TT HCM
I.1 Vị trí,vai trò của người phụ nữ
Người đã thấy rõ phụ nữ là một lực lượng căn bản, một nhân tố phát triển của xã hội Việt Nam.
Do đó Người đã quan tâm đến việc giải phóng phụ nữ trên cả 2 lĩnh vực hoạt động sản xuất, xã
hội và trong hôn nhân gia đình. Người đã gắn nhiệm vụ với quyền lợi của người phụ nữ, đòi
hỏi không chỉ khai thác, sử dụng lực lượng lao động nữ mà phải bồi dưỡng, đào tạo chuyên
môn, nâng cao trình độ kiến thức cho họ, cất nhắc, đề bạt họ vào các chức vụ quản lý kinh tế,
xã hội. Người đã thông cảm với những nỗi đau, thiệt thòi của chị em. Người kiên quyết đấu
tranh chống sự phân biệt, đối xử giữa nam với nữ, Người chủ trương giành quyền bình đẳng
thực sự cho phụ nữ một cách triệt để, kiên quyết, nhất quán. Nhưng trong cách ứng xử và giải
quyết vấn đề lại tế nhị, linh hoạt với phong độ Việt Nam. Người nêu vấn đề và nhắc nhở mọi
người nghiêm khắc nhưng thân tình và quan trọng hơn là bằng chính cách đối xử, việc làm của
Người đối với phụ nữ. Ở Người không phải là tư tưởng ban ơn của người trên với kẻ dưới, sự
thương hại của lãnh tụ với những quần chúng lao động mà Người hiểu từ những giá trị chân
chính của phụ nữ Việt Nam. Vai trò, sự đóng góp to lớn của họ đối với xã hội, đối với gia đình.
Người bày tỏ sự kính trọng phụ nữ, đề cao phẩm chất của họ, từ các nữ cán bộ, chiến sỹ đến
quần chúng bình thường nhất. Điều này thể hiện thường xuyên trong nếp nghĩ, cách ứng xử,
việc làm hàng ngày của Người trong mọi trường hợp đối với phụ nữ.
Người tự hào về những thành tựu phụ nữ đã đạt được, coi đó là niềm vui chung của Đảng và
Nhà nước ta, của nhân dân ta. Người tỏ lòng biết ơn và tôn kính những nữ anh hùng chiến sỹ
đã hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, những bà mẹ, người vợ đã có chồng, con hy sinh vì sự
nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Từ sự thấu hiểu những nỗi khổ đau, thiệt thòi của phụ nữ Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên
quan tâm đến gia đình, con cái và cuộc sống hàng ngày của họ. Những em bé thơ ngây đã được
Bác ân cần chăm sóc. Đến hội nghị, Bác thường xuyên yêu cầu giành cho đại biểu nữ ngồi lên
hàng đầu, được ưu tiên trong việc trả lời, trình bày nguyện vọng, tâm tư với Bác. Trong buổi
liên hoan, Bác thường nhắc nhở các đại biểu nữ mang phần quà về cho con, cháu. Bởi vì, Bác
thấu hiểu lòng người mẹ, người bà ăn miếng ngon luôn nhớ tới các con, các cháu. Bác thật chu
đáo ân cần, lại tâm lý, cách ứng xử của Người thật nhân đạo, rất cách mạng nhưng lại rất Việt
Nam.
Chị em phụ nữ cả nước - những quần chúng lao động đã được Bác quan tâm chăm sóc giúp đỡ
ngày nay có cuộc sống thay đổi nhiều vai trò vị trí của họ được nâng lên rõ rệt trong gia đình,
ngoài xã hội. Chị em hết sức xúc động khi được biết rằng trước khi đi xa, trong những lời dặn
dò cuối cùng của Bác ghi trong Di chúc, Người đã yêu cầu các cơ quan, Đảng và Chính phủ
quan tâm chăm sóc đến đời sống người phụ nữ. Bác nhắc nhở rằng: Trong sự nghiệp chống Mỹ
cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng
và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm
nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố
gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ.
Thực hiện di chúc của Người, chị em đã phát huy vai trò, khả năng của mình cống hiến cho
cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc góp phần đưa cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Những thành tích mà chị em đã đạt được, những hy sinh to lớn của họ trong chiến đấu và lao
động, trong xây dựng gia đình và xã hội, một phần nào đã đền đáp được sự quan tâm, niềm hy
vọng và tin tưởng của Người đối với Phụ nữ Việt Nam, mong muốn họ sẽ có một địa vị xứng
đáng trong nước và trên thế giới.
