Đề 1
A/ PHẦN CHUNG
Câu 1: (2 điểm)
* Phân biệt 2 cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây.
+ Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng cao → thấp. (0.5đ)
+ Chủ động: ngược chiều nồng độ (gradien nồng độ) và cần năng lượng. (0.5đ)
* Cho biết vị trí và vai trò của đai Caspari?
+ Vị trí: nằm ở tế bào nội bì (0.5đ)
+ Vai trò: điều chỉnh lượng nước và kiểm tra các chất khoáng hòa tan trong nước (0.5đ)
Câu 2: (2 điểm)
Mạch gỗ Mạch rây
Chiều hướng
vận chuyển
dòng đi lên: từ đất đến mạch gỗ rễ, thân
đến lá và những phần khác (0.25đ)
dòng đi xuống: từ lá đến nơi cần
sử dụng hoặc dự trữ. (0.25đ)
Thành phần
dịch mạch
vận chuyển nước và các ion khóang
(0.25đ)
vận chuyển chất hữu cơ
(0.25đ)
* Liệt kê các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước?
Nước, Ánh sáng, (0.5đ) Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng (0.5đ)
Câu 3: (2 điểm)
* Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Vì sao?
+ cây trong vườn (0.25đ)
+ Vì cây trong vườn có lớp cutin phát triển yếu (0.25đ)
* Thoát hơi nước qua lá được thực hiện qua những con đường nào? Ở con đường nào có sự điều tiết?
+ Qua khí khổng và qua cutin. (0.5đ)
+ Qua khí khổng (0.5đ)
* Vì sao nói thoát hơi nước là tai họa đối với cây?
Vì khoảng 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước (0.5đ)
Câu 4: (2 điểm)
* Nêu vai trò của các nguyên tố C, H, O, N
11CB: + Chủ yếu có vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào
(Protein, lipit, axit nucleic…). (0.5đ)
+ Điều tiết các quá trình sinh lí (0.5đ)
11 NC: + Cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào (Protein, lipit,
axit nucleic…). (0.5đ)
+ Các nguyên tố khoáng còn ảnh hưởng đến tính chất hệ thống keo trong chất nguyên
sinh như điện tích bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo. (0.5đ)
* Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan đến cơ chế đóng mở của nó
- Mép trong của tế bào khí khổng dày, mép ngoài mỏng, do đó : (0.5đ)
+ Khi tế bào trương nước → khí khổng mở (0.25đ)
+ Khi tế bào khí khổng mất nước → khí khổng đóng nhanh . (0.25đ)
B/ PHẦN RIÊNG
Ban nâng cao:
Câu 5: (2 điểm)
* Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo ?
Vì cây bụi thấp và cây thân thảo dễ bị trạng thái bão hòa hơi nước, áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ
rễ lên lá (0.5đ)
* Vì sao thực vật tắm mình trong biển Nitơ mà vẫn thiếu Nitơ?
+ Nitơ trong không khí là dạng Nitơ phân tử có liên kết ba rất bền vững cây không sử dụng
được dạng này. (0.5đ)
* Có người nói “ Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây có thể bị ngộ độc với NH
3
” . Điều đó
đúng hay sai? Giải thích
Đúng (0.25đ). Crep cung cấp axit để hình thành axit amin (0.25đ)
* Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và chất khoáng có liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp rễ ?
Quá trình hô hấp rễ cung cấp ATP và chất mang đều cần cho quá trình hấp thụ nước và chất khoáng
(0.5đ)
Ban cơ bản:
Câu 5: (2 điểm)
* Trình bày nguyên nhân làm cho dịch của tế bào biểu bì rễ là ưu trương so với dung dịch đất ?
+ Sự thoát hơi nước ở lá.
+ Hoạt động trao đổi chất của cây nồng độ chất tan trong tế bào lông hút ở rễ cao
* Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
Vì rễ bị thiếu oxi ảnh hưởng đến quá trình hô hấp rễ tích lũy chất độc hại đối với tế bào lông
hút chết
* Nêu một số biện pháp thực tiễn giúp quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng
không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây.
Làm cỏ sục bùn
Phá váng sau khi đất bị ngập úng
Cày phơi ải đất
Bón vôi cho đất chua
Đề 2
A/ PHẦN CHUNG
Câu 1: (2 điểm)
* Trình bày các con đường vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ của rễ
Con đường gian bào: (0.25đ) từ đất →lông hút→gian bào của các tế bào vỏ → đai caspari bị chặn lại
nên chuyển sang đi xuyên qua tế bào chất của tế bào nội bì → mạch gỗ . (0.25đ)
- Con đường TBC: (0.25đ) từ đất → lông hút → đi xuyên qua tbc của các tb vỏ → nội bì → mạch .
