Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

khảo sát sự có mặt của gmo trong nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến khác tại thị trường thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 151 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
--------------------

TRUNG TÂM KỸ THUẬT
TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3
------------------------

BÁO CÁO NGHIỆM THU

KHẢO SÁT SỰ CĨ MẶT CỦA GMO TRONG
NƠNG SẢN NGUN LIỆU VÀ MỘT SỐ SẢN
PHẨM CHẾ BIẾN KHÁC ĐANG LƯU HÀNH
TRÊN THỊ TRƯỜNG TP. HCM
KỸ SƯ TRẦN THỊ MỸ HIỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12/ 2009


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)

KHẢO SÁT SỰ CĨ MẶT CỦA GMO TRONG
NƠNG SẢN NGUYÊN LIỆU VÀ MỘT SỐ SẢN


PHẨM CHẾ BIẾN KHÁC ĐANG LƯU HÀNH
TRÊN THỊ TRƯỜNG TP. HCM
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TRẦN THỊ MỸ HIỀN

CƠ QUAN QUẢN LÝ

CƠ QUAN CHỦ TRÌ
GIÁM ĐỐC

TRẦN VĂN DŨNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12/ 2009


MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt đề tài/dự án (gồm tiếng Việt và tiếng Anh)
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

i
iii
vi

vii
ix
ix
x
1

1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.2.1
1.1.2.2
1.1.2.3
1.1.3
1.1.3.1
1.1.3.2
1.2
1.2.1
1.2.2

Những vấn đề về cây trồng biến đổi gen
Khái niệm về sinh vật biến đổi gen
Quá trình tạo cây trồng biến đổi gen
Cấu trúc cơ bản của gen chuyển vào thực vật
Các phương pháp chuyển gen vào thực vật
Thành tựu chuyển nạp gen vào cây trồng
Lợi ích và tác hại của cây chuyển gen
Lợi ích
Tác hại
Tình hình phát triển cây chuyển gen trên thế giới và Việt Nam
Tình hình phát triển cây chuyển gen trên thế giới

Tình hình phát triển cây chuyển gen tại các nước Đơng Nam Á và
Việt Nam

1
1
2
2
5
7
9
9
9
10
10
13

1.2.3

Tình hình quản lý cây trồng biến đổi gen trên thế giới và Việt Nam

13

1.3
1.3.1
1.3.1.1
1.3.1.2
1.3.1.3
1.3.2
1.3.2.1
1.3.2.2

1.3.2.3
1.3.3
2.1.

Các phương pháp phát hiện cây trồng biến đổi gen
Phương pháp dựa vào Protein
Phương pháp ELISA
Flow lateral strip
Western Blot
Phương pháp dựa vào DNA
Phương pháp PCR căn bản
Phương pháp PCR cạnh tranh
Phương pháp Realtime PCR
Bảng so sánh các phương pháp thử
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Điều kiện tiến hành thí nghiệm

17
17
17
17
17
18
18
18
18
22
23
23


2.1.1

Địa điểm và phương pháp lấy mẫu

23

iii


2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.2
2.2.1
2.2.2.
2.2.3
2.2.3.1
2.2.3.2
2.2.3.3
2.2.3.4
2.2.3.4
2.3
2.4
2.4.1
2.4.1.1
2.4.1.2
2.4.2
2.4.2.1
2.4.2.2
2.4.3

2.4.3.1
2.4.3.2
2.4.4
2.4.4.1
2.4.4.2
2.4.4.3
2.4.4.4
2.4.5
2.4.5.1
2.4.5.2
2.4.5.3
2.4.5.4
2.4.5.5
3.1.
3.1.1.

Địa điểm tiến hành thí nghiệm
Thời gian thực hiện
Tiến trình thực hiện
Vật liệu thí nghiệm
Dụng cụ, thiết bị
Chất chuẩn
Hóa chất
Hóa chất tách chiết DNA - Phương pháp CTAB
Hóa chất chạy PCR
Hóa chất chạy Realtime PCR
Hóa chất điện di
Hóa chất định lượng DNA sau tách chiết
Mẫu thí nghiệm
Phương pháp thí nghiệm

Phương pháp tách chiết DNA
Tách chiết bằng phương pháp CTAB
Tách chiết bằng kit NucleoSpin – Macherey-Nagel (Đức)
Phương pháp phân tích sản phẩm DNA thu được sau khi tách chiết
Đo nồng độ DNA sau khi tách chiết
Xác định độ nguyên vẹn của DNA sau khi tách chiết
Phương pháp sàng lọc các sản phẩm biến đổi gen
Sàng lọc dựa vào trình tự promotor 35S
Sàng lọc dựa vào trình tự terminator nos
Xác định các loại biến đổi gen bằng phương pháp chuyên biệt cấu trúc
hoặc chuyên biệt sự kiện
Xác định đậu nành dòng Roundup Ready
Xác định dòng bắp biến đổi gen
Xác định các dòng gạo biến đổi gen
Xác định dòng khoai tây biến đổi gen
Định lượng GMO bằng phương pháp Real time PCR
Định lượng đậu nành biến đổi gen dòng GTS 40-3-2
Định lượng bắp biến đổi gen dòng Bt176
Định lượng bắp biến đổi gen dòng MON810
Định lượng bắp biến đổi gen dòng Bt11
Định lượng bắp biến đổi gen dòng GA21
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả tách chiết DNA từ mẫu thử
Kết quả đo OD
iv

23
24
25
26

26
26
27
27
27
28
28
28
28
29
30
30
31
32
32
32
33
33
34
35
36
37
43
44
45
45
47
49
50
52

53
53
53


3.1.2.
3.2
3.3

Kết quả xác định độ nguyên vẹn của DNA
Kết quả sàng lọc các biến đổi gen
Kết quả xác định các loại GMO sử dụng phương pháp chuyên biệt
cấu trúc hoặc chuyên biệt sự kiện
Xác định các dòng bắp biến đổi gen
Xác định các dòng đậu nành biến đổi gen
Xác định dòng khoai tây biến đổi gen
Xác định các dòng gạo biến đổi gen
Kết quả xác định hàm lượng GMO
Hàm lượng bắp biến đổi gen
Hàm lượng đậu nành biến đổi gen
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

56
59
61
63
64
64
67
69


4.1

Kết luận

69

4.2

Đề nghị

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4
3.4
3.4.1
3.4.2

53
54
56

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh mục mẫu thử

PL 1.1

Phụ lục 2: Kết quả đo nồng độ DNA sau tách chiết

PL 2.21

Phụ lục 3: Một số hình ảnh điện di kết quả tách chiết DNA

PL 3.31

Phụ lục 4: Kết quả sàng lọc GMO bằng Promoter 35S hoặc Terminator
nos
Phụ lục 5: Một số hình ảnh điện di kết quả xác định loại biến đổi gen

