Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

nghiên cứu quy trình sản xuất, chế biến, dữ trữ và sử dụng cỏ họ đậu (stylosanthes alfalfa) trong nuôi dưỡng bò sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 101 trang )

i

Tóm tắt đề tài

Nội dung 1: Trồng thử nghiệm giống cỏ đậu Stylô.184 để đánh gíá năng suất hạt và
năng suất chất xanh.
Thí nghiệm được tiến hành trồng giống cỏ đậu (Stylosanthes guianensis CIAT
184) tại 2 điểm Công ty Giống Bò sữa An Phú - Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh và
Công ty cổ phần Bò sữa An Phước - Long Thành, Đồng Nai. Thời gian từ tháng 7-
2008 đến tháng 3 năm 2010.

1. Thí nghiệm đánh giá năng suất chất xanh
1 giống cỏ và 3 chu kỳ thu họach (60 ngày; 75 ngày; 90 ngày), thí nghiệm được
lập lại 3 lần. Lượng hạt cỏ giống từ 10-12kg gieo cho một hecta. Lượng phân hữu cơ
là 15 tấn/ha và phân hóa học là 30kgN + 60kgP
2
O
5
+ 30kgK
2
O cho 1ha/lần thu cắt.
Cỏ đậu Stylô được thu cắt theo thời gian 60, 75, 90 ngày trong suốt thời gian thí
nghiệm tại 2 điểm trồng trong điều kiện mùa khô có tưới nước.
Kết quả cho thấy cỏ đậu Stylo.184 sinh trưởng và phát triển tốt, kết quả ảnh
hưởng của ba chu kỳ thu cắt 60, 75 và 90 ngày của cỏ Stylo.184 thí nghiệm năng suất
cho thấy năng suất bình quân chung tại 2 điểm trồng về chất xanh, chất khô kể cả
năng suất đạm thô thu cắt ở chu kỳ 90 ngày luôn cao hơn so với thu cắt chu kỳ 60 và
75 ngày, nhưng xét về mặt thành phần hóa học trong cỏ Stylo.184 thì hàm lượng
protein thô giảm, xơ thô tăng cao không thể so với chu kỳ thu cắt 60 và 75 ngày. Giá
thành cho 1 kg cỏ tươi giữa các chu kỳ thu cắt khác nhau cũng không chênh lệch nhau
từ 610-635 đồng.



2.Thí nghiệm đánh giá năng suất hạt
1 giống cỏ và 2 khoảng cách trồng (50x0; 60x0)cm, thí nghiệm được lập lại 3
lần. Lượng hạt cỏ giống từ 10-12kg gieo cho một hecta. Lượng phân hữu cơ là 15
tấn/ha và phân hóa học là 50kgN + 100kgP
2
O
5
+ 60kgK
2
O cho 1ha. Sau thời gian
trồng đến khi cỏ đậu Stylo.184 hình thành hạt, thu lấy hạt qua 3 thời điểm 140, 160 và
180 ngày để xác định thời điểm thu hoạch hạt cho năng suất hạt đạt hiệu quả cao.
Kết quả ảnh hưởng của khoảng cách gieo hạt đến năng suất cho hạt của cỏ
Stylo.184 khoảng cách hàng trồng (50x0)cm cho năng suất hạt bình quân
(199,43kg/ha) và (60x0)cm là (207,07kh/ha) giữa hai nơi thí nghiệm không sai khác.
Ảnh hưởng của thời gian thu hạt đến năng suất hạt cỏ Stylo.184 cho thấy năng suất
hạt giống bình quân hai điểm thí nghiệm sau khi gieo trồng (140-160) ngày cho hạt
cao hơn (223,7kg/ha) bởi thời kỳ cỏ Stylo.184 phát hoa rộ và kết hạt chín đạt 80-85%
so (120-140) ngày do hạt chưa chín tới và (160-180) ngày do hạt quá chín, hạt dễ rơi
rụng. Giá thành sản xuất 1kg hạt giống cỏ đậu Stylo.184 từ 236.000-245.000 đồng/kg.




ii

Nội Dung 2. Xây dựng quy trình ép đóng kiện cỏ đậu Stylo.184 phù hợp với điều
kiện sản xuất trong nước.
Thí nghiệm được tiến hành tại Công ty Giống Bò sữa An Phú - Củ Chi - Thành

phố Hồ Chí Minh. Triển khai trồng thuần giống cỏ đậu Stylô.184 cho thu hoạch để
làm nguồn nguyên liệu dự trữ để sử dụng thức ăn cho bò sữa. Diện tích gieo trồng 2
hecta. Cỏ đậu được gieo trồng vào tháng 7-8 năm 2009 và thu cắt 75 ngày/lần cắt.
Lượng phân hữu cơ 10 tấn/ha và phân hóa học là 30N + 60P
2
O
5
+ 30K
2
O cho 1ha/lần
thu cắt. Khi cỏ đậu đến kỳ cắt và được phơi khô 3-4 ngày, vận chuyển về kho và ép
đóng kiện, mỗi kiện cỏ đậu khô có trọng lượng từ 20-25kg, kích thước kiện
(60x40x40)cm do máy ép cỏ khô hiệu ER 01/03 của nhà máy Z.755 độc quyền sản
xuất, công suất từ 6-8 tấn cỏ khô/ngày ép. Theo dõi các chỉ tiêu: tỉ lệ rụng lá, độ ẩm
và vật chất khô trong cỏ qua thời gian thu cắt, kiểm tra bằng cãm quan chất lượng cỏ
khô qua thang điểm từ 0- 130 điểm, phân tích thành phần hóa học qua lấy mẫu phân
tích cỏ khô theo thời gian bảo quản 30,60,90 ngày, hiệu quả kinh tế trong quá trình
xây dựng quy trình sản xuất, chế biến, dự trữ và sử dụng cỏ họ đậu trong nuôi dưỡng
bò sữa.
Kết quả cho thấy khi cây cỏ được thu cắt, cho đến khi độ ẩm của cỏ giảm xuống
dưới 40%, vật chất khô thất thoát do việc đảo và thu gom cỏ, lá bị rơi rụng trong quá
trình phơi khô khi độ ẩm dưới 15%, số lượng lá là một trong những yếu tố vật lý quan
trọng dùng để xác định cấp độ của cỏ khô. Thời tiết ẩm ướt cũng có thể gây ra một sự
chậm trễ trong thu hoạch, vụ thu cắt làm cỏ khô bị quá hạn, cỏ đậu sẽ tăng cao chất
xơ, protein thô và các chất carbohydrates hòa tan bị giảm trong cỏ khô trước khi đóng
kiện. Với sự mất mát của các loại đường thực vật, tỷ lệ chất xơ (NDF và ADF) tăng
lên, và làm giảm tỷ lệ tiêu hóa của cỏ khô. Thời gian để đóng kiện cho cỏ khô chủ yếu
dựa vào độ ẩm của cỏ khô, để đóng kiện cỏ Stylo khi độ ẩm từ 15-20%. Đóng kiện ở
độ ẩm thấp hơn 13-14% sẽ dẫn đến tỷ lệ rụng lá quá nhiều, trong khi đóng kiện ở độ
ẩm cao 25-30% có thể dẫn đến hỏng cỏ do mốc và nhiệt. Đóng kiện cho cỏ đậu Stylo

khô có trọng lượng (20-25kg) để bành cỏ khô không quá dày làm tăng độ ẩm và tránh
mốc khi lưu trữ.
Cỏ đậu Stylo.184 khi thu cắt tươi đến lúc lúc phơi nắng nhiều ngày vật chất khô
chiếm tỷ lệ 89-90%, hàm lượng Protein thô giảm so với lúc thu cắt tươi là 9-10%, tỷ lệ
xơ tăng tương ứng với hàm lượng ADF, NDF là 35-36%. Thành phần các chất như
khoáng tổng số, Ca, P biến động không sai khác nhau. Giai đoạn từ lúc ép đóng kiện
đến lúc lưu trữ 90 ngày trở đi, cỏ đậu Stylo hàm lượng protein thô thay đổi từ 17-18%,
hàm lượng xơ thô tăng không cao từ 12-15% và tỷ lệ nầy tương ứng với ADF và NNF.
Khoáng tổng số giảm từ 17-18%, Calcium 15-17%, phosphor giãm cao hơn khoảng
20-21%. Quá trình sản xuất và chế biến cỏ đậu Stylo khô ép đóng kiện, giá thành sản
suất 1kg cỏ đóng bành là 3500 đồng/kg so với giá thị trường nhập nội cỏ đậu Alfalfa
khô Hoa kỳ hiện nay là 7000đồng/kg, cỏ đậu Stylo khô nếu bán với giá 4500-
5000đồng/kg tại thị trường Việt Nam là có lãi cho người sản suất cỏ đậu khô.



iii

Nội dung 3. Thử nghiệm sử dụng của cỏ đậu khô Stylô.184 đóng kiện trong khẩu
phần chăn nuôi bò vắt sữa.

