Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

bài học kinh nghiệm và những giải pháp để nâng cao hiệu quả của chương trình ba giảm- ma túy, mại dâm và tội phạm của tp. hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 159 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
[\



BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)


TÊN ĐỀ TÀI :

"BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
BA GIẢM : MA TÚY, MÃI DÂM VÀ TỘI PHẠM
CỦA TP. HỒ CHÍ MINH".

[

Chủ nhiệm đề tài : TS. TRƯƠNG THỊ HIỀN


CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ



Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009

1
MUÏC LUÏC


Phần mở đầu

Lý do chọn đề tài 2
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
Phương pháp nghiên cứu 5
Ý nghĩa của đề tài 6
Chương I : Cơ sở lý luận, thực tiễn thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm
của Thành phố Hồ Chí Minh.
7
1. Tệ nạn ma túy, mai dâm và các dấu hiệu đặc trưng của nó 7
2. Khái quát nội dung, mục tiêu về chương trình mục tiêu 3 giảm của thành phố
Hồ Chí Minh
26
Chương II: Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu 3 giảm trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh
36
1. Thực trạng, tình hình tội phạm, ma túy, mại dâm ở TPHCM 38
2. Chuẩn bị cơ sở pháp lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và phân
công các ngành chức năng để thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm trên địa bàn
TPHCM
52
3. Kết quả thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm từ năm 2001 đến
nay.
56
4. Kết quả thực hiện chương trình giảm tệ nạn ma túy và thực hiện Nghị quyết số
16/2003/QH11 thành phần Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến nay.
69
5. Kết quả thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm 80
Chương III: Những bài học kinh nghiệm và kiến nghị những giải pháp nâng
cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu 3 giảm của

Thành phố Hồ Chí Minh.
91
1. Những bài học kinh nghiệm chung nhất thông qua việc thực hiện Chương trình
mục tiêu 3 giảm của Thành phố.
91
2. Nhận xét, đánh giá và một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện NQ số
16/2003/QH11 (cụ thể về đề án sau cai nghiện)
93
3. Nhận xét, đánh giá và một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện Pháp lệnh
phòng, chống mại dâm của thành phố Hồ Chí Minh
100
4. Phương hướng, nhiệm vụ chung về phòng, chống tội phạm, và tội phạm ma túy,
mại dâm trên địa bàn TPHCM trong thời gian tới
102
5. Nhiệm vụ cụ thể về phòng chống tệ nạn ma túy thời gian tới (Sau khi kết thúc
việc thí điểm Nghị quyết số 16/2003/QH11)
105
6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm của
thành phố.
108
7. Đề xuất và kiến nghị 120
Kết luận 126
Tài liệu tham khảo 128
Phụ lục 135
2
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hơn 20 năm qua, cả nước ta thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc
biệt là từ năm 1986 đến nay nền kinh tế cả nước nói chung Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng, đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống tinh thần, vật

chất của nhân dân cơ bản được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh những ảnh hưở
ng
tích cực của nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó đối với xã hội cũng đang diễn
biến phức tạp, bộc lộ rõ nét. Đặc biệt về mặt xã hội, tệ nạn và tội phạm có chiều
hướng gia tăng, trong thành phố cũng như các tỉnh lân cận đã hình thành nhiều
băng nhóm tội phạm hình sự. Tệ nạn ma tuý, mại dâm cũng hoành hành ở hầu
hết các khu phố, xóm ấp, phường xã, quận huyện trên địa bàn Thành phố. Vì
thế, cùng với việc trấn áp các băng nhóm tội phạm có tổ chức, Thành phố Hồ
Chí Minh triển khai thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm (ma tuý, mại dâm
và tội phạm) để lành mạnh hoá xã hội. Qua 5 năm thực hiện chương trình mục
tiêu 3 giảm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả to
lớn, làm giả
m đáng kể tệ nạn ma túy, mại dâm và tội phạm, góp phần xây dựng
một thành phố an toàn, thân thiện, văn minh, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn
xã hội. Từ thực tiễn thực hiện chương trình 3 giảm, Thành phố đã kiến nghị
Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép thực hiện giai đoạn 2
của chương trình mang tên: "Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyế
t
việc làm cho người sau cai nghiện".
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, của việc thực hiện Chương trình 3
giảm, các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố tiếp tục phối hợp, tổ chức
quản lý, dạy nghề giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Tuy nhiên trong
những năm qua trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng bộc lộ nhiều khó
khăn, bất cậ
p và cả những nghịch lý đòi hỏi các điều kiện và tìm kiếm những
giải pháp thích hợp hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu để đánh giá đúng thực trạng
của Chương trình 3 giảm, vừa rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các
giải pháp tích cực mang tính khả thi để tiếp tục ứng dụng trong giai đoạn (2006-
2010), vừa hỗ trợ các Tỉnh, Thành phố bạn, một số gi
ải pháp trong phòng chống

tệ nạn xã hội; qua đó, thu thập tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy các môn
Khoa học Xã hội và Nhân văn tại các Viện, Trường Đồng thời góp phần vào
việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các vấn đề xã hội là hết sức cần
3
thiết. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, nhằm rút ra
những bài học kinh nghiệm, bổ ích cho việc tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa
chương trình 3 giảm của thành phố.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
+ Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng thực hiện Chương trình 3 giảm của
các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, Lực lượng thanh niên xung phong
thành phố về nh
ững thành công, hạn chế và những nguyên nhân, điều kiện làm
phát sinh tệ nạn ma túy, mại dâm và tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Đồng thời tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm (thành công và
hạn chế).
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, tiếp tục thực hiện mục tiêu của
Chương trình mục tiêu 3 giảm trong thời gian tới nhằm đạt được kết quả cao hơn
với trọ
ng tâm là giảm tội phạm ma túy.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
- Một là, xây dựng cơ sở lý luận về chương trình mục tiêu 3 giảm để tìm
ra bản chất, đặc trưng của tình hình tội phạm, tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm,
tổng kết những kết quả trong 5 năm qua thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm
của thành phố, cùng những mối quan hệ của chúng.
- Hai là, tổ chức khả
o sát, điều tra định lượng và định tính về tình hình và
kết quả thực hiện chương trình của Thành phố thời gian qua, nghiên cứu các đối
tượng có liên quan (bản thân, gia đình có người sa vào ma túy, mại dâm, tội
phạm).
- Ba là, tổ chức tọa đàm (hoặc hội thảo khoa học) và trưng cầu ý kiến

chuyên gia về chủ đề này.
- Bốn là, tham khảo nghiên cứu những kinh nghiệm đã có của nơi khác
về đấ
u tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy, mại dâm kể cả trong nước
và của nước ngoài, nhằm vận dụng thích hợp với Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm là, tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải
pháp.
- Sáu là, xây dựng nội dung kiến thức để làm giáo trình giảng dạy.

