Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 170 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA LÝ
***





TRẦN THỊ NGÂN HÀ






NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN








LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ












Hà Nội - 2013
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA LÝ
***







TRẦN THỊ NGÂN HÀ





NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN


Chuyên ngành: Địa lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 62 44 02 19



LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Mai Trọng Thông
2. GS.TS. Đồ Thị Minh Đức








Hà Nội - 2013
i




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và chưa
được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Các số liệu được sử dụng trong công trình là trung thực, những vấn đề trích dẫn

liên quan đến công trình đều được sự đồng ý của các tác giả.

Nghiên cứu sinh
Trần Thị Ngân Hà















ii



LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành tại Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Mai Trọng Thông và
GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức. NCS xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
thầy, cô hướng dẫn.
Trong quá trình thực hiện luận án, NCS luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ

và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban lãnh đạo Viện Địa lý, cơ sở đào tạo, các phòng
chuyên môn thuộc Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, của Trường
Đại học Vinh, các Sở, Ban, Ngành của thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An.
NCS cũng nhận được sự động viên, giúp đỡ và nhiều ý kiến đóng góp quá báu
của các nhà khoa học và các thầy, cô giáo: TS. Nguyễn Đình Kỳ, PGS.TS. Phạm
Hoàng Hải, TS. Lại Vĩnh Cẩm, TS. Vũ Thị Thu Lan, TS. Nguyễn Lập Dân, PGS.TS.
Nguyễn Khanh Vân, TS. Phạm Quang Vinh, GS.TS. Trương Quang Hải, TS. Phạm
Quang Anh, PGS.TS. Trần Anh Tuấn, PGS.TS. Trần Đức Thanh, PGS.TS. Nguyễn
Thục Nhu, PGS.TS. Nguyễn Thị Sơn…
Nhân dịp này NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới các cơ
quan, các tập thể, các nhà khoa học, các thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp và gia
đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành bản luận án này.

Nghiên cứu sinh
Trần Thị Ngân Hà






iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………… …i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………… …………… ii
CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………… …………… ……… vi
DANH MỤC BẢNG.……………………………………………………………………… vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ………………………………………… ………………………… viii
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ …………………………………………… ……………… ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của luận án 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2
4.1. Quan điểm nghiên cứu 2
4.2. Cách tiếp cận nghiên cứu 4
4.3. Các phương pháp nghiên cứu 4
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án 6
5.1. Giới hạn phạm vi không gian và thời gian 6
5.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu 6
6. Các luận điểm bảo vệ 7
7. Những điểm mới của luận án 7
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 7
9. Nguồn tài liệu 8
9.1. Tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến luận án 8
9.2. Các công trình khoa học tác giả tham gia thực hiện có liên quan đến luận án 8
9.3. Nguồn tài liệu, số liệu sử dụng cho luận án. 8
10. Cấu trúc của luận án 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG ĐẾN
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 10
1.1. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐÔ THỊ 10
1.1.1. Môi trường 10
1.1.2. Môi trường tự nhiên 11
1.1.3. Môi trường tự nhiên đô thị 19
1.2. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 21
1.2.1. Bản chất của quá trình đô thị hóa 21

1.2.1.1. Khái niệm đô thị, đô thị hóa 21
iv


1.2.1.2. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa 26
1.2.2. Tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa 27
1.2.3. Những tác nhân tác động đến môi trường tự nhiên từ quá trình đô thị hóa 31
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa. 33
1.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA. 35
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 35
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 43
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở
THÀNH PHỐ VINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 44
2.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở THÀNH PHỐ VINH 44
2.1.1. Hiện trạng môi trường không khí 44
2.1.2. Hiện trạng môi trường nước 49
2.1.2.1. Hiện trạng môi trường nước mặt 49
2.1.2.2. Hiện trạng môi trường nước dưới đất 58
2.1.3. Hiện trạng môi trường đất 62
2.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở THÀNH PHỐ VINH 64
2.2.1. Những biến đổi của môi trường không khí ở thành phố Vinh 64
2.2.2. Những biến đổi của môi trường nước ở thành phố Vinh 66
2.2.2.1. Những biến đổi của môi trường nước mặt ở thành phố Vinh 66
2.2.2.2. Những biến đổi của môi trường nước dưới đất ở thành phố Vinh 70
2.2.3. Những biến đổi của môi trường đất ở thành phố Vinh 72
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 74
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA QUÁ
TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ VINH 76

3.1. ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ VINH 76
3.1.1. Sự mở rộng về diện tích, không gian 76
3.1.2. Sự gia tăng về quy mô dân số 78
3.1.3. Sự gia tăng lao động phi nông nghiệp 82
3.1.4. Sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ 83
3.1.5. Sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 87
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ
THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ VINH 92
3.2.1. Các nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên từ quá trình đô thị hóa ở thành phố
Vinh ……………………………………………………………………………………… ……92

v


3.2.1.1. Tác động của sự phát triển các hoạt động kinh tế đến môi trường tự nhiên ở thành phố
Vinh. 92
3.2.1.2. Tác động của sự gia tăng dân số đô thị đến môi trường tự nhiên ở thành phố Vinh 102
3.2.1.3. Tác động của các chính sách phát triển và quản lý đô thị đến môi trường tự nhiên ở
thành phố Vinh 106
3.2.2. Đánh giá mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố
Vinh 112
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 119
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN,
ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở
TP.VINH 120
4.1. CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 120
4.1.1. Thực trạng của quá trình phát triển đô thị và tác động đến môi trường tự nhiên của quá
trình ĐTH ở TP.Vinh. 120
4.1.2. Mục tiêu, phương huớng phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường, định hướng phát triển
không gian đô thị của TP.Vinh đến năm 2020. 122

