Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Nghiên cứu khoa học: Tiền lương và giá cả thị trường doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.58 KB, 46 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
KHOA KINH TẾ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TIỀN LƯƠNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 3
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ GIÁ CẢ 8
I. TIỀN LƯƠNG 8
1. Tổng quan 8
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương 9
3. Quỹ lương 10
4. Các hình thức trả lương 12
5. Quản lý nhà nước về tiền lương 15
II. GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG 17
1. Tổng quan 17
2. Các nhân tố tác động đến giá cả thị trường 18
CHƯƠNG 2
MỐI QUAN HỆ GIỮA TIỀN LƯƠNG VÀ GIÁ CẢ 25
I. SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA TIỀN LƯƠNG VÀ GIÁ CẢ 25
1. Thời gian và tỉ lệ tăng thực tế về tiền lương và giá 25
2. Những ý kiến đánh giá về lương và giá 26
II. CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG VÀ GIÁ CẢ 28
1. Sự rượt đuổi giữa lương và giá 28
2. Chính sách tiền lương 29
CHƯƠNG 3
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 4


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG 37
I. CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG 37
1. Hoàn thiện chính sách tiền lương 37
2. Giải pháp tạo nguồn cải tiến tiền lương 41
II. BÌNH ỔN GIÁ 43
1. Các chính sách về giá 43
2. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công 44
3. Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đảm bảo
cân đối cung – cầu về hàng hóa 45
4. Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng 46
5. Kiềm chế lạm phát 46
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 5
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
LỜI MỞ ĐẦU
Tiền lương và giá cả thị trường hiện nay là một trong những nội dung quan trọng của chủ thể
nền kinh tế thị trường. Các vấn đề về lương, giá cả thị trường đang là chủ đề nóng trên các
diễn đàn kinh tế. Thực tế cho thấy lương và giá thị trường đang có một cuộc “rượt đuổi”
trường kỳ, có nhiều nghịch lý xung quang chủ đề này. Làm sao để chấm dứt cuộc “rượt
đuổi” này, làm sao để người dân và cán bộ công nhân viên chức không phải lo lắng điệp
khúc “Lương tăng thì giá tăng”. Chính sách tiền lương, giá cả là một trong những vấn đề
quan trọng ảnh hưởng thường xuyên mang tính quyết định tới động thái kinh tế, chính trị, xã
hội của đất nước.Là một trong những chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô quan trọng của nhà
nước nhằm phân phối, điều tiết thu nhập, phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,
nhất là các nguồn nhân lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhằm đánh giá các vấn đề
xung quanh lương và giá, đồng thời đưa ra các định hướng để giải quyết được những khó
khăn, khúc mắc về lương và giá chúng tôi chọn đề tài “Tiền lương và giá cả thị trường”
cho vấn đề nghiên cứu của mình.

Đây là một đề tài rộng, được nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể là dựa
trên những cơ sở số liệu thu thập từ các đề án tăng lương của Nhà nước và sự biến động về
giá thị trường trong 10 năm trở lại đây. Thông qua phân tích các dữ liệu, các đánh giá từ các
chuyên gia và khảo sát thực tế để rút ra kết luận về vấn đề tiền lương và giá cả thị trường
hiện nay, đồng thời xây dựng các mục tiêu định hướng tiền lương và giá cả trong thời gian
tới.
Mục tiêu của đề tài là làm rõ các vấn đề liên quan đến lương và giá cả, sự tác động qua lại
giữa lương và giá, giải quyết các khó khăn, thách thức về tình hình lương và giá hiện nay,
định hướng đề án giải pháp tiền lương và giá từ nay tới năm 2020.
Để thu thập thông tin, nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
- Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp qua các nguồn báo chí, internet, tài liệu nội bộ…
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp định tính và định lượng để thu thập dữ
liệu sơ cấp, thông qua các bảng khảo sát, các đánh giá nhận xét của quần chũng nhân
dân, người tiêu dùng về lương và giá cả thị trường…
- Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá để hoàn thiện đề tài.
Kết cấu của đề tài có 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền lương và giá cả.
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 6
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
 Chương 2: Mối quan hệ giữa tiền lương và giá cả.
 Chương 3: Giải pháp định hướng cải cách tiền lương và giá cả.
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 7
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ GIÁ CẢ
I. TIỀN LƯƠNG
1. Tổng quan.
Đứng trước biến động không có lợi của nền kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam là một trong
những nước châu Á có nền kinh tế ít biến động nhất, Đảng và nhà nước ta không lấy đó làm
chủ quan để quên đi mục đích cuối cùng là tiến tới XHCN – một xã hội mà trong đó con

người được đề cao, được tự do – ấm no – hạnh phúc. Mục tiêu đã có vậy vấn đề ở đây là
những đường lối, chính sách của nhà nước trong nền kinh tế hiện nay.
Chính sách chế độ tiền lương là một trong những vấn đề trọng yếu liên quan mật thiết và có
ảnh hưởng thường xuyên mang tính quyết định tới động thái kinh tế, chính trị, xã hội của đất
nước. Trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, chúng ta đã luôn thay đổi để phù hợp
với bối cảnh xã hội. Mặc dù các hình thức tiền lương tiền, thưởng đã áp dụng khá lâu ở nước
ta nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều bất cập. Tiền lương vẫn chưa thực sự phát huy được
tính năng của nó.
Sự thật thì tiền lương không phải là giá trị hay giá cả của lao động. Vì lao động không phải
là hàng hoá và không thể là đối tượng mua bán. Tiền lương che đậy mọi dấu vết của sự phân
chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao
động được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền lương che đậy bản chất bóc
lột của chủ nghĩa tư bản.
Theo số liệu từ một cuộc khảo sát về tiền lương của Bộ Nội vụ, 98% công chức cho rằng
mức lương tối thiểu thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người được hưởng lương.
Cụ thể trong năm 2011, mức lương tối thiểu chỉ bằng hơn 58% mức chi tiêu bình quân của
một nhân khẩu…
Do đó tiền lương hiện nay chưa tạo được động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức để họ tận tậm, gắn bó với công việc, nâng cao trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ
được giao với chất lượng cao… Thậm chí không tạo được tính cạnh tranh, không duy trì
được tính kỷ luật, tình trạng công chức, viên chức không chấp hành đúng quy định thời gian
làm việc tại công sở diễn ra phổ biến ở tất cả các cấp, các ngành…Ở một khía cạnh khác,
điều đó còn cho thấy, đây chính là nguyên nhân của tình trạng "chân ngoài dài hơn chân
trong", hoặc một bộ phận cán bộ, công chức còn có những khoản lậu lớn hơn nhiều mức
lương được nhận. Suy luận về mặt lý thuyết là như vậy!
Như chúng ta đề cập ở trên, xét theo mặt bằng chung, mức lương hiện nay chưa đáp ứng
được những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu theo thời giá hiện nay, nhiều vấn đề cốt còn vẫn chưa
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 8
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
được giải quyết một cách thoả đáng. Cho đến nay, thu nhập của người được hưởng lương

