Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tư tưởng hồ chí minh về bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.54 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI: Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Bản
Chất Kinh Tế Của Chủ Nghĩa Tư Bản Và
Chủ Nghĩa Đế Quốc
GVHD: Võ Thị Thu Ngọc Nhóm sinh viên thực hiện: N01
1. Trần Đức Mạnh.
2. Nguyễn Mạnh Hùng.
3. Nguyễn Huy Cường.
4. Nguyễn Tuấn Thọ.
5. Nguyễn Ngọc Tuấn.
6. Phomvongsa Phetoudone
Lớp: K44KTCT
Huế, 02/2013
1
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta ngày càng đi vào chiều sâu, càng đòi hỏi
phải nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh một cách toàn diện và đầy đủ hơn. Thực tế
đã cho thấy tư tưởng Hồ Chí Minh đang ngày càng ăn sâu, tỏa sáng trong sự
nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Cùng với lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần - xã hội dân
tộc Việt Nam chúng ta.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, đổi mới tư duy kinh tế đang là
một vấn đề nóng hổi và cấp bách. Để có được tư duy kinh tế mới phù hợp với đặc
điểm và điều kiện nước ta trong tình hình kinh tế hiện nay, chúng ta không thể
không đi sâu nghiên cứu, tìm tòi về tư tưởng kinh tế, những chỉ dẫn quan trọng của
chủ tịch Hồ Chí Minh trong vấn đề này.
Hồ Chí Minh đã nói về vấn đề kinh tế từ rất sớm, ngay đầu những năm 20 của
thế kỷ XX, khi người mới trở thành người cộng sản. Đó là những bài viết nhằm
vạch trần những tội ác vô cùng man rợ của chủ nghĩa thực dân, là bản án nghiêm


khắc tố cáo chủ nghĩa đế quốc, kẻ đã gây nên cảnh đói nghèo của nhân dân Đông
Dương cũng như nhân dân các nước dân tộc thuộc địa nói chung. Đó cũng là
những bản điều tra về thực trạng nghèo đói, bần cùng hóa của những người lao
động ở ngay chính ở các nước đi “khai hóa”.
Thông qua những bài viết đó chúng ta còn thấy được những luận điểm sâu sắc
về mối quan hệ về kinh tế và chính trị, thấy được bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư
bản và chủ nghĩa đế quốc với những dã tâm, những thủ đoạn bóc lột, tước đoạt về
mặt kinh tế rất tàn bạo và man rợ, mang đậm màu sắc trung cổ của những kẻ tự
mạnh danh là đi khai hóa văn minh. Cũng từ bản chất kinh tế của chủ nghĩa thực
dân mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến luận điểm nổi tiếng về chủ nghĩa đế quốc
“con đĩa hai vòi hút máu của nhân dân chính quốc và nhân dân các nước thuộc địa
và phụ thuộc”.
Để giúp hiểu hơn về vấn đề “tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất kinh tế của
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc” nên nhóm chúng tôi đã đi sâu khai thác,
nghiên cứu, thực hiện chuyên đề này nhằm vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh
mới, góp phần đắc lực vào phát triển nền kinh tế nói chung, thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đi đến thành công.
Việc nhận thức và hiểu sâu “tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất kinh tế của
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc” cho chúng ta được bản chất của CNTB
và CNĐQ, từ đó có thể định ra con đường phát triển của dân tộc phù hợp với xu
thế và tình hình chung của đất nước, từ đó hoạch định những bước phát triển chung
của đất nước.
2
NỘI DUNG.
I. Hoàn Cảnh Lịch Sử Lúc Bấy Giờ.
1. Hoàn cảnh trong nước
Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858 và đến năm 1883, triều đình
Huế ký kết hiệp ước Harmand với đế quốc pháp, thừa nhận quyền bảo hộ của họ
trên khắp An Nam. Từ sau hiệp ước Patenotre năm 1884, Việt Nam trở thành một
nước thuộc địa nửa phong kiến.

Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã
hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp-xã hội sâu sắc. Tạo tiền đề bên trong cho
phong trào đấu tranh giải phóng đân tộc đầu thế kỷ XX. Xã hội Việt Nam tồn tại
nhiều mâu thuẫn. Có thể kể ra các mâu thuẫn chính sau:
- Mâu thuẫn giữa người lao động với triều đình phong kiến.
- Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân pháp.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhấn Việt Nam với giai cấp tư sản.
2. Hoàn cảnh thế giới.
Thế giới trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng đang có những
biến chuyển to lớn:
- Chủ nghĩa Tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do đã chuyển sang giai đoạn độc
quyền, xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa Đế quốc với
bản chất của mình đã trở thành kẻ thù chung của tất cả các dân tộc thuộc địa.
- Có một thực tế lịch sử là, trong quá trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực
dân, tại các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, sự bóc lột
phong kiến trước kia vẫn được duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ
nghĩa. Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiện thêm các giai cấp, tầng
lớp xã hội mới, trong đó có công nhân và tư sản.
- Chủ nghĩa Mác – Lenin đã trở thành hệ tư tưởng thống trị trong phong trào công
nhân trên thế giới.
- Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỉ XX đã dẫn đến một cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh
cao là Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi (1917). Cuộc cách mạng vĩ đại này
đã làm “Thức tỉnh các dân tộc châu Á”, Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành
công đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức, mở ra
trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc.
- Quốc tế III được thành lập (1919). Phong trào công nhân trong các nước Tư bản
Chủ nghĩa và phong trào giải phóng của các nước thuộc địa càng có quan hệ mật
thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của họ là Chủ nghĩa Đế
quốc.

3
II. Nội Dung Chính.
1. Những nhân tố hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất kinh tế của chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Vị trí lý luận về Chủ Nghiã Tư Bản và
Chủ Nghĩa Đế Quốc của Hồ Chí Minh trong kho tàng lý luận cách mạng.
a. Những nhân tố hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất kinh tế của chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc.
Không phải ngẫu nhiên có sự hình thành lý luận về Chủ nghĩa tư bản và Chủ
nghĩa đế quốc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Mác và Ăngghen đã nghiên cứu, phân
tích, mổ xẻ sâu sắc Chủ Nghĩa Tư Bản và trình bày lý luận tương đối hoàn chỉnh
về Chủ Nghĩa Tư Bản trong bộ “Tư Bản” nổi tiếng. Kế thừa, phương pháp luận của
Mác và Ăngghen, Lênin đã trình bày đầy đủ và sâu sắc lý luận của mình về Chủ
Nghĩa Đế Quốc trong tác phẩm “Chủ Nghĩa Đế Quốc – giai đoạn tột cùng của Chủ
Nghĩa Tư Bản”. Là học trò của Mác- Ăngghen – Lê nin , Hồ Chí Minh không
những quán triệt những tư tưởng đó của các nhà kinh điển mà trong những điều
kiện lịch sử đặc biệt, với thiên tài của mình, đã bổ sung, phát triển lý luận về Chủ
Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc dưới góc độ khác: lý luận về chủ nghĩa thực
dân. Những điều kiện lịch sử đã tạo ra các nhân tố hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về bản chất kinh tế của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc.
Các nhân tố hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ
Nghĩa Đế Quốc sau đây:
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế
Quốc hình thành trong Hồ Chí Minh kể từ khi Người rời xa Tổ quốc, sang phương
Tây tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh không nghiên cứu trực tiếp Chủ Nghĩa Tư
Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc mà Người nghiên cứu một biểu hiện mới của Chủ
Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc là Chủ nghĩa thực dân.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa thực dân thể hiện rõ nhất, đầy
đủ nhất bản chất xấu xa của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc. Nêu rõ tội
ác của Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam và thực dân đối với các nước thuộc
địa, phụ thuộc khác để khơi dậy lòng căm thù của các dân tộc đối với chủ nghãi

thực dân, phát động phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
và phụ thuộc là mục đích của sự nghiệp cách mạng của Người. Vì thế, ngay từ
những dòng đầu tiên của Toàn tập Hồ Chí Minh, chúng ta đã đọc được những lời
lên án của chủ nghĩa thực dân.