4.1.3. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đô thị và bảo vệ
môi trường 124
4.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở
THÀNH PHỐ VINH 125
4.2.1. Các giải pháp phát triển đô thị, quản lý quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh 125
4.2.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên đô thị 129
4.2.2.1. Các giải pháp chung 129
4.2.2.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường không khí 135
4.2.2.3. Các giải pháp bảo vệ môi trường nước 137
4.2.2.4. Các giải pháp quản lý rác thải 139
4.2.2.5. Các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất 140
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 145
KẾT LUẬN 146
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 159

vi


CHỮ VIẾT TẮT

Bảo vệ môi trường BVMT
Bảo vệ thực vật BVTV
Bắc Trung Bộ BTB
Công nghiệp hóa CNH
Cụm công nghiệp CCN
Công ty cổ phần Công ty CP
Chất thải rắn CTR

Đô thị hóa ĐTH
Điều kiện tự nhiên ĐKTN
Giao thông vận tải GTVT
Khoa học kỹ thuật KHKT
Khu công nghiệp KCN
Kinh tế - xã hội KT-XH
Liên hợp quốc LHQ
Nghiên cứu khoa học NCKH
Nghiên cứu sinh NCS
Phát triển bền vững PTBV
Quy hoạch môi trường QHMT
Quy chuẩn cho phép QCCP
Quy chuẩn Việt Nam QCVN
Xã hội chủ nghĩa XHCN
Tài nguyên thiên thiên TNTN
Tài nguyên và môi trường TN&MT
Thành phố TP
Thành phố Vinh TP.Vinh
Tiêu chuẩn cho phép TCCP
Ủy ban nhân dân UBND
vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh 17
Bảng 1.2. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số chất lượng nước mặt 17
Bảng 1.3. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số chất lượng nước dưới đất 18
Bảng 1.4. Giá trị giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất 19
Bảng 2.1. Chất lượng môi trường không khí ở TP.Vinh năm 2011 45
Bảng 2.2. Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí ở TP.Vinh 48

Bảng 2.3. Chất lượng nước mặt của các sông ở TP.Vinh năm 2011 49
Bảng 2.4. Chất lượng nước mặt của các hồ ở TP.Vinh năm 2011 50
Bảng 2.5. Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước sông ở TP.Vinh 50
Bảng 2.6. Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước hồ ở TP.Vinh 51
Bảng 2.7. Chất lượng nước tại các kênh, mương ở TP.Vinh năm 2011 52
Bảng 2.8. Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước các kênh mương ở TP.Vinh 53
Bảng 2.9. Chất lượng nước thải tại một số khu vực dân cư tập trung ở TP.Vinh năm 2011 55
Bảng 2.10. Chất lượng nước thải tại các cụm công nghiệp TP.Vinh năm 2011 56
Bảng 2.11. Chất lượng nước dưới đất tại một số khu vực ở TP.Vinh năm 2011 59
Bảng 2.12. Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước dưới đất ở TP.Vinh 61
Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu môi trường đất ở TP.Vinh năm 2011 63
Bảng 2.14. Chất lượng không khí tại KCN Bắc Vinh giai đoạn 2000 - 2011 65
Bảng 2.15. Chất lượng môi trường không khí tại Ngã tư chợ Vinh giai đoạn 2000 - 2011 65
Bảng 2.16. Chất lượng nước mặt sông Lam tại cầu Bến Thủy giai đoạn 2000 - 2011 66
Bảng 2.17. Chất lượng nước mặt của sông Đào (tại cầu Cửa Tiền) giai đoạn 2000 - 2011 68
Bảng 2.18. Chất lượng nước mặt tại kênh N3 ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2011 69
Bảng 2.19. Chất lượng nước dưới đất của khu dân cư xã Hưng Hòa, TP.Vinh giai đoạn 2000 -
2011 71
Bảng 2.20. Chất lượng nước dưới đất của khu dân cư phường Quang Trung, TP.Vinh giai đoạn
2000 - 2011 71
Bảng 2.21. Biến động các loại đất chính ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2020 (ha) 73
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về dân số và lao động TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2020 78
Bảng 3.2. Số người nhập cư từ các vùng vào Nghệ An và TP.Vinh năm 2009 79
Bảng 3.3. Phân bố dân cư vùng đô thị Vinh giai đoạn 2010 - 2020 80
Bảng 3.4. Sự gia tăng giá trị sản xuất và lao động phi nông nghiệp ở TP.Vinh giai đoạn 2000 -
2010 82
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành giai đoạn 2000 - 2010 84
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các thành phố lớn nhất Việt Nam và TP.Vinh năm
2010 89
Bảng 3.7. Chất lượng nước dưới đất tại một số điểm du lịch ở TP.Vinh năm 2010 97