PL 4.42
PL 5.42

Phụ lục 6: Một số hình ảnh kết quả định lượng GMO

PL 6.56

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ


GMOs

Gentically modified organisms

CaMV

Cauliflower Mosaic Virus

P-35S

35S CaMV promoter

T-35S

35S CaMV terminator

T-nos

Agrobacterium tumefaciens nopaline synthase
terminator

nptII

Neomycine-3’-phosphotransferase II

Bt

Bacillus thuringiensis


CTAB

Cetyl-trimetyl-ammonium-bromide

CNSH

Cơng nghệ sinh học

DNA

Deoxyribonucleic acid

dNTPs

Deoxyribonucleotide triphosphates

PCR

Polymerase chain reaction

PTN

Phịng thử nghiệm

TE

Tris, EDTA

TAE


Tris, Acetic acid, EDTA

Taq

Thermus aquaticus

TPHCM

Thành phố Hồ chí Minh

U

Unit

bp

Base pair

CT

Threshold cycle

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
SỐ

TÊN BẢNG SỐ LIỆU


Trang

1.1

Một số tính trạng của cây chuyển gen

7

1.2

So sánh đặc tính các phương pháp thử

22

2.1

Phân bố các loại sản phẩm lấy trên thị trường

28

2.2

Thành phần cho phản ứng PCR với cặp mồi 35S1 và 35S2

33

2.3

Chương trình cho phản ứng PCR với cặp mồi 35S1 và 35S2


34

2.4

Thành phần cho phản ứng PCR với cặp mồi HA-nos 118f và HA- nos
118-r

35

2.5

Chương trình cho phản ứng PCR với cặp mồi HA-nos 118 f và HAnos 118-r

36

2.6

Thành phần cho phản ứng PCR với cặp mồi 35s-f2 và petu-r1

37

2.7

Chương trình cho phản ứng PCR với cặp mồi 35s-f2 và petu-r1

38

2.8

Thành phần cho phản ứng PCR với cặp mồi IVS2-2 và PAT-B


39

2.9

Chương trình cho phản ứng PCR với cặp mồi IVS2-2 và PAT-B

40

2.10

Thành phần cho phản ứng PCR với cặp mồi Cry03 và Cry04

40

2.11

Chương trình cho phản ứng PCR với cặp mồi Cry03 và Cry04

41

2.12

Thành phần cho phản ứng PCR với cặp mồi VW01 và VW03

41

2.13

Chương trình cho phản ứng PCR với cặp mồi VW01 và VW03


42

2.14

Thành phần cho phản ứng PCR với cặp mồi GA21

42

2.15

Chương trình cho phản ứng PCR với cặp mồi GA21

42

2.16

Thành phần cho phản ứng PCR với cặp mồi MDB498 và DPA143

43

2.17

Chương trình cho phản ứng PCR với cặp mồi MDB498 và DPA143

44

2.18

Thành phần cho phản ứng PCR với cặp mồi Event527 - bf1 và St527R1


44

2.19

Chương trình cho phản ứng PCR với cặp mồi Event527 - bf1 và
St527-R1

45

vii


2.20

Thành phần phản ứng khuếch đại gen tham chiếu đậu nành

46

2.21

Thành phần phản ứng khuếch đại gen GMO của đậu nành GTS 40-3-2

46

2.22

Chương trình cho phản ứng realtime PCR cho đậu nành GTS 40-3-2

46


2.23

Thành phần phản ứng khuếch đại gen tham chiếu của bắp

47

2.24

Thành phần phản ứng khuếch đại gen GMO của bắp Bt176

48

2.25

Chương trình cho phản ứng realtime PCR cho bắp Bt176

48

2.26

Thành phần phản ứng khuếch đại gen tham chiếu của bắp

49

2.27

Thành phần phản ứng khuếch đại gen GMO của bắp MON810

49


2.28

Chương trình cho phản ứng realtime PCR cho bắp MON810

50

2.29

Thành phần phản ứng khuếch đại gen tham chiếu của bắp

50

2.30

Thành phần phản ứng khuếch đại gen GMO của bắp Bt11

51

2.31

Chương trình cho phản ứng realtime PCR cho bắp Bt11

51

2.32

Thành phần phản ứng khuếch đại gen tham chiếu của bắp

52


2.33

Thành phần phản ứng khuếch đại gen GMO của bắp GA21

52

2.34

Chương trình cho phản ứng realtime PCR cho bắp GA21

52

3.1

54

3.2

Kết quả sàng lọc các biến đổi gen bằng promoter 35S và terminator
nos
Tổng hợp kết quả các mẫu dương tính với GMO

3.3

Tổng hợp các loại bắp biến đổi gen

56

3.4


Đậu nành biến đổi gen dòng GTS 40-3-2

59

3.5

Khoai tây biến đổi gen dòng EH 92 -527 -1

61

3.6

Gạo biến đổi gen dòng LLrice 601 và LLrice62

63

3.7

Hàm lượng bắp biến đổi gen

64

3.8

Hàm lượng đậu nành biến đổi gen dòng GTS 40-3-2

67

viii


54


DANH MỤC CÁC HÌNH
SỐ

TÊN HÌNH ẢNH

TRANG

1.1.

Cấu trúc cơ bản của gen chuyển vào thực vật

2

1.2.

Diện tích cây trồng biến đổi gen tồn cầu năm 2008

10

1.3

Hiện trạng thương mại hóa cây trồng biến đổi gen trên thế giới năm

11

2008

1.4

Cấu tạo của máy Realtime PCR ABI PRISM

19

1.5

Nguyên tắc hoạt động của TaqMan

19

1.6

Nguyên lý thu nhận tín hiệu của TaqMan và SyberGreen

20

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
SỐ

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

1

Phân bố số lượng mẫu phân tích

29


2

Số mẫu dương tính với GMO trên tổng số mẫu thử nghiệm

55

3

Tỷ lệ các loại mẫu dương tính trên tổng số mẫu dương tính

55

4

% các loại bắp biến đổi gen

58

5

% các loại đậu nành biến đổi gen

60

6

% các loại khoai tây biến đổi gen

62


7

Hàm lượng bắp biến đổi gen dòng Bt176

65

8

Hàm lượng bắp biến đổi gen dòng MON810

65

9

Hàm lượng bắp biến đổi gen dòng Bt11

66

10

Hàm lượng bắp biến đổi gen dòng GA21

66

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài

: Khảo sát sự có mặt của GMO trong nông sản nguyên liệu và
một số sản phẩm chế biến khác đang lưu hành trên thị trường TP. HCM
Chủ nhiệm đề tài