Để nắm được đầy đủ bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc
qua chủ nghĩa thực dân Người đã đi nhiều nước trên thế giới từ Châu Á đến Châu
Âu, từ Châu Phi đến Châu Mỹ. Người đã thấy rõ bộ mặt thật của Chủ Nghĩa Đế
Quốc, thấy đằng sau tượng thần Tự Do, sau ánh sáng hoa lệ của thủ đô Luân Đôn,
thủ đô Pari là sự bóc lột tàn bạo của giai cấp tư sản đối với người lao động. Người
thấy rõ sự nghèo khổ của họ là nguyên nhân của sự giàu có của giai cấp tư sản.
4
Hồ Chí Minh có nhiều thời gian sống ở Pari. Người lao động kiếm sống.
Người học tập và được nhiều bạn bè giúp đỡ trong việc trau dồi kiến thức. Nhưng
quan trọng hơn, Người đã hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân pháp và qua đó, đã hòa mình vào phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Vì
thế, hơn những người cùng thời không được trực tiếp tiếp xúc với Chủ Nghĩa Tư
Bản, Hồ Chí Minh đã sống ngay trong lòng Chủ Nghĩa Tư Bản, đã thấy hết sự xấu
xa của chúng. Người đã hòa mình trong phong trào đấu tranh chống Chủ Nghĩa Tư
Bản của giai cấp công nhân Pháp và công nhân quốc tế.
Đi nhiều nước trong hệ thống Chủ Nghĩa Tư Bản bao gồm cả chính quốc và
thực địa, sống trong lòng Chủ Nghĩa Tư Bản, hòa mình vào cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân trong cái nôi của Chủ Nghĩa Tư Bản là nhân tố quan trọng thứ
nhất giúp Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản, Chủ Nghĩa
Đế Quốc và biểu hiện của nó là chủ nghĩa thực dân.
Thứ hai, với lòng yêu nước nồng nàn, Hồ Chí Minh đã quyết tâm sang
phương Tây để tìm đường cứu nước. Do đó cùng với việc tìm hiểu Chủ Nghĩa Tư
Bản thông qua biểu hiện của chúng ở nhiều nước, Người vẫn luôn luôn theo dõi và
nắm được tình hình trong nước cũng như tình hình thuộc địa và các nước phụ
thuộc khác (Ấn Độ, Trung Quốc). Vì vậy, hơn nhiều nhà lý luận đương thời khác ở
phương Tây, Người nhìn rõ bộ mặt thứ hai của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa

Đế Quốc: Đó là chủ nghĩa thực dân, là sự bóc lột, là sự áp bức hết sức tàn bạo của
chúng đối với nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, một sự bóc lột nhiều khi
còn hơn cả thời trung cổ.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, Chủ Nghĩa Đế Quốc đã tiến hành một
cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa hết sức khốc liệt, đẩy hàng chục triệu người
vào vòng chém giết lẫn nhau. Trong cuộc chiến tranh tội ác đó bộ mặt của Chủ
Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc bộc lộ đầy đủ nhất là ở các nước thuộc địa.
Là người con của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh rất đau khổ về những nỗi nhọc
nhằn, khổ ải do bọn thực dân Pháp gây ra mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng.
Là người dân của một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh cũng cảm thông với nỗi khổ
của những người dân các nước thuộc địa khác. Bởi vậy, trong những bài báo của
người tố cáo sự bóc lột, sự đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
Vừa thấy rõ bộ mặt của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc ở ngay
trung tâm sào huyệt của chúng, vừa thấy rõ bộ mặt của chúng ở các nước thuộc
địa và phụ thuộc là nhân tố thứ hai hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về Chủ
Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc thông qua bộ mặt của chủ nghĩa thực dân.