tăng, mức sống, tiêu dùng tăng, về cơ bản không do chính sách tiền lương đem lại mà do
tăng thu nhập ngoài lương, nhờ kinh tế tăng trưởng.
2. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương.
 Nhóm nhân tố thuộc thị trường lao động: Cung – cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến
tiền lương.
Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm, khi cung về
lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng tăng, còn khi cung về lao động
bằng với cầu lao động thì thị trường lao động đạt tới sự cân bằng. Tiền lương lúc này là tiền
lương cân bằng, mức tiền lương này bị phá vỡ khi các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu về lao
động thay đổi như (năng suất biên của lao động, giá cả của hàng hoá, dịch vụ …).
Khi chi phí sinh hoạt thay đổi, do giá cả hàng hoá, dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo tiền lương
thực tế thay đổi. Cụ thể khi chi phí sinh hoạt tăng thì tiền lương thực tế sẽ giảm. Như vậy
buộc các đơn vị, các doanh nghiệp phải tăng tiền lương danh nghĩa cho công nhân để đảm
bảo ổn định cuộc sống cho người lao động, đảm bảo tiền lương thực tế không bị giảm.
Trên thị trường luôn tồn tại sự chênh lệch tiền lương giữa các khu vực tư nhân, Nhà nước,
liên doanh…, chênh lệch giữa các ngành, giữa các công việc có mức độ hấp dẫn khác nhau,
yêu cầu về trình độ lao động cũng khác nhau. Do vậy, mức lương khác nhau.
 Nhóm nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp:
Các chính sách của doanh nghiệp: Các chính sách lương, phụ cấp, giá thành…được áp dụng
triệt để phù hợp sẽ thúc đẩy lao động nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, trực tiếp tăng
thu nhập cho bản thân.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh
hưởng tới mức lương. Với doanh nghiệp có khối lượng vốn lớn thì khả năng chi trả tiền
lương cho người lao động sẽ thuận tiện dễ dàng. Còn ngược lại nếu khả năng tài chính
không vững thì tiền lương của người lao động sẽ rất bấp bênh.
Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức hợp lý hay bất hợp lý cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tiền
lương.Việc quản lý được thực hiện như thế nào, sắp xếp đội ngũ lao động ra sao để giám sát
và đề ra những biện pháp kích thích sự sáng tạo trong sản xuất của người lao động để tăng
hiệu quả, năng suất lao động góp phần tăng tiền lương.
 Nhóm nhân tố thuộc giá trị công việc:

Mức hấp dẫn của công việc: Công việc có sức hấp dẫn cao thu hút được nhiều lao động, khi
đó doanh nghiệp sẽ không bị sức ép tăng lương, ngược lại với công việc kém hấp dẫn để thu
hút được lao động doanh nghiệp phải có biện pháp đặt mức lương cao hơn.
Mức độ phức tạp của công việc: Với độ phức tạp của công việc càng cao thì định mức tiền
lương cho công việc đó càng cao. Độ phức tạp của công việc có thể là những khó khăn về
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 9
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
trình độ kỹ thuật, khó khăn về điều kiện làm việc, mức độ nguy hiểm cho người thực hiện do
đó mà tiền lương sẽ cao hơn so với công việc giản đơn
Điều kiện thực hiện công việc: Tức là để thực hiện công việc cần xác định phần việc phải
làm, tiêu chuẩn cụ thể để thực hiện công việc, cách thức làm việc với máy móc, môi trường
thực hiện khó khăn hay dễ dàng đều quyết định đến tiền lương. Yêu cầu của công việc đối
với người thực hiện là cần thiết, rất cần thiết hay chỉ là mong muốn mà doanh nghiệp có quy
định mức lương phù hợp.
 Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường xã hội:
- Tình hình cung cấp sức lao động trên thị trường.
- Mức sống trung bình của dân cư.
- Tình hình giá cả sinh hoạt.
- Sức mua của công chúng.
- Công đoàn , xã hội.
- Nền kinh tế.
- Luật pháp.
Các nhân tố về môi trường xã hội nêu trên ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ đến tiền lương.
Khi xây dựng hệ thống tiền lương người ta có xu hướng trước tiên dựa vào công việc sau đó
sử dụng các yêu cầu về kỹ năng và kết quả làm việc để xác định mức lương cho mỗi nhân
viên .
 Các nhân tố khác:
Ở đâu có sự phân biệt đối xử về màu da, giới tính, độ tuổi, thành thị và nông thôn, ở đó có
sự chênh lệch về tiền lương rất lớn, không phản ánh được mức lao động thực tế của người
lao động đã bỏ ra, không đảm bảo nguyên tắc trả lương nào cả nhưng trên thực tế vẫn tồn

tại.
Sự khác nhau về mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng tới tiền lương của lao
động.
3. Quỹ lương
Quỹ lương là các bộ phận tiền lương được phân ra của các doanh nghiệp hoặc nhà nước để
quản lý tiền lương tốt hơn với các mục đích riêng nhằm đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần
của người lao động, cán bộ công nhân viên chức. Quỹ lương bao gồm: Quỹ lương cơ bản,
quỹ lương biến đổi, quỹ thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ trợ cấp…
Quỹ lương cơ bản: Là loại tiền lương được tính theo chế độ chính sách của nhà nước, có một
bảng lương được quy định rõ ràng. Quỹ lương cơ bản thường chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng quỹ lương. Quỹ lương cơ bản có tác dụng đảm bảo cuộc sống cho người lao động, góp
phần tái sản xuất sức lao động.
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 10
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
Quỹ lương biến đổi: Là phần tiền lương tính cho người lao động gắn với kết quả sản xuất
kinh doanh. Quỹ lương biến đổi phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phần quỹ
lương này thường chiếm một phần tỷ trọng ít hơn so với quỹ lương cơ bản.
Quỹ phúc lợi: Là phần mà các doanh nghiệp hoặc Nhà nước trả cho người lao động, cán bộ
công nhân viên chức ngoài phần lương, thưởng, trợ cấp… Quỹ phúc lợi có tác dụng động
viên tinh thần của công nhân, cán bộ công nhân viên chức nhằm nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần.
Quỹ tiền thưởng: Là tổng số tiền mà doanh nghiệp hoặc Nhà nước trả cho người lao động
ngoài tiền thưởng, trợ cấp… Nhằm nâng cao năng suất lao động. Có các loại tiền thưởng
như sau:
Thưởng cuối năm: Hằng năm nếu công ty kinh doanh có lãi công ty sẽ trích từ lợi nhuận để
thưởng cho người lao động, mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm.
Mức thưởng cụ thể tùy thuộc vào sự đóng góp công sức, chất lượng công tác, chấp hành đầy
đủ nội quy, qui định của công ty.
Thưởng cuối năm = (tỷ lệ %) x (dự toán tổng tiền thưởng tháng lương 13 trước 30 ngày so
với ngày bắt đầu nghỉ tết).

Ví dụ: Ngày 29/01/2010, Công ty dược phẩm Tâm Bình đã tổ chức lễ tổng kết năm 2010 và
trao phần thưởng cho những nhân viên xuất sắc năm 2010: Anh Nguyễn Đình Chiến với
phần thưởng là một chiếc xe máy trị giá 30 triệu đồng. Anh Nguyễn Đức Thường với phần
thưởng là 1 chiếc tủ lạnh trị giá 4 triệu đồng.Chị Huỳnh Việt Châu và Phan Thị Thủy được
tặng một cây nước nóng lạnh trị giá 2 triệu đồng và còn rất nhiều phần thưởng khác.
Thưởng lễ: Hàng tuần dự trên việc đánh giá thực hện công việc của công nhân viên Trưởng
bộ phận sản xuất lập bảng đánh giá thực hiện công việc. Bảng đánh giá chuyển về phòng
HCNS xem xét, sau đó chuyển giám đốc công ty duyệt làm căn chứ thưởng cho người lao
động.
Ví dụ: Thưởng lễ 30/4 và 1/5, ngày quốc khánh, tết dương lịch: Số tiền thưởng từ 20.000
vnd đến 200.000 vnd tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
Phòng HCNS có trách nhiệm lập tờ trình BGĐ về số tiền thưởng, dự toán tiền thưởng trình
BGĐ trước 15 ngày so với ngày lễ tương ứng, lập danh sách CBCNV được thưởng trước 3
ngày so với ngày lễ tương ứng.
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 11
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
Thưởng thâm niên: Thâm niên được tính chi tiết tới từng tháng (nếu từ ngày 15 trở lên thì
tính đủ tháng, nếu dưới 15 ngày thì không được tính đủ tháng).
Tiền thâm niên = (số tháng thâm niên) x (số tiền thâm niên 1 tháng).
Phòng HCNS có trách nhiệm lập tờ trình về số tiền thâm niên của 1 tháng, dự toans tổng tiền
thâm niên trước 30 ngày so với ngày bắt đầu nghỉ tết. Thưởng thâm niên được trả vào cuối
năm (Âm lịch).
Thưởng đạt doanh thu: Phòng kinh doanh đạt doanh thu do BGĐ giao được thưởng phần
trăm doanh thu hàng tháng, trường hợp vượt doanh thu thì phòng kinh doanh làm tờ trình về
việc đạt doanh thu, mức được hưởng cho từng CNV trình BGĐ duyệt và chuyển cho phòng
kế toán trả cùng với lương tháng.
Qũy trợ cấp: Là tổng số tiền mà doanh nghiệp hoặc nhà nước trả cho người lao động, công
nhân viên chức ngoài tiền lương, thưởng. Tiền trợ cấp bao gồm: Trợ câp khó khăn, trợ cấp
sinh đẻ, trợ cấp đau ốm…
4. Các hình thức trả lương.