4
4.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ
NGOÀI NƯỚC.
Từ nhiều năm qua, tình hình tội phạm tệ nạn ma túy, mại dâm đã được
khá nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu dưới những góc độ và phạm vi
khác nhau. Phần lớn những đề tài nghiên cứu này do Bộ Công an, Bộ Lao động
TBXH, Trung tâm KHXH-NV Quốc gia, UBQG phòng chống ma túy… chủ trì.
Nổi bật nhất là:
- Đề tài cấp nhà nước KX 04- 14 của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, tiến
hành từ 1992- 1995 v
ề “Tệ nạn XH ở Việt Nam - thực trạng, nguyên nhân và
giải pháp”. Chủ biên Lê Thế Tiệm- Phạm Tự Phả.
- Sách: “Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại” của GS- TS
Nguyễn Xuân Yêm, TS Phan Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên, xuất bản năm
2003.
- Đề tài “Tệ nạn XH- căn nguyên- biểu hiện- phương thức khắc phục”
(Viện thông tin khoa học- Trung tâm khoa học XH và nhân văn quốc gia-1996).
+ Các nhà khoa học ở các t
ỉnh, thành phố trong cả nước có một số đề tài
liên quan đáng chú ý:
- “Các giải pháp phòng chống tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố Hà

Nội” năm 2001 của Thiếu tướng Phạm Chuyên- Giám đốc Công an Hà Nội.
- “Đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của TS. Phan Đình Khánh năm
2004.
+ Trên bình diện quốc tế, đáng chú ý là các kỷ yếu tổng kết hội nghị về
phòng chố
ng tội phạm có tổ chức như:
- Kỷ yếu hội nghị quốc tế về phòng chống tội phạm có tổ chức do Interpol
tổ chức tại Palermo, Italia năm 2001.
- Kỷ yếu hội nghị quốc tế phòng chống tội phạm có tổ chức khu vực
ASEAN, tổ chức tại Indonesia năm 2004.
- Tài liệu hội nghị tổng kết Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm
c
ủa Chính phủ- Hà Nội năm 2006.
5
- Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu ba giảm của
Thành phố.
Kết quả của các công trình nghiên cứu nói trên khá phong phú và có ích.
Đó là những tư liệu khoa học quan trọng để đề tài này kế thừa và phát triển. Tuy
nhiên, trong các công trình nghiên cứu nói trên, địa bàn nghiên cứu dàn trải quá
rộng (cả nước), hơn nữa đối tượng nghiên cứu thường được tách rời riêng rẽ
(mại dâm riêng, ma túy riêng, tội phạm riêng) nên việc phục vụ cho Ch
ương
trình mục tiêu 3 giảm có những hạn chế nhất định.
Thành phố Hồ Chí Minh - nơi tập trung đông dân cư nhất so với cả nước,
hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa… diễn ra với mức độ sôi động cao nhất nước,
nhưng cũng là nơi có tệ nạn ma túy, mại dâm và tội phạm phức tạp với tỷ lệ cao
nhất nước. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên c
ứu một cách tổng
thể và có hệ thống cả 3 vấn đề (ma túy, mại dâm và tội phạm) một cách kỹ càng;

cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện Chương trình
mục tiêu 3 giảm của thành phố để rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc
thực hiện tiếp theo của chương trình 3 giảm này.
Việc nghiên cứu tổng thể và có hệ thống cả 3 vấn đề (ma túy, mại dâm và
tộ
i phạm) với cách tiếp cận liên ngành kết hợp với liên ngành và các phương
pháp khoa học thích hợp sẽ cho phép đề tài chỉ ra:
1- Những biểu hiện chủ yếu và đa dạng của thực trạng tình hình ma túy,
mại dâm và tội phạm ma túy, (những hiện tượng này thường liên hệ, tác động,
gắn bó với nhau).
2- Những nguyên nhân chủ yếu và đa dạng của thực trạng nói trên (những
nguyên nhân này thường liên hệ, tác động, gắn bó v
ới nhau, làm nảy sinh những
hiện tượng ma túy, mại dâm và tội phạm ma túy).
3- Các giải pháp chủ yếu và đồng bộ giúp cho Chương trình mục tiêu 3
giảm của Thành phố thực hiện một cách có hiệu quả.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Chương trình mục tiêu 3 giảm của thành phố về phòng chống tội phạm,
ma tuý, mại dâm hiện nay là một trong 12 chương trình lớn của thành phố Hồ
Chí Minh, thực thiện trong những năm qua đã cho chúng ta nh
ững kết quả đáng
khích lệ, rút ra được nhiều bài học thành công và hạn chế, thiếu sót trong quá
trình thực hiện.
6
+ Cách tiếp cận: Sử dụng tri thức liên ngành và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu. Trong đó đặc biệt chú trọng kết hợp
các tri thức và phương pháp luận về: kinh tế, xã hội học, tâm lý học, đạo đức
học, khoa học về tội phạm.
+ Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: lôgíc và lịch sử, phân tích và
tổng hợp, phương pháp thống kê và so sánh; đặc biệ

t là dùng phương pháp điều
tra định lượng kết hợp với điều tra định tính để đánh giá đúng về thực trạng các
tệ nạn và tình hình thực hiện chương trình 3 giảm. Đồng thời, kết hợp với
phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia, so sánh, đối chiếu, khái
quát hóa để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp.
6. Ý nghĩa của đề tài.
Đề tài khoa học này hy vọng sẽ
góp phần vào việc nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng chống tội phạm có tổ chức trong giai đoạn hiện nay ở TP. Hồ Chí
Minh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là một công trình khoa học đóng góp
vào bộ môn Tội phạm học, Xã hội học, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự ở
nước ta trong thời kỳ đổi mới. Về mặt thực tiễn đề tài khoa họ
c là một tài liệu
phục vụ cho các ngành, các cấp ủy và chính quyền tại TP. Hồ Chí Minh các cơ
quan chức năng, các tổ chức xã hội, tham khảo, ứng dụng bổ sung cho những
hoạt động trong việc tuyên truyền giáo dục, lãnh đạo, chỉ đạo v.v nhằm nâng
cao hiệu quả trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy, mại
dâm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
7. Cơ cấu của đề tài.
Đề tài bao gồm: Ph
ần mở đầu, kết luận, 3 chương và danh mục tài liệu
tham khảo.
Chương I: Cơ sở lý luận, thực tiễn thực hiện chương trình mục tiêu 3
giảm của Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương II: Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu 3 giảm trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Chương III: Những bài học kinh nghiệm và kiến nghị những giải pháp
nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mụ
c tiêu 3 giảm của Thành phố Hồ

Chí Minh.
7
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỤC TIÊU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 3
GIẢM CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Tệ nạn ma túy, mại dâm và các dấu hiệu đặc trưng của nó.
Để hiểu đúng đắn vấn đề đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm
ở nước ta và Thành phố Hồ Chí Minh trước hết phải xem xét khái niệm và nội
dung về tệ nạn “ma túy và mại dâm” cũng như các dấu hiệ
u đặc trưng của nó về
phương diện xã hội, pháp luật, đạo đức… có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận
và thực tiễn, nhằm phục vụ cho cuộc đấu tranh phòng chống các tệ nạn ma túy,
mại dâm và tội phạm về ma túy và mại dâm. Đó là một trong nội dung chủ yếu
của Chương trình mục tiêu 3 giảm (tội phạm, tệ nạn ma túy và mại dâm) của
Thành phố Hồ
Chí Minh.
Thứ nhất, dưới góc độ khoa học xã hội học, tệ nạn ma túy, mại dâm là
một dạng tệ nạn xã hội đã được nhiều người nghiên cứu. Shibasawa, một cố vấn
rất thân cận và nổi tiếng của vua Minh Trị (Nhật Bản), khi vạch ra phương hướng
phát triển kinh tế thị trường ở Nhật Bản cuối thế kỷ 19 đã cho rằng để buôn bán và
kinh doanh phát tri
ển, cần phải xóa bỏ các tệ nạn xã hội, xóa bỏ những hành vi xấu
xa và duy trì đạo lý
1
. Trong tác phẩm nổi tiếng còn lưu lại đến nay của ông là
"Luận ngữ và chiếc bàn tính".
Shibasawa đã khẳng định rằng để mở rộng kinh doanh thì phải tâm niệm
cuốn sách giáo lý "Luận ngữ" của Khổng Tử. Đối với ông giữa lợi và nghĩa,
phải có sự dung hòa mà không bài trừ nhau. “Một xã hội lành mạnh và trong
sạch là điều kiện tốt để phát triển kinh doanh, ngược l

