ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT - NGA
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHI NHÁNH PHÍA NAM
BÁO CÁO NGHIỆM THU DỰ ÁN (đã chỉnh sửa)
ĐÁNH BẮT, THUẦN HÓA, HUẤN LUYỆN CÁ HEO
BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KINH TẾ
VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI
Chủ nhiệm Dự án: TS. NGUYỄN THỊ NGA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 4/2009
I. TÊN DỰ ÁN
ĐÁNH BẮT, THUẦN HÓA, HUẤN LUYỆN
CÁ HEO BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM PHỤC VỤ MỤC
ĐÍCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KINH TẾ
VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI
II. CƠ QUAN QUẢN LÝ : SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HCM
III. CƠ QUAN CHỦ TRÌ : CHI NHÁNH PHÍA NAM – TTNĐ VIỆT _ NGA
IV. CƠ QUAN PHỐI HỢP :
- Sở thủy sản tỉnh Kiên Giang
- Công ty TNHH Utrishki Delphin - Viện STTH - Viện HLKH Nga.
- Trường Đại học Lomonoxov - Matxcơva.
- Câu lạc bộ cá heo Tuần Châu - Công ty TNHH Âu Lạc – Quảng Ninh.
- Câu lạc bộ cá heo Suối Mơ – Tp.HCM.
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 3 năm (2005 – 2008)
VI. NHÓM CÁN BỘ NGHIÊN CỨU:
- Chủ nhiệm dự án : TS. Nguyễn Thị Nga
- Cán bộ phối hợp :
+ Phía Việt Nam : Ths. Trịnh Thị Lan Chi, KS. Phan Xuân Thịnh
KS. Nguyễn Tuấn Anh, KS. Cù Nguyên Định
CN. Trần Thị Thái Hà, TS. Huỳnh Quang
KS. Mai Văn Hoành.
+ Phía Nga : TS Mukhametov L.M., TS. Tarakanov Mikhail,
KS. Geyko Sergey, BS. Solovkin Sergey,
KS. Stepanov Oleg
Các chuyên gia, huấn luyện viên của Công ty Utrishki
Delphin làm việc tại CLB cá heo Tuần Châu
1
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Đánh bắt, thuần hóa, huấn luyện cá heo biển Đông Việt Nam phục vụ
mục đích nghiên cứu khoa học, kinh tế và bảo vệ nguồn lợi.
Chủ nhiệm dự án: TS. Nguyễn Thị Nga
Cơ quan chủ trì: Chi nhánh phía Nam – Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
Thời gian thực hiện: 40 tháng (Từ tháng 11/2005 đến tháng 04/2009)
Kinh phí được duyệt: 875.000.000đ (đã bổ sung 155.000.000đ)
Tổng kinh phí thự
c hiện dự án: 1.796,4 triệu đồng
(Một ngàn bẩy trăm chín mươi sáu triệu bốn trăm ngàn đồng)
Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học do Sở KHCN Tp.HCM cấp: 875triệu đồng, gồm:
Kinh phí triển khai sản phẩm dạng P: 720 triệu đồng (thu hồi 60%) và bổ sung
155.000.000đ (không thu hồi)
- Các nguồn vốn khác, tự có (TTNĐ Việt - Nga, Công ty Utrishki Delphin - Viện
Các Vấn đề Sinh thái Tiến hóa – Viện HLKH Nga): 921,4 triệu đồng.
- Sự hỗ tr
ợ về cơ sở vật chất, hồ lưu giữ… của doanh nghiệp tư nhân Nguyễn
Phan, Công ty TNHH Âu Lạc theo các hợp đồng đã ký kết.
* Kinh phí thu hồi của phần triển khai Dự án (60% trong 720 triệu đồng do Sở
KHCN Tp.HCM cấp) là: 432 triệu đồng
Trả làm 2 lần sau khi nghiệm thu dự án, cụ thể: 06/2009: 220 triệu đồng
10/2009: 212 triệu đồng
2. Mục tiêu: Triển khai quây bắt, thuần dưỡng, huấ
n luyện cá heo biển Đông Việt
Nam phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, kinh tế, giáo dục và bảo vệ
nguồn lợi.
Trong giới hạn của dự án, chúng tôi tập trung vào đối tượng nghiên cứu là cá
heo ông sư và nội dung thực hiện của dự án bao gồm 2 vấn đề chính:
* Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ thuần dưỡng thích nghi huấn luyện cá heo
ông Sư trong môi trường nhân tạo.
* Tổ chức triể
n khai tạo sản phẩm cá heo ông Sư biểu diễn xiếc.
2
3. Nội dung:
Nội dung đăng ký
theo hợp đồng
(bao gồm giai đoạn 1 và 2)
Nội dung đã thực hiện
1. Chuẩn bị các thủ tục pháp
lý, cơ sở vật chất cho dã
ngoại đánh bắt cá heo.
- Xin giấy phép của Bộ Quốc phòng; UBND tỉnh, Sở
Thủy sản, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên
Giang; UBND Huyện Kiên Lương, Phú Quốc về việc
triển khai nghiên cứu cá heo tại vùng biển tỉnh Kiên
Giang (Kèm theo nội dung, danh sách những người
thực hiện đã được phê duyệt).
- Thuê canô cao tốc, mua thuyền cao su và một s
ố
trang thiết bị khác (áo giữ ấm, áo phao, giầy, chân
nhái, kính lặn, ống thở…), sửa chữa lưới
2. Khảo sát chọn địa điểm
xây dựng nơi lưu giữ; làm
bè, bể; mua sắm và lắp đặt
thiết bị
- Khảo sát chọn địa điểm neo đặt bè lưu giữ cá heo
tại Hòn Rễ - Bình An - Kiên Lương – Kiên Giang.
- Đã lắp ráp 4 bè có kích thước (8 x 4 x 3,5)m. Mượn
4 bể lưu giữ cá heo tại Cảng Hòn Chông- Kiên Giang
- Mua sắm và lắp đặt các thiết bị: máy bộ đàm, bộ
dụng cụ y t
ế, tủ đá, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay
video, bộ đồ lặn, máy phát điện, hệ thống cấp thoát
nước…
3. Tổ chức đánh bắt, vận
chuyển cá heo về địa điểm
lưu giữ, tiến hành nghiên
cứu thuần dưỡng thích nghi
cá heo tại bè, bể vùng biển
Hòn Chông – Kiên Giang.
- Tổ chức 2 đợt thực địa với tổng số 210 ngày, gồm:
+ Đợt 1: 124 ngày (từ 15/1 - 18/5/2006)
+ Đợt 2: 77 ngày (từ 14/2 -30/4/2008)
- Bắt được 15 cá heo ông sư
- Nghiên cứu thuần dưỡng thích nghi ban đầu tại bè
và bể:13 con
- Nghiên cứu xác định liề
u lượng gây mê trong quá
trình vận chuyển. Lựa chọn, vận chuyển 7 cá heo về
CLB cá heo Suối Mơ – Q.9, Tp. HCM và CLB cá
heo Tuần Châu – Quảng Ninh.