Để đánh giá khả năng sử dụng của cỏ đậu trong khẩu phần ăn cho bò đang vắt
sữa tiến hành thí nghiệm 1 yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên trên 32
bò đang vắt sữa 7/8 HF (8 bò/nghiệm thức x 4 nghiệm thức), lứa đẻ thứ 2 và thứ 3,
năng suất sữa 3 tháng đầu chu kỳ vắt sữa là trên 18 lít/con/ngày, bò được nuôi nhốt
theo cá thể và coi mỗi bò là 1 lần lặp lại, giai đoạn bắt đầu thí nghiệm trước đẻ 1
tháng. Bò giữa các nghiệm thức đảm bảo tính đồng đều về giống, năng suất sữa, lứa
đẻ, trọng lượng và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Cỏ đậu khô Stylô đã được phơi khô
ép đóng kiện và được bảo quản dự trữ trên 3 tháng có phẩm chất và chất lượng tốt sẽ
thay thế cho thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần ăn cho bò sữa với tỷ lệ thay thế là 0;

10; 20 và 30%. Kết quả có thể thay thế 20% cám hỗn hợp trong khẩu phần ăn hàng
ngày của bò sữa bằng cỏ đậu khô Stylô không làm giảm sản lượng, chất lượng sữa của
bò nhưng đã làm giảm 4,6% giá thành sản xuất 1 kg sữa từ đó làm tăng hiệu quả kinh
tế cho chăn nuôi bò sữa. Nếu thay thế 30% cám hỗn hợp bằng cỏ đậu khô Stylô tuy đã
làm giảm 6,4% giá thành sản xuất 1 kg sữa nhưng nó lại làm giảm 3,1% sản lượng
sữa của bò so với khẩu phần không thay thế.

























iv

Summary

Content 1: Leguminous crop investigatin (Stylosanthes guianensis CIAT 184) to
evaluate seed and forage production.

Stylosanthes guianensis CIAT 184 were planted in the field of Breeding Dairy
Cow company An Phu - Cu Chi, Ho Chi Minh City and Dairy Cow Corporation An
Phuoc - Long Thanh, Dong Nai Province, during July 2008 to March 2010, to
evaluate seed and forage production.

1. Experiment for evaluation forage production
The experimental design was 3 cutting intervals in randomized complete block
with 3 replications. Seeding rate was 10-12kg/ha. The amount of organic and
inorganic fertilizer per hecta for one crop was 15 tons and
30kgN+60kgP
2
O
5
+30kgK
2
O, respectively. The cutting intervals of Stylo.184 were 60,
75, 90 days in two different areas during the dry season with irrigation.
Results showed that Stylo.184 variety grew well, the cutting interval 90 days in
two different areas of S.guianensis CIAT 184 gave the best yield in biomass, dry
matter and crude protein. However, the quality of biomass is lower than it in 60, 75
cutting intervals (low percentage of crude protein, high crude fiber). Production cost
for 1 kg of fresh Stylo.184 biomass among 3 cutting intervals was similar (610-635
VNĐ).


2. Experiment for evaluation seed production
The experimental design was 2 sowing distances (50x0) cm and (60x0) cm) in
randomized complete block with 3 replications. Seeding rate was 10-12kg/ha for
Stylo.184. The amount of organic and inorganic fertilizer per hecta for one crop was
15 tons and 50kgN+100kgP
2
O
5
+60kgK
2
O, respectively. Seed were collected three
times at 140, 160 and 180 days to determine the best harvest time for 2 different
areases.
The result indicated that average seed yields of S. guianensis CIAT 184 at
sowing distances (50x0) and (60x0)cm were similar (199.43kg/ha and 207.07kg/ha,
respectively). Seed havest of Stylo.184 variety did at 140-160 days gave the highest
yield (223.7kg/ha) for both experimental areas. The havested seed at 120-140 and
160-180 days have undergone quite a loss by unmatured seed (120-140 days) and
overripen seed (160-180 days). Production cost for 1 kg of Stylo.184 seed was
236.000-245.000VNĐ and can be accepted by the farmer for growing seed production.






v

Content 2. Studying on the process to make the hay bale in Vietnam condition.


The Stylo.184 (Stylosanthes guianensis CIAT 184 was cultivated in two
hectares field of Breeding Dairy Cow company An Phu - Cu Chi, Ho Chi Minh City.
The grass were cut at day 75 (July - August, 2009) and used as the raw material for
hay baling. The amount of organic and inorganic fertilizer per hecta for one crop was
15 tons and 30kgN+60kgP
2
O
5
+30kgK
2
O, respectively. The Stylo.184 grass was cut
and sun-dried 3-4 days in the field, then used for baling. The hay bales were made by
the hay press machine ER 01/03 (made in Z.755 in Vietnam with the capacity of 6-8
tons/day). The size of each package was 60x40x40 cm and 20-25kg in weight. This
study aims to investigate the factors affecting to the quality of Stylo.184 hay such as
defoliation, dry matter and moisture content in over time for cutting, visual evaluation
with score card (0-130 scores), chemical composition of hay in 30, 60, 90 days
storage. The econimic efficiency of processing, storage and useing of legume forages
for dairy cows was evaluated.
Results showed that the wieght of Stylo.184 grass was lost after cutting because
the grass respiration continued until its moisture content went down to 40%. The
raking and baling also contributed in the loss of Stylo.184 grass wieght. High quality
Stylo hay will not be obtained if harvest is delayed or leaves are lost during the sun-
drying process. The quantity of leaves is extremely important since two-thirds of the
protein is found in the leaves. This is an important factor in determining hay quality.
Wet weather can also cause a delay in harvest, resulting in an over-mature hay crop,
higher in fiber and lower in crude protein. Rain washed out soluble carbohydrates
(sugars) and proteins before baling will reduce the quality of hay bale. With the loss of
plant sugars, the proportion of fiber (NDF and ADF) increases, and the digestibility of

the hay decreases. The recommended time for hay baling is based primarily on
moisture content of the hay. It is recommended to bale alfalfa when moisture is
between 18 and 20%. Baling at lower moisture will result in excessive leaf loss, while
baling at higher moisture (25-30%) may result in spoilage form mold and heat. The
square bale (20-25 kg) is recommended for Stylo hay baling to avoid moisture
increasing and mold in storage.
The sun-dried Stylo.184 hay has 89-90% dry matter, during field drying crude
protein content lower than at harvest was 9-10%, the ratio of fibers increase with a
corresponding in ADF, NDF is 35-36%, mineral composition of substances such as,
Ca, P is non variant. Stage of press haymaking to stage of storage 90 days, crude
protein content varies 17-18%, crude fiber content is not increased high 12-15% (ADF
and NNF, respectively). Ash total decreased 17-18%, 15-17% calcium, phosphorus
reduction higher about 20-21%. The production cost for 1 kg hay bale of Stylo.184 is
3500 VND, lower than the imported hay bale (7000VND/kg). At present, the Stylo hay
was sold for 4500-5000VND/kg. It is profitable for a hay producer.



vi

Content 3. Trials of use Stylo.184 hay bale in diets for dairy cows.