Từ những quan điểm cơ bản của Bác về dân vận nói chung và đối với phụ nữ nói riêng, chúng
ta có những suy nghĩ để thực hiện tư tưởng của Người có kết quả hơn trong tình hình hiện nay.
Ngày nay, cuộc sống của nhân dân ta cũng như trên thế giới đang có những biến động to lớn,
nhiều vấn đề có tính quốc tế đang nảy sinh. Bản thân cuộc sống của người dân nói chung,
người phụ nữ và gia đình họ nói riêng đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của những biến đổi ấy.
Dưới ánh sáng tư tưởng Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với người phụ nữ Việt Nam điều
cần phải chuẩn bị để làm tròn được cả hai chức năng: người lao động sáng tạo của thế kỷ khoa
học tiên tiến, người công dân hoạt động xã hội một cách chủ động, tích cực và làm chức năng
người mẹ nuôi dạy thế hệ trẻ chủ nhân đích thực của thế kỷ 21.
Muốn vậy, Đảng và Nhà nước phải phải có đầy đủ những chủ trương, chính sách, biện pháp
phù hợp để phát huy mọi khả năng, tiềm năng của người phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới của
đất nước. Làm cho phụ nữ được được sống trong những quan hệ xã hội bình đẳng, tự do, dân
chủ và có triển vọng phát triển lâu dài cả về đời sống vật chất và sinh hoạt văn hoá, tinh thần.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, hơn bao giờ hết chúng ta cần vận dụng, phát
triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực tiễn công tác dân vận và càng phải quán
triệt và thực hiện có hiệu quả lời dạy của Bác Hồ “phải đổi mới để tồn tại và phát triển”. Bằng
sức mạnh của đôi tay, khối óc, trí tuệ và tài năng, phụ nữ Việt Nam quyết tâm cùng toàn dân
phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Đó chính là lời hứa
và việc làm có ý nghĩa nhất để thực hiện sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân vận trong thời
kỳ đổi mới hiện nay
I.2 Một số quan điểm cơ bản cua TT HCM về GPPN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, nhà tư tưởng lớn của thời đại. Tư
tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm về đường lối cách mạng và
sự chuẩn mực về tính cách Việt Nam trong thời đại mới: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội,
giải phóng con người. Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ bắt đầu từ con người và cũng trở lại
về với con người. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, và vì quần chúng, trong đó, phụ nữ
là một lực lượng quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ thể hiện rõ ở những
nội dung sau đây:
Một là, phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong đời sống xã hội con người. Tư tưởng Hồ
Chí Minh được hình thành từ nhiều nguồn gốc, trong đó có truyền thống văn hóa phương
Đông và văn hóa Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những di sản đó để làm giàu
thêm vốn tri thức của mình. Nhưng người cũng phê phán những tư tưởng lạc hậu kìm hãm sự
phát triển của lịch sử xã hội, trong đó có những định kiến sai lầm về người phụ nữ.
Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở sự tố cáo tội ác của chế độ thực dân - phong kiến đối với
người phụ nữ mà còn động viên, tổ chức cho phụ nữ tham gia công cuộc giải phóng dân tộc,
cứu nước. Trong tác phẩm: "Đường Kách mệnh" được tập hợp từ những bài giảng tại các lớp
huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc), giữa những
năm 20 (thế kỷ XX), Người viết: "Ông C.Mác nói rằng: "Ai biết lịch sử thì biết rằng, muốn
sửa sang xã hội không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm
của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ như thế nào? ".
. Trong công tác và cuộc sống hằng ngày, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo đội ngũ
cán bộ và quan tâm, chăm sóc đến cuộc sống của phụ nữ. Giữa những năm 20 của thế kỷ
trước, trong số 8 thiếu niên Việt Nam được giới thiệu sang Quảng Châu (Trung Quốc) học tập,
Người chú ý đến hai bạn nữ là Lý Phương Thuận và Lý Phương Đức. Đồng chí Nguyễn Thị
Minh Khai được Người dìu dắt từ đầu những năm 30, thế kỷ XX, đã vượt qua nhiều thử thách
và trở thành một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng.
Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc, Người biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn dặn
toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ: "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu
nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Đảng và
Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều
phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc
cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ".