: Kỹ sư Trần Thị Mỹ Hiền

Cơ quan chủ trì

: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3

Thời gian thực hiện : từ 10/2008 - 10/2009
Kinh phí được duyệt : 250 000 000 VNĐ
Kinh phí đã cấp

: Theo thơng báo số 199/TB-KHCN ngày13 tháng 10 năm

2008 là 150.000.000 VNĐ
2. Mục tiêu: Khảo sát sự có mặt của GMO trong ngun liệu nơng sản (bắp, gạo,
đậu nành, khoai tây, cà chua…) và một số sản phẩm chế biến sản xuất tại Việt
Nam hoặc được nhập khẩu vào Việt Nam đang lưu hành trên thị trường TPHCM
nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý các số liệu khoa học về các loại GMO và
hàm lượng GMO có trong ngun liệu nơng sản và trong một số sản phẩm chế
biến từ chúng thông qua việc:


Xác định sự có mặt của sản phẩm phẩm biến đổi gen trên thị trường Tp. Hồ
Chí Minh bằng phương pháp sàng lọc




Xác định các dòng biến đổi gen bằng các phương pháp chuyên biệt



Định lượng hàm lượng biến đổi gen có trong mẫu bằng kỹ thuật Real time
PCR

3. Nội dung: Khảo sát sự có mặt của GMO trong nguyên liệu nông sản và các sản
phẩm chế biến được thực hiện qua các bước sau:


Lựa chọn và lấy mẫu nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến có
nguồn gốc từ một số cây trồng biến đổi gen như bắp, đậu nành, khoai tây,
cà chua, gạo… trên thị trường TP HCM



Phân tích mẫu thử
+ Tìm hiểu về thành phần các loại GMO có trong nơng sản ngun liệu và
các sản phẩm khác
+ Xác định loại GMO có trong sản phẩm
+ Định lượng % loại GMO có trong sản phẩm
x




Tổng hợp kết quả và phân tích, đánh giá tình hình lưu hành các sản phẩm
GMO trên thị trường TP.HCM




Đề xuất một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật phân tích và quản lý

4. Sản phẩm của đề tài
STT

Tên sản phẩm

1

Báo cáo tổng kết bao gồm báo cáo tòan
văn và báo cáo tóm tắt

2

Danh mục các ngun liệu nơng sản và
sản phẩm có GMO trên thị trường Tp.
HCM

3

Danh mục các lọai GMO và hàm lượng
GMO có trong nguyên liệu và sản phẩm
chế biến

xi

Ghi chú



TĨM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Quản lý an tồn sinh học là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình nghiên
cứu và phát triển công nghệ sinh học. Việc quản lý tốt sẽ góp phần thúc đẩy cơng
nghệ sinh học hiện đại phát triển đồng thời giúp ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra,
đảm bảo an tồn sức khỏe cho con người, mơi trường sống và duy trì được tính đa
dạng sinh học phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chúng tôi tiến hành lấy 323
mẫu nguyên liệu, sản phẩm sơ chế, chế biến có nguồn gốc từ bắp, đậu nành, khoai
tây, gạo, đậu hà lan…. để khảo sát sự tồn tại của thực phẩm biến đổi gen tại 17 chợ,
siêu thị thuộc Thành phố Hồ Chí Minh cũng như xác định loại và hàm lượng gen biến
đổi có trong các sản phẩm này.
Đầu tiên, tất cả mẫu được tách chiết DNA bằng phương pháp CTAB và/ hoặc
bằng cách sử dụng Kit tách chiết. Kết quả các mẫu đã được tách chiết đều đạt yêu cầu
về nồng độ DNA và độ nguyện vẹn.
Sau đó, kết quả sàng lọc cho thấy có 111 mẫu (chiếm 34,37 %) dương tính
với promoter 35S hoặc terminator nos, trong đó có 45 mẫu bắp (chiếm 40,54 %), 29
mẫu đậu nành (chiếm 26,13 %), 11 mẫu gạo (chiếm 9,91 %), 15 mẫu khoai tây
(chiếm 13,51 %), 10 mẫu cà chua (chiếm 9,01 %), …
Tiếp theo, bằng phương pháp chuyên biệt cấu trúc hoặc chuyên biệt sự kiện,
với các dòng biến đổi gen chuẩn Bt11, Bt176, MON810, GA21, GTS 40-3-2, EH92 527 -1, chúng tôi đã tiến hành xác định các lọai biến đổi gen và đã phát hiện có 14
mẫu bắp biến đổi gen MON810 (chiếm 60,86 %), 10 mẫu bắp biến đổi gen Bt176
(chiếm 43,49 %), 6 mẫu bắp biến đổi gen GA21 (chiếm 26,09 %), 3 mẫu bắp biến đổi
gen Bt11 (chiếm 13,04 %), 12 mẫu đậu nành biến đổi gen dòng GTS 40-3-2 và 07
mẫu khoai tây biến đổi gen dòng EH92 -527 -1
Cuối cùng, bằng phương pháp Real-time PCR, chúng tơi nhận thấy đối với bắp
có 4 mẫu có hàm lượng bắp biến đổi gen rất cao (trên 20 %), 07 mẫu bắp với hàm
lượng GMO tính trên từng dòng bắp biến đổi gen nằm trong khoảng từ (5-20)%, 9
mẫu bắp có hàm lượng GMO tính trên từng dịng bắp biến đổi gen từ (3-5) %, 3 mẫu
có hàm lượng GMO từ (1-3) % và 10 mẫu với hàm lượng GMO tính trên từng dịng

bắp biến đổi gen nhỏ hơn 1%. Hơn nữa, kết quả qua định lượng bằng kỹ thuật
Realtime PCR cho thấy có12 mẫu đậu nành biến đổi gen dòng GTS 40 -3 - 2 với hàm
lượng GMO tương đối cao trên 30 %.
Với kết quả trên cho thấy các loại thực phẩm biến đổi gen trên đang lưu hành
tại 17 chợ và siêu thị thuộc Tp. HCM đều không được dán nhãn theo quy định
212/2005/QĐ – TTg
i