Thứ ba, sự gặp gỡ giữa tinh thần yêu nước trong Hồ Chí Minh với tư tưởng
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là khi Người đọc tác phẩm Sơ thảo lần
thứ nhất Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo
Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp là nhân tố thứ ba hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa
5
Mác-Lênin, với tình cảm của một người yêu nước, qua thực tiễn ở các nước thuộc
địa và phụ thuộc, bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc thể hiện
ở chủ nghĩa thực dân được Người nhận thức, mổ xẻ dưới nhiều góc độ đã hiện ra
sáng rõ hơn bao giờ hết. Chủ nghĩa Mác - Lênin còn chỉ ra con đường đấu tranh
cho giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa.
Từ khi đọc được luận cương của Lênin, Người như bừng tỉnh và vô cùng sung
sướng. Người nói “Luận cương Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng
tỏ, và tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong

buồng mà tôi nói to lên như đàn nói với quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị
đày đọa khổ đau! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng
chúng ta” (Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t10,
tr127).
Từ đó người rút ra một kết luận quan trọng bổ sung cho chủ nghĩa Mác –
Lênin: “Chủ Nghĩa Tư Bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản
ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa.
Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi”.
Hơn thế nữa, Người rất sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin khi khẳng
định: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa còn có thể thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc và hỗ trợ cho cách mạng ở chính quốc.
Có thể nói, sự gặp gỡ của Hồ Chí Minh với luận cương Lênin như một làn gió
thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng đang âm ỉ trong con người Hồ Chí Minh, khẳng
định và đẩy tới con đường mà Người đã chọn.
Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố thứ ba và là nhân tố quan trọng,
cung cấp cơ sở lý luận khoa học để Người hiểu sâu sắc Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ
Nghĩa Đế Quốc dưới biểu hiện chủ nghĩa thực dân.
b. Vị trí lý luận về Chủ Nghiã Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc của Hồ Chí Minh
trong kho tàng lý luận cách mạng.
• Về mặt lý luận cách mạng:
- Lý luận về bản chất kinh tế của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc là một
bộ phận trong di sản lý luận to lớn mà Hồ Chí Minh để lại cho con cháu nhưng lại
là bộ phận lý luận quan trọng góp phần hình thành “lý luận về cách mạng ở các
nước thuộc địa và phụ thuộc”, Hồ Chí Minh nghiên cứu Chủ Nghĩa Tư Bản và
Chủ Nghĩa Đế Quốc dưới góc độ mới: chủ nghĩa thực dân. Các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác - Lênin đã có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về Chủ
Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc. Nhưng mặt sau của Chủ Nghĩa Tư Bản và
Chủ Nghĩa Đế Quốc thể hiện ở việc chúng bòn rút bóc lột các nước thuộc địa và
phụ thuộc thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hồ Chí Minh đã làm rõ hơn bản chất
của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc.

- Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Tác phẩm của Hồ Chí Minh xuất bản ở Pari thời đó:
Bản án chế độ thực dân Pháp cũng là bản án chế độ thực dân nói chung”.
6
- Giá trị lý luận của Hồ Chí Minh về Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc thể
hiện ở:
+ Làm sâu sắc thêm lý luận về Chủ Nghĩa Tư Bản thông qua việc trình bày
đầy đủ tội ác của chúng đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Lần đầu tiên
Chủ Nghĩa Tư Bản được thể hiện là con đỉa hai vòi.
+Cung cấp cơ sở khoa học cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc “Sự
tàn bạo của Chủ Nghĩa Tư Bản đã chuẩn bị đất rồi, Chủ Nghĩa Xã Hội chỉ còn phải
làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng mà thôi.
• Về mặt thực tiễn cách mạng:
- Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của Người là vạch trần bộ mặt xấu xa của Chủ
Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc nên một mặt những tác phẩm của Người
làm phong phú thêm kho tàng lý luận cách mạng, mặt khác lại có tác dụng thực
tiễn to lớn.
- Sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp như là một luồng ánh sáng mới xé tan
đám mây mù đang bao phủ trên khắp đất nước Việt Nam và các nước thuộc địa đã
thỏa mãn lý trí và tình cảm của hàng triệu quần chúng cách mạng đang ngóng vọng
và khát khao một chân trời mới, nó thu hút mạnh mẽ sự chú ý của nhiều lớp người
tiến bộ đang mơ hồ băn khoăn về một con đường giải phóng sáng sủa.
2. Bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc theo tư tưởng hồ
chí minh.
Mác đã chỉ ra bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư.
Lenin đã chỉ ra bản chất kinh tế của chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản độc
quyền. Để làm rõ thêm bản chất của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, Hồ
Chí Minh đã đưa ra nhiều tư liệu cụ thể ở các nước thuộc địa và phụ thuộc nhằm
chứng minh dưới góc độ khác bản chất bóc lột và ăn bám đó.
Người cho rằng “một trong những điều kiện tồn tại của Chủ Nghĩa Tư Bản là
Chủ Nghĩa Đế Quốc”. Vì muốn tồn tại và phát triển, Chủ Nghĩa Tư Bản không chỉ

bóc lột nhân dân lao động ở chính quốc. Sự bóc lột người lao động ở trong nước dù
có cao đến đâu chăng nữa, cũng có giới hạn. Giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trong nước không thể ngồi yên để giai cấp tư sản bóc lột mình. Để có thêm
lợi nhuận và với sức mạnh tích lũy được Chủ Nghĩa Tư Bản đã đi xâm lược các
quốc gia khác để cướp bóc tài nguyên và sức lao động của nước này, biến các nước
này thành các nước thuộc địa và phụ thuộc. Khi đó chúng trở thành chủ nghĩa đế
quốc. Bằng những tư liệu không thể chối cãi được về tội ác của Chủ Nghĩa Tư Bản
và Chủ Nghĩa Đế Quốc dưới bộ mặt của Chủ Nghĩa Thực Dân Hồ Chí Minh đã
cho mọi người thấy rõ bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản mà những người xã hội
-dân chủ luôn tìm cách che dấu.
Bản chất tư bản của chủ nghĩa thực dân được thể hiện ở những tội ác đối với
các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc được Hồ Chí Minh nêu ra trên các mặt:
7
• Một là, Chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên thông qua việc giành và chiếm độc
quyền những nghành kinh doanh béo bở nhất.
- “Họ… tự dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ
xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất”. Cụ thể: “Năm 1920, 63
công ty khai thác, 19 mỏ được 7.000.000 tạ than đá trị giá 45.000.000 phrăng…” .
- Bọn chúng nắm chắc ngành xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp là ngành có thế
mạnh ở Đông Dương: “Năm 1923, người ta đã xuất cảng 1.500.000 tấn lúa,
960.000 tấn ngô, 3.650 tấn cao su, 12.500 tạ sơn, 13.000 tạ mây, 6.000 tạ chè,
9.500 tạ cà phê, 8.000 tấn đường mía, 7.000 tấn cây làm thuốc nhuộm, …”.
- Trong nông nghiệp, bọn thực dân Pháp còn chiếm ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ
yếu của sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: “Chỉ riêng Bắc Kỳ, người ta đã tính ra có
đến 155 đồn điền lớn thuộc quyền của người Pháp, mỗi cái rộng trên 200 hécta.
- Để tăng cường khai thác tài nguyên và bóc lột người lao động, bọn thực dân Pháp
ở Việt Nam không thể không chú ý việc công nghiệp hóa thuộc địa trong chừng
mực nhất định. Đó là việc thành lập các công ty vừa và nhỏ với mục đích thu
nhanh lợi nhuận.
Hồ Chí Minh nhận xét: “Người Pháp không dám bỏ vào đó một số vốn lớn,

và họ chỉ vơ vét những gì dễ vơ vét như một kẻ vội khoắng sạch những cái gì tiện
tay để chuồn đi cho nhanh”.
• Hai là, Bóc lột đến cùng kiệt người lao động ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
bằng nhiều biện pháp khác nhau như:
- Tăng cường thu các thứ thuế như: thuế ruộng, thuế thân, thuế lưu thông hàng hóa,
thuế muối…Những thuế này ngày càng tăng lên theo nhu cầu tăng ngân sách của
nhà nước bảo hộ. Thậm chí mất mùa cũng phải nộp thuế!
