Tải bản đầy đủ (.pdf) (286 trang)

hệ thống giáo dục phổ thông ngoài công lập ở tp. hồ chí minh - thực trạng và xu hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 286 trang )


1
MỤC LỤC





2
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

1. PGS-TS. Phạm Xuân Hậu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục
2. TS. Nguyễn Viết Ngoạn – Hiệu trưởng Đại học Sài Gòn
3. CN. Huỳnh Kim Sen – Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh
4. Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh – Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh
5. CN. Nguyễn Minh An – Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh
6. CN Phan Nguyễn Trung Minh – Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí
Minh


3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
NCL Ngoài Công lập
GV Giáo viên
HS Học sinh
QT Quốc tế
DL Dân lập


TT Tư thục
XHCN Xã hội chủ nghĩa
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TNPTTH Tốt nghiệp phổ thông trung học

4
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1. Bảng phân bố mẫu khảo sát
39
Bảng 2. Thời gian dạy của giáo viên tại trường 41
Bảng 3. Trình độ giáo viên 41
Bảng 4. So sánh ý kiến của giáo viên về lý do chọn dạy ở trường 42
Bảng 5. So sánh đánh giá của giáo viên về áp lực học hành của học
sinh tại trường NCL
43
Bảng 6. So sánh đánh giá của giáo viên về nguyên nhân áp lực học
hành
44
Bảng 7. So sánh đánh giá c
ủa giáo viên về một số mặt hoạt động của nhà
trường 46
Bảng 8. So sánh đánh giá của giáo viên về sự hài lòng với thu nhập tại
trường
48
Bảng 9. So sánh đánh giá của giáo viên về chất lượng trường NCL
đang dạy so với trường công lập nói chung
49
Bảng 10. Đánh giá của giáo viên về nội dung chương trình giảng dạy
tại trường NCL

50
Bảng 11. So sánh đánh giá của giáo viên về hiện tượng dạ
y thêm của
giáo viên và học thêm của học sinh
51
Bảng 12. So sánh của giáo viên về loại học sinh cần phụ đạo 52
Bảng 13. So sánh của giáo viên về nguyên nhân dẫn đến tình trạng
giảm sút chất lượng dạy và học
53
Bảng 14. Số người đi học thêm tại trường và nơi khác phân theo cấp
học
53
Bảng 15. So sánh ý kiến của giáo viên về hoạt động của hệ thống giáo dục
NCL
58
Bảng 16: Đ
ánh giá của phụ huynh về học lực của con cái
61
Bảng 17: Những khó khăn phụ huynh thường gặp trong việc học hành của
con
62
Bảng 18: Lý do chọn trường NCL 63
Bảng 19: Ý kiến phụ huynh về việc tìm hiểu thông tin của trường 63
Bảng 20: Nhận xét đánh giá của phụ huynh về trường NCL 64

5
Bảng 21: Đánh giá của phụ huynh về chất lượng trường TT, DL trên các mặt
66
Bảng 22: Đánh giá của phụ huynh về sự ra đời của trường NCL
65

Bảng 23: Đánh giá của phụ huynh về đội ngũ GV của trường DL, TT
66

6
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ
Tên đề tài: Giáo dục phổ thông ngoài công lập ở thành phố Hồ Chí Minh –
Thực trạng & Xu hướng phát triển.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Dương Kiều Linh
Email:
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu phát triển TP.Hồ Chí Minh
Cơ quan và cá nhân phối hợp:
1. PGS-TS. Phạm Xuân Hậu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục
2. TS. Nguyễn Viết Ngoạn – Hiệu trưởng Đại học Sài Gòn
3. CN. Huỳnh Kim Sen – Sở Giáo dục – đào tạo thành phố Hồ
Chí Minh
4. Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh – Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí
Minh
5. CN. Nguyễn Minh An – Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh
6. CN Phan Nguyễn Trung Minh – Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ
Chí Minh
Thời gian thực hiện: Tháng 09/2007 đến tháng 06/2009
1. Mục tiêu đề tài:
1.1. Khảo sát thực trạng của hệ thống giáo dục phổ thông ngoài công lập
ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nhằm làm rõ:
* Những vấn đề, khái niệm, loại hình, m
ạng lưới, lý do ra đời và hoạt
động của các trường phổ thông ngoài công lập của thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay.
* Vai trò và hiệu quả của loại hình trường phổ thông ngoài công lập

trong thời gian qua và hiện tại.
1.2. Đánh giá thực trạng hiện nay của các trường phổ thống ngoài công
lập của thành phố Hồ Chí Minh: những mặt được và chưa được.
1.3. Nêu lên những dự báo về xu hướng phát triển của các trường phổ

thông ngoài công lập của thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. Nêu lên một số giải pháp cho việc quản lý hệ thống trường phổ
thông ngoài công lập, khuyến khích trường tư phát triển đúng định hướng, góp
phần nhận thức cho xã hội đúng đắn hơn về nền giáo dục đa dạng hiện nay.

2. Nội dung chính:
2.1. Những vấn đề điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và lịch sử, nhữ
ng
đặc điểm về tâm lý xã hội, văn hóa giáo dục và một số đặc tính của người dân
thành phố trong quá khứ cũng như trong hiện tại có liên quan đến vấn đề được
khảo sát. Đó là hệ thống giáo dục ngoài công lập đã từng tồn tại và hoạt động

7
trong cách nhìn về lịch sử văn hóa và lịch sử giáo dục của thành phố Hồ Chí
Minh.
Rút ra những vấn đề quan trọng thuộc đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
để trở thành điều kiện cho hệ thống ngoài công lập xuất hiện, tồn tại và hoạt
động cũng như phát triển.
2.2 Làm rõ những khái niệm, cách hiểu khác nhau của các mô hình
trong hệ thống giáo dục ngoài công lập trong từng th
ời điểm lịch sử để hiểu rõ
hơn quan điểm và phương pháp sử học của đề này. Và qua từng thời kỳ, cho
đến nay, khái niệm ngoài công lập được xác định rõ hơn khi có Luật Giáo dục
(với các hình thức, loại hình).
2.3. Tìm hiểu và hệ thống hóa tất cả các văn bản, chủ trương chính sách

về công tác xã hội hóa giáo dục. Sự thay đổi nhận thức của các cơ quan quản lý
nhà n
ước về vấn đề này. Các Nghị quyết quan trọng, nghị định, văn bản hướng
dẫn của Bộ, Sở Giáo dục đào tạo cũng như những biện pháp quản lý các loại
hình ngoài công lập. Các văn bản mang tính cơ sở lý luận và là chỗ dựa pháp
lý được hệ thống, nêu lên được tính kế thừa cũng nhưng những thúc bách đòi
hỏi của thực tế các văn bả
n ra đời và sự áp dụng, những tác động tích cực và
bất cập trong các văn bản đó.
2.4. Nội dung chính yếu nhất của đề tài là mô tả thực trạng, quá trình
hình thành và hoạt động tất cả các loại hình của hệ thống trường phổ thông
ngoài công lập với sự sắp xếp có hệ thống về nguyên nhân, lý do ra đời, sự vận
hành và sự chấp nhận của xã hội. Làm rõ và đầy đủ, cụ
thể về các loại hình
trường phổ thông ngoài công lập hiện nay ở tên gọi, thực chất hoạt động, quy
mô đào tạo, mạng lưới trường lớp cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý, chất lượng và hiệu quả đào tạo, nội dung chương trình, đánh giá và
chấp nhận của xã hội, dư luận của phụ huynh và học sinh… Lưu ý đến những
yếu tố nước ngoài đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến mạng lưới và cơ cấu trường
phổ thông ngoài công lập…
2.5. Trình bày vai trò và hiệu quả của hệ thống phổ thông ngoài công
lập trong mối quan hệ với các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố
Hồ Chí Minh. Các loại hình trước đây rất đa dạng, có loại trường chỉ là giải
pháp tình thế cho bài toán quá tải hoặc do cách làm nóng vộ
i của một vài cơ sở
chỉ có tính thời điểm và cũng bị dư luận xã hội lên án thì nay đã thay đổi. Đánh
giá khách quan vai trò, hiệu quả của loại hình này để có những đề xuất hợp lý
và giúp ích cho định hướng phát triển và phương thức quản lý cho phù hợp.
2.6. Trên cơ sở đánh giá vai trò, hiệu quả, tầm quan trọng của việc phát
triển trường ngoài công lập đúng với định hướ

ng và khi giải quyết hai rào cản
lớn nhất:
Một là, để mở thêm nhiều trường ngoài công lập ở cấp 2,3 và đạt tiêu
chuẩn về cơ sở hạ tầng thì hầu như quỹ đất thành phố đã cạn. Trong khi các dự
án xin mở trường đều tập trung vào khu vực nội thành hoặc quận ven – nơi có
các khu đô thị mới.
Hai là, trường ngoài công lập nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung
đang vận hành trong nh
ững thay đổi quan trọng với yêu cầu ngày càng gay gắt
của xã hội là nguồn lực chưa đáp ứng, cả xã hội chạy theo bằng cấp, áp lực thi