Giải phóng phụ nữ là một vấn đề lớn của nhân loại. Tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin và từ thực tiễn chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết, bài
nói đề cập đến vấn đề giải phóng phụ nữ nói chung và giải phóng phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu các bài viết và cuộc đời hoạt động hết sức phong phú của Người,
chúng tôi mạnh dạn trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ với những luận
điểm sau:
Hai là, giải phóng phụ nữ - bản thân nó cũng là một cuộc cách mạng
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội, nhưng dưới chế độ thực dân phong kiến phụ
nữ là đối tượng bị bóc lột, đè nén nặng nề nhất. Phụ nữ không chỉ là nạn nhân của ách áp bức
bóc lột giai cấp, dân tộc mà còn phải chịu gánh nặng của những hủ tục, những tệ nạn xã hội,
những định kiến tồn tại dai dẳng và lâu dài. Những hủ tục lạc hậu đó dường như làm cho người
phụ nữ không thể ngẩng đầu lên được, Hồ Chí Minh viết: “ách áp bức kinh tế đã nô dịch con
người, cũng ách áp bức ấy đã biến phụ nữ thành đồ vật tùy thuộc vào quyền sử dụng của nam
giới”.
Chính vì vậy, theo Hồ Chí Minh giải phóng phụ nữ - bản thân nó cũng là một cuộc
cách mạng, nó gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Đó cũng là cuộc cách mạng để xóa bỏ mọi định kiến hẹp hòi, mọi hủ tục, tàn dư của tư tưởng
coi thường phụ nữ do chế độ cũ để lại. Hồ Chí Minh viết: “Giải phóng đàn bà đồng thời phải
tiêu diệt tư tưởng phong kiến tư sản trong người đàn ông”; “Đó là một cuộc cách mạng khá to
và khó. Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó đã ăn sâu trong
đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Vì không thể dùng vũ lực mà tranh
đấu”. Từ đó, Hồ Chí Minh căn dặn giải phóng phụ nữ là một cuộc cách mạng phải tiến hành
thường xuyên, kiên trì, triệt để, thu hút cả xã hội tham gia và “phải cách mạng từng người, từng
gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công”.
Mục đích của giải phóng phụ nữ, theo Hồ Chí Minh xét cho cùng là để thực hiện
quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trên tất cả các mặt công tác:
“Đàn ông, đàn bà đều phải bình đẳng”. Bình đẳng của phụ nữ theo Bác là trong gia đình cũng
như ngoài xã hội, công việc của phụ nữ phải được phân công một cách khoa học, thỏa đáng,
phù hợp với sức khỏe, thể chất, tính cách, chức năng của chị em, để tạo điều kiện phát huy mọi
khả năng, ưu thế của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển xã hội. Hồ
Chí Minh nghiêm khắc phê phán những tư tưởng sai trái, lạc hậu khi xem xét, đánh giá phụ nữ,
Người viết: “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp
hòi. Như vậy là rất sai”.
Vì vậy, Hồ Chí Minh thường xuyên theo dõi, động viên các phong trào thi đua của
phụ nữ (như phong trào năm tốt, ba đảm đang v.v.) và chỉ thị đảng bộ và chính quyền các cấp
cần thiết thực giúp đỡ các phong trào đó để phụ nữ góp phần xứng đáng vào việc thực hiện kế
hoạch của Đảng và Nhà nước.
Ba là, giải phóng phụ nữ là một mục tiêu tất yếu của cách mạng vô sản.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đi đến kết luận chế độ thực dân là
ăn cướp, là hiếp dâm và giết người. Chế độ thực dân đối xử một cách hết sức bỉ ổi đối với
người phụ nữ bản xứ nói chung và người phụ nữ “An nam” mất nước nói riêng; xúc phạm tới
phong hóa, trinh tiết và đời sống của người phụ nữ một cách cực kỳ vô liêm sỉ. Trong tác phẩm
“Bản án chế độ thực dân Pháp”, Hồ Chí Minh đã viết: “Không một chỗ nào người phụ nữ thoát
khỏi những hành động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ
cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn quan cai trị, sĩ quan, cảnh binh, nhân viên
nhà đoan, nhà ga”. Do đó, mục tiêu của cách mạng vô sản phải bao hàm mục tiêu giải phóng
phụ nữ, Bác viết: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không
giải phóng một nửa loài người”.