To evaluate the using ability of forage legumes in diets for dairy cows, one
factor experiment was carried out with randomly complete block design on 32 dairy
cows 7/8 HF (8 cows/treatment x 4 treatments), litter 2 and 3. The milk production of
first 3 months of lactation was over 18 liters/cow/day. Cows are kept in individual
case and considered as a replication. Experimental period started one month before
calving. Cows among treatments were ensured uniformity of the breed, milk yield,
litter size, weight and feeding conditions. The 3 months stored Stylo.184 bale with
good quality was used to replace complete feed in diets for dairy cows at the rate of 0,

10, 20 and 30%. The results proved that it could replace 20% of compound feed in the
diet of dairy cows by Stylo.184 hay bale without negative effects on the milk quantity
and quality. Moreover, it could reduce 4.6% of milk production cost, so that it
increased the economic efficiency for farmers. If 30% of compound feed was replaced
with Stylo.184 hay bale, it could reduced 6.4% feed cost/kg milk. However, the milk
yield dropped down 3.1% compared to cows fed control diet.






























vii

MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt đề tài (tiếng việt)…………………………………………………………………… i
Tóm tắt đề tài (tiếng anh)…………………………………………………………………… iv
Mục lục……………………………………………………………………………………….vii
Danh sách các chữ viết tắt x
Danh sách các bảng x
Danh sách các hình xii
Phần mở đầu…………………………………………………………………………………xiii

I. Chương I. Tổng quan tài liệu 1

II. Chương II. Nội dung và phương pháp 9

2.1. Nội dung 1: Trồng thử nghiệm giống cỏ đậu Stylo để đánh giá năng suất chất xanh và
năng suất hạt 9
2.1.1 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm cho năng suất chất xanh 9
a. Đối tượng thí nghiệm ………………………………………………………………………9
b. Đặc điểm 2 nơi thí nghiệm 9
c. Bố trí thí nghiệm 10
d. Phương pháp nghiên cứu 11
e. Các chỉ tiêu theo dõi 12
f. Sản phẩm nội dung cần đạt 12

2.2.2 Thí nghiệm 2: Thí nghiệm cho năng suất hạt 12
a. Đối tượng thí nghiệm 12
b. Đặc điểm 2 nơi thí nghiệm 12
c. Bố trí thí nghiệm 13
d. Phương pháp nghiên cứu 13
e. Các chỉ tiêu theo dõi 14
f. Sản phẩm nội dung cần đạt 14

2.2. Nội dung 2: Xây dựng quy trình ép đóng kiện cỏ đậu phù họp với điều kiện sản suất
trong nước 14
2.2.1 Tiến hành xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thực nghiệm cỏ đậu Stylo đạt năng suất,
chất lượng cao để sử dụng làm thức ăn cho bò sữa và đủ nguồn nguyên liệu thô xanh cung cấp
cho việc thực hiện xây dựng quy trình ép đóng kiện cỏ đậu khô…………………………… 14
2.2.1.1 Các bước tiến hành thí nghiệm………………………………………………………………14
2.1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cỏ đậu khô trong quá trình phơi khô và đã đóng kiện
bảo quản bảo quản dự trữ…………………………………………………………………….13
viii

2.2.1.3 Các tiêu chuẩn kỹ thuật cần để thực hiện ép đóng kiện cỏ đậu khô…………………17
2.2.2 Xây dựng quy trình đóng kiện cỏ khô theo phương pháp bán công nghiệp phù hợp với
điều kiện sản suất trong nước bảo đảm thời gian bảo quản, dự trữ trong 3 tháng không ảnh
hưởng đến chất lượng cỏ…………………………………………………………………… 17

2.3 Nội dung 3: Thử nghiệm sử dụng cỏ đậu Stylo đóng kiện trong khẩu phần chăn nuôi bò
vắt sữa……………………………………………………………………………………… 18
2.3.1 Mục tiêu 18
2.3.2 Địa điểm thí nghiệm…………………………………………………………………….18
2.3.3 Thiết kế thí nghiệm…………………………………………………………………… 18
2.3.4 Thời gian thí nghiệm……………………………………………………………………18
2.3.5 Thiết kế thí nghiệm…………………………………………………………………… 18

2.3.6 Chỉ tiêu thí nghiệm…………………………………………………………………… 19

2.4. Nội dung 4: Chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiển sản xuất………………… 19

III. Chương III. Kết quả và thảo luận…………………………………………………… 21
Nhận xét về cỏ đậu Alfalfa……………………………………………………………………21
3.1 Nội dung1: Thí nghiệm 1:……………………………………………………………….22
3.1.1a Ảnh hưởng của chu kỳ thu cắt đến năng suất cỏ Stylo.184 bình quân tại hai điểm thí
nghiệm (XNBS. Long thành và An Phú-Củ Chi)…………………………………………… 22
3.1.1b Ảnh hưởng của chu kỳ thu cắt đến thành phần hóa học cỏ Stylo.184 bình quân tại hai
điểm thí nghiệm (XNBS. Long thành và An Phú-Củ Chi)………………………………… 29
3.1.1c Ảnh hưởng của chu kỳ thu cắt đến giá thành sản suất 1kg tươi cỏ đậu Stylo CIAT 184
bình quân tại hai điểm thí nghiệm……………………………………………………………37

3.1 Nội dung1: Thí ngiệm 2
3.1.2a Đặc điểm thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cỏ đậu Stylo CIAT 184…………… 38
3.1.2b Đặc điểm thời kỳ phát dục cho năng suất và chất lượng hạt giống cỏ Stylo.184…….40
3.1.2c Ảnh hưởng của khoảng cách gieo hạt đến năng suất cho hạt của giống cỏ Stylo.184 tại
XNBS. Long Thành- Đồng Nai và An phú- Củ Chi………………………………………… 42
3.1.2d Ảnh hưởng của thời gian thu hạt đến năng suất hạt giống cỏ đậu Stylo.184 tại XNBS.
Long Thành- Đồng Nai và An phú- Củ Chi. …………………………………………………43
3.2.2e Ảnh hưởng của khoảng cách gieo hạt đến giá thành 1kg hạt giống cỏ đậu Stylo.184 tại
XNBS. Lonh Thành- Đồng Nai và An phú- Củ Chi………………………………………… 44

3.2 Nội dung 2
3.2.1 Đánh giá cỏ sau khi thu hoạch và qua các thời gian phơi khô cỏ đậu Stylo ………… 46
3.2.2 Kiểm tra cỏ đậu khô bằng trực quan ………………………………………………… 48
ix

3.2.3 Đánh giá thành phần hóa học của cỏ đậu Stylo sau khi ép đóng kiện qua các thời kỳ bảo

quản khác nhau…………………………………………………………………………………………50
3.2.4 Hiệu quả kinh tế qua giá thành sản suất 1kg cỏ đậu Stylo sau khi ép đóng bành………53

3.3. Nội dung 3
3.3.1 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu dùng cho thí
nghiệm……………………………………………………………………………………………………54
3.3.2 Ảnh hưởng của sự thay thế cám hỗn hợp bằng cỏ Stylô khô đóng kiện đến các chỉ tiêu về
năng suất sữa và hiệu quả kinh tế của bò thí nghiệm……………………………………… 55
3.3.3 Ảnh hưởng của sự thay thế cám hỗn hợp bằng cỏ Stylô khô đóng kiện đến các chỉ tiêu về
chất lượng sữa của bò thí nghiệm ……………………………………………………………57
3.3.4 Điểm thể trạng bò thí nghiệm ………………………………………………………….58

3.4. Nội dung 4 59
3.4.1 Tiến hành tập huấn…………………………………………………………………… 59
3.4.2 Kết quả hội thảo tập huấn………………………………………………………………59
3.4.2.1 Các ý kiến đóng góp của các hộ chăn nuôi bò sữa………………………………… 60
3.4.2.2 Phản hồi các ý kiến đóng góp ……………………………………………………… 60

IV. Chương IV. Kết luận và đề nghị: 63
1. Kết luận: 63
2. Đề nghị 65
Phụ Lục
Tài liệu tham khảo

















x

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
Thuật ngữ tiếng Việt
Ash
Khoáng tổng số (K.Tổng số)
CF
Xơ thô (Crude fiber)
CP
Protein thô (Crude protein)
EE
Béo thô (Ether Extract)
DM
VCK: Vật chất khô (Dry matter)
Ca
Calcium
P
Phosphorus
ADF

