Mở đầu
Kể từ khi nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời ,đến nay là nhà
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ,Đảng và nhà nước ta luôn
cố gắng hướng tới xây dựng một nhà nước thực sự đêm lại hạnh phúc,ấm
no cho nhân dân lao động ,một nhà nước “của dân ,do dân, vì dân”. Xây
dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng ,dân
chủ, văn minh.Do vậy thì việc nhân dân lao động tham gia vào quản lí
nhà nước trong đó có quản lí hành chính nhà nước là hết sức quan
trọng ,cấp thiết.Trên thực tế thì nhân dân lao động tham gia vào quản lí
hành chính nhà nước từ lâu đã là một nguyên tắc được đảng và nhà nước
ta ghi nhận và đẩy mạnh thực hiện nhất là trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội hiện nay .từ ý nghĩa to lớn đó em xin chọn đề tài “phân tích
nguyên tắc nhân dân laođộng tham gia đông đảo vào quản lí hành chính
nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành
chính nhà nước ở nước ta hiện nay” để trình bày trong bài tập lớn của
mình.
Nội dung
chương 1: Lí luận về nguyên tắc nhân dân lao động
tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà
nước.
Quản lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước
được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi cơ quan hành chính nhà nước, có
nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ
quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và
thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành
chính- chính trị .
Chủ thể của quản lí hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước(chủ
yếu là các cơ quan hành chính nhà nước), các cán bộ nhà nước có thẩm
quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản lí hành
chính trong một số trường hợp cụ thể.Những chủ thể trên khi tham gia
vào các quan hệ quản lí hành chính có quyền sử dụng quyền lực nhà nước
để chỉ đạo các đối tượng quản lí thuộc quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ
quản lí đồng thời bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước.
Theo quan điểm chủ nghĩa mác lênin quần chúng nhân dân chính là người
sáng tạo ra lịch sử và "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng".
Với sự thắng lợi của cách mạng, một nhà nước tiến bộ của nhân dân lao
động ra đời thì quyền lực to lớn của nhà nước phải thuộc vềnhân dân lao
động và do họ tổ chức thực hiện . Lênin khẳng định "Phát triển chế độ
dân chủ một cách đầy đủ, nghĩa là việc làm cho toàn thể quàn chúng nhân
dân tham gia thực sự bình đẳng và rộng rãi vào mọi công việc của nhà
nước" (3,tr.1).
Bên cạnh đó bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì
dân tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân cho nên việc tham gia
quản lí nhà nước, trong đó có quản lí hành chính nhà nước của nhân dân
lao động là hoàn toàn tất yếu,khách quan và là nhiệm vụ hàng đầu cần
thực hiện của đảng và nhà nước ta.
Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là người làm chủ đất nước ,việc
tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà
nước phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như là một nguyên tắc cơ
bản trong quản lí hành chính nhà nước.
Quyền này lần đầu tiên được quy định trong hiến pháp nước ta trong điều
56 hiến pháp 1980 ,quy định "công đân có quyền tham gia quản lí công
việc của nhà nước xã hội chủ nghĩa".Hiến pháp 1992 tiến thêm quy định
cụ thể một bước mới hơn trong điều 53 "công dân có quyền tham gia thảo
luận các vấn của cả nước và địa phương , kiến nghị với cơ quan nhà nước
, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân".
Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính
nhà nước khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân laođộng trong quản
lí hành chính nhà nước , đúng như nguyên lí khoa học "nhân dân là gốc
của quyền lực nhà nước" mà chủ nghĩa mác lênin đã chỉ ra và thực tiễn
lịch sử đã chứng minh ,nó cũng chỉ ra nhiệm vụ mà nhà nước phải thực
hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân ;lao động
tham gia vào quản lí hành chính nhà nước.
chương 2:Nội dung nguyên tắc nhân dân lao động
tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà
nước.
Nội dung nguyên tắc này chính là thể hiện quyền làm chủ thực sự của
nhân dân lao động trong đó nhà nước là đại diện của toàn thểnhân dân
tích cực tạo điều kiện để đông đảo nhân dân lao động tham gia vào quản
lí hành chính nhà nước bằng các hình thức trực tiếp hay gián tiếp.
2.1 Hình thức tham gia trực tiếp của nhân dân lao
động vào quản lí hành chính nhà nước.