Theo khảo sát về mức độ ưu tiên về mối quan tâm của người lao động, tiền lương luôn là
yếu tố rất quan trọng trong sự quan tâm của người lao động và thúc đẩy động cơ làm việc.
Đối với nhóm nhân sự cấp cao thì tiền lương được xếp sau một vài tiêu chí khác nhưng đối
với nhân viên, công nhân tiền lương luôn là sự quan tâm số 1.
Doanh nghiệp nên trả lương như thế nào để đảm bảo sự hài lòng của nhân viên, phát huy
năng suất mà đảm bảo chi phí lao động hiệu quả đó là giải pháp không dễ. Tuy nhiên các
Doanh nghiệp, Nhà nước đều có các hình thức trả lương sau:
Trả lương theo thời gian: Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng trong trường hợp
người sử dụng lao động đã định mức chuẩn hoá trong một đơn vị thời gian người lao động
làm việc đạt hiệu quả như thế nào và đảm bảo chắc chắn đạt được hiệu quả đó hoặc không
có cơ sở khoa học nào để tính toán hình thức lương khác.
Tiền lương = (thời gian) x (đơn giá thời gian).
Ví dụ: Trong dây chuyền đóng gói hàng thực phẩm, công nhân đóng gói trả lương theo thời
gian vì năng suất đã được cài đặt vào máy đóng hộp và dây chuyền sản xuất.
Trả lương theo sản phẩm tuyệt đối: Hình thức trả lương theo sản phẩm tuyệt đối áp dụng
trong trường hợp người sử dụng lao động chưa xác định năng suất chuẩn, năng suất phụ
thuộc vào mức độ thành thạo của cá nhân, quản lý giám sát không yêu cầu chặt chẽ. Lấy đơn
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 12
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
giá tiền lương làm động cơ thúc đẩy người lao động làm việc, công việc kết thúc và có kết
quả theo cá nhân.
Tiền lương = (Số sản phẩm) x (đơn giá lương)
Ví dụ: Sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ; công nhân bốc xếp…công nhân được trả lương
theo hình thức sản phẩm tuyệt đối.
Trả lương theo sản phẩm khoán quỹ: Hệ số cá nhân dựa vào mức độ phức tạp của vị trí công
việc, thể lực yêu cầu, năng suất lao động của cá nhân… Hình thức trả lương này áp dụng cho
nhóm người có chung sản phẩm cuối cùng mà công việc có tính chuỗi liên quan chặt chẽ với
nhau.
Quỹ tiền lương = (Số sản phẩm) x (đơn giá lương).
Tiền lương cá nhân = (Hệ số cá nhân) x (Quỹ lương).

Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức trả lương này áp dụng đối với các vị trí phục
vụ, hỗ trợ, giám sát nhóm sản xuất trực tiếp vì vậy kết quả và chế độ của họ phụ thuộc và kết
quả và tiền lương của nhóm sản xuất trực tiếp.
Tiền lương = (Hệ số lương) x (Lương bình quân trực tiếp).
Ví dụ: Lương của bộ phận cơ, điện, bảo dưỡng… trong sản xuất đều được tính theo sản
phẩm gián tiếp.
Trả lương sản phẩm luỹ tiến:Hình thức trả lương này áp dụng với các vị trí cần khuyến
khích năng suất. Bản thân môi sản phẩm tăng thêm công ty có thể giảm chi phí khác rất
nhiều vì vậy công ty trả phần hiệu quả ấy vào tiền lương của các sản phẩm tiếp theo.
Hình thức này áp dụng đối với tiền lương của cán bộ kinh doanh, công nhân sản xuất các
máy đơn để hoàn thành sản phẩm.
Tiền lương = (đơn giá (n)) x (sản lượng (n)).
Trả lương theo vị trí: Thực hiện thông qua việc xây dựng hệ thống chức danh công việc hợp
lý và so sánh mức tiền lương doanh nghiệp với mức lương trên thị trường thông qua việc thu
tập thông tin định kỳ về tiền lương trong các ngành, nghề tương tự. Hệ thống tiền lương theo
công việc được xây dựng trên cơ sở đánh giá công việc sau đó điều chỉnh mức lương cho
công việc tương ứng trên thị trường
Trả lương theo năng lực: Xác định các yêu cầu về trình độ và khả năng của NLĐ đối với
từng vị trí công việc, từ đó trả lương cho người lao động tương ứng và khả năng đảm nhiện
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 13
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
của họ đối với từng vị trí cụ thể. Đồng thời xác định và áp dụng các mức lương cao đối với
các kỹ năng và tay nghề có nhu cầu cao trong thị trường. Nếu như họ có trình độ tay nghề
thấp hoặc chưa có điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của vị trí tương ứng ( bao gồm trình độ
đào tạo, kinh nghiệm và kiến thức). Người lao động có thể nhận các mức lương thấp hơn
mức lương dự kiến Nếu NLĐ có trình độ tay nghề, kỹ năng và kiến thức mà thị trường đòi
hỏi nhiều, họ có thể được trả lương cao hơn mức dự kiến để đảm bảo khả năng cạnh tranh
Trả lương theo kết quả công việc: Căn cứ Kết quả SXKD của công ty kết quả hoàn thành
công việc được giao để trả lương cho mỗi cá nhân Phải xây dựng được bộ từ điển đánh giá
hiệu quả công việc, tiêu chuẩn kết quả công việc yêu cầu.

Trả lương theo kĩ năng của người lao động: Thiết lập một hệ thống thang bậc lương dựa vào
các mức độ kỹ năng chứ không dựa theo chức danh công việc; Lập danh mục các kỹ năng
cần phải có đối với nhóm công việc
Ví dụ: Kỹ năng cần phải có đối với một vị trí thuộc bộ phận; Đặt ra tiêu chí để xác định sự
thành thục của mỗi kỹ năng và gắn bậc lương thừ thấp đến cao tương ứng với thang bậc kỹ
năng đó.
Trả lương tích hợp: Trên thực tế khó công công ty nào chỉ áp dụng duy nhất một hình thức
trả lương vì nó không thể đáp ứng được yêu cầu quản lý. Vì vậy, trả lương tích hợp là một
lựa chọn trong đó có thể: Tiền lương = Lương cứng + lương mềm. Trong đó lương cứng có
thể được xác định bởi thời gian, vị trí, kĩ năng… Lương mềm là một trong các hình thức
lương kích thíc kết quả như trên.
Trả lương theo phương pháp HAY: Như vậy cho không có phương pháp duy nhất tối ưu mà
mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hình thức trả lương sao cho kích thích năng
suất, sử dụng là công cụ quản lý lao động, thể hiện chính sách đãi ngộ, xây dựng quan hệ lao
động hài hoà, bền vững; đảm bảo hiệu quả hoạt động và là công cụ quản lý hữu dụng.
Đánh giá công việc + Khảo sát thị trường lao động = Hệ thống lương theo HAY
5. Quản lý nhà nước về tiền lương
Để đáp ứng đòi hỏi của cơ chế quản lý kinh tế mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/CP
ngày 25/03/1993 và Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 về đổi mới quản lý tiền lương, thu
nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó Nhà nước không trực tiếp quản lý quỹ tiền
lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự xây dựng quỹ tiền lương thông qua đơn
giá tiền lương được Nhà nước giao (trên cơ sở doanh nghiệp đã xác định đơn giá và có sự
điều chỉnh của Nhà nước sao cho phù hợp với điều kiện của từng ngành, lĩnh vực, điều kiện
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 14
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
thực tế và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tính đến giá cả sức lao động trên
thị trường).
Việc quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước được quy định như sau :
Nguyên tắc chung: Các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước đều phải có định mức
lao động và đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương phải được xây dựng trên cơ sở định mức

