
1. Báo cáo tài chính kiểm toán
2. Kiểm toán quản lý
 Thuế: Kinh doanh và cá nhân các dịch vụ thuế
 Tư vấn: các dịch vụ tư vấn của KPMG được tổ chức vào 3 chủ đề (tăng trưởng, quản
trị và hiệu suất) và 9 đường dây dịch vụ:
1. Dịch vụ tư vấn kế toán
2. Hiệu suất kinh doanh dịch vụ
3. Tài chính doanh nghiệp
4. Dịch vụ quản lý rủi ro tài chính
5. Pháp lý

6. Kiểm toán nội bộ, rủi ro và tuân thủ dịch vụ (IARCS)
7. Tư vấn công nghệ thông tin
8. Tái cơ cấu
9. Dịch vụ giao dịch (M & A)
14
CHƯƠNG III: SỰ TAN RÃ CỦA ANDERSEN
I. Thông tin khái quát về Andersen
Loại Trách nhiệm hữu hạn đối tác
Công nghiệp Kế toán
Dịch vụ chuyên nghiệp
Thuế
Tư vấn
Giấy phép của Kế toán Công chứng hàng
đầu vào năm 2002
Được thành lập 1913
Trụ sở chính Chicago, Illinois, Mỹ
Sản phẩm Dịch vụ chuyên nghiệp
Doanh thu US $ 9,3 tỉ (năm 2002)
Nhân viên 85.000 (năm 2002)
200 vào năm 2007
Website www.andersen.com
1913, Arthur Andersen và Clarence Delaney từ Price Waterhouse, mua lại Công ty
kiểm toán Illinois và thành lập Andersen, Delaney & Co sau đó đổi tên thành Arthur
Andersen & Co.
15
Doanh thu mỗi năm (triệu USD)
(Nguồn: thông cáo báo chí của công ty)
Khẩu hiệu của Andersen là "Think straight, talk straight. " (Andersen lãnh đạo công ty
cho tới năm 1947 khi ông chết, là một người theo đuổi các chuẩn mực đặc biệt cao trong
ngành kiểm toán kế toán, vì lợi ích của nhà đầu tư chứ không phải là ban giám đốc của

khách hàng. Đã có nhiều trường hợp Andersen chịu mất khách hàng lớn chứ không ký xác
nhận cho các báo cáo không chính xác. Người kế nhiệm Leonard Spacek tiếp tục nhấn mạnh
vào sự trung thực này. )
Tới thập kỷ 80, Andersen phát triển dịch vụ tư vấn (Bộ phận tư vấn của Andersen phát
triển nhanh tới mức trở thành doanh thu chính và các giám đốc kiểm toán được khuyến
khích tìm kiếm cơ hội cho tư vấn từ các khách hàng kiểm toán hiện hữu. Tới cuối thập kỷ
90, Andersen đã tăng gấp ba doanh thu trên cổ phiếu)
II. Sự kiện Enron
1. Sự hình thành phát triển của Enron
Enron tiền thân là công ty Khí tự nhiên miền Bắc, thành lập năm 1932 tại Omaha,
Nebraska. Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, giấy, thép, hóa dầu, nhựa…
Năm 2000, Enron là một trong 7 công ty Mỹ có doanh số hơn 100 tỷ USD, lợi nhuận
lên tới 10 tỷ USD.
1985 2000
Số lượng nhân viên 15076 18000
16
Các nước có hoạt động 4 Trên 30
Tài sản (tỷ đôla) 12 33
Đánh giá (Forturn 500) Không có 18
2. Dấu hiệu và diễn biến vụ bê bối của Enron
Năm 2000 - 2001: Hàng loạt các CEO của Enron bị cáo buộc gian lận báo cáo hàng
quí, hàng năm nhằm dối gạt các nhà đầu tư như Kenneth Lay- CEO hay Jeffrey Skilling -
COO Enron.
Tháng 10/2001: Enron công bố lỗ quý thứ ba là $ 618,000,000.
Ngày 31/10/2001: Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC) bắt đầu mở cuộc điều
tra chính thức về kế toán của Enron và các đối tác.
Arthur Andersen, công ty kiểm toán của Enron, đã tiếp tay cho nó bằng cách tiêu hủy
các tài liệu liên quan đến sai phạm.
SEC yêu cầu các nhân viên Arthur Andersen có liên quan đến Enron hầu tòa.
Giá cổ phiếu Enron tụt dốc không phanh, chỉ còn khoảng 0,6$/ cổ phiếu.