3
4. Tiến hành thuần dưỡng
thích nghi, huấn luyện cá
heo trong bể lưu giữ tại CLB
cá heo Suối Mơ - Q.9 -
Tp.HCM, CLB cá heo Tuần
Châu - Quảng Ninh và cung
cấp cho các CLB cá heo
khác.
- Đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ thuần dưỡng
cá heo ông sư trong môi trường nhân tạo. Kết quả đã
thuần dưỡng được 5 cá heo tại CLB cá heo Suối Mơ
Q.9 - Tp.HCM và CLB cá heo Tuần Châu - Quảng
Ninh.
- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ huấn luyện cá
heo biểu diễn xiế
c. Kết quả đã huấn luyện 1 cá heo
thực hiện được 5 động tác xiếc (2007) và 3 cá heo
biểu diễn được 10 – 12 tiết mục xiếc (2008).
5. Cử cán bộ tiếp nhận các
công nghệ về nghiên cứu
đánh bắt, thuần dưỡng thích
nghi và huấn luyện cá heo
ông sư, cá heo xám từ các
chuyên gia Nga.
- Quá trình thực hiện dự án đã góp phần tiếp tục đào
tạo cán bộ khoa học về lĩnh vực nghiên cứu cá heo ở
Việt Nam, cụ thể là đã tiếp nhận được công nghệ từ
chuyên gia Nga (Công nghệ quây bắt, thuần dưỡng
thích nghi ban đầu, v
ận chuyển, huấn luyện cá heo
ông sư biểu diễn xiếc …)
- Góp phần đào tạo 2 thạc sĩ (2 cán bộ Phòng NC
Sinh thái nước đang thực hiện luận văn nghiên cứu
về cá heo ông sư).
4. Sản phẩm của dự án:
Như đã trình bày ở phần giới hạn của Dự án, quá trình thực hiện dự án này,
nhóm nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu hoàn thiện các công nghệ và tạo sản
phẩm là cá heo ông sư (Orcaella brevirostris).
Sản phẩm đăng ký
theo hợp đồng
Sản phẩm đạt được
1. Quy trình công nghệ
đánh bắt, vận chuyển cá
heo ông sư, cá heo xám
Về KHCN
:
Quy trình công nghệ đánh bắt, thuần dưỡng thích nghi
ban đầu và vận chuyển cá heo ông sư.
2. Quy trình công nghệ
thuần dưỡng, thích nghi
Nghiên cứu hoàn thiện và xây dựng quy trình công nghệ
thuần dưỡng thích nghi cá heo ông sư trong môi trường
4
cá heo ông sư, cá heo
xám trong môi trường
nước biển nhân tạo.
nước biển nhân tạo.
3. Quy trình công nghệ
huấn luyện cá heo ông
sư, cá heo xám biểu
diễn xiếc.
Đã nghiên cứu hoàn thiện và xây dựng quy trình công
nghệ huấn luyện cá heo ông sư biểu diễn xiếc.
4. Cung cấp 4 cá heo
biển Đông Việt Nam
(cá heo ông sư, cá heo
xám) đã được thuần
hóa, huấn luyện.
Về SP cá heo
:
Huấn luyện 3 cá heo biểu diễn xiếc (10 – 12 tiết mục) và
chuyển giao cho CLB cá heo Tuần Châu – Quảng Ninh.
5. Đào tạo Về đào tạo:
Góp phần đào tạo 2 thạc sĩ (2 cán bộ Phòng NC Sinh thái
nước Chi nhánh phía Nam – TTNĐ Việt Nga đang thực
hiện luận văn nghiên cứu về cá heo ông sư).
5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng cá heo biển Đông
Việt Nam là một vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và bảo vệ nguồn lợi.
Từ 1991 đến 2005, song song với việc thực hiện các đề tài cấp Ủy ban phối hợp
Việt - Nga, Chi nhánh phía Nam – Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (CNPN –
TTNĐ Việt - Nga) đã thực hiện các đề tài cấp Sở Khoa học Công nghệ
Thành phố
Hồ Chí Minh (Sở KHCN Tp.HCM) về lĩnh vực nghiên cứu này. Cụ thể:
Năm 2001 – 2003, đề tài: “Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá heo di nhập
từ Nga trong điều kiện nhiệt đới tại Tp. HCM nhằm làm cơ sở cho việc sử dụng cá
heo biển Đông Việt Nam, phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và bảo vệ nguồn
lợi”. Đề tài đã nghiệm thu đạt xuất s
ắc, được hội đồng khoa học đánh giá cao về ý
nghĩa khoa học và thực tiễn. Đồng thời đã tiếp nhận được công nghệ quý giá, có
hiệu quả từ các chuyên gia Nga, bước đầu đào tạo cán bộ về lĩnh vực nghiên cứu sử
dụng cá heo - hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam. Hội đồng khoa học đã đề nghị
tiếp tục triển khai thực hiện theo 2 giai đ
oạn:
- Giai đoạn 1: (12/2003 đến 04/2005) Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ với đề
tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ đánh bắt, thuần dưỡng, huấn luyện cá heo
biển Đông Việt Nam”. Đề tài đã triển khai nghiên cứu và nghiệm thu đạt loại khá.
Kết quả của đề tài đã tạo tiền đề cho việc triển khai thực hiện giai đoạn 2 (dự án P).
- Giai đoạn 2: (11/2005 đế
n 12/2008) được sự chấp thuận của Sở KHCN Tp.
HCM, CNPN – TTNĐ Việt – Nga đã thực hiện dự án “Đánh bắt, thuần hóa, huấn
luyện cá heo biển Đông Việt Nam phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, kinh tế và
bảo vệ nguồn lợi”.
6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo Gardner A.L.[3]; Wilson B., 1998 [13] bộ cá voi gồm 10 họ, 44 giống và
khoảng 109 loài. Bộ phụ Mysticeti gồm 4 họ, 10 giống và khoảng 18 loài; bộ phụ
Odontoceti gồm 6 họ, 34 giống và khoảng 91 loài, trong đó họ Delphinidae là họ
lớn nhất gồm 18 giống và xấp xỉ 62 loài, phân bố rộng khắp các đại dương và cửa
sông lớn.