Bảng 3.8. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại của một số bệnh viện lớn ở TP.Vinh giai đoạn
2000 - 2010 99
Bảng 3.9. Tổng lượng phân bón đầu tư cho cây lúa ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010 101
Bảng 3.10. Biến động đất chuyên dùng ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010 (ha) 117
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của
quá trình ĐTH ở TP.Vinh 118
viii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Chất lượng nước thải bệnh viện Đa khoa Nghệ An năm 2011 58
Biểu đồ 2.2. Hàm lượng BOD
5
của sông Đào giai đoạn 2000 - 2011 67
Biểu đồ 2.3. Nồng độ NH
4
+
tại các kênh mương TP.Vinh giai đoạn 2008 - 2011 69
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010 72
Biểu đồ 3.1. Sự gia tăng khối lượng chất thải rắn ở KCN Bắc Vinh giai đoạn 2001 - 2010 93
Biểu đồ 3.2. Sự gia tăng dân số và sản lượng điện ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010 103
Biểu đồ 3.3. Sự gia tăng số lượng ôtô đăng ký hàng năm và khí CO phát thải từ lượng ôtô đăng
ký hàng năm ở TP.Vinh giai đoạn 2001 - 2010 104

























ix



DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ


TT

Tên các bản đồ Sau trang

1
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Vinh, tỷ lệ 1:65.000
43
2
Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng môi trường không khí thành phố Vinh năm
2011, tỷ lệ 1:65.000
48
3
Hình 2.3: Bản đồ hiện trạng môi trường nước mặt thành phố Vinh năm
2011, tỷ lệ 1:65.000
53
4
Hình 2.4: Bản đồ hiện trạng môi trường nước dưới đất thành phố Vinh năm
2011, tỷ lệ 1:65.000
61
5
Hình 2.5: Bản đồ hiện trạng môi trường đất thành phố Vinh năm 2011, tỷ
lệ 1:65.000
63
6
Hình 3.1: Bản đồ quá trình mở rộng không gian đô thị thành phố Vinh, tỷ
lệ 1:65.000
75
7
Hình 3.2: Bản đồ phân bố các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở
sản xuất công nghiệp, dịch vụ, các khu đô thị mới ở thành phố Vinh năm
2011, tỷ lệ 1:65.000
96







1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án
Đô thị hóa (ĐTH) là một quá trình tất yếu trong lịch sử phát triển của nền văn
minh nhân loại. Cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình ĐTH đã và đang diễn ra
ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Quá trình ĐTH không
chỉ là sự biểu hiện sinh động của nền văn minh nhân loại mà còn là nhân tố cực kỳ
quan trọng đối với sự phát triển KT-XH ở mọi quốc gia trên thế giới. Quá trình ĐTH
càng đựợc đẩy mạnh, sự tác động của nó tới môi trường tự nhiên càng tăng, đặc biệt
là những tác động gây ra những biến đổi của môi trường tự nhiên theo chiều hướng
tiêu cực, đe dọa sự phát triển lâu bền của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển
KT-XH của đất nước, vấn đề ĐTH không còn là việc tạo ra cái bề thế, cái hoành
tráng của các quần thể đô thị, thoả mãn nhu cầu không những của nhà nước, của cả
cộng đồng và của cá nhân, mà còn phải giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn trong
sử dụng đất, sức ép lên sử dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường tự nhiên, vấn đề giải
quyết việc làm, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội…
Vinh là một địa danh có từ lâu đời, được hình thành và phát triển từ cuối thế
kỷ XIX. Suốt quá trình phát triển của mình, Vinh đã, đang và sẽ là trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An và cả vùng Bắc Trung Bộ. Trong thời kỳ đổi
mới, nền kinh tế của thành phố được phát triển khá nhanh, quá trình ĐTH được đẩy
mạnh, đặc biệt khi Vinh trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên,
môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với
sự phát triển của thành phố và chất lượng cuộc sống dân cư. Để đảm bảo cho

TP.Vinh khi được mở rộng hơn về quy mô không gian, dân số, cơ sở kinh tế - kỹ
thuật, hạ tầng xã hội đạt được sự phát triển bền vững, cần thiết phải nghiên cứu tác
động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh. Điều khiển tối ưu quá
trình ĐTH nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng môi trường sống, bảo đảm sự
PTBV là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong chiến lược phát triển của
TP.Vinh. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu có hệ thống về tác động đến môi
trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và kế
thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước trong lĩnh vực môi trường
đô thị, NCS đã chọn đề tài: “Tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị
hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” cho luận án của mình.


2


Kết quả nghiên cứu về những tác động của quá trình ĐTH đến môi trường tự
nhiên và những đề xuất về các giải pháp kiểm soát quá trình ĐTH nhằm mục đích
phát triển đô thị Vinh theo quan điểm bền vững sẽ là những thông tin hữu ích đối với
các cơ quan quản lý đô thị, nhất là các nhà quản lý môi trường đô thị của TP.Vinh
trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích những tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH làm căn
cứ để đề xuất các giải pháp phát triển đô thị, BVMT ở TP.Vinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động đến môi trường tự
nhiên của quá trình ĐTH.
- Phân tích hiện trạng và những biến đổi của môi trường tự nhiên ở TP.Vinh.
- Phân tích tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, giám sát quá trình ĐTH và giảm thiểu ô
nhiễm, BVMT tự nhiên ở TP.Vinh.

4. Quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh
được dựa trên các quan điểm của địa lý học hiện đại và kết hợp các phương pháp
truyền thống với các phương pháp mới nghiên cứu địa lý.
4.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm quan trọng nhất được sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá
và đề ra những giải pháp phát triển đô thị, BVMT ở TP.Vinh.
ĐTH là quá trình vận động, chuyển hóa và biến đổi không ngừng. Quá trình
ĐTH luôn dẫn tới những thay đổi sâu sắc tới các lĩnh vực KT-XH và môi trường.
Quá trình ĐTH càng được đẩy mạnh, sự tác động của nó tới môi trường ngày càng
tăng lên. Trên quan điểm hệ thống, hiểu rõ được bản chất của quá trình ĐTH và nắm
vững được những biến đổi của môi trường do tác động của quá trình ĐTH sẽ là cơ sở
để đưa ra định hướng phát triển đô thị đúng đắn và đưa ra các giải pháp hợp lý về
BVMT.



3


- Quan điểm lãnh thổ
Đây là quan điểm truyền thống của khoa học địa lý bởi tư duy địa lý luôn gắn
liền với lãnh thổ. Bất kỳ một đối tượng, hiện tượng địa lý nào cũng đều tồn tại trên
một không gian lãnh thổ nhất định mà ở đó có sự phân hóa và thống nhất nội tại,
nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ về mặt lãnh thổ với các vùng xung quanh (cả
về ĐKTN lẫn KT-XH).
Việc nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH không
thể tách rời với yếu tố lãnh thổ. Nó cho phép tác giả có cách nhìn nhận và đánh giá
một cách toàn diện và sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, nắm được sự vận động và

biến đổi của chúng về mặt không gian, đồng thời đánh giá một cách khách quan, chỉ
ra các mối quan hệ đa dạng, đa chiều trong quá trình ĐTH và tác động của nó đến
môi trường tự nhiên.
- Quan điểm tổng hợp
Tổng hợp có nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về ĐKTN và TNTN, quy
luật phân bố và biến động của chúng cũng như những mối quan hệ tương tác, chế
ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của các tổng thể địa lý - lãnh thổ nghiên cứu.
Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây
ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Đồng thời do tính chất mở của
hệ địa lý và tính chất liên tục của tự nhiên mà những tác động có thể truyền theo
những kênh khác nhau và hiệu quả tích luỹ của chúng không chỉ giới hạn trong phạm
vi mà hoạt động đó xảy ra.
Việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa quan trọng. Tác động đến môi
trường tự nhiên của quá trình ĐTH là những vấn đề rộng và hết sức phức tạp. Vì vậy
khi đánh giá mối quan hệ này cần phải phân tích và nhận định trên quan điểm tổng
hợp, đa ngành.
- Quan điểm lịch sử
Mỗi sự vật, hiện tượng đều gắn với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Để có những
đánh giá khách quan về đối tượng nghiên cứu cần phải xem xét đối tượng tại một
thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, đối tượng này cũng không ngừng vận động, phát
triển theo thời gian, trong nghiên cứu phải xác định được sự biến đổi của nó trong
một chuỗi thời gian cụ thể.
Khi đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH cần thiết
phải xem xét lịch sử của quá trình này trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại. Ta
biết rằng, môi trường đô thị là một chỉnh thể thống nhất và tổng hòa các mối quan hệ


4



tương tác, trong đó đặc biệt quan trọng là sự tương tác giữa con người và tự nhiên.
Trải qua hàng ngàn năm khai thác và sử dụng lãnh thổ tự nhiên, cùng với sự phát
triển KT-XH, quá trình ĐTH được đẩy mạnh, con người đã có những tác động không
nhỏ đến môi trường tự nhiên trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Việc khai
thác, sử dụng tài nguyên không hợp lý đã làm suy kiệt nguồn tài nguyên, phá vỡ cân
bằng sinh thái tự nhiên, làm suy thóai môi trường sống của chính con người. Từ thực
tế này trong nghiên cứu địa lý, việc vận dụng quan điểm lịch sử để đánh giá đối
tượng là không thể thiếu được.
- Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm PTBV được áp dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động phát triển
KT-XH, đặc biệt là trong khai thác, sử dụng tài nguyên và trong công tác BVMT.
Quan điểm này nghiên cứu vấn đề không nhìn nhận bằng logic mục đích cần hướng
đến mà tôn trọng quy luật phát triển của tự nhiên, chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ trong
vấn đề sử dụng tài nguyên.
Luận án nghiên cứu tác động đến môi trường tư nhiên của quá trình ĐTH ở
TP.Vinh, từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục, sao cho hoạt động phát triển KT-
XH không làm phương hại và gây những hệ lụy đáng tiếc đến môi trường tự nhiên,
đảm bảo cho sự phát triển của các thế hệ tương lai, đó là sự phát triển đô thị mang
tính bền vững.
4.2. Cách tiếp cận nghiên cứu
Trên cơ sở thu thập và tổng hợp các tài liệu, các số liệu về thực trạng của quá
trình ĐTH, thực trạng về các yếu tố thành phần của môi trường tự nhiên để từ đó đi
sâu vào phân tích và lựa chọn những vấn đề trọng yếu trong đánh giá tổng thể về tác
động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh. Khi đánh giá mối quan
hệ này cần phải phân tích và nhận định trên quan điểm tổng hợp, đa ngành để xem
xét, lựa chọn và giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu một cách toàn diện, tập trung
phân tích những vấn đề cốt lõi của quá trình ĐTH để từ đó rút ra những kết luận
đúng đắn, tạo cơ sở khoa học cho việc đề xuất những giải pháp phù hợp, đảm bảo
cho quá trình ĐTH ở TP.Vinh theo hướng PTBV.
4.3. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
Việc điều tra và khảo sát thực tế là một đòi hỏi khách quan của công tác
nghiên cứu. Tùy theo mục đích và yêu cầu cụ thể của từng nội dung, từng vấn đề cần
nghiên cứu để tiến hành điều tra và khảo sát trên thực tế tại TP.Vinh. NCS đã lập các


