TRƯỜNG THPT SỐ 2 NGHĨA HÀNH
TÀI LIỆU PHỤC VỤ MÔN GDCD VỀ
CHỦ ĐỀ DÂN TỘC.
GV thực hiện: Lương Khánh Lâm - THPT số 2 Nghĩa Hành. Tháng 11/2012.
54 Dân Tộc Việt Nam
Biên tập: LƯƠNG KHÁNH LÂM
Bài hát: Tiếng Sáo - Nhạc và lời: Phạm Minh Tuấn.
- Trình bày: Ca sĩ - Siu Black.
Click
chuột
1. Dân tộc BANA
Tên tự gọi: Ba Na.
Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông
Nhóm địa phương: Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar
Krem.
Dân số: 136.859 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ
Nam Á).
Lịch sử: Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở
Trường Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở
đây. Họ là tộc người có dân số cao, chiếm vị trí rất quan trọng trong
các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.
Ðàn ông Ba Na đan lát thành thạo, tạo nên những sản
phẩm đẹp và bền; các loại gùi, gió, đó, nón, chiếu
Người đàn ông trong ảnh đang đan nia.
2. Dân tộc BỐ Y
Tên tự gọi: Bố Y.
Tên gọi khác: Chủng Chá, Trọng Gia
Nhóm địa phương: Bố Y và Tu Dí.
Dân số: 1.420 người.
Ngôn ngữ: Nhóm Bố Y nói ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái
- Ka Ðai), còn nhóm Tu
Dí nói ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng).
Lịch sử: Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây
khoảng 150 năm.
Bộ nữ phục: Bố Y có một nét đẹp riêng ở gam màu lạnh, lối tạo
hoa văn bằng sáp ong trên váy và chiếc yếm dài trước ngực.
Nghề dệt, nhuộm và may mặc truyền thống của họ đang bị mai
một dần.
3. Dân tộc BRÂU
Tên gọi khác: Brao.
Dân số: 231 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ
Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Người Brâu chuyển cư vào Việt Nam cách đây
khoảng 100 năm. Vùng Nam Lào và Ðông Bắc
Campuchia là nơi sinh tụ của người Brâu. Hiện nay, đại
bộ phận cộng đồng này vẫn quần cư trên lưu vực các
dòng sông Xê Xan (Xê Ca Máng) và Nậm Khoong (Mê
Kông). Người Brâu có truyền thuyết Un cha đắc lếp (lửa
bốc nước dâng) nói về nạn hồng thuỷ.
Người Brâu có các loại gùi khác nhau. Ðẹp nhất là kiểu gùi
có hoa văn, có nắp đậy, thường dùng để cất đồ đạc quý
trong nhà hoặc để đựng và vận chuyển thóc gạo.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
4. Dân tộc Bru-Vân Kiều
Tên tự gọi: Có người cho Bru là tên tự gọi.
Tên gọi khác: Bru, Vân Kiều.
Nhóm địa phương: Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong.
Dân số: 40.132 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ
Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với Tiếng Tà Ôi, Cơ Tu.
Chữ viết mới hình thành theo cách phiên âm bằng chữ
cái Latinh. Giữa các nhóm có một số từ vựng không
giống nhau.
Lịch sử: Họ thuộc số dân cư được coi là có nguồn gốc
lâu đời nhất ở vùng Trường Sơn.
Ðan lát là công việc dành riêng cho đàn ông. Họ cho ra
đời các loại gùi, giỏ và nhiều đồ gia dụng cần thiết
khác. Chiếc gùi trong ảnh được đan bằng mây, dùng
vào việc đi lấy củi, lấy nước phục vụ cuộc sống, sinh
hoạt hàng ngày.
5. Dân tộc CHĂM
Tên gọi khác: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa,
Hời
Nhóm địa phương: Chăm Hroi, Chăm Poổng, Chà Và Ku,
Chăm Châu Ðốc.
Dân số: 98.971 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô -
Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).
Lịch sử: Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền
Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một
nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn
Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng
xây dựng nên vương quốc Chăm Pa. Hiện tại cư dân gồm
có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và
Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà La Môn (một bộ phận
nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là
người Chăm Bà Ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương
thuộc các tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và
thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.