8
cử nặng nề, chưa liên thông các cấp học, chương trình phổ thông nặng nề, sách
giáo khoa cần điều chỉnh v.v… Điều đó nói lên chúng ta chưa có một triết lý
hay tư duy giáo dục cần thiết nên sự vận hành của nó chỉ biết chạy theo những
yêu cầu nhất thời, có cảm giác cả ngành giáo dục đang rối bời. Trong bối cảnh
đó, các trường ngoài công lập không thể ngay một lúc hoạ
t động theo một định
hướng riêng, để tạo bản sắc và thương hiệu - điều rất cần cho sự phát triển
trường ngoài công lập nếu muốn phát triển bền vững theo kinh nghiệm của các
nước phát triển.
Từ đó xác định được chất lượng, giá trị của từng loại hình trường dân
lập, tư thục, quốc tế, các cấp học nào đáp ứng đượ
c nhu cầu của xã hội, được
chấp nhận, có “thương hiệu”… Và so sánh về chất lượng đào tạo cũng như sự
chấp nhận của xã hội giữa các trường ngoài công lập với nhau, giữa trường
công với trường dân lập, tư thục…
Để trường ngoài công lập ra đời và vận hành đảm bảo những tiêu chuẩn
và quy định của ngành đã khó, vẫn có thể thực hiện được n
ếu có sự giám sát

chặt chẽ nghiêm túc, nhưng khó hơn là với những tác động của cơ chế thị
trường, những ảnh hưởng của kinh tế vật chất theo kiểu tư bản trong nhà
trường Việt Nam sẽ được xử lý ra sao để phù hợp với truyền thống văn hóa và
đạo học Việt Nam. Bởi nhà trường dù là hình thức gì đi nữa cũng cần phải có
những đặc trư
ng của cảnh quan sư phạm, cũng là đơn vị văn hóa mà nơi đây
chủ nhân của môi trường văn hóa – sư phạm vẫn là thầy cô giáo và học sinh.

9
MỞ ĐẦU


Tính cấp thiết:
Giáo dục đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, bởi nó liên
quan thiết thực đến mọi thành phần xã hội. Để xây dựng một xã hội học tập, có
nguồn lực tốt cho nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập, chủ
trương của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh phát triển xã hội hóa giáo dục, đa
dạng hóa các loạ
i hình nhưng xã hội chưa có nhận thức đầy đủ về loại hình phổ
thông ngoài công lập nên cần có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ cả về bản chất, tiềm
năng và xu hướng phát triển của hệ thống này.
Phương pháp nghiên cứu:
Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu:
Chúng tôi xác định đây là đề tài mang tính liên ngành cao thuộc lĩnh
vực khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, chúng tôi chọn lựa cách tiếp cận
sử học là chủ yếu để giải quyết những vấn đề thuộc phạm vị và giới hạn của đề
tài đặt ra. Với cách tiếp cận của sử học, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu quá
trình hình thành hệ thống giáo dục ngoài công lập ở thành phố Hồ Chí Minh
trong những điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội cụ thể, trong những tác
động và đặt trong bố

i cảnh chung để tìm ra những mối liên hệ với các vấn đề
liên quan của cách nhìn biện chứng.
Cách tiếp cận sử học cũng sẽ giúp chúng tôi tìm ra mối quan hệ có tính
bản chất nhất để tìm ra đâu là cơ sở hình thành chủ yếu cho loại hình giáo dục
phổ thông ngoài công lập. Đó chính là nhu cầu thực sự của xã hội và nhu cầu
đó trong một xã hội dân sự, khi những tác động của nhà nước chỉ là c
ơ sở pháp
lý để vận hành còn những vấn đề như quy mô, loại hình, tính chất, số lượng và
hiệu quả đều thuộc về các mối liên hệ cụ thể của chính chủ thể và đối tượng
nghiên cứu.
Mô tả các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Nắm vững phương pháp luận
sử học để có cách nhìn biện chứng với một hiện tượng xã hội mang c
ả tính chất
của định chế văn hóa và định chế giáo dục. Vì vậy, tổng hợp và phân tích
nguồn tư liệu lịch sử là rất quan trọng. Từ nguồn tư liệu thành văn và tư liệu
nhân chứng, các kết quả khảo sát thực tế, các kết quả điều tra sẽ được sắp xếp
theo từng chủ đề và chọn lọc. tổng hợp những tư
liệu và phân tích những số
liệu để có những nhận định chính xác và hợp lý cho các nội dung.
- Phương pháp giáo dục học: Bên cạnh đó, các kết quả đánh giá về
chất lượng giáo dục, sự chấp nhận của xã hội cùng với những so sánh của đề
tài chính là cách sử dụng các phương pháp của khoa học giáo dục. Trong quá
trình triển khai các nội dung chủ yếu và nhất là các nội dung nhạy cảm như so
sánh tiề
n học phí, các khoản thu của nhà trường, về góp vốn của các cổ đông,
các dự án đầu tư, những liên quan tới các đối tác trong cách tổ chức ở các dự
án, kêu gọi xây dựng, cạnh tranh về số lượng học sinh v.v… có thể dẫn đến

10

những khó khăn trong tìm kiếm tư liệu. Vì thế, những phương pháp của giáo
dục học và khoa học quản lý giáo dục rất cần thiết khi xử lý tư liệu và nhận
định khách quan đánh giá chất lượng giáo dục. Bởi vì chỉ khi nắm được khung
chương trình chung, sự thay đổi qua từng thời điểm, quan điểm về quản lý
chuyên môn của ngành với các trường nói chung và với hệ thống giáo dụ
c phổ
thông ngoài công lập nói riêng mới có cách nhìn sát hợp với thực tế, nói trúng
những vấn đề nóng của ngành.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Xu thế phối hợp của khoa học liên
ngành cho thấy những ưu việt của phương pháp điều tra xạ hội học hiện nay
cho nên phương pháp này sẽ được khai thác triệt để. Hơn nữa, với đặc tính của
đề tài, một số chủ
đề khá nhạy cảm như dư luận xã hội về chất lượng, mức học
phí, quy mô và mức độ đầu tư, sự cạnh tranh giữa các trường, các chủ trương
thu hút đầu tư nước ngoài… đều cần những kết quả thăm dò chính xác, mẫu
điều tra đạt yêu cầu chuyên môn mới có thể có những thông tin khoa học. Vì
vậy cần phải xây dựng mẫu bảng hỏi, thu thập các dữ li
ệu thống kê để phân
tích tổng hợp các vấn đề.
- Phương pháp nghiên cứu văn hóa chuyên biệt và so sánh văn hóa
học: Khi khảo sát các hiện tượng các trường ngoài công lập thành lập rầm rộ
vào một số thời điểm nhất định, các lối ứng xử văn hóa mới xuất hiện trong
nhà trường và so sánh nó khi xảy ra ở các trường công và trường tư. Từ các
hiện tượng và các phương pháp chuyên biệt của v
ăn hóa học, chúng tôi khảo
sát một vài yếu tố mới, sự biến đổi hoặc thay thế của những yếu tố mới của
truyền thống “tôn sư trọng đạo” có còn nguyên giá trị khi các yếu tố kinh
doanh đang chi phối, hay khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” trong đạo học
Việt Nam khi có những tác động khác. Môi trường sư phạm cần phải hiểu và
xác định những tiêu chí nào, và trong b

ối cảnh mới thì những tiếp biến văn hóa
sẽ diễn ra như thế nào.
Khảo sát một hiện tượng văn hóa xã hội chắc chắn cần những sự so
sánh cụ thể giữa các đối tượng với nhau, các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng
như đối chiếu với các địa phương, quốc gia khác để thấy rõ hơn những đặc
điểm, sự giố
ng và khác nhau về văn hóa với những thay đổi, những mối quan
hệ để tìm ra những giải pháp hiệu quả cho việc quản lý hệ thống trường phổ
thông ngoài công lập.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác kỹ thuật, như:
- Phỏng vấn: Do tính nhạy cảm của đề tài, đôi khi những tiếp cận đối
tượng khảo sát cần có những thao tác kỹ thuật phỏng vấn mới có thể tiếp c
ận
nguồn thông tin khách quan nên cũng rất cần được sử dụng.

- Khai thác chuyên gia và đội ngũ cộng tác viên: Đây là lĩnh vực thu
hút sự quan tâm của toàn xã hội, nhất là các nhà giáo, nhà quản lý, nhà nghiên
cứu nên cần sự tham vấn của đội ngũ này.
Với nhiều hình thức tham gia, cộng
tác ở các mức độ khác nhau hay đóng góp những ý kiến, nhận định quan trọng
cho đề tài.

11
- Tổ chức tọa đàm, hội thảo: Nhằm thu thập các ý kiến, nguồn thông
tin đóng góp và mở rộng hợp tác nghiên cứu để có cách nhìn toàn diện, tranh
thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía.

