Tải bản đầy đủ (.doc) (243 trang)

văn bản cả năm môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 243 trang )

Giáo án Ngữ Văn 10
Tiết 1- 2-3 Ngày soạn:
Văn học sử: Ngày dạy
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

I. Mục tiêu: giúp HS:
- Nắm những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam
(Văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn
học trung đại và văn học hiện đại). Nắm vững hệ thống vấn đề về thể loại và vấn đề con
người trong văn học Việt Nam.
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học, từ đó có
lòng say mê với văn học Việt Nam.
II. Phương pháp:
- Gợi mở, thảo luận và trả lời câu hỏi
- Kết hợp ôn luyện kiến thức cũ, thực hiện nguyên tắc tích hợp liên thông với chương trình
THCS.
III. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án.
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Văn học Việt Nam gồm có mấy bộ
phận lớn?
Hãy trình bày những nét chính về
VHDG?
Nêu khái niệm văn học viết?
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt
Nam:
Văn học Việt Nam gồm có hai bộ phận lớn:
+ Văn học dân gian.
+ Văn học viết.


1. Văn học dân gian:
- VHDG là những sáng tác tập thể và truyền
miệng của nhân dân lao động.
- VHDG có các thể loại chủ yếu sau:
+ Thần thoại + Tục ngữ
+ Sử thi +Câu đố
+Truyền thuyết + Ca dao
+ Truyện cổ tích + Vè
+ Truyện. ngụ ngôn + Truyện thơ
+ Truyện cười + Chèo.
- Đặc trưng của VHDG: tính truyền miệng, tính
tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau
trong đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết:
- Văn học viết là sáng tác của trí thức, được ghi
lại bằng chữ viết.
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
1
Giáo án Ngữ Văn 10
So sánh với VHDG, văn học viết
có điểm gì khác?
Chữ viết của văn học VN có
những đặc điểm gì?
Nêu đặc điểm hệ thống thể loại
của văn học viết?
Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam
trải qua mấy thời kỳ?
Thời kỳ đầu: văn học trung đại,
hai thời kỳ sau: văn học hiện đại.
Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX

văn học Việt Nam có những điểm
gì đáng chú ý?
Vì sao văn học trung đại Việt Nam
có sự ảnh hưởng văn học Trung
Quốc?
Hãy nêu những tác giả, tác phẩm
chính của văn học trung đại?
- Văn học viết là sáng tạo của cá nhân→ mang
dấu ấn tác giả.
a. Chữ viết của văn học Việt Nam:
- Văn học Việt Nam được viết bằng 3 thứ chữ:
Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
+ Chữ Hán: văn tự vay mượn.
+ Văn học chữ Nôm, chữ quốc ngữ: là văn học
viết bằng tiếng Việt.
b. Hệ thống thể loại của văn học viết:
- Văn học từ thế kỷ X đến hết XIX:
+ Văn học chữ Hán: văn xuôi, thơ, văn biền
ngẫu.
+ Văn học chữ Nôm: thơ, văn biền ngẫu.
- Văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay: tự sự, trữ
tình, kịch.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt
Nam :
- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn
chặt với lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội của đất
nước.
- Nhìn tổng quát, văn học VN trải qua 3 thời kỳ
lớn:
+ Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.

+ Văn học từ đầu thế kỷ XX đến CMT8- 1945.
+ Văn học từ sau CMT8- 1945 đến hết thế kỷ
XX.
- Hai truyền thống lớn của văn học Việt Nam :
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
1. Văn học trung đại:
- Đây là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ
Nôm. Nó ảnh hưởng hệ thống thể loại và thi
pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc.
- Văn học viết bằng chữ Nôm ra đời từ thế kỷ
XIII, phát triển mạnh từ thế kỷ XV và đạt tới đỉnh
cao ở cuối thế kỷ XVIII - đầu XIX. Đây là một
bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền
văn hiến độc lập của dân tộc.
- Cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều
có những thành tựu lớn.
- Tác giả, tác phẩm chính:
+ Chữ Hán:
Thánh Tông di cảo - L.T.Tông.
Truyền kì mạn lục - N. Dữ.
Việt điện u linh - Lý Tế Xuyên.
Thượng kinh ký sự - H.T.Lãn Ông.
Vũ trung tuỳ bút - P.Đ.Hổ.
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
2
Giáo án Ngữ Văn 10
Văn học hiện đại có những điểm
khác biệt gì so với văn học trung
đại?
Vai trò của Đảng trong sự phát

triển của văn học?
Nội dung cơ bản của văn học hiện
đại qua các thời kỳ?

GV giới thiệu về một số tác phẩm
sau năm 1975 (Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Khải …)
Hoàng Lê nhất thống chí - NGVP.
Ức Trai thi tập - N.Trãi.
Bạch Vân thi tập - N.B.Khiêm.
Nam trung tạp ngâm - N.Du.
+ Chữ Nôm:
Quốc âm thi tập - N.Trãi.
Bạch Vân quốc ngữ thi tập - NBK.
Hồng Đức quốc âm thi tập.
Truyện Kiều - N.Du.
Thơ HXH, Bà huyện Thanh quan.
2. Văn học hiện đại:
- Văn học Việt Nam hiện đại là nền văn học tiếng
Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. Nó kế thừa
tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác, tiếp
thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế
giới để hiện đại hoá.
- Một số điểm khác biệt của văn học hiện đại so
với văn học trung đại:
+ Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ
chuyên nghiệp.
+ Về đời sống văn học: Xuất hiện báo chí, kỹ
thuật in ấn hiện đại, đời sống văn học sôi nổi,
năng động…