Các nhà khoa học Mỹ, Anh, Nhật (Paul Thompson & Ben Wilson, 1994;
Randall R. Reeves & James Stephen Leatherwood, 1987; Jacques Mayol, 1987…)
đã nghiên cứu phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái, tậ
p tính và sự thích
nghi của cá heo. Kết quả của công trình nghiên cứu cho thấy cá heo có cấu tạo cơ
thể, sự thích nghi rất cao, đặc biệt là não bộ. Chúng là loài động vật rất thông minh,
thích vui đùa, trong môi trường nuôi nhốt đã chứng tỏ khả năng khéo léo qua việc
học được các động tác khó. Có giả thiết cho rằng con người là đỉnh cao của sự tiến
hóa trên cạn, và dưới nước là cá heo (Jacques Mayol, 1987). Từ năm 1960 đến nay,
nghiên cứu sử d
ụng cá heo phát triển mạnh trên thế giới, nhất là các nước Liên Xô
(cũ), Mỹ, Nhật, Cuba. Ví dụ: ở Mỹ có CLB cá heo quân sự đang hoạt động ở
Sandiego, California. Viện Hàn Lâm Khoa học Nga có các phòng nghiên cứu và
công ty Utriski denphil với đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia giỏi về lĩnh vực
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, thuần dưỡng, huấn luyện cá heo cho
các mục đích sử dụng khác nhau. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới
đã nghiên cứu
sử dụng cá heo cho các mục đích như: trinh thám phát hiện tàu địch, phá lôi, mìn,
bảo vệ các mục tiêu dưới nước, lối vào các vịnh – cảng, bảo vệ tàu và các thềm dầu
khí; tìm kiếm các mục tiêu bị đánh mất ở dưới nước, phát tín hiệu trục vớt, cứu hộ
cứu nạn; dự báo thời tiết; thăm dò, tìm kiếm phát hiện các mỏ dầu dưới biển; liên
lạc đi
ện tín đường biển; làm hoa tiêu cho tàu thuyền; đánh đuổi cá mập để bảo vệ
đặc công trinh sát và các hoạt động khác của con người ở dưới nước; biểu diễn xiếc,
chữa một số bệnh về thần kinh (trẻ em câm điếc bẩm sinh…) đồng thời là đối tượng
7
để xây dựng trạm nghiên cứu học tập, khám phá thế giới biển kỳ thú của động vật
biển có vú.
Trong số các loài cá heo được nghiên cứu và sử dụng thì cá heo xám (Tursiops
truncatus) là đối tượng được nghiên cứu, ứng dụng nhiều nhất. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu về phân loại, đặc điểm sinh học, tập tính, quy trình thuần dưỡng
huấn luyện cá heo xám sử dụng cho các mục đích khác nhau đặc bi
ệt là cho quốc
phòng, vui chơi giải trí (biểu diễn xiếc) và chữa trị một số bệnh về thần kinh.
Đối với loài cá heo ông Sư (Orcaella brevirostris) hiện nay trên thế giới các
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đặc điểm hình thái, phân loại, phân bố và di cư.
Trên cơ sở các nghiên cứu sâu về miễn dịch, đặc điểm hình thái thông qua
nghiên cứu DNA và trình tự sắp xếp chuỗi gene b tế bào sắc tố, Rice (1998) đ
ã chỉ
ra rằng cá heo ông sư (Orcaella brevirostris) có nhiều đặc điểm hình thái giống với
họ Delphinidae hơn là họ Monodontidae. Đồng thời, cũng từ các nghiên cứu về
hình thái và di truyền, Arnolk, 2002 đã xếp cá heo ông sư vào họ Delphinidae và
cho rằng họ hàng gần nhất của loài này là loài cá heo sát thủ (Orcinus orca) [12].
Các nghiên cứu cơ bản như âm thanh, giấc ngủ, hoạt độ ngày đêm, đặc điểm
sinh học, tập tính, sinh sản, mùa vụ sinh s
ản hầu như chưa được thực hiện. Các
nghiên cứu bước đầu về thuần dưỡng, huấn luyện cũng chỉ mới tiến hành tại Thái
Lan.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu về cá voi, cá heo biển Đông Việt Nam còn rất ít. Từ
1990 đến nay một số Viện như: Viện nghiên cứu biển Hải Phòng, Viện Hải dương
học Nha Trang, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga…đã nghiên cứu vấn đề này. Năm
1995, trong các chuyến dã ngoại khảo sát dọc bờ biển Việt Nam, Đào Tấn Hỗ và
cộng sự chỉ quan sát thấy một số ít động vật biển có vú. Qua nhữ
ng bộ xương được
lưu giữ tại các “Đền cá voi” đã chứng minh được có 16 loài động vật có vú biển (1
cá voi tấm sừng và 15 cá voi có răng, cá heo lớn và nhỏ) và 1 loài lợn biển đã xuất
hiện ở Việt Nam [2].
Việc phân loại nhóm cá voi đang được trưng bày trong các Viện Bảo tàng Việt
Nam cũng là những tài liệu quý giá hỗ trợ cho việc nghiên cứu. Những bộ xương
của nhóm cá voi, cá heo hiện còn đang lưu gi
ữ ở chùa, bảo tàng Việt Nam có thể
8
hàng chục, hàng trăm năm vì thế có thể có giả thiết rằng một số loài của chúng có
thể đã biến mất khỏi vùng này, vấn đề đó cần tiếp tục nghiên cứu. Tuy vậy, kết quả
nghiên cứu cá voi, cá heo biển Đông Việt Nam cũng chỉ dừng lại ở mức phân loại
dựa vào các nguồn tài liệu và các bộ xương lưu giữ tại các đền chùa. Các Viện
nghiên c
ứu chưa có đủ điều kiện để tiến hành nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng theo hướng thuần dưỡng thích nghi huấn luyện cá heo biển Đông sử dụng cho
các mục đích khác nhau và bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ đa dạng sinh học.
Năm 1991 phối hợp với Viện Các vấn đề Sinh thái Tiến hoá – Viện HLKH
Liên Xô (cũ), Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga đã chuyể
n 3 cá heo Xám loài
Tursiops truncatus từ Liên Xô sang Nha Trang để phục vụ mục đích biểu diễn xiếc
giải trí và nghiên cứu khoa học. Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga bắt đầu thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu sự thích nghi cá heo biển Đen trong điều kiện nhiệt đới Việt
Nam”. Do chưa được đầu tư và nghiên cứu đầy đủ về khả năng thích nghi với khí
hậu nhiệt đới nên 3 cá heo này đã bị ch
ết. Đề tài nghiên cứu tạm ngừng.
Từ năm 2000, TTNĐ Việt – Nga tiếp tục phối hợp với Viện Các vấn đề Sinh
thái tiến hoá – Viện HLKH Nga và các công ty chuyển cá heo Xám, cá heo Trắng từ
LB Nga sang Việt Nam để nghiên cứu và biểu diễn xiếc phục vụ nhu cầu vui chơi
giải trí ngày càng cao tại các CLB xiếc cá heo ở Việt Nam. Việc chuyển cá heo từ
vùng ôn đới sang vùng nhiệt đới đòi hỏi chi phí cao cho việc làm lạnh nước, x
ử lý
môi trường, chăm sóc nuôi dưỡng…Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Trung tâm nhiệt
đới Việt – Nga đã tiếp tục xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản và
nghiên cứu ứng dụng cá heo biển Đông Việt Nam. Trong khuôn khổ đề tài Uỷ ban
phối hợp Việt – Nga có đề tài: “Nghiên cứu khả năng đánh bắt, thuần dưỡng cá heo
biển Đông Việt Nam”. Các đề tài cấp Tp.HCM gồ
m: “Nghiên cứu khả năng thích
nghi của cá heo di nhập từ Nga trong điều kiện nhiệt đới tại Tp.HCM nhằm làm cơ
sở cho việc sử dụng cá heo biển Đông Việt Nam phục vụ mục đích nghiên cứu khoa
học, kinh tế và bảo vệ nguồn lợi” và đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ đánh
bắt, thuần dưỡng, huấn luyện cá heo biển Đông Việt Nam”.