Khẳng định phụ nữ là một nửa xã hội, nhưng Hồ Chí Minh không chỉ nhìn nhận một
cách đơn thuần về số lượng, về tỷ lệ của giới nữ trong cơ cấu dân số, mà Người còn muốn nói
đến vai trò, vị trí của giới nữ với tư cách là một bộ phận không thể tách rời, trong thể thống
nhất với “nửa bên kia” để hợp thành nhân loại. Hồ Chí Minh coi vai trò của phụ nữ trong việc
cải tạo xã hội và chất lượng cuộc sống của họ là tấm gương phản chiếu trình độ văn minh của
nhân loại. Dẫn lời của Các Mác, Người viết: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã
hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn
bà con gái, thì biết xã hội tiến bộ như thế nào”.
Là lãnh tụ của Đảng và của dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định công lao to lớn của phụ
nữ Việt Nam trong quá trình xây dựng đất nước: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta,
trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Cho nên trong sự nghiệp cách mạng
dưới sự lãnh đạo của Đảng, không thể thiếu vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam, Người
viết: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”. Hồ Chí Minh khẳng
định, quá trình thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng chính là quá trình thực sự giải
phóng phụ nữ và ngược lại “để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và
tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”.
Bốn là, sự nghiệp giải phóng phụ nữ trước hết phải gắn liền với giải phóng dân tộc.
Trên con đường đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, hình ảnh người phụ nữ
Việt Nam, phụ nữ các dân tộc bị áp bức là nỗi đau trăn trở đối với Bác Hồ. Trong hàng loạt bài
viết của mình, Hồ Chí Minh đã tố cáo tội ác man rợ của chế độ thực dân đối với người phụ nữ.
Trong bài: "Phụ nữ An Nam và sự đô hộ Pháp" đăng trên báo Lơ Paria (Người cùng khổ)
ngày 1-8-1922, Người viết: "Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực
của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ lại càng bỉ ổi
hơn nữa”. Người gọi chế độ thực dân là chế độ "ăn cướp và hiếp dâm". Vì vậy, chỉ khi nào
đánh đuổi được bọn thực dân cướp nước, giành độc lập dân tộc, người phụ nữ mới được giải
phóng.
Năm là, giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn thể xã
hội.
Hồ Chí Minh đã sớm xác định trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc giải
phóng phụ nữ. Ngay trong Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng ta do Hồ Chí Minh soạn
thảo và được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thì vấn đề nam nữ bình quyền
đã được ghi ở dòng thứ hai, mục đầu tiên “Về phương diện xã hội”. Về mặt Nhà nước, trong
bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, do Bác Hồ chỉ đạo soạn thảo, tại điều 9 đã ghi: “Đàn bà
ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Có lẽ đây là lần đầu tiên quyền bình đẳng nam
nữ được ghi trong một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất ở Việt Nam. Tiếp theo đó, Quốc hội
khóa I đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình (19-12-1959), trong đó có nhiều nội dung nhằm
bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
Giải phóng phụ nữ, theo Hồ Chí Minh, không những là trách nhiệm của Đảng và
Chính quyền mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Người chủ trương giáo dục tất cả cán bộ,
đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân có nhận thức đúng đắn về vai trò và địa vị phụ nữ trong xã
hội, xóa bỏ ý thức trọng nam khinh nữ. Về phần mình, với cương vị là người lãnh đạo cao nhất
của Đảng và Nhà nước, Bác Hồ thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện để
phụ nữ phấn đấu vươn lên về mọi mặt trong công tác và trong đời sống - xã hội hàng ngày. Bác
rất vui khi mà trong Quốc hội, trong Hội đồng nhân dân các cấp, trong các cơ quan Đảng, Nhà
nước; trong các đơn vị sản xuất, trường học, bệnh viện, tỷ lệ cán bộ nữ làm việc ngày càng
tăng. Người rất tự hào phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất trong đánh giặc cứu nước (như bà
Nguyễn Thị Định, Phó tư lệnh lực lượng vũ trang cách mạng) và trung hậu, đảm đang việc
nước, việc tập thể và việc nhà. Đồng thời Bác chưa vui và phê bình những địa phương, những
lớp học chưa quan tâm đúng mức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ.
