Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tìm hiểu tư tưởng hồ chí minh về công tác cán bộ trong công tác cán bộ trong tác phẩm sửa đổi đường lối làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.66 KB, 10 trang )

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ TRONG
CÔNG TÁC CÁN BỘ TRONG TÁC PHẨM “ SỬA ĐỔI ĐƯỜNG LỐI LÀM VIỆC”
MỤC LỤC Trang
PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN B: NỘI DUNG 2
1 Hoàn cảnh s áng t ác
2.Quan điểm của HCM về công tác cán bộ trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
2.1 Những thiếu sót của cán bộ
2.2 Nh ững gi ải pháp Người đưa ra
2.2.1 Về đào tạo chuyên môn,nghiệp vụ cho cán bộ
2.2.2. Về bồi dưỡng và sử dụng cán bộ
2.2.3. Xây dựng cơ chế làm việc cho cán bộ
2.2.4 Về chính sách cán bộ
2.2.4.1 Khéo dùng cán bộ
2.2.4.2. Phải có gan cân nhắc cán bộ
2.2.4.3. Thương yêu cán bộ
2.2.4.4 Phê bình
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm ‘ Sửa đổi lối làm việc”
PHẦN C: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản
tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư
tưởng đạo đức cách mạng. Là lãnh tụ của Đảng của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
vừa nêu tấm gương sáng về đạo đức, lại vừa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Để hiểu hơn tấm gương đạo đức cách mạng Hồ chí Minh và những tư tưởng di sản quí giá mà
Người để lại, đặc biệt là những bài học vô giá trong công tác xây dựng Đảng và tu dưỡng đạo
đức tác phong công tác đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, chúng ta một lần nữa tìm hiểu về một
trong những tác phẩm của người – tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Toàn bộ tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” thể hiện nỗi khắc khoải chính trị, những ưu tư, băn
khoăn của Người và mong muốn cán bộ cách mạng thay đổi phong cách làm việc để tất cả vì
nhân dân phục vụ. Nếu nhìn từ góc độ này thì chúng ta thấy cả cuộc đời của Bác là nỗi niềm đau
đáu vì hạnh phúc của nhân dân. Qua tác phẩm này, chúng ta hiểu được một điều sâu sắc rằng:
Bác quan tâm đến nhân dân với tất cả tấm lòng và tình cảm của Người.
Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy …đóng góp ý kiến để bài viết
được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn .
2

PHẦN B : NỘI DUNG
1.Hoàn cảnh
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1947, hai năm sau khi
Nhà nước giành được độc lập, có giá trị đặc biệt cả về lý luận và thực tiễn. Lúc bấy giờ đất nước
ta vẫn tồn tại hai loại chính quyền: chính quyền do thực dân Pháp dựng lên và chính quyền cách
mạng. Nhưng Bác biết rằng chính quyền cách mạng sẽ nắm được quyền lãnh đạo, và để nắm
được quyền quản lý đất nước thì chính quyền cách mạng phải có các phẩm chất tốt. "Sửa đổi lối
làm việc" - nói cho cùng, đó là sửa đổi tinh thần cơ bản của những người nhận trách nhiệm
hướng dẫn và lãnh đạo một dân tộc nhằm mục tiêu giải phóng Tổ quốc, giải phóng nhân dân.
Tác phẩm của Bác đã quán triệt tinh thần đó, với lối viết cô đọng, sáng rõ và cụ thể, “Sửa đổi lối
làm việc” trước hết thể hiện tư tưởng và tình cảm là tất cả vì nhân dân.
Từ khi ra đời đến nay, tác phẩm: “Sửa đổi lối làm việc” luôn là văn kiện quan trọng về xây
dựng Đảng. Tác phẩm được viết trong một thời kỳ đặc biệt, với bản chất xâm lược và hiếu chiến,
kẻ thù đã gửi 3 tối hậu thư trong 2 ngày, đòi chúng ta phải hạ vũ khí; chúng đã buộc chúng ta
phải cầm súng đứng lên bảo vệ nền độc lập. Cuộc kháng chiến trường kỳ càng khó khăn, gian
khổ yêu cầu sức chiến đấu của Đảng ngày càng cao. Để kịp thời chỉnh đốn Đảng, phê bình
những khuyết điểm, sai lầm, tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” đã kịp thời ra đời để sửa đổi lối làm
việc của Đảng. Được viết cách đây hơn 50 năm, nhưng đến nay nội dung, tư tưởng tác phẩm vẫn
giữ nguyên giá trị, là một trong những tài liệu phục vụ cho việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh - kể từ khi bước chân ra đi tìm đường cứu nước tới khi viết