5


phiếu điều tra và tiến hành điều tra, phỏng vấn một số cán bộ các ban ngành liên
quan và một số người dân địa phương sinh sống trên địa bàn nghiên cứu của luận án.
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu điều tra về quá trình ĐTH và những biến đổi của môi
trường tự nhiên ở TP.Vinh, NCS đã tập hợp được hệ thống các tài liệu, số liệu cần
thiết phục vụ cho việc thực hiện đề tài. Các số liệu được kiểm chứng, chuẩn hóa và
đảm bảo những yêu cầu về độ tin cậy cho các kết quả phân tích.
- Phương pháp thu thập số liệu, xử lý thống kê.
Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu được tiến hành cho các hoạt động tìm
kiếm thu thập thông tin, nguồn tư liệu có liên quan, phục vụ cho công tác điều tra
khảo sát thực địa và tính toán tiếp theo. Từ các tài liệu thu được, thống kê lại một
cách có hệ thống và trở thành cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ quá trình phân tích,
đánh giá một cách khách quan các đối tượng nghiên cứu.
Đây là một việc làm rất quan trọng và được thực hiện ngay từ đầu nhằm xây
dựng một cơ sở dữ liệu phù hợp, có độ tin cậy cao trên cơ sở kế thừa các nguồn số
liệu, tài liệu đã có. Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu được hệ thống hóa, sắp xếp và
cập nhật theo các nội dung nghiên cứu của đề tài và được xác định đầy đủ, chính xác
các nguồn trích dẫn.
NCS đã trực tiếp tham gia khảo sát, thực địa, thu thập số liệu và thực hiện nhiều
đề tài của Trường Đại học Vinh, của UBND TP.Vinh, UBND tỉnh Nghệ An về quy
hoạch đô thị, sử dụng đất, quy hoạch BVMT TP.Vinh. Đây là một sự thuận lợi rất lớn
đối với NCS, tạo nên sự hiểu biết đầy đủ hơn về địa bàn nghiên cứu, cũng như tạo cơ

hội tốt trong việc thu thập tài liệu, số liệu và thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề
tài luận án nhằm đạt được chất lượng tốt hơn và có độ tin cậy cao hơn.
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp.
Đây là một trong những phương pháp cơ bản được tác giả sử dụng trong toàn
bộ quá trình thực hiện luận án. Trên cơ sở thu thập và tổng hợp các tài liệu, các số
liệu về thực trạng của quá trình ĐTH, thực trạng về các yếu tố thành phần của môi
trường để từ đó đi sâu vào phân tích những vấn đề trọng yếu, đánh giá tổng thể về tác
động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh.
- Phương pháp phân tích hóa lý
Trên cơ sở kế thừa các số liệu đã thu thập được, trong quá trình thực hiện đề
tài, NCS và các cộng sự đã tiến hành đo một số mẫu đất, nước mặt, nước thải, nước
dưới đất để có các số liệu xác thực phục vụ cho quá trình nghiên cứu [30]. Các mẫu


6


được xử lý gia công và phân tích tại phòng thí nghiệm của trung tâm Kiểm định chất
lượng môi trường của Trường Đại học Vinh.
- Phương pháp bản đồ và Hệ thông tin địa lý GIS.
Phương pháp bản đồ, biểu đồ, đồ thị là phương pháp đặc trưng của khoa học
địa lý nói riêng và trong nghiên cứu nói chung. Bản đồ không những chỉ cụ thể hóa
các đối tượng mà còn cho phép thấy rõ quy luật phân bố của hiện tượng địa lý trong
không gian. Các biểu đồ và đồ thị thể hiện nội dung nghiên cứu, sự tương quan giữa
các hiện tượng, bản chất, động lực và các mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng
với nhau.
Trong luận án, NCS đã sử dụng bản đồ để thể hiện hiện trạng môi trường ở
TP.Vinh. Các biểu đồ được sử dụng như một công cụ trợ giúp cho quá trình nghiên
cứu, đặc biệt chúng được sử dụng để minh họa cho các vấn đề cụ thể cần nghiên cứu.
Công cụ GIS được NCS sử dụng chủ yếu thông qua sử dụng phần mềm

Mapinfo để thành lập các cơ sở dữ liệu địa lý và xây dựng các bản đồ hành chính
TP.Vinh, bản đồ quá trình mở rộng không gian đô thị TP.Vinh, bản đồ hiện trạng
môi trường nước mặt, nước dưới đất và đất TP.Vinh.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án
5.1. Giới hạn phạm vi không gian và thời gian
5.1.1. Phạm vi không gian
Luận án được thực hiện nghiên cứu trong giới hạn lãnh thổ nằm trong ranh
giới hành chính của TP.Vinh.
5.1.2. Phạm vi thời gian
Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian 2000 - 2011.
5.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Đề tài luận án tập trung vào nghiên cứu đánh giá tác động đến môi trường tự
nhiên của quá trình ĐTH, bao gồm:
+ Môi trường không khí.
+ Môi trường nước.
+ Môi trường đất.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, đề xuất định hướng phát triển đô thị
và các giải pháp BVMT ở TP.Vinh.