(0.25đ)
Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là gì? Lực này được thể hiện qua hiện tượng nào ở thực
vật?
+ Áp suất rễ (0.5đ)
+ rỉ nhựa và ứ giọt (0.5đ)
Câu 2: (2 điểm)
* Cơ chế hấp thụ nước từ đất vào tế bào lông hút là gì?
cơ chế thụ động ( thẩm thấu): đi từ môi trường nhược trương ưu trương (0.5đ)
* Thế nào là cân bằng nước? Khi nào cây phát triển bình thường?
+ Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra.
(0.25đ)
+ cây phát triển bình thường phải tưới tiêu hợp lí cho cây, cung cấp đầy đủ các nguyên tố
khoáng (0.25đ)
* Quá trình vận chuyển nước ở thân trong dòng mạch gỗ nhờ sự phối hợp của 3 lực nào? (1.0 đ)
+ Lực đẩy (áp suất rễ)
+ Lực hút do thóat hơi nước qua lá
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước.
(2 ý đạt 0.5 đ)
Câu 3: (2 điểm)
* Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
+ vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao (0.5đ)
+ lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ xung quanh (0.5đ)
* Vì sao nói thoát hơi nước là quá trình cần thiết đối với thực vật?
+ Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
+ Nhờ có sự thoát hơi nước khí khổng mở ra cho khí CO
2
khuếch tán vào bên trong lá đến
được lục lạp, nơi thực hiện quá trình quang hợp
+ Thoát hơi nước có tác dụng giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng đảm bảo
cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường.
(2 ý đạt 0.5 đ)
Câu 4: (2 điểm)
* Vì sao phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây
trồng?
Để cây sinh trưởng tốt- năng suất cao (0.25đ),, hiệu quả phân bón cao(0.25đ), giảm chi phí đầu vào
(0.25đ), không gây ô nhiễm nông phẩm và con người (0.25đ),
- Nêu vai trò của các nguyên tố Fe, Mn, Cu
11CB: + Chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim (1.0đ)
11NC: + Thành phần không thể thiếu của enzim, hoạt hoá cho các enzim trong quá trình trao đổi
chất . (0.5đ)
+ Liên kết chất hữu cơ ->hợp chất hữu cơ - kim loại (0.5đ)
B/ PHẦN RIÊNG
Ban nâng cao:
Câu 5: (2 điểm)
* Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat?
Cây hấp thụ được từ đất cả hai dạng NO
-
3
và NH
4
+
(0.25đ), nhưng khi hình thành các axit amin thì cây
cần nhiều nhóm NH
2
nên trong cây có quá trình biến đổi dạng NO
3
-
thành dạng NH
4
+
(0.25đ),
* Trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử. Quá trình này do sinh vật thực
hiện? Để ngăn chặn cần phải làm gì?
+ vi khuẩn phản nitrat hóa (0.25đ),
+ đảm bảo độ thoáng khí cho đất (0.25đ),
* Vì sao thực vật cần phải có quá trinh cố định nitơ phân tử?
+ Nitơ trong không khí là dạng Nitơ phân tử có liên kết ba rất bền vững cây không sử dụng
được dạng này. (0.25đ)
+ cần có quá trình chuyển nitơ khí quyển thành dạng amôn (N
2
→ NH
+
4
) nhờ vi khuẩn tự do
hoặc vi khuẩn cộng sinh trong rễ cây họ đậu ,bèo hoa dâu. (0.25đ)
* Giải thích câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló ngoài bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao (0.25đ) vì
Khi có sấm chớp ( tia lửa điện) thì đã ôxy hóa N
2
thành nitrat, cung cấp đạm cho cây (0.25đ)
Ban cơ bản:
Câu 5: (2 điểm)
* Bón phân quá mức sẽ gây tác hại gì?
Bón phân với liều lượng cao qua mức cần thiết sẽ gây độc cho cây (0.25đ), gây ô nhiễm nông phẩm
(0.25đ), ô nhiễm môi trường đất nước. (0.25đ)
* Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là gi?
Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng (0.5đ)
* Nêu khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây?
+ Nguyên tố không thế thiếu đối với cây (0.25đ),
+ Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác. (0.25đ),
+ Phải trực tiếp tham gia vào quá tình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. (0.25đ),