ại một sự kinh doanh hạch
toán có hiệu quả lại là cơ sở để thanh toán các tệ nạn và tội lỗi trong xã hội.
Trong trường hợp không điều chỉnh hợp lý được mối quan hệ này, xã hội chỉ là
một tổ ong vỡ ”.
Trong Xã hội học phương Tây, việc nghiên cứu khắc phục các tệ nạn xã
hội được coi là một trong những đề tài quan trọng, hàng đầu. Cho tới nay, có
khá nhiều kinh nghiệ
m trong lĩnh vực này đã được tích lũy và phổ biến, nhiều

1
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hội thảo CSXH đảm bảo phòng ngừa, đấu tranh chống tệ
nạn xã hội trong nền kinh tế thị trường. Tổng Cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Nội vụ, 1992
8
công trình nghiên cứu được coi là có giá trị. Mặc dù còn nhiều luận điểm chưa
được thống nhất nhưng nhìn chung, về mặt lý thuyết các nhà nghiên cứu đều đi
sâu theo xu hướng là cố gắng lập một lược đồ tổng quát về những sự tương hỗ
cơ bản của các mối quan hệ xã hội, trên cơ sở đó xác định vị trí và ảnh hưởng
của các tệ nạn xã hộ
i trong tương quan chung. Xu hướng này cho phép người
nghiên cứu có được một sự nhận thức tổng hợp, tìm thấy những điểm chốt căn
bản để ngăn chặn và xử lý trên phạm vi rộng và bao quát các tệ nạn xã hội, từ
nguyên nhân xuất hiện đến quá trình phát triển và lây lan của nó trong xã hội.
Đáng chú ý và có ảnh hưởng hơn cả tới các công trình nghiên cứu sau này là lược
đồ của nhà xã hội học Mỹ R.Merton. Theo ông, sự phát triể
n của tệ nạn xã hội là
biểu hiện có thể thấy được của một xã hội bệnh hoạn (anomie) từ bên trong
2
. Bởi
vậy vấn đề không chỉ là sự tìm hiểu và chạy chữa các biểu hiện bên ngoài mà phải
khám xét và phát hiện được những gốc rễ ẩn dấu bên trong của nó. Vốn là một

người đặt nền móng cho phương pháp phân tích cấu trúc - chức năng, Merton
luôn đòi hỏi sự định vị chính xác vị trí của vấn đề nghiên cứu trong toàn bộ tổng
thể.
Trong tác phẩm nhan đề "Cấu trúc xã hộ
i và bệnh hoạn xã hội" Merton
cho rằng để tìm hiểu bản chất của những bệnh hoạn xã hội, cần phải phân định
rõ được những chiều hướng tác động lẫn nhau giữa ba khu vực hết sức cơ bản:
thứ nhất là cơ sở kinh tế của xã hội, thứ hai là hệ giá trị và chuẩn mực xã hội và
thứ ba là chính những căn bệnh xã hội.
Tệ n
ạn xã hội và sự sai lệch các chuẩn mực xã hội ở đây có quan hệ trực
tiếp và gián tiếp (thông qua hệ giá trị và chuẩn mực xã hội) với cơ sở kinh tế - xã
hội mà cụ thể là với cơ chế thị trường và sự cạnh tranh lợi nhuận.
Sẽ là vô ích nếu chỉ tìm hiểu và giải quyết vấn đề tệ nạn xã hội trong
phạm vi nội tại mà không nghiên cứ
u những tác động tương hỗ của nó với cơ sở
kinh tế - xã hội cũng như với sự tồn tại khách quan của hệ giá trị và chuẩn mực
xã hội.
Về mặt này sự đòi hỏi của Merton về việc ngăn chặn tệ nạn xã hội từ
chính cơ sở xã hội đã sản sinh ra nó là hoàn toàn hợp lý. Có thể nói, chẳng hạn,

2
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hội thảo CSXH đảm bảo phòng ngừa, đấu tranh chống tệ
nạn xã hội trong nền kinh tế thị trường. Tổng Cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Nội vụ, 1992
9
chúng ta sẽ không thể ngăn chặn được tệ nạn trộm cắp nếu không khắc phục
được sự nghèo đói cũng như làm giảm bớt những phân cực xã hội đẻ ra từ cơ
chế thị trường khiến cho những nhóm người xã hội nhất định có thể bị bần cùng
hóa. Mặt khác cũng không thể xây dựng và củng cố được những chuẩn mực xã
hội tố

t đẹp được các thành viên trong xã hội chấp nhận và ủng hộ.
+ Dưới góc độ triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học,
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin như: C.Mác, Ph.Ănghen,
V.I.Lênin đã có nhiều công trình nghiên cứu và phân tích về tệ nạn xã hội và
việc giải quyết tệ nạn này. Trong các tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và c
ủa Nhà nước”, “Những bức thư từ Vúp-pơ tan”, “Tình cảnh
giai cấp công nhân ở nước Anh” của Ph. Ănghen; các tác phẩm “Những cuộc tranh
luận của Hội nghị dân biểu khóa 6 của tỉnh Ranh”, “Gia đình thần thánh” của
C.Mác; tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V.I.Lênin, các ông đã phân tích
sâu sắc các nguyên nhân của tệ nạn xã hội và cho rằng các yếu tố thất nghiệp,
bất bình đẳng về xã hội và chủng tộc, sự không
đảm bảo vật chất, v.v vốn gắn
liền với chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa chính là nguồn gốc phát sinh của tệ nạn
xã hội, như Ph.Ănghen trong tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân ở nước
Anh” đã phân tích rõ sự nghèo đói, thiếu thốn, sự vô trách nhiệm của nhà nước
đã đẩy những người “đàn ông thì đầu trộm đuôi cướp, đàn bà thì ăn cắp và m
ại
dâm”, trong khi đó nhà nước ném những kẻ bần cùng này vào các nhà tù của
mình hoặc “đày họ đến những trại giam phạm nhân” và “biến những con người
bị tước mất bánh mì thành những con người còn bị tước mất cả đạo đức nữa”
3
.
Nhận thức rõ ràng và đầy đủ về tệ nạn ma túy và mại dâm, sẽ góp phần
hướng tới sự thống nhất về hành động nhằm tiến tới ngăn ngừa và hạn chế một
cách thiết thực và có hiệu quả hơn. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tệ nạn
ma túy và mại dâm trong tình hình đổi mới, sâu sắc và toàn diện của nước ta
hiện nay; đặc biệt là thành phố H
ồ Chí Minh càng khẳng định ý nghĩa, tầm quan
trọng và sự cấp thiết phải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận. Trên cơ sở đó mới

có thể đưa ra những giải pháp thích hợp hữu hiệu nhằm khắc phục, loại trừ,
tránh được những nhận thức lệch lạc, hữu khuynh hoặc làm ngơ cho tệ nạn ma
túy và mại dâm phát triển.