Xơ hòa tan trong acit (Acid Detergent Fiber)
NDF
Xơ hòa tan trong môi trường trung tính (Neutral Detergent Fiber)
N.S C.X
N.suất chất xanh: Năng suất chất xanh
N.S C.K
N.Suất chất khô: Năng suất chất khô.
N.S CP
N.suất Protein thô: Năng suất Protein thô
K.Cách gieo
Khoảng cách gieo trồng
Tốc độ TT
Tốc độ tăng trưởng
XNBS
Xí nghiệp Bò sữa
CIAT
Centro International de Agricultural Tropical
Stylo.184
Stylosanthes guianensis CIAT 184
CTAGS
Cây thức ăn cho gia súc
N1, N2
Năm thứ nhất, Năm thứ hai










xi

DANH SÁCH BẢNG
SỐ
TÊN BẢNG SỐ LIỆU
TRANG
Bảng 1a
Chiều cao bình quân của các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo. Ciat
184 trồng tại XNCN. Bò sữa Long Thành và Củ Chi
22
Bảng 1b
Chiều cao bình quân các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo. Ciat 184
theo mùa trong năm và nơi trồng
23
Bảng 2a
Năng suất chất xanh bình quân của các chu kỳ thu cắt cỏ đậu
Stylo. Ciat 184 trồng tại XNCN. Bò sữa Long Thành và Củ
Chi
24
Bảng 2b
Năng suất chất xanh bình quân các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo.
Ciat 184 theo mùa trong năm và nơi trồng
25
Bảng 3a
Năng suất chất khô bình quân của các chu kỳ thu cắt cỏ đậu
Stylo. Ciat 184 trồng tại XNCN. Bò sữa Long Thành và Củ
Chi
26

Bảng 3b
Năng suất chất khô bình quân các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo.
Ciat 184 theo mùa trong năm và nơi trồng

26
Bảng 4a
Năng suất chất Protein thô bình quân của các chu kỳ thu cắt cỏ
đậu Stylo. Ciat 184 trồng tại XNCN. Bò sữa Long Thành và
Củ Chi
27
Bảng 4b
Năng suất chất Protein thô bình quân các chu kỳ thu cắt cỏ đậu
Stylo. Ciat 184 theo mùa trong năm và nơi trồng
28
Bảng 5a
Vật chất khô bình quân của các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo.
Ciat 184 trồng tại XNCN. Bò sữa Long Thành và Củ Chi
30
Bảng 5b
Vật chất khô bình quân các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo. Ciat
184 theo mùa trong năm và nơi trồng
30
Bảng 6a
Protein thô bình quân của các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo. Ciat
184 trồng tại XNCN. Bò sữa Long Thành và Củ Chi
31
Bảng 6b
Protein thô bình quân các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo. Ciat 184
theo mùa trong năm và nơi trồng
32

Bảng 7a
Xơ thô bình quân của các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo. Ciat 184
trồng tại XNCN. Bò sữa Long Thành và Củ Chi
32
Bảng 7b
Xơ thô bình quân các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo.Ciat 184
theo mùa trong năm và nơi trồng
33
Bảng 8a
Béo thô bình quân của các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo.Ciat
184 trồng tại XNCN. Bò sữa Long Thành và Củ Chi
34
Bảng 8b
Béo thô bình quân các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo.Ciat 184
theo mùa trong năm và nơi trồng
34
Bảng 9a
Khoáng tổng số bình quân của các chu kỳ thu cắt cỏ đậu
Stylo.Ciat 184 trồng tại XNCN. Bò sữa Long Thành và Củ Chi
35
Bảng 9b
Khoáng tổng số bình quân các chu kỳ thu cắt cỏ đậu Stylo.Ciat
184 theo mùa trong năm và nơi trồng
36
Bảng 10
Ảnh hưởng của chu kỳ thu cắt đến giá thành sản suất 1kg cỏ
của cỏ đậu Stylo.184
37
Bảng 11
Đặc tính sinh trưởng phát triển của cỏ đậu Stylo CIAT 184

39
xii

Bảng 12
Đặc điểm thời kỳ phát dục cho năng suất và chất lượng hạt
giống cỏ đậu Stylo CIAT 184
41
Bảng 13
Ảnh hưởng của khoảng cách gieo hạt đến năng suất hạt giống
cỏ đậu S.184 tại Xí nghiệp bò sữa Long Thành- Đồng Nai và
An phú- Củ Chi.
42
Bảng 14
Ảnh hưởng của thời gian thu hạt đến năng suất hạt giống cỏ
đậu S.184 tại Xí nghiệp bò sữa Long Thành- Đồng Nai và An
phú- Củ Chi.
43
Bàng 15
Ảnh hưởng của khoảng cách gieo hạt đến giá thành sản suất
1kg hạt cỏ đậu Stylo CIAT 184
44
Bảng 16.
Quá trình phơi khô ảnh hưởng đến sự thất thoát độ ẩm, vật
chất khô, rụng lá của cỏ đậu Stylo.184
47
Bảng 17.
Đánh giá tỷ số trực quan trên chất lượng cỏ khô
48
Bảng 18
Đánh giá chất lượng cỏ đậu Stylo.184 qua các thời kỳ lưu trữ

khác nhau
51
Bảng 19.
Giá thành sản suất 1kg cỏ đậu Stylo CIAT 184 ép bành.

53
Bảng 20.
Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu dùng cho thí
nghiệm
54
Bảng 21.
Khối lượng các chất dinh dưỡng thu nhận hàng ngày của bò thí
nghiệm
55
Bảng 22.
Các chỉ tiêu về năng suất sữa và chi phí thức ăn cho sản xuất
sữa của bò thí nghiệm.
56
Bảng 23.
Các chỉ tiêu về chất lượng sữa của bò thí nghiệm

58
Bảng 24
Điểm đánh giá thể trạng bò khi bắt đầu và kết thúc thí nghiệm

58



DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, HÌNH


SỐ
TÊN HÌNH ẢNH
TRANG
Biểu đồ
1.1
Lượng mưa (mm) qua hai năm 2008-2009 tại Củ Chi và
Long thành
25
Biểu đồ 1
Ảnh hưởng của các chu kỳ thu cắt khác nhau đến năng
suất cỏ đậu Stylo.184 bình quân tại XNBS. Long Thành
và Củ Chi
29
Biểu đồ 2
Ảnh hưởng của các chu kỳ thu cắt khác nhau đến thành
phần hóa học cỏ đậu Stylo.184 bình quân tại XNBS. Long
Thành và Củ Chi
36
Biểu đồ 3
Sản lượng sữa trung bình hàng tháng của bò thí nghiệm

57

xiii

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình sản xuất, chế biến, dự trữ và sử dụng
cỏ họ đậu (Stylosanthes, Alfalfa) trong nuôi dưỡng bò sữa.

2. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Lê Hà Châu
3. Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
4. Thời gian thực hiện đề tài: 3 năm (từ 12/2007 đến 12/2010)
5. Kinh phí được duyệt: 481.000.000 đồng
Kinh phí đã cấp đợt 1: 250.000.000 đồng theo TB số: 262/TB-SKHCN
ngày 04/12/2007
Kinh phí đã cấp đợt 2: 183.000.000 đồng theo TB số: 119/TB-SKHCN
ngày 15/06/2009
6. Kinh phí được cấp: 433.000.000 đồng
7. Mục tiêu: (Theo đề cương đã duyệt)
1. Sản xuất, chế biến, dự trữ cỏ họ đậu khô trong thời gian 3 tháng để sử dụng
trong khẩu phần bò sữa cao sản.
2. Nâng cao gía trị dinh dưỡng khẩu phần và cải thiện năng suất sữa.
8. Nội dung nghiên cứu: (Theo đề cương đã duyệt)
1. ND1: Tuyển chọn và trồng thử nghiệm giống cỏ đậu Stylô và Alfafa để
đánh gíá năng suất hạt và năng suất chất xanh.
2. ND2: Xây dựng quy trình ép đóng kiện cỏ đậu khô phù hợp với điều kiện
sản xuất trong nước.
3. ND3: Thử nghiệm sử dụng của cỏ đậu khô Stylô/alfalfa đóng kiện trong
khẩu phần chăn nuôi bò vắt sữa.
4. ND 4 : Chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiển sản xuất
9. Sản phẩm của đề tài
TT
Tên sản phẩm
Yêu cầu khoa học đạt được
(tiêu chuẩn chất lượng)
Ghi chú
1
Báo cáo phân tích
Trung thực, độ tin cậy cao với số liệu

khoa học chính xác

2
Giống cỏ họ đậu

Hạt cỏ đạt 200kg/ha/năm, đạt độ
thuần, độ ẩm thấp và tỉ lệ nẩy mầm
trên 80%

3
Quy trình công nghệ

Trồng và chế biến (cỏ đậu khô đóng
kiện) và sử dụng cỏ đậu khô cho bò
sữa. Ép đóng kiện đạt 15 tấn cỏ đậu
khô.




