Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đáp án trả lời Bài dự thi tìm hiểu "chính sách đối với lao động nữ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.82 KB, 7 trang )

ĐÁP ÁN
CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
LAO ĐỘNG NỮ
I. TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ PHÁP LUẬT.
Câu hỏi 1: Anh (chị ) cho biết Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về
chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ như thế nào ?
Đáp án: Bộ luật Lao động năm 2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm
2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013 quy định về chính
sách của Nhà nước đối với lao động nữ như sau:
1. Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có
việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu
linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình
độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần
của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề
nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng
nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự
phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
6. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có
nhiều lao động nữ.
Câu hỏi 2: Anh (chị) cho biết, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về
nghĩa vụ của người sử dụng lao động nữ như thế nào ?
Đáp án: Theo Điều 154 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày
18/6/2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động nữ như sau:
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng
giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,
tiền lương và các chế độ khác.


2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định
những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí
gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.
Câu hỏi 3: Anh (chị) cho biết điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy
định của Luật Bảo hiểm xã hội?
Đáp án: Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm Xã hội số 71/2006/QH11 ngày
29/6/2006 quy đinh điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải
đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng
trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Câu hỏi 4: Anh (chị) cho biết, theo quy định của Pháp luật Lao động hiện
hành, chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế nào ?
Đáp án: Theo điều 157 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày
18/6/2012 chế độ nghỉ thai sản được quy định như sau:
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ
mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có
nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo

thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều
này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và
được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã
nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do
người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai
sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
Câu hỏi 5: Anh (chị) cho biết chế độ trợ cấp Dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe sau thai sản được quy định tại Luật Bảo hiểm Xã hội như thế nào ?
Đáp án: Theo Điều 37 Luật Bảo hiểm Xã hội số 71/2006/QH11 ngày
29/6/2006 quy định như sau:
1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều
30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.
2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ
dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung
nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
Câu hỏi 6: Anh (chị) cho biết, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản,
người lao động có phải đóng Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế không? Tại
sao?
Đáp án: Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, người lao động
không phải đóng Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế. Vì:
1. Theo khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm Xã hội số 71/2006/QH11 ngày
29/6/2006 quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời
gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao
động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
2. Theo mục a, khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12
ngày 14/11/2008 quy định trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế

độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động
không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo
hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Câu hỏi 7: Anh (chị) cho biết, trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi
con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ vi phạm kỷ luật lao động bị xử lý như thế
nào ?
Đáp án: Theo khoản 4, Điều 155 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13
ngày 18/6/2012 quy định trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh
con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng
tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Câu hỏi 8: Anh (chị) cho biết, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như
thế nào về Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ ?
Đáp án: Theo Điều 155 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày
18/6/2012 quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban
đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa, biên g1iới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07,
được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng
ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai
sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá
nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã
chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ

không bị xử lý kỷ luật lao động.
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút;
trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong
thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng
lao động.
Câu hỏi 9: Anh (chị) cho biết, pháp luật Việt Nam đề cập đến quyền bình
đẳng giới trong lĩnh vực lao động được quy định như thế nào ?
Đáp án: Theo khoản 7, Điều 4 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày
18/6/2012 quy định Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao
động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết
tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Câu hỏi 10: Anh (chị) cho biết Luật Bình đẳng giới quy định về Bình
đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế như thế nào ?
Đáp án: Theo Điều 13 Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày
29/11/2006 quy định như sau:
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử
bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội,
điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm
giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao
gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao
động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc
với các chất độc hại.
Câu hỏi 11: Anh (chị) cho biết Luật Bình đẳng giới quy định như thế nào
về Bình đẳng giới trong gia đình ?
Đáp án: Theo Điều 18 Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày

29/11/2006 quy định như sau:
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ
khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung,
bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các
nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn
và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ
chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như
nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc
gia đình.
Câu hỏi 12: Anh (chị) cho biết các hành vi là bạo lực gia đình được quy
định tại Luật Phòng, Chống Bạo lực Gia đình ?
Đáp án: Theo Điều 2 Luật Phòng, Chống Bạo lực Gia đình số
02/2007/QH12 ngày 21/11/2007 quy định như sau:
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa
ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng

tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành
viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối
với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký
kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Câu hỏi 13: Anh (chị) cho biết, những quy định về mức xử phạt đối với
từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ?
Đáp án: Theo Điều 8 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 quy
định như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân
công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch
về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao
động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao
động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng
thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao
động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng
giới; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc
mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy
định tại khoản 1 Điều này.

Câu hỏi 14:
Chị Phạm Thanh Hương làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Công
ty TNHH Thanh Hằng với công việc phải làm là kế toán thanh toán. Chị nghỉ
hưởng chế độ trợ cấp BHXH khi sinh con từ 01/01/2013 đến hết tháng 4/2013.
Tháng 5/2013, khi đến Công ty làm việc, chị Hương nhận được Quyết định của
Giám đốc Công ty bố trí chị làm nhân viên bán hàng với mức lương giữ nguyên
như trước khi chị nghỉ sinh con. Chị Hương đã làm đơn đề nghị Công ty bố trí
để làm công việc theo đúng hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận. Tuy nhiêm,
Giám đốc Công ty không giải quyết và trả lời trong thời gian chị Hương nghỉ
làm việc Công ty đã ký hợp đồng với người khác để đảm nhiệm vị trí công việc
của chị, vì vậy Công ty phải bố trí việc làm khác đối với chị Hương.
Anh (chị) cho biết, việc Giám đốc Công ty TNHH Thanh Hằng bố trí việc
làm với chị Hương sau khi chị nghỉ sinh con không đúng với nội dung hợp đồng
lao động đã ký như đã nêu trên có vi phạm quy định của Bộ luật Lao động hay
không ?
Đáp án: Giám đốc Công ty TNHH Thanh Hằng bố trí việc làm với chị
Hương sau khi sinh con không đúng với nội dung hợp đồng lao động đã ký như
đã nêu trên không vi phạm quy định của Bộ luật Lao động. Vì:
Theo điều 158 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: Lao động nữ được bảo
đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn
thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không
thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Câu hỏi 15:
Chị Nguyễn Thị Lan làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Công ty
TNHH Toàn Phát. Ngày 02/07/2012, chị sinh con và hưởng chế độ nghỉ thai sản
đến hết tháng 10/2012. Hết thời gian nghỉ theo quy định, chị Lan bắt đầu đi làm từ
tháng 11/2012. Trong tháng 12/2012 chị Lan tự ý nghỉ việc không có lý do chính
đáng 06 ngày. Ngày 05/09/2013, Giám đốc Công ty ra quyết định xử lý kỷ luật chị
Lan với hình thức sa thải.

Đề nghị anh (chị) cho biết theo quy định của Bộ luật Lao động, việc xử lý kỷ
luật lao động của công ty TNHH Toàn Phát có đúng quy định hay không? Vì sao?
Đáp án: Việc xử lý kỷ luật lao động của công ty TNHH Toàn Phát đối với
chi Lan đúng với quy định pháp luật lao động. Vì:
- Theo khoản 3, Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định hình thức
xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao
động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong
01 năm mà không có lý do chính đáng.
- Theo khoản 3, khoản 4 Điều 155, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản,
nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi
sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng
tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy chị Lan đã tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng 06 ngày
trong 1 tháng. Thời gian chị Lan nghỉ việc để sinh con từ ngày 02/7/2012 đến
ngày Giám đốc Công ty TNHH Toàn Phát ra quyết định xử lý kỷ luật với hình
thức sa thải 05/9/2013 là 14 tháng 3 ngày (quá 12 tháng). Do đó việc xử lý kỷ
luật của Công ty TNHH Toàn Phát là đúng quy định của pháp luật.

×