Luật Hành chính Việt Nam
Lời nói đầu
Điều 3 Hiến pháp năm 1992 cũng ghi nhận: “Nhà nước bảo đảm và không
ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân ”. Như vậy tham gia vào
quản lý các công việc của nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân, được
nhà nước củng cố và bảo đảm thực hiện thông qua những quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận bản chất của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
1
.
Bản chất này tiếp tục được củng cố và ghi nhận trong các ngành và lĩnh vực cụ thể,
đặc biệt trong quản lý hành chính nó còn được nâng lên thành một nguyên tắc cơ
bản của ngành, nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành
chính nhà nước. Chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động quản lý của Nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
mới thực sự thành công.
Như vậy nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành
chính nhà nước là một nguyên tắc quan trọng và nội dung của nó được thể hiện
trong nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Bài tiểu luận
dưới đây sẽ phân tích và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành
chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
1 Điều 2 Hiến pháp năm 1999
1
Luật Hành chính Việt Nam
1. Nội dung nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý
hành chính nhà nước
Các hình thức tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao
động được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện gồm có: tham gia vào hoạt
động của các cơ quan nhà nước; tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội;
tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở hoặc trực tiếp thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính.
1.1. Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là một quyền cơ bản của
người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Với việc tham gia
vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, người lao động có thể trực tiếp tham gia
vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đây là phương thức tham gia quản lý
hành chính nhà nước tích cực và hiệu quả nhất mà nhân dân lao động có thể tham
gia. Tuy nhiên không phải bất cứ người nào cũng có thể tham gia vào hoạt động
của cơ quan nhà nước mà chỉ những người đáp ứng được đầy đủ những điều kiện
luật định mới có thể tham gia. Đó thường là những điều kiện về độ tuổi, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, nhân phẩm, đạo đức…tùy thuộc vào từng cơ quan nhà
nước.
1.1.1.Tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước
Đối với các cơ quan như Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng
nhân dân các cấp, đây là những cơ quan đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra, thay
mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Điều 54 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận:
“Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều
có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội,
Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. Như vậy có hai hình thức người
lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước.
2
Luật Hành chính Việt Nam
Thứ nhất, người lao động có quyền tham gia vào quá trình lực chọn, bầu ra
các đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thông qua cơ chế
bầu cử. Những đại biểu được bầu phải đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động,
phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân, phản ánh
trung thực ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, giúp đỡ và bảo đảm quyền khiếu nại,
tố cáo của nhân dân… Nói cách khác đây là một hình thức người lao động gián
tiếp tham gia vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Đây cũng là hình thức rộng rãi
nhất để người lao động có thể tham gia vào quản lý các công việc của Nhà nước.
Thứ hai, người lao động còn có quyền ứng cử vào vị trí đại biểu Quốc hội
hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, trực tiếp tham gia vào hoạt động của các
cơ quan quyền lực nhà nước. Ở cương vị này, người lao động có thể trực tiếp xem
xét và quyết định không chỉ các vấn đề về quản lý hành chính nhà nước mà còn các
vấn đề quan trọng khác của đất nước hoặc của từng địa phương như xây dựng và
sửa đổi Hiến pháp, luật, pháp lệnh; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước hoặc của địa phương; bầu, miễn nhiệm các chức danh quan trọng của
bộ máy nhà nước; quyết định các chính sách dân tộc, tôn giáo…
1.1.2.Tham gia vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử,
cơ quan kiểm sát
Bên cạnh các cơ quan quyền lực nhà nước, trong bộ máy nhà nước còn có
các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.
Người lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan này thông qua cơ
chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để trở thành cán bộ hoặc thông qua cơ chế tuyển
dụng, bổ nhiệm để trở thành công chức, trực tiếp sử dụng quyền lực nhà nước để
tiến hành các công việc khác nhau của quản lý hành chính nhà nước.
1.2. Nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
Ngoài việc tham gia vào các hoạt động của các cơ quan nhà nước, người lao
động còn có quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước thông qua các hoạt
động của các tổ chức xã hội và nhà nước sẽ đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho
3
Luật Hành chính Việt Nam
người lao động thực hiện quyền đó. Các tổ chức xã hội cũng được nhà nước trao
cho những vai trò, quyền và nghĩa vụ nhất định trong quản lý hành chính nhà nước.
Điều 9 Hiến pháp năm 1999 ghi nhận “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền
thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân
dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng nhà nước chăm lo
và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm
chủ, nghiêm chính thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ
quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước”. Bên cạnh việc trao
quyền, nhà nước cũng tạo điều kiện và giúp đỡ các tổ chức xã hội về mặt vật chất
và tinh thần, để các tổ chức đó trợ giúp đắc lực cho người lao động thực hiện
quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước.
Thực tế cho thấy các tổ chức xã hội đã thu hút một lượng đông đảo quần
chúng nhân dân lao động tham gia. Thông qua các hình thức hoạt động của các tổ
chức xã hội vai trò của người lao động trong quản lý hành chính nhà nước được
phát huy một cách chủ động, sáng tạo. Vì vậy, đây là một hình thức hoạt động có ý
nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.
1.3. Nhân dân lao động tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở
Cho dù không tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội, người lao động vẫn có thể tham gia vào quản lý hành chính thông qua
các hoạt động tự quản ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc của mình. Đây là hình thức
tham gia vào quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động mang tính đơn
giản và chủ động nhưng vẫn đảm bảo đạt hiệu quả cao.
Hoạt động tự quản là những hoạt động do chính người lao động tự thực hiện
để quản lý những vấn đề về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, đời sống công
4
Luật Hành chính Việt Nam
cộng…quanh khu vực mình sống hoặc làm việc. Đó thường là những hoạt động rất
đơn giản, gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống của chính họ nhưng góp phần và
giúp ích không nhỏ vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan
chức năng. Những hoạt động tự quản ở cơ sở giúp tiết kiệm ngân sách địa phương,
đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn kỷ luật, vệ sinh môi trường và tinh
thần trách nhiệm, tự giác tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội của người
lao động. Với vai trò quan trọng đó nhà nước không ngừng khuyến khích và tạo
những điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để người lao động tham gia tích
cực vào những hoạt động tự quản trên.
1.4. Nhân dân lao động trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong
quản lý hành chính nhà nước
Bản thân mỗi người lao động khi không tham gia vào hoạt động của các cơ
quan nhà nước hay tổ chức xã hội nào vẫn luôn có những quyền và nghĩa vụ nhất
định liên quan tới lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Những quyền và nghĩa vụ
đó được Hiến pháp ghi nhận là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân và được quy định cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc
các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Điều 53 Hiến pháp 1992
đã quy định: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia
thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà
nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Bên cạnh đó, người lao
động có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hành chính nhà
nước.
Các quyền và nghĩa vụ này người lao động có thể thực hiện gián tiếp bằng
cách thông qua các hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội như đã
giới thiệu ở trên hoặc trực tiếp thực hiện. Người lao động có thể trực tiếp khiếu nại,
tố cáo những vi phạm trong mọi lĩnh vực, trong đó có quản lý hành chính nhà nước
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trực tiếp biểu quyết khi nhà nước tổ
5