những dòng Di chúc cuối cùng – tất cả đều toát lên một tư tưởng vĩ đại: vì Nhân Dân! Nhân dân
trong tâm hồn Bác như một nỗi thương cảm, nỗi day dứt, như mục tiêu sống của mình. Nhân dân
Việt Nam có lịch sử lâu dài nghìn năm, trong đó có thời gian dài với thân phận đau khổ và “lép
vế”. Bác đã thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ đau, sự bất hạnh và thân phận “lép vế” của một dân tộc bị
“giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” hoành hành. Cuộc cách mạng mà Bác và Đảng lãnh đạo
chính là vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân. Xuất phát từ tình
cảm đó mà trong “Sửa đổi lối làm việc” Bác đặt vấn đề cho những người phục vụ nhân dân,
“người lãnh đạo là người đầy tớ của nhân dân” phải có phẩm chất và đạo đức cách mạng. Bác
yêu cầu những cán bộ cách mạng phải trung thành tuyệt đối với lý tưởng và mục tiêu của Đảng
là suốt đời rèn luyện đạo đức cách mạng để phục vụ nhân dân. Chính vì nỗi lo lắng ấy, nên Bác
đã đặt ra vấn đề rèn luyện đạo đức đối với các đồng chí của mình. Bằng tác phẩm này, Bác trang
bị cho các đồng chí của mình các công cụ và tiêu chuẩn đạo đức nhằm hai mục đích rất rõ ràng:
Thứ nhất là, thu hút sự ủng hộ của nhân dân để tiến hành một cách thuận lợi cuộc kháng chiến;
và thứ hai là, để cán bộ cách mạng sửa chữa những thói hư, tật xấu thường có trong mỗi người để
rèn luyện và nêu cao đạo đức cách mạng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền.
Bác quan niệm: cán bộ cách mạng là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ,
giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời báo cáo tình hình của dân cho Chính
phủ rõ, để đặt chính sách cho đúng. Từ định hướng đó, Người khẳng định rằng, cán bộ là cái
"gốc" của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu có ảnh
hưởng quyết định tạo nên.
2. Quan điểm cuả Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trong tác phẩm “Sửa đổi lối l àm việc”
2.1Những thiếu sót của cán bộ
Người phê phán gay gắt những căn bệnh đã ăn sâu vào tác phong làm việc của cán bộ ta như sau
-Bệnh ba hoa;
- Bệnh địa phương;
- Bệnh ham danh vị;
- Bệnh thiếu kỷ luật( Gặp sao hay vậy);
- Bệnh xa quần chúng;
- Bệnh chủ quan;
- Bệnh hình thức;

- Bệnh ích kỷ; bệnh hủ hoá
3
- Bệnh thiếu ngăn nắp;Bệnh lười biếng .”
Nó thể hiện cụ thể qua việc làm của cán bộ như : hám dùng người bà con, anh em quen biết, hám
dùng người nịnh hót, ghét người chính trực, hám dùng những người hợp tính với mình, tránh
những người không hợp ý mình. “Lúc dùng cán bộ, nhiều người phạm vào những chứng bệnh
sau đây:
1- Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài.
2- Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực.
3- Ham dùng những người tính tình hợp với mình mà tránh những người tính tình không hợp với
mình.
Vì những căn bệnh đó, kết quả là những người kia làm bậy mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo
vệ, khiến cho chúng ngày càng hư hỏng. Đối với những người chính trực thì bới lông tìm vết để
trả thù. Thời gian gần đây những bệnh này đã phát triển thành bệnh tham nhũng, bệnh quan liêu,
bệnh xa hoa lãng phí, bệnh vô cảm trước nỗi khổ của dân Thời gian gần đây những bệnh này đã
phát triển thành bệnh tham nhũng, bệnh quan liêu, bệnh xa hoa lãng phí, bệnh vô cảm trước nỗi
khổ của dân Như thế cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng
2.2 Những giải pháp Người đưa ra
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người phê bình những khuyết điểm, yếu kém trong công
tác cán bộ, đồng thời đề ra những quan điểm và giải pháp về vấn đề cán bộ, trong đó việc đào tạo
và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trở thành những người có văn hóa, có tri thức và nghiệp vụ. Điều
đó được thể hiện:
2.2.1. Về việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ.
Vì cán bộ là cái "gốc" của mọi công việc, do đó, huấn luyện cán bộ là công việc "gốc" của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ huấn luyện nghề nghiệp cho cán bộ là khâu đầu tiên. Vì rằng, cán
bộ làm nghề nào, ngành nào cũng phải học cho thành thạo công việc ở ngành, nghề ấy. Đồng
thời, phải nghiên cứu những chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ; học tập
những kinh nghiệm thành công và thất bại; học tập lịch sử truyền thống cách mạng và sự phát
triển trong từng thời kỳ Theo đó, việc huấn luyện phải sắp xếp cách dạy và học, kiểm tra kết
quả, sao cho cán bộ dần dần đi đến thành thạo công việc; huấn luyện chính trị, môn nào cũng