3
Mác.C - Ănghen.Ph: Toàn tập, tập 1, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1978.
10
+ Dưới góc độ khoa học pháp lý, vấn đề tệ nạn ma túy và mại dâm, ở
nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa, đã có nhiều bài viết, nhiều công trình, đề tài
nghiên cứu theo những phạm vi và góc độ khác nhau, nhưng vẫn chưa đi đến
thống nhất nhận thức về khái niệm, cũng như các dấu hiệu đặc trưng của nó.
Nói đến tệ nạn ma túy và mại dâm, trước hết cầ
n phải nhấn mạnh đó là
những hiện tượng xã hội có tính lịch sử phức tạp, trong đó có những loại tệ nạn
đã tồn tại hàng thế kỷ, không thể loại trừ chúng bằng một biện pháp đơn giản
nào đó và trong một thời gian ngắn được. Các tệ nạn ma túy và mại dâm, đều có
nguồn gốc trong đời sống xã hội, sự phát sinh, tồn tại của các tệ
nạn xã hội cũng
gắn liền với những điều kiện nhất định của xã hội. Tệ nạn ma túy và mại dâm,
có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với các hiện tượng, quá trình phát sinh,
phát triển khác đang diễn ra trong đời sống xã hội.
Xã hội - đó là môi trường, trong đó không những chỉ có các điều kiện và
yếu tố khách quan tác động đến hành vi của con người, mà còn là hoạ
t động
thường xuyên của con người nhằm tạo ra sự thay đổi các yếu tố đó. Điều đó cho
phép giải thích tại sao có những loại tệ nạn xã hội lại được loại trừ trong điều
kiện xã hội nhất định và cho thấy khả năng của con người trong việc giải quyết,
bài trừ các tệ nạn ma túy và mại dâm. Đó cũng là điều rất quan tr
ọng về mặt
phương pháp luận nhằm đấu tranh chống các tệ nạn ma túy và mại dâm. Ví dụ

có thể đặt ra nhiệm vụ là làm cho các mặt, các yếu tố tích cực, ưu việt của môi
trường xã hội trở thành ưu thế tuyệt đối trong đời sống xã hội và trong nhận thức
của cá nhân. Trong trường hợp chưa thể loại bỏ được hàng loạt những yếu tố xã
hội tiêu c
ực trong một thời gian ngắn thì việc cố gắng làm giảm dần ảnh hưởng
của các yếu tố tiêu cực đó bằng cách tạo ra hoặc đưa các cá nhân vào một tập
hợp các yếu tố tích cực đang tác động trực tiếp đến họ, hình thành trong họ cái
“máy lọc và xử lý” theo hướng tích cực trong môi trường thông qua tuyên
truyền, giáo dục và những biện pháp cụ thể cấp bách khác như quản lý, pháp
lu
ật là rất cần thiết.
1.1. Ma túy và đặc trưng của tệ nạn ma túy.
Ngay từ xa xưa, do trình độ nhận thức của con người còn thấp, y học chưa
phát triển nên con người chỉ biết sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Trong
các loại cây đó có cây thuốc phiện, cây Cần sa và cây Côca. Tuy nhiên sau đó
người ta cũng đã phát hiện tác hại của nó. Ở Việt Nam, thuật ngữ “ma túy” xuất
11
hiện, ban đầu có nghĩa là thuốc phiện. Sau đó ma túy còn là các cây Cần sa và
cây Côca. Có ý kiến cho rằng gọi là “ma túy” bởi vì các chất này có tác dụng
như ma thuật, ma quái, có thể chữa một số bệnh có hiệu quả cao và tăng hưng
phấn hoặc ức chế thần kinh. Nó làm cho con người mê mẩn, ngây ngất, túy lúy.
“Ma túy” là từ ghép của “ma thuật, ma quái và túy lúy”. Trong tiềm thức của
người Việt Nam “ma túy” đồng nghĩa với sự xấ
u xa, tội lỗi
4
.
Thuật ngữ “ma túy” lần đầu tiên, chính thức được quy định tại Điều 203 của
Bộ luật hình sự năm 1985 ‘tội sử dụng chất ma túy”. Điều luật này được thay
bằng Điều 185i “tội sử dụng trái phép chất ma túy” trong Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 10-

5-1997.
Ngày nay, ngoài các sản phẩm của cây thuốc phiện, cây cần sa, cây côca
còn có các chất khác được tổng hợp trong phòng thí nghiệm cũng có tính chất
gây nghiện. Vì vậy khái niệm “ma túy” được mở rộng về nội dung.
Ở các nước khác nhau thì khái niệm về ma túy cũng quan niệm khác
nhau. Điểm chung của luật về kiểm soát ma túy của các nước là đều đề cập đến
ma túy bao gồm các chất gây nghiện và các chất hướng thần.
Theo tác giả
Đặng Ngọc Hùng: “các chất ma túy là những chất độc có
tính chất gây nghiện, có khả năng bị lạm dụng, sự nghiện ngập chính là biểu
hiện của trạng thái bị ngộ độc mãn tính do các chất ma túy gây nên cho người
sử dụng chúng”
5
.
Theo Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 thì “ma túy’
nghĩa là bất kỳ chất liệu nào trong Bảng I và II, dù dưới dạng tự nhiên hay tổng
hợp
5
.
Các chuyên gia nghiên cứu về ma túy của Liên Hợp Quốc cho rằng: ma
túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập vào cơ
thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm con
người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng

4
Tăng cường đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt nam hiện nay
{TS Phan Đình Khánh – LATS năm 2001)
5
Tăng cường đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt nam hiện nay
{TS Phan Đình Khánh – LATS năm 2001)

12
đồng. Do vậy việc vận chuyển, mua bán, sử dụng chúng phải được quy định chặt
chẽ trong các văn bản pháp luật. Đây là khái niệm có tính khái quát cao, tuy
nhiên vẫn có những điểm chưa triệt để. Chẳng hạn không phải ai sử dụng chất
ma túy cũng bị lệ thuộc mà chỉ những người sử dụng trái phép không theo
hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, các tác giả Lê Thế Tiệm, Cao Xuân Hồng,
Nguy
ễn Xuân Yêm đều cho rằng: “ma túy là những chất mà người dùng nó một
thời gian sẽ gây ra trạng thái nghiện hay nói một cách khác là trạng thái phụ
thuộc vào thuốc"
6
.
Nghiện ma túy là một trạng thái nhiễm độc theo chu kỳ hay mãn tính có
hại cho cá nhân và xã hội do sử dụng, lạm dụng, lặp đi, lặp lại một chất độc tự
nhiên hay tổng hợp.
Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua
quy định: “chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành”.
Khái niệm về chất ma túy, tệ nạn ma túy nêu trên phù hợ
p với Hiến pháp
của nước ta. Điều 61 Hiến pháp 1992 quy định: nghiêm cấm sản xuất, vận
chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy
khác.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội
thông qua ngày 10-5-1997 và Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định các tội
phạm về ma túy. Theo Bộ luật hình sự năm 1999 thì ma túy bao g
ồm: nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa, cây côca; lá, hoa, quả, cây cần sa, lá cây côca; quả
thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; heroin, côcain; các chất ma túy khác ở
thể lỏng; các chất ma túy khác ở thể rắn.