7


- Luận án không nghiên cứu tác động của quá trình ĐTH đến môi trường KT-
XH và không đặt mục đích là nghiên cứu lập quy hoạch BVMT TP.Vinh.
6. Các luận điểm bảo vệ
- Quá trình ĐTH ở TP.Vinh trong thời gian qua diễn ra khá chậm do tốc độ
CNH chưa cao, chủ yếu là từ việc mở rộng không gian đô thị. Quá trình này đã làm
biến đổi MT tự nhiên, tuy mức độ chưa lớn nhưng đã tạo sức ép đối với sự phát triển
KT-XH và BVMT đô thị.

- Đánh giá những tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở
TP.Vinh là căn cứ khoa học để đề xuất các giải pháp BVMT tự nhiên, phát triển đô
thị theo hướng bền vững.
7. Những điểm mới của luận án
- Luận án đã vận dụng các phương pháp địa lý để nghiên cứu tác động đến
môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh. Đây là cơ sở để phân tích hiện
trạng và biến đổi của môi trường tự nhiên, tìm ra các tác nhân ảnh hưởng đến môi
trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh.
- Luận án đã xây dựng các tiêu chí để đánh giá định lượng mức độ tác động
đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh.
- Luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển đô thị, BVMT tự nhiên nhằm
giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong quá trình ĐTH ở TP.Vinh theo
hướng PTBV.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm sáng tỏ được những đặc điểm của quá
trình ĐTH, hiện trạng và những biến đổi của môi trường tự nhiên. Từ đó góp phần
hoàn thiện về phương pháp luận cũng như phương pháp nghiên cứu về quá trình
ĐTH trong xu thế PTBV.
- Luận án đánh giá được những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên của
quá trình ĐTH ở TP.Vinh và đề xuất các giải pháp kiểm soát quá trình ĐTH, BVMT
nhằm mục đích phát triển đô thị Vinh theo hướng bền vững. Đây sẽ là những thông
tin hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý đô thị nhằm kiểm
soát và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên, phát triển đô thị
Vinh theo hướng bền vững.


8


9. Nguồn tài liệu

9.1. Tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến luận án
+ Số liệu quan trắc định kỳ và bổ sung về chất lượng môi trường hàng năm của tỉnh
Nghệ An do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường thực hiện từ năm 2000 - 2011.
+ 53 tài liệu nghiên cứu về lý luận ĐTH và môi trường tự nhiên đô thị, 48 tài
liệu quá trình ĐTH và hiện trạng môi trường tự nhiên ở TP.Vinh, 46 tài liệu về tác
động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh.
9.2. Các công trình khoa học tác giả tham gia thực hiện có liên quan đến luận án
- Chủ nhiệm đề tài NCKH “Tác động của cách mạng KHKT đến bức tranh
phân bố dân cư thế giới” (2006) - Trường Đại học Vinh.
- Chủ nhiệm đề tài NCKH “Đô thị Vinh trong tiến trình phát triển và những
tác động của nó đến môi trường đô thị” (2007) - Trường Đại học Vinh.
- Chủ nhiệm đề tài NCKH “Ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến môi trường
không khí ở TP.Vinh thời gian gần đây” (2008) - Trường Đại học Vinh.
- Chủ nhiệm đề tài NCKH “Ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến nguồn lao
động và việc làm ở TP.Vinh thời gian gần đây” (2009) - Trường Đại học Vinh.
- Chủ nhiệm đề tài NCKH "Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế TP.Vinh
trong quá trình ĐTH và đề xuất các giải pháp đến năm 2020" (2010) - Trường Đại
học Vinh.
- Chủ nhiệm đề tài NCKH "Điều tra, đánh giá các yếu tố tác động đến tài
nguyên, môi trường đất và nước trong quá trình ĐTH ở TP.Vinh" (2010 - 2012),
UBND TP.Vinh.
- Thành viên tham gia đề tài NCKH "Khai thác có hiệu quả quỹ đất đầu tư
cho cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nghiên cứu
trường hợp TP.Vinh" (2012 - 2013), UBND tỉnh Nghệ An.
9.3. Nguồn tài liệu, số liệu sử dụng cho luận án.
- Luận án đã cập nhật các số liệu về ĐKTN, KT-XH và môi trường tự nhiên ở
TP.Vinh đến năm 2010, 2011.
- Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu đất, nước ở TP.Vinh để bổ sung, hoàn
thiện luận án. Trên cơ sở các số liệu xác thực để phân tích tác động đến môi trường
tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh.



9


10. Cấu trúc của luận án
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu tác động đến môi trường
tự nhiên của quá trình đô thị hóa.
Chương 2. Hiện trạng và những biến đổi của môi trường tự nhiên ở TP.Vinh
giai đoạn 2000 – 2011.
Chương 3. Đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị
hóa ở TP.Vinh.
Chương 4. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo
sự phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa ở TP.Vinh.
Kết luận
Tài liệu tham khảo và phụ lục
Luận án được trình bày ở dạng văn bản với 147 trang đánh máy khổ A
4
, 36
bảng số liệu, 07 biểu đồ, 07 bản đồ và 139 danh mục các tài liệu tham khảo bằng
tiếng Việt và tiếng nước ngoài.





