SUMMARY OF RESEARCH CONTENT
Biosafety management is considered as an important mission of research
and development in biotechnology. Appropriate management will enhance the
development of modern biotech as well as prevention of risks. Thus, health and
safety of the community and environment will be assured and biodiversity could be
maintained in order to support the sustained development of the country.
By using sampling methods, we collected 323 samples which included seed,
raw material, processed food from corn, soya bean, potatoe, rice, green pea, etc.
to investigate the presence of GM food, identify specific modified genes and to
quantify the percentage of GMO in the products. These above samples were
collected from 17 markets and supermarkets in Ho Chi Minh City.
At first, DNA extraction were performed by using CTAB method or Nucleospin
test kits. The extracted DNA from all samples has the appropriate quality (DNA
concentration and degree of degradation…) for PCR reaction

Secondly, by using screening method, the result has showed that 111,
equivalent to 34,37 % of the samples contained promoter 35S or terminator nos,
in which there are 45 samples from corn, equivalent to 40,54 %; 29 samples from
soya bean, equivalent to 26,13%; 11 samples from rice, equivalent to 9,91%; 15
samples from potatoe, equivalent to 13,51%; 10 samples from tomatoe, equivalent
to 9,01%, etc.

After that, by using specific method, four events from GM corn such as
Bt11, Bt176, MON 810, GA21 have been detected. There were 14 samples
contained GM MON810 maize equivalent to 60,86 %, 10 samples contained GM
Bt176 maize equivalent to 43,49 %, 6 samples contained GM GA21 maize
equivalent to 26,09 % and 3 samples contained GM Bt11 maize equivalent to
13,04 %. The result has also showed that 12 soya samples line GM GTS 40-3-2
and 07 samples contained potato GM event EH92 -527 -1.
Finally, by using Real-time PCR method, the result has showed that there are
04 samples from corn with high GMO content (more than 20 %), 07 samples from
corn with GMO content between (5-20) %, 09 samples from corn with GMO content
between (3-5) %, 03 samples from corn with GMO content between (1-3) % and 10
samples from corn with GMO content less than 1%. Beside, there are 12 samples
from soya line GTS 40 -3 - 2 with GMO content more than 30 %.
In conclusion, all of the above products which have been detected in 17
markets and super market of Ho Chi Minh City, are not labeled according to the
regulation 212/2005/QĐ – TTg.
ii


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Những vấn đề về cây trồng biến đổi gen
1.1.1. Khái niệm về sinh vật biến đổi gen (GMOs – Genetically
Modified Organisms)
Có thể nói, tất cả cây trồng hiện nay đều là “biến đổi gen”. Chúng bị
biến đổi từ các dạng hoang dại ban đầu thông qua q trình thuần hóa, chọn lọc
và kiểm sốt sinh sản để có thể sản xuất nhiều hơn, kháng bệnh hoặc cải thiện
đặc tính của chúng so với các dịng tổ tiên trước đó. Những thay đổi này diễn ra
từ khi con người bắt đầu khai thác và thuần hóa các loài cây trồng, liên quan
đến sự trao đổi gen qua thời gian giữa các loài thân thuộc.
Tuy nhiên, các quy trình lai tạo và chọn lọc truyền thống có rất nhiều

hạn chế. Một trong những bất lợi chính là cây giống khơng chỉ mang gen quy
định tính trạng mong muốn mà cịn chứa cả những gen khơng mong muốn khác
do sự kết hợp toàn bộ genome của cây bố mẹ. Vì thế, sự chọn lọc và tuyển
chọn những loại cây trồng ổn định về mặt di truyền mất rất nhiều thời gian và
cơng sức.
Gần đây, những trở ngại này có thể khắc phục được nhờ ứng dụng kỹ
thuật DNA tái tổ hợp. Kỹ thuật này cho phép tạo ra cả những lồi khơng thể lai
tạo hoặc bất thụ trong tự nhiên. Trong những trường hợp đặc biệt, một số kỹ
thuật đã được ứng dụng như cứu phôi, nuôi cấy phôi in vitro/in vivo, ni cấy
bầu nhụy hoặc nỗn, thụ phấn và thụ tinh in vitro… Thêm vào đó, kỹ thuật gây
đột biến (như chiếu xạ hạt) cũng góp phần tạo ra hàng loạt giống mới mang
những đặc tính ưu việt.
Do đó, khái niệm “sinh vật biến đổi gen” (GMOs – Genetically
Modified Organisms) ra đời nhằm chỉ những sinh vật mà vật liệu di truyền của
chúng được biến đổi bằng những cách thức không thể xảy ra dưới những điều
kiện lai tạo hoặc kết hợp trong tự nhiên. Bản thân “sinh vật biến đổi gen”
(GMOs) phải là một “vật sống” (biological unit) tức có khả năng tự nhân lên
hoặc truyền vật liệu di truyền cho thế hệ sau.
Theo GS. TS. Phạm Thị Anh Thư, “Sinh vật chuyển gen là những sinh
vật mà bộ gen được biến đổi một cách nhân tạo bằng cách gắn thêm một hay
nhiều gen, hoặc bằng phương pháp biến đổi sự biểu hiện của một hay nhiều
gen” [9]

Trang 1


Đối với cây trồng, khái niệm này dùng để chỉ những loài thực vật mà
một hay nhiều gen từ những loài khác được đưa vào một cách bền vững trong
genome cây chủ nhờ kỹ thuật di truyền. Trong những trường hợp này, những
gen đưa vào phải được biểu hiện để sản xuất một sản phẩm của gen (protein).

1.1.2. Quá trình tạo cây trồng biến đổi gen.
1.1.2.1. Cấu trúc cơ bản của gen chuyển vào thực vật
Để đảm bảo gen mục tiêu có thể được biểu hiện một cách hiệu quả và
cho ra sản phẩm (protein) mong muốn, hệ thống DNA chuyển vào tế bào cây
chủ phải bao gồm các thành phần sau:

Hình 1.1: Cấu trúc cơ bản của gen chuyển vào thực vật
a. Trình tự Promoter
Promoter là trình tự nucleotide cần thiết để RNA polymerase nhận diện,
bám vào và bắt đầu phiên mã [12]. Để có một hệ thống biểu hiện một cách hiệu
quả đòi hỏi tồn tại một promoter mạnh nằm ở thượng lưu của gen cần biểu
hiện. Một promoter mạnh là một promoter có ái lực cao và ổn định đối với
RNA polymerase giúp cho quá trình phiên mã đạt mức độ cao [1], [25]. Hiện
nay có rất nhiều promoter được sử dụng trong các hệ thống biểu hiện ở thực vật
như promoter 35S thu nhận từ Cauliflower mosaic virus (biểu hiện gen ở cây
hai lá mầm), promoter Ubiquitin ở ngô (biểu hiện gen ở cây một lá mầm),
promoter α-amylase (biểu hiện gen chuyên biệt ở hạt ngũ cốc), promoter
Patatin (biểu hiện chuyên biệt ở khoai tây), promoter Rubisco (biểu hiện
chuyên biệt ở các mô tươi)… Trong số đó, promoter 35S thường được sử dụng
nhất mặc dù mức độ biểu hiện của nó thường thấp hơn so với mong đợi. Để
khắc phục điều này, các nhà khoa học có thể thêm vào một vài yếu tố đóng vai
trị như các trình tự enhancer [1], [2], [25], [29].
b. Trình tự Terminator
Là trình tự nucleotide đóng vai trị tín hiệu kết thúc phiên mã. Tại vị trí
này, mối liên kết giữa 3 yếu tố - sợi DNA khuôn, sợi mRNA và RNA
polymerase - trở nên kém bền vững. Do đó RNA polymerase được giải phóng
và ngừng q trình phiên mã [12].
Một số terminator được sử dụng hiện nay như terminator Pin II (potato
proteinase inhibitor II), T-35S (terminator CaMV), terminator ORF25polyA
Trang 2



(Agrobacterium tumefaciens pTi15955), terminator OCSt (the octopine
synthase gen), T-nos (Agrobacterium tumefaciens nopaline synthase
terminator)… Trong đó, T-nos được sử dụng phổ biến trong chuyển gen vào
thực vật [2].
Tại hội thảo “giới thiệu về sinh vật chuyển gen” do Hội các phòng thí
nghiệm (VINATEST) tổ chức ngày 5/05/2005, GS. TS Phạm Thị Anh Thư cho
biết 95% cây chuyển gen ở Châu Âu mang promoter 35S (p35S) và/hoặc
terminator nos (T-nos). Để kiểm soát trình tự gen được chuyển trong cây trồng
chuyển gen, khi mẫu phân tích có một trong hai trình tự này thì mẫu đó 95% là
có chuyển gen, ngược lại khi kết quả mẫu phân tích khơng có cả hai trình tự
này thì ta cũng có thể kết luận 95 % mẫu khơng có chuyển gen [9], [11].
c. Marker chọn lọc
Những tế bào đã được chuyển nạp phải được phân biệt bằng mắt thường
trên đĩa petri. Các vector dùng trong chuyển nạp gen thường chứa các reporter
và các marker - cho phép xác định những tế bào đã được chuyển nạp trên cơ sở
tăng trưởng của chúng trong môi trường chọn lọc (selective media). Marker có
tính chọn lọc, thơng dụng nhất là tính kháng kháng sinh và tính kháng thuốc diệt
cỏ.
Ở cây hai lá mầm, người ta hay dùng tính kháng kanamycin và gen nptII
của vi khuẩn, mang mã di truyền của neomycin phosphotransferase II. Ngồi ra,
người ta cịn sử dụng hph (kháng hygromycin), G418 (kháng genticin)…
Việc chuyển nạp gen kháng thuộc diệt cỏ như gen bar vào cây trồng vừa
là mục tiêu cải tiến giống, vừa được sử dụng như một marker chọn lọc.
Gần đây, gen “phosphomannose isomerase” (gen pmi) đã được sử dụng
làm marker chọn lọc trên cơ sở phản ứng huỳnh quang trong mơi trường có
đường mannose, mở ra một triển vọng lớn về an toàn sinh học [1].
d. Gen mục tiêu
Cho đến nay, có khá nhiều các đặc tính di truyền đã được đưa vào cây

trồng bởi một gen hay một cụm gen như hoạt tính diệt sâu, tính kháng virus,
tính kháng cơn trùng, tính kháng nấm và vi khuẩn gây bệnh, tính kháng thuốc
diệt cỏ, trì hỗn sự lão hóa, tăng tính chống chịu với các stress môi trường, biến
đổi màu sắc hoa, cải thiện chất lượng dinh dưỡng của hạt, tính tự kỵ ở thực
vật… Bên cạnh đó, người ta cũng đưa vào cây trồng các gen sinh tổng hợp các
hợp chất polymer, các sắc tố, vaccine… biến cây trồng thành những bioreactor
để sản xuất các hợp chất hữu ích cho cơng nghiệp vật liệu và dược liệu [24].
Trang 3


Trong số đó, gen kháng thuốc diệt cỏ glufosinate và gen kháng côn
trùng là những gen thường gặp nhất trong đa số các cây trồng biến đổi gen trên
đồng ruộng.
Gen kháng thuốc diệt cỏ glufosinate
Kháng thuốc diệt cỏ là một đặc tính phổ biến của cây trồng chuyển gen
(chiếm 71% của 90 triệu ha cây trồng biến đổi gen trong năm 2005) với các
tính kháng thuốc diệt cỏ khác nhau như Roundup Ready® (glyphosate), Liberty
Link® (glufosinate), Clearfield® (imidazolinone) và Navigator® (bromoxynil)
[2].
Nguyên tắc tính kháng thể hiện ở 2 chỗ hoặc có thể biến đổi enzyme
đích của thuốc diệt cỏ làm cho thuốc diệt cỏ khơng gắn được vào enzyme đích
hoặc tạo ra enzyme biến đổi thuốc diệt cỏ từ dạng hoạt động sang dạng bất hoạt
[2].
Gen kháng thuốc diệt cỏ glufosinate ammonium (gen bar), được thu
nhận từ vi khuẩn đất Streptomyces hygroscopicus, mã hóa cho phosphinotricin
acetyltransferase (PAT) dưới sự điều khiển của promoter CaMV 35S.
Đồng phân L-phosphinotricin (L-PPT) là thành phần có hoạt tính của
thuốc diệt cỏ glufosinate ammonium được phát triển bởi Hoechst và được đặt
tên là BASTA. Đồng phân này là một dạng cấu trúc tương tự như glutamate, cơ
chất của glutamine-synthetase, sẽ cản trở quá trình sinh tổng hợp glutamine dẫn