1

Chương I. Tổng quan tài liệu

1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1 Vấn đề về chính sách của nhà nước
Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một trong những định hướng ưu tiên của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ 2006-2010 và thực hiện Quyết định số
119/2006/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố phê
duyệt: Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

giai đoạn 2006 - 2010, tập trung chỉ đạo, đề xuất kịp thời các giải pháp, giúp cho
người chăn nuôi bò sữa yên tâm sản xuất, tiếp tục phát triển ổn định.
Muốn Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ có hiệu quả kinh tế cao cần phát huy
tiềm năng và thế mạnh các vùng sinh thái của các địa phương trong cả nước, sử dụng
hợp lý nguồn thức ăn thô xanh để phát triển chăn nuôi bền vững. Để chủ động được
nguồn nguyên liệu, tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn chăn nuôi sẽ
góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm
2020, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt trên 42%, với sản lượng thịt xẻ các loại
là 5.500 ngàn tấn, trong đó thịt lợn chiếm 63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4%. Theo
ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn Nuôi; trước mắt, Cục sẽ tập trung vào các
giải pháp cụ thể nhằm tạo nguồn thức ăn giàu năng lượng như cám, gạo, ngô; thức ăn
thô xanh thông qua việc xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh,
phát triển các mô hình tận dụng phụ phẩm nông nghiệp (khoảng 60 triệu tấn/năm ) để
bổ sung nguồn thức ăn (Hội nghị đẩy mạnh sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô
xanh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ tháng 7 năm 2007 tại Tỉnh Lâm Đồng).
Theo chương trình mục tiêu phát triển bò sữa TP.HCM giai đoạn 2006-2010
được Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín ký ban hành, đàn bò sữa sẽ được
nâng lên 80.000 con (khoảng 50.000 con, với khoảng 40.000 con cái vắt sữa, trong đó
15.000 con có năng suất sữa đạt bình quân 7.000kg/con/chu kỳ), chiếm hơn 2/3 tổng
đàn bò sữa cả nước. Bình quân mỗi ngày cần khoảng 2.400 tấn cỏ tươi (30
kg/con/ngày) mới đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn thô xanh cho toàn đàn.
2

Theo thống kê, diện tích cỏ trồng tăng 47,07%/năm (giai đoạn 2001-2006)
nhưng sản lượng chỉ đạt 6790 tấn, trong khi nhu cầu của đàn gia súc là 112.890 tấn,
tức còn thiếu 106.100 tấn. Cỏ trồng ở các quận huyện chủ yếu là cỏ voi, lượng cỏ giàu
đạm như cỏ họ đậu, cỏ hỗn hợp còn rất ít. Nguồn thức ăn phụ phẩm công, nông nghiệp
tuy dồi dào (57.320.480 tấn các loại) nhưng khả năng tận dụng làm thức ăn chăn nuôi
chỉ khoảng 36,5%. Một trong những nguyên nhân chính là do nguồn thức ăn thô xanh
không đáp ứng đủ số lượng và chất lượng so với nhu cầu thực tế cho đàn bò sữa của

thành phố Hồ Chí Minh từ vài trăm con ban đầu (1977) đến nay đã vượt hơn con số
50.000 con (quý 1/2005).
Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2006 - 2010, sau 5 năm đã thực hiện được:
 Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khuyến khích người dân tận
dụng nguồn đất trống và mạnh dạn chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang
trồng cỏ phục vụ cho đàn bò. Diện tích trồng cỏ tăng bình quân 15,32%/năm, từ
2.173 ha năm 2006 nâng lên 3.720 ha năm 2010, năng suất bình quân 230 tấn/ha.
Sản lượng cỏ cung cấp ước đạt 750.000 - 800.000 tấn/năm.
 Số lượng của đàn bò sữa thành phố không ngừng tăng lên với quy mô bình quân
đàn bò sữa tăng dần lên 9,13 con/hộ năm 2010 (tăng bình quân 8,76%), trong đó số
hộ chăn nuôi dưới 5 con/hộ chỉ còn chiếm 24,97% (giảm bình quân 8,86%/năm) và
quy mô trên 100 con/hộ tăng lên 16 hộ năm 2010 (tăng bình quân 38,51%/năm).
 Tổng đàn bò sữa năm 2010 là 79.800 con (tăng bình quân 8,34%/năm), trong đó
đàn cái vắt sữa là 41.057 con (tăng bình quân 4,53%/năm). Năng suất sữa đạt 5.787
kg/con/năm năm 2010 (tăng bình quân 6,13%/năm).
Qua kết quả tổng đàn bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 là
79.800 con bò sữa và sản lượng cỏ xanh cung ứng cho đàn bò được 800.000 tấn năm
cho thấy nhu cầu thức ăn thô xanh cần cho đàn bò là 876.000 tấn vẫn còn thiếu 10-
15% (76.000 tấn cỏ xanh tương ứng 317 ha đất cần trồng cỏ).
Trong chăn nuôi bò sữa, thức ăn thô xanh đóng vai trò rất quan trọng để đưa
chăn nuôi lên quy mô trang trại sản xuất hàng hoá cung cấp các sản phẩm chăn nuôi
3

giá trị cao và an toàn vệ sinh cho nhu cầu của xã hội. Đã có nhiều mô hình chăn nuôi
bò sữa đạt hiệu quả kinh tế cao với cách thức trồng cỏ và nuôi nhốt, mô hình chăn nuôi
trang trại ngày càng được nhân rộng và khuyến khích phát triển, nguồn thức ăn thô
xanh đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tính thành hay bại của một mô hình.
Trên thực tế, đàn bò sữa tại Tp.HCM được nuôi chủ yếu tại hộ gia đình, quy mô
chăn nuôi nông hộ còn nhỏ, phân tán, tận dụng còn chiếm tỷ lệ cao, trong khi diện tích

cỏ tự nhiên ngày càng bị co hẹp, đất sử dụng để trồng cỏ thâm canh cho bò sữa trong
các nông hộ còn hạn chế (không quá 1000m
2
) do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh; cỏ tự
nhiên ngày càng khan hiếm, chất lượng ngày càng giảm đặc biệt là vào những tháng
mùa khô thiếu cỏ. Giá các loại thức ăn hỗn hợp, thức ăn thô xanh, các loại phụ phế
phẩm không ổn định luôn trong tình trạng tăng cao kể cả chi phí vận chuyển. Nguyên
liệu thức ăn còn lệ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất,
giá thành nông sản.
1.1.2 Vấn đề nghiên cứu cây thức ăn xanh
Các giống cỏ, cây thức ăn gia súc (cây TĂGS) đã được chọn lọc từ lâu nhưng
khả năng cho sinh khối tối đa của chúng trên các vùng sinh thái khác nhau chưa xác
định được vì hầu hết việc nghiên cứu chọn lọc giống còn phân tán, gián đoạn và mới
chỉ được tập trung vào hướng tạo sinh khối mà thực sự là chưa có hướng thâm canh
tăng năng suất cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa việc tạo
nguồn nguyên liệu và chế biến sản phẩm cỏ xanh, cũng như tận thu sản phẩm cỏ xanh
dư thừa trong mùa mưa là tình trạng phổ biến hiện nay của hầu hết các cơ sở chăn
nuôi. Một đặc thù nữa là chúng ta vẫn chưa xác định được bộ giống cỏ đậu làm cây
TĂGS sinh trưởng và phát triển thuận lợi cho mỗi vùng sinh thái nhằm giải quyết đủ
nguồn thức ăn thô xanh giàu đạm cho chăn nuôi gia súc nhai lại trong mùa giai đoạn
mùa khô.
Trong những năm 1975-1995, Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, Viện Khoa học Nông
nghiệp miền Nam cũng như Trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức đã tiếp nhận trên
hằng trăm giống cỏ và cây thức ăn được nhập từ Cu ba, Colombia, Úc và tiến hành
trồng thí nghiệm ở một số địa phương. Một số giống cỏ có triển vọng đã được đưa vào
4

sản suất như : cỏ voi Kinggrass (Pennisetum purpureum), cỏ thảo Pangola (Digitaria
decumbens), cỏ thảo Ruzi (Brachiaria ruzisinensis), cỏ thảo Ghinê (Panicum
maximum cv TD58), cỏ đậu Stylô (Stylosanthes.spp)