Luật phòng, chống ma túy định nghĩa “người nghiện ma túy là người sử
dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các
chất này”.
Người nghiện ma túy có các đặc trưng sau:

6
Nguyễn Phong Hòa, Đặng Ngọc Hùng: Ma túy và những vấn đề về công tác kiểm soát ma
túy. Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 1995.
13
- Có sự ham muốn không kiềm chế được và phải sử dụng nó bất kỳ giá
nào.
- Có khuynh hướng tăng dần liều dùng (liều dùng lần sau phải cao hơn
liều dùng lần trước mới có tác dụng).
- Tâm sinh lý bị lệ thuộc vào tác dụng của chất đó.
- Thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: uể oải, hạ huyết áp, lên
cơn co giật, đau đớn và có thể làm b
ất cứ điều gì miễn là có chất ma túy để
dùng.
- Tác hại và hậu quả của tệ nạn nghiện ma túy:
Về kinh tế:
- Tệ nạn nghiện ma túy gây tác hại lớn về kinh tế cho đất nước, Thành
phố, cho gia đình và bản thân. Với trên 100.000 người nghiện hàng ngày dùng
nhiều loại chất ma túy khác nhau có loại như heroin: 100.000 đồng/liều, có loại
như “thuốc lắc”: 300.000-700.000 đồng/liều, có loại 30.000 đồng đế
n 70.000
đồng/liều, có người nghiện phải dùng 3 lần 1 ngày, ước tính mỗi năm số người
nghiện hiện nay ở nước ta sẽ tiêu phí hết gần 3.000 tỷ đồng.
- Tệ nạn nghiện ma túy đã làm cho Nhà nước hàng năm phải dành một
khoản ngân sách rất lớn cho công tác phòng, chống ma túy đó là: Chi phí cho
công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy; Chi phí cho công tác vận

động xoá bỏ cây thuốc phiện, cần sa; Chi phí cho công tác tổ chức cai nghiện tại
cộng đồ
ng, xây dựng và quản lý các trung tâm cai nghiện; Chi phí cho hoạt
động kiểm soát ma túy ở biên giới, điều tra truy tố, xét xử tội phạm về ma túy.
Chi phí cho các hoạt động hợp tác Quốc tế trong công tác phòng chống ma túy;
Chi phí về giam giữ cải tạo số người phạm tội về ma túy (hàng năm bắt giữ từ
19.000 - 23.000 người phạm tội về ma túy). Riêng số kinh phí Thành phố chi
cho công tác cai nghiện trong 4 năm qua đã lên tới hơn 1.200 tỷ đồng.
- Tệ
nạn nghiện ma túy ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội. Để có tiền sử dụng ma túy hàng vạn người nghiện đã phạm tội trộm cắp,
cướp của, giết người, buôn bán ma túy Qua thống kê 70% số người nghiện ma
túy có liên quan đến vi phạm pháp luật và tội phạm. Trong số những người bị
bắt hàng năm vì phạm tội, có từ 30 đến 50% số người phạm tội v
ề ma túy.
14
Năm 2007, số người phạm tội về ma túy ở nước ta chiếm hơn 30% số
người phạm tội. Theo thống kê của CATP Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố
năm 2004 số người nghiện ma tuý phạm tội bị bắt chiếm 16,53% trong tổng số
đối tượng bị bắt, khởi tố. Năm 2005 tỷ lệ người phạm tội về ma túy này chiếm
13,3%.
- Do bị kích thích sau khi sử dụng chất ma túy nhi
ều người đã phạm các
tội như gây rối trật tự công cộng, hiếp dâm, đua xe trái phép, vi phạm luật lệ
giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, v.v
+ Về xã hội:
- Tệ nạn nghiện ma túy làm gia tăng số người bị nhiễm HIV/AIDS. Theo
thống kê đến cuối năm 2007 ở nước ta có 80.000 người nhiễm HIV/AIDS thì
khoảng 70% là do bị lây truyền qua con đường tiêm chích ma túy.
Tệ nạn ma túy tác động làm gia tăng tệ nạn mại dâm, hai t

ệ nạn này luôn
là tiền đề cho nhau (do sử dụng các chất ma túy kích thích).
- Tệ nạn ma túy làm gia tăng các vụ tai nạn giao thông. Nước ta hàng năm
có trên 8.000 người chết, trên 15.000 người bị thương, bị tàn tật vì tai nạn giao
thông, trong đó có nhiều vụ do người nghiện ma túy không làm chủ được tốc độ,
lạng, lách, lấn tuyến v.v. gây ra.
- Tệ nạn ma túy lan rộng ra trong thế hệ trẻ, tác động xấu về đạo đức, lối
sống, s
ức khoẻ, trí tuệ của hàng vạn thanh thiếu niên, ảnh hưởng trực tiếp đến
lực lượng lao động của xã hội, đến tương lai tiền đồ của dân tộc.
+ Đối với gia đình:
- Tệ nạn nghiện ma túy đã phá vỡ hạnh phúc của hàng vạn gia đình. Nhiều
người nghiện ma túy đánh đập vợ, con, chém giết cha, mẹ, ông, bà để lấy tiền
hút chích ma túy, người nghiện ma túy phải bán h
ết tài sản, thậm chí bán cả nhà
ở, để có tiền sử dụng ma túy, nhiều trẻ em phải bỏ học đi lang thang, nhiều
người vợ phải bỏ chồng vì trong gia đình có người chồng nghiện ma túy.
+ Đối với bản thân người nghiện ma túy:
- Do các chất ma túy tác động trực tiếp vào cơ thể, gây ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ, thông qua tác động xấu vào cơ thể con người, gây ảnh hưởng
đến
15
đường hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ sinh dục. Ảnh hưởng xấu này con
có thể di truyền đến đời sau.
Tóm lại, Tệ nạn ma túy ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã
hội, đến hạnh phúc của mỗi gia đình, sức khoẻ và tính mạng của con người.
- Những quy định của pháp luật Việt Nam về tệ nạn ma túy:
Ma túy là loại độc d
ược gây nghiện, nên Nhà nước độc quyền quản lý.
Nghiêm cấm việc trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma

túy. Nghiêm cấm các hoạt động sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm
đoạt, sử dụng các chất ma túy cũng như các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái
phép chất ma túy.
Năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
đã quy định tội “T
ổ chức dùng các chất ma túy” (Điều 203), trong đó quy định
“Người nào tổ chức dùng trái phép các chất ma túy thì bị phạt tù từ 6 tháng đến
3 năm, tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 10 năm”.
Năm 1989, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi và bổ sung Bộ luật hình sự
năm 1985, trong đó bổ sung thêm Điều 96a quy định về Tội sản xuất, tàng trữ,
mua bán, v
ận chuyển trái phép các chất ma túy với hình phạt cao nhất là tù
chung thân hoặc tử hình.
Sau 8 năm áp dụng Bộ luật hình sự (1989 - 1997), tình hình tội phạm về
ma túy ở nước ta có nhiều thay đổi. Tháng 5/1997, Quốc hội đã thông qua Luật
sửa đổi và bổ sung Bộ luật hình sự trong đó quy định các tội phạm về ma túy
thành một chương riêng (Chương VII a) gồm 14 Điều, quy định 13 tội về ma
túy. Trong 13 tội về ma túy, có 9 tội có khung hình ph
ạt cao nhất là tử hình. Bộ
luật hình sự năm 1997 có nhiều điều khoản quy định những hình phạt rất nghiêm
khắc: Buôn bán, vận chuyển trên 100 gram Heroin, trên 5 kg thuốc phiện thì bị
phạt tử hình.
Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trong tình
hình mới, tháng 12/1999, Quốc hội đã thông qua Bộ luật hình sự trong đó sửa
đổi Chương VIIa Bộ luật hình sự năm 1985 thành Chương 18 quy định 10 tộ
i về
ma túy. Bộ Luật hình sự năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01/7/2000.
16
Từ những cơ sở pháp lý và lịch sử của pháp luật việt Nam về phòng
chống tệ nạn ma túy, chúng ta có thể rút ra khái niệm về tội phạm ma túy như