+ Về thể loại: thể loại mới (thơ mới, tiểu thuyết,
kịch nói…) dần thay thế hệ thống thể loại cũ.
+ Về thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao cá tính
sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân (Khác văn học
trung đại: ước lệ, sùng cổ, phi ngã).
- Từ cuộc CMT8 -1945, một nền văn học mới ra
đời và phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện của
Đảng. Thành tựu văn học gắn liền với đường lối
văn nghệ đúng đắn của Đảng và sự nghiệp lao
động, chiến đấu của nhân dân ta.
- Nội dung cơ bản của văn học:
+ Văn học trước CMT8: Văn học hiện thực ghi lại
không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa
phong kiến và dự báo cuộc cách mạng mới; văn
học lãng mạn đề cao cái tôi cá nhân.
+ Văn học sau CMT8: Văn học hiện thực XHCN
phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây
dựng cuộc sống mới.
+ Văn học sau 1975: Văn học hiện đại phản ánh
công cuộc xây dựng CNXH, sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đề cập đến
tâm tư con người.
⇒ Văn học phản ánh hiện thực xã hội và chân
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
3
Giáo án Ngữ Văn 10
Quan hệ con người với thế giới tự
nhiên được thể hiện trong văn học
như thế nào?
Hãy đọc một số câu ca dao viết về

thiên nhiên đất nước?
Đọc một số câu thơ viết về thiên
nhiên trong văn học trung đại?
Trong văn học, con người Việt
Nam trong quan hệ quốc gia, dân
tộc được thể hiện như thế nào?
Hãy đọc một số câu ca dao viết về
Huế?
dung con người Việt Nam với tất cả các phương
diện phong phú, đa dạng. Thành tựu nổi bật thuộc
về văn học yêu nước và cách mạng. Nền văn học
đạt được những thành tựu lớn với những tác gia
có tên tuổi (N.Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh…)
III. Con người Việt Nam qua văn học:
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế
giới tự nhiên :
Tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng của
văn học Việt Nam.
- Trong VHDG:
+ Các tác phẩm kể lại quá trình ông cha ta nhận
thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên để xây
dựng non sông đất nước tươi đẹp.
+ VHDG, nhất là ca dao dân ca, đã vẽ nên những
hình ảnh tươi đẹp và đáng yêu của thiên nhiên
Việt Nam. Thiên nhiên của mỗi vùng miền có
những nét riêng biệt đặc sắc.
+ Ví dụ:…
- Trong văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên
gắn với lý tưởng đạo đức, thẫm mỹ.
+ Tùng, cúc, trúc, mai: tượng trưng cho nhân cách

cao thượng.
+ Ngư, tiều, canh, mục: thể hiện lí tưởng thanh
cao, ẩn dật không màng danh lợi của nhà nho.
+ Ví dụ: Thơ Nguyễn Trãi, NBK, Nguyễn Công
Trứ…
- Văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiên thể
hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống,
đặc biệt là tình yêu lứa đôi.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia,
dân tộc:
- Dân tộc Việt Nam phải nhiều lần đấu tranh và
chiến thắng nhiều kẻ thù hung bạo.
- Phản ánh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền độc
lập của dân tộc, có một dòng văn học yêu nước
phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc.
+ Trong văn học dân gian: tình yêu nước thể hiện
qua tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ…
+ Trong văn học trung đại: Chủ nghĩa yêu nước
thể hiện qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc,
về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
+ Ví dụ: Nam quốc sơn hà.
Hịch tướng sĩ văn.
Bình Ngô đại cáo.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
4
Giáo án Ngữ Văn 10
Tìm hiểu về con người Việt Nam
trong quan hệ xã hội.


Hình ảnh thường gặp trong các
câu chuyện cổ tích thần kỳ là
những ông tiên, ông Bụt hiện lên
giúp người nghèo khổ…
Hãy đọc một vài câu ca dao tố cáo
giai cấp thống trị phong kiến…
- Con ơi nhớ lấy câu này…
- Miệng nhà quan có gang có
thép…
Tìm hiểu về con người Việt Nam
và ý thức về bản thân.
Em hiểu thế nào là “con người cá
nhân”?
GV: Phân tích, nêu dẫn chứng từ
- Trong văn học cách mạng: chủ nghĩa yêu nước
gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lý
tưởng XHCN.
+ Ví dụ: Thơ văn kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ. (Tố Hữu, Hồ Chí Minh…)
⇒ Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu,
một giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.
Nhiều tác phẩm của văn học yêu nước là những
kiệt tác văn chương.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:
- Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn
đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm văn
học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt
đẹp.
+ VHDG: hình ảnh ông tiên, Bụt.
+ VH trung đại: ước mơ về xã hội Nghiêu -

Thuấn.
+ VH hiện đại: lý tưởng XHCN.
- Trong xã hội phong kiến và xã hội thực dân nửa
phong kiến, các nhà văn đã lên tiếng tố cáo, phê
phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ lòng cảm
thông với những người bị áp bức (truyện cười, ca
dao, tục ngữ, truyện thơ, tiểu thuyết, ký…).
- Nhiều nhân vật của tác phẩm văn học không chỉ
là nạn nhân đau khổ của xã hội áp bức mà còn là
những con người biết đấu tranh cho tự do, hạnh
phúc, nhân phẩm, quyền sống.
⇒ Cảm hứng xã hội sâu đậm là một tiền đề quan
trọng cho cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực
và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
- Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình tìm kiếm,
lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lý làm
người của dân tộc.
- Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như đấu tranh
chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt,
con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng
hơn ý thức cá nhân → Nhân vật văn học thường
đề cao ý thức xã hội, trách nhiệm công dân, sẵn
sàng hy sinh để bảo vệ đạo nghĩa và lý tưởng.
- Trong những hoàn cảnh khác, con người cá nhân
lại được văn học đề cao. Đó là giai đoạn cuối
XVIII - đầu XIX, giai đoạn 1930 -1945. Con
người đã có ý thức về quyền sống cá nhân, quyền
được hưởng hạnh phúc và tình yêu, ý nghĩa của
cuộc sống trần thế.

GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
5
Giáo án Ngữ Văn 10
thơ Phạm Ngũ Lão đến thơ
HXH…
+Ví dụ: Thơ HXH, Truyện Kiều, Văn xuôi Tự
lực văn đoàn, Thơ Mới, văn học thời kỳ đổi mới
sau 1986…
⇒ Mỗi mẫu hình nhân vật có một nét riêng nhưng
xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc
là xây dựng một đạo lý làm ngườivới nhiều phẩm
chất tốt đẹp.

3. Củng cố- Dặn dò:
- Nắm chắc các bộ phận của văn học Việt Nam.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
4. Rút kinh nghiệm:
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
6
Giáo án Ngữ Văn 10
Tiết 4 Ngày soạn:
Tiếng Việt. Ngày dạy:

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I. Mục tiêu: giúp HS:
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân
tố giao tiếp (NTGT), về hai quá trình trong HĐGT.
- Biết xác định các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết
và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.