Nhưng trong thời điểm đó ngành chăn nuôi bò sữa chưa phát triển với qui mô lớn,
vì vậy nhu cầu về giống cỏ và cây thức ăn gia súc chưa cao cho nên tập đoàn cây thức
ăn gia súc nhập nội chưa được quan tâm nên ngày càng thoái hóa và mất dần. Trong
khi đó, thành phố chúng ta lại không có những đồng cỏ thâm canh cho nên nguời chăn
nuôi phải sử dụng các phụ phẩm từ nông nghiệp như rơm lúa, thân bắp sau thu hoạch
và các phụ phẩm từ công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp như hèm bia, xác
đậu, xác mì trong khẩu phần chăn nuôi bò sữa của gia đình mình. Điều này dẫn đến
tình trạng hiện nay khẩu phần bò sữa của thành phố nói chung và cả nước nói riêng
thiếu prôtein nhưng lại thừa năng lượng, đây là một trong những yếu tố gây nên một số
bệnh về sinh sản như: chậm lên giống lại sữa khi sinh, tỷ lệ phối đậu thấp và một số
bệnh về chân móng (Lê Xuân cương, 1995; Chung Anh Dũng, 1998).
Những năm gần đây, bằng nhiều con đường khác nhau, các giống cỏ và cây thức ăn
gia súc đã được nhập vào Việt nam, tiến hành nghiên cứu khảo sát và mở rộng trong
sản suất nhằm gia tăng năng suất và chất lượng cây thức ăn gia súc, góp phần giải
quyết thức ăn trong mùa khô, cải tạo đất và chóng xói mòn. Năm 2000-2005, báo cáo
tổng hợp đặc điểm các giống cỏ nhập nội cho bò sữa bò thịt ở Miền nam Việt Nam ,
Lê Xuân Cương (2003); Nguyễn Phước Trung và ctv (2003) cũng đã xác định thêm
một số giống cỏ thảo như cỏ voi lai VA06, cỏ Mulato, cỏ đậu Stylo.Ciat 184 và trồng
phù hợp với điều kiện tại TP.HCM, cơ bản đã giải quyết được một phần nguồn thức ăn
thô xanh cho khu vực này. Để đạt mục đích trên, hướng nghiên cứu đã tập trung vào
việc chọn các giống cỏ trồng thu cắt cho ăn tại chuồng, ủ xanh và sử dụng làm bãi
chăn thả trâu bò hoặc chế biến thành bột cỏ.
Trong thực tế việc sản xuất thức ăn thô xanh cung cấp cho đàn gia súc ăn cỏ trong
cả nước chưa được phổ biến rộng bởi các giống cỏ họ đậu như : Các dòng cỏ
Stylosanthes. spp, Alfalfa (Medicago sativa L) là loại cỏ họ đậu giàu đạm có hàm
lượng prôtêin từ 17-20 % tính theo vật chất khô được dùng làm cây thức ăn bổ sung
5

cho gia súc trên những đồng cỏ chăn thả và để cải tạo đất đồng cỏ, đã được nghiên cứu
sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia quanh ta như Trung quốc, Thái lan, Indonesia, Mã

lai; đặc biệt là những nước nhiệt đới như: Ấn độ, Hawai, Braxin, Mêhicô vấn đề về
cây thức ăn xanh giàu đạm nầy, chúng ta cần quan tâm chú trọng trong những năm tới.
Cỏ Stylô đã nhập vào nước ta từ những năm 1956 –1975, được đánh giá là cây
cỏ đậu có tiềm năng nhưng chủ yếu trồng để phủ đất làm phân xanh, chống xói mòn;
còn các thử nghiệm trồng cỏ đậu Stylô và Alfalfa nhằm mục đích sản xuất hạt giống
và làm nguồn thức ăn bổ sung đạm trong khẩu phần thức ăn cho gia súc chưa được
nghiên cứu nhiều. Ở nước ta, năng suất chất xanh của Stylô trung bình hằng năm là
50-60 tấn/ha. Mỗi năm có thể thu hoạch được ba lứa, mùa thu hoạch chất xanh chủ yếu
tập trung vào vụ hè thu. Ở miền Bắc, cỏ Stylosanthes gracilis (S. gracilis) trồng thí
nghiệm ở Hà Sơn Bình trên đất latêrít nghèo, chua, dốc 3-5 độ và gieo tháng 2/1970,
cho năng suất 71-114 tấn/ha/năm. Ở Hà Bắc cũng như ở Ba Vì, cỏ S.gracilis trồng
không thâm canh cũng cho năng suất trung bình 40tấn/ha/năm chất xanh (Dương Hữu
Thời, 1982).
Cỏ Stylô (Stylosanthes.gracilis) cũng đã được gieo trồng thí nghiệm ở một số
trạm trại và nông trường quốc doanh (1975 – 2005): Nông trường Bò sữa An Phú Củ
Chi, Bò sữa Lâm Đồng, Trung Tâm Trâu sữa và Đồng cỏ Sông bé, Xí nghiệp bò sữa
An Phước Đồng nai…trên nền đất xám miền Đông Nam Bộ nghèo đạm và mùn thì cỏ
Stylô thể hiện nhiều tính năng sản xuất tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh, Viện nghiên cứu
cao su Việt Nam trồng ở Long Khánh, cỏ Stylo.gracilis phát triển rất tốt và cho sản
lượng hạt khá cao, trồng ở An Lộc, Viện này đạt năng suất của ba lần cắt là 63,8
tấn/ha/năm. Ngoài ra, cỏ Stylo.gracilis trên đất xám ở Thủ Đức sau 150 ngày tuổi đã
phủ đất và cho năng suất từ 9-11,3 tấn/ha. Cỏ Stylo.gracilis cho năng suất 36
tấn/ha/năm chất xanh, bằng 9 tấn/ha bột cỏ. Cỏ Stylo. humilis cho năng suất chất xanh
năm 32 tấn/ha, bằng 8 tấn/ha bột cỏ, prôtêin thô đạt 1,35 tấn/ha/năm cho 3lần thu cắt
và năng suất hạt giống hữu hiệu của stylô là 145-180kg, qua đó cho thấy 1 hecta cỏ
đậu Stylô có thể cung cấp bổ sung cho 5-6 con bò sữa (Dương thanh Liêm 1980).