Một s
ố kết quả đạt được liên quan đến dự án:
- Đã thuần dưỡng thích nghi cá heo từ vùng ôn đới trong điều kiện nhiệt đới
tại Tp.HCM.
9
- Trên cơ sở thu thập các nguồn tài liệu trong và ngoài nước, kết hợp khảo sát
thực địa tại những vùng biển đảo Bình Thuận, Kiên Giang đã xác định được thành
phần loài cá voi – cá heo biển Đông Việt Nam là 22 loài, trong đó có nhiều loài
thông minh có khả năng thuần dưỡng huấn luyện.
- Đã bước đầu xác định được tần số bắt gặp, mùa vụ, địa điểm cá heo xuất
hiện tạ
i các vùng biển Bình Thuận, Kiên Giang.
- Đối với cá heo xám (Tursiop aduncus): Tại quần đảo Bà lụa (nơi có độ sâu
<10m) hầu như không bắt gặp sự xuất hiện của cá heo xám. Kết quả khảo sát qua
nhiều năm cho thấy cá heo xám tại vùng biển tỉnh Kiên Giang chỉ xuất hiện nơi có
độ sâu lớn (trên 20m). Phương pháp quây bắt cá heo mà Công ty Utrishki Delphin
đang áp dụng chỉ phù hợp để bắt cá heo ở độ sâu < 10m. Do vậy để quây bắt
được
loài này tại vùng biển Kiên Giang cần phải tiếp tục nghiên cứu lựa chọn phương
pháp phù hợp, hoặc phối hợp với ngư dân.
- Đã thuần dưỡng thích nghi và huấn luyện 1 cá heo Xám (T. aduncus) biểu
diễn xiếc (18 tiết mục). Kết quả bước đầu cho thấy tập tính sinh học cá heo xám
biển Đông Việt Nam tương tự như cá heo xám (Tursiops truncatus) biển Đen, đồng
thời kết quả
này là cơ sở cho việc nghiên cứu huấn luyện sử dụng cá heo biển Đông
Việt Nam.
- Về việc nghiên cứu loài cá heo ông Sư (Orcaella brevirostris) đã có những
kết quả về điều tra nguồn lợi và một số tập tính sinh học…của loài này tại vùng biển
quần đảo Bà Lụa, Nam Du (chủ yếu tại quần đảo Bà Lụa). Nhóm nghiên cứu đã xác
định được thời điểm xu
ất hiện, số lượng cá thể xuất hiện. Vùng biển cá heo ông sư
xuất hiện thường ở độ sâu 3 – 8m (quần đảo Bà Lụa), rất hiếm khi thấy chúng tại
quần đảo Nam Du và Hòn Sơn – nơi có độ sâu trên 10m. Mùa vụ xuất hiện của cá
heo ông Sư tương ứng với mùa vụ đánh cá của ngư dân vùng biển này là từ tháng
11 đến tháng 5 năm sau, nhưng thường gặp nhất là vào các tháng 12, 1, 2 và 3.
- Trên cơ sở
công nghệ của Nga, đã bước đầu nghiên cứu hoàn thiện phương
pháp quây bắt cá heo loài ông Sư phù hợp với đặc điểm sinh học của chúng và điều
kiện địa lý tại vùng biển quần đảo Bà Lụa – Kiên Lương – Kiên Giang [4,5,6,7,8].
Đã nghiên cứu thuần dưỡng thích nghi ban đầu cá heo ông sư tại bè lưu giữ trên
10
biển. Vấn đề cần tiếp tục để nghiên cứu ứng dụng tạo sản phẩm là cần nghiên cứu
hoàn thiện công nghệ vận chuyển, thuần dưỡng và huấn luyện.
Tóm lại, từ năm 1991 đến 2005, thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học về
cá heo tại vùng biển Đen – LB Nga và cá heo biển Đông Việt Nam, Trung tâm
Nhiệt đới Việt – Nga đã đạt được một số kết quả nghiên c
ứu về điều tra nguồn lợi,
mùa vụ, địa điểm cá heo xuất hiện; bước đầu nghiên cứu công nghệ quây bắt, thuần
dưỡng thích nghi, huấn luyện cá heo biểu diễn xiếc. Đồng thời đã đào tạo cho phía
Việt Nam được một số cán bộ khoa học về lĩnh vực nghiên cứu này.
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ HEO ÔNG SƯ
1.2.1. Phân loại
: Theo Shah S., 1999 [9], cá heo ông sư thuộc:
Giới (Kingdom) : Animalia (Động vật)
Ngành (Phylum) : Chordata (Dây sống)
Ngành phụ (Subphylum) : Vertebrata (Động vật có xương sống)
Lớp (Class) : Mammalia (Động vật có vú)
Bộ (Order) : Cetacea (Cá voi)
Bộ phụ (Suborder) : Odontoceti (Cá voi có răng)
Họ (Family) : Delphinidae (Cá heo)
Giống (Genus) : Orcaella
Loài (Species) : Orcaella brevirostris
Tên khoa học : Orcaella brevirostris (Gray, 1866) [11]
Tên tiếng Anh : Irrawaddy dolphin [11]
Tên tiếng Đức : Irrawadi Delphin [11]
Tên tiếng Tây Ban Nha : Delfín del Irrawaddy [11]
Tên tiếng Pháp : Orcelle [11]
Tên khác : Snubfin Dolphin [1]
Tên tiếng Việt : Cá heo ông sư
12
1.2.2. Phân bố địa lý
Cá heo ông sư phân bố nhiều ở các vùng biển ven bờ và những con sông lớn
của Đông Nam á, phía Bắc Australia, và Papua New Guinea [9].
1.2.3. Đặc điểm cư trú
Cá heo ông sư sống ở các vùng biển ven bờ, nước lợ và nước ngọt (các hệ
thống sông chính) của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ấn Độ – Thái Bình Dương.
Chúng được tìm thấy ngược dòng xa tận 1.440 km và có thể sống lâu dài trong nước
ngọt [9].
1.2.4. Đặc điểm hình thái
1.2.4.1. Kích cỡ
Trọng lượng trung bình của cá heo khi mới sinh khoảng 12kg và khi trưởng
thành là 90 - 150 kg. Chiều dài của cá heo khi mới sinh khoảng 90 -100cm và khi
trưởng thành là 2,1 - 2,6m [1].
1.2.4.2. Màu sắc
Thường có màu xám hơi xanh sẫm, xám đen, hoặc xám nhạt. Mặt bụng
thường có màu nhạt hơn mặt lưng [9]. Cá heo ông sư Australia có bụng màu trắng
và hai bên sườn có màu xám nhạt đến nâu [12].