Các sản phẩm gốm bàn xoay
của người Chăm rất nổi tiếng
và phổ biến ở miền Trung. Phụ
nữ giữ vai trò quan trọng
trong việc tạo ra các sản
phẩm đó.
6. Dân tộc CHU-RU
Tên gọi khác: Chơ Ru, Kru, Thượng.
Dân số: 10.746 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô -
Polynêxia, (ngữ hệ Nam Ðảo), gần với tiếng Chăm.
Có một bộ phận người Chu Ru sống gần với người
Cơ Ho nên nói tiếng Cơ Ho (thuộc nhóm ngôn ngữ
Môn - Khơ Me).
Lịch sử: Có lẽ xa xưa, tổ tiên người Chu Ru là một bộ
phận trong khối cộng đồng Chăm; về sau, họ chuyển
lên miền núi sống biệt lập với cộng đồng gốc nên
thành người Chu Ru.
Một kiểu nữ phục truyền thống
của dân tộc Chu Ru là váy và
tấm choàng để hở một bên vai.
Hầu hết trang phục của phụ nữ
Chu Ru là do người Cơ Ho sản
xuất.
Có nhiều cách địu em, địu sau
lưng và địu phía trước.
7. Dân tộc CHƠ RO
Tên gọi khác: Châu Ro, Dơ Ro, Chro, Thượng.
Dân số: 15.022 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ
Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Họ là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở miền núi
Nam Ðông Dương.
Người Chơ Ro cư trú ở vùng núi thấp, nhiều sông
suối. Họ không chỉ dùng lá độc cùng các loại công
cụ như: rổ, đó để đánh bắt tôm cá mà còn đan
đó đnông để nhốt cá, dự trữ thức ăn.
8. Dân tộc CHỨT
Tên tự gọi: Chứt.
Tên gọi khác: Rục, Arem, Sách.
Nhóm địa phương: Mày, Rục, Sách, Arem, Mã
Liềng.
Dân số: 2.427 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt -
Mường (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Quê hương xưa của người Chứt thuộc địa
bàn cư trú của người Việt ở hai huyện Bố Trạch và
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Vì nạn giặc giã, thuế
khoá nặng nề nên họ phải chạy lên nương náu ở
vùng núi, một số dần dần chuyển sâu vào vùng
phía tây thuộc hai huyện Minh Hoá và Bố Trạch
tỉnh Quảng Bình. Theo gia phả của một số dòng họ
người Việt trong vùng thì các nhóm Rục, Sách cư
trú tại vùng núi này ít nhất đã được trên 500 năm
nay.
Người Chứt (nhóm Rục) có kỹ thuật trèo
cây nổi tiếng để lấy mật ở các tổ ong
trên cây cao. Họ leo thang bằng dây
mây. Mỗi nấc thang là một vòng dây
buộc vào thân cây, có chỗ đặt bàn chân.
Leo đến đâu, buộc vòng thang đến đó.
9. Dân tộc CO
Tên tự gọi: Cor, Col.
Tên gọi khác: Cua, Trầu.
Dân số: 22.649 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ
Nam Á), tương đối gần gũi các dân
tộc khác trong vùng bắc Tây
Nguyên và lân cận như: Hrê, Xơ
Ðăng, Ba Na Chữ viết ra đời từ
thời kỳ trước năm 1975 trên cơ sở
dùng chữ cái La-tinh. Hiện nay chữ
viết này không không phổ biến nữa.
Lịch sử: Người Co cư trú rất lâu đời
ở tây nam tỉnh Quảng Nam.
Trước đây người Co cũng dựng nhà mồ cho
người chết. Ngày nay phần mộ chỉ được rào
kín, phía trên che một chiếc chiếu. Cạnh
dựng một cây cột nhỏ, cao chừng 1,5m,
trên treo tấm vải đen và chiếc cột khác treo
gùi - tượng trưng cho kho lúa, phần được
chia của người đã khuất.
10. Dân tộc CỐNG
Tên tự gọi: Xắm khôống, Phuy A.