sau:
Các tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự năm 1999, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm chế độ độc
quyền quản lý của Nhà nước ta về các chất ma túy, các tiền chất để sản xuất
chất ma túy và những hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý, sử
dụng các chất ma túy và các tiền chất đó.
1.2. Khái niệm về tệ nạn mại dâm và những quy định của pháp luật
về tệ nạn mại dâm:
1.2.1. Khái niệm về tệ nạn mại dâm và đặc trưng của tệ nạ
n mại dâm.
Tệ nạn mại dâm là một loại tệ nạn xã hội, nó đã tồn tại từ rất lâu trong xã
hội loài người. Từ “Mại dâm” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh là “Prostiuere” với
ý nghĩa là bày ra để bán. Ở đây việc bán dâm được coi như bán một thứ hàng
hoá thông thường, người bán với mục đích thương mại, người mua với mục đích
thoả mãn nhu cầu tình dụ
c của bản thân.
Vấn đề mại dâm xuất hiện từ khi nào, có nhiều ý kiến khác nhau. Dựa trên
những nghiên cứu về các tài liệu, di vật lịch sử nhiều nhà khoa học cho rằng,
mại dâm có thể bắt nguồn từ những lễ nghi hiến tế tôn giáo trong thời kỳ cổ đại
ở các nước trung cận đông, mà nổi bất là đền thờ thần vệ nữ ở Corinh, nơi các
nữ tu t
ế phục vụ như gái điếm. Đến thế kỷ thứ VII trước công nguyên đã phát
triển nghề mại dâm công cộng.
Theo Ăng-ghen hành vi mại dâm “Lúc đầu hiến thân để lấy tiền là một
hành vi tôn giáo, diễn ra trong đền thờ nữ thần ái tình và lúc đầu số tiền thu
được đều bỏ vào quỹ của đền. Những nữ tỳ trong đền ANAITIS ở ACMONI,
trong đền APHRODITA ở CARINTHE cũng như những v
ũ nữ tôn giáo trong các
đền thờ Ấn Độ Đều là những người mại dâm đầu tiên ”(Nguồn gốc của gia

đình, chế độ tư hữu của nhà nước - Mác–Ăngghen tuyển tập, tập VI – NXB sự
thật – Hà nội 1984, trang 107).
Moocgan nhà khoa học người Mỹ (1811- 1881) cho rằng “Danh từ chế độ
Hetaia (những quan hệ tính giao ngoài quan hệ vợ chồng, giữa đàn ông và đàn
17
bà chưa chồng) là những quan hệ đó thịnh hành dưới nhiều hình thức hết sức
khác nhau trong suốt thời đại văn minh và dần trở thành tệ nạn mại dâm hơn
của thời đại cộng sản nguyên thuỷ ”
Theo các quan điểm trên thì tệ nạn mại dâm có nguồn gốc phát sinh từ rất
sớm trong xã hội loài người, khi xã hội phân chia thành giai cấp, làm xuất hiện
kẻ giàu người nghèo thì một s
ố phụ nữ do những nguyên nhân khác nhau bắt
đầu hành nghề mại dâm chuyên nghiệp bên cạnh những người khác làm nô lệ
tình dục cho một số tầng lớp trên trong xã hội.
Quan điểm các nhà xã hội học coi mại dâm là những hành vi lệch chuẩn
mực xã hội nhằm thực hiện những dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua
bán “Mại dâm là hoạt động nhằm cung cấp sự thoả mãn tình dục cho người
khác ngoài phạ
m vi quan hệ vợ chồng và bạn bè. Mại dâm cung cấp tình dục
mang tính đồi trụy và tạo ra không khí vô đạo đức và nguy hiểm, tác dụng như
thuốc kích thích đối với một loại người nhất định ” (Khuất Thu Hồng: mại dâm
- lịch sử hình thành và phát triển, kỷ yếu hội thảo khoa học “đổi mới các chính
sách xã hội nhằm khắc phục tệ nạn xã hội trong điều kiện kinh tế th
ị trường” –
Hà nội, 1992).
Từ điển bách khoa Công an nhân dân - năm 2005 định nghĩa mại dâm là
“Kiếm tiền bằng các kiểu quan hệ tình dục (có thể đồng giới tính hoặc khác giới
tính ) với mục đích kiếm sống do hoàn cảnh sống, nghèo khó, không có việc
làm hoặc để thoả mãn lối sống buông thả, sa đọa. Mại dâm là một tệ nạn xã hội
phức tạp có nguy cơ làm lây lan các bệnh hoa liễu, hội ch

ứng suy giảm miễn
dịch (HIV/AIDS) và các tệ nạn xã hội khác, cần kiên quyết đấu tranh và bài trừ.
Ngày 17/3/2003, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đó thông qua pháp lệnh
phòng, chống mại dâm. Mọi hành vi mại dâm và có liên quan đến hoạt động mại
dâm đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của
pháp luật. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 các hành vi chứa mại dâm, môi giới
mại dâm là các tội xâm phạm an toàn công cộng, trậ
t tự công cộng, được quy
định tại các Điều 254, 255 BLHS”.
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm ngày 17/3/2003 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc Hội (khoá X) quy định và giải thích các hành vi cụ thể về tệ nạn mại dâm:
Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với một người khác để được trả tiền
18
hoặc lợi ích vật chất khác; Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích
vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu; Mại dâm là hành vi mua
dâm, bán dâm; Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn,
cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm; Môi giới
mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực
hiện việc mua dâm, bán dâm; Tổ chứ
c hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp
xếp để cho người mua, người bán thực hiện việc mua dâm, bán dâm; Cưỡng bức
bán dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn buộc
người khác phải thực hiện việc bán dâm; Bảo kê mại dâm là hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ duy
trì các hoạt động mại dâm.
Điều 4, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm cũng quy định: Nghiêm cấm các
hành vi sau: mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm;
cưỡng bức bán dâm; môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh
dịch vụ để hoạt động mại dâm; các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại
dâm theo quy định của pháp luật.

Như vậy chúng ta có thể rút ra khái niệm về tệ nạn mạ
i dâm: “Tệ nạn mại
dâm là tình trạng mua dâm, bán dâm, tội phạm về mại dâm và các hành vi trái
phép khác về mại dâm”.
Ở đây cũng cần phân biệt tệ nạn mại dâm với những quan hệ tình dục
khác. Mại dâm gắn liền với yếu tố lợi ích vật chất, phải có sự mua, bán tình dục
giữa hai người, trên cơ sở lợi ích vật chất cho người bán và thoả mãn nhu cầu
tình dục cho người mua. Nếu m
ột người nào đó có quan hệ tình dục, giao cấu
với nhiều người khác do lối sống buông thả hay chỉ để thoả mãn sở thích cá
nhân mà những quan hệ tình dục đó không có yếu tố mua, bán thì không coi là
mại dâm. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó những quan hệ tình dục này cũng có
thể coi là một loại tệ nạn xã hội vì nó trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc
Việt Nam và nó cũng gây nên những hệ quả nghiêm tr
ọng đến nhiều mặt của đời
sống xã hội.
Tệ nạn mại dâm đã xuất hiện và tồn tại từ rất sớm trong xã hội loài người
và hiện nay vẫn đang có xu hướng phát triển phức tạp. Mại dâm, theo quan niệm
thông thường đó là việc mua, bán dâm giữa nam và nữ, người mua dâm thường
là nam giới còn người bán dâm là nữ giới. Nhưng ngày nay, mại dâm không
19
còn phân biệt theo giới tính, hiện tượng nam bán dâm đang là một thực tế ở một
số thành phố lớn mà thời gian qua các phương tiện thông tin đại chúng đã phản
ánh rất nhiều, đối tượng bán dâm không chỉ là nữ giới mà còn là nam giới. Nếu
hiểu khái niệm mại dâm theo nghĩa rộng hơn thì tệ nạn mại dâm đồng tính cũng
đang dần trở nên phổ biến ở một số địa bàn nhấ
t định.
Có thể thấy từ trước đến nay tệ nạn này đã và đang tồn tại trong mọi thể
chế chính trị ở những mức độ khác nhau, cùng đồng hành với nó là các loại tệ
nạn xã hội, là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội và các tiêu cực khác, gây nên