10


Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

1.1. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐÔ THỊ
1.1.1. Môi trường
Môi trường là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự phát triển và
tiến hóa của nhân loại. Sự phát triển dân số, sự phát triển kinh tế đã làm suy giảm
nguồn tài nguyên, suy thóai môi trường. Chính vì vậy có thể nói con người và môi
trường có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, con người vừa là nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường, vừa là người hứng chịu những hậu quả môi trường do con người
gây ra. Muốn có những giải pháp cho vấn đề môi trường cần phải giải quyết tốt vấn
đề kinh tế, văn hóa - xã hội.
Môi trường là một tồn tại khách quan, có cấu trúc rất phức tạp và có quan hệ
rất khác nhau, rất đa diện đối với sự phát triển của từng cá nhân, cộng đồng hay sự

phát triển KT-XH nói chung. Bởi vậy có những định nghĩa, những quan điểm chưa
thống nhất, hoàn chỉnh về môi trường, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, tuỳ theo mối
quan hệ được xem xét. Thuật ngữ môi trường thường được sử dụng một cách phổ
biến để nói với ý nghĩa là môi trường sống của con người.
Trong tuyên ngôn của UNESCO (1981) coi “Môi trường là toàn bộ các hệ thống
tự nhiên và các hoạt động do con người tạo ra trong đó con người sinh sống bằng
lao động đã khai thác các TNTN (hoặc nhân tạo) nhằm thoả mãn các nhu cầu của
mình ". Luật BVMT của Việt Nam đã định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố
tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người,
có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên
nhiên" [57].
Các định nghĩa trên đã nêu lên được bản chất và cấu trúc của môi trường song
chưa thể hiện được những quan hệ, mức độ ảnh hưởng của con người với môi
trường, cũng như vai trò của con người trong mối quan hệ đó.
Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm môi trường, đặc biệt
là trong các công trình nghiên cứu của Lê Huy Bá [1], Lê Văn Khoa [53, 54], Hoàng
Xuân Cơ [16], Lưu Đức Hải [31, 33], Mai Đình Yên [124], Nguyễn Đình Hòe [42],


11


Nguyễn Ngọc Dung [22] Theo nghĩa rộng môi trường có thể hiểu bao gồm các
nhân tố như không khí, nước, đất đai, âm thanh, cảnh quan, các nhân tố xã hội ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người và các TNTN cần thiết cho sinh hoạt và
sản xuất của con người. Môi trường theo nghĩa hẹp bao gồm môi trường tự nhiên và xã
hội trực tiếp liên quan tới những hoạt động sống, chất lượng cuộc sống của con người.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người trong các hoạt
động của xã hội, được thể hiện trên 3 phương diện chủ yếu: quan hệ giữa người với
người trong lĩnh vực chiếm hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ giữa người với người

trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm được sản xuất ra trong xã hội và quan hệ giữa
người với người về địa vị trong xã hội [54]. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái
niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc làm
biến đổi theo, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như nhà ở, công sở, công
viên [54].
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [57]. Sự ô
nhiễm là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả
năng gây tác hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy
giảm chất lượng môi trường [22].
1.1.2. Môi trường tự nhiên
1.1.2.1. Khái niệm
Môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ các yếu tố vật chất của tự nhiên: các
yếu tố vật lý, các yếu tố hóa học và các yếu tố sinh học; chúng tồn tại vận động, biến
đổi một cách khách quan, ngoài ý muốn của con người. Cấu trúc của môi trường tự
nhiên bao gồm hai thành phần cơ bản: môi trường vật lý và môi trường sinh vật [22].
Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm môi
trường đất, môi trường nước và môi trường không khí. Môi trường sinh vật là thành
phần hữu sinh của môi trường. Môi trường sinh vật bao gồm các hệ sinh thái, quần
thể thực vật và động vật.
Nói cách khác môi trường tự nhiên là tổng hợp các yếu tố của tự nhiên, các
ĐKTN, chúng luôn có tác động qua lại lẫn nhau, gây ra biến đổi của nhau và luôn có
tác động tới sự sống con người, tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.


12


Mỗi một loại môi trường đều có đặc điểm, cấu trúc, thành phần riêng. Trong
hàng loạt thành phần môi trường, có một số thành phần đủ điều kiện để được xem là