12
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN
(Các cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống giáo dục phổ thông ngoài công
lập ở Thành phố Hồ Chí Minh)

1. ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP
1.1. Các yếu tố lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của Sài Gòn – TP.
Hồ Chí Minh
Năm 1698, Chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm
Th
ống suất vào Nam kinh lược, lập Phủ Gia Định, lấy đất Sài Gòn lập huyện
Tân Bình, dựng Dinh Phiên Trấn, thiết lập chính thức các cơ quan công quyền.
Sài Gòn trở thành trung tâm Hành chánh, Thương mại. Đến 1790, Nguyễn Ánh
lập Gia Định kinh, xây dựng thành Bát Quái, khẳng định Sài Gòn là trung tâm
chiến lược, trung tâm cai trị, trung tâm dân cư, thương mại của cả miền Nam.
Năm 1813, trường thi Gia Định được mở, dành cho thí sinh từ Bình Thuận trở
vào cho tới Hà Tiên, đánh dấu sự
phát triển về văn hóa.
Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Pháp
gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác
thuộc địa. Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan
trọng, không chỉ hành chính mà còn kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả Liên
bang Đông Dương.
Sau năm 1945, việc quân đội Hoa Kỳ lần lượt can thiệp và tham chiến
tại miền Nam đã gây nên nhữ
ng xáo trộn đối với thành phố. Nhiều cao ốc,
công trình quân sự mọc lên. Lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh
hưởng bởi văn hóa Âu Mỹ. Thành phố trở thành một trung tâm về chính trị,
kinh tế, văn hóa, giải trí. Nhưng tới những năm cuối của cuộc chiến tranh , nền
kinh tế miền Nam đi xuống, nạn lạm phát trở nên nghiêm trọng. Hệ lụy và hậu

quả trực tiếp của cuộc chiến gây ảnh hưởng xấu tới đô thị Sài Gòn.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất, ngày 2
tháng 7 năm 1976, Quốc hội quyết định đổi Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí
Minh". Với tổng diện tích 1.295,5 km², thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô
thị lớn nhất Việt Nam, với số dân hơn 3.500.000 của năm 1976 và tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân thời kỳ
1976 - 1980 chỉ là 2,18% / năm thì thời kỳ
1980 - 1985 tốc độ tăng trưởng bình quân 8,17% / năm, đến năm 2007 dân số
thành phố Hồ Chí Minh đã hơn 6.500.000 người và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
đạt mức 12,6% / năm
, GDP bình quân đầu người có mức tăng trưởng đáng kể,
năm 2008 đạt 2.500 USD.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục là trung tâm
kinh tế trọng điểm phía Nam, với sự năng động về khoa h
ọc công nghệ, kinh
tế, văn hóa… Thành phố là nơi tập trung nguồn nhân lực có trình độ văn hóa

13
cao và có truyền thống hiếu học. Ý thức về tầm quan trọng của học vấn, mong
muốn mở mang nâng cao dân trí là nét đặc thù trong đời sống tinh thần của
người Sài Gòn ngày xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Do đó hệ thống
giáo dục nhà nước và tư nhân song song hoạt động từ rất lâu đời để đáp ứng
nhu cầu xã hội.
1.2. Hoạt động giáo dục phổ thông ngoài công lập tại Sài Gòn – TP.
Hồ Chí Minh
1.2.1. Giai đ
oạn nhà Nguyễn:
Thông thường tại Việt Nam từ xưa, sự có mặt của trường học nhà nước
là thước đo trình độ phát triển văn hóa của một địa phương. Sự phát triển của
trường học từ rất sớm cũng là một nét đặc trưng của xã hội Sài Gòn. Mặc dù

Gia Định phải chờ đến một trăm năm sau ngày thành lập mới được công nhận
là một trung tâm trí thức, khi một Trường thi xuất hiện trên làng Nghĩa Hòa
nằm ở phía Tây thành Gia Định (trên nền nhà Văn hoá Thanh niên ngày nay).
Đã có 19 kỳ thi được tổ chức tại đây từ 1813 đến 1858, với tổng cộng 264 cử
nhân (12% so với toàn quốc), tức một vị trí đáng kể nếu so với điều kiện một
địa phương thành lập còn non trẻ. Tuy nhiên tại Sài Gòn triều đình nhà Nguyễn
không có chính sách lập trường vì không chú trọ
ng tới dạy học, mà chủ yếu chỉ
tổ chức các khoa thi hương, chỉ có một vài trường công được thiết lập như ở
Phú Mỹ và Mỹ Hội. Dù vậy, vào cuối thế kỷ XVIII, đất Gia Định cũng đã có
một vài trường tư nổi tiếng như trường của cụ Võ Trường Toản hay trường
của cụ Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là trường
Đồ Chiểu). Mục đích của việc
dạy học không nhất thiết là đào tạo con đường cử nghiệp mà chỉ cốt cho tầng
lớp trẻ có được một trình độ văn hoá nhất định. Tuy nhiên không vì thế mà
chất lượng giảng dạy yếu kém, nổi tiếng nhất là trường của cụ Võ Trường
Toản ở làng Hòa Hưng (Gia Định), nơi đã cho ra đời những bậc vă
n nhân lỗi
lạc như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định. Chính Gia Định
Tam Gia này đã khởi xướng một khuynh hướng văn học mới, với một phong
cách phóng túng đối nghịch với phong cách rập khuôn cổ điển. Có thể nói từ
thời nhà Nguyễn, Sài Gòn đã được coi là một trung tâm giáo dục của cả vùng
đất phía Nam, sau kinh đô Huế. Và nếu theo quá trình lịch sử, những cơ sở
giáo dục như đã nói ở
trên có thể coi là những mầm mống đầu tiên của trường
tư ở mảnh đất này.
1.2.2. Giai đoạn Pháp thuộc:
Hoàn tất việc bảo hộ xong, Pháp chuẩn bị mở mang nền giáo dục thuộc
địa. Tổ chức giáo dục của Pháp trên thực tế chỉ phục vụ cho nền cai trị và
quyền lợi của thực dân Pháp. Họ đào tạo một số công chức nhà nước sẵn sàng

theo lệnh của nhà cầm quyền Pháp chứ không nhằm mục đích phát triển văn
hóa phục vụ cho xã hội và nhân dân Việt Nam.
Lúc đầu, họ vẫn sử dụng các tri huyện là những người biết chữ Nho,
cũng trong thời gian này, Pháp mở các trường Thông ngôn và các trường Huấn
luyện Hành chánh có dạy kèm một số Môn Luật Pháp nhằm phục vụ cho
chính quyền bảo hộ. Đến khoảng năm 1900, Pháp bắt đầu thiết lậ
p bậc Tiểu

14
Học rồi Trung Học. Năm 1917, Pháp bãi bỏ các kỳ thi chữ Nho và mở trường
Đại Học Hà Nội năm 1918.
* Tổ chức cấp Tiểu Học thời Pháp Thuộc:
Cấp Tiểu Học thành 7 năm học, bắt đầu từ lớp Năm, muốn vào lớp Năm
phải theo học từ một đến hai năm Dự Bị (École Maternelle), tương đương với
Mẫu Giáo bây giờ, lớp này không b
ắt buộc, nhưng để có thể học lớp Đồng Ấu
học sinh phải có một trình độ nhất định để vào học. Sau đó học sinh chính thức
vào bậc Tiểu học với lớp Enfantin (lớp Đồng Ấu còn gọi là lớp Năm), các năm
học tiếp theo là lớp Préparatoire ( lớp Tư) và lớp Elémentaire (lớp Ba)
Lớp Năm, lớp Tư và lớp Ba được giảng dạy bằng tiế
ng Việt nhưng bắt
buộc học sinh bắt đầu học tiếng Pháp. Sau lớp Ba, học sinh thi văn bằng tốt
nghiệp gọi là bằng Sơ Học Yếu Lược (Certificat d’Études Élémentaires). Đậu
Sơ Học Yếu Lược xong, học sinh được theo học lớp Nhì (Cours Moyen), tất cả
các môn học ở lớp Nhì đều phải học bằng tiếng Pháp, và có 2 lớp Nhì: Cours
Moyen Un và Cours Moyen Deux, tiếp theo là lớp Supérier (lớp Nhất)
Cuối năm l
ớp Nhất, học sinh phải thi bằng Tiểu học trong đó tất cả các
môn thi được thi bằng tiếng Pháp như Chính tả (Dictée), Luận văn
(Composition), Toán (Mathématiques), Khoa học (Sciences) và Sử - Địa

(Histoire – Géographie). Nếu phạm 5 lỗi viết chính tả, thí sinh dự thi viết
đương nhiên rớt. Do đó các kỳ thi Tiểu Học (Primaire) thường học sinh thi đậu
không quá 30%. Sau khi tốt nghiệp Tiểu Học, học sinh phải dự kỳ thi tuyển
vào năm thứ nhấ
t bậc Trung Học.
* Tổ chức cấp Trung Học thời Pháp thuộc:
Về giáo dục tại Việt Nam, chính quyền thuộc địa Pháp phân biệt ra hai
loại trường. Trường do chính phủ Pháp thành lập và dạy theo chương trình của
Bộ Giáo dục Pháp dành cho con của các nhân viên người Pháp nằm trong bộ
máy cai trị tại Việt Nam như con của các quan công sứ, bác sĩ, kỹ sư, giáo sư,
luật sư, chánh án, các thương nhân, chủ đồn điền cao su….và r
ất ít người Việt
Nam được học, vì sau một thời gian không đủ sĩ số học sinh nên Pháp cho
phép một số ít người Việt Nam theo học sau khi đậu kỳ thi tuyển vào trường
Pháp. Trường trung học Việt Nam dành cho người Việt với chương trình dạy
cũng giống như chương trình Pháp. Bậc Trung học kéo dài 7 năm với 3 kỳ thi.
Giai đoạn thứ nhất gồm 4 năm học: từ lớp Sixièm, Cinquième,
Quatrtème đến lớ
p Troisième année học sinh phải dự kỳ thi tốt nghiệp. Do đó
sau lớp Troisième học sinh của trường Pháp thi lấy bằng Brevet, còn học sinh
trường Việt thi lấy bằng Thành Chung thường gọi tắt là bằng Diplôme (DEPSI
– Diplôme d’Etude Primaire Supériereur Indochinois - Cao Đẳng Tiểu Học
Đông Dương)
Giai đoạn thứ hai kéo dài 2 năm: nếu đậu bằng Brevet hay bằng Thành
Chung, học sinh sẽ vào học lớp Seconde (École secondaire) tương đương với
lớp 10 bây giờ. Sau khi học một nă
m lớp Seconde, học sinh lên lớp Première
tương đương với lớp 11 bây giờ, sau lớp này, học sinh thi lấy bằng