Sáu là, giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của bản thân phụ nữ
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của xã hội là những điều kiện hết sức
quan trọng, song điều quyết định cuối cùng cho công cuộc giải phóng phụ nữ lại chính là chị
em. Sự tự thân vận động, sự nỗ lực vươn lên trong học tập và công tác của chính chị em mới có
thể đưa đến sự thành công của công cuộc giải phóng phụ nữ. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc
nhở chị em phải có ý thức tự giải phóng, Người viết: “Về phần mình, chị em phụ nữ không nên
ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà mình phải tự cường, tự đấu
tranh”. Đặc biệt, Bác căn dặn chị em phải biết vượt qua chính mình, khắc phục những hạn chế
của chính chị em, quyết tâm học tập và vươn lên. Người viết: “Phụ nữ ta còn một số nhược
điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình; mặt khác phụ nữ
cũng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái. Muốn giải quyết khó khăn không nên ỷ lại vào
Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng của
mình, nâng cao tinh thần tập thể đoàn kết, giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn của phụ nữ
trong công tác chính quyền”.
Bảy là, xây dựng Hội phụ nữ ngày càng vững mạnh
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập kinh nghiệm của nước
Nga xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm của Đảng cộng sản ở các nước khác, ngay từ những năm
hai mươi của thế kỷ hai mươi, Hồ Chí Minh đã xác định các Đảng cộng sản cần phải xây dựng
tổ chức riêng của phụ nữ và thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức đó vững mạnh để tập
hợp, vận đụng phụ nữ hoạt động cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ và đấu
tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tổ chức phụ nữ ở mỗi nước phải hoạt động dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản nước đó và chịu sự chỉ đạo của Phụ nữ quốc tế.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Mỗi
đảng cộng sản phải có một bộ phụ nữ, trực tiếp thuộc về Phụ nữ quốc tế”, “chuyên trách về mặt
tuyên truyền, tổ chức và huấn luyện đàn bà con gái, và giúp về đường giáo dục trẻ con công
nông”. Thực tiễn đã chứng minh rằng, Hội phụ nữ Việt Nam là một trong những tổ chức chính
trị - xã hội sớm được thành lập, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và đã
có những đóng góp to lớn trong tiến trình cách mạng nước ta.
Trong quá trình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm, chăm
lo xây dựng Hội phụ nữ Việt Nam và xây dựng đội ngũ cán bộ phụ nữ ngày càng vững mạnh.
II. Vận dụng TT HCM trong việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam
hiện nay
II.1 Thực trạng bạo hành phụ nữ
Hình ảnh minh họa về bạo hành gia đình đối với người phụ nữ
Theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ 2 đến 3 ngày có một người bị giết liên quan
đến bạo lực gia đình. Trong 8 năm gần đây có tới 11.630 vụ bạo lực gia đình được chính quyền
can thiệp, giải quyết. Cao nhất là các tỉnh: Hà Tây (cũ): 1.484 vụ; Kiên Giang 2.005 vụ. Theo
báo cáo của Sở Y tế một số tỉnh về các bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình đã được
điều trị trong năm 2005 thì ở An Giang có 1.319 bệnh nhân trong đó có 1.011 người tự tử với
30 người chết; Gia Lai có 3.944 bệnh nhân, trong đó có 715 người tự tử với 27 người chết; Bắc
Giang có 464 bệnh nhân trong đó có 174 người tự tử với3 người bị chết (4).
Trên thực tế, số vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ còn cao hơn rất nhiều, bởi số liệu trên chỉ là
những vụ việc đưa ra tòa án xử lý khi đã xảy ra hậu quả, tác động nghiêm trọng. Chính vì vậy,
bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực gia đình đối với phụ nữ cần được hạn chế và tiến tới xoá
bỏ trong xã hội. Ở Việt Nam, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa, nghèo đói, khó khăn, vẫn
còn tồn tại tư tưởng "trọng nam khinh nữ", coi phụ nữ chỉ là cái bóng của đàn ông, bị cột chặt
vào gia đình, công việc của họ chỉ là sinh con, nuôi con và nội trợ. Thực chất một số phụ nữ
không được tôn trọng, bình đẳng ngay chính trong gia đình của mình, họ bị chà đạp về thể xác
lẫn tinh thần; không được đi học, không có quyền tham gia các công việc xã hội Điều này đã
làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của xã hội và ngay chính bản thân người phụ nữ.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách
nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng giới, bảo vệ người phụ nữ, tạo mọi điều kiện để người phụ nữ
phát triển toàn diện. Song, ở nhiều địa phương, trong nhiều gia đình, người phụ nữ còn phải
sống trong bạo lực mà người gây ra những nỗi đau cho họ lại chính là những người gần gũi
nhất, thân yêu nhất. Thực tế đó cho thấy bạo lực gia đình ở mức báo động
II.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Trong khi tìm đường cứu nước, Bác Hồ tận mắt thấy những hành động man rợ đối
với người phụ nữ bản xứ bất cứ nơi nào Bác đặt chân đến, ở Ấn Độ thuộc Anh, An-giê-
ri hay Việt Nam thuộc Pháp. Ngoài nỗi khổ chung của người dân nô lệ, mất nước,
người phụ nữ còn chịu nỗi khổ nhục riêng.