Hình thức này đã được đảng và nhà nước ta quán triệt rất sớm,trong đó
quan trọng nhất là biểu quyết tòa dân.Hiến pháp 1946 quyđịnh khá rõ và
cụ thể hình thức này trong một số điều như:
Điều 21 “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc
quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70”,điều 32 “Những
việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu
hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.
Cách thức phúc quyết sẽ do luật định”.,điều 70 “ ,c) Những điều thay
đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc
quyết”.
do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài , chúng ta chưa ra được luật để cụ thể
hóa quyền này . Hiến pháp năm 1959 điều 53 khoản 5 ghi nhận ủy ban
thường vụ quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân,Hiến pháp 1980điều
100 khoản 6 ghi nhận hội đồng nhà nước quyết định việc trưng cầu ý
dân.cảhai bản hiến pháp đều ghi nhận việc trưng cầu ý dân nhưng chỉ ở
mức độ nêu ra, chưa được cụ thể như trong hiến pháp 1946.trên tinh thần
tiếp thu , thừa kế và phát triển những điểm tiến bộ của hiến pháp 1946
cũng như tư tưởng lập hiến hiện đại chắc chắn hình thức sinh hoạt chính
trị hệ trọng này của nhân dân sẽ trở thành một nguyên tắc hiến định chặt
chẽ ,bước đầu thể hiện trong đoạn cuối củađiều 53 Hiến pháp 1992 sửa
đổi bổ xung năm 2001đã ghi nhận.
Ngoài quyền tham gia biểu quyết còn nhiều hình thức tham gia trực tiếp
của nhân dân vào quản lí hành chính nhà nước đó là:
- tham gia trực tiếp với tư cách là thành viên không chuyên trách trong
hoạt động của cơ quan quản lí, các tổ chức xã hội (ví dụ tham gia vào tổ
chức hòa giải cơ sở theo pháp lệnh ban hành ngày 25/12/1998 về tổ chức
và hoạt động hòa giải cơ sở).
- tham gia trực tiếp vào hoạt động của các cơ quan nhà nước:
cơ quan nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước.Vì vậy,
tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia
tích cực, trực tiếp và có hiệu quả của người lao động vào hoạt động quản
lí hành chính nhà nước .Người lao động nếu đáp ứng đủ các yêu cầu mà
nhà pháp luật quy định đều có thể tham gia vào hoạt động của các cơ
quan nhà nước để trực tiếp thực hiện công việc quản lí nhà nước trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội.Trước hết đó là sự tham gia vào cơ quan
quyền lực nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này nếu đáp
ứng được điều kiện trong luật bầu cử quốc hội và luật bầu cử hội đồng
nhân dân.Ví dụ trong điều 2 luật bầu cử đại biểu quốc hội "Công dân
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam
nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề
nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và
đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định
của pháp luật."
+ trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành
chính nhà nước :
- thảo luận, góp ý kiến vào quá trình xây dựng những đạo luật hoặc các
quyết định quan trọng khác của nhà nước của địa phương:
Ví dụ:Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Ủy ban dựthảo sửa đổi Hiến
pháp công bố và đưa ra lấy ý kiến nhân dân gồm: Lời nóiđầu và 11
chương, 124 điều. So với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001), dự thảo sửa đổi Hiến pháp giảm 1 chương, 23 điều. Trong số 11
chương của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có một Chương mới
hoàn toàn (Chương X: Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia,
Kiểm toán nhà nước). Trong số 124 điều của dự thảo Hiến pháp mới có
tới 11 điều hoàn toàn mới, 102 điều sửa đổi, bổ sung nhân dân có quyền
được tự do đóng góp ý kiến của mình để hoàn thiện bản hiến pháp của
nước nhà.
- thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lí nhà nước:
Ví dụ:công dân có quyền yêu cầu được cấp lại giấy khai sinh, cấp lại
chứng minh thư nhân dân, kiến nghị về dự thảo luật đất đai, hiến pháp
- khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lí hành
chính nhà nước.
Ví dụ:điều 1 luật khiếu nại tố cáo quy định “Công dân, cơ quan, tổ chức
có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ
quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ, thực chất các hình thức này tùy từng loại đã
được quy định trong pháp luật với các mức độ cụthể khác nhau và được
thực hiện ngày càng rộng rãi.
- tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở:
Với việc tham gia vào các tổ chức tự quản cơ sở ,nhân dân lao động
thường xuyên thực hiện các hoạt động mang tính chất tự quản.Đây là
những hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện, chúng có mối
liên quan chặt chẽ với các công việc khác của quản lí nhà nước và quản lí
xã hội.Các hoạt động tự quản cơ sở như bảo đảm an ninh trật tự ,vệsinh
môi trường , tổ chức đời sông công cộng …đều rất gần gũi và thiết thực
đối với hoạt động của mỗi người dân.Thông qua những hoạt động mang
tính chất tự quản mà nhân dân lao động là các chủ thể tham gia tích cực,
quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của người dân mà pháp
luật quy định thược sự được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.Nhà nước tạo
điều kiện cần thiết về vật chất cũng như tinh thần để phát huy vai trò chủ
động ,tích cực của nhân dân lao động trong việc tham gia vào các hoạt
động tự quản trên.
2.2. Hình thức tham gia gián tiếp của nhân dân vào
quản lí hành chính nhà nước.
- thành lập các cơ quan quản lí hành chính nhà nước một cách trực tiếp
(bầu giám đốc, bầu hiệu trưởng,v.v.) hoặc gián tiếp (bầu các cơ quan dân
cử , các cơ quan này thành lập các cơ quan quản lí).Hình thức này đang
được vận dụng khá phổ biến ở các đơn vị sự nghiệp và kinh tế.Tuy nhiên
hiệu quả của nó chỉ có thể được nâng cao khi có một cơ chế đồng bộ bảo
đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân chứ không chỉ có mỗi quyền
được bầu.Hơn nữa hình thức này chỉ nên áp dụng trong phạm vi một số
loại hình đơn vị cơ sở nhất định, nơi không đòi hỏi tính chuyên nghiệp
cao của các chức vụ quản lí và các bộ phận tổ chức - cơ cấu của đơn vị có
quyền chủ động, tính độc lập cao đến mức nhất định.
- một hình thức tham gia gián tiếp rất quan trọng nữa đó là thông qua các
tổ chức xã hội. Mặt trận tổ quốc Việt nam gồm Đảng, Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam, Đoàn thanh nhiên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam và các thành viên của mặt trận - là "cơ sở chính trị của
chính quyền nhân dân" (điều 9 hiến pháp 1992).
Pháp luật việt nam lần đầu tiên quy định trong hến pháp, trao cho các tổ
chức xã hội quyền hạn khá rộng rãi trong quản lí nhà nước , cùng các cơ
quan nhà nước quyết định những vấn đề quản lí hành chính nhà nước
quan trọng hoặc trực tiếp thực hiện một số chức năng nhà nước ,đến việc
kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, để thu hút có hiệu quả hơn đông đảo nhân dân tham gia vào
hoạt động của tổ chức xã hội ở lĩnh vực này thì bản thân các tổ chức xã
hội cũng cần tiếp tục đổi mới về tổ chức, hình thức và phương pháp hoạt
động.
chương 3 : Đánh giá việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham
gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
Việc vận dụng nguyên tắc này vào quản lí nhà nước cũng như quản lí
hành chính nhà nước đã được Đảng và nhà nước ta quán triệt sâu sắc có
nhiều kết quả tốt đẹp bên cạnh một số hạn chế nhất định.Cụ thể từ năm
1998 Đảng và nhà nước ta đã chủ trương phát triển "dân chủ cơ sở" thể
hiệ qua các văn bản sau đây:
1) chỉ thị số 30/ CT- TW ngày 18/2/1998 của bộ chính trị trung ương
đảng về Xây dựng và thực hiện dân chủ cơ sở;
2) nghị quyết 45/NQ - UBTVQH của ủy ban thường vụ quốc hội ngày
20/02/1998 v/v ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn;
3) nghị định số 29/1998/NĐ - CP của chính phủ ngày 11/5/1998 ban hành
quy chế thực hiện dân chủ ở xã;
4) chỉ thị số 24/1998/CT - TTg ngày 19/6/1998 của ban tổ chức chính phủ
về việc xây dựng và thực hiện hương ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm
dân cư;
5) thông tư số 03/1998/TT-TCCP ngày 6/7/1998 của ban tổ chức cán bộ
chính phủ hướng dẫn áp dụng quy chế thực hiện Dân chủ ở xã đối với xã,
phường, thị trấn;
6) nghị định số 71/1998/CP - NĐ ngày 08/9/1998 về việc ban hành quy
chế thực hiệ dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
7) chỉ thị số 38/1998/CT- TTg ngày 11/11/1998 của thủ tướng chính phủ
về việc triển khai quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
8) nghị định số 07/1999/NĐ - CP ngày 13/2/1999 ban hành quy chế thực
hiệ dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước.\
Sau một số năm thực hiện, chính phủ đã ra nghị định số 79/2003/NĐ-CP
ngày 07/7/2003 ban hành quy chế thực hiệ dân chủ ở xã thay thế nghị
định 29 nói trên.