15

Baccalauréat Première Partie tức là Tú Tài I sau này. Bằng Baccalauréat của
chương trình Việt gọi là bằng Baccalauréat local (Tú tài nội địa).
Giai đoạn thứ ba dài 1 năm: Đậu xong Tú Tài I, học sinh lên lớp
Terminale (lớp 12 bây giờ), cuối lớp học sinh dự kỳ thi Baccalauréat
Deuxième Partie tức là Tú Tài II.
Đề thi của Tú Tài Pháp và Tú Tài bản xứ khác nhau. Trung bình trong
thời kỳ này, qua các kỳ thi, Tú Tài I có sĩ số thí sinh đậu chiếm từ 10 tới 20%
và Tú Tài II khoảng chừng 20 đến 40%.
Có rất ít trường Trung Học được Pháp thiết lậ
p trên khắp lãnh thổ Việt
Nam từ Bắc tới Nam. Cả miền Nam chỉ có trường Petrus Ký (trường Lê Hồng
Phong ngày nay) tại Sài Gòn là dạy được Tú Tài II bản xứ . Ngoài ra có trường
Chasseloup- Laubat (trường Lê Quý Đôn ngày nay) ở Sài Gòn là dạy đến lớp
cuối cùng (Terminale) của chương trình Pháp. Và trên cả nước, giai đoạn này
mỗi năm chỉ có trên dưới 100 người có bằng Tú Tài mà thôi. Tuy nhiên, Pháp
không đặt trường Đại Học ở trong Nam vì con cháu của các người giàu có
thường là dân Tây (có quốc t
ịch Pháp) gửi con theo học các Đại Học tại Pháp,
nên trường Đại Học chỉ được mở tại Hà Nội năm 1918 mà không mở tại Sài
Gòn.
Tóm lại, thực dân Pháp không thực sự mở mang nền giáo dục của nước
ta mà họ chỉ muốn đào tạo một số công chức và người làm tay sai cho Pháp mà
thôi. Và với dân số khoảng 25 triệu người Việt Nam khoảng thập niên 1940 mà
mỗi năm không quá 100 người tốt nghiệ
p bậc Đại Học thời Pháp thuộc. Theo
giáo sư Elon E. Hildreth (“The Challenge in Education”, Michigan State Univ.
Press, 1959), vào năm 1957, tại miền Nam Việt Nam cứ 170 học sinh học
trung học đệ nhất cấp thì chỉ có 1 người tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp.
Đến năm 1952, tại miền Nam Việt Nam , tất cả các trường đều bắt đầu
giảng dạy theo chương trình Việt, các lớp theo chương trình Pháp được dạy

theo lối cuốn chi
ếu và chính thức chấm dứt từ năm 1960.
1.2.3. Giai đoạn chính phủ Việt Nam Cộng hòa:
* Tổ chức các cấp học và thi cử:
- Cấp tiểu học: 5 năm, từ lớp Năm đến lớp Nhất. Phần lớn các lớp tiểu
học đều nằm trong hệ thống trường nhà nước. ( Năm học 1970-1971, Sài Gòn
– Chợ Lớn – Gia Định có 595 trường tiểu học với 333.900 học sinh, tỷ l
ệ học
sinh đi học bậc tiểu học là 100%). Trường tiểu học tư không nhiều, thường
được mở ở các xóm ấp lao động hoặc những nơi xa trường công, chủ yếu dành
cho con em những người dân do hoàn cảnh chiến tranh phải liên tục thay đổi
nơi ở, và những gia đình gởi con em học lớp Năm sớm trước tuổi ấn định được
vào trường công.
- Trung học đệ nh
ất cấp: Các học sinh có bằng Tiểu học mới được thi
vào Đệ Thất (lớp 6) trường công hay theo học lớp này tại các trường tư,
chương trình có 4 năm từ đệ Thất đến đệ Tứ (lớp 6 đến lớp 9). Hết lớp Đệ Tứ
(lớp 9) thì lấy bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp Tuy nhiên bắt đầu từ niên học

16
1965-1966, bỏ kỳ thi Trung Học Ðệ Nhất Cấp nên kỳ thi đệ nhị lục cá nguyệt
của lớp đệ Tứ (lớp 9) trở nên khó khăn hơn.
- Trung học đệ nhị cấp: Có bằng Trung Học Ðệ Nhất Cấp mới thi vào
lớp Đệ Tam (lớp 10) trường công hay đủ điều kiện học lớp Đệ Tam trường tư,
chương trình gồm 3 năm từ đệ Tam
đến đệ Nhất (lớp 10 đến lớp 12). Học hết
lớp Đệ Nhị (lớp 11) phải thi Tú Tài I. Có bằng này mới được học lớp Đệ Nhất
(lớp 12). Cuối lớp Đệ Nhất là dự kỳ thi Tú Tài II. Có bằng Tú Tài II mới được
ghi danh hay thi vào học Đại Học tùy theo trường.
Như vậy, để hoàn tất bậc Trung học Đệ Nhất và Đệ Nhị Cấp đòi hỏi

thời gian 7 n
ăm, hết mỗi cấp đều có kỳ thi.
Các thí sinh Tú Tài II, sau khi đậu các môn thi Viết, tất cả đều phải thi
Vấn Đáp từ 1 đến 3 ngày để thi tất cả các môn có trong chương trình thi viết.
Thí dụ như ban khoa học B phải thi vấn đáp tất cả các môn Triết, Toán, Lý
Hóa, Vạn Vật, Sử, Địa, Anh Văn, Pháp Văn.
Niên khóa 1968- 1969 kỳ thi Vấn Đáp Tú Tài được bãi bỏ, niên khóa
1971-1972 tiếp tục bỏ kỳ thi Tú Tài I, nên kỳ thi đệ nhị
lục cá nguyệt của lớp
11 lại càng khó khăn gấp bội. Vì có sự thay đổi và hủy bỏ các kỳ thi Trung
Học Ðệ Nhất Cấp và Tú Tài I này, nên Tú Tài II còn lại là kỳ thi duy nhất của
bậc Trung Học và sau đó cũng đổi thành bằng Tú Tài (trước kia gọi là Tú Tài
II).
Năm 1974 là năm đầu tiên cũng là năm cuối cùng, chính phủ tổ chức
chấm thi Tú Tài bằng máy điện toán IBM. Thí sinh phải thi tất cả các môn theo
phương pháp trắ
c nghiệm.
* Chương trình học:
Cấp Tiểu học và Trung học Đệ Nhất Cấp học như nhau ở các cấp lớp,
ngoài ra kể từ lớp đệ Thất (lớp 6), học sinh được học Sinh ngữ thứ nhất tùy ý
lựa chọn Anh hoặc Pháp. Bắt đầu học Đệ Nhị Cấp từ lớp đệ Tam (lớp 10) học
thêm Sinh ngữ thứ hai, và như thế khi tốt nghiệp Tú Tài, họ
c sinh đã được học
Sinh ngữ thứ nhất 7 năm và Sinh ngữ hai là 3 năm. Ở Trung học Đệ Nhị Cấp
bắt đầu học phân ban. Có 4 ban A, B, C, và D. Ban A đặt trọng tâm vào các
môn Vạn Vật, Lý Hóa; ban B trọng tâm là Toán, Lý, Hóa; ban C chú trọng về
Triết Học và các Sinh Ngữ Anh, Pháp; ban D chú trọng về Hán Văn, cộng một
sinh ngữ nữa thí dụ như Anh hoặc Pháp và Triết Học. Riêng phần Triết Học
học thêm về Triết Học Đông Ph
ương thí dụ như Lão Tử.