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết trên báo "Nữ công nhân" như sau: "Phụ nữ Thổ Nhĩ
Kỳ tham gia bảo vệ đất nước, chống xâm lược của đế quốc phương Tây, phụ nữ Ấn Độ lên
án nền đô hộ của Anh, phụ nữ Trung Quốc tham gia cách mạng năm 1911, phụ nữ Triều
Tiên đã và đang đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, phụ nữ Nhật Bản đã buộc chính phủ phải
hủy bỏ luật cấm phụ nữ tham gia sinh hoạt chính trị. Trong đời sống kinh tế, những bông
hồng phương Đông bắt đầu tỏ rõ cho chủ nghĩa tư bản những chiếc gai nhọn".
Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam. trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hồ Chí Minh cũng nhận rõ người phụ nữ luôn phải
chịu nhiều thiệt thòi, bất công trong gia đình và xã hội. Thực tế, trong hầu hết các gia đình
Việt Nam trước đây, phụ nữ thường bị coi khinh, bị ngược đãi.
Bác Hồ trong tác phẩm "Đường Kách mệnh" đã khẳng định: " Muốn thế giới kách mệnh
thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước", "An Nam kách mệnh
cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công ". Bác Hồ cũng là người đầu tiên đề ra nội
dung giải phóng phụ nữ không chỉ là vấn đề nam nữ bình đẳng mà phải gắn với vấn đề độc
lập dân tộc, với sự giải phóng lao động chân tay và trí óc. Bác đã nhận thấy vấn đề giải
phóng không phải chỉ ở sự vận động nữ quyền mà chính là tuyên truyền giáo dục các tầng
lớp rộng rãi lao động chân tay và trí óc ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình với
tương lai của dân tộc, của lao động toàn thế giới. Trước lúc đi xa, trong Di chúc của mình,
Bác căn dặn: "Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ đảm đang, ta đã góp phần xứng
đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực
để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả
công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng
đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ". Tư tưởng đó của Người chứa đựng cả một
định hướng lâu dài về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ.
Vì vậy, khi nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo soạn thảo Hiến
pháp và Hiến pháp đầu tiên (1946) của nước ta qui định: "nam nữ bình đẳng". Mặc dù pháp
luật đã qui định rõ, nhưng do tàn tích của lịch sử để lại nên trong nhiều gia đình, phụ nữ vẫn
chưa được bình đẳng hoàn toàn với nam giới, họ vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều ví dụ cụ thể: “Ở Lương Yên (Hà Nội) trong 196 gia đình, thì
có 26 người chồng thường đánh mắng vợ, có người đánh vợ bị thương Ở xã Quảng Lưu
(Thanh Hóa), có người nhét tro vào miệng vợ và đánh vợ què tay, có người cạo trọc đầu và lột
hết quần áo vợ, rồi giong vợ đi bêu khắp thôn xóm ”(1). Thấu hiểu nỗi khổ của người phụ nữ
dưới chế độ cũ bị ràng buộc khắt khe với những tập tục lạc hậu, đã làm cho người phụ nữ dốt
nát, cùng cực, tối tăm, bị coi thường và không có vị trí trong xã hội, phải phụ thuộc vào người
chồng và bị cột chặt vào gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dưới chế độ phong kiến và
thực dân, phụ nữ bị áp bức tàn tệ. Ngoài xã hội, phụ nữ bị xem khinh như nô lệ. Trong gia đình
thì họ bị kìm hãm trong xiềng xích "tam tòng". Vì vậy, cần phải giải phóng phụ nữ thoát khỏi
những xiềng xích trói buộc đó, đó chính là nội dung cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nếu
không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ
nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ được một nửa”(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng muốn
thực hiện bình đẳng nam, nữ; phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trước hết phải giải
phóng phụ nữ ra khỏi sự trói buộc của tư tưởng "trọng nam khinh nữ", ra khỏi sự bất công ngay
trong gia đình của họ. Người lên án mạnh mẽ quan điểm "đàn bà phải quanh quẩn trong bếp".