Dân số: 1.261 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ
hệ Hán - Tạng) gần hơn với tiếng Miến, cùng nhóm với các
tiếng La Hủ, Phù Lá, Si La Họ quen sử dụng tiếng Thái trong
giao dịch hàng ngày.
Lịch sử: Người Cống có nguồn gốc di cư trực tiếp từ Lào
sang.
Chiếu mây, sản phẩm thủ công nổi tiếng
của người Cống. Hiện vật Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam.
11. Dân tộc CƠ HO
Tên tự gọi: Cơ Ho.
Nhóm địa phương: Xrê, Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát
(Lách), Tơ Ring (Tring).
Dân số: 92.190 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me
(ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Người Cơ Ho có lịch sử cư trú lâu đời ở Tây
Nguyên.
Chà gạc (yoas) là dụng cụ để chặt cây,
phát rẫy của người Cơ Ho. Cán chà gạc
được làm bằng một đoạn gốc tre già và
phía gốc, chỗ tra lưỡi dao được uốn cong
khá cầu kỳ. Người ta uốn một lúc nhiều
cán chà gạc trên một chiếc cột như thấy
trong ảnh.
12. Dân tộc CỜ LAO
Tên tự gọi: Cờ Lao.
Tên gọi khác: Tứ Ðư, Ho Ki, Voa Ðề.
Nhóm địa phương: Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Ðỏ.
Dân số: 1.473 người.
Lịch sử: Người Cờ Lao chuyển cư tới Việt Nam cách đây khoảng
150 - 200 năm.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, cùng nhóm
với tiếng La Ha, La Chí, Pu Péo (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Trước đây,
các nhóm địa phương có phương ngữ khác nhau nhưng hiện nay
đa số người Cờ Lao Ðỏ, Cờ Lao Xanh không còn nói được tiếng
mẹ đẻ của mình nữa. Tuỳ theo quá trình tiếp xúc, cộng cư họ
quen sử dụng tiếng Quan hoả, tiếng Nùng hay tiếng Pu Péo,
Hmông.
Phụ nữ Cờ Lao mặc áo dài đến gối. Trên hò ngực và tay áo đắp
thêm vải màu. Hiện nay chiếc áo trong với ống tay dài vẫn còn
được sử dụng, còn chiếc áo ngoài với ống tay ngắn trở nên hiếm
hơn.
13. Dân tộc CƠ TU
Tên tự gọi: Cơ Tu.
Tên gọi khác: Ca Tu, Ka Tu.
Dân số: 36.967 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ
hệ Nam Á), gần gũi với tiếng Tà Ôi, Bru - Vân Kiều. Chữ viết
ra đời từ thời kỳ trước năm 1975, trên cơ sở dùng chữ La-
tinh để phiên âm, nhưng nay ít người sử dụng.
Lịch sử: Người Cơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnh Quảng
Nam, tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân
bố tộc Cơ Tu bên Lào. Họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng
Trường Sơn - Tây Nguyên.
Gắn liền với việc giã gạo hàng ngày, phải có nia sảy. Người Cơ
Tu dùng
loại nia hình lá dề, đan dẹp và dùng bền, nhất là nia đan bằng
mây.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
14. Dân tộc DAO
Tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng).
Tên gọi khác: Mán.
Nhóm địa phương: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy,
Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga
hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao
Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao
Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).
Dân số: 473.945 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao.
Lịch sử: Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư
sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ
XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân
vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao.
Ở các xóm Dao thường có thợ rèn sửa chữa công cụ. Lò rèn
chỉ có kìm, de, búa và ống bễ. ống bễ là một khúc gỗ khoét
rỗng (1m x 0,30 - 0,40m), nằm ngang để quạt gió. Người
khách thường giúp thợ rèn kéo bễ.
15. Dân tộc Ê-ĐÊ
Tên tự gọi: Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), Ê Ðê, êgar, Ðê.
Nhóm địa phương: Kpă, Adham, Krung, Mđhur, Ktul, Dliê, Hruê,
Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing,
Ktlê, £pan
Dân số: 194.710 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói của người Ê-Ðê thuộc nhóm ngôn ngữ
Malayô-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo).