Về chương trình học trung học Đệ Nhị Cấp do phân ban nên tùy theo
từng ban mà số giờ ở mỗi môn học có khác nhau và các môn thi ở các ban
cũng có hệ số khác nhau.
Ban A Tú Tài II có môn Triết Học hệ số 3, môn Lý Hóa hệ số 3 và môn
Vạn Vật Học cũng hệ số 3. Phần Triết Học của ban A, ngoài Luận Lý Học, có
thêm phần Tâm Lý Học và phần này sẽ giúp cho các học sinh ban A khi lên
Đại Học có thể theo h
ọc Y Khoa để biết tâm lý của bệnh nhân. Ngoài ra, môn

17
Vạn Vật của Tú Tài II, ban A cũng tập trung về thân thể con người và phần này
cũng giúp ích cho các sinh viên Y Khoa tương lai.
Ban B Tú Tài II, thi viết gồm có 3 môn chính. Môn Toán Học hệ số 4,
môn Lý Hóa hệ số 3 và môn Triết Học hệ số 1. Triết Học ban B chỉ chuyên
nhiều về Luận Lý Học vì phần này giúp ích cho luận lý khoa Học. Đặc biệt,
môn Toán Học ban B gồm 7 môn Toán: Hình Học, Đại Số Học, Cơ Học, Hình
Học Họa Hình, Số Họ
c, Thiên Văn Học, và Lượng Giác Học. Học sinh Tú Tài
II ban B sau khi đậu thường tiếp tục việc học ở Đại Học Khoa Học, Kỹ sư Phú
Thọ hoặc đi du học ngoại quốc.
Tú Tài II ban C thi viết gồm có môn Triết Học hệ số 4, phần Triết Học
của Tú Tài II ban C gồm có Luận Lý Học, Đạo Đức Học, Tâm Lý Học và Siêu
Hình Học (Métaphysique), môn Sinh Ngữ 1 hệ số 3 và Sinh Ngữ 2 hệ số 2.
Sinh Ng
ữ mà các thí sinh ưa chọn là Anh Văn và Pháp văn. Tuy nhiên, trình độ
sinh ngữ của ban C lớp 12 (đệ Nhất) dù là ban Pháp văn (sinh ngữ 1) vẫn thua
xa trình độ học sinh trường Pháp lớp tốt nghiệp Trung học Đệ Nhất Cấp
(Brevet). Do vậy, học sinh chương trình Pháp sau thi rớt Tú Tài Pháp nếu
chuyển sang thi Tú Tài Việt Nam, sẽ thi đậu dễ dàng.
Tú Tài II ban D, phải học Hán Văn, đề thi gồm có Triết Học hệ số 4,

Hán Văn hệ số 3 và một sinh ngữ
hoặc Anh hoặc Pháp có hệ số 2. Phần Triết
Học cũng giống như ban C, riêng phần Hán Văn thì chỉ những người nào có
căn bản Hán Học chẳng hạn con cái của các cụ đồ Nho cũ hay người Việt gốc
Hoa mới thi nổi ban Hán Văn. Ban C và ban D có rất ít học sinh theo học nên
các trường tư thường không có lớp đệ Nhất C và đệ Nhất D vì rất không đủ học
sinh để mở lớp. Cũ
ng như ban C, học sinh tốt nghiệp Tú Tài II ban D thường
tiếp tục việc học của họ ở Đại Học Văn Khoa học ban Việt Hán, và sau khi tốt
nghiệp họ trở thành Giáo Sư Trung học dạy Việt Văn và Hán Văn tại những
trường Trung Học nào có tổ chức ban D. Sinh viên Việt gốc Hoa, sau khi tốt
nghiệp Tú Tài II ban D thường sang du học ở Hồng Kông hoặc Đài Loan để
tiếp tục bậc Đạ
i Học
* Hệ thống trường học phổ thông:
Có hai loại trường cho người đi học: Trường Công lập (miễn phí) và Tư
thục (thu phí). Những ai không đủ điều kiện học trường công lập (quá tuổi quy
định, thi rớt đầu cấp hoặc bị trường công lập đuổi học…) thì vào học tư thục,
bị tư thục này đuổi học có thể vào tư thục khác.
Theo TS. Huỳnh Công Minh, Giám Đốc Sở Giáo dục Đào tạo thành
phố Hồ Chí Minh: “Từ số liệu tiếp quản sau ngày giải phóng, cứ 1 trường
công lập thì hệ thống giáo dục quốc dân có từ 3 đến 7 trường tư thục – tùy
theo cấp học. Số lượng học sinh phổ thông lúc bấy giờ chiếm tỉ trọng từ 30%
đến 70% trẻ em trong độ tuổi. Càng lớn trẻ đi học càng ít, nhất là ở trung
học phổ thông. Ở Mầm non, số trường lớp không đáng kể, chủ yếu là một số
nhà trẻ ở khu vực trung tâm.” (Nguồn: Bài viết Nâng cao chất lượng giáo
dục phổ thông giải quyết từ đầu tư giáo dục).

18
Có nhiều nguyên nhân khiến hệ thống trường tư phát triển mạnh ở miền

Nam Việt Nam và Sài Gòn nói riêng trước năm 1975: Do các xáo trộn và biến
động bởi tình trạng chiến tranh nên một bộ phận dân cư phải di chuyển chổ ở
thường xuyên; Số trường công do Nhà nước quản lý có rất ít; Các kỳ thi tuyển
sinh đầu cấp thường khá gắt gao, thi cử tổ chức quy cũ nề nếp, đảm bảo đượ
c
tính công bằng và bình đẳng cho mọi người đi học. Kỷ cương được tuân thủ
nghiêm ngặt, không có ngoại lệ. Thí dụ: Học sinh Trung học Đệ Nhị Cấp (cấp
3) không được phép viết sai chính tả; thí sinh Tú tài phạm lỗi chính tả có thể bị
điểm loại. Vì vậy số học sinh khi học dần lên cao thi đậu vào trường công
không nhiều. Theo tư liệu được tiếp quản sau ngày 30/4/1975, trích ý kiến phó
thủ tướng kiêm bộ
trưởng giáo dục Nguyễn Lưu Viên của chính phủ Việt Nam
Cộng hòa, cứ 100 học sinh nhập học bậc tiểu học thì chỉ còn phân nửa đậu tiểu
học, và chỉ có 7 em tốt nghiệp trung học đệ nhất cấp. Và theo tài liệu của Bộ
Giáo Dục miền Nam Việt Nam trước đây, tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học vào năm
1966 là 65% và tốt nghiệp tú tài II là 21%. Vì tình trạng chiến tranh, theo
thống kê, trong thậ
p niên 1960, tỉ lệ thi đậu tú tài I là 33%, và tỉ lệ thi đậu tú tài
II là 45%. Nghĩa là cứ 3 người học Đệ Nhị (lớp 11) thì chỉ có 1 người thi đậu
để vào lớp Đệ Nhất (lớp 12).
- Hệ thống trường công lập tại Sài Gòn khá ít: trường dành cho nam
sinh là các trường Pétrus Ký (hiện nay là trường trung học phổ thông Lê Hồng
Phong), trường Chu Văn An (thành lập năm 1954 tại Sài Gòn – khác với
trường Chu Văn An tại Hà Nội), trường Võ Trường Toãn (hiện nay là trường
THCS Võ Tr
ường Toãn), trường Hồ Ngọc Cẩn (hiện nay là trường Tiểu học
Nguyễn Đình Chiểu), trường Trần Lục (sau khi chuyển từ đường Trần Quốc
Toản về xây dựng mới tại cứ xá Bắc Hải đổi tên thành trường Nguyễn Du và
trở thành trường công lập nam nữ học sinh học chung đầu tiên của Sài Gòn)…,
trường dành cho nữ sinh có các trường Gia Long (hiện nay là trường trung học

phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai), tr
ường Trưng Vương (hiện nay là trường
trung học cơ sở Trưng Vương), trường Lê Văn Duyệt (hiện nay là trường trung
học phổ thông Võ Thị Sáu)…. Ngoài ra còn các trường dạy chương trình Pháp
như Chasseloup-Laubat (sau đổi tên là Jean Jacques Rousseau, Trung Tâm học
đường Lê Quý Ðôn, ngày nay là trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn),
Marie-Curie (hiện nay là trường trung học phổ thông Marie-Curie) cùng
Colette (hiện nay là trường trung học cơ sở Colette) và Saint-Exupéry (hiện
nay là trường Tiểu học Hòa Bình) trước năm 1967 đều do chính phủ Pháp đài
thọ mọi chi phí. Các trường dạy theo chương trình Pháp, Collège là trường dạy
hết bậc Trung học đệ nhất cấp, Lycée là trường dạy dạy Trung học đệ nhị cấp
(thi Tú tài). Chi phí trường Collège do quỹ Thuộc địa tài trợ (tức Nam Việt),
còn Lycée do quỹ Quốc gia (tức là của Pháp) tài trợ. Ngoài ra còn có hai
trường Nguyễn Trường Tộ (trung học đệ nhất cấp) và Cao Thắng (trung học đệ
nhị cấp) là trường công lập kỹ
thuật. Để vào học các trường công chương trình
Việt hay chương trình Pháp học sinh đều phải trãi qua các kỳ thi tuyển khá khó
khăn, nhất là kỳ thi vào lớp Đệ Thất, mỗi trường công chỉ tuyển số học sinh
vào lớp Đệ Thất một số lượng nhất định theo chỉ tiêu do Nha Giáo dục đưa ra,
sau khi chấm thi và có điểm số, các trường công sẽ lấy học sinh từ điểm cao
nhất đế
n khi đạt số chỉ tiêu thì ngưng lại, số học sinh còn lại coi như thi rớt