lao động trung bình tiên tiến của doanh nghiệp và các thông số tiền lương do Nhà nước quy
định. Khi thay đổi về định mức lao động và các thông số tiền lương thì thay đổi đơn giá tiền
lương.
Tiền lương và thu nhập phụ thuộc vào thực hiện khối lượng sản phẩm, dịch vụ, năng suất,
chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn
tốc độ tăng năng suất lao động.
Tiền lương và thu nhập của người lao động phải được thể hiện đầu đủ trong Sổ lương của
doanh nghiệp theo mẫu thống nhất do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành.
Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của doanh nghiệp được thực hiện theo khoản 4 và 5, Điều
33, Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban
hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ và Nghị định số
27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính
và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định số
59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ).
Nhà nước quản lý tiền lương và thu nhập thông qua quản lý định mức lao động, đơn giá tiền
lương và tiền lương thực hiện của doanh nghiệp.
 Trách nhiệm của doanh nghiệp
Về tổ chức công tác lao động tiền lương: Để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, yêu cầu của công
tác quản lý theo Bộ Luật lao động và Luật doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện việc xây dựng
định mức lao động, tổ chức và phân công lao động, xây dựng đơn giá tiền lương và phân
phối tiền lương gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh của đơn vị và cá nhân
người lao động, các doanh nghiệp phải tổ chức, củng cố bộ phận chuyên trách làm công tác
lao động - tiền lương của doanh nghiệp, bố trí và bồi dưỡng cán bộ có đủ trình độ nghiệp vụ,
chuyên môn thực hiện công việc theo yêu cầu.
Về xây dựng đơn giá tiền lương:
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước nói chung:
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 15
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng và đăng ký định mức lao
động theo quy định.

- Đối với doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt:
Tổng Giám đốc có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng và đăng ký mức lao động theo
hướng dẫn tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội; xây dựng đơn giá tiền lương báo cáo Hội đồng quản trị hoặc Bộ quản lý
ngành, lĩnh vực (nếu là tổng Công ty 90/TT được xếp hạng đặc biệt) xem xét, có công văn
gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị thẩm định và giao đơn giá tiền lương.
Các doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương từ quý IV năm báo cáo để gửi
cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền kịp thẩm định và giao đơn giá tiền lương vào quý
I năm kế hoạch.
Thủ tục hành chính đề nghị duyệt đơn giá tiền lương: Theo phân cấp và tổ chức quản lý, sau
khi xây dựng đơn giá tiền lương, doanh nghiệp có công văn gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm
định và giao đơn giá tiền lương theo quy định tại điểm 2 nói trên;
Công văn gửi kèm như sau:
- Biểu trình xây dựng đơn giá tiền lương theo mẫu số 3a và số 3b.
- Đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên và có nhiều đơn giá tiền lương thì
lập biểu tổng hợp đơn giá tiền lương theo mẫu số
Báo cáo tình hình thực hiện lao động, tiền lương và thu nhập.
Vào quý I chậm nhất là tháng 4 năm kế hoạch, doanh nghiệp phải báo cáo cho cơ quan có
thẩm quyền giao đơn giá tình hình thực hiện lao động, tiền lương và thu nhập của năm trước
liền kề theo mẫu số 5 kèm theo Thông tư 13/ LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997.
II. GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
1. Tổng quan.
Trong tháng 9/2012 giá một số mặt hàng tăng nhẹ như: lương thực, xăng dầu, vàng, gaz,
trứng gia cầm, giá cước vận tải hàng hóa; các mặt hàng tương đối ổn định giá là: nông sản,
thực phẩm tươi sống, thức ăn chăn nuôi gia súc, xi măng, sắt thép, hàng công nghệ tiêu
dùng, thịt bò; nhóm hàng giảm giá là: giá USD, vật tư phân bón, đường kết tinh và thịt heo.
Cụ thể là:
Lương thực: Lúa gạo tăng giá hơn so với tháng trước; cụ thể lúa tẻ giá bán bình quân tháng
là 5.210 đ/kg (+168 đ/kg), gạo tẻ thường giá bình quân là 9.190 đ/kg (+190 đ/kg), gạo thơm
Sài gòn nàng hương bình quân là 12.600 đ/kg, nếp sáp 18.000 đ/kg (+1000 đ/kg), các mặt

NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 16
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
hàng nông sản ổn định giá so với tháng trước như đậu xanh hạt là 28.000 đ/kg; đậu đen
thường 20.000 đ/kg, lạc nhân 42.125 đ/kg, đậu nành 18.500 đ/kg.
Thực phẩm: Thịt heo ổn định giá như tháng trước, cụ thể heo hơi loại 80 kg/con giá bán là
41.000 đ/kg (-3.000 đ/kg), thịt nạc 80.000 đ/kg, thịt heo mông sấn 75.000 đ/kg (-5000 đ/kg),
thịt ba chỉ 70.000 đ/kg (-10.000 đ/kg). Giá thịt bò phi lê loại 1: 197.000 đ/kg (+13.000 đ/kg),
loại 2 có gân 130.000 đ/kg (- 140.000 đ/kg).
Gia cầm: Gà sống ta nuôi thả vườn giá ổn định giá so với tháng trước như gà loại 1giá bán
khoảng 90.000 đ/kg, gà công nghiệp làm sẵn giá bán 41.550 đ/kg (-00đ/kg), trứng gà 19.000
đ/chục ( +2.000 đ/chục), trứng vịt 25.000 đ/chục.
Các loại rau củ quả: Tương đối ổn định giá, cụ thể; bắp cải 7.500 đ/kg, bí xanh 7.500 đ/kg,
khổ qua 8.000 đ/kg, cà chua 7.000 đ/kg, cà rốt 8.000 đ/kg các loại quả tươi tăng giá như
thanh long 10.000 đ/kg ( -3.000 đ/kg), bưởi năm roi 12.000 đ/kg, cam Vinh từ 30.000 đ/kg -
31.000 đ/kg.
Thủy hải sản: cá biển các loại giá bán tương đối ổn định so với tháng trước, cá biển loại 4
trong tháng giá giao động từ 35.000 - 40.000 đ/kg tùy loại, cá thu nguyên con 135.000 -
140.000 đ/kg, mực 5 đến 6 con/kg giá bán 110.000 kg, loại nhỏ 60.000 - 70.000 đ/kg, tôm
loại vừa từ 90.000 đ/kg - 100.000 đ/kg, cá chép 44.500 đ/kg.
Thực phẩm công nghệ: giá một số loại tăng nhẹ so với tháng trước; Nước giải khát có gaz và
bia các loại: như bia Sài gòn 135.000 đ/két, bia 333 sài gòn 192.500 đ/thùng (+833 đ/thùng),
cocacola 160.000; 7 Úp lon: 155.000 đ/thùng, đường RE giá bán là 17.700 đ/kg (-2.800
đ/kg), sữa ông Thọ loại 1: 18.000 đ/hộp ( -500 đ/hộp), loại 2: 15.000 đ/hộp.
Hàng công nghệ tiêu dùng: Như ti vi tủ lạnh, quần áo, vải, xe máy lắp ráp trong nước…dồi
dào, đa dạng đáp ứng đủ nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng giá bán tăng nhẹ so với tháng
trước.
Phân bón: Có một số loại tăng giá và một số loại giảm giá tùy loại, cụ thể; Phân U rê Phú
Mỹ 10.400 đ/kg(+100 đ/kg), Kali Nga 12.000 đ/kg , NPK 20x20x15 là 14.500 đ/kg (-300
đ/kg), thuốc trừ sâu Excel Basa 50ND 100cc: 11.500 đ/chai, thuốc trừ sâu Excel Basa 50ND
450cc: 45.000 đ/chai, Moxtox 5EC 480cc: 37.000 đ/chai