phải có; cần coi trọng nâng cao kiến thức văn hóa.
2.2.2. Về bồi dưỡng và sử dụng cán bộ.
Mục tiêu cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ cần
thiết để làm việc; theo yêu cầu của công việc chứ không (chỉ) là để đáp ứng tiêu chuẩn do cơ
quan quản lý đặt ra. Tiêu chuẩn, về cơ bản là định hướng cho “đầu vào”, chứ không nên là cơ sở
để đào tạo, bồi dưỡng. Về mặt nguyên tắc, cơ quan quản lý, sử dụng chỉ tuyển dụng hoặc bổ
nhiệm những người đã đủ tiêu chuẩn quy định vào những vị trí, công việc đã định. Việc “huấn
luyện nghề nghiệp” cơ bản cần tập trung vào việc trang bị những kiến thức, kỹ năng và thái độ
mà chính vị trí công việc ấy đòi hỏi để “thạo việc”, để làm việc tốt hơn, hiệu quả.
Đảng luôn coi cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu; trọng nhân tài,
trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc chung.
Theo tư tưởng của Người, Đảng phải hiểu biết rõ cán bộ, xem xét lại nhân tài và tìm nhân tài
mới. Phải cất nhắc cán bộ cho đúng; cán bộ phải được tập thể tin cậy, bố trí đúng ngành nghề
đào tạo, huấn luyện. Một trong những vấn đề Bác đặc biệt quan tâm, đó là đặt đúng người vào
đúng công việc thích hợp: phải khéo dùng cán bộ; phải biết tùy tài mà dùng người; phải phân
phối cán bộ cho đúng; phải dùng người đúng chỗ, đúng việc. “Dụng nhân như dụng mộc” –
không chỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn có giá trị thực tiễn cách mạng. Ngay từ khi mới giành được
chính quyền năm 1945, Bác đã thành lập một Chính phủ Liên hiệp, đoàn kết, mở rộng, tập hợp
xung quanh Bác những nhân sỹ trí thức (cả quan lại của chế độ cũ). Giành chính quyền, đạp đổ
chế độ phong kiến và ngai vàng của vua chúa, nhưng Bảo Đại được Bác mời làm Cố vấn Chính
phủ mới. Ông vua không bị treo cổ như khi cách mạng Pháp và cách mạng Nga thành công. 12
vị quan chức của Chính phủ thân Nhật - Trần Trọng Kim, thì 10 vị được tham gia Chính phủ Cụ
Hồ, như các ông Hoàng Xuân Hãn, Trần Đình Nam, Phan Anh… Có đến 50 ghế Nghị sỹ thuộc
lực lượng chống đối được quyền đặc cách, không qua bầu cử Quốc hội. Những người không phải
đảng viên như bác sỹ Trần Duy Hưng, bà Thục Viên, Vũ Đình Hòe, Phan Kế Toại, Phạm Khắc
Hòe, Đỗ Đức Dục… đều được trọng dụng và có những đóng góp lớn cho cách mạng ở vị trí công
4
tác của mình. Thậm chí, những nhân vật chính trị như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh cũng
được mời tham gia Chính phủ. Nghĩa là Bác đã sử dụng từng đối tượng trong từng hoàn cảnh cụ
thể để phục vụ cho lợi ích cách mạng. Đó là sự thể hiện tinh túy và cốt lõi của“Sửa đổi lối làm

việc” để bồi dưỡng và giáo dục cán bộ cách mạng.
Khi đã đặt cán bộ thích hợp với công việc, cần tiếp tục giúp họ có điều kiện hoàn thành công
việc một cách có hiệu quả: luôn luôn dùng lòng thân ái mà giúp đỡ, giúp họ sửa chữa những chỗ
sai lầm; khen ngợi họ lúc làm được việc tốt, và phải luôn kiểm soát cán bộ, giữ gìn cán bộ.
Người nhấn mạnh, đối với công tác cán bộ của Đảng ta, việc xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, cất nhắc và kiểm tra cán bộ là một quy trình liên hoàn và liên tục, yêu cầu thực hiện
nghiêm túc, triệt để. Cán bộ được đề bạt phải dựa vào cả quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu.
Sau khi nhận chức trách, lại tiếp tục được tổ chức quan tâm theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra. Có như
vậy, công tác cán bộ của Đảng mới đem lại hiệu quả thiết thực cho sự nghiệp cách mạng.
2.2.3. Xây dựng cơ chế làm việc cho cán bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra có năm cách:
- Thứ nhất là chỉ đạo - tạo điều kiện cho họ làm, thử cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng
không sợ. Nhưng phải luôn luôn tùy hoàn cảnh mà hướng dẫn cho họ phương hướng, cách thức
công tác để phát triển năng lực và sáng kiến.
Thứ hai là luôn bồi dưỡng cán bộ, nâng cao tư tưởng, trình độ lý luận và cách làm việc cho
họ. Việc đào tạo và sử dụng hợp lý đối với cán bộ có khéo, có đúng thì mới thực hiện được
nguyên tắc vấn đề cán bộ quyết định mọi công việc.
- Thứ ba là thường xuyên kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển
ưu điểm.
- Thứ tư là khi họ sai lầm thì dùng cách thuyết phục giúp họ sửa chữa, cải tạo.
- Thứ năm là giúp đỡ họ điều kiện sinh sống đầy đủ để làm việc.
Tùy hoàn cảnh mà giúp họ khi ốm đau, khi gia đình họ gặp khó khăn. Những điều đó quan hệ rất
lớn tới tinh thần của cán bộ, và sự thân ái đoàn kết trong Đảng. Nghĩa là phải quan tâm đầy đủ
cả vật chất lẫn tinh thần của người cán bộ để họ có đủ điều kiện hoạt động và phục vụ cách
mạng.
2.2.4. Về chính sách cán bộ.
Bác chỉ ra cần phải hiểu biết cán bộ. Vấn đề nhận xét và đánh giá cán bộ là vấn đề không đơn
giản. Biết người cố nhiên là khó, tự biết mình cũng không dễ. Nếu không biết sự phải trái ở
mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu. Người còn chỉ rõ các chứng bệnh của
cán bộ ta như: tự cao tự đại; ưa người ta nịnh mình; do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người