19
không thể vào trừơng công được sẽ ra học trường tư hoặc ôn thi để năm sau thi
lại, trung bình mỗi năm số học sinh trúng tuyển vào lớp Đệ Thất trường công
chỉ khoảng 20%-30% số thí sinh dự thi.
- Hệ thống trường tư có nhiều loại hình: dạy chương trình Việt để thi Tú
Tài Việt Nam, chương trình Pháp để thi Tú Tài Pháp, chương trình Đài Loan
và Việt Nam song song tại các trường người Hoa trong Chợ Lớn… Các

trường t
ư ở rải rác khắp Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn, phần lớn tại trường tư
nam nữ học sinh học chung duy có tư thục Đức Trí (hiện nay là trường tiểu học
Đức Trí) là chỉ thu nhận nữ sinh. Tùy theo trường lớn nhỏ và Ban Giáo sư nổi
tiếng nhiều hay ít mà học phí các trường không nhất thiết phải như nhau. Cụm
trường lớn như Nguyễn Bá Tòng I (nay là trung học phổ thông Bùi Thị Xuân),
Nguyễn Bá Tòng II (nay là trung h
ọc phổ thông Hoàng Hoa Thám), Hưng Đạo
(nay là trường PTCS Chu Văn An) - đều là trường do giáo hội Công Giáo
thành lập, dạy chương trình Việt ở Quận 1 ; Bác Ái Học viện (còn gọi là
Collège Fraternité) ở Quận 5 (nay là trường Đại học Sài Gòn) - dạy chương
trình Pháp và Việt cho học sinh phần đông là con em người Hoa; chuỗi trường
Trường La San gồm Lasan Taberd (nay là trường trung học phổ thông Trần
Đại Nghĩa), La San Đức Minh, (nay là trường Đào tạo tại chức), La San Hiền
Vươ
ng, (nay là trường trung học cơ sở Lê Lợi) – dạy chương trình Pháp, Nhóm
các trường này thu học phí cao hơn gấp 2 hoặc 3 lần so với các trường ít quy
mô hơn mặc dù cũng khá nổi tiếng như trường Bồ Đề (Quận 1 - do Phật giáo
điều hành), Huỳnh Khương Ninh ( Đa Kao - một trong những trường học là cơ
sở cách mạng nội thành), Lê Bảo Tịnh, Lê Bá Cang (Phú Nhuận), Chấn Thanh,
Vương Gia Cần, Huỳnh Thị Ngà, Văn Lang (
Đa Kao, Tân Định), Kiến Thiết,
Tân Văn (Quận 3), Văn học (Bàn Cờ), Cấp Tiến, Đạt Đức (Bà Chiểu) ; Các
trường Couvent Des Oiseaux , Regina Pacis, Tân Thịnh (sau đổi thành Les
Lauriers), Lycée Cửu Long… - dạy chương trình Pháp; Bên cạnh đó tại Chợ
Lớn có một hệ thống trường tư dạy tiếng Hoa với phần lớn giáo viên là người
Hoa như các trường Huệ Thành, Nghĩa An, Trí Dụng, Phước Kiến, Quảng
Thiệu, Thành Chi, Sùng Chính…, các trường William Linh, Danh Thế, Trung
Anh lại dạy bằng tiếng Anh. Ngoài ra còn rất nhiều các tư thục với quy mô nhỏ
ở rải rác khắp thành phố và học phí khá phù hợp với lớp dân nghèo thành thị.

Như đã nói học phí của trường cao hay thấp do quy mô đầu tư của
trường và thành phần Ban Giáo sư. Cũng nên nói qua về người dạy học phổ
thông giai đoạn này: Cấp Tiểu Học có Giáo Viên Công Nhật, Giáo Viên Chính
Ngạch, Giáo Học cấp Bổ Túc. Cấp Trung h
ọc có Giáo sư chính ngạch, xuất
thân từ trường Đại Học Sư Phạm, dạy chương trình Trung học Đệ Nhị cấp;
Giáo sư khế ước, xuất thân từ trường Cao Đẳng Sư phạm, dạy chương trình
Trung học Đệ Nhất cấp hoặc sinh viên tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học, được
dạy Trung học Đệ Nhị cấp nhưng cũng chỉ là Giáo sư Khế ước; Còn lạ
i là Giáo
sư dạy giờ, phần lớn Giáo sư dạy giờ là sinh viên đang theo học một trường
Đại học nào đó ở Sài Gòn, nên vừa đi dạy, vừa học cho xong chương trình của
mình, và với thời gian, các vị này lấy được bằng Cử Nhân tại Đại Học Luật,
Đại Học Văn Khoa hay Đại Học Khoa Học. Nếu còn muốn theo nghề, thì sau ít
năm dạy giờ, sẽ thành Giáo sư khế
ước ký hàng năm, và Giáo sư khế ước sau

20
một số năm được xét nhập ngạch Giáo Sư Đệ Nhất Cấp, hoặc qua những nhận
xét và phê điểm hàng năm của Hiệu Trưởng hoặc qua kỳ thi khả năng Sư phạm
Trung Cấp. Các Giáo Sư Đệ Nhất Cấp có bằng Cử Nhân Văn Khoa, Luật
Khoa, Khoa Học sau thời gian giảng dạy chứng tỏ năng lực và nếu trường có
nhu cầu được cải sang ng
ạch Giáo Sư Đệ Nhị Cấp và được tiếp tục giảng dạy
tại trường
Ở các trường tư học phí cao, phần lớn Ban Giáo sư được mời là giáo sư
chính ngạch từ trường công hoặc các giáo sư nổi tiếng của các trường khác, dĩ
nhiên thù lao của giáo sư cũng cao hơn so với thù lao các tư thục nhỏ. Trước
năm 1975, một người có thể dạy 2 hay 3 môn, tùy nhu cầu. Một giáo s
ư Toán

có thể dạy thêm môn Lý, Hóa hoặc Vạn Vật nữa; một giáo sư Pháp Văn có thể
dạy thêm môn Công Dân hay Sử, Địa nếu có khả năng và trường có nhu cầu;
một giáo sư Việt Văn có thể dạy Sử, Địa hay Công Dân… Vì vậy các tư thục
nhỏ thường mời các giáo sư dạy giờ là sinh viên đang học Đại học các năm
cuối và dạy nhiều môn, thù lao không cao nên giá học phí thấp.
Ở trườ
ng công số học sinh trong lớp theo chuẩn nên không đông, điều
kiện vật chất của trường công khá đầy đủ từ thư viện đến phòng thí nghiệm,
khuôn viên trường khá rộng tạo điều kiện không gian cho môi trường sư phạm,
học sinh thi đậu vào trường công là học sinh giỏi, giáo sư chính ngạch tốt
nghiệp Đại học Sư phạm, kỷ luật nhà trường rất nghiêm khắc, vì vậy phần l
ớn
học sinh trường công đều đạt kết quả ở các kỳ thi Tú Tài. Về phía trường tư,
thông thường Ban Giáo sư phần lớn được mời từ các giáo sư chính ngạch của
các trường công đến giảng dạy nhất là ở Đệ Nhị cấp, mặt khác do yêu cầu phải
nâng cao năng lực chuyên môn để được mời dạy nên giáo sư trường tư dù là
giáo sư khế ước hay giáo sư dạy gi
ờ nhiều người dạy cũng rất hay, chương
trình học cũng học theo như trường công (riêng những trường do các tôn giáo
lớn thành lập thì có thêm giờ giáo lý của tôn giáo đó) tuy nhiên một hạn chế
lớn là số đông các trường tư không áp dụng kỷ luật nghiêm khắc như trường
công vì còn phải chú trọng đến khía cạnh thương mại - ai đóng tiền là được
vào học - nên các trường công vẫn được xã hội trân trọng, vi
ệc được là học
sinh các trường công là niềm tự hào của học sinh thời đó.
Nhưng một thực tế cần nhìn nhận là giáo dục tư thục thời kỳ này cũng
có rất nhiều mặt tích cực, giải quyết được nhu cầu học tập của hầu hết lứa tuổi
cần đến trường, trong điều kiện trường của nhà nước quá ít, trường tư có nhiề
u
dạng, nhiều loại trường nên từ các gia đình trung lưu đến người lao động thành

thị đều có thể cho con em đến trường, tùy theo khả năng đóng học phí mà chọn
trường lớn, nhỏ, ngoài ra trường tư còn là một hệ thống giúp ích rất nhiều cho
học sinh trung học ở những lớp có kỳ thi cuối năm như lớp Đệ Tứ (lớp 9), lớp
Đệ Nhị, Đệ Nhất (l
ớp 11và 12). Đó là những lớp "luyện thi", những lớp hè -
lớp Toán Lý Hoá, lớp Anh văn, Pháp văn, v.v. Những lớp này đã giúp đỡ học
sinh rất nhiều trong việc ôn luyện lại những nguyên tắc và định lý căn bản đã
học hay là sắp sửa học ở trường - thường thường là trường công. Phương pháp
dạy tư ở các lớp học thêm và luyện thi thường chú trọng Phương pháp dạy tư ở

các lớp học thêm và luyện thi thường chú trọng nhiều đến việc giải nghĩa cũng
như tạo dựng cho học sinh căn bản lý thuyết các môn học hơn là giải các đề