Gaz: Tăng giá hơn so với tháng trước giá bán bình quân tháng là 399.200 đ/bình (+ 43.867
đ/bình ).
Xăng 95: Tăng mạnh và biến đổi thất thường 24.630 đ/lít (+660 đ/lít);
Xăng 92: Tăng mạnh 24.120đ/lít(+660đ/lít);
Dầu hỏa: 22.330 đ/lít (+460 đ/lít); Dầu Diezen: 22.280 đ/lít (+350 đ/lit);
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 17
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
VLXD: Xi măng, sắt thép ổn định giá như tháng trước như xi măng PCB30 Phú Yên, giá
bán là 1.470đ/kg, thép vằn D10SD 295A - CT5: bán là 16.850 đ/kg, thép vằn D10 SD390
giá bán là: 16.900đ/kg.
Giá cước vận chuyển hành khách: loại 1 giường nằm từ Tuy Hòa – Thành phố Hồ Chí Minh
ngày bình thường là 280.000 đ/vé/tuyến (+30.000đ/vé/tuyến), ngày lễ 2/9 là 400.000
đ/vé/tuyến, loại ghế ngồi ngày bình thường là 240.000 đ/vé/tuyến (+30.000 đ/vé/tuyến),
ngày lễ 2/9 là: 330.000 đ/vé/tuyến.
Giá vàng và ngoại tệ: Vàng 99,99% giá tăng giá hơn so với tháng trước; cụ thể: đầu tháng
giá vàng ở mức 4.300.000 đ/chỉ đến giữa tháng giá tăng lên và ở mức 4.680.000 đ/chỉ và
cuối tháng giá bán ở mức 4.710.000 đ/chỉ, giá bình quân tháng là: 4.613.700 đ/chỉ.
Tỷ giá đô la Mỹ: Tăng nhẹ so với tháng trước theo tỷ giá tại Ngân hàng ngoại thương mức
giá bán ra từ 20.872 - 20.88 2đ/USD, giá bình quân tháng là 20.876 đ/USD (+4 đ/USD).
2. Các nhân tố tác động đến giá cả thị trường
Giá trị thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật của kinh tế thị trường đều
biểu hiện sự hoạt động của mình thông qua giá cả thị trường, nhờ sợ vận động của giá cả thị
trường mà diễn ra một sự thích ứng giữa cung và cầu về hàng hóa, tức là sự hoạt động của
các quy luật đó đã điều tiết nền sản xuất xã hội. ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở
đó có thị trường và do đó có cơ chế thị trường hoạt động, tín hiệu của cơ chế thị trường là
giá cả thị trường, giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường hàng hóa -
tức là phụ thuộc rất lớn vào giá trị thị trường.
Giá trị thị trường nói ở đây, là giá trị xã hội – giá trị được xã hội thừa nhận và được đo bằng
thời gian lao động xã hội cần thiết. vậy giá trị thị trường hình thành như thế nào? Như chúng
ta đã biết trên thị trường hầu hết các loại hàng hóa được sản xuất ra không chỉ một hoặc hai

nhà sản xuất sản xuất ra mà có khi rất nhiều nhà sản xuất cùng sản xuất hàng hóa đó. Ví dụ,
để sản xuất lúa, gạo, không chỉ các tỉnh Hưng Yên sản xuất mà nhiều tỉnh như: Hải Dương,
Thái Bình, Nam Định, Hà Nam… sản xuất. Mỗi địa phương để sản xuất một tấn gạo đều
phải hao phí một lượng lao động nhất định ( tức là một giá trị cá biệt nhất định), và như vậy
trên thị trường về gạo sẽ có nhiều người cung cấp gạo, mỗi loại ứng với một giá trị cá biệt
nhất định. Nhưng khi đưa sản phẩm gạo ra thị trường thì xã hội chỉ chấp nhận một mức giá
( nếu không tính đến các yếu tố khác như: phẩm chất, tỷ lệ tấm…) đó là giá trị thị trường.
vậy giá trị thị trường là kết quả của sự san bằng các giá trị cá biệt của hàng hóa trong cùng
một ngành thông qua cạnh tranh. Cạnh trang trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành một giá
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 18
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
trị xã hội trung bình. Tùy thuộc vào trình độ phát triển của sức sản xuất cảu mỗi ngành mà
giá trị thị trường có thể ứng với một trong ba trường hợp sau đây:
TH1: Giá trị thị trường của hàng hóa do giá trị của đại bộ phận hàng hóa được sản xuất ra
trong điều kiện trung bình quyết định. Đây là trường hợp phổ biến nhất, ở hầu hết các loại
hàng hóa.
Ví dụ: Để sản xuất quần áo, thì có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất, các doanh
nghiệp này về cơ bản có điều kiện sản xuất như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân
công… là như nhau. Trên thị trường, giá trị thị trường của quần áo sẻ do giá trị cá biệt trung
bình của các doanh nghiệp quyết định.
TH2: Giá trị thị trường của hàng hóa do giá trị của bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong
điều kiện xấu quyết định.
Ví dụ: Trong ngành khai thác than, do chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, các doanh
nghiệp khai thác than ngày càng phải khai thác ở những điều kiện khó khăn hơn như: khai
thác hầm lò phải đi sau vào lòng đất, điều kiện vận chuyển than tự nơi khai thác đến nơi khai
thác ra bến cảng xa hơn, năng xuất lao động có thể thấp hơn… nhưng những doanh nghiệp
này vẫn chiếm một tỷ trọng lớn sản lượng tiêu thụ của ngành khai thác than và xã hội vẫn
cần than để sản xuất và tiêu dùng. Cho nên, giá trị cá biêt của những doanh nghiệp này có
ảnh hưởng quan trọng, đôi khi quyết định giá trị thị trường của sản phẩm than.
TH3: Giá trị thị trường hàng hóa do giá trị của đại bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong

điều kiện tốt quyết định.
Ví dụ: Trong ngành trồng lúa nước ở nước ta. Đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông
Nam Bộ là 2 khu vực trồng lúa chính, cung cấp đại bộ phận thóc, gạo cho cả nước và xuất
khẩu. đay là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lơn hơn so với các vùng khác. Vì vậy giá trị cá
biệt để sản xuất ra thóc (gạo) ở 2 vùng này có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của
thóc ( gạo) trong nước.
Trong thời đại hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đã trở thành xu thế tất yếu, sự phát triển kinh tế
của mỗi nước không thể tách rởi các nước khu vực và thế giới.thị trường trong nước và thị
trường thế giớí có quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, giá trị xã hội về một loại hàng hóa nào
đó sản xuất trong nước sẽ là giá trị cá biệt trên thị trường khu vực và thế giới. giá trị cá biệt
ảnh hưởng ở mức độ nào đến giá trị thị trường thế giới tùy thuộc vào mức sản lượng hàng
hóa cung ứng ra thị trường và các điều kiện về thuế quan, chính sách xuất nhập khẩu của
mỗi nước.
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 19
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
Từ những vấn đề trên, trong công tác định giá, quản lý giá hiện nay chúng ta không chỉ quan
tâm tới giá trị của từng loại hàng hóa sản xuất trong nước mà còn quan tâm tới thị trường thế
giới, giá trị thị trường khu vực đối với hàng hóa đó. Để có những chính sách quản lý kinh tế
vĩ mô phù hợp, giữ được ổn định và phát triển sản xuất trong nước.
Giá trị của tiền: Trong nền sản xuất hàng hoá tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị
của các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị của hàng hóa, bản thân tiền phải có giá trị. Vì vậy,
tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hóa không
cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng.
sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế
đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để
sản xuất ra hàng hóa đó. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, tiền đứng ra làm môi giới và đó
là tiền mặt.như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị doanh nghĩa của nó và để làm
phương tiện lưu thông, người ta đã sử dụng tiền giấy.
Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong
phạm vi quốc gia. Vì vậy trong việc phát hành, lưu thông tiền giấy phải được tính toán lỹ

lưỡng, chính xác, phù hợp với lượng tiền cần thiết trong lưu thông. Nếu nhu cầu thực tế
không thay đổi theo thời gian, thì sự gia tăng mức cung tiền danh nghĩa nhất định phải dẫn
đến mmotj lượng tăng tương ứng trong mức giá. Có thể nói, sự thay đổi trong mức cung tiền
gây ra sự thay đổi về giá cả.sự thay đổi về giá cả này phụ thuộc vào 2 yếu tố sau:
- Sự tăng lượng cung tiền gây ra sự tăng giá.
- Do tác động của một số nhân tố làm cho giá cả tăng lên và chính phủ điều tiết sự tăng
lên của giá cả bằng cách in thêm tiền thì cả khối lượng tiền và giá cả cũng tăng lên.
Trên thực tế, nếu như sự tăng lượng cung tiền danh nghĩa kéo theo sự thay đổi tương ứng
của tiền lương và giá cả thì điều đó sẻ dẫn đến hậu quả nguy hiểm đối với nền kinh tế. khi
tiền lương doanh nghĩa tăng nhân, về cơ bản nó sẻ làm cho giá tăng lên nhanh, để đảm bảo
ổn định nền kinh tế thì mức cung tiền thực tế chỉ thay đổi một cách chậm chạp tương ứng
với những thay đổi về nhu cầu tiền tệ.
Từ sự phân tích trên cho thấy, giá cả thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị trường của hàng hóa
và tỷ lệ nghịch với giá trị của tiền.khi giá trị thị trường của hàng hóa có thể thay đổi thì giá
cả thị trường hàng hóa vẫn có thể thay đổi, tăng lên hay giảm xuống do sự thay đổi sức mua
của tiền. sự chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường là hiện tượng đương nhiên
là “ vẻ đẹp” của cơ chế thị trường, còn sự phù hơn giữa chúng chỉ là ngẫu nhiên.
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 20
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
Sự tác động của yếu tố tiền tệ dẫn đến sự hình thành và vận động của giá cả thị trường là hết
sức phức tạp. do vậy, trong công tác quản lý không thể tách rời với quản lý tiền tệ.
Để quản lý giá cả thị trường thì không thể chỉ chú ý tới việc quản lý và điều tiết thị trường
hàng hóa, mà còn cần chú ý đến việc quản lý và điều tiết thị trường tiền tệ. Chính sách, cơ
chế để phát triển thị trường tiền tệ có ý nghĩa to lớn đối với việc bình ổn giá và phát triển
kinh tế, chính sách đó phải thể hiện được:
Lãi suất cho vay > lãi suất tiền gữi > tốc độ tăng giá.
Đây là biện pháp quan trọng để giữ giá đồng tiền và giá cả hàng hóa. Đi đôi với việc quản lý
đồng tiền trong nước, nhà nước cần có những chính sách xuất nhập khẩu hợp lý để thu hút
ngoại tệ mạnh, vàng và đá quý, đây là nguồn tiền tệ quan trọng để thực hiện phát triển kinh
tế và ổn định giá cả trong nước.

Lượng tiền trong lưu thông và tốc độ vòng quay của đồng tiền quyết định tổng cầu của toàn
xã hội. để quản lý được giá cả, chính phủ cần tạo ra sự cân đói giữa tổng cung và cầu. nếu
tổng cung chưa thay đổi, thì sự sai lầm trong phát hành đầu tư,…dẫn đến tổng cầu tăng đột
ngột sẽ làm cho giá cả tăng đồng loạt và làm cho nền kinh tế lâm vào lạm phát.
Cung và cầu hàng hóa: Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu là những lực lượng hoạt
động trên thị trường.cung cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá
cả thị trường.
Trong thực tế, khi cung = cầu thì giá cả thị trường ngang bằng với giá trị của hàng hóa. Khi
cung > cầu thì giá cả thị trường xuống thấp hơn giá trị hàng hóa, còn khi cung < cầu thì
giá cả thị trường lên cao hơn giá trị.
Như vậy, cung và cầu thay đổi đãn đến làm thay đổi giá cả thị trường của hàng hóa. Đồng
thời, giá cả thị trường cũng có sự tác động ngược trở lại tới cung và cầu. Nhìn chung, trong
cơ chế thị trường khi không có sự nhất trí giữa cung và cầu thì giá cả có tác động điều tiết
đưa cung cầu trở về xu hướng cân bằng.
Vậy, yếu tố nào ảnh hưởng và quyết định đến quan hệ cung cầu. Đó chính là chu kỳ kinh
doanh. Sự vận động của chu kỳ kinh doanh trên thị trường quyết định sự vận động của quan
hệ cung cầu.
Một chu kỳ kinh doanh xuất hiện trên thị trường thường có một số thời kỳ chủ yếu sau:
- Suy thoái: Tức là giai đoạn mà kinh doanh giảm sút nghiêm trọng. trong thời kỳ này
có giai đoạn tiêu điều và giai đoạn ảm đạm.
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 21
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
- Phát triển: Tức là kinh doanh được phục hồi, có phát triển và tăng trưởng.
- Ổn định: Tức là kinh doanh phát triển sau đó ổn định ở mức cao.
Hiện tượng trên được lặp đi lặp lại trên thị trường. Khi kinh doanh bướcvào thời kỳ suy
thoái, nhu cầu tiêu dùng bị hạn chế, hàng hoá có ít người mua,sản xuất bị thu hẹp nghiệm
trọng. Ở thời kỳ suy thoái, do những khuyết tật của sản phẩm, do sự yếu kém trong quản lý
hoặc do sự lạc hậu về công nghệ vàthiết bị, nên sản phẩm có ít người mua. Từ đó dẫn đến
tình trạng cung lớn hơn cầu và giá cả hàng hoá giảm xuống, đến một lúc nào đó giá cả sẽ
giảm đến mức doanh nghiệp có thể lỗ vốn. Để tồn tại và đứng vững trên thị trường doanh