khác thiếu khách quan. Không thể đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả
mọi người khác nhau. Phạm một trong bốn bệnh đó “cũng như mắt đã mang kính có màu, không
bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông”. Vì vậy, nhận xét cán bộ không nên chỉ
xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc, mà phải xét kỹ cả toàn công việc của cán bộ. Do đó,
nhận xét đánh giá cán bộ phải xuất phát từ hiện thực khách quan, với quan điểm toàn diện, lịch
sử - cụ thể. Qua đó mới biết chỗ tốt và chỗ xấu của cán bộ. Từ đó mà nâng cao chỗ tốt, sửa chữa
chỗ xấu, trong đó Bác coi trọng nghệ thuật sử dụng cán bộ. Bác đề ra các yêu cầu như sau:
2.2.4.1. Khéo dùng cán bộ.
Mục đích của việc này là cốt để thực hành đầy đủ chính sách của Đảng và Chính phủ. Đồng thời
chống những chứng bệnh như: ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là
chắc chắn hơn người ngoài, ham dùng những kẻ nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính
trực Vì những việc đó, kết quả là dù họ có làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo hộ
khiến cho chúng ngày càng hư hỏng. Đối với những người chính trực thì "bới lông tìm vết" để
trả thù. Như thế, cố nhiên hỏng cả việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo.
2.2.4.2. Phải có gan cất nhắc cán bộ.
Phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, công việc nhất
định chạy. Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây nên
mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào. Trước khi cất nhắc cán
bộ, phải nhận xét rõ ràng, phải căn cứ vào kết quả công việc họ làm, cách nói, cách viết và cách
sinh hoạt của họ, v.v…
5
2.2.4.3. Thương yêu cán bộ.
Điều này được thể hiện là luôn luôn chú ý đến công tác của họ, kiểm thảo họ. Hễ thấy khuyết
điểm thì giúp họ sửa ngay, để vun trồng cái thói có gan phụ trách, cả gan làm việc của họ. Đồng
thời phải nêu rõ những ưu điểm, những thành công của họ. Làm thế không phải là làm cho họ
kiêu căng, mà cốt làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng sức. Phải vun đắp chí khí của họ.
2.2.4.4. Phê bình
Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, mặc dù thời gian cầm quyền của Đảng ta
chưa nhiều nhưng cũng đã bộc lộ những thiếu sót, khuyết điểm ở một bộ phận đảng viên, cán bộ.
Là một đảng viên và trên cương vị lãnh tụ cao nhất của Đảng, Hồ Chí Minh đã kiên quyết chỉ rõ