21
bài cho sẵn, và thường chỉ dẫn những cách giúp trí nhớ đối với các công thức
hoặc định lý khô khan và quá trừu tượng nên kết quả khả quan, được xã hội
chấp nhận.
Cuối cùng là dù học ở những dạng trường học khác nhau, trường công
hay trường tư, trường lớn hoặc trường nhỏ, học phí cao hay thấp nhưng tất cả
học sinh ở các kỳ thi chuyển cấp hay thi Tú Tài đều đượ
c áp dụng cùng một
cách thi và cùng thi một đề thi, bằng cấp sau khi thi đậu là bằng quốc gia ghi
tên họ, quê quán và thứ hạng của thí sinh trúng tuyển, không phân biệt là học
sinh trường nào. Xếp hạng ở các kỳ thi Tú Tài như sau:
Thứ (điểm 10/20)
Bình Thứ (điểm 12/20)
Bình (điểm 14/20)
Ưu (điểm 16/20)
Tối ưu (điểm 18/20)
Thứ hạng trên bằng Tú Tài rất quan trọng cho vi

ệc thi cử tiếp tục sau đó
ở Đại học hoặc tìm học bổng đi du học.
1.2.4. Giai đoạn 1975 đến nay:
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả các học sinh phải quay về
trường cũ để học hết chương trình dở dang, và như vậy nhà trường mới chuyển
đơn để được phép dự thi. Kỳ thi Tú Tài đươc tổ chức vào tháng 9 năm 1975.
Các ban A,B,C,D vẫn như cũ nhưng không thi theo lối trắ
c nghiệm và chương
trình cũ, chỉ thi các môn chính, không thi Vấn Đáp, thí dụ ban Khoa học B thi
Toán Lý Hóa, Sinh Ngữ và Sử hoặc Địa, không có Triết Học nhưng phải thi
Việt Văn. Kỳ thi Tú Tài năm 1975, tỷ lệ thi đậu khoảng 40-50%.
Trước năm 1975, tại miền Bắc Việt Nam chương trình học phổ thông là
10 năm, sau khi thống nhất đất nước, chương trình học phổ thông cũng thống
nhất trong cả nước là 12 năm, chia ra làm 3 c
ấp:
Cấp 1 ( Tiểu học) từ lớp 1 đến lớp 5, sau lớp 5 phải thi bằng Tiểu Học.
Cấp 2 ( Trung học cơ sở) từ lớp 6 đến lớp 9. Cuối lớp 9 phải thi Trung
Học Cơ Sở rồi thi nhập học vào lớp 10 trường Công Lập.
Cấp 3 ( Trung học phổ thông) từ lớp 10 đến lớp 12, sau lớp 12 thi bằng
tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông.
Đội ngũ gi
ảng dạy từ cấp tiểu học đến trung học đều được gọi là giáo
viên, lực lượng giảng dạy ở Đại học gọi là giảng viên, từ Giáo Sư chỉ được gọi
cho những người đã đạt học hàm này.
Ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước đã thực hiện
chính sách công hữu hóa trên lĩnh vực giáo dục với việc hình thành hệ thống
các tr
ường công lập từ nhà trẻ, mẫu giáo đến phổ thông trung học trên cơ sở
tiếp thu các trường công lập đã có từ trước và công lập hóa tất cả các tư thục.
Từ sau năm 1975 đến cuối những năm 80, hệ thống các trường công lập được

cũng cố và phát triển rộng khắp nội, ngoại thành theo chế độ bao cấp từ ngân

22
sách. Trong giai đoạn này, cấp 3 không có chia ban, việc thi tốt nghiệp Phổ
Thông Trung Học chỉ thi các môn chính là Việt Văn, Toán, Lý (hoặc Hóa), Sử
(hoặc Địa), Sinh Học và Sinh Ngữ, không có thi Vấn Đáp.
Năm 1989 bắt đầu có chế độ đóng học phí bắt buộc đối với học sinh
trung học (cấp 2 và cấp 3) thay khoản đóng bảo trợ học đường ( ban hành năm
1981) đã được đóng với mức tượ
ng trưng: 3 kg gạo/tháng đối với học sinh cấp
2 và 4 kg gạo/tháng đối với học sinh cấp 3 ở nội thành; học sinh tiểu học vẫn
được tiếp tục học miễn phí.
Từ 1980 – 1985 khi kinh tế thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tăng tốc,
dân số cũng phát triển mạnh, nhu cầu của hệ thống giáo dục công lập ngày
càng lớn, ngân sách thành phố ngày càng không đáp ứng nổi dù đã phải huy
động thêm s
ức dân qua việc thu tiền cơ sở vật chất 15.000 đồng/năm đối với
mỗi học sinh. Tình hình đó đã đưa các trường trung học phải xoay sở bằng
nhiều phương cách cả tích cực lẫn không tích cực: lao động sản suất, cho thuê
mướn mặt bằng nhà trường, kêu gọi sự hỗ trợ của Hội Phụ huynh học sinh, mở
các lớp phụ đạo cho học sinh học lự
c yếu có thu tiền, mở thêm hệ B thu học
phí cao hơn 3-4 lần mức thu học phí hệ A đối với học sinh không đạt điểm
chuẩn thi chuyển cấp (lớp 6 và lớp 10)… Thời kỳ này chỉ trừ ở cấp tiểu học và
các trường trung học ở ngoại thành là hoàn toàn không thu học phí, còn thì
trong trường trung học công lập đã phát sinh nhiều loại hình giáo dục khác
nhau và phát triển một cách tự phát
- Các trường tự hạ
ch toán một phần: ở tiểu học mở lớp bán trú, ở trung
học cấp 2 và cấp 3 mở lớp hệ B.

- Các trường thu học phí kèm với những đóng góp gọi là tự nguyện của
cha mẹ học sinh do Hội phụ huynh học sinh thu và những đóng góp vào sổ
vàng của nhà trường. Loại này chủ yếu và phổ biến ở những trường có điều
kiện dạy và học tốt ở
nội thành.
- Các trường thu học phí hoàn toàn theo đúng quy định của Nhà nước,
chủ yếu là các trường ở ngoại thành.
Chính vì vậy hệ thống trường công lập từ cuối những năm 80 và đầu
những năm 90 ngày càng bị phân hóa. Số trường có điều kiện dạy và học được
đầu tư tốt như các trường điểm, trường chuyên đã tự khẳng định được mình,
nâng cao uy tín nhờ nề
nếp, chất lượng và môi trường sư phạm. Đặc biệt
những trường công lập ở nội thành, có điều kiện tổ chức bán trú, mở lớp phụ
đạo… đã thu hút học sinh do đáp ứng được nhu cầu bức xúc của phụ huynh
học sinh trong việc chăm lo học tập cho con em mình. Được sự giúp đỡ, đóng
góp vật chất và công sức của phụ huynh học sinh, các trường này đã nâng cao
đượ
c chất lượng đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện đáng kể mức thu
nhập của giáo viên, đội ngũ giáo viên do vậy khá an tâm để dồn công sức vào
nghiệp vụ chuyên môn.
Nhưng số đông trường công lập khác lại tụt hậu, nhất là khi bỏ chủ
trương học sinh không phải dự thi theo tuyến quy định mà được chọn trường
để dự tuyển, một s
ố trường công lập ở ngoại thành thậm chí có vài trường ở

23
nội thành lại thiếu học sinh so với chỉ tiêu nên điểm trúng tuyển cách biệt quá
xa với những trường nằm trong nhóm trường đã đề cập ở trên có điểm trúng
tuyển rất cao. Ở những trường này, uy tín bị giảm sút, cơ sở vật chất với nguồn
ngân sách không đủ đầu tư nên ngày càng xuống cấp, đội ngũ giáo viên không

phát huy được hết năng lực vì ngoài tiền lương c
ơ bản theo quy định của nhà
nước không có thêm thu nhập. Kết quả phụ huynh học sinh có con em học
những trường này muốn nâng cao chất lượng học tập phải cho đi học thêm
những nơi khác, tốn kém gấp nhiều lần mức học phí phải đóng.
Hệ thống trường hệ B – loại trường lớp thu hút các học sinh không đủ
điểm chuẩn vào lớp 6 và lớp 10 trường công (gọi là hệ A) – cũ
ng nằm chung
trong trường hệ A, sử dụng cơ sở vật chất của trường hệ A, cùng một Ban
Giám hiệu quản lý hoạt động theo quy chế tạm thời của Sở Giáo dục và Đào
tạo thành phố Hồ Chí Minh, bước đầu hệ B cũng đã giải quyết được phần nào
nhu cầu học tập ngày càng tăng do sự phát triển dân số thành phố quá nhanh.
Tuy nhiên càng về sau cũng chính loại hình hệ
B nảy sinh ra các phức tạp
trong nội bộ một trường và giữa các trường về thu nhập của giáo viên, về chất
lượng học sinh… Mặt khác, học sinh giàu-nghèo-giỏi-kém đều phải đóng tiền
như nhau trong khi khả năng tài chính của dân cư thuộc các thành phần kinh tế
trong xã hội rất khác biệt nhau nhưng các khoản phí bắt buộc (học phí, tiền thu
cơ sở vật chất…) như nhau cho mọi học sinh ở
các trường. Trường ở khu vực
trung tâm thành phố, có nhiều cha mẹ học sinh khá giả thì càng dễ dàng huy
động sự đóng góp để cải thiện điều kiện dạy và học; trường ở khu vực nhiều
người lao động nghèo vừa không thu đủ được các khoản đóng góp bắt buộc
vừa không huy động được cha mẹ học sinh góp sức chăm lo xây dựng cơ sở
vật chất và đội ngũ giáo viên c
ủa trường, do đó khó có điều kiện nâng cao chất
lượng giáo dục.
Trong bối cảnh đó, các định chế kinh tế từng bước được khôi phục vào
cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, khi Nhà nước nhìn nhận trở lại vai trò
của thị trường, quyền mở Công ty và quyền tự do kinh doanh. Và xu hướng