1.2.4.3. Hình dạng
Cá heo ông sư giống với cá voi trắng Beluga (Delphinapterus leucas) về hình
dạng bên ngoài và những đặc điểm giải phẫu. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây
về hình thái và di truyền cho thấy chúng thích hợp được xếp vào họ Delphinidae và
họ hàng gần nhất của nó có thể là cá voi sát thủ (Orcinus orca)[12]
Trán cá heo ông sư lồi, cao, nhô ra ở phía trên miệng. Chúng không có mõm,
và lỗ thở có hình chữ U nằm ở bên trái của trục giữa. Không giống với hầu hế
t các
loài cá heo khác, lỗ thở của cá heo ông sư mở hướng về phía trước.
Cá heo ông sư có hình dạng tương tự loài cá heo không vây (finless porpoise)
nhưng khác ở điểm là chúng có một vây lưng nhỏ, hình tam giác, và hơi tròn (với
mép sau lõm) nằm ngay sau giữa lưng.
Vây bơi khá lớn (khoảng 1/6 chiều dài thân) và chiều rộng lớn với gờ trước
hơi cong.
Viền môi thẳng. Cổ rất linh hoạt. Đuôi cũng khá linh hoạt.
13
Răng cá heo ông sư đồng dạng, hẹp, nhọn và giống như những cái cọc với
phần đỉnh hơi bằng. Răng dài khoảng 1cm, số lượng khoảng 17 – 20 (hàm trên) và
15 – 18 (hàm dưới) ở mỗi cung phần tư [9].
1.2.5. Sinh sản
Các đặc điểm sinh học của cá heo ông sư hầu như chưa được nghiên cứu sâu,
đặc biệt là đặc điểm về sinh sản còn ít được biết.
- Mùa vụ sinh sản: mùa giao phối của cá heo ông sư thường được cho là kéo
dài từ tháng 4 đến tháng 6 ở hồ Semayang - khu vực sông Mahakam của
Kalimantan, còn theo ngư dân Campuchia, mùa bắt cặp là từ tháng 3 đến tháng 6 ở
11 - 12 độ vĩ bắc. Các ngư dân cho rằng họ quan sát thấy việc giao hợ
p hầu như
hàng ngày trong suốt thời gian này, và cũng thường xuyên thấy các trận chiến giữa
những con đực với nhau.
Những cá heo ông sư bắt được trong vùng Semayang đã sinh con trong bể lưu
giữ ở Jakarta (6 độ bắc của Kalimantan) vào tháng 7 và tháng 12. Cá thể mới sinh
dài 96cm và nặng 12,3kg, được sinh ra 12 ngày sau khi thấy sữa tiết lần đầu từ mẹ
nó. Thú con bắt đầu bú 12 giờ sau khi sinh và ăn cá chết vào 6 tháng tuổi. Nó được
cho thôi bú hoàn toàn vào 2 tuổi. Trong suốt 7 tháng đầu, chiề
u dài của nó tăng
57cm (59%) và trọng lượng khoảng 32,7kg (266%).
- Thời gian mang thai: được ước tính trung bình là 14 tháng
- Thời gian thôi bú: trung bình là 24 tháng
- Tuổi thành thục sinh dục hay trưởng thành về khả năng sinh sản: trung bình
là 1.826 ngày (~ 5 tuổi). Tuổi trưởng thành giới tính không được biết, nhưng có dấu
hiệu cho thấy ít nhất là vài cá thể đạt đến kích thước trưởng thành khi chúng được 4
đến 6 tuổi [9]
1.2.6. Tập tính bơi lội
Bình thường chúng bơi chậm, thong thả, uyển chuyển trên mặt nước. Thời
gian lặn từ 30 đến 60 giây, nhưng khi hoảng sợ có thể bơi nhanh và lặn lâu tới 12
phút. Thường nổi một phần cơ thể lên mặt nước, nhưng thỉnh thoảng quẫy đuôi hình
cầu vồng và nhảy lên khỏi mặt nước. Khi lặn sâu thường uốn cong cuống đuôi. Khi
nhảy lên chúng có thể phun nước từ miệ
ng. Thường không nhìn thấy chúng thổi
14
hơi. Đôi khi chúng cũng kết hợp với ngư dân lùa cá vào lưới ở vùng Irrawaddy và
sông Mekong. [1]
Cá heo ông sư không đặc biệt nhanh nhẹn, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng
thực hiện những cú nhảy thấp. Chúng thường được phát hiện thấy lỗ thở khi nổi lên
mặt nước để thở, sau đó thường tiếp tục tiến về phía trước với một cú lộn chậm nhẹ
nhàng uyển chuyể
n.
Độ sâu mà cá heo ông sư lặn chưa được biết, nhưng xét về sự phân bố ven
sông và ven biển của chúng thì có lẽ cũng không đáng kể. Đã có báo cáo rằng cá
heo ông sư có đặc tính là thở 3 lần nhanh liên tiếp nhau và sau đó lặn trong 30 – 60
giây (thời gian lặn dài hơn khi chúng sợ hãi). Thời gian lặn tối đa được ghi nhận là
12 phút và tốc độ bơi tối đa là 25 km/h (ghi nhận trong khi một O. brevirostris bị
đuổi bởi mộ
t chiếc thuyền). Cá heo ông sư thường được nhìn thấy trong những
nhóm nhỏ, gồm ít hơn 6 cá thể nhưng cũng có khi nhiều khoảng 10 - 15 cá thể.
Cá heo ông sư thỉnh thoảng phun nước trong khi ăn (chúng có thể phun nước
từ trong miệng ra xa đến 1,5m). Theo một số ngư dân, thỉnh thoảng cá heo ông sư
bắt cá lớn để đùa vui bằng cách làm choáng váng chúng với một cú đánh từ hàm
dưới, sau đó Dolphins chơi với cá giống như mèo vờ
n chuột trước khi vứt bỏ chúng.
Sự phát ra âm thanh của cá heo ông sư là một dải bước sóng trong khoảng thời
gian ngắn với tín hiệu khoảng 25 – 30 phần triệu giây [9].
1.2.7. Tập tính dinh dưỡng
Cá heo ông sư lấy thức ăn từ trong nước và cả dưới đáy. Có vẻ như cá xương
là loại thức ăn chủ yếu của cá heo ông sư, nhưng các quan sát cũng cho thấy chúng
ăn cả các loại giáp xác (crustacean), thân mềm (cephalopod) và trứng cá. Kết quả
khảo sát dạ dày của 10 cá heo ông sư từ vùng biển ven bờ cách xa Townsville -
Autralia cho thấy tất cả đều có chứa cá xương (thuộc 16 bộ và 13 họ), trong đó có
09 dạ dày chứ
a giáp xác, và tất cả đều có chứa các phần còn lại của động vật thân
mềm (10 với mực ống, 3 với mực, và 2 với bạch tuộc). Hai loài cá thuộc họ cá chép
là Cirrihinus siamensis và Paralaubuca typus được cho là nguồn thức ăn đặc biệt
quan trọng đối với cá heo ông sư ở vùng Đông Bắc Cambodia và CHDCND Lào.