Lịch sử: Người Ê-Ðê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung
Tây nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê-Ðê đã
phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ
thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê- Ðê vẫn còn là
một xã hội đang tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở
nước ta.
Nghề dệt cổ truyền của người Ê-Ðê bằng khung dệt kiểu
Indônêdiêng thô sơ và nguyên thuỷ như bao tộc người khác ở
Trường Sơn - Tây Nguyên luôn là nghệ thuật làm ra đồ mặc: váy,
áo, khố, mền, túi, địu có độ bền chắc; đồng thời là nghệ thuật
trang trí hoa văn trên nền vải với màu sắc, hình khối, đường nét
và bố cục riêng mang tính tộc người rõ rệt.
16. Dân tộc GIÁY
Tên tự gọi: Giáy
Tên gọi khác: Nhắng, Giẳng
Dân số: 37.964 người
Ngôn ngữ: Tiếng Giáy thuộc ngữ hệ Thái - Ka Ðai.
Lịch sử: Người Giáy từ Trung quốc di cư sang Việt Nam
cách đây khoảng 200 năm.
Làm ngói là một trong những nghề thủ
công của người Giáy ở Hà Giang.
Ngói Âm Dương (ngói máng) được tạo
dáng bằng bàn xoay tạo hình ống, phơi khô
rồi
cắt lát trước khi đưa vào lò nung.
17. Dân tộc GIA RAI
Tên tự gọi: Gia Rai.
Tên gọi khác: Giơ Ray, Chơ Ray.
Nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau, Chor), Aráp,
Mthur, Tơbuân.
Dân số: 242.291 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ hệ Malayô
Pôlynêixa (ngữ hệ Nam Ðảo).
Lịch sử: Dân tộc Gia Rai, với dân số cao nhất trong các dân tôc
miền cao ở Tây Nguyên, là một trong những cư dân sớm sinh tụ
ở vùng này, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xã hội Gia
Rai xưa đã có Pơ tao ia (vua nước) và Pơ tao pui (vua lửa)
chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hoà Trước thế kỷ XI
người Ê Ðê, Gia Rai được gọi chung một tên là Rang Ðêy. Vào
thế kỷ XV-XVI sử sách phong kiến Việt Nam ghi nhận danh hiệu
Thủy Xá (vua nước), Hoả Xá (vua lửa). Chỉ có người đàn ông họ
Siu mới được làm vua lửa, vua nước và con gái họ Rơ chom mới
được quyền làm vợ hai vua. Có lẽ chữ Pơ tao đồng nghĩa với
Mtao của người Êđê và Chăm, Tạo của người Thái và Thao của
Lào, đều chỉ người thủ lĩnh.
Tượng nhà mồ
18. Dân tộc GIÉ TRIÊNG
Tên tự gọi: Mỗi nhóm có tên tự gọi riêng như: Gié, Triêng, Ve,
Bnoong.
Tên gọi khác: Cà Tang, Giang Rẫy.
Nhóm địa phương: Gié (Giẻ), Triêng (T’riêng), Ve, Bnoong
(Mnoong). Nhóm Gié đông hơn cả.
Dân số: 26.924 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ
hệ Nam Á), tương đối gần gũi với tiếng Xơ Ðăng, Ba Na. Giữa các
nhóm tiếng nói có những sự khác nhau nhất định. Chữ viết hình
thành trong thời kỳ trước năm 1975, cấu tạo bộ vần bằng chữ cái
La-tinh.
Lịch sử: Người Gié-Triêng là cư dân gắn bó rất lâu đời ở vùng
quanh quần sơn Ngọc Linh.
Ống đựng bằng tre là vật dụng khá phổ biến trong các gia đình
người Gié-Triêng. Phần thân hộp được vót bớt để lắp khít vào nắp.
Những chỗ dễ vỡ được bó bằng mây tết bản rộng. Trong ảnh là
ống đựng có 2 ngăn: một ngăn đựng vôi và một ngăn đựng thuốc
lá, là vật dụng cá nhân.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc Việt Nam.
19. Dân tộc HÀ NHÌ
Tên tự gọi: Hà Nhi gia.