những khuyết điểm của Đảng cũng như của đảng viên, cán bộ, đồng thời, đặt vấn đề phải tiến
hành tự phê bình và phê bình trong Đảng.
-Vì sao phải phê bình, tự phê bình?
Trước những ý kiến cho rằng, tiến hành tự phê bình và phê bình là vô hình trung vạch rõ khuyết
điểm của Đảng, của Chính phủ, của mình cũng như đồng chí mình, và như vậy kẻ địch sẽ lợi
dụng để phá hoại Đảng, Hồ Chí Minh lập luận: làm người khó ai tránh khỏi lỗi lầm, thiếu sót.
Đảng ta là một tổ chức chính trị tiên phong của giai cấp công nhân, tập hợp những chiến sĩ trung
kiên, thông minh, dũng cảm…, nhưng Đảng cũng từ trong xã hội mà ra, không phải “trên trời rơi
xuống” nên không tránh khỏi khuyết điểm, thiếu sót. Người chỉ ra nhiều lý do khách quan, chủ
quan dẫn tới nhiều thiếu sót, khuyết điểm, thậm chí sai lầm của cán bộ, đảng viên. Điều đó là lẽ
bình thường, quan trọng là thái độ của những người cộng sản ra sao trước những lỗi lầm mắc
phải. Nếu “sợ mất oai tín và thể diện”, không quyết tâm sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, đó là
điều bất bình thường. Người khẳng định: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một
Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà
có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa
khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”
(1)
. Hồ Chí Minh
cho rằng: khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình thì giống như uống thuốc. Nếu sợ phê
bình thì cũng khác nào là có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc. Như vậy thì bệnh tình
lại càng nặng thêm, không chết “cũng la lết quả dưa ”. Do vậy, đối với đảng viên, cán bộ mà “nể
nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc. Thế thì khác
nào thấy đồng chí mình ốm, mà không chữa cho họ. Nể nang mình, không dám tự phê bình, để
cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào mình tự bỏ thuốc độc cho mình”
(2)
.
Đặt vấn đề như vậy, rõ ràng Hồ Chí Minh không “siêu nhân hoá” con người cán bộ, đảng viên
mà xét họ trong môi trường sống cụ thể và nêu quan điểm tự phê bình và phê bình chính là thang
thuốc “xổ bệnh” rất có hiệu nghiệm để tẩy trừ những khuyết điểm, thiếu sót của cán bộ đảng
viên, nhằm làm cho họ sống cao đẹp hơn, phục vụ cho nhân dân được nhiều hơn.

-Phê bình cho đúng
Để phê bình và tự phê bình đạt được kết quả mong muốn, điều có ý nghĩa then chốt là phải “phê
bình cho đúng”. Phê bình cho đúng chẳng những không làm giảm thể diện, uy tín của người bị
phê bình, trái lại, còn làm cho sức mạnh, uy tín của Đảng và cán bộ đảng viên tăng lên. Muốn
phê bình cho đúng, trước hết phải xác định đúng mục đích và đối tượng phê bình. Phê bình cốt là
để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, làm việc cho tốt hơn, tạo ra sự đoàn kết, thống nhất nội bộ.
Phê bình mình cũng như phê bình người khác không phải là dịp để công kích lẫn nhau, nói xấu
và bôi nhọ danh dự của nhau. Bản thân mình khi phê bình người khác không phải là soi mói,
“bới lông tìm vết” của đồng chí mình để tìm cơ hội “hạ bệ” lẫn nhau. Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng,
cần phải tránh triệt để hiện tượng: “Khi phê bình ai, không phải vì Đảng, không phải vì tiến bộ,
không phải vì công việc, mà chỉ công kích cá nhân, cãi bướng, trả thù, tiểu khí”
(3)
. Người xác
định đối tượng cần phê bình là công việc chứ không phải phê người. Những việc làm sai trái,
những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm, khuyết điểm dù đó là của cá nhân hay của tổ chức, dù đó là
đảng viên bình thường hay là cán bộ cấp cao đều phải được phê bình một cách kiên quyết và
“phải lập tức sửa chữa”. Người nhấn mạnh: Đối với cơ quan lãnh đạo cũng như đảng viên giữ
cương vị lãnh đạo trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể phải hết sức gương mẫu trong
việc thực hiện tự phê bình và phê bình, tuyệt đối không được “phùng mang trợn mắt” làm thui
chột tinh thần của đảng viên, quần chúng nhân dân trong đấu tranh phê bình, tự phê bình.
6
Theo Bác, có thái độ đúng với những khuyết điểm, thiếu sót và tìm ra phương pháp phê
bình thích hợp là điểm có ý nghĩa mấu chốt trong nâng cao hiệu quả của tự phê bình và phê bình
trong Đảng. Người cũng nghiêm khắc lên án thái độ, cách xử lý không đúng đắn trước những
khuyết điểm, thiếu sót của tổ chức đảng hay cán bộ, đảng viên. Khi có người mắc phải sai lầm,
khuyết điểm, thái độ đúng của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng là không “đao to búa lớn”, vội
vàng chụp mũ cho họ là “cơ hội chủ nghĩa” rồi đi đến cảnh cáo “khai trừ” một cách áp đặt. Muốn
cho họ thành tâm sửa chữa, phải tiến hành giải thích rõ ràng, làm cho họ tự nhận thấy sai sót của
mình để vui lòng sửa chữa. Để làm được điều đó, “phải biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo,
như chiếu tấm gương cho mọi người soi thấu những khuyết điểm của mình, để tự mình sửa