- Bóc lột bằng nhiều thủ đoạn bẩn thỉu khác như bắt dân mua công trái (mà thực chất
là tước đoạt không trả); đưa phạm nhân đi xây chùa nhưng vẫn tính tiền công bỏ
vào túi; thu tiền khi đăng ký trâu bò; cướp không ngân phiếu của những người lính
đi đánh nhau trong Chiến tranh thế giới thứ nhất gửi về nhà cho gia đình họ; bắt
người dân thu phen tạp dịch làm đường; đắp đê với cuộc sống vô cùng cực khổ…
Chúng còn chuyển ruộng đất xấu thành ruộng tốt, tăng diện tích ruộng để tăng
thuế, cướp không ruộng đất làm đồn điền… tức là không từ thủ đoạn nào để vơ
vét cho đầy túi tham.
- Chúng bóc lột cả phụ nữ và trẻ em một cách rất tàn tệ. Người viết : “Thật là một sự
nhục nhã cho thế kỉ XX phải thấy những người phụ nữ bước run run, đầu đội thúng
than nặng, mà vẫn phải bước vì đói; và những trẻ em từ 12 đến 13 tuổi bò trong
những đường hầm chật hẹp, vừa đi bằng 4 chân, vừa dùng răng kéo một thúng
đầy”.
- Chúng còn tăng cường buôn bán rượu, thuốc phiện vừa nhằm thu lợi nhuận cao
vừa làm suy thoái giống nòi các nước này.Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiều dẫn
chứng buôn bán thuốc phiện của Pháp ở Việt Nam, của thực dân Anh với Trung
8
Quốc. Ở Trung Quốc , khi bị chính quyền sở tại phản đối, bọn thực dân Anh còn
gây chiến tranh mà lịch sử gọi là chiến tranh nha phiến vừa để được bán thuốc
phiện tự do ở Trung Quốc vừa để thu chiến phí bồi thường chiến tranh.
• Ba là, Sử dụng, khai thác của cải và nhân lực thuộc địa cung cấp cho cuộc chiến
tranh đế quốc tranh giành thuộc địa, chiếm lĩnh thị trường. Đây là tội ác lớn nhất
của Chủ Nghĩa Đế Quốc đối với nhân loại các nước thuộc địa và phụ thuộc. Chúng

dùng dân bản xứ thay thế quân đội là người chính quốc nhằm đàn áp cách mạng vô
sản ở chính quốc.
- Hồ Chí Minh đã viết: “Trong chiến tranh thế giới, chỉ riêng ở nước Pháp, người ta
đã đưa từ các nước thuộc địa về gần một triệu người bản xứ để tham gia chiến
tranh”.
- Trong chiến tranh đế quốc, chủ nghĩa thực dân đã huy động thanh niên các nước
thuộc địa ra trận làm bia đỡ đạn.
- Bọn tư bản thực dân dùng ngay đội quân người bản xứ thay thế quân đội là người
chính quốc nhằm đàn áp cách mạng của giai cấp vô sản ở chính quốc.
Ba điều trên đây nói về bóc lột thuộc địa mà Hồ Chí Minh cho rằng “một bộ
phận bóc lột tư bản nói chung”. Người khẳng định “các nhà tư sản chỉ nghĩ đến
việc tăng cường hệ thống thuộc địa để khai thác lợi nhuận cao hơn, để tăng cường
sự cưỡng đoạt”.
• Bốn là, Bóc lột lâu dài mà không bị phản kháng, chủ nghĩa thực dân thi hành triệt
để chính sách ngu dân và chính sách đầu độc người bản xứ bằng rượu và thuốc
phiện.Tội ác này của Chủ Nghĩa Thực Dân đã bị Hồ Chí Minh tố cáo mạnh mẽ
trong nhiều bài báo của Người. Cụ thể:
- Chúng mở mang nhiều cửa hang bán rượu và thuốc phiện hơn là mở mang trường
học, bệnh viện… chi phí cho quân sự nhiều hơn cho giáo dục, y tế.