đến tích lũy một lượng gây chết ammonia trong cơ thể thực vật. PAT xúc tác sự
acetyl hóa phosphinotricin, vì thế hạn chế hoạt tính của thuốc.
Gen kháng côn trùng [1]
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis sản xuất ra những protein dạng tinh thể
gọi là protein Bt hay δ-endotoxin. Protein Bt hoạt động nhờ hiện tượng đột phá
tế bào côn trùng gây hại cây trồng. Các Bt toxin rất chuyên tính, thí dụ như
CryI chỉ gây độc đối với côn trùng thuộc Lepidoptera, không gây độc đối với
côn trùng hoặc động vật khác như lớp chim hay thú có vú. Bt toxin là những
protein được mã hóa bởi các gen. Mỗi gen mã hóa một Bt toxin, cho nên khi
chuyển nạp gen vào cây, cây có thể sản xuất ra toxin này. Gen Bt được phân
lập từ tế bào Bt, rồi cải biên một ít trước khi sử dụng cho cây trồng.
Cây chuyển nạp gen Bt có ưu điểm hơn các chế phẩm sinh học Bt, bởi
vì nó khắc phục được các nhược điểm như thuốc không ổn định, không xâm
nhập sâu vào mô cây, không lưu dẫn để tiếp xúc với côn trùng trong tất cả các
bộ phận cơ quan của cây, mức chuyên tính quá hẹp. Trong khi đó, cây chuyển
Trang 4


nạp gen Bt có khả năng thể hiện protein dạng tinh thể. Toxin này lại liên tục
được sản xuất, chống lại sự phân giải, có mặt ở các mơ cần thiết…
Cho đến nay, đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu về chuyển nạp gen Bt
đã được phát triển ra sản xuất trên diện rộng:
- Khoai tây: năm 1995, khoai tây có gen Bt do cơng ty Monsanto
phóng thích đã trở thành cây chuyển nạp gen Bt đầu tiên được thương mại hóa,
với gen thể hiện là cryIII, để kiểm soát bọ cánh cứng Colorado. Giống khoai
tây này được phát triển mạnh tại Canada, Nhật, Mexico và Georgia.
- Bông vải: năm 1996, bông vải chuyển nạp gen Bt do công ty
Monsanto phóng thích, để kiểm sốt sâu đục chồi, sâu hồng, sâu đục quả, với
gen cryIAc. Các quốc gia chấp nhận phát triển giống bông vải này là Australia,
Trung Quốc, Mexico, Nam Phi, Hoa Kỳ.

- Bắp: nhiều công ty đã phát triển cây bắp chuyển gen Bt và thương
mại hóa từ năm 1996 như Novartis, Basel, Switzerland, Mycogen, Monsanto,
DEKALB Gentics. Hầu hết các giống đều được chuyển nạp gen CryIAb để
kiểm sốt các lồi sâu thuộc Lepidoptera trên cây bắp. Các quốc gia chấp nhận
phát triển giống bắp này là Argentina, Canada, Hoa Kỳ, Nhật và một vài nước
trong cộng đồng Châu Âu.
1.1.2.2. Các phương pháp chuyển gen vào thực vật
a. Phương pháp trực tiếp
Có nhiều phương pháp chuyển gen trực tiếp vào thực vật như sử dụng
điện biến nạp, vi tiêm, bắn gen, dùng silicon carbide…
Siêu âm: Sau khi tách, protoplast được xử lý nhẹ bằng siêu âm có sự
hiện diện của DNA ngoại lai. Sóng siêu âm giúp DNA ngoại lai vào tế
bào và sau đó được biểu hiện [2], [11].
Dùng tinh thể silicon carbide: trộn chung các DNA ngoại lai với tế bào
trong sự hiện diện của các sợi silicon carbide. Sau đó, khi lắc dung dịch,
các sợi mảnh của silicon carbide tương tự như những cây kim làm
thủng vách tế bào để DNA ngoại lai xâm nhập vào trong [2], [8], [11].
Điện di: Mô thực vật (thường là đỉnh sinh trưởng) được đặt giữa hai cực
của một hệ điện di. DNA được hoà sẵn trong agarose, di chuyển theo
điện trường xâm nhập vào mô thực vật (qua vách và màng tế bào), tiếp
cận với bộ máy di truyền của tế bào, nhờ vậy DNA ngoại lai được
chuyển và biểu hiện.

Trang 5


Bắn gen: là sử dụng tốc độ cao của vi đạn mang RNA hay DNA
(microprojectile) xuyên vào trong tế bào. Các vi đạn là những hạt
stungsten (đường kính xấp xỉ 0.4-1.2 micromet) hay vàng tẩm DNA [1],
[2], [8], [11], [24]

Dùng tế bào vi khuẩn làm vi đạn để chuyển gen trực tiếp vào tế bào
thực vật bằng phương pháp bắn gen: Tế bào vi khuẩn E.Coli và
Agrobacteria tumefaciens có thể được sử dụng thay cho vi đạn trong kỹ
thuật bắn gen để thực hiện chuyển gen vào tế bào. Trước khi sử dụng,
dùng phenol để giết vi khuẩn. Hiệu suất chuyển gen tăng nếu trộn lẫn tế
bào vi khuẩn với vi đạn tungsten hoặc vàng [2], [11].
Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn (pollen tube pathways) ở cây lúa:
DNA theo đường ống phấn chui vào bầu nhụy cái và tạo nên sự chuyển
gen ngay sau khi hạt phấn mọc qua vòi nhị và sự thụ tinh xảy ra. Về
nguyên tắc, phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loài thực vật
[2], [11].
Vi Tiêm: Sử dụng micropipette để tiêm dung dịch DNA lạ vào tế bào
trần dưới áp lực cao (Neuhaus và ctv.1987, De la Pẽna và ctv.1987) Có
thể thực hiện dễ dàng đối với tế bào trần cố định trên alginate. Hiệu quả
có thể đạt 20% đối với tế bào cây thuốc lá [1], [8]
Biến nạp sử dụng PEG (Polyethylene Glycol): Biện pháp này đã thành
công ở một số nhóm gen. PEG là một hoạt chất kích thích sự dung hợp
tế bào trần. Trong phương pháp này, gen lạ được chuyển nạp vào tế bào
trần dưới dạng plasmid DNA. Phương pháp này cho kết quả phục hồi
tốt các cây tái sinh ở thuốc lá (Uchimiya và ctv.1989) [1].
Điện biến nạp (electroporation): Kỹ thuật này dùng một điện trường
cực mạnh trong thời gian cực ngắn tác động lên một diện tích nhỏ của
tế bào để làm tăng khả năng xâm nhập của DNA ngoại lai. Hiện nay kỹ
thuật này được áp đụng để chuyển gen cho các tế bào cịn ngun vẹn
thành cellulose như phơi non của bắp, lúa, lúa mì… [1].
b. Phương pháp gián tiếp
Chuyển gen gián tiếp là kỹ thuật chuyển gen (tải nạp) nhờ các nhân tố
trung gian là vi khuẩn như Agrobacterium hoặc virus và phage.
Chuyển gen nhờ vi khuẩn Agrobacterium: Là phương pháp sử dụng vi
khuẩn gây bệnh khối u ở thực vật. Vi khuẩn Agrobacterium chứa một