chữa”
(4)
. Phê bình “khôn khéo” ở đây, theo Hồ Chí Minh, là phải đồng thời vạch rõ ưu điểm và
khuyết điểm, tránh dùng những lời mỉa mai, chua cay đâm thọc, không được hữu khuynh “a
dua”, “tâng bốc” mà phải phê, tự phê một cách “ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang thêm
bớt”.
Sự “khôn khéo” còn thể hiện ở chỗ tiến trình tự phê bình và phê bình phải được đặt trong khuôn
khổ của tổ chức, có sự lãnh đạo chặt chẽ. Lãnh đạo, chỉ huy phải khơi dậy được tinh thần dân
chủ không chỉ trong Đảng mà cả trong quần chúng nhân dân. Làm như thế mới tránh được hiện
tượng đảng viên, cán bộ và quần chúng nhân dân dù có ý kiến cũng không dám nói, không dám
đấu tranh phê bình. Hồ Chí Minh cho rằng: Họ không dám nói không phải họ không có ý kiến,
nhưng vì họ nghĩ: nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị “trù” là đằng khác.
Do không dám nói ra nên họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản, sinh thói không nói
trước mặt, chỉ nói sau lưng, “ trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm” sinh ra thói “thậm
thà thậm thụt” và những thói xấu khác. Người nêu bật kinh nghiệm: “cơ quan nào mà trong lúc
khai hội, cấp trên để cho mọi người có gì nói hết, cái đúng thì nghe, cái không đúng thì giải
thích, sửa chữa, ở những cơ quan đó mọi người đều hoạt bát mà bệnh “thì thầm thì thào” cũng
hết”
(5)
.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: phê bình phải được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Làm
được như vậy, theo Người: các sai lầm khuyết điểm sẽ được rửa sạch ngay khi nó mới phôi thai.
Còn “nếu để sai lầm, khuyết điểm trở nên to tát rồi mới đem ra “chỉnh” một lần, thế là “đập” cán
bộ. Cán bộ bị “đập”, mất cả lòng tự tin, người hăng hái cũng hoá thành nản chí, từ nản chí đi đến
vô dụng”
(6)
, như thế là không thực hiện đúng mục đích của tự phê bình, phê bình, không vì sự
tiến bộ mà còn mất dần đảng viên, cán bộ.
Những ý kiến về phê bình cho đúng của Hồ Chí Minh vừa nói lên tính Đảng, vừa nói lên tính
nhân văn, văn hoá của người phê bình. Muốn sửa chữa sai lầm khuyết điểm đi đến sự tiến bộ thì

phải dựa vào lòng tự giác của đảng viên, cán bộ và dùng biện pháp giải thích, thuyết phục. Điều
đó là hết sức cần thiết nhưng như thế không có nghĩa là không giải quyết bằng con đường tổ
chức. Người chỉ ra lỗi lầm cũng có “việc nhỏ, việc to”, nếu không dùng biện pháp xử phạt thì kỷ
luật của Đảng cũng trở nên lỏng lẻo, và điều đó cũng là sự mở đường cho bọn cố ý dễ dàng phá
hoại Đảng ta. Do vậy, để tự phê bình và phê bình được tăng thêm hiệu quả thì phải kết hợp chặt
chẽ với biện pháp tổ chức, soi xét kỹ lưỡng từng trường hợp để có hình thức xử lý thích hợp.
Là một chiến sĩ cộng sản đã lăn lộn, từng trải, dày dạn kinh nghiệm, với nhãn quan chính trị hết
sức nhạy bén, Hồ Chí Minh sớm nhìn thấu được nguy cơ của một đảng cầm quyền là dễ vấp phải
những sai lầm, khuyết điểm. Người đã chỉ ra một cách cụ thể và đồng thời bốc trúng thang thuốc
“xổ bệnh” có hiệu quả cao là tiến hành phê bình trong Đảng. Phê bình cho đúng được Hồ Chí
Minh luận giải trong tất cả các đề mục của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” đều toát lên tư tưởng
của Người về tình yêu thương con người, vì sự tiến bộ của mỗi đảng viên, cán bộ. Người cỗ vũ
và chỉ rõ cho mỗi đảng viên, cán bộ con đường tự giải thoát và giúp nhau giải thoát khỏi mọi
chứng bệnh, vượt lên mọi cám dỗ thấp hèn, thực sự là con người mới xã hội chủ nghĩa Đối với
cán bộ sai lầm, chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa
chữa sai lầm và khuyết điểm.Và càng sợ, những người lãnh đạo sẽ không biết tìm đúng cách để
giúp cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Sự sửa chữa khuyết điểm, một phần cố nhiên là
trách nhiệm của cán bộ đó, nhưng cũng một phần trách nhiệm của người lãnh đạo. Sửa chữa sai
lầm cố nhiên cần dùng cách thuyết phục, giải thích, cảm hóa, dạy bảo. Song, không phải tuyệt
nhiên không dùng xử phạt. Nếu không xử phạt, thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố
ý phá hoại. Vì vậy, phê bình cho đúng, chẳng những không làm giảm uy tín của cán bộ, của
7
Đảng, mà còn làm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn, do đó mà uy tín và thể diện
càng tăng thêm.
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm “ sửa đổi lối làm việc “
Theo Người, ''cán bộ là gốc của công việc'', do đó Người yêu cầu ''phải biết rõ cán bộ” và ''hiểu
biết cán bộ'' để có kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện, sử dụng phù hợp. Đánh giá đúng cán bộ tức
là xác định chính xác ai tốt ai xấu, ai mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào, khả năng hoàn thành công việc
đến đâu, quan hệ với quần chúng ra sao để từ đó ''tìm thấy những nhân tài mới những người hủ
hoá cũng lòi ra''