Chính những quan niệm kiểu đó đã dẫn đến việc giá trị người phụ nữ bị hạ thấp trong gia đình
và xã hội.
Người đặc biệt lên án mạnh mẽ các hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ như: khinh rẻ, coi
thường, đánh đập, chửi mắng, hành hạ phụ nữ, ép duyên con gái, đối xử tàn tệ với con dâu
Người viết: "Khinh rẻ phụ nữ và dã man nhất là thói đánh vợ. Trong nhân dân và đảng viên
vẫn còn thói xấu này. Thậm chí, có cán bộ và đảng viên đánh vợ bị thương nặng khi vợ mới ở
cữ. Mẹ chồng và em chồng không ngăn lại còn thượng đấm tay, hạ đá chân"(3). Người cho đó
là một điều đáng xấu hổ, “như thế thì còn gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là
cực kỳ dã man”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên nhắc nhở các tổ chức đảng, chính
quyền, đoàn thể phải làm tốt công tác vận động phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền, chống
bạo lực gia đình bởi bạo lực gia đình chính là yếu tố cản trở sự phát triển xã hội. Chính vì vậy,
Người đã chủ trương giải phóng phụ nữ khỏi những bất công, tạo điều kiện cho họ thực hiện
quyền bình đẳng của mình, trước hết là trong gia đình. Điều đó đã tạo động lực cho chị em phụ
nữ, thôi thúc họ hăng hái tham gia đóng góp tích cực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Một trong những khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội là tình trạng bạo lực gia
đình, nhất là bạo lực đối với phụ nữ. Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức
nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả cho con người, nhất là đối với phụ nữ; biết bao phụ nữ
bị tổn thương nặng nề về thể chất, trí tuệ và tinh thần; biết bao gia đình tan vỡ; biết bao nạn
nhân là trẻ em phải sống lang thang không nơi nương tựa Mặc dù Liên Hợp Quốc và các
nước trên thế giới đã có nhiều cố gắng trong việc phòng, chống bạo lực gia đình nhưng ở khắp
nơi trên thế giới, phụ nữ vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình. Chính vì vậy, phòng, chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ là vấn đề cấp bách hiện nay.
Kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm
đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trong gia đình đối với
phụ nữ. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang triển khai Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình, chính là thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, xây
dựng xã hội Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ về giới, chưa tuyên truyền rộng rãi, vận dụng một cách
triệt để tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống bạo lực gia đình nên sự nghiệp giải phóng phụ
nữ vẫn còn những hạn chế nhất định, gây ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội. Một trong những
khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội là tình trạng bạo lực gia đình, nhất là bạo lực
đối với phụ nữ. Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để
lại nhiều hậu quả cho con người, nhất là đối với phụ nữ; biết bao phụ nữ bị tổn thương nặng nề
về thể chất, trí tuệ và tinh thần; biết bao gia đình tan vỡ; biết bao nạn nhân là trẻ em phải sống
lang thang không nơi nương tựa Bạo lực gia đình đã vượt qua ranh giới về văn hóa, về mức
thu nhập và về tuổi tác. Không chỉ những người phụ nữ nông thôn hay những phụ nữ có trình
độ học vấn thấp mới là nạn nhân của bạo lực gia đình mà ngay cả đối với những phụ nữ có
trình độ học vấn cao cũng vẫn là nạn nhân của những vụ bạo lực gia đình; không chỉ những
người phụ nữ không trực tiếp lao động để có thu nhập mới là nạn nhân của bạo lực gia đình mà
ngay cả những người thành đạt, có thu nhập cao cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình; không
chỉ những cô gái trẻ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà ngay cả những người phụ nữ lớn tuổi
cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình từ phía chồng, người tình hoặc con của mình. Mặc dù
Liên Hợp Quốc và các nước trên thế giới đã có nhiều cố gắng trong việc phòng, chống bạo lực
gia đình nhưng ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữ vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình. Chính vì
vậy, phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là vấn đề cấp bách hiện nay.
.