II. Phương pháp: Gợi mở, thảo luận và trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án.
VI. Tiến trình dạy học:
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Đọc và tìm hiểu văn bản.
HS: Đọc các văn bản.
GV : giao việc cho HS theo nhóm:
+ nhóm 1 xem xét văn bản 1
+ nhóm 2 xem xét văn bản 2
Hoạt động giao tiếp được các văn bản trên
ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp
nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với
nhau như thế nào?
Trong hoạt động giao tiếp trên các nhân vật
giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau như thế
nào?
Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn
cảnh nào?
Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội
dung gì?
Mục đích của cuộc giao tiếp là gì?
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ?
1. Đọc và tìm hiểu văn bản:
a. Văn bản 1:
- Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân
vật giao tiếp: vua và các bô lão. Mỗi bên có

một cương vị khác nhau. Vua cai quản đất
nước, các bô lão từng giữ những trọng
trách, là những người có đóng góp nhiều
cho đất nước.
- Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai
giao tiếp. Người nói đưa ra câu hỏi, người
nghe trả lời một cách tương ứng.
- Hoạt động giao tiếp diễn ra ở điện Diên
Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50
vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta.
- Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội
dung hoà hay đánh giặc Nguyên Mông, đó
là vấn đề hệ trọng của quốc gia dân tộc.
- Mục đích giao tiếp: Lấy ý kiến của mọi
người, thăm dò lòng dân để hạ mệnh lệnh
quyết tâm giữ gìn đất nước trong hoàn cảnh
gian nguy. Cuộc giao tiếp đã đạt được mục
đích.
b. Văn bản 2: Tổng quan văn học Việt
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
7
Giáo án Ngữ Văn 10
Trong văn bản trên hoạt động giao tiếp
diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?
Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn
cảnh nào?
Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực nào?
Hoạt động giao tiếp đó nhằm mục đích gì?
Phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản
có đặc điểm gì nổi bật?

Trình bày khái niệm về hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ?
Từ hai văn bản đã tìm hiểu trong phần (1),
hãy chỉ ra sự tương tác giữa hai quá trình
giao tiếp: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn
bản?
Nam.
- Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa người
viết SGK và giáo viên, học sinh. Về lứa
tuổi, trình độ và nghề nghiệp có sự khác
nhau…
- Hoạt động giao tiếp diễn ra trong một
hoàn cảnh có tổ chức giáo dục, có chương
trình quy định chung hệ thống trường phổ
thông.
-Nội dung giao tiếp: Các bộ phận cấu
thành của văn học Việt Nam, tiến trình phát
triển của lịch sử văn học và thành tựu của
văn học về nội dung và nghệ thuật.
- Mục đích giao tiếp: Cung cấp tri thức cơ
bản về nền văn học Việt Nam cho người
học.
- Phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn
bản: Sử dụng ngôn ngữ của văn bản khoa
học. Văn bản có bố cục rõ ràng, lý lẽ và
dẫn chứng tiêu biểu.
2. Khái niệm đặc điểm của hoạt động
giao tiếp:
- HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin
của con người trong xã hội, được tiến hành

chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm
thực hiện những mục đích về nhận thức, về
tình cảm, về hành động…
- Mỗi HĐGT gồm hai quá trình: tạo lập
văn bản và lĩnh hội văn bản. Hai quá trình
này diễn ra trong quan hệ tương tác.
- Trong HĐGT có sự chi phối của các
nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao
tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp,
phương tiện và cách thức giao tiếp.
3. Dặn dò- hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới:
- Học thuộc bài, xem trước phần Luyện tập (tiết 5).
- Chuẩn bị bài tiết sau: Đọc trước bài "Khái quát văn học dân gian Việt Nam".
4. Rút kinh nghiệm:
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
8
Ngày tháng năm 2012
TTCM

Giáo án Ngữ Văn 10
Tiết 5-6 Ngày soạn:
Đọc văn. Ngày dạy:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam, những giá trị
to lớn của văn học dân gian.
- Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam.
- Bồi dưỡng tình cảm trân trọng đối với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc từ đó học tập
tốt hơn phần VHDG trong chương trình.
II. Phương pháp: Kết hợp phương pháp thuyết giảng và phương pháp trao đổi thảo luận

của học sinh.
III. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án.
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
Trình bày về con người Việt Nam qua văn học. Phân tích bốn mối quan hệ bằng các dẫn
chứng cụ thể.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Nêu những đặc trưng cơ
bản của văn học dân gian
Việt Nam ?
Tại sao nói VHDG có tính
truyền miệng?

Nêu quá trình sáng tác
VHDG?
GV: Tính truyền miệng và
tính tập thể đã tạo nên tính
dị bản trong VHDG…
I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
1.VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền
miệng:
- VHDG tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền
miệng. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa VHDG và
văn học viết.
- Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác
phẩm VHDG.
- Tính truyền miệng đã tạo nên quá trình diến xướng dân

gian hào hứng và sinh động.
2.Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác
tập thể:
- VHDG là kết quả của quá trình sáng tác tập thể.
- Quá trình sáng tác VHDG: sgk
- VHDG là tài sản chung của tập thể, mỗi người đều có
thể tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung tác phẩm
VHDG theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình.
⇒ Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng
cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu
truyền tác phẩm VHDG, thể hiện sự gắn bó mật thiết của
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
9
Giáo án Ngữ Văn 10
Nêu hệ thống thể loại của
văn học dân gian Việt
Nam? Cho ví dụ minh họa?
VHDG với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng
đồng.
II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam:
Hệ thống thể loại của VHDG Việt Nam gồm có:
1. Thần thoại:
- Kể về các vị thần.
- Giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự
nhiênvà phản ánh quá trình sáng tạo văn hoá của con
người thời cổ đại.
2. Sử thi:
- Có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây
dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng.
- Kể về một hoặc nhiều biến cố diến ra trong đời sống

cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
3. Truyến thuyết:
- Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lý
tưởng hoá.
- Thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh những người có
công với đất nước dân tộc hay cộng đồng dân cư.
4. Truyện cổ tích:
- Cốt truyện và hình tượng được hư cấu.
- Kể về số phận con người bình thường trong xã hội →
tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
5. Truyện ngụ ngôn:
- Kết cấu chặt chẽ, thông qua ẩn dụ.
- Nêu những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc về
nhân sinh.
6. Truyện cười:
- Kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.
- Kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên, có tác dụng gây
cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán.
7. Tục ngữ:
- Câu nói ngắn gọn, hàm súc, có vần nhịp, có hình ảnh.
- Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn.
8. Câu đố:
- Bài văn hoặc câu nói có vần.
- Mô tả vật đó bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ
→ giải trí, rèn luyện tư duy, cung cấp tri thức về đời sống.
9. Ca dao:
- Lời thơ trữ tình dân gian, kết hợp âm nhạc.
- Diễn tả thế giới nội tâm của con người.
10. Vè:
- Tác phẩm tự sự bằng văn vần, lời kể mộc mạc