Cán bộ là con người, vì vậy người cán bộ luôn chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, xã hội
nên khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh luôn đặt cán bộ trong mối quan hệ toàn diện, nhiều chiều,
phát triển và không định kiến ''một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải sẽ sai lầm mãi.
Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm nhưng chắc gì sau này không bị sai lầm? Quá khứ, hiện
tại và tương lai của mọi người không phải luôn luôn giống nhau lúc cách mạng lên cao thì hăng
hái, lúc cách mạng gặp khó khăn thì đâm ra hoang mang'' hoặc ''nhận xét cán bộ không nên chỉ
xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ''. Theo
Người, phải lấy tiêu chuẩn để đánh giá ''cán bộ nào, phong trào ấy''. Một người cán bộ tốt phải là
người có đủ đức và tài, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đức là đạo đức cách mạng, là cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư; tài là người có khả năng hành động, làm việc mang lại hiệu quả cao. Đức
và tài phải thống nhất với nhau trong đó ''Đức là gốc''.
Một điều quan trọng nữa là người đánh giá cán bộ. Để đánh giá đúng, đòi hỏi người đánh giá
phải công tâm, vô tư, khách quan. Do đó, bản thân người đánh giá cũng phải ''tự sửa mình'' để
"nếu không biết sự phải trái của mình thì không thể nhận rõ cán bộ tốt hay xấu''. Đặc biệt đánh
giá cán bộ phải dựa vào dân, lấy ý kiến của dân, đem ra tập thể bàn bạc và đi đến thống nhất.
Đánh giá đúng cán bộ để Đảng có kế hoạch huấn luyện cán bộ vì ''cán bộ là tiền vốn của Đảng'',
''công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém'', “Đạo đức cách mạng không phải
từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
Cũng như ngọc, càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Sử dụng cán bộ thế nào? Theo Hồ Chí Minh, trước hết phải xác định đúng yêu cầu của công
việc, ''công việc yêu cầu cán bộ'' và khi bố trí, sử dụng phải tránh sự thiên vị cá nhân. Dùng
người là cả một khoa học và nghệ thuật, do đó, nếu bố trí đúng sẽ phát huy mặt mạnh của cán bộ,
thúc đẩy được phong trào và còn hạn chế được mặt yếu, mặt dở của họ. Người chỉ ra những
khuyết điểm khi sử dụng cán bộ, người quản lý hay mắc phải đó là ''ba ham''. ''Ham dùng người
bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. Ham dùng những kẻ
nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực. Ham dùng những người tính tình hợp với
mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình''.
Người căn dặn 5 vấn đề mà người cán bộ lãnh đạo phải thực hiện khi dùng người:
''Mình phải độ lượng, vị tha thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công -vô tư, không có
thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi''; ''Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những

người mình không ưa”; ''Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn
kém, giúp cho họ tiến bộ''; ''Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ
tốt''; ''Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình''.
Đồng thời, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải mạnh dạn cất nhắc cán bộ và thường xuyên luân chuyển
cán bộ, chống bệnh ích kỷ, địa phương, kéo bè, chia rẽ phái này phái kia ''phải kết thành một
khối không phân biệt, không kèn cựa và giúp đỡ nhau thì công việc mới chạy”. Trong quá trình
sử dụng cán bộ phải thường xuyên đánh giá để kịp thời uốn nắn, sửa chữa khuyết điểm cho cán
bộ và bố trí lại cán bộ khi cần thiết.
Thực tế, trong cuộc đời làm cách mạng, Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta di sản quý báu đó là
khoa học và nghệ thuật về đánh giá và sử dụng cán bộ
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ có nội hàm hết sức phong phú nên cần được
nghiên cứu ở nhiều phương diện. Song, cần khẳng định: Đánh giá cán bộ, sử dụng cán bộ là cả
một vấn đề khoa học và nghệ thuật, và phải luôn ghi nhớ lời Bác dạy: “Công việc thành hay bại
đều từ cán bộ mà ra''
- Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong:
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc
8
kém. Ðó là một chân lý nhất định". Ngay từ khi chính quyền cách mạng nhân dân được thành lập,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời những nhân sĩ, học giả, trí thức của xã hội cũ ra làm việc và tham
gia vào công tác chính quyền. Tất cả những ai có chuyên môn, cần dùng vào lĩnh vực nào nếu có
nhiệt tâm đều được trọng dụng. Bên cạnh việc đào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư làm công bộc cho dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi các ngành các cấp và
địa phương tìm và tiến cử nhân tài để kiến quốc. Nhờ sự góp sức đồng lòng của toàn dân, toàn
quân mà cuộc kháng chiến trường kỳ của ta thắng lợi vẻ vang và sự nghiệp cách mạng của dân
tộc dưới sự lãnh đạo của Ðảng từng bước phát triển bền vững. Ngày nay, các thế hệ cán bộ của
chúng ta được đào tạo cơ bản, đầy đủ, chính quy với số lượng đông đảo thường xuyên nhưng
thực tế chất lượng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, không ít cán bộ lãnh đạo sa vào tham
nhũng, lãng phí, quan liêu khiến nhân dân bất bình, giảm lòng tin. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc
nhở: "Trong các ngành hoạt động của chúng ta, nào chính trị, kinh tế, nào quân sự, văn hóa, chắc
không thiếu những người có năng lực, có sáng kiến như A. Nhưng vì cách lãnh đạo của ta còn