6

1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trong khi đó, tại Trung Quốc giống cỏ họ đậu Alfalfa (Medicago sativa L.),
Milkvetch (Astragalus adsurgens), Sainfoin (Onobrychis sativa) và Stylo.Ciat 184 đã
được chọn lọc và phát triển rất rộng rãi đại trà trong sản xuất không những làm thức ăn
xanh và chế biến bột cỏ cho chăn nuôi mà còn có ý nghĩa phủ đất chống xói mòn (Li-
Menglin, Yuang Bo-Hua & Suttie, 1996). Cỏ đậu S.guianensis Ciat 184 sử dụng tại
Trung quốc thường phối hợp với cho gia súc nhai lại qua các dạng cho ăn tươi, phơi
khô hay chế biến làm bột lá.
Cỏ Alfalfa chúng được trồng rộng rãi vào khoảng thế kỷ 17 và là một trong các
tiến bộ quan trọng của nông nghiệp châu Âu. Quan hệ cộng sinh của nó với vi khuẩn
cố định đạm và công dụng như là thức ăn gia súc đã nâng cao hiệu quả của sản xuất
nông nghiệp một cách đáng kể. Cỏ Alfalfa được sử dụng làm thức ăn xanh, phơi khô
hoặc ủ chua và sử dụng như đồng cỏ chăn thả, cỏ Alfalfa thâm canh cho năng suất cao
cần phải được tưới nước liên tục vào mùa khô. Thân lá cỏ Alfalfa thường sử dụng làm
bột cỏ khô từ 2,5 – 5% cho gia súc nhai lại bởi nó là nguồn cung cấp hàm lượng dinh
dưỡng và vitamin A. Người ta cũng cho rằng cỏ Alfalfa có tác dụng làm tăng tiết sữa
như trên heo nái trong thời kỳ mang thai và giai đoạn tiết sữa sử dụng tối thiểu từ 10%
bột cỏ Alfalfa bổ sung trong khẩu phần (Bo Gohl, 1981).
Năm 1995, 150 tấn hạt giống cỏ đậu bao gồm S.hamata cv.Verano, S.
guianensis cv.Graham và Ciat 184 được sản xuất từ Thái Lan và đã phát triển hơn
100.000ha trồng độc canh. Tại Thái Lan việc sản xuất hạt giống cỏ chiếm 70-80%
trong các nông hộ, hạt cỏ đậu cũng được chú trọng nhất là hai giống cỏ đậu Stylo.Ciat
184 và Stylo hamata cv. Verano thu được 7,5-8 tấn hạt năm với tỷ lệ xuất bán hằng
năm từ 69-83% (Chaisang Phaikaew, Sopon Chinveroj, Chirawa Khemsawat, 1997).
C.R. Ramesh, Bhag Mal, C.R. Hazra và cộng sự (1997) cũng cho rằng tình trạng sử
dụng và phát triển cỏ đậu Stylosanthes spp tại Ấn Độ cho thấy rất hứa hẹn phát triển
dưới nhiều dạng hệ thống nông lâm kết hợp, rừng và đồng cỏ trồng và cây ăn trái để
cung cấp thức ăn xanh bổ sung thêm cho gia súc nhai lại bên cạnh đó còn làm giàu
chất dinh dưỡng, giữ ổn định và ngăn xói mòn cho đất. Một vấn đề quan trọng nhất ở
7


Ấn Độ hằng năm sản xuất hơn 1000 tấn hạt giống các loại. Theo D.B. Coates, C.P.
Miller và cộng sự (1997) cho biết rằng đồng cỏ tự nhiên là nguồn thức ăn chính cho bò
thịt ở miền bắc nước Úc. Trên cơ sở kỹ thuật sử dụng đồng cỏ họ đậu từ các giống cỏ
Stylosanthes, tăng trọng hằng năm của bò thịt gặm cỏ đậu phối hợp cùng cỏ trồng so
với cỏ tự nhiên thông thường từ 30-60kg/đầu con.
Tình trạng phát triển Stylosanthes spp. trong những nước khác như tại Nam Mỹ,
J.W. Miles and C.E. Lascano (1997) vào những năm 1960 Brazil cũng đã tập hợp,
đánh giá tuyển chọn các dòng Stylô và trãi qua 25 năm qua với sự tham gia với nhiều
cơ quan trong và ngoài nước trợ giúp nhằm sử dụng những giống cỏ đậu nhiệt đới quí
giá này.Về mặt năng suất chất xanh, kết quả nghiên cứu của các trại thí nghiệm ở hầu
hết các nước đã có trồng Stylô đều kết luận rằng: Mỗi lần thu cắt, bình quân có thể thu
được 35-40 tấn/ha chất xanh, tính ra được 8 tấn – 10 tấn cỏ khô (7- 8 tấn vật chất khô);
cứ 1kg chất khô có giá trị bằng 0,545 đơn vị thức ăn ở Brazil.
Năm 1976, L. Guodao, C. Phaikaew and W.W. Stür (1997) những gíống cỏ
đậu Stylosanthes spp. được giới thiệu, phát triển đến những vùng nhiệt đới nóng ẩm
như Trung quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Philippines. Tại Malaysia, năng suất
trung bình 2 năm của cỏ Stylo. gracilis là 50-65 tấn/ha/năm chất xanh, tương đương
với 9,5- 14,5 tấn/ha chất khô.
Năng xuất chất xanh thu được thay đổi tuỳ theo đất trồng tốt hay xấu như ở
Gabong (Phi châu) người ta thu được mỗi đợt cắt 25 tấn/ha/năm chất xanh và 68
tấn/ha/năm nơi có mưa nhiều như ở bờ biển Ngà (Phi Châu). Ở Camơrun và
Rêuyniông với hai lần cắt, năng suất chất xanh thu được là 40 tấn/ha/năm, còn ở
Xadamăng (Tây Phi), năng suất chất xanh là 60 tấn/ha/năm (Nguyễn Đăng Khôi,
1979)
Gần đây, S.guianensis Ciat 184 đã tăng mật độ trồng tại các nước Đông nam Á
bởi vì giống cỏ nầy dễ thích nghi, tiềm năng sử dụng rất đa dạng và cho năng suất sản
xuất cao trên đất acid nghèo dinh dưỡng, triển vọng cho sự gia tăng sử dụng của giống
cỏ đậu S.guianensis.Ciat 184 được hoàn hảo đặc biệt trên các hệ thống canh tác chăn
nuôi nông hộ.
8


Nói chung, đến nay cây cỏ đậu Stylô hoặc Alfalfa đã được phát triển rộng rãi
trên hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở nước ta cũng đã gieo trồng tại các nông
trại hay trong các nông hộ chăn nuôi gia súc nhai lại như trâu, bò, dê, cừu. Cho thấy
tiềm năng sử dụng cây cỏ đậu Stylô/Alfalfa là rất tốt trong việc sản suất thức ăn thô
xanh có khả năng cho năng suất và chất lượng cao để cung cấp thức ăn cho gia súc
nhai lại trong mùa khô.
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chăn nuôi và đồng cỏ thực hiện
trên cả nước, nhưng các công trình chưa đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng sử
dụng cây cỏ họ đậu Stylo.Ciat 184 làm cây thức ăn gia súc như các cây cỏ trồng khác.
Trên cơ sở phân tích ở trên, chúng tôi thực hiện đề tài này trồng thử nghiệm làm
nguồn nguyên liệu thức ăn thô xanh có chất lượng tốt để chế biến thành cỏ khô ép
đóng kiện qua cải tiến kỹ thuật canh tác các chỉ tiêu chuẩn hóa, trong đó có chế độ bón
phân, chế độ thu cắt chất xanh, thu hạt giống dựa vào cơ sở khoa học để đạt được mục
tiêu đã đề ra.
















9

Chương II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1 Nội dung 1:
Trồng thử nghiệm giống cỏ đậu Stylô và Alfafa để đánh gíá năng suất hạt và
năng suất chất xanh.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 04/2008 đến 04/2010.
Tên các thí nghiệm
 Thí nghiệm 1: Khảo sát năng suất chất xanh và chất khô của cây cỏ họ đậu
Stylô/Alfalfa với những chu kỳ cắt khác nhau theo định kỳ 60, 75 và 90 ngày.
 Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng thu hạt cho năng suất hạt cao của cây cỏ họ đậu
Stylô/Alfalfa với khoảng cách trồng và các thời gian thu hoạch hạt khác nhau.
2.1.1 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm cho năng suất chất xanh
a. Đối tượng thí nghiệm
Các giống cỏ đậu được lựa chọn và được tuyển nhập từ Công ty Southedge
Seeds (Australia) do Công ty TNHH Khuyến Nông và Phòng nghiên cứu Đồng cỏ
thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia nhập nội vào Việt nam
- Stylosanthes guianensis CIAT 184
- Alfalfa (Medicago sativa L.)
b. Đặc điểm 2 nơi thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành 2 điểm tại Công ty Giống Bò sữa An Phú - Củ Chi,
Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Bò sữa An Phước - Long Thành, Đồng
Nai.
Đặc điểm địa hình Long Thành và Củ Chi có địa hình trung du chuyển từ cao
nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ. Nhìn chung địa hình tương đối bằng
phẳng, có 82% đất có độ dốc <5
0
- 8
0

. Còn lại đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình
bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm.
+ Đất xám Long Thành và Củ Chi hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ
(Pleistocen muộn). Loại đất này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích
hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau,
10