những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt cho xã hội.
Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đề
u coi mại dâm là một tệ nạn xã
hội và có những biện pháp cụ thể để giải quyết. Nhìn chung việc giải quyết tệ
nạn mại dâm được tiến hành theo hai hướng: Một là cấm các hoạt động mại
dâm. Những hành vi mại dâm được thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật
hình sự, hành chính và người vi phạm sẽ bị xử lý bằng những hình thức khác
nhau tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm; Hai là tiế
n hành kiểm soát các hoạt
động mại dâm. Nhà nước đề ra những quy định chặt chẽ về hoạt động mại dâm,
mại dâm được coi là một nghề nghiệp đặc biệt hoạt động trong những phạm vi,
địa điểm nhất định. Nhà chứa, người bán dâm được cấp môn bài và chịu sự quản
lý chặt chẽ của xã hội.
Ở Việt Nam, các hành vi mại dâm luôn bị coi là trái với những chuẩn mực
xã hội, những quy tắc đạo đức truyền thống của dân tộc. Trong từng giai đoạn
lịch sử, tệ nạn mại dâm biểu hiện ở những mức độ khác nhau, việc ngăn ngừa,
phòng chống tệ nạn mại dâm cũng được tiến hành bằng các biện pháp khác nhau
và hiệu quả cũng khác nhau. Dưới chế độ xã hội mới, đã có những thời kỳ dài
chúng ta ngăn ch
ặn có hiệu quả tệ nạn mại dâm (ở Miền bắc từ 1954-1975).
Nhưng từ sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975), đặc biệt là
từ khi đất nước đổi mới (1986) với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, bên cạnh những yếu tố tích cực thúc
đẩy kinh tế phát triển thì về mặt xã hội các yếu t
ố tiêu cực cũng bộc lộ và đang
làm thay đổi mạnh mẽ các hệ giá trị và các chuẩn mực đạo đức truyền thống,
làm biến đổi nhân cách của một số khá lớn người trong xã hội, số phụ nữ hành
nghề mại dâm ủng hộ quan điểm mại dâm là một “nghề” chiếm tỷ lệ không ít,
đối tượng (khách mua dâm) ngày càng phong phú và đa dạng; với lối sống trụy
20

lạc đã coi mua dâm là một việc bình thường trong cuộc sống. Một số kẻ buôn
lậu, cán bộ thái hóa biến chất, tham nhũng Đã coi việc mua dâm gái còn trinh
là thú ăn chơi và tìm mọi cách để đạt được. Chính vì vậy tệ nạn mại dâm lại có
cơ hội phát triển.
Vậy nguyên nhân, điều kiện nào để loại tệ nạn này tồn tại và phát triển?
Do điều kiện về kinh tế - xã hộ
i? Do tư tưởng chính trị - xã hội? Do điều kiện
văn hoá, giáo dục - xã hội? Do tâm lý - xã hội? Hay là do những nguyên nhân và
điều kiện về tổ chức quản lý xã hội chưa có hiệu quả?
Trả lời các câu hỏi trên là điều không đơn giản. Ngày nay điều kiện kinh
tế - xã hội của chúng ta đã có sự phát triển đáng kể và đang từng bước tiến đến
một xã hội v
ăn minh. Theo lôgíc của sự phát triển thì tệ nạn xã hội nói chung và
tệ nạn mại dâm nói riêng phải dần được loại trừ ra khỏi đời sống. Nhưng ngược
lại nó vẫn phát triển lan rộng dưới những hình thức tinh vi, đa dạng hơn, gây ảnh
hưởng và nguy hiểm cho toàn xã hội. Một đặc điểm đáng chú ý là tệ nạn mại
dâm ngày nay đang phát triển theo chiều hướng thành tội phạm có tổ
chức, đã
hình thành những đường dây, những động chứa mại dâm ở quy mô lớn có liên
quan trực tiếp đến bọn tội phạm, hoạt động tương đối chặt chẽ, thống nhất và có
biểu hiện hình thành các đường dây mại dâm xuyên biên giới.
Đấu tranh ngăn chặn tệ nạn mại dâm là một nhiệm vụ quan trọng, cấp
bách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay nhằm góp phần bảo vệ truy
ền thống văn
hoá tốt đẹp và bản sắc của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh
phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, xây
dựng và phát triển con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2.2 - Những quy định của pháp luật Việt Nam về tội phạm mại dâm và
tệ nạn.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975), Tình hình kinh tế,

chính trị, xã hội Vi
ệt Nam bước sang giai đoạn mới, cả nước thống nhất và cùng
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã
hội Chủ nghĩa trong điều kiện đặc điểm xã hội ở hai miền có những nét khác
nhau. Miền Bắc đã có hơn 20 năm xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, tình hình chính
trị - xã hội đã có sự ổn đị
nh cơ bản; miền Nam sau giải phóng đang chịu ảnh
hưởng nặng nề của lối sống đồi trụy, thực dụng cùng những tàn dư tiêu cực khác
21
do chế độ Mỹ, ngụy để lại. Tội phạm và các loại tệ nạn xã hội cũng có mặt khắp
nơi và trực tiếp tác động ảnh hưởng, lây lan đến miền Bắc bằng nhiều con đường
khác nhau.
Trước tình hình đó việc ban hành một văn bản pháp luật hình sự để đấu
tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội là một yêu cầu bức thiết nh
ằm điều
chỉnh hành vi của các loại đối tượng, ổn định tình hình an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội. Ngày 15/3/1976 Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hoà Miền nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03- SL. Tại điều 9 của
sắc luật quy định các tội xâm phạm trật tự công cộng và sức khoẻ của nhân dân
có quy định một số hành vi tệ nạn xã hội là tội ph
ạm trong đó có mại dâm.
“Cờ bạc, tổ chức ổ mại dâm, buôn bán tàng trữ ma tuý và các chất độc
hại khác thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị
phạt tù tới 15 năm. Trong mọi trường hợp có thể bị phạt tiền đến 1.000 đồng
ngân hàng”
Đây là văn bản pháp luật hình sự đầu tiên của nước ta có quy định về tội
“Tổ chức ổ m
ại dâm” và được áp dụng chủ yếu ở miền Nam. Đến ngày
6/7/1977 Toà án nhân dân tối cao có Chỉ thị số 54-TATC hướng dẫn việc thi
hành pháp luật thống nhất trong cả nước nói rõ việc áp dụng các quy định ở điều