Giá trị cổ phiếu Enron từ 23-8-2000 đến 11-1-2002
Tháng 12/2001, Enron thông báo phá sản.
Năm 2002: Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận bắt đầu một cuộc điều tra hình sự vụ phá sản
Enron. Arthur Andersen thừa nhận đã hủy tài liệu của Enron, từ tháng 9 đến tháng 11/2001.
17
Năm 2005: Các Tòa án tối cao phán quyết về mặt lý thuyết Andersen miễn tội để tiếp tục hoạt
động.
III. Hậu quả đối với Arthur Andersen
Từ 5/2001 - 2005: Arthur Andersen phải chi trả hơn 217 triệu USD để dàn xếp các vụ
kiện bê bối kế toán của 1 số khách hàng như công ty Sumbeam, công ty xử lý chất thải
Waste Management, WorldCom hay bồi thường cho công ty phần mềm Peregrine 1 tỉ USD
Ngay sau khi bị kết tội vào năm 2005, Andersen bồi thường 300 tỉ USD trong các vụ
kiện khác từ khách hàng.
Andersen phá sản, hàng loạt các cuộc thương lượng mua bán diễn ra.
+ KPMG mua lại 23 chi nhánh của Andersen với cái giá rẻ mạt là 284 triệu USD
năm 2002.
+ Ernst & Young đã chiếm được phần lớn những khách hàng và chuyên gia của
Andersen ở Mỹ.
+ Các công ty nhỏ khác cũng ra sức thuê lại hầu hết các chuyên gia của Andersen.
Công ty tư vấn Hitachi Consulting của Nhật thuê lại 400 chuyên gia của Andersen.
IV. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Andersen
Nguyên nhân trực tiếp: Bị rút giấy phép kinh doanh sau khi bị kết tội huy tài liệu làm
việc làm gây cản trở điều tra. Hệ quả là mất 1 lượng lớn khách hàng từ tai tiếng này.
Nguyên nhân sâu xa:
+ Kẽ hở trong hệ thống kế toán: không phát hiện ra việc lợi dụng các kẽ hở về kết
toán để che giấu những khoản nợ và thổi phồng lợi nhuận của Enron, hay những sai
sót của Peregine.
+ Kiểm toán thiếu tính độc lập, bị ràng buộc về lợi ích: Andersen đồng thời cung cấp
dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho Enron trong một thời gian dài nên bị những ràng
buộc về tài chính khiến kiểm toán viên thiếu khách quan và độc lập trong quá trình

kiểm toán.
+ Đạo đức nghề nghiệp: Chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhận 1 triệu USD/
tuần còn tham gia tìm kiếm đối tác cho Enron. Khoản tiền kiếm được làm các nhân
viên kiểm toán đánh mất đạo đức nghề nghiệp của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4V34b34UYZB[;]"CEbGiáo trình kiểm toánb&
W\>]_&"b&c"4
4>>LddJ4e"<"LJX" 4%8de"<"d8"Je >J8%GJ1%%LJ8G
18
4>>LddJ4e"<"LJX" 4%8de"<"d"fg%8fC X">fh8)GE
4>>LddJ4e"<"LJX" 4%8de"<"dF8G>fi$fN%
4>>LddJ4e"<"LJX" 4%8de"<"d25V
$4>>LddJ4e"<"LJX" 4%8de"<"dOJP%">>J
*4>>Lddeee4<L)4%)dP%] PdJdL JGdXJj P>4 GLW
-4>>Lddeee4J4%)d
'4>>Lddeee4XJP%">>J4%)d
4>>Lddeee4Le4%)d
4>>LddJ4e"<"LJX" 4%8de"<"dF8%
4>>Ldd jJj4Md'-'10dLeD>8%D> D> LDX% D
<"J)D>% DP%D >D>JD"%"4
4>>LddJ4e"<"LJX" 4%8de"<"d08>8f0XJ8GJ
19

×