đậu…trong sử dụng phải chú ý biện pháp chống xói mòn và rửa trôi, tăng cường phân
bón bổ sung dinh dưỡng nhất là phân hữu cơ.
+Đất Long Thành và Củ Chi tầng đất thường rất dày, thành phần cơ giới nhẹ,
cấp hạt cát trung bình và cát mịn chiếm tỉ lệ rất cao 68-75%, cấp hạt sét chiếm 16 -
23% và có sự gia tăng sét rất rõ tạo thành tầng tích sét. Đất có phản ứng chua, pH
(H
2
O) xấp xỉ 4,5 -5 và pH (KCl) xấp xỉ 3,5–4,5; các cation trao đổi trong tầng đất rất
thấp; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo kali do vậy khi sản xuất
phải đầu tư thích hợp về phân bón.
+Khí hậu Long Thành và Củ Chi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Long Thành nhiệt độ không khí trung bình năm 25 – 27
0
C, nhiệt độ cao nhất khoảng
29,5
0
C, số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm không khí trung bình 80 –
82%. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tương
đối lớn, trung bình năm 1.700 – 1.800 mm.
- Củ Chi, nhiệt độ không khí hàng năm dao động từ 25,7 – 29,10
0
C, nhiệt độ trung
bình cao nhất: 29,10

0
C. Giờ nắng trung bình Củ Chi (TPHCM) trong năm cao: 2.000-
2.200 giờ (6-7giờ/ ngày), độ ẩm không khí trung bình năm tại khu vực là : 79,5%, độ
ẩm không khí cao nhất 86,0%, lượng mưa trung bình năm 1.935mm, lượng mưa năm
cao nhất 2.729,5mm (năm 2000) và lượng mưa năm nhỏ nhất 1321,0mm(năm 2002).
+Long Thành và Củ Chi có 02 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô; mùa mưa từ
tháng 05 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04, thời tiết nắng, nóng, độ ẩm
thấp, có khi xuống dưới 70%, trong thời gian mùa khô hầu như lượng mưa không đáng
kể. Giờ nắng vào mùa khô rất cao: 250-270 giờ/tháng (8-9 giờ/ngày), giờ nắng vào
mùa mưa: 150-180 giờ/tháng (5-6giờ/ngày). Gió và hướng gió chủ đạo là hướng Đông
Nam vào mùa mưa và hướng Đông Bắc vào mùa khô.
c. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành bao gồm 2 yếu tố: 2 giống và 3 chu kỳ thu họach (60
ngày; 75 ngày; 90 ngày), thí nghiệm được lập lại 3 lần, mỗi nghiệm thức thí nghiệm
250m
2
: [(2 x 3 x 3) x 2 ] x 250m
2
, diện tích cho 1 điểm thí nghiệm là 4500 m
2
và tổng
diện tích thực hiện là 9000m
2
cho 2 địa điểm khác nhau.
11

d. Phương pháp nghiên cứu
Đất trồng sau quá trình chuẩn bị đất và bón lót phân hữu cơ hoàn chỉnh, sau đó
đất được rạch thành hàng (50 x 0)cm và hạt giống cỏ đậu sẽ được gieo theo hàng đã
rạch, lượng hạt gieo cho Stylô là 12kg/ha và Alfalfa là 10kg/ha cho thu cắt chất xanh.

Cỏ đậu được gieo trồng theo hàng sau khi chuẫn bị đất trồng và gieo vào tháng 5/
2008.
Lượng phân bón cho các giống cỏ đậu thí nghiệm trên được bón đồng đều, cố
định đối với phân hữu cơ là 15 tấn/ha trước khi gieo hạt và phân hóa học là 30N +
60P
2
O
5
+ 30K
2
O cho 1ha/lần thu cắt đầu (60kg urê, 375kg super lân và 50kg clorua
kali /ha) bón vào lúc giai đoạn cây đậu sau gieo trồng 20-25 ngày và bón thúc cho các
lần thu cắt các lứa sau là 30N + 30K
2
O (50kg urê và 50kg kaki cho 1ha) bởi cỏ họ đậu
trồng thu cắt thân lá liên tục sẽ làm cho nền đất trồng cỏ đậu giảm dần các yếu tố
dưỡng chất cung cấp lại cho cây cỏ đậu do đó cần bón bổ sung cho đất để đáp ứng nhu
cầu phát triển cho cây cỏ họ đậu cho chất xanh trong năm.
Cỏ họ đậu Stylo/alfalfa sẽ được thu cắt sau khi trồng được thu hoạch đánh giá
năng suất chất xanh cho thời kỳ thu cắt 60 ngày, 75 ngày và 90 ngày theo phương
pháp đánh giá đồng ruộng chọn điểm ngẫu nhiên, cứ mỗi chu kỳ tái sinh của cỏ đậu
Stylô/Alfalfa lại được tiếp tục thu cắt theo thời gian 60, 75, 90 ngày cắt lấy mẩu tươi,
cân đo và gửi mẫu phân tích để đánh giá thành phần hoá học của cỏ đậu.
Mỗi lần thu cắt theo mỗi chu kỳ cắt, chúng tôi lấy mẫu cỏ nhiều điểm trên đồng
khoảng 5kg cỏ tươi và cho vào bọc giấy và bên ngoài là bao nylong, mẫu mang về
được thái nhỏ và trôn đều sau đó trích ra 3 mẫu để phân tích, mỗi mẫu trích ra có trọng
lượng 500gam tươi, mỗi mẫu cho vào mỗi bao và ghi rõ ngày tháng năm, tên cỏ, số
thứ tự hay mã hóa ký hiệu, chu kỳ thu cắt. Mẫu sau khi xử lý và cho vào tủ lạnh để giữ
độ tươi trước khi gửi phòng thí nghiệm phân tích theo yêu cầu.
Cỏ được trồng tại hai địa điểm đều được bố trí hệ thống đường ống dẫn nước

đặt ngầm dưới diện tích đất được trồng cỏ đậu và được tưới phun bằng các đầu vòi
phun tự động và đồng cỏ được tưới suốt theo định kỳ 1 tuần 2 lần trong mùa khô và
12

mùa mưa thì tùy theo điều kiện thời tiết nắng hạn kéo dài, đồng cỏ đậu vẫn được cung
cấp nước khi có yêu cầu.
e. Các chỉ tiêu theo dõi:
- Chiều cao của cây cỏ đậu Stylo/ Alfalfa thích hợp cho chất xanh cao theo các
chu kỳ thu cắt khác nhau.
- Năng suất chất xanh, năng suất vật chất khô và năng suất Protein thô cho mỗi
lần thu cắt định kỳ 60, 75, 90 ngày .
- Thành phần hóa học của cây: Vật chất khô, hàm lượng đạm tổng số, xơ thô,
béo, khoáng tổng số của thân lá tươi qua các chu kỳ thu hoạch khác nhau.
- Thành phần hóa học của đất trồng cỏ đậu trước và sau trồng sau 2 năm.
- Hiệu quả kinh tế qua các chu kỳ thu cắt khác nhau.
- Thí nghiệm được theo dõi và đánh giá năng suất chất xanh trong thời gian 2
năm.
f. Sản phẩm nội dung cần đạt
Kết quả khảo sát để đánh giá khả năng cho chất xanh liên tục đạt trên 70
tấn/ha/năm và rút ra kết quả chu kỳ thu cắt thích hợp cho năng suất xanh và hàm lượng
chất dinh dưỡng cao nhất cho việc phơi khô, dự trữ cỏ đậu khô.
2.1.2 Thí nghiệm 2: Thí nghiệm cho năng suất hạt
a. Đối tượng thí nghiệm
- Stylosanthes guianensis CIAT 184 (Stylo.184) được tuyển nhập từ Công ty
Southedge Seeds (Australia) do Công ty TNHH Khuyến Nông.
- Alfalfa (Medicago sativa L.) do phòng nghiên cứu Đồng cỏ thuộc Viện Chăn nuôi
Quốc gia nhập nội vào Việt nam.
b. Đặc điểm 2 nơi thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành 2 điểm tại Công ty Giống Bò sữa An Phú - Củ Chi,
Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Bò sữa An Phước - Long Thành, Đồng

Nai.

×