một môi trường hoàn chỉnh. Phân loại theo thành phần môi trường, ta có các môi
trường thành phần sau [22]:
● Môi trường không khí (air environment) là lớp không khí bao quanh trái
đất, bao gồm các tầng khí quyển, các dạng vật chất, các hạt vô cơ, hữu cơ Môi
trường không khí có ý nghĩa rất quan trọng đối với con người, bởi vì con người có
thể nhịn ăn từ 7 đến 10 ngày, nhịn uống từ 2 đến 3 ngày nhưng chỉ từ sau 3 đến 5
phút không hít thở không khí thì con người đã có nguy cơ tử vong.
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây sự
tỏa mùi, có mùi khó chịu, bụi, giảm tầm nhìn.
● Môi trường nước (water environment) là phần nước của trái đất bao gồm
sông, hồ, suối, nước dưới đất, băng tuyết và hơi nước. Nước đóng vai trò không thể
thiếu được trong việc duy trì sự sống của con người và sinh vật. Môi trường nước
bao gồm từ môi trường vi mô về dung lượng như một giọt nước, cho đến phạm vi vĩ
mô như: sông, đại dương; trong đó có đầy đủ các thành phần loài động thực vật thủy
sinh, vật chất vô cơ, hữu cơ và trực tiếp hoặc gián tiếp có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Ô nhiễm môi trường nước là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong môi
trường nước, dù chất đó có hại hay không. Khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ
thể sinh vật thì chất đó sẽ trở nên độc hại.
● Môi trường đất (soil environment) bao gồm các vật chất vô cơ, hữu cơ cũng
như các quá trình phát sinh, phát triển của đất ở một vùng nào đó. Nó là một thành
phần sinh thái chung nhưng chính bản thân nó cũng có đầy đủ thành phần và tư cách
là một môi trường sống.
Đất là nơi sinh sống của con người và sinh vật ở cạn, là nền móng, là địa bàn cho
mọi hoạt động sống, là nơi thiết đặt các hệ thống nông - lâm nghiệp để sản xuất ra lương
thực - thực phẩm nuôi sống con người và muôn loài. Đất cũng là nơi tạo ra môi trường
sống cho con người và mọi sinh vật trên trái đất, đồng thời thông qua cơ chế điều hòa
của đất, nước, rừng và khí quyển tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau.
Bình thường hệ sinh thái đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khi
có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ



13


sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường đất
là các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm.
Môi trường tự nhiên có khả năng chịu tải nhất định, khi dân số tăng nhanh và
chất thải không được xử lý xả thải vào môi trường sẽ làm vượt quá khả năng tự làm
sạch và phục hồi của môi trường tự nhiên, tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường.
1.1.2.2. Các chức năng chủ yếu của môi trường tự nhiên
Môi trường có nhiều chức năng khác nhau, thông thường người ta xác
định có 5 chức năng môi trường chính [53], [54], đó là:
a) Chức năng cung cấp không gian sống cho con người và sinh vật
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi con người, mỗi cá thể sinh vật đều cần một
không gian cư trú an toàn để sinh sống, nghỉ ngơi. Đối với con người, môi trường là
để phát triển các phẩm cách cá nhân và cộng đồng, tạo dựng bản sắc văn hóa; để
phát triển sản xuất và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống
cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại
không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc
khai thác quá mức không gian và các dạng TNTN có thể làm cho không gian sống
mất đi khả năng tự phục hồi.
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ KHKT.
Trình độ KHKT càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất càng giảm.
b) Chức năng chứa đựng và cung cấp các tài nguyên thiên nhiên
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động
sản xuất của con người. Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người đã biết khai thác tiềm
năng tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Với sự hỗ trợ của các hệ thống sinh
thái, con người đã lấy từ tự nhiên những nguồn tài nguyên cần thiết để phục vụ cho
việc sản xuất của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Thiên nhiên là nơi

cung cấp mọi tài nguyên cần thiết. Nó cung cấp nguyên liệu, năng lượng, thông tin (kể
cả thông tin di truyền) cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lý của con
người. Cùng với thời gian và mức độ phát triển của xã hội, nhu cầu của con người về
TNTN ngày càng tăng lên. Chức năng này của môi trường còn gọi là chức năng sản
xuất tự nhiên, bao gồm:
- Rừng tự nhiên có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học
và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.


14


- Các thuỷ vực có chức năng cung cấp dinh dưỡng, nước, nơi vui chơi giải trí
và các nguồn thuỷ hải sản.
- Động thực vật có chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn
gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước để con người và động
vật hít thở, cây cối ra hoa kết trái.
- Các loại quặng, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt
động sản xuất công nghiệp,…
c) Chức năng chứa đựng và tự làm sạch các chất phế thải của con người và sinh vật
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất. Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, con người luôn
đào thải các chất không sử dụng được nữa vào môi trường. Tại đây, các chất thải
dưới tác động của vi sinh vât và các yếu tố từ môi trường khác sẽ bị phân huỷ, biến
đổi từ phức tạp sang đơn giản và tham gia vào hàng loạt quá trình sinh địa hoá khác.
Trong thời kỳ sơ khai, nhân loại còn ít, quá trình phân huỷ chất thải diễn ra một cách
tự nhiên trong môi trường, sau một thời gian biến đổi nhất định chất thải trở lại trạng
thái của nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của dân số và sản
xuất, lượng chất thải của con người vượt quá giới hạn tự làm sạch của môi trường

làm cho nhiều nơi bị quá tải, ô nhiễm. Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành
các loại sau:
- Chức năng biến đổi lý - hóa học: pha loãng, phân huỷ hóa học nhờ ánh
sáng; hấp thụ; sự tách chiết các vật thải và độc tố.
- Chức năng biến đổi sinh - hóa: sự hấp thụ các chất dư thừa; chu trình nitơ;
khử các chất độc bằng con đường sinh hóa.
- Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hóa các chất thải hữu cơ, mùn hóa,
amôn hóa, nitrat hóa và phản nitrat hóa.
d) Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đối với con người và
sinh vật
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên Trái Đất. Các hợp phần của môi trường bao quanh con người cũng
có chức năng bảo vệ con người trước các tai biến và tác động có hại của tự nhiên. Đó

×