- Kể về các sự kiện trong làng, trong nước.
11. Truyện thơ:
-Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
10
Giáo án Ngữ Văn 10
GV phân nhóm HS, thảo
luận về 3 giá trị của VHDG.
Những câu tục ngữ thường
chứa đựng điều gì?
Những câu chuyện cổ
thường gửi gắm đến người
nghe điều gì?
Đọc những câu tục ngữ, ca
dao, truyện cổ tích… em
nhận thức được gì về tình
cảm, đạo đức?
- Phản ánh số phận và khát vọng con người về hạnh phúc
lứa đôi và sự công bằng.
12. Chèo:
-Tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp yếu tố trữ tình và
trào lộng.
- Ca ngợi những tấm gương đạo đức, phê phán những cái
xấu trong xã hội.
III. Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam:
- VHDG là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống
các dân tộc.

- VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người.


-VHDG có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng
tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
4. Dặn dò- hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới:
- Đọc lại bài viết trong SGK, nắm các đặc trưng và các giá trị của VHDG.
- Chuẩn bị bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
5. Rút kinh nghiệm:
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
11
Giáo án Ngữ Văn 10
Tiết 7 Ngày soạn:
Tiếng Việt. Ngày dạy:
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (tiếp)
I Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố các kiến thức cơ bản về HĐGT bằng ngôn ngữ đã học ở tiết
trước, về các nhân tố giao tiếp như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích…, về hai quá
trình trong HĐGT.
- Biết xác định nội dung giao tiếp trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi
nói, viết…
II. Phương pháp: Diễn giải, thảo luận nhóm, vấn đáp.
III. Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các nhân tố giao tiếp trong một HĐGT? Làm bài tập số 1.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Chia nhóm, làm các bài tập
trong SGK.
Tổ 1: Bài tập 1.
Nhân vật giao tiếp ở đây là

những người như thế nào?
Hoạt động giao tiếp diễn ra
trong hoàn cảnh nào?
Nhân vật anh nói về điều gì?
Nhằm mục đích gì? Cách nói
có phù hợp với nội dung và
mục đích của cuộc giao tiếp
không?
Tổ 2: Bài tập 2.
Trong cuộc giao tiếp trên các
nhân vật giao tiếp đã thực hiện
các hành động nói cụ thể nào?
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Phân tích nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu
ca dao.
- Nhân vật giao tiếp: Những người trẻ tuổi: Anh / Em.
- Hoàn cảnh giao tiếp: Đêm trăng thanh - thời gian thích
hợp cho câu chuyện tâm tình.
- Mục đích giao tiếp: Từ chuyện Tre non… mà nói
chuyện con người: Đã đến tuổi trưởng thành, nên tính
chuyện kết hôn.
- Cách nói phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc
giao tiếp, mang màu sắc văn chương.

Bài tập 2: Phân tích cuộc giao tiếp mang tính chất đời
thường, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày:
- Các nhân vật giao tiếp (A Cổ và người ông) đã thực
hiện các hành động nói cụ thể:
+chào (A Cổ)
+ chào đáp (ông)

+ khen (ông)
+ hỏi (ông)
+đáp lời (A Cổ).
- 3 câu có hình thức hỏi nhưng chỉ có câu thứ 3 là có
mục đích hỏi còn câu đầu là chào, câu 2 để khen do đó A
Cổ không trả lời.
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
12
Giáo án Ngữ Văn 10
Lời của hai ông cháu bộc lộ
tình cảm, thái độ nào?
Tổ 3: Bài tập 3.
Khi làm bài thơ này Hồ Xuân
Hương đã giao tiếp với người
đọc về vấn đề gì? Nhằm mục
đích gì?
Người đọc căn cứ vào đâu để
lĩnh hội bài thơ?
Tổ 4: Bài tập 5.
Thư viết cho ai ? người viết có
mối quan hệ như thế nào với
người nhận?
Hoàn cảnh của người viết và
người nhận khi đó?
Thư viết về vấn đề gì? Thư viết
để làm gì?
- Lời của hai ông cháu bộc lộ tình cảm, thái độ và quan
hệ thân mật của hai người đối với nhau qua các từ xưng
hô → thái độ kính mến của A Cổ, thái độ yêu quý trìu
mến của người ông.

Bài tập 3: Phân tích cuộc giao tiếp giữa tác giả văn học
và người đọc qua một tác phẩm văn học.
- Thông qua hình tượng Bánh trôi nước, Hồ Xuân
Hương muốn bộc bạch với người đọc về vẻ đẹp, thân
phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và của tác
giả nói riêng đồng thời khẳng định phẩm chất trong sáng
của người phụ nữ.
- Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ như
các từ trắng, tròn, bảy nổi ba chìm… và liên hệ với cuộc
đời tác giả để cảm nhận và hiểu bài thơ.
Bài tập 5: Phân tích bức thư của Bác Hồ gửi cho học
sinh nhân ngày khai trường.
- Người nhận: Tất cả học sinh trong ngày khai trường
đầu tiên của nước VNDCCH.
- Mối quan hệ giữa người viết và người nhận: Chủ tịch
nước và học sinh.
- Hoàn cảnh: Ngày khai giảng đầu tiên của nước
VNDCCH.
- Nội dung: Ngày vui của các em là nhờ vào sự hy sinh
của nhiều người. Vì thế các em phải cố gắng học tập.
Bác Hồ chúc học sinh vui vẻ và học tập đạt kết quả.
- Mục đích: Nhắc nhở học sinh nhớ công lao của những
anh hùng, cố gắng học tập, chúc học sinh nhân ngày tựu
trường.
- Cách thức viết: ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu.
4. Dặn dò - hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới:
- Làm bài tập số 4.
- Chuẩn bị bài Văn bản.
5. Rút kinh nghiệm:


GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
13
Giáo án Ngữ Văn 10
Tiết 8 Ngày soạn:
Làm văn. Ngày dạy:

VĂN BẢN

I. Mục tiêu:
- Giúp HS có những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến
thức khái quát về các loại văn bản xét theo PCCN ngôn ngữ.
- Nâng cao kỹ năng thực hành, phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
II. Phương pháp: Diễn giải, thảo luận nhóm, vấn đáp.
III.Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các nhân tố giao tiếp của một HĐGT? Nêu ví dụ cụ thể và
phân tích.
3. Bài mới: -
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
GV gọi HS đọc 3 ví dụ ở SGK
Các nhóm thảo luận theo các câu
hỏi trong sách.
Nhóm 1: Văn bản 1.
Nhóm 2: Văn bản 2.
Nhóm 3: Văn bản 3.
Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn
đề gì?

Từ việc tìm hiêủ các ví dụ trên,

hãy cho biết những đặc điểm của
văn bản?
I. Khái niệm, đặc điểm:
1. Tìm hiểu các văn bản.
- Cả 3 văn bản trên được tạo ra trong hoạt đông
giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nhằm đáp ứng nhu cầu
trao đổi thông tin.
- Văn bản 1 nói về kinh nghiệm sống.
- Văn bản 2 nói về số phận của người phụ nữ
trong xã hội cũ.
- Văn bản 3 kêu gọi toàn dân đứng lên kháng
chiến chống Pháp.
⇒ Các văn bản được tạo lập trong quá trình giao
tiếp. Văn bản có thể có một hoặc nhiều câu, có
thể là thơ hoặc văn xuôi. Các câu trong văn bản
có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ
đề.
2. Kết luận:
- VB là sản phẩm của HĐGT bằng ngôn ngữ,
gồm một hay nhiều câu.
- Đặc điểm của VB:
+ Mỗi VB tập trung thể hiện một chủ đề và triển
khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
+ Các câu trong VB có sự liên kết chặt chẽ, cả
VB được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
+ VB hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.
+ VB có mục đích giao tiếp nhất định
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
14
Giáo án Ngữ Văn 10

Tìm hiểu các loại văn bản.
Làm các bài tập trong SGK
GV: Phân nhóm HS
Nhóm 1: Thảo luận bài tập 1.
Nhóm 2: Thảo luận bài tập 2.
Theo lĩnh vực và mục đích giao
tiếp có thể phân loại văn bản như
thế nào?
GV: Với mỗi loại văn bản, yêu
cầu HS nêu các ví dụ cụ thể và
phân tích ngắn gọn…
II. Các loại văn bản:
1. Xét các văn bản trong SGK.
2. Kết luận:
Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp có thể phân
loại văn bản như sau:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt…
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học…
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật…
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành
chính…
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính
luận…
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí…
4. Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới:
- Đọc lại bài viết trong SGK.
- Làm bài tập ở sách BT.
- Tiết sau: Viết bài số 1.
5. Rút kinh nghiệm:

Tiết 9-10 Ngày soạn:
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
15
Ngày tháng năm 2012
TTCM
Nguyễn Thành Chung
Giáo án Ngữ Văn 10
Làm văn. Ngày dạy:
BÀI LÀM VĂN SỐ 1
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn, đặc biệt là văn biểu cảm.
- Vận dụng những hiểu biết đó để làm một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh.
II.Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
GV: Đọc đề, chép đề lên
bảng, có thể gợi ý một vài ý
cơ bản.
HS: Chép đề, có thể hỏi
những điều chưa rõ.
I. Đề ra:
Cảm nghĩ của em về những ngày đầu tiên bước vào
trường THPT.
II. Yêu cầu:
1) Yêu cầu về kỹ năng:
- Thể hiện rõ bố cục bài văn nghị luận biểu cảm.
- Chữ viết rõ ràng, không sai chính tả ngữ pháp…
- Văn viết trong sáng, cảm xúc chân thực…

2) Yêu cầu về kiến thức:
- Có kiến thức về đời sống xã hội, có những tình cảm
sâu sắc về trường lớp…
- Biết liên hệ, nêu thêm dẫn chứng để bài viết sinh động.
3. Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới:
Đọc kỹ bài và soạn bài Chiến thắng MTAO MXÂY.
4. Rút kinh nghiệm:

Tiết 11-12 Ngày soạn:
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
16
Giáo án Ngữ Văn 10
Đọc văn. Ngày dạy:

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
I. Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng: về cách xây dựng nhân vật, nghệ
thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ…
- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về
nội dung và nghệ thuật.
- Nhận thức được: lẽ sống và niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong
cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng.
II. Phương pháp: Phương pháp đọc hiểu, thảo luận, vấn đáp…
III. Phương tiện: Giáo án, SGK, SGVC.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày về các giá trị của VHDG Việt Nam? Nêu ví dụ cụ thể và
phân tích.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HS đọc phần Tiểu dẫn
trong SGK
Theo em phần tiểu dẫn đề
cập đến những vấn đề gì?
Hs đọc đoạn trích theo
cách phân vai, chú ý ngôn
ngữ đối thoại và ngôn ngữ
miêu tả cuối đoạn trích…
Hãy tóm tắt nội dung đoạn
trích?