Chủ trương này đã trở thành một phong trào rộng khắp và có ý nghĩa thiết
thực, được đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, bạn bè quốc tế quan
tâm hỗ trợ dặc biệt là việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị
trấn.
Về mặt lí luận, đây dường như là một bước " học thực hành dân chủ " cấp
cơ sở , chuẩn bị cho việc thực hành dân chủ ở cấp cao. vì trong nội dung
quy chế dân chủ quy định những việc dân được biết, dân được bàn ,được
quyết định và được kiểm tra giám sát , các tổ chức thực hiện chúng , cả
việc trực tiếp bầu trưởng thôn, ấp, bản, tức là những hình thức dân chủ
trực tiếp ở cấp thấp nhất. Đây cũng là hành động thực tế thực hiện nội
dung "hướng về cơ sở" của nguyên tắc tập trung dân chủ mà trước đây
vẫn nói nhưng chưa thực hiện được bao nhiêu.
Nhân dân đã tích cực tham gia đông đảo vào các tổ chức xã hội như hội
phụ nữ, hội liên hiệp thanh niên Bên cạnh đó nhân dân còn tích cực
tham gia vào các tổ chức tự quản và có nhiều hoạt động thiết thực như
giữ gìn trật tự, vệ sinh công cộng. Tiêu biểu như thành phố Hà nội hiện có
577 xã, phường, thị trấn, hơn 5000 khu dân cư. Khu dân cư là một tổ
chức có tính tự quản của cộng đồng dân cư, ở đó người dân tự quản lí các
công việc của mình. Chế độ tự quản ở khu dân cư đã giúp nâng cao ý
thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư. Điều này được thể hiện qua các phong trào "gọn nhà, sạch phố,
đẹp thủ đô", "người hà nội quyết tẩy trừ tệ đổ rác ra đường, rác trên
tường" và các phang trào khác do thành phố hà nội phát động.
Ngoài ra nhà nước ban hành các văn bản luật như Luật bầu cử đại biểu
quốc hội. luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân. Các văn bản này giúp
nhân dân lao động dễ dàng xác định các tiêu chuẩn cơ bản, cần thiết để có
thể tham gia ứng cử. Đặc biệt,bên cạch việc được mặt trận tổ quốc giới
thiệu thì người lao động còn có thể tự ứng cử nếu muốn trở thành đại biểu
quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân để từ đó họ có thể tham gia vào
quản lí nhà nước và xã hội.
Công tác tuyên truyền pháp luật hiện nay cũng được đẩy mạnh, nhân dân
hiểu biết pháp luật hơn, cùng với đó, cơ chế quản lí với các thủ tục đơn
giản hơn nên càng thu hút nhân dân tham gia vào quản lí hành chính nhà
nước.
Nói chung nhà nước cũng đã tạo nhiều điều kiện để nhân dân trực tiếp
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực quản lí hành
chính nhà nước.
Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này vẫn còn một số vướng mắc, bất
cập:
trên thực tế tỉ lệ đại biểu tự ứng cử trúng cử là rất thấp, trong đó Số người
tự ứng cử trúng cử đại biểu HĐND các cấp là 312 đại biểu, cao hơn so
với cuộc bầu cử trước (1999) 25 người nhưng đó vẫn là con số rất khiêm
tốn. với đại biểu quốc hội thì Trong 500 vị trúng cử, có 4 người tự ứng
cử, chiếm 0,8% và tăng 3 người so với khóa trước như vậy con số cũng là
quá nhỏ, nhà nước cần đánh giá thật sự khách quan, kĩ lưỡng để không bỏ
sót nhân tài cũng như không để những kẻ chống phá chính quyền có cơ
hội vào các cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta, có thế nhân dân mới
càng tích cực tham gia vào quản lí nhà nước cũng như quản lí hành chính
nhà nước, góp phần tạo sự dân chủ để xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa.