Đối với cá heo ông sư ở hồ Semanyang (Kalimantan) thì có vẻ như cá chép là
nguồn thức ăn quan trọng nhất [9].
15
1.3. TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA DỰ ÁN
Nước ta có chiều dài bờ biển 3.260km. Sử dụng cá heo đã được huấn luyện để
góp phần phát triển du lịch, kinh tế biển là vấn đề mới và khả thi ở Việt Nam.
Qua tổng quan tư liệu và các chuyến khảo sát thực địa cho thấy cá heo biển
Đông Việt Nam đa dạng phong phú về thành phần loài (22 loài), trong đó có nhiều
loài thông minh có th
ể thuần dưỡng, huấn luyện cho các mục đích khác nhau, nhưng
hiện nay chưa được nghiên cứu sử dụng. Đặc biệt, có hiện tượng săn bắt cá heo bừa
bãi, cá heo bị mắc lưới nhưng không được cứu chữa. Do vậy, cần có chương trình
nghiên cứu để bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật biển quý hiếm này.
Hiện nay các CLB cá heo đang hoạt động ở Việt Nam đề
u phải thuê cá heo từ
LB Nga, Trung Quốc, Indonesia với chi phí rất cao cho việc thuê cá heo, thuê
chuyên gia cũng như chi phí tạo môi trường sống thích nghi trong điều kiện nhiệt
đới tại Việt Nam. Vì vậy, nếu nghiên cứu sử dụng cá heo biển Đông Việt Nam thì
sẽ có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và kinh tế lớn.
Các nhà khoa học, chuyên gia Nga luôn sẵn sàng cộng tác với Trung tâm
Nhiệt đới Việt - Nga, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về nghiên cứu
cơ b
ản và ứng dụng cá heo biển Đông Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu cá heo trong những năm qua của TTNĐ Việt – Nga
(bao gồm phí Nga) đã tạo cơ sở tiền đề cho việc triển khai tạo sản phẩm (Dự án P).
Các CLB cá heo ở Việt Nam đã có hợp đồng và đơn đặt hàng với Trung tâm
Nhiệt đới Việt – Nga về việc hợp tác hỗ trợ cơ sở vật chất, bể
lưu giữ phối hợp
nghiên cứu, huấn luyện sử dụng cá heo biển Đông Việt Nam.
Đây là dự án khả thi, có ý nghĩa khoa học, kinh tế, quốc phòng và bảo vệ
nguồn lợi, đồng thời là phương thức tiếp nhận hiệu quả nguồn chất xám công nghệ
quý giá của các nhà khoa học, chuyên gia Nga trong lĩnh vực nghiên cứu sử dụng cá
heo biển Đông Việt Nam – lĩnh vực nghiên cứu mới
ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cá heo biển Đông Việt Nam liên quan đến các đơn vị có
nhu cầu sử dụng như: Các CLB biểu diễn xiếc, CLB thể thao cá heo bơi lội với
người, Trung tâm cá heo chữa bệnh thần kinh, câm điếc bẩm sinh, Các Viện,
Trường nghiên cứu về biển, Bộ Quốc phòng, Các Công ty Trục vớt cứu hộ, Dầu
khí.
16
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI TẠO SẢN PHẨM
2.1. TỔ CHỨC QUÂY BẮT, THUẦN DƯỠNG THÍCH NGHI BAN ĐẦU CÁ
HEO ÔNG SƯ (Orcaella brevirostris)
2.1.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất
2.1.1.1. Chuẩn bị phương tiện lưu giữ tại địa điểm quây bắt
Sau khi quây bắt, cá heo được vận chuyển về bè trên biển hoặc bể lưu giữ
thuần dưỡng thích nghi ban đầu trên bờ sử dụng nước biển tự nhiên.
a. Bè lưu giữ
Bè lưu giữ cá heo được thiết kế và lắp đặt theo tài liệu thiết kế, các thông số
kỹ thuật của các chuyên gia Nga kết hợp với kinh nghiệm của ngư dân địa phương
và cán bộ nghiên cứu Việt Nam. Thiết k
ế bè đã được cải tiến phù hợp với điều kiện
địa lý và khí tượng thủy văn của vùng biển Kiên Giang qua các mùa vụ quây bắt từ
năm 2000 đến nay.
Nguyên lý chung thiết kế bè lưu giữ cá heo:
- Diện tích bè lưu giữ cá heo phải phù hợp, bảo đảm diện tích mặt nước tối
thiểu là 6m
2
/ cá thể, độ sâu 3 – 5m.
- Thuận tiện trong quá trình chăm sóc, cho ăn.
- Độ bền của vật liệu làm bè phù hợp, bền trong nước biển.
- Có khả năng chống chịu điều kiện sóng gió ở biển.
- Lưới dù mềm, kích thước mắt lưới lớn để giảm lực cản của nước và làm
thoáng không gian trong bè, không có những vật cứng làm xây xát cá.
- Tiết kiệm về kinh tế.
- Dễ tháo dỡ, di chuyển bả
o quản vào mùa gió bão.
Các điều kiện cơ bản để lựa chọn địa điểm đặt bè lưu giữ:
- Môi trường nước cần phải sạch, độ sâu từ 6m trở lên lúc thủy triều thấp nhất
- Vùng biển yên tĩnh, ít bị ảnh hưởng của giông bão.
- Gần bến cảng hoặc sân bay, thuận tiện giao thông chuyên chở, bảo vệ.
- Có hệ thống điện, nước phụ
c vụ cho việc lưu giữ bảo quản thức ăn của cá.
- Có các điều kiện đảm bảo ăn, ở, sinh hoạt tiện lợi cho các chuyên gia.
17
- Gần vùng biển có nhiều cá heo xuất hiện
- Gần các trung tâm khoa học và trung tâm y tế
- Chi phí đầu tư xây dựng thấp [4]
b. Bể lưu giữ
Hệ thống bề thuần dưỡng thích nghi ban đầu được xây dựng theo thiết kế của
chuyên gia Nga sử dụng nước biển tự nhiên.
2.1.1.2. Chuẩn bị phương tiện quây bắt
(tháng 01/2006 và tháng 02/2008)
Các phương tiện sử dụng cho quây bắt cá heo ông sư bao gồm :
- Ca nô có công suất máy 150 HP, vận tốc từ 60 - 80km/h
- Thuyền cao su Model 480AR, kích thước D500cm x R214cm, sức chở: 10
người
- Lưới chuyên dụng có kích thước 10m x 800m, kích thước mắt lưới a =10cm;
2a = 20cm.
2.1.2. Tổ chức quây bắt
2.1.2.1. Đối tượng quây bắt
: cá heo ông sư (Orcaella brevirostris)
2.1.2.2. Thời gian
: gồm 2 đợt
- Đợt 1: từ 15/01 đến 18/05/2006
- Đợt 2: từ 14/02 đến 30/04/2008
2.1.2.3. Địa điểm quây bắt
: vùng biển quần đảo Bà Lụa - huyện Kiên Lương -
tỉnh Kiên Giang.