Thái độ khiêu chiến của
Đăm Săn thể hiện qua
những từ ngữ chi tiết nào?
Phản ứng của Mtao Mxây
ra sao?
Biểu hiện của Đăm Săn và
Mtao Mxây trong các hiệp
đấu?
I. Tiểu dẫn:
- Sử thi dân gian VN có hai loại: Sử thi thần thoại và sử thi
anh hùng. Sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê Đê là sử thi anh
hùng tiêu biểu .
- Tóm tắt sử thi Đăm Săn: (SGK)
- Giá trị tác phẩm:
Xây dựng hình ảnh người anh hùng Đăm Săn từ đó thể
hiện hình ảnh cộng đồng thị tộc Ê Đê trong một giai đoạn
lịch sử đầy biến động.
II. Đọc hiểu văn bản:
1) Đọc văn bản:

2) Tóm tắt đoạn trích.
- Đoạn trích được trích trong hồi thứ 5 của sử thi Đăm Săn
- Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ về.
3) Phân tích:
a. Cuộc chiến giữa hai tù trưởng:
- Tuyên chiến:
+ Đăm Săn khiêu chiến, Mtao Mxây đáp lại.
+ Đam San tự tin, quyết liệt.
+ Mtao Mxây run sợ (sợ bị đâm lén, do dự, ngần ngừ…)
- Vào cuộc chiến:
+ Mtao Mxây:
- Rung khiên múa, khiên kêu lạch xạch như quả mướp
khô…
- Bước cao bước thấp chạy hết bãi Tây sang bãi Đông…
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
17
Giáo án Ngữ Văn 10
Nghệ thuật gì đã được sử
dụng trong các đoạn miêu
tả trận đấu?
Em có nhận xét gì về hai vị
tù trưởng?
Số lần đối đáp của Đăm
Săn với dân làng? Sự khác
nhau của các lần đối đáp
có ý nghĩa như thế nào?
So sánh độ dài của đoạn
miêu tả trận đánh và đoạn
tả cảnh ăn mừng?
GV (gợi ý): Cuộc chiến

giữa Đăm Săn và Mtao
Mxây có dẫn đến cảnh dân
làng đổ máu hay không? Ý
nghĩa của vấn đề?
- Vung dao chém nhưng chỉ trúng chão cột trâu
+ Đăm Săn:
- Bình tĩnh, thản nhiên, không nhúc nhích.
- Rung khiên múa, một lần xốc tới vượt một đồi tranh, một
lần xốc tới nữa, vượt một đồi lồ ô…
- Chạy vun vút qua phía Đông, phía Tây…
- Múa trên cao như gió bão, múa dưới thấp như gió lốc…
→ Nghệ thuật miêu tả phóng đại, đối lập⇒ Cuộc chiến
giữa hai vị tù trưởng.
Mtao Mxây dù tỏ ra huyênh hoang nhưng thực ra rất kém
cỏi, hèn nhát run sợ trước tài nghệ của Đăm Săn. Đăm Săn
trở nên nổi bật với sức mạnh phi thường, với tài năng
xuất chúng, lại được sự trợ giúp của thần linh nên đã chiến
thắng Mtao Mxây.
b. Đăm Săn với cộng đồng thị tộc:
Ba lần đối thoại của Đăm Săn với dân làng thể hiện:
- Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi và khát vọng của cá
nhân với cộng đồng.
- Sự yêu mến, tuân phục của cộng đồng với người anh
hùng.
- Thái độ trân trọng với chiến thắng của Đăm Săn.
c. Mừng chiến thắng:
- Tuy kể về chiến tranh nhưng lòng vẫn hướng về cuộc
sống no đủ, thịnh vượng giàu có; sự đoàn kết thống nhất và
lớn mạnh của cộng đồng người.
- Tầm vóc lớn lao, trung tâm của người anh hùng sử thi với

lịch sử cộng đồng.
=> Khát vọng ngàn đời của người dân Tây Nguyên.
III. Tổng kết:
Với ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh, nhịp điệu; với
phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao
đoạn trích đã khắc học sinh động nhân vật người anh hùng
Đăm Săn trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình,
thiết tha với cuộc sống bình yên của thị tộc → Vẻ đẹp của
nhân vật sử thi.
4. Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới:
- Đọc lại đoạn trích, tìm đọc thêm các đoạn khác (SGK lớp 10 cũ)
- Học bài, chuẩn bị bài Văn bản.
5. Rút kinh nghiệm:
Tiết 13 Ngày soạn:
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
18
Ngày tháng năm 2012
TTCM
Nguyễn Thành Chung
Giáo án Ngữ Văn 10
Làm văn. Ngày dạy:
VĂN BẢN (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Qua phần luyện tập, HS nắm kỹ hơn những kiến thức cơ bản của văn bản và các
loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Nâng cao kỹ năng thực hành, phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
II. Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, thảo luận…
III. Phương tiện: GV chuẩn bị bài soạn, HS chuẩn bị bài tập, giấy A4 để thảo luận
nhóm…
IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Văn bản là gì? Cho biết các đặc điểm của văn bản?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Làm các bài tập trong
SGK.
HS làm việc thảo luận theo
nhóm.
Nhóm 1: Bài tập 1…
Phân tích tính thống nhất về
chủ đề của đoạn văn?
Hãy đặt nhan đề cho đoạn
văn?
Nhóm 2: Bài tập 2…
Sắp xếp các câu văn theo
trình tự hợp lý và giải thích
vì sao em chon cách sắp xếp
đó?
Đặt nhan đề cho văn bản?
Bài tập 3,4:
GV: Hướng dẫn HS đọc
phần gợi ý trong SGK để
viết hai văn bản theo yêu
cầu.
HS: Làm bài…
GV: Kiểm tra kết quả, nhận
xét.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Câu chủ đề là câu 1 (Giữa cơ thể và môi trường có sự

ảnh hưởng qua lại với nhau).
- Các câu tiếp theo khai thác, làm rõ sự phát triển của chủ
đề trong đoạn văn. Ở đây các câu văn tập trung diễn đạt
khía cạnh sự tác động của môi trường tới cơ thể.
- Nhan đề cho đoạn văn: Ảnh hưởng của môi trường tới
cơ thể.
2.Bài tập 2: Sắp xếp các câu văn thành một văn bản hoàn
chỉnh.
- Thứ tự đúng: (1), (3), (5), (2), (4).
- Nhan đề: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc.
3. Bài tập 3:
HS tự làm.
4. Bài tập 4:
Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính.
- Đơn gửi cho: BGH, GVCN, GVBM, Tập thể lớp.
- Người viết ở cương vị là học sinh.
- Mục đích viết đơn: xin nghỉ học.
- Nội dung cơ bản:
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
19
Giáo án Ngữ Văn 10
+ Họ tên
+ Lý do nghỉ học
+ Thời gian nghỉ.
+ Lời hứa.
- Kết cấu :
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Họ tên người nhận
+ Nội dung đơn
+ Ký tên.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- tự do- hạnh phúc
ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC
Kính gửi: - BGH Trường THPT số 2 Bố Trạch
- Cô giáo chủ nhiệm lớp 10A2
- Các thầy cô giáo bộ môn và tập thể lớp 10A2.
Em tên là: Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Học sinh lớp 10A2.
Hôm nay, em viết đơn này xin trình bày sự việc sau:
Hôm qua em đi học về không may bị ốm và hôm nay
không thể tiếp tục đến lớp được.
Vây, em viết đơn này kính mong quý thầy cô và lớp cho
em được nghỉ học ngày 25/9/2010. Em hứa sẽ chép bài và
làm bài tập đầy đủ.
Em xin chân thành cảm ơn.