Tên gọi khác: U Ní, Xá U Ní.
Nhóm địa phương: Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen.
Dân số: 12.489 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ
Hán-Tạng), gần với Miến hơn.
Lịch sử: Cư dân Hà Nhì đã từng sinh sống lâu đời ở nam Trung
Quốc và Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 8, thư tịch cổ đã viết về sự có
mặt của họ ở Tây bắc Việt Nam. Nhưng phần lớn tổ tiên người
Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân di cư đến Việt Nam khoảng 300
năm trở lại đây.
Phụ nữ Hà Nhì giỏi nghề đan lát.
Chiếc nón giang là biểu tượng quen thuộc của nghề
này.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
20. Dân tộc MÔNG
Tên tự gọi: Mông, Na Miẻo.
Tên gọi khác: Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng.
Nhóm địa phương: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ,
Mông Ðen, Mông Xanh, Na Miẻo.
Dân số: 558.053 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ hệ Mông - Dao.
Vẽ bằng sáp ong, nhuộm chàm là một cách tạo hoa văn đặc
trưng của người Mông hoặc Dao. Người phụ nữ dùng bút chấm
sáp ong nóng chảy để vẽ vào những hoa văn trên tấm vải lanh
trắng. Vẽ xong, tấm vải đó được nhuộm chàm nhiều lần cho đến
khi được màu đen vừa ý. Sau đó người ta đem vải nhúng vào
nước nóng cho sáp ong tan ra, để lại những hoa văn màu trắng
trên nền chàm xanh.
21. Dân tộc HOA
Tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu.
Nhóm địa phương: Quảng Ðông, Quảng Tây, Hải Nam,
Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thoòng
Nhằn, Minh Hương, Hẹ
Dân số: 900.185 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (Ngữ hệ
Hán - Tạng).
Lịch sử: Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời
điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời
Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX.
Sản phẩm của nghề điêu khắc đá
của người Hoa ở thành phố Biên
Hoà, tỉnh Ðồng Nai.
22. Dân tộc HRÊ
Tên tự gọi: Hrê, trước kia thường gắn với tên sông sở tại như:
"người Krê" - sông Krế ở Sơn Hà; "người Hrê" - sông Hrê ở Ba Tơ;
"người nước Ðinh" - sông Ðinh ở An Lão)
Tên gọi khác: Chăm Rê, Chom, Thượng Ba Tơ, Mọi Luỹ, Mọi Sơn
Phòng, Mọi Ðá Vách, Chăm Quảng Ngãi, Mọi Chòm, Rê, Màn
Thạch Bích.
Dân số: 94.259 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (Ngữ
hệ Nam Á). Từ thời kỳ trước năm 1975, chữ viết ra đời bằng cách
dùng hệ thống kí tự La-tinh để phiên âm, được sử dụng rộng rãi,
nhưng nay đã bị mai một.
Lịch sử: Người Hrê thuộc số cư dân sinh tụ rất lâu đời ở vùng
Trường Sơn - Tây Nguyên.
Người Hrê dệt vải theo cách thức cổ truyền Inđonêdiêng: Bộ
dụng cụ gồm những que, thanh, ống rời nhau đều làm bằng
gỗ, tre. Chỉ khi giăng thảm sợi để dệt, chúng mới liên kết với
nhau thành một hệ thống. Hoa văn được dệt cùng với vải.
23. Dân tộc KHÁNG
Tên tự gọi: Mơ Kháng.
Tên gọi khác: Háng, Brển, Xá.
Nhóm địa phương: Kháng Dẩng, Kháng Hoặc, Kháng Dón,
Kháng Súa, Ma Háng, Bư Háng, Ma Háng Bẻng, Bư Háng
Cọi
Dân số: 3.921 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ
Me (ngữ hệ Nam Á). Họ nói thạo tiếng Thái.
Lịch sử: Người Kháng là một trong số các dân tộc cư trú
lâu đời nhất ở miền Tây Bắc nước ta.
Ðan hòm mây là một nghề thủ công truyền thống của
người Kháng. Sản phẩm của nghề này được ưa chuộng
nên đã trở thành mặt hàng phổ biến.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.