Thựchiện những cải biến xã hội dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, phụ nữ Việt Nam đã
được thoát khỏi áp bức, bất công, đặc biệt là thoát khỏi những trói buộc trong gia đình bởi hủ
tục và quan niệm phong kiến nặng nề để bước lên địa vị làm chủ đất nước, làm chủ bản
thân, bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh
vực gia đình. Để phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng của
người phụ nữ trong gia đình, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chủ trương, chính sách
nhằm phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, từ đó tạo điều kiện để họ có cơ hội tham
gia vào các hoạt động của xã hội, cống hiến trí tuệ, tài năng của mình cho đất nước, góp phần
xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về đề bạt cán bộ nữ, Bác Hồ luôn nhắc nhở các cấp, các ngành phải chú ý thực hiện triệt để
cuộc "Cách mạng giải phóng phụ nữ". Muốn thật sự đưa phụ nữ bình quyền với nam giới thì
phải mạnh dạn cất nhắc, đưa phụ nữ vào cương vị lãnh đạo. Bác đã khẳng định: "Phụ nữ có
nhiều khả năng làm lãnh đạo, có nhiều phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo ở cơ sở, nhiều
người công tác rất giỏi". Bác Hồ cũng phê phán một số địa phương, cơ quan và cá nhân còn
coi nhẹ vai trò của phụ nữ, phê phán tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Người nói: "Các đồng
chí phải thật sự sửa chữa bệnh thành kiến, hẹp hòi đối với phụ nữ", "Nhiều người còn đánh
giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi, như vậy là rất sai". Bác Hồ đã
coi công tác đào tạo và cất nhắc cán bộ nữ là một bộ phận trong cuộc cách mạng giải phóng
phụ nữ. Bác Hồ còn chăm lo và coi trọng tổ chức phụ nữ, từ Hội Phụ nữ Giải phóng đến
Đoàn Phụ nữ Cứu quốc và Hội Liên hiệp Phụ nữ. Bác đã dành cho tờ báo Phụ nữ Việt Nam
số 1 in ở chiến khu Việt Bắc tháng 2/1948 một bức thư ở trang đầu.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước ta quán
triệt nghiêm túc, được thể hiện qua đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung
ương và Chính phủ trong công tác phụ vận và được cụ thể hóa trong các nghị quyết, chỉ thị
của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
II.3 đề xuất những biện pháp phòng,chống bạo hành gia đình
- Xây dựng mô hình Trung tâm Hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực giới trong gia đình.
Trung tâm có chức năng điều trị, tư vấn về luật pháp và tâm lý cho các nạn nhân
này. Phát triển và mở rộng quy mô các Trung tâm tư vấn tâm lý, Giáo dục Tình
yêu-Hôn nhân-Gia đình, Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và gia đình (RaFH) Các
trung tâm này hiện nay đang hoạt động rất hiệu quả. Ngoài ra, một số địa phương
đã thành lập thí điểm các Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, các câu lạc
bộ vì hạnh phúc gia đình (gồm các nạn nhân bị bạo hành tham gia chia sẻ kinh
nghiệm), câu lạc bộ tình nguyện vì hạnh phúc gia đình (gồm các cán bộ chính
quyền, y tế, phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên, cán bộ hoà giải tham gia). Tập
huấn và nâng cao năng lực và kiến thức về giới cho cán bộ làm công tác hoà giải
- Xây dựng nhà tạm lánh, tạm trú cho nạn nhân.
- Người chồng cùng với người vợ trong gia đình hãy chung tay xây dựng mái ấm gia
đình và nói không với bạo lực.
- Thay đổi nhận thức xã hội, tạo dư luận lên án bạo lực gia đình.
- Có them nhiều chương trình nghiên cứu về bạo lực giới trong gia đình để tìm cách
khắc phục.
- Đưa bạo lực trên cơ sở giới vào trong hệ thống giáo dục để định hướng thanh niên
về bình đẳng giới, bạo lực gia đình và biến trường học thành nơi an toàn.
- Giúp phụ nữ giải quyết bạo lực trong cuộc sống thông qua hoạt động đào tạo kỹ
năng, các nhóm tự lực, giáo dục, dạy nghề cũng như hỗ trợ về tài chính và pháp lý.
- Tích cực thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình qua các phương
tiện truyền thông…
- Khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động người dân xóa
bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình
- Giúp phụ nữ giải quyết bạo lực trong cuộc sống thông qua hoạt động đào tạo kỹ
năng, các nhóm tự lực, giáo dục, dạy nghề cũng như hỗ trợ về tài chính và pháp lý