plasmid lớn tạo nên khối u ở thực vật gọi là plasmid Ti. Khi cây bị
Trang 6


nhiễm Agrobacterium qua vết xước thì vi khuẩn truyền một đoạn DNA
của plasmid Ti có mang các gen sản sinh auxin, opin… cho cây, làm cây
hình thành khối u. Trong chuyển nạp gen vào thực vật, plasmid Ti đã
được biến đổi, bằng cách loại bỏ gen gây khối u và thay vào đó là gen
mục tiêu cần chuyển vào cây trồng. Hai loài Agrobacterium được sử
dụng để chuyển gen phổ biến nhất hiện nay là Agrobacterium
tumefaciens (với plasmid Ti) và Agrobacterium zhizogens (với plasmid
Ri). Đây là phương pháp thông dụng và dễ thực hiện ở thực vật [6], [8],
[11].
Chuyển gen nhờ virus và phage: Là phương pháp sử dụng các virus
(SV40, BPV…) hoặc các phage (phage λ, phage M13…) để chuyển gen
vào vi khuẩn hoặc vào tế bào thực vật [6].
1.1.2.3. Thành tựu chuyển nạp gen vào cây trồng
Từ năm 1994, sau khi giống cà chua chín chậm chuyển gen được phép
bán rộng rãi trên thị trường Mỹ, kỹ thuật chuyển nạp gen vào cây trồng đã đạt
được nhiều thành tựu trên mọi loại cây trồng, từ cấp độ nghiên cứu trong phịng
thí nghiệm cho đến sản xuất rộng rãi và đưa ra trồng trên đồng ruộng.
Bảng 1.1. Một số tính trạng của cây chuyển gen
Cây trồng

Tính trạng do chuyển gen

Cải dầu

Chống chịu chất diệt cỏ


Cải dầu

Hàm lượng laurate cao

Cải dầu

Hàm lượng oleic acid cao

Bắp

Chống chịu chất diệt cỏ

Bắp

Kháng côn trùng

Bông vải

Chống chịu chất diệt cỏ

Bông vải

Kháng côn trùng

Đu đủ

Kháng virus

Khoai tây


Kháng côn trùng

Khoai tây

Kháng virus

Đậu tương

Chống chịu chất diệt cỏ

Trang 7


Đậu tương

Hàm lượng oleic acid cao



Kháng virus

Cà chua

Chín chậm

Ban đầu, các tính trạng do chuyển gen tập trung chủ yếu vào các đặc
tính phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp như các tính trạng kháng thuốc diệt cỏ,
kháng sâu bệnh, virus… Sau này, người ta bắt đầu chú trọng hơn đến các đặc
tính chất lượng như cải thiện hàm lượng tinh bột của hạt, thành phần acid béo,
hàm lượng các amino acid…

Tính kháng thuốc diệt cỏ: các gen được chuyển là CP4 EPSPS (kháng
glyphosate), gen bar hoặc pat (kháng glufosinate ammonium) được chuyển
vào các loại cây như bắp, đậu nành, bơng vải và cải dầu… [2], [6].
Tính kháng cơn trùng: gen kháng sâu đục quả, đục thân đã được chuyển
vào nhiều loại cây trồng như cà chua, khoai tây, bông, ngơ…. Gen được
chuyển là nhóm gen cry được ký hiệu từ cryI đến cryVI thu được từ vi
khuẩn Bacillus thuringiensis. Mỗi gen cry tạo ra một loại độc tố chuyên với
một nhóm cơn trùng nhất định [1], [6].
Tính kháng bệnh: người ta đã thành công trong việc tạo ra các cây kháng
virus bệnh khảm dưa chuột (CMV), khoai tây kháng virus X, đu đủ kháng
virus đốm vòng (PRSV)… Chuyển gen tổng hợp lyzozyme từ tế bào động
vật hay phage T4 vào các cây khoai tây, thuốc lá làm cho chúng kháng
được nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Chuyển gen Xa-21 kháng vi khuẩn
gây bệnh cháy bìa lá ở lúa.
Tính chống chịu với các yếu tố môi trường: tạo ra các loại cây có khả
năng kháng với các u tố mơi trường như cây trồng có khả năng chịu lạnh,
chịu hạn, chịu mặn,
Tính bất thụ đực: giúp sản xuất các giống lai có năng suất cao hơn
Vaccine thực vật: tạo ra các vaccine ăn được ở thực vật như tổng hợp các
chất có tính chất như dược phẩm,…
Các đặc tính chất lượng: như tăng hàm lượng Provitamin A (gạo vàng),
tăng khả năng tổng hợp tinh bột, thay đổi hàm lượng chất béo, cây có trái
chín chậm, giàu thành phần omega- 3 (đậu tương).

Trang 8


1.1.3. Lợi ích và tác hại của cây chuyển gen
1.1.3.1. Lợi ích
Đối với kinh tế: Những cây chuyển gen thế hệ thứ nhất đã làm giảm chi

phí sản xuất như tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận
nông nghiệp, cải thiện môi trường.
Đối với môi trường: Cây chuyển gen có lợi tiềm tàng đối với mơi trường.
Chúng giúp bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên, sinh cảnh và động thực vật bản
địa. Thêm vào đó, chúng góp phần giảm sói mịn đất, cải thiện chất lượng
nước, cải thiện rừng và nơi cư ngụ của động vật hoang dại. Thực vật với
khả năng tự bảo vệ chống lại cơn trùng và cỏ dại có thể giúp giảm liều
lượng và nồng độ của các thuốc trừ sâu sử dụng.
Khi sử dụng thực vật kháng thuốc diệt cỏ, không cày đất là một yếu tố
quan trọng trong việc bảo tồn đất đai.
Đối với sức khỏe con người: Cây chuyển gen có đặc điểm tăng giá trị dinh
dưỡng hoặc có những tính trạng thích hợp cho cơng nghiệp chế biến. Lợi
ích của những cây trồng này ngày càng hướng trực tiếp nhiều hơn vào
người tiêu dùng.
1.1.3.2. Tác hại
Mặc dù cây chuyển gen có rất nhiểu ưu điểm và lợi ích nhưng khi
chuyển qua thương mại hóa các cây chuyển gen thì một số các nhà khoa
học vẫn còn lo ngại về khả năng gây hại tiềm tàng.
Có những chất gây dị ứng hoặc làm giảm dinh dưỡng vào thực phẩm.
Khả năng phát tán những gen biến nạp trong cây trồng sang họ hàng hoang
dại.
Sâu bệnh có nguy cơ tăng cường tính kháng với các chất độc tiết ra từ cây
chuyển gen.
Nguy cơ những chất độc này tác động tới sinh vật khơng phải sinh vật cần
diệt.
Những câu hỏi cịn được các nhà khoa học đặt ra là cây chuyển gen có tồn
tại trong mơi trường lâu hơn bình thường hoặc xâm chiếm những nơi cư
ngụ mới không, khả năng gen phát tán ngoài ý muốn từ cây chuyển gen
sang loài khác, khả năng xảy ra lai chéo xa của gen được chuyển vào với
các cây cỏ họ hàng, cũng như khả năng tạo ra những loại cỏ mới.