9 của Sắc luật 03-SL có nêu: “Các toà án thuộc tỉnh, thành phố phía Bắc cũng
có thể áp dụng thống nhất điều khoản này vì đối với một số tội nói trên, toà án
phía Bắc cho
đến nay mới chỉ căn cứ vào án lệ, vào đường lối chính sách chung
để xử lý (như các tội du đãng, càn quấy, tổ chức ổ mãi dâm )”.
Như vậy, với Sắc luật số 03 - SL ngày 15/3/1976 của Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam và Chỉ thị số 54/CT - TATC ngày
6/7/1977 của Toà án nhân dân tối cao thì cả nước ta đã có một văn bản pháp luật
chính thức quy định hành vi “Tổ chức ổ mại dâm”
là tội phạm hình sự. Tuy
nhiên cũng cần thấy rằng pháp luật trong giai đoạn này chưa được hoàn chỉnh,
Sắc luật 03-SL chỉ mới nêu lên tên các tội danh và mức hình phạt chung cho
nhiều tội khác nhau mà chưa nêu lên các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể,
các trường hợp phạm tội cụ thể Nhưng nó đã có tác dụng rất lớn trong công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã h
ội, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, tăng cường sự quản lý nhà nước bằng pháp luật, góp phần ổn định
tình hình an ninh trật tự trong giai đoạn đầu sau giải phóng.
22
+ Giai đoạn từ năm 1985 đến nay:
Những năm qua đất nước ta đang chuyển từ nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Bộ mặt đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội đã có
những thay đổi vượt bậc. Tuy vậy trong xã hội vẫn còn bộc l
ộ những mặt khiếm
khuyết như: Những bức xúc và gay gắt trong xã hội chưa được giải quyết tốt, cơ
chế chính sách pháp luật còn thiếu, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, sự tác động
của mặt trái kinh tế thị trường, diễn biến của các loại tội phạm có chiều hướng
phức tạp. Đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉ
nh, đặc biệt

là Pháp luật hình sự để quản lý xã hội bằng pháp luật. Hiến pháp nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 thể chế hoá đường lối, chính sách của
Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng đã khẳng định
“Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường Pháp chế
xã hội chủ nghĩa”. Nghị quyết đạ
i hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI cũng
ghi rõ: “Quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không phải bằng đạo lý. Pháp
luật là thể chế hoá đường lối chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân
phải được thực hiện thống nhất trong cả nước. Tuân theo pháp luật là chấp
hành đường lối chủ trương của Đảng”. Trước yêu cầu th
ực tế đó, sau một thời
gian dài nghiên cứu xây dựng, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời và được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985. Bộ
luật hình sự 1985, kế thừa và phát triển pháp luật hình sự của nhà nước ta từ sau
cách mạng tháng 8/1945, là công cụ sắc bén của nhà nước chuyên chính vô sản
để bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế
độ XHCN, bảo vệ an
ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, đấu tranh và phòng ngừa mọi hành vi phạm tội góp phần hoàn thành
hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Tệ nạn mại dâm đã được Bộ luật hình sự quy định thành một tội phạm
riêng biệt; tại Điều 202 chương VIII với tội danh “tội chứa m
ại dâm, tội môi
giới mại dâm”.
Tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm ngày càng có xu hướng phát
triển phức tạp, tệ nạn mại dâm có xu hướng ngày càng tăng nhanh cả về số
lượng, quy mô và địa bàn hoạt động, gây hậu quả lớn trong xã hội và kéo theo
những tệ nạn xã hội khác Tình trạng này do nhiều nguyên nhân trong đó có
23
nguyên nhân về pháp luật, các quy định trong Bộ luật hình sự về tội chứa mại

dâm, tội môi giới mại dâm chưa đầy đủ, không sát với thực trạng của tệ nạn mại
dâm đang diễn ra, những hành vi phạm tội cụ thể chưa được quy định rõ ràng.
Đặc biệt là hình phạt quy định chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội, còn quá nhẹ, chưa đủ
sức trừng phạt, răn đe, giáo dục các đối
tượng. Do vậy qua bốn lần sửa đổi vào các năm 1987, 1989, 1991, 1997, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khoá IX, kỳ
họp thứ 11 thông qua ngày 10/05/1997, trong đó Điều 202 “tội chứa mại dâm,
tội môi giới mại dâm” được bổ sung theo hướng tăng nặng hình ph
ạt.
Đặc biệt luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 1997 đã quy định thêm một tội
danh mới để xử lý những đối tượng là người mua dâm tại Điều 202a. "Tội mua
dâm người chưa thành niên”:
Mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng tình
hình thực tế, Bộ luật hình sự vẫn cần phải tiếp tục hoàn thi
ện. Đến ngày
21/12/1999, tại kỳ họp thứ sáu quốc hội (khoá X) đã thông qua bộ luật hình sự
năm 1999. Bộ luật hình sự năm 1999 là bước phát triển mới trong công tác lập
pháp về hình sự của nhà nước ta. Bộ luật này đã sửa đổi, bổ sung một cách cơ
bản, toàn diện Bộ luật hình sự năm 1985, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đấu
tranh phòng ngừa và chống tội ph
ạm trong giai đoạn mới. Các hành vi liên quan
mại dâm đã được Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định thành ba tội phạm cụ thể,
đó là:
- “Tội chứa mại dâm”(Điều 254).
- “Tội môi giới mại dâm” (Điều 255).
- “Tội mua dâm người chưa thành niên” (Điều 256).
Ngoài các tội phạm về mại dâm được quy định trong Bộ luật hình sự,
Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành rất nhiều văn b
ản quy phạm pháp luật

khác để đấu tranh phòng, chống các hành vi có liên quan tệ nạn mại dâm. Có thể
khái quát như sau:
- Chỉ thị số 14/CP ngày 16/1/1986 của Hội đồng bộ trưởng, trong đó quy
định: phải lập hồ sơ truy tố hoặc bắt tập trung cải tạo đối với những chủ chứa
hoặc chuyên nghề môi giới mại dâm, gái điếm chuyên nghiệp. Đối với những
đối tượng trên chư
a đến mức tập trung cải tạo hoặc lao động bắt buộc thì Công
24
an địa phương phải phối hợp với các đoàn thể, cơ quan và gia đình họ, để giáo
dục, giúp đỡ họ tự tạo và bố trí cho họ có công ăn việc làm thích hợp.
- Chỉ thị số 135/CP ngày 14/5/1989 cuả Hội đồng bộ trưởng nêu rõ: Đối
với số gái mại dâm cần có biện pháp quản lý chặt chẽ ngay ở cơ sở, Uỷ ban nhân
dân các cấp phải phân loại có kế hoạch
đưa đi chữa bệnh Tổ chức các trường,
trại phục hồi nhân phẩm do ngành lao động quản lý, có sự tham gia của đoàn
thanh niên, phụ nữ, sự phối hợp của ngành y tế, tạo điều kiện cho số này vừa
chữa bệnh vừa lao động tự nuôi sống mình.
- Luật bảo vệ sức khoẻ của nhân dân được Quốc hội thông qua ngày
30/6/1989 có quy định các cơ sở y tế ph
ải tiến hành các biện pháp bắt buộc chữa
bệnh đối với người mắc bệnh lây qua đường tình dục.
- Nghị định số 141/HĐBT ngày 25/4/1991 quy định cảnh cáo hoặc phạt
tiền (đến 50 ngàn đồng) đối với người có hành vi làm tình hoặc khiêu dâm nơi
công cộng.
- Nghị quyết số 05/CP ngày 29/1/1993 của Chính phủ về ngăn chặn và
chống tệ nạn mại dâm, với chủ trương: “kiên quyết xoá b
ỏ tệ nạn mại dâm (kể
cả mua dâm, bán dâm) dưới bất cứ hình thức nào
Trước mắt cần có biện pháp ngăn chặn ngay và xoá bỏ nạn mại dâm,
trọng tâm là ở các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp và du lịch ”

“ Xử phạt thật nghiêm người chứa chấp, dụ dỗ, dẫn mối gái mại dâm
dưới mọi hình thức ở mọi nơi như khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường theo luật
hình sự ”
- Nghị định số 53/CP ngày 28/6/1994 của Chính phủ quy định các biện
pháp xử lý đối với cán bộ viên chức nhà nước và những người có hành vi liên
quan đến mại dâm, ma tuý, cờ bạc và say rượu, bê tha.
- Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT.
- Chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2001- 2005
ngày 28/12/2000 của Chính phủ nêu rõ các chủ trương biện pháp kiên quyết đấu
tranh với tệ nạn mại dâm.
25

×