“xã hội hóa" cũng bắt đầu diễn ra trong lĩnh vực các định chế giáo dục và văn
hóa, với chủ
trương xã hội hóa các cơ sở giáo dục, y tế, thể dục thể thao vào
cuối thập niên 1990 đầu thập niên 2000. Chủ trương "xã hội hóa" giáo dục
ngoài việc vì ngân sách Nhà nước eo hẹp và quá tải về khả năng quản lý còn vì
lý do Nhà nước cần để cho xã hội dân sự tự đảm đương lấy các lĩnh vực dịch
vụ xã hội của mình, để Nhà nước làm tốt hơn nhiệm vụ quản lý chủ y
ếu về mặt
chính sách và hành chính.
Năm 1998, Luật Giáo dục đã được Quốc hội khóa X thông qua đã đưa
ra chủ trương đổi mới giáo dục bằng con đường đa dạng hóa các loại hình
trường lớp – trước hết là ở ngành học phổ thông, từng bước phát triển các loại
hình công lập, dân lập và tư thục.
Năm học 1987-1988, thành phố bắt đầu có 3 trường tự hạch toán kinh
phí bằng quỹ
học phí thu được: trường cấp 3 Trần Hữu Trang (Q. 5), trường
cấp 2-3 Tô Hiến Thành (Q.10), trường cấp 2 Cách mạng Tháng Tám, năm học
1989-1990, thành phố cho phép gọi các trường tự hạch toán này là trường phổ

24
thông bán công và hình thành quy chế tạm thời của loại trường này. Loại hình
trường phổ thông bán công ra đời từng bước định hình và phát triển hệ thống
giáo dục ngoài công lập với các hình thức: trường bán công, trường dân lập và
trường tư thục. Năm học 2006-2007 bắt đầu thí điểm loại hình trường công lập
tự chủ về tài chính. Năm học 2007-2008 loại hình trường bán công không còn
nữa và thay vào đó là trường công lập tự
chủ về tài chính
1.3. Nhu cầu và tiềm năng của người dân thành phố Hồ Chí Minh
trong vấn đề giáo dục ngoài công lập
Sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước đã tạo điều kiện cho xã hội có

thêm những khoản tích lũy nhất định từ GDP để đầu tư cho các chương trình
phát triển kinh tế và xã hội ở tất cả các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa,
như m
ở mang hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, y tế, giáo dục, khuyến khích
tài năng tạo thêm công ăn việc làm, làm tốt hơn việc đền ơn đáp nghĩa, trợ giúp
những người có hoàn cảnh khó khăn… Sự phát triển kinh tế của thành phố Hồ
Chí Minh trong 20 năm qua đồng thời cũng tác động đến sự phát triển của giáo
dục (theo như mô hình tăng trưởng nội sinh (endogenous growth models) của
Uzawa (1965), Lucas (1988) và Romer (1990): giáo d
ục và kinh tế tương tác
hai chiều: giáo dục/nghiên cứu tốt làm tăng kiến thức/phát minh và vốn con
người, dẫn đến tăng trưởng kinh tế; và tăng trưởng kinh tế làm tăng nguồn lực
dành cho giáo dục/nghiên cứu
1
).
Nhờ có tăng trưởng kinh tế, người dân thành phố có thêm cơ hội để học
tập, rèn luyện, nâng cao khả năng lao động và quản lý để tham gia vào hoạt
động kinh tế và các hoạt động xã hội khác mà trước đó họ chưa có điều kiện.
Tuy nhiên hiện nay so với toàn cảnh thế giới và trong khu vực, nước ta
vẫn còn tụt hậu nhiều mặt trong đó có giáo dục. Theo “Báo cáo về Phát triển
trên Thế giới” năm 2006 của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam ở phía
sau rất xa các nước khác trong khu vực vì chỉ có 2% dân số được đi học đủ 13
năm hoặc hơn nữa. Cũng theo báo cáo này thì Việt nam đứng chót trong khu
vực vì chỉ có 10% thanh thiếu niên trong hạng tuổi từ 20 đến 24 có ghi danh
vào các trường đại học hoặc cao đẳng. Trái lại, Trung quốc có 15% sinh viên
trong hạng tuổi này đã ghi danh, Thái Lan có 41% và Hàn quốc có con số thật
ấn tượng là 89%.
Trong bối cảnh chung của cả nước về giáo dục, nhìn lại dân số thành
phố Hồ Chí Minh đã phát triển rất nhanh theo hàng năm, từ hơn 3.500.000 dân
năm 1976, năm 1995 là 4.640.117 người, năm 2000 là 5.174.780 người, năm

2004 là 6.062.993 người và đến năm 2007 là 6.650.492 người
2
. Dân số tăng
nhanh các nhu cầu xã hội cũng tăng theo, lĩnh vực giáo dục cũng có những nhu
cầu bức xúc.


1
Nguồn: “Đổi mới giáo dục tại Việt Nam:Một vài nhận định từ quan điểm chính sách kinh tế” - Trần
Nam Bình - Đại học New South Wales (Úc) - Bài phát biểu tại Hội Thảo Hè 2005 “Tiếp Tục Đổi Mới
Kinh Tế và Xã Hội để Phát Triển”, tổ chức tại Đà Nẵng ngày 28-30/7/2005 với sự hỗ trợ của VAPEC,
Vietnamese Heritage Institute và Đại học Đà Nẵng.
2
Nguồn: Niên Giám Thống kê TP Hồ Chí Minh năm 2000-2004-2007

25
Và mặc dù "Cho đến thời điểm này kết quả đạt được từ xã hội hóa giáo
dục mới chỉ ở bước thử nghiệm, tìm tòi; chưa tạo được sự thay đổi căn bản
trong phương thức hoạt động, tổ chức quản lý và cấu trúc nguồn lực tài chính
của giáo dục đào tạo; chỉ tiêu được cụ thể hóa cho năm 2010 không khả thi;
nhiều vấ
n đề mang tính mở đường chưa có khẳng định"
1
. Nhưng bước đầu
việc xã hội hóa giáo dục mà trong đó hai mảng lớn là việc đóng góp của người
dân và việc phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập cho thấy đó là tiềm
năng phát triển giáo dục hiện nay của cả nước nói chung và của thành phố hồ
Chí Minh nói riêng.
Có thể thấy với ngân sách quốc gia hiện hành dành cho giáo dục đã tăng
trưởng đều đặn từ 7,7% năm 1992 đến 20% nă

m 2008, trong đó tại thành phố
Hồ Chí Minh theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố ngân sách dành
cho giáo dục và đào tạo những năm gần đây luôn nằm ở tỷ lệ 20 - 22% tổng
ngân sách của thành phố. Đây là một tỷ lệ khá lớn, tuy nhiên với số lượng cán
bộ giáo viên của thành phố lên đến hơn 65 ngàn người, cho nên tỷ lệ này dù
lớn cũng chỉ đủ để trả lương trong ngành. Phần ngân sách còn lại không đủ cho
các chi phí khác nh
ư việc mua trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, sửa chữa
cơ sở vật chất, tiền điện nước…Thí dụ tiền điện, nước được phân bổ cho các
trường phổ thông trung học ở thành phố chỉ vài triệu mỗi tháng ở mỗi mục,
nhưng để đầy đủ ánh sáng trong phòng học cho học sinh học tập cần phải lắp
thêm bóng đèn, tiề
n mua bóng đèn tăng lên và tiền điện tăng lên, có trường
mỗi tháng phải trả tiền điện nước lên hàng chục triệu đồng. Vì vậy các trường
học ngoài việc tính toán tiết kiệm trong chi tiêu phải vận động các đơn vị, cá
nhân hảo tâm hay phụ huynh học sinh đóng góp hỗ trợ.
Theo số liệu do Bộ Giáo dục - Đào tạo khảo sát trong 6 năm trở lại đây
(2000- 2006) về đầu tư
và cơ cấu tài chính cho giáo dục Việt Nam công bố
ngày 7/11/2006: chi phí cho học tập bao gồm học phí và 5 khoản chi khác
gồm: đóng góp cho trường lớp, mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập, học
thêm, quần áo đồng phục. Cộng tất cả học phí và 5 khoản còn lại thành chi phí
học tập thì chi phí học tập gấp 2,2 - 2,7 lần học phí.

Cơ cấu chi Giáo dục - Đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng chia
theo các khoản (Nguồn Bộ
Giáo dục - Đào tạo ):

Năm
Chi GD

khác
Học phí
Đóng
góp cho
trường
SGK
Dụng cụ
học tập
Học
thêm
Quần áo
2002 14% 27% 11% 11% 9% 20% 8%
2006 21% 32% 7% 10% 8% 16% 6%

1
Trích ý kiến của Thứ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận tại hội nghị sơ kết hai năm
thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục - đào tạo và dạy nghề ngày 19/12/2007

×