Quần đảo Bà Lụa còn có tên là Bình Trị, thuộc hai xã Sơn Hải và Bình An. Bà
Lụa nằm ngoài khơi của mũi Hòn Chông, kề sát đất liền với khoảng 45 đảo đá vôi
lớn nhỏ khác nhau như: Hòn Một, Hòn Lô Cốc, Hòn Đá Lửa, Hòn Heo, Hòn Đá
Bạc, Hòn Rễ Lớn, Hòn Rễ Nhỏ, Hòn Nhum Bà, Hòn Ngang Tổng diện tích
khoảng 100ha, độ cao trung bình dưới 100m, nằm cách nhau từ 100 – 3.000m. Đảo
xa nhất cách bờ khoảng 35km, đảo gần nhất cách bờ khoảng 1km. Độ sâu trung
bình trong quần đảo là 5 – 7m. Đáy biển là cát bùn, cát đá, tại một số vị trí có nhiều
đá ngầm. Đây là vùng biển hở thuộc vịnh Thái Lan.
2.1.2.4. Phương pháp quây bắt
: theo công nghệ quây bắt cá heo xám của các
chuyên gia Nga ở biển Đen và đã được nghiên cứu hoàn thiện tại vùng biển tỉnh
Kiên Giang.
18
Quây bắt cá heo theo phương pháp dẫn dụ kết hợp cưỡng bức bằng cano cao
tốc (công suất 150 HP, vận tốc 60 – 80km/h), thuyền cao su và lưới chuyên dụng.
2.1.3. Thuần dưỡng thích nghi ban đầu
Thuần dưỡng, thích nghi thời gian 1 – 3 tháng tại bè trên biển hoặc bể xây trên
bờ tại địa điểm quây bắt. Đối với loài ông sư, áp dụng quy trình chăm sóc, thuần
dưỡng thích nghi đã được nghiên cứu hoàn thiện tại Việt Nam.
2.1.4. Vận chuyển
Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng 02 phương pháp vận chuyển cá heo là
vận chuyển khô và vận chuyển ướt [7].
Phương pháp vận chuyển khô: cá heo được đặt trên sàn của thuyền cao su,
phía dưới có trải nệm. Đối với phương pháp vận chuyển này, cá không cần phải ở
trong môi trường nước, nhưng phải bảo đảm giữ cho da cá luôn ẩm bằng cách
thường xuyên tưới nước lên thân cá hoặc dùng vải thấ
m nước phủ lên thân cá (tránh
che lỗ thở).
Phương pháp vận chuyển ướt: cá heo được đặt trong thùng vận chuyển, bên
trong có chứa nước biển.
Trong quá trình vận chuyển cần chú ý theo dõi sức khỏe của cá, nếu thấy cá có
triệu chứng khó thở hoặc ngưng thở phải lập tức tiến hành cấp cứu.
Vì địa điểm quây bắt, thuần dưỡng thích nghi ban đầu và nơi lưu giữ cố đị
nh
cá heo hoặc các CLB biểu diễn xiếc cá heo thường ở cách xa nhau, nên để tạo sản
phẩm cá heo biểu diễn xiếc và cung cấp cho các CLB thường phải trải qua 2 công
đoạn vận chuyển.
* Vận chuyển cá heo từ địa điểm quây bắt về bè hoặc bể lưu giữ thích nghi
ban đầu thường áp dụng phương pháp vận chuyển khô.
* Vận chuyển về bể thuần dưỡng, huấn luy
ện: Kết thúc quá trình thuần dưỡng
thích nghi ban đầu tại bè là quá trình vận chuyển về nơi lưu giữ cố định để tiếp tục
thuần dưỡng và huấn luyện.
Cá heo được vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường hàng không theo phương
pháp vận chuyển ướt trong thùng chuyên dụng kết hợp với gây mê ở những liều
lượng khác nhau tùy theo loài.
19
2.2. NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ: THUẦN DƯỠNG, HUẤN
LUYỆN CÁ HEO ÔNG SƯ TRONG MÔI TRƯỜNG LƯU GIỮ NHÂN TẠO
2.2.1. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ thuần dưỡng cá heo trong môi
trường nước nhân tạo
2.2.1.1. Thời gian
: bao gồm 2 đợt
+ Đợt 1: 7 tháng (từ 19/5/2006 đến 20/12/2006)
+ Đợt 2: 10 tháng (từ 26/4/2008 đến 28/02/2009)
2.2.1.2. Địa điểm
: Câu lạc bộ cá heo Suối Mơ – Q.9 – Tp. HCM và Câu lạc
bộ cá heo Tuần Châu – tỉnh Quảng Ninh.
2.2.1.3. Phương pháp
: nghiên cứu hoàn thiện công nghệ thuần dưỡng, huấn
luyện cá heo ông sư Việt Nam trên cơ sở công nghệ thuần dưỡng, huấn luyện cá heo
xám của các chuyên gia Nga - Viện HLKH Nga.
Giai đoạn này cá heo sống trong môi trường nước nhân tạo, có xử lý hoá chất,
vì vậy việc chăm sóc sức khỏe cho cá heo bao gồm quản lý chất lượng môi trường
nước, chăm sóc dinh dưỡng và thú y.
a. Quản lý chất lượng nước
Nước bể
lưu giữ được xử lý theo quy trình khép kín bằng phương pháp xử lý
cơ học, sinh học, hóa học. Kiểm tra, điều chỉnh môi trường sống nhiệt độ, độ mặn,
pH, hàm lượng NH
4
+
, NO
2
-
, Clo tổng, Clo tự do … 3 lần / ngày [6,7]
b. Chăm sóc, dinh dưỡng, phòng và trị bệnh
Dựa vào tiểu chuẩn khẩu phần ăn của cá heo xám khoảng 10 – 12% trọng
lượng cơ thể/ngày để kiểm tra, điều chỉnh số lượng và chất lượng thức ăn hàng
ngày, hàng tuần, hàng tháng phù hợp với cá heo ông sư. Thức ăn được rửa sạch và
bảo quản ở nhiệt độ từ (-15
0
C) đến (-20
0
C) trước khi cho cá ăn. Mẫu thức ăn được
phân tích thành phần sinh hóa, các chỉ tiêu vi sinh tại các Viện chuyên ngành.
Kiểm tra các chỉ tiêu sinh hóa máu 1 lần/ tháng để theo dõi sức khỏe của cá
heo. Phân tích các chỉ tiêu huyết học, sinh hóa tại Viện Pasteur Tp. HCM, TTYT
Dự phòng – Sở Y Tế Quảng Ninh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
20
2.2.2. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ huấn luyện cá heo biểu diễn xiếc
Huấn luyện cá heo biểu diễn xiếc theo công nghệ huấn luyện của Nga trên cơ
sở tập cho cá phản xạ có điều kiện bằng cách sử dụng còi phát tín hiệu chuyên
dụng và các dụng cụ huấn luyện.