Trang 9


Tháng 5 năm 1999, một báo cáo cho rằng hạt phấn từ cây ngơ Bt có
ảnh hưởng bất lợi đối với ấu trùng bướm Monarch đã gây ra những lo lắng
về nguy cơ tiềm tàng đối với bướm này và có thể đối với những sinh vật
khơng phải là sinh vật cần diệt khác.
Một lo ngại khác về thực vật Bt là sự phát triển tính kháng của cơn
trùng đối với Bt.
1.2. Tình hình phát triển cây chuyển gen trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình phát triển cây chuyển gen trên thế giới

Hình 1.2. Diện tích cây trồng biến đổi gen tòan cầu năm 2008

Trang 10


Hình 1.3 Hiện trạng thương mại hóa cây trồng biến đổi gen trên thế giới năm
2008
Tính trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2008, lần đầu tiên, tổng
diện tích luỹ kế trồng cây biến đổi gen vượt mức 2 tỷ mẫu (tương đương 800
triệu hecta). Chúng ta đã mất 10 năm để tổng diện tích luỹ kế đạt con số 1 tỷ
mẫu vào năm 2005, nhưng chỉ mất có 3 năm để diện tích luỹ kế tăng thêm 1 tỷ
mẫu, đạt con số 2 tỷ mẫu năm 2008.
Đặc biệt, trong số 25 nước trồng cây công nghệ sinh học, có 15 nước là
các nước đang phát triển so với 10 nước là các nước cơng nghiệp. Trong đó, 8
nước dẫn đầu trồng hơn 1 triệu ha, sắp xếp theo diện tích giảm dần là Hoa Kỳ
(62,5 triệu ha), Argentina (21 triệu ha), Braxin (15,8 triệu ha), Ấn Độ (7,6 triệu
ha), Canada (7,6 triệu ha), Trung Quốc (3,8 triệu ha), Paraguay (2,7 triệu ha) và

Nam Phi (1,8 triệu ha). Các nước đang phát triển đang dần nắm giữ vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của biến đổi gen, tiêu biểu là Ấn Độ, với tỉ lệ
tăng trưởng năm 2008 so với 2007 là 23, giành vị trí thứ 4 của Canada trong
năm 2008. 17 nước còn lại sắp xếp theo diện tích trồng cây biến đổi gen giảm
dần bao gồm Uruguay, Bolivia, Phillipin, Australia, Mexico, Tây Ban Nha,

Trang 11


Chilê, Colombia, Honduras, Burkina Faso, CH Séc, Rumani, Bồ Đào Nha,
Đức, Ba Lan, Slovakia và Ai Cập.
Sự phát triển mạnh mẽ của CNSH trong năm 2008 sẽ tạo nền tảng vững
chắc cho sự phát triển của cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu trong thời gian
tới. Chỉ từ năm 1996 đến 2008, diện tích trồng cây CNSH đã tăng gấp 74 lần,
trở thành công nghệ cây trồng được áp dụng nhanh nhất trong lịch sử gần đây.
Tỉ lệ này cho thấy các giống cây trồng CNSH đã phát triển tốt và mang lại
nhiều lợi ích về kinh tế, mơi trường, xã hội... cho mọi hộ nông dân ở cả các
nước phát triển và đang phát triển. Tỉ lệ ứng dụng cũng cho thấy người nông
dân ngày càng tin tưởng vào CNSH. Hàng triệu người ở hơn 25 quốc gia trên
thế giới đã trồng cây biến đổi gen trong nhiều năm liên tục, sau khi được chứng
kiến và học hỏi kinh nghiệm từ những giống cây trồng tiên tiến này trên chính
những thửa ruộng của họ hay từ những thửa ruộng lân cận. Tỉ lệ tái canh tác
cây CNSH rất cao, đạt gần 100% .Điều này cho thấy người nông dân rất hài
lịng với cây trồng CNSH - cơng nghệ giúp họ quản lý cây trồng hiệu quả hơn,
giảm chi phí sản xuất, cho năng suất và lợi nhuận cao, bảo vệ sức khỏe và môi
trường, làm giảm số lượng thuốc trừ sâu truyền thống, góp phần xây dựng nền
nơng nghiệp bền vững trên thế giới. Tốc độ phát triển nhanh của cây trồng
CNSH cho thấy công nghệ này mang lại nhiều lợi ích ổn định, lâu dài cho
người nơng dân, ở cả các nước phát triển và đang phát triển [3].
Tuy nhiên trên thị trường Châu Âu chỉ có 27 dòng biến đổi gen được

phép lưu hành, cụ thể có 12 dịng bắp biến đổi gen (Bt11, DAS1507, GA21,
MON810, MON863, MON863 x NK603, MON863 x MON 810, NK603,
NK603 x MON810, T25, DAS1507 x NK603 và DAS59122); 3 dòng đậu nành
biến đổi gen (MON40-3-2, A2704 -12 và MON89788); 3 dòng cây cải dầu biến
đổi gen ( GT73, MS8, RF3, MS8 x RF3 và T45); 6 dịng bơng vải biến đổi gen
(MON1445, MON15985, MON15985 x MON1445, MON531, MON 531 x
MON 1445 và LL Cotton 25) và một dòng củ cải đường biến đổi gen H7-1
Bên cạnh đó, hiện nay có khỏang 5 thực vật biến đổi gen nằm trong
danh sách các dòng biến đổi gen bị thu hồi khỏi thị trường là Bắp Bt176, bắp
GA21 x MON 810, cải dầu MS1, RF1, MS1 x RF1, MS1, RF2, MS1 X RF2 và
TOPAS19/2

Trang 12


×