Cự Nẫm, ngày 07/10/2012.
Người làm đơn:
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
(Đã ký)
4.Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới:
- Hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị bài đọc văn Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thuỷ.
5. Rút kinh nghiệm:
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
20
Giáo án Ngữ Văn 10
Tiết 14-15 Ngày soạn:
Đọc văn. Ngày dạy:
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ
MỴ CHÂU - TRỌNG THUỶ

I. Mục tiêu:
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và
Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.
- Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện dân gian.
II. Phương pháp: Phương pháp đọc hiểu, thảo luận diễn giảng, nêu vấn đề…
III. Phương tiện: GV chuẩn bị giáo án, sgk, tài liệu liên quan; HS chuẩn bị vở soạn bài.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao
Mxây và trong lễ ăn mừng chiến thắng?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
HS đọc phần giới thiệu trong SGK,
Thế nào là truyền thuyết? Tại sao gọi
Truyện An Dương Vươngvà MỊ Châu
Trọng Thủy là truyền thuyết?
Truyện An Dương Vương và Mị Châu
Trọng Thủy gắn với cụm di tích lịch
sử văn hóa nào?
GV gọi 1 -2 HS đọc, GV nhận xét
HS tóm tắt truyền thuyết Truyện An
Dương Vương và MỊ Châu Trọng
Thủy.
Phân tích nhân vật An Dương
Vương.
Tìm chi tiết thể hiện công lao của An
Dương Vương trong công cuộc giữ
nước và dựng nước? Qua đó chứng tỏ
I. Tiểu dẫn.

* Khái niệm về truyền thuyết.
- Dựa trên những yếu tố lịch sử → được sáng
tạo hư cấu thêm.
- Phản ánh quan điểm, thái độ, tình cảm của
nhân dân với những sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm.
* Cụm di tích lịch sử về thành Cổ Loa.
- Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội giữ
một quần thể di tích lich sử: Đền thờ An
Dương Vương, Am thờ Mị Châu, Giếng ngọc
 minh chứng cho sự sáng tạo và lưu truyền
chuỗi truyền thuyết ra đời và suy vong của nhà
nước Âu Lạc.
* Nội dung truyền thuyết về thành Cổ Loa.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc- Tóm tắt truyền thuyết Truyện An
Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ:
2. Tìm hiểu:
a. Nhân vật An Dương Vương :
* An Dương Vương xây thành, chế nỏ:
- An Dương Vương dời đô từ miền núi về đồng
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
21
Giáo án Ngữ Văn 10
An Dương Vương là vị vua như thế
nào?
Chi tiết Rùa Vàng trong truyện có ý
nghĩa như thế nào?
An Dương Vương đã mắc những sai
lầm nào trong công cuộc giữ nước?

Hành động An Dương Vương chém
Mỵ Châu có ý nghĩa gì? Thái độ của
nhân dân trước việc này ra sao?
Tại sao Rùa Vàng lại dẫn An Dương
Vương xuống nước? Nhân dân muốn
gửi gắm điều gì?
Phân tích nhân vật Mỵ Châu.
GV chia nhóm để học sinh thảo luận
câu hỏi số 2 ở SGK.
Trong nguyên nhân mất nước, Mỵ
Châu bị xem là “giặc”. Em có đồng
tình với ý kiến đó không? Vì Sao?
bằng, xây thành lũy kiên cố ⇒ bãn lĩnh vững
vàng và khát vọng một đất nước hùng mạnh.
- An Dương Vương lập đàn trang giới để cầu
đảo thần linh ⇒ sự lo lắng và toàn tâm, toàn ý
trong việc xây dựng đất nước.
- Chi tiết Rùa Vàng → Lý tưởng hoá việc xây
thành, chứng tỏ tổ tiên luôn ngầm giúp con
cháu. Đây là một nét đẹp truyền thống.
* An Dương Vương để nước mất, nhà tan:
- Đồng ý gả con gái cho Trọng Thuỷ → Sự
mất cảnh giác, không phân biệt được đâu là
bạn, đâu là thù.
- Giặc Triệu Đà tiến sát, vua vẫn điềm nhiên
đánh cờ → Sự lơ là, chủ quan khinh địch.
- An Dương Vương chém Mỵ Châu:
+ Câu nói của Rùa Vàng là tiếng nói phán
quyết mạnh mẽ của cha ông. Rùa Vàng là hiện
thân của trí tuệ sáng suốt.

+ An Dương Vương chém Mỵ Châu → Sự lựa
chọn quyết liệt giữa nghĩa nước / tình nhà: Đặt
nghĩa nước lên tình nhà, đặt cái chung trên cái
riêng. Đây không phải là hành động cha giết
con mà là vua trừng trị kẻ có tội vì quyền lợi
dân tộc.
+ An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo
rùa Vàng…→ Bất tử hoá nhà vua. Trong lòng
nhân dân An Dương Vương không chết, vẫn
suy tôn là anh hùng.
b. Nhân vật Mỵ Châu:
- Lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần → tiết
lộ bí mật quốc gia.
- Đánh dấu đường chạy cho Trọng Thủy lần
theo.
⇒ Mỵ Châu đã vì nặng tình chồng vợ mà bỏ
quên nghĩa vụ, trách nhiệm với Tổ Quốc. Nàng
đã vi phạm nguyên tắc một bề tôi đối với vua,
với đất nước. Mỵ Châu phạm trọng tội, nàng
chết là đúng, không oan ức.
- Lời nói cuối của Mỵ Châu và chi tiết Ngọc
trai → Mỵ Châu ngây thơ trong trắng, vô tình
mà đắc tội chứ không chủ ý hại vua cha. Từ đây
người xưa muốn nhắn nhủ: Hãy biết đặt tình
riêng sau nghĩa chung. Qua đó thể hiện cách
ứng xử thấu tình đạt lí của nhân dân Âu Lạc.
c. Nhân vật Trọng Thuỷ:
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
22
Giáo án Ngữ Văn 10