Dự kiến khoảng 04 cá heo đã được thuần dưỡng, huấn luyện và biểu diễn xiếc
(10 – 12 tiết mục xiếc) và cung cấp cho các CLB cá heo.
Tóm lại: phương án triển khai tạo sả
n phẩm cá heo ông sư biểu diễn xiếc có
thể được trình bày tóm tắt qua sơ đồ sau:
21
SƠ ĐỒ TÓM TẮT PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI TẠO SẢN PHẨM
CÁ HEO ÔNG SƯ BIỂU DIỄN XIẾC
Phương tiện
lưu giữ
Tổ chức
quây bắt,
thuần
dưỡng
thích nghi
ban đầu
cá heo
ông Sư
Chuẩn bị cơ sở vật chất
Bè
Bể
Phương tiện
quây bắt
Tổ chức quây bắt
Cano
150HP
Thuyền
cao su
Lưới
Vận chuyển khô
Vận chuyển ướt
N/c hoàn
thiện
- CN thuần
dưỡng
- CN huấn
luyện
Hoàn thiện CN thuần
dưỡng cá heo trong môi
trường nước nhân tạo
Quản lý chất
lượng nước
Chăm sóc,
dinh dưỡng,
thú y
Hoàn thiện công nghệ
huấn luyện cá heo biểu
diễn xiếc
Thuần dưỡng thích nghi
b
an đầu t
ạ
i bè
(
bể
)
22
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. TỔ CHỨC QUÂY BẮT, THUẦN DƯỠNG THÍCH NGHI BAN ĐẦU CÁ
HEO ÔNG SƯ
3.1.1. Phương tiện lưu giữ tại địa điểm quây bắt
3.1.1.1. Bè lưu giữ
Trên cơ sở các nguyên lý chung về thiết kế bè của chuyên gia Nga, kết hợp với
kết quả nghiên cứu từ năm 2000 đến nay, nhóm nghiên cứu đã cải tiến các thông số
kỹ thuật về thiết kế bè phù hợp với điều kiện môi trường ở Việt Nam, cụ thể:
Mùa vụ quây bắt cá heo năm 2006 và 2008, đã lắp ráp 4 bè có kích thước (8 x
4 x 3,5)m, phần nổi trên mặt nước là 0,5m.
Đáy bè cơ độ
ng, có thể nâng lên - hạ xuống dễ dàng, thuận tiện cho thao tác
chăm sóc cá heo (cho ăn, cho uống nước, chăm sóc vết thương, tiêm thuốc …).
Địa điểm neo đặt bè: trên cơ sở các yêu cầu kỹ thuật công nghệ chăm sóc
thuần dưỡng thích nghi ban đầu cá heo và điều kiện khí tượng thủy văn của khu vực
triển khai dự án, nhóm nghiên cứu đã chọn địa điểm neo đặt bè lưu giữ cá heo tại
Hòn R
ễ nhỏ – quần đảo Bà Lụa – Kiên Lương – Kiên Giang.
3.1.1.2. Bể lưu giữ
Vì điều kiện kinh phí có hạn, nên dự án chưa xây dựng bể thuần dưỡng thích
nghi ban đầu theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Năm 2008, dự án đã sử dụng 4 bể chứa
nước của Công ty Cổ phần khai thác Thuỷ Sản Kiên Giang để thuần dưỡng thích
nghi cá heo.
Các bể có kích thước như sau: 2 bể có kích thước (4 x 4 x 1,5)m và 2 bể có
kích thước (4 x 4 x 3,5)m.
25
3.1.2. Tổ chức quây bắt cá heo ông sư
3.1.2.1. Thời gian tiến hành dã ngoại quây bắt cá heo
: bao gồm 2 đợt:
- Đợt 1: 124 ngày (từ 15/01 đến 18/05/2006)
- Đợt 2: 77 ngày (từ 14/02 đến 30/04/2008)
3.1.2.2. Địa điểm quây bắt
: vùng biển quần đảo Bà Lụa – huyện Kiên Lương
– tỉnh Kiên Giang
27
3.1.2.3. Triển khai quây bắt cá heo
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các chuyến dã ngoại trên biển, hàng ngày
nhóm nghiên cứu đều tiến hành quan sát trực tiếp thời tiết biển đồng thời tham khảo
dự báo thời tiết qua mạng internet (hướng gió, tốc độ gió, mây, mưa, nhiệt độ…)
trước khi tổ chức ra biển khảo sát sự xuất hiện của cá heo.
Việc triển khai quây bắt cá heo được tiến hành trên cơ sở các chuyến khảo sát
trự
c tiếp của nhóm nghiên cứu, đồng thời kết hợp thu thập thông tin của ngư dân về
sự xuất hiện của cá heo trong quần đảo Bà Lụa để tiến hành quây bắt.
Quây bắt cá heo theo phương pháp dẫn dụ kết hợp cưỡng bức bằng cano cao
tốc (công suất 150 HP, vận tốc 60 – 80km/h), thuyền cao su và lưới chuyên dụng.
Số lượng người tối thiểu để có thể tổ chức buông lưới quây bắt cá heo là 6 ng
ười.
Trong đó cử 1 người có kinh nghiệm buông lưới ngồi trên thuyền cao su chở lưới
được kéo theo sau cano, những người còn lại ngồi trên cano cao tốc quan sát sự xuất
hiện của cá heo.
Phương pháp quây bắt cá heo ông Sư được tóm tắt như sau:
Trong quá trình khảo sát trên biển, khi phát hiện đàn cá heo, tiến hành điều
khiển tàu chạy vòng tròn tạo thành hình lòng chảo, dụ cá vào giữa và chọn thời
điểm thích hợp để buông lưới.
Khi nghe hiệu l
ệnh buông lưới, người ngồi trên thuyền cao su chở lưới lập tức
thả neo cố định đáy lưới và ôm phao lưới nhảy xuống biển để cố định một đầu lưới.
Ca nô sẽ kéo thuyền cao su buông lưới khép lại theo hình vòng tròn. Sau khi quây
lưới thành công, cá heo đã ở trong lưới, không nên thu hẹp lưới ngay mà chờ cho
trạng thái tinh thần cá ổn định rồi mới từ từ thu hẹp vòng tròn lưới và nhẹ nhàng bắt
cá đưa lên thuy
ền cao su đã được chuẩn bị từ trước. Thao tác bắt cá cần nhanh, gọn,
tạo cảm giác an toàn, tránh làm cá hoảng sợ.
Đây là phương pháp mà các chuyên gia Nga đã sử dụng thành thạo và có hiệu
quả đối với loài cá heo xám Tursiops truncatus tại Biển Đen – Liên Bang Nga. Đặc
biệt với phương tiện, ngư cụ, phương pháp dụ bắt này chỉ có thể áp dụng tại vùng
biển có độ sâu dưới 8m, đáy biển bằng phẳ
ng và có nhiều eo, vịnh để quây dụ cá.
Với điều kiện này chỉ có thể phù hợp tổ chức dụ bắt tại quần đảo Bà Lụa – Kiên
Giang và đối tượng là cá heo ông sư.