kém, thói quan liêu còn nồng cho nên có những người như thế cũng bị dìm xuống, không được
cất nhắc. Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo. Thí dụ:
Bắt buộc cán bộ trong mỗi ngành phải thiết thực báo cáo và cất nhắc nhân tài".
- Phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái:
Trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta, trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ anh
dũng, chúng ta đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và sản xuất, phát huy
nhiều sáng kiến và khích lệ tinh thần hăng hái cống hiến của quân và dân ta. Trong giai đoạn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì dường như những sáng kiến và sự hăng hái không
bằng thời kỳ trước. Cũng có nhiều cá nhân và tập thể doanh nghiệp đưa ra nhiều công trình, phát
minh trong lĩnh vực khoa học, công nghệ vì nhu cầu thực tế và phát triển kinh doanh nhưng trong
các cơ quan hành chính sự nghiệp thì phần nhiều ý tưởng tự phát chứ chưa phải tự giác. Muốn
phát huy được sáng kiến và lòng hăng hái thì phải đầu tư điều kiện phát triển về cả tinh thần và
vật chất mà trong đó, như Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ rằng, chính cách lãnh đạo không được
dân chủ và công tác tư tưởng không được tích cực là nguyên nhân cản trở sáng kiến và làm nguội
nhiệt tình. Hiện tượng này cụ thể là: "Ðối với những người lãnh đạo, các đảng viên và các cán bộ
dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không dám phê bình. Thành thử
cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không
dám nói ra". Chính vì những ấm ức, bức xúc để bụng nên cán bộ không thoải mái hăng hái đưa ra
sáng kiến, họ sẽ dùng nhiều thời gian vàng ngọc xả bớt những chán nản dồn nén, sinh ra hiện
tượng không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng và nhiều thói xấu khác nữa. Ðể giải quyết triệt để
hiện tượng này thì cấp trên cũng nên thỉnh thoảng trưng cầu ý kiến phê bình của cấp dưới và đồng
thời người lãnh đạo: "Phải biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo, như chiếu tấm gương cho
mọi người soi thấu những khuyết điểm của mình, để tự mình sửa chữa". Khi đã thoải mái, hăng
hái rồi ắt sẽ có sáng kiến. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng hai chữ sáng kiến
không nên sử dụng một cách mênh mông không thiết thực, chỉ nêu ra để đấy hoặc không khả thi,
làm không mang lợi chỉ thêm tốn tiền của công sức tập thể sẽ trở thành tối kiến. Chúng ta cũng
nên xác định rằng: "Sáng kiến không phải cái gì kỳ lạ. Nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy
nghĩ trong những hoàn cảnh, trong những điều kiện rất tầm thường, rất phổ thông, rất thiết thực".
Cách hữu hiệu nhất để phát huy sáng kiến và lòng hăng hái là mở rộng dân chủ, khuyến khích cán
bộ đảng viên ham học hỏi, nghiên cứu sáng tạo và lãnh đạo cần phải khen ngợi đúng người đúng

việc.
Ðại hội toàn quốc lần thứ X của Ðảng đã thống nhất quyết tâm tạo chuyển biến rõ rệt về công tác
xây dựng Ðảng, để Ðảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức,
đoàn kết nhất trí, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ
cán bộ đảng viên đủ phẩm chất và năng lực. Chính vì vậy, trong giai đoạn cách mạng quan trọng
này, chúng ta càng phải đi sâu nghiên cứu những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để áp dụng
vào quá trình đổi mới và hội nhập, đặc biệt là một số bài học trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc
của Người sẽ giúp cán bộ đảng viên càng hiểu rõ trách nhiệm của mình, ra sức rèn luyện và phấn
đấu để: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Ðảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh
đạo là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân" .
9
- từng cán bộ phải khéo rèn luyện mình : Phải cẩn thận trong suy nghĩ , cân nhắc trong lời nói ,
chặt chẽ , thận trọng và có phương pháp tốt trong hành động để công việc tốt hơn , hiệu quả hơn.
“ nếu mỗi cán bộ , mỗi đảng viên
10

×