- Hồ Chí Minh viết: “Những trường học hiếm có này đến mức phải hơn một trăm
quán rượu và thuốc phiện mới có một trường học”.
- Người còn viết: “Ở Đông Dương, bọn thực dân tìm mọi cách để đầu độc chúng tôi
bằng thuốc phiện và làm cho chúng tôi đần độn bằng rượu. Người ta đã làm chết
hàng nghìn người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác để bảo vệ những lợi
ích không phải của chính họ. Chi phí quân sự năm 1921, cũng đã hơn 35.600.000
phrăng, trong khi đó ngân sách giáo dục có không đầy 350 nghìn đồng bạc và ngân
sách y tế không đầy 65 nghìn đồng bạc”.
• Năm là, Chúng áp dụng các chính sách phân biệt chủng tộc rất tệ hại. “Cùng làm
một việc trong cùng một xưởng, người thợ da trắng vẫn được trả lương hậu hơn
nhiều so với bạn đồng nghiệp khác màu da… Cùng một cấp bậc, nhưng người da

trắng gần như bao giờ cũng được xem là cấp trên của người bản xứ”.
• Sáu là, Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc thông qua chủ nghĩa thực dân
đã phạm tội ác diệt chủng đối với nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.
9
- Nguyên nhân là bọn thực dân cưỡng bức lao động, bóc lột kiệt quệ, đầu độc bằng
rượu và thuốc phiện, hãm hiếp cho đến chết.
- Việc chúng bắt dân thuộc địa đi làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh đế quốc
hoặc việc chúng đàn áp, giết chóc khi người dân thuộc địa do khổ quá không chịu
được, nỗi dậy, cũng gây nên hậu quả này.
- Trong bài Đông Dương và Thái Bình Dương, Bác viết: “Sự thật thì trong một thời
gian ngắn, các đảo đông dân cư đã hoàn toàn thua hẳn đi vì rượu cồn và lao dịch”.
Cụ thể quần đảo Máckidơ, trước đây 50 năm đông đến 20 nghìn người mà bây giờ
chỉ còn có 1500 người yếu đuối và thoái hóa.
Toàn bộ những tội ác trên đây của Chủ Nghĩa Tư Bản, Chủ Nghĩa Đế Quốc
thông qua bộ mặt của Chủ Nghĩa Thực Dân mà Hồ Chí Minh nêu ra trong các tác
phảm của Người đã đủ cho chúng ta kết luận: “Dưới bộ mặt của chủ nghĩa thực
dân, chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ toàn bộ, đầy đủ bản chất tham lam, độc ác của
chúng. Những tội ác ấy chứng tỏ rằng chủ nghĩa tư bản đã trở nên phản động, cần
được xóa bỏ”.
3. Một số quan điểm đối với Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc trong
giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
Quán triệt tư tưởng về Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc trong giai
đoạn hiện nay ở Việt Nam cần lưu ý các vấn đề:
• Một là, Bản chất xâm lược, bóc lột của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc
sẽ không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, cục diện thế giới ngày nay đã không còn như
trước. “Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ,
thị trường, song không thể khắc phục những mâu thuẫn vốn có… Các quốc gia độc
lập ngày càng tăng cường đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát
triển của mình. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công hay
thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả

năng tạo ra bước phát triển mới”. Vì thế bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ
Nghĩa Đế Quốc bộc lộ dưới những biểu hiện mới:
- Một mặt, chính phủ các nước tư bản chủ nghĩa và các công ty xuyên quốc gia của
các nước này tranh thủ xu thế toàn cầu hóa, đẩy mạnh đầu tư trực tiếp và gián tiếp
vào các nước đang phát triển đẻ tìm kiếm lợi nhuận ngày càng nhiều hơn như bản
chất vốn có của Chủ Nghĩa Tư Bản.