Phân tích nhân vật Trọng Thủy.
Thái độ của nhân dân ta với nhân vật
Trọng Thuỷ? Cái chết của Trọng
Thuỷ có đáng được thông cảm không?
Em hiểu như thế nào về hình ảnh:
Ngọc trai – giếng nước?
Tìm hiểu cốt lõi lịch sử của Truyền
thuyết Truyện ADV và MC – TT
- Lừa dối Mỵ Châu, đánh cắp nỏ thần, cùng
cha xâm lược Âu Lạc…
- Đau khổ và tự vẫn…
⇒ Là kẻ lợi dụng lòng tin của người khác để
phục vụ một cách mù quáng cho cuộc chiến
tranh phi nghĩa => Đáng lên án.
- Ngọc trai giếng nước không phải là hình ảnh
khẳng định tình yêu chung thuỷ mà là oan tình
của Mỵ Châu.
d. Cốt lõi và bài học lịch sử của truyền thuyết
Truyện ADV và MC – TT:
* Cốt lõi lịch sử:
- An Dương Vương xây thành, chế nỏ.
- An Dương Vương để mất nước.
*Bài học lịch sử:
-Bài học về tinh thần cảnh giác thường trực
trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.
- Bài học về trách nhiệm của người lãnh đạo,
đứng đầu quốc gia: ý thức cảnh giác, tầm nhìn
xa trông rông, quyết sách đúng đắn nhất là với
vận mệnh của dân tộc, đất nước.
- Bài học về mối quan hệ riêng- chung, nước-

nhà của mỗi người dân với vận mệnh của dân
tộc.
e. Nghệ thuật:
- Cốt truyện lịch sử được đã được truyền thuyết
hóa nên càng li kì và hấp dẫn
- Kết hợp bi- hùng, xây dựng hình ảnh giàu
chất suy tưởng, thẩm mỹ, có sức sống lâu bền.
III. Tổng kết.
Tác phẩm đã kể lại quá trình xây thành chế nỏ,
bảo vệ đất nước của An Dương Vương và bi
kịch nước mất nhà tan. Qua đó thể hiện thái độ
của nhân dân với các nhân vật.
4. Củng cố- Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới:
- Đọc lại tác phẩm, nắm nội dung và nghệ thuật của tácphẩm.
- Chuẩn bị bài Lập dàn ý bài văn tự sự.
5. Rút kinh nghiệm:

Tiết 18 Ngày soạn:
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
23
Ngày tháng năm 2012
TTCM
Nguyễn Thành Chung
Giáo án Ngữ Văn 10
Làm văn. Ngày dạy:
Đọc thêm
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu:
- Biết cách lập dàn ý bài văn tự sự (kể lại một câu chuyện) tương tự một truyện ngắn.
- Rèn luyện kỹ năng làm văn tự sự.

- Nâng cao ý nghĩa tầm quan trọng của việc lập dàn ý.
II. Phương pháp: Phương pháp trao đổi thảo luận
III. Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV…
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
HS: Đọc phần trích.
GV: Giới thiệu ngắn gọn về tác
giả Nguyên Ngọc và truyện ngắn
Rừng xà nu.
Nhà văn Nguyên Ngọc nói về
việc ông đã viết truyện ngắn
Rừng xà nu như thế nào?
GV: Phân tích ví dụ: Sự lựa chọn
của Nguyên Ngọc về các nhân
vật Tnú, Dít, Mai…
Lập dàn ý.
Xét các ví dụ.
HS đọc các ví dụ trong SGK, làm
theo các yêu cầu đã cho.
Nêu cách thức lập dàn ý bài văn
tự sự?
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện:
1. Đọc văn bản.

2. Trả lời câu hỏi .
- Nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc ông đã suy
nghĩ, chuẩn bị khi viết truyện ngắn "Rừng xà nu"
- Qua lời kể của tác giả → rút ra bài học:

+ Muốn viết một bài văn, kể một câu chuyện, viết
một truyện ngắn… ta phải hình thành ý tưởng và
phác thảo cốt truyện.
+ Dự kiến về nhân vật và các tình huống sự kiện để
kết nối các nhân vật.
II. Lập dàn ý:

* Đề 1:
- MB: Chị Dậu gặp cán bộ cách mạng.
- TB: + Chị Dậu được giác ngộ cách mạng
+ Chị tham gia phá kho thóc Nhật,
vận động bà con thôn xóm làm cách mạng…
- KB: Cảm nghĩ về nhân vật Chị Dậu.
2. Kết luận:
- Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung
chính cho câu chuyện mình sẽ kể.
- Dàn ý chung gồm 3 phần:
+ Mở bài (Giới thiệu câu chuyện)
+ Thân bài (Sự việc, chi tiết chính theo diễn biến)
+ Kết bài (Kết thúc câu chuyện).
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
24
Giáo án Ngữ Văn 10
Luyện tập.
GV hướng dẫn HS lựa chọn cốt
truyện, hình thành ý tưởng.
HS thảo luận về tên nhân vật, các
sự kiện chính…
HS lên bảng làm.
GV nhận xét, kết luận.

- Muốn lập dàn ý cần dự kiến đề tài, xác định nhân
vật, chọn và sắp xếp các sự việc chi tiết một cách
hợp lý.
III. Luyện tập:
1. Lập dàn ý cho câu chuyện về một học sinh hư đã
kịp tỉnh ngộ vươn lên trong học tập và trong tu
dưỡng.
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh…
- Thân bài:
+ Sự việc 1: Những sai lầm nhân vật mắc phải…
+ Sự việc 2: Sự ân hận day dứt, ý muốn sửa chữa…
+Sự việc 3: Hành động sửa chữa và kết quả đạt
được…
- Kết bài: Suy nghĩ của nhân vật.
3. Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới:
- Làm tiếp bài luyện tập số 2.
4. Rút kinh nghiệm:

Tiết 16-17 Ngày soạn:
GV: Doãn Thị Hương Trường THPT số 2 Bố Trạch
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×