Có một thực tế là cử tri đi bầu cử rất thiếu thông tin về ứng cử viên, hầu
hết là họ bỏ phiếu với ý thức cho xong chuyện, mặt khác các cuộc tiếp
xúc cử tri còn rất hạn chế do đó nhân dân không thể chọn người đại biểu
thực sự cho mình, do đó càng không thể hiện được sự tham gia của nhân
dân dù là gián tiếp vào quản lí nhà nước cũng như quản lí hành chính nhà
nước.
Trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cũng gặp phải một số bất
cập làm nguyên tắc này không được áp dụng triệt để. Tình trạng công
chức "nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu cứ thiếu". Một phần nguyên nhân là do
các quy định trong quá trình tuyển dụng đặt ra chưa sát với yêu cầu.
Người được tuyển dụng có bằng cấp nhưng lại thiếu chuyên môn nhiêm
vụ đặc thù. Điều này nảy sinh hiện tượng không ít cán bộ phản ứng rất
nhiệt tình trong công việc nhưng "lực bất tòng tâm" nên công việc không
hiệu quả. Mặt khác có nhiều cơ quan trong quá trình tuyển nhân sự còn
muốn đưa người nhà của mình vào cho dù những người đó trình độ đến
đâu đi chăng nữa và laoị thải các thí sinh không quen biết, từ đó dẫn đến
tâm lí không muốn thi tuyển công chức trong nhân dân lao động, gây khó
khăn cho những người có đủ điều kiện thật sự muốn tham gia vào cơ
quan nhà nước và họ phải chuyển sang làm cho tư nhân. Vì thế yêu cầu
đặt ra là pải công khai, minh bạch trong tuyển dụng cán bộ công chức.
Vấn đề khiếu nại tố cáo của công dân cũng còn nhiều bất cập. Bởi lẽ
chính những người dân còn ngần ngại tố cáo khi phát hiện sai phạm của
người quản lí.
Trên đây chỉ là những bất cập điể hình rong quá trình thực hiện để đảm
bảo nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành
chính nhà nước. Từ đó các cơ quan chức năng cần khắc phục khuyết
điểm, nhân dân cần nắm rõ lật để hiểu hơn nữa về quyền lợi và nghĩa vụ
của mình để thực sự có thể tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà
nước.
Kết luận
nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính
nhà nước thật sự là sự nhận thức tiến bộ của đảng và nhà nước ta. Việc
vận dụng triệt để nguyên tắc này sẽ góp phần dân chủ hóa hoạt động quản
lí hành chính nhà nước, giúp nhân dân lao động đóng góp tài năng trí tuệ
của mình cho đất nước.bên cạnh đó cũng cần khắc phục khuyết điểm, yếu
kém để tạo điều kiện đễ dàng hơn nữa cho nhân dân tham gia đông đảo
vào quản lí hành chính nhà nước.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. giáo trình luật hành chính việt nam sách của Đại học quốc gia Hà Nội
(nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội - 2005).
2.giáo trình luật hành chính việt nam sách của đại học luật hà nội ( nhà
xuất bản công an nhân dân 2011).
3.Nâng cao vai trò pháp luật trong việc đảm bảo sự tham gia trực tiếp của
nhân dân vào quản lí nhà nước ở nước ta hiện nay.(luận văn thạc sĩ luật
học của Nguyễn khắc Thắng).
4. />nhan-tu-ung-cu-trung-cu-dai-bieu-quoc-hoi.htm.
5.B-u-c-d-i-bi-u-Qu-c-h-i-khoa-XIII-va-d-i-bi-u-H-i-d-ng-nhan-dan-cac-
c-p-nhi-m-k-2011-2016-M-t-b-c-xa.
mục lục
Mở đầu. 1
Nội dung. 1
chương 1: Lí luận về nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí
hành chính nhà nước. 1
chương 2:Nội dung nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành
chính nhà nước. 3
2.1 Hình thức tham gia trực tiếp của nhân dân lao động vào quản lí hành chính nhà
nước. 3
2.2. Hình thức tham gia gián tiếp của nhân dân vào quản lí hành chính nhà nước. 6
Kết luận. 10
Danh mục tài liệu tham khảo: 11