nghiệp phải cải tiến máy móc, thiết bị hoặc công tác quản lý, mẫu mã sản phẩm,… để đưa ra
thị trường những sản phẩm ưu việt hơn, doanh nghiệp sẽ dần dần bán được hàng với mức giá
cao hơn, hàng hoá có thể ngày càng bán được nhiều hơn, doanh thu và lợi nhuận tăng lên.
Đây là thời kỳ phát triển của doanh nghiệp, giá cả trở thành sức hút mạnh nhất đối với các
doanh nghiệp và là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để có nhiều hàng
cung cấpcho thị trường. Tuy nhiên, không phải nhu cầu về hàng hoá lúc nào cũng tăng mà
đến một giai đoạn nhất định, quan hệ cung - cầu trên thị trường tương đối ổn định và về cơ
bản là phù hợp với nhau, đây là thời kỳ ổn định của doanh nghiệp. Trong thời kỳ này, các
doanh nghiệp thường ít đổi mới công nghệ và thiết bị, ít cải tiến kỹ thuật và quản lý… Do
đó, ngay trong thời kỳ này đã bắt đầu chứa đựng những yếu tố, mầm mống của thời kỳ suy
thoái, và nếu doanh nghiệp không chú ý đến các yếu tố; cải tiến quy trình công nghệ, công
tác quản lý, chất lượng sản phẩm… thì thời kỳ suy thoái đến nhanh hơn.Trên đây là xu
hướng vận động của giá cả hàng hoá - dịch vụ trên thịtrường. Xu hướng này được thể hiện
trên nhiều hình thái thị trường, song sự vận động trên của giá cả cần phải chú ý đến thị
trường độc quyền.Trên thị trường độc quyền, các yếu tố độc quyền có vai trò rất lớn đối với
việc điều tiết quan hệ cung- cầu (độc quyền bán). Thông thường các nhà độc quyền đưa một
lượng hàng hoá ra thị trường nhỏ hơn nhu cầu và họ sẽ bán với giá cao, nhưng đến một lúc
nào đó, do giá cao nhu cầu sẽ giảm xuống, các nhà độc quyền sẽ nghiên cứu hạ giá xuống để
tăng nhu cầu hoặc phải cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ… để có sản phẩm mới. Như
vậy, có thể sẽ xuất hiện thời kỳ tăng giá mới, thời kỳ phục hồi và phát triển.Vậy, chu kỳ kinh
doanh là hiện tượng tất yếu của kinh tế thị trường. Chu kỳ kinh doanh trên mỗi nền kinh tế
thị trường có những đặc thù của nó. Sự vận động của chu kỳ kinh doanh và các đặc thù của
nó dựa trên sự chi phối rất lớn của các yếu tố phát sinh trên thị trường trong nước và thế
giới. Bất kỳ một hàng hoá nào trên thị trường, hay một nhà kinh doanh nào trên thị trường
đều bị chi phối bởi chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, các nhà độc quyên có khả năng hạn chế
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 22
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
bớt sự tác động tự phát của chu kỳ kinh doanh tới quan hệ cung - cầu và giá cả hàng hoá của
doanh nghiệp mình. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới cung và
cầu hàng hoá, tới quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường. Ngược lại, giá cả thị trường cũng

tác động trở lại tới chu kỳ kinh doanh, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp luôn biến động theo cơ chế thị trường
Cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền kinh tế thị
trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Cạnh
tranh có thể diễn ra giữa người sản xuất với người sản xuất, người sản xuất với người tiêu
dùng hoặc giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng. Do có mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, nên
những người sản xuất và người tiêu dùng cạnh tranh gay gắt với nhau. Sự cạnh tranh này
dẫn đến sự thoả thuận trực tiếp giữa họ để hình thành nên mức giá thị trường mà 2 bên đều
chấp nhận. Cạnh tranh giữa người sản xuất với người sản xuất, nhằm mục đích bán được
nhiềuhàng hoá với giá hợp lý để thu được lợi nhuận cao nhất. Kết quả của cạnh tranh này,
buộc những người sản xuất, muốn chiếm lĩnh thị trường phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới,
đưa công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến công tác quản lý…để sản xuất ra những sản phẩm
mới, chất lượng cao, giá thành thấp. Đây là yếu tố tích cực, không những tạo điều kiện cho
nhà sản xuất thu được lợi nhuận cao, mà đứng trên phạm vi toàn xã hội, nó có tác dụng rất
lớn để thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, giá bán sản
phẩm. Cạnh tranh giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng nhằm tối đa hoá lợi ích sử dụng,
người tiêu dùng (người mua) để đạt được nhu cầu tiêu dùng của mình (trong điều kiện khả
năng cung về hàng hoá có hạn) thường phải trả giá cao hơn những người khác để mua được
hàng hoá và trong sự cạnh tranh này, làm cho giá cả thị trường thay đổi theo xu hướng tăng
lên. Từ sự phân tích các nhân tố tác động đến sự hình thành và vận động của giá cả thị
trường, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Trong nền kinh tế thị trường, giá cả thị trường là một hiện tượng kinh tế phức tạp,
tổng hợp, là bàn tay vô hình điều tiết sản xuất, là tấm gương phản ánh thực trạng nền
kinh tế.
- Nhà nước cần phải quản lý giá. Việc quản lý giá phải được thực hiệnđồng bộ từ tài
chính đến tiền tệ, từ cầu đến cung, từ giá thị trường trong nước đến giá thị trường thế
giới, từ cạnh tranh đến chống độc quyền và các biện pháp hạn chế tự do kinh doanh.
- Để quản lý giá, Nhà nước cần có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và đồng bộ về các
lĩnh vực tài chính- tiền tệ- giá cả, củng cố hệ thống pháp luật đối vớicác doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh.

NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 23
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
Có như vậy, mới có thị trường lành mạnh, cơ chế thị trường hoạt động theo đúng nghĩa của
nó và giá cả thị trườngđóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực kinh tế, thúc
đẩy tiến bộ khoa học- kỹ thuật, làm cho sản xuất phát triển lành mạnh, hiệu quả.
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 24
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
CHƯƠNG 2
MỐI QUAN HỆ GIỮA TIỀN LƯƠNG VÀ GIÁ CẢ
I. SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA TIỀN LƯƠNG VÀ GIÁ CẢ.
1. Thời gian và tỉ lệ tăng thực tế về lương và giá.
Thực tế cho thấy, lương và giá hiện nay có sự đối nghịch nhauvề thời gian tăng lương lâu
hơn so với giá, tỉ lệ tiền lương ở mức thấp còn giá thì luôn ở mức cao.
Thời gian tăng lương > Thời gian giá tăng
Tỉ lệ tăng lương < Tỉ lệ giá tăng
Trong 10 năm qua, từ 2002 tới 2011, đã có 7 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu. Mục đích
tăng lương của những đề án tăng lương là để đảm bảo cuộc sống cho những công nhân viên
chức (CNVC) và phát triển nền kinh tế, mặc dù các đề án đều đi theo một lộ trình nhất
địnhnhưng thời gian vẫn chậm, tỉ lệ tăng lương luôn ở mức thấp. Theo đó, từ 2001 đến 2010,
đồng tiền đã mất giá 2,154 lần (nhân (1+CPI) của tất cả các năm). GDP tăng trong thời gian
tương ứng là 2,172 lần trong khi mức lương tối thiểu của CNVC đã tăng 3,952 lần.
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
CPI 0,8 4,0 3,0 9,5 8,4 6,6 12,6 19,9 6,52 11,75 9,64
GDP 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,18 6,32 6,78
Lương
tối thiểu
210 210 290 290 350 450 450 540 650 730 830
(Chỉ số CPI và tốc độ tăng GDP: %; Lương tối thiểu: ngàn đồng)
Cũng từ bảng thống kê trên có thể thấy 3 cặp năm mà lương tối thiểu không được điều chỉnh
là 2001-2002, 2003-2004 và 2006-2007. Trước năm có thay đổi lương tối thiểu, lạm phát