- Mặt khác, vẫn không ngừng tìm cách can thiệp thô bạo vào các quốc gia, dưới các
chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để mong áp đặt được ảnh hưởng tối đa của họ trên
các nước này, nhất là các nước đang định hướng lên chủ nghĩa xã hội.
Do đó, trong quá trình thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa, thu hút vốn đầu
tư của nước ngoài, chúng ta phải luôn tỉnh táo, cảnh giác sao cho mọi chính sách
và giải pháp kinh tế đảm bảo được cả lợi ích kinh tế và chính trị.
10
• Hai là, Để đạt được yêu cầu trên chúng ta phải xây dựng được nội lực mạnh đủ
sức hấp thu nguồn lực bên ngoài đồng thời thanh lọc các luồng gió độc ùa theo khi
mở cửa. Đó là:
- Về mặt chính trị: Chúng ta phải xây dựng được một Đảng lãnh đạo vững mạnh
luôn trung thành với lợi ích nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; có đủ năng
lực trí tuệ định ra đường lối, chính sách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của cách
mạng và của nhân dân. Chúng ta phải có một nhà nước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân. Đây là điều kiện quan trọng có tính quyết định cho mọi thắng lợi.
- Về mặt kinh tế: Phải xây dựng được thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo. Tính chất chủ đạo của kinh tế nhà nước ở mặt chất chứ không phải ở mặt
lượng.
- Về cán bộ: Một đội ngũ cán bộ Đảng và Nhà nước có trình độ văn hóa, trình độ
chuyên môn sâu, trình độ năng lực tổ chức tốt lại có lòng yêu nước thương dân sẽ
là nhân tố quan trọng - nếu không nói là quyết định - đảm bảo cho mọi mục tiêu ở
trên.
• Ba là, Cùng với việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
chúng ta cần tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân yêu chuộng hòa

bình trên thế giới chống lại mọi thế lực phản động vì một nền hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội.
III. Kết Luận.
Là một thiên tài, ở Hồ Chí Minh sớm bộc lộ những phẩm chất mà không phải
ai cũng có được. Đó là tư duy độc lập tự chủ hình thành từ rất sớm, là lòng ham
học hỏi, khổ công rèn luyện. Nhưng trên hết, đó là trái tim của một chiến sĩ cộng
sản hết lòng vì dân vì nước đã nhân lên mọi đức tính tốt đẹp kể trên. Nhờ vậy
Người đã phát hiện ra những chân lý mà có khi người đương thời chưa thấy được.
Được tiếp thu, kế thừa đồng thời phát triển học thuyết Mác - Lê-nin, Hồ Chí
Minh đã thấy thế giới là thống nhất, không chỉ gồm các nước tư bản phát triển mà
cả nhân loại cần lao đang cần được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, khỏi nghèo
nàn, lạc hậu để có cuộc sống thật sự ấm no, hạnh phúc, cuộc sống đúng với ý nghĩa
của nó.
Hồ Chí Minh cũng đã nhận thấy được bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ
Nghĩa Đế Quốc đã khẳng định ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh
ngày càng thể hiện rõ tầm cao trí tuệ cũng như giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đã
vượt qua biên giới Việt Nam đến với nhiều quốc gia dân tộc có hoàn cảnh như Việt
Nam trong đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại.
Qua tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh về bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ
Nghĩa Đế Quốc thể hiện ở bản chất của chủ nghĩa thực dân. Đã cho chúng ta thấy
bộ mặt bóc lột dã man và những thủ đoạn của chúng trong việc xâm chiếm các
nước thuộc địa và phụ thuộc cũng là cơ sở:
11
- Để cho Đảng và Nhà nước ta trong việc định ra con đường phát triển của dân tộc
phù hợp với xu thế và tình hình chung của đất nước, từ đó hoạch định những bước
phát triển chung của đất nước.
- Để các nước thuộc địa và phụ thuộc chọn con đường đi đúng đắn cho dân tộc.
- Để các quốc gia trên thế giới định hướng con đường phát triển chung của đất nước
theo các giai đoạn phát triển.
12

×