đều tăng cao so với các năm trước. Kéo theo đó là mức giá tăng cao, làm cho cuộc sống của
đại bộ phận nhân dân và CNVC phải chịu điệp khúc “Lương tăng thì giá tăng”. Lạm phát
nói lên mức tăng giá bình quân trong cả nền kinh tế, song nếu tính theo tương quan với tiền
lương thì tỉ lệ tăng giá sẽ rất khác nhau giữa những người có mức lương khác nhau, mà số
người lương thấp lại chiếm số đông.
Dư luận vẫn thường lo ngại các Doanh nghiệp và tiểu thương sẽ "Té nước theo mưa" sau
mỗi lần tăng lương. Nhiều công chức còn than trời "Lương ơi đừng tăng nữa" vì lo lương
không đuổi kịp khi giá tăng nhanh. Ví dụ tăng giá xăng dầu tăng tới 40% thì lương tăng 10%
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 25
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
cũng không ăn thua. Lương thực thực phẩm đã tăng tới giới hạn, thống kê chính thức là
trong nước tăng 40% nhưng thực tế có những mặt hàng lên tới 70%, thậm chí 100% .
2. Những ý kiến đánh giá về lương và giá.
Giá cả tăng lên từng giờ nhưng đồng lương công nhân viên chức vẫn giậm chân tại làm cho
cuộc sống nhân dân có nhiều vất vả, khó khăn họ đang phải đối mặt. Khảo sát một số ý kiến
từ các độc giả trên mạng cho rằng:
 “Lương giữ nguyên, đến 01/5/2011 mới được tăng chút ít. Nhưng thử xem đến nay
vật giá đã tăng gấp nhiều lần số tiền lương dự kiến tăng cho CNVC, lấy gì bù vào
khoản chệnh lệch này. Vì vợ, vì con rất có thể một số người làm bậy do chuyện này.
Các nhà quản lý tài ba của Nhà nước hãy sử dụng ngay tài ba của mình đi đểCNVC
bớt khổ” - Nguyễn Huy Thao:
 “Lương thì bước từng bước, giá cả thì đã chạy mất dạng. Lương thì phải họp, phải
cân đối lên nhỏ giọt còn giá cả thì nhà nước không thể nào kiềm chế. Nông dân tuy
cực khổ nhưng đời sống của họ còn thoáng hơn công chức rất nhiều. Họ trồng mớ rau
ra chợ bán cũng tăng hơn trước, con cá bán ra cũng tăng. Lương của hai vợ chồng trẻ
làm công chức nhà nước không bằng thu nhập của mẹ chồng tôi ở quê, mỗi tháng dựt
dừa 300 đến 400 quả, giá dừa hiện nay cũng đã hơn ba triệu” - Yến nhi:

 “Giá xăng tăng, điện tăng, thì ắt hẳn các mặt hàng khác đều tăng theo vì không ngành
nào sản xuất mà không liên quan đến hai anh này kể cả du lịch. Việc nhà nước quyết

định tăng lương tối thiểu nhằm đối phó với tình trạng lạm phát như hiện nay nhưng
không thấm vào đâu cả. Nông dân không có lương thì còn khổ hơn đặc biệt là nông
dân khu vực miền núi. Điều kiện làm nông không thuận lợi bằng đồng bằng và giá cả
các mặt hàng đều cao hơn so với đồng bằng. Với tình trạng làm phát như hiện nay thì
sẽ dẫn đến tình trạng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội càng tăng cao” - Đinh
Tuấn Minh:
 “Vợ chồng tôi may mắn được làm công chức nhà nước sau 5 năm học tập tại những
trường đại học có tiếng trong nước nhưng than ôi ra trường sau 3 năm làm việc miệt
mài và nghiên cứu được vài đề tài để góp phần công sức nhỏ nhoi cho xã hội thì đến
bây giờ tổng lương cả hai vợ chồng mới được 4triệu không đủ trang trải chi phí trong
nửa tháng giữa thành phố cái gì cũng trượt giá. Giờ tôi đành phải thôi nghiên cứu đề
tài mà chuyển sang dịch tài liệu cho mấy anh công ty tư nhân tháng cũng được thêm
bằng tổng lương hai vợ chồng” - Nguyễn Dũng:
 “Chính xác là 4 tháng rồi, bữa ăn của tôi chỉ có duy nhất 2 món là rau bắp cải luộc và
thịt lợn kho. Trước đây thỉnh thoảng còn cải thiện món nọ món kia nhưng từ "dạo đó"
thì chịu. Nhưng mà biết kêu ai bây giờ? Hệ thống quản lý "mềm" đâu có nghe thấy
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 26
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: TRINH SƠN HOAN
chúng ta than, đâu có nhìn thấy chúng ta khổ sở. Hệ thống truyền thông do họ kiểm
soát có nghe nhắc tới mấy từ “bảo vệ người tiêu dùng” của cái Hiệp hội người tiêu
dùng Việt Nam bao giờ đâu. Chán quá!” - Giang Minh:

 “Nói chung là càng lúc càng thấy sợ tăng lương. Cứ tưởng tăng lương là sướng,
nhưng là sướng bề ngoài còn bên trong thì thực ra lại càng khổ thêm. Nếu cứ tăng
như các doanh nghiệp nước ngoài, có khi được tăng tầm 1 triệu/năm nhưng có ai biết
đâu thì tốt. Đây Nhà nước chỉ tăng có 200 – 500 nghìn thôi nhưng sau đợt này lương
thực để chi tiêu có khi lại thành giảm 200 – 500 nghìn mất. Có lẽ từ sau nhà nước để
tự các đơn vị của mình tăng lương cho nhân viên mà không thông báo ra xã hội thì
mới thực sự là giúp cho nhân viên của mình” - VX:
 “Ở đâu cũng thấy tiếng kêu than của người dân. Những người có trách nhiệm thay vì

ra chính sách thích ứng thì có những lời giải thích hết sức hài hước. Giá điện chúng ta
còn thấp hơn nước ngoài, liệu cái thấp hơn đó có đúng với mức sống của chúng ta
không. Mức sống và thu nhập thấp hơn nhưng lại so sánh như vậy. Chừng nào nhà
quản lí bớt giấy tờ sách vở bớt trang bị cho bộ mặt của mình mà lo cho dân thì lúc đó
cuộc sống chúng ta mới được cải thiện.Những lời kêu than thì chỉ dừng lại và cuộc
sống thì vẫn tiếp tục nhưng thử hỏi tiếng nói của những người được coi là một phần
của đất nước như chúng ta thực sự có sức nặng thực sự xứng đáng với hai từ “dân
chủ”.
 “Vật giá như thế này thi không những công chức mà những người có thu nhập thấp
đều khổ như nhau. Nông dân là những người thiệt thòi nhất, bán mặt cho đất, bán
lưng cho trời… trừ những khoản chi phí đầu tư cho sản xuất chẳng còn bao nhiêu
hào, lại gặp thời buổi vật giá lên trời , không biết họ sẽ chống chọi ra sao?”
DungDakao:
 Thật đáng buồn khi đó là sự thật, người dân đang phải đối mặt mà đúng hơn là chống
chọi với sự leo thang chóng mặt của giá cả khi đồng lương công chức không thể trang
trải đủ cho cuộc sống của họ. Nếu như vậy đừng trách và đừng vội lên án tại sao có
những công chức biến chất. Không ngụy biện những đó cũng có thể vì cuộc sống của
con em mình mà họ phải “nhắm mắt đưa tay”.Không ít bạn đọc cũng có cùng quan
điểm như vậy. “Buồn quá đi thôi! Người đời có câu “đói thì hay ăn vụng, túng thì làm
liều” . Lạm phát cao sẽ tạo điều kiện cho tham nhũng và tệ nạn xã hội phát triển” -
Hoàng Tiến Tùng:
 “Lương của công nhân viên chức nhà nước và công nhân lao động phổ thông không
đủ sống như vậy thì trách sao được nếu có điều kiện tham ô, hối lộ, vòi vĩnh, bắt chẹt
NHÓM SINH VIÊN LỚP 10QT 27

×