Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

khảo sát, chọn lọc,nuôi trồng và thăm dò nhân giống một số loài thực vật thuỷ sinh bản địa và nhập nội phục vụ chương trình hoa kiểng tp. hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 146 trang )


1
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH






BÁO CÁO NGHIỆM THU

ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT, CHỌN LỌC, NUÔI TRỒNG VÀ THĂM DÒ NHÂN GIỐNG
MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THỦY SINH BẢN ĐỊA VÀ NHẬP NỘI ĐỂ
PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH HOA KIỂNG – CÁ CẢNH
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



2


CHỦ NGIỆM: Th.S NGUYỄN VĂN PHONG







TP.HCM – THÁNG 6/ 2009

3
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN THAM GIA VÀ CỘNG TÁC VIÊN

CƠ QUAN THAM GIA
- Trạm Thực nghiệm Nông nghiệp Nhị Xuân – Hóc Môn Tp. HCM
- Khoa Thủy sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM

CỘNG TÁC VIÊN
KS Bùi Nhã Trúc, Trạm Khuyến nông Bình Chánh T.P Hồ Chí Minh
KS Nguyễn Quang Ngọc, Trạm Thực nghiệm Nông nghiệp Nhị Xuân – Hóc Môn
KS Lê Ngọc Lê, Phòng Thủy sản. Trung tâm Khuyến nông Tp. HCM
SV Nguyễn Thị Nga, Bộ môn Cảnh Quang. Trường ĐHNL Tp. HCM
SV Nguyễn Hòang Huy, Khoa Thủy sản. Trường ĐHNL Tp. HCM
SV Nguyễn Thanh Phú, Khoa Thủy sản. Trường ĐHNL Tp. HCM
HV Ngô Xuân Quang, S
ở Nông nghiệp và TPNT Tp. HCM
NN Nguyễn Hữu Hiệp, Cơ sở Thủy Sinh Nguyễn Hiệp, Bình Thạnh, Tp. HCM
NN Nguyễn Tuấn Anh, Cơ sở Thủy Sinh Tuấn Anh, Gò Vấp, Tp. HCM

4
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
T P. HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO NGHIỆM THU

ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT, CHỌN LỌC, NUÔI TRỒNG VÀ THĂM DÒ NHÂN GIỐNG

MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THỦY SINH BẢN ĐỊA VÀ NHẬP NỘI ĐỂ
PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH HOA KIỂNG – CÁ CẢNH
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



CHỦ NGIỆM: Th.S NGUYỄN VĂN PHONG

CƠ QUAN CHỦ TRÌ: TRUNG TAM KHUYẾN NÔNG TP.HCM
CƠ QUAN CỦ QUẢN: SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
TP.HCM – THÁNG 6/ 2009

5
Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây xanh, không chỉ giúp cho môi trường sống trở nên trong lành, tươi mát mà còn
góp phần tô điểm cho không gian trở nên rực rỡ và thân thiện với con người. Ngày nay,
ngòai việc dùng những chậu bonsai để trang trí, tô điểm cho không gian cuộc sống trở
nên thú vị, thì việc trồng cây kiểng thủy sinh trong hồ kiếng để trang trí nhà cửa lại trở
nên thời thượng. Thật vậy, với một bể thủy sinh có thể giúp mọi ng
ười cảm nhận đủ
thiên nhiên trong ngôi nhà của mình. Với nguyên liệu chính là cây thủy sinh, đá và
thiết bị chiếu sáng, người chơi có thể tạo nên một bức tranh phong cảnh ba chiều. Bức
tranh càng trở nên đẹp nếu biết kết hợp các yếu tố kỹ thuật, cây trồng, mỹ thuật và cảnh
quan. Hơn nữa, sử dụng hồ thủy sinh không tốn nhiều diện tích mà ngũ hành luôn cân
bằng hiện diện trong ngôi nhà, mang l
ại cảm giác ấm cúng và an lành: với hành kim là
bể kính, hành mộc là cây cỏ, hành thủy là dòng nước mát lạnh, hành hỏa của đèn và

hành thổ của chất nền.
Hiện nay, tại các thành phố lớn, việc chơi hồ kiểng thủy sinh sôi động và trở thành
thời thượng. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng và đặc điểm nông học của loài thủy sinh chưa
được nghiên cứu, gây khó khăn cho công tác nuôi trồng, quản lý loài, cũng như việc
thi
ết kế hồ thủy sinh đúng khoa học, đúng sinh lý thực vật theo đặc điểm sinh trưởng
phát triển của từng loài cây trồng. Vì vậy đề tài:

“KHẢO SÁT, CHỌN LỌC, NUÔI TRỒNG VÀ NHÂN GIỐNG MỘT SỐ LOÀI
THỰC VẬT THỦY SINH BẢN ĐỊA VÀ NHẬP NỘI ĐỂ PHỤC VỤ CHƯƠNG

6
TRÌNH HOA KIỂNG – CÁ CẢNH CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” được thực
hiện bởi Th. S Nguyễn Văn Phong.
1.2 MỤC TIÊU
- Khảo sát, chọn lọc, định danh thực vật một số loài thuộc nhóm thực vật thủy sinh
dùng làm kiểng để phục vụ cho việc trồng cây trang trí hồ cá cảnh, hồ thủy tinh.
- Nghiên cứu nuôi trồng và thăm dò biện pháp nhân loài một số loài cây kiểng thủy
sinh để phát triển trên diện rộng phụ
c vụ cho chương trình cây kiểng – cá cảnh của Tp.
HCM.
1.3 YÊU CẦU
- Thí nghiệm trên một số loài kiểng thủy sinh bản địa và nhập nội có trên thị trường tại
Tp. Hồ Chí Minh dùng để trồng trong hồ kính.
- Đánh giá ảnh hưởng của lọai giá thể, cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng, hàm
lượng CO
2
, hàm lượng đạm hòa tan đến sự sinh trưởng và phát triển của một số loài
kiểng thủy sinh nuôi trồng trong hồ kiếng ở điều kiện tự nhiên của Tp. HCM.
- Trên cơ sở đó, xây dựng kỹ thuật trồng, chăm sóc và nhân loài một số loài kiểng thủy

sinh có giá trị.
1.4 GIỚI HẠN
- Loài cây: Thực tế cây thủy sinh trên thị trường của Tp. HCM đa dạng về chủng lọai.
Đề tài này chỉ
tập trung vào nhóm thực vật có hoa, ngành hạt kín, lớp 1 và 2 lá mầm,
cây ngập chìm trong nước để phục vụ việc trồng cây trong hồ kính.
- Không gian: Địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
- Thời gian: 20 tháng (từ 9/ 2007 – 5/ 2009)



7

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TP. HỒ CHÍ MINH
2.1.1 Vị trí địa lý: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10
0
10’ –
10
0
38

vĩ độ Bắc và 106
0
22’ – 106
0
54


kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
- Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
- Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
- Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
2.1.2 Địa hình: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông
Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc
xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Chia thành 3 tiểu vùng địa hình:
+ Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông B
ắc và một phần Tây Bắc (thuộc phía Bắc huyện
Củ Chi, Đông Bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao
trung bình 10 - 25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao, cao nhất tới 32 m, như đồi
Long Bình (Quận 9).
+ Vùng thấp trũng ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các Quận 7,
8, 9 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên
dưới 1 m và cao nhất 2 m, thấp nhất 0,5 m.
+ Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồ
m phần lớn nội thành
cũ, một phần các Quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ Quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có
độ cao trung bình 5 – 10 m.

8
2.1.3 Đất đai: Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên 2 hướng trầm
tích: trầm tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen.
+ Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và
Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh,
quận Thủ Ðức, Bắc - Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi b
ị bạc màu; đất xám
có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện

tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả
năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1 - 2 m đến
15 m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0 - 5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có
tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều lo
ại cây trồng nông lâm nghiệp, có
khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm
canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản.
+ Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này
có nhiều nguồn gốc ven biển, vũng vịnh, sông biển, lòng sông và bãi bồi nên đã hình
thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8 %), nhóm
đất phèn 40.800 ha (21,2 %) và đấ
t phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện
tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2 %) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị
xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
+ Nhóm đất phù sa không hoặc bị nhiễm phèn, phân bố ở những nơi địa hình hơi cao
khoảng 1,5 - 2,0 m.
Nhóm đất phù sa có 2 loại: đất phù sa không được bồi, có tầng loang lổ; đất phù sa
không được bồi, gley. Trong đó 2 loại đầu chiếm diện tích lớn hơn; loại sau, là đất phù
sa ngọt, đất rất tốt, chỉ có khoảng 5.200 ha (2,7 %). Ðất phù sa nói chung có thành
phần cơ giới từ sét trung bình tới sét nặng. Ðất có phản ứng chua, độ pH khoảng 4,2 -
4,5 ở tầng đất mặt và xuống sâu 0,5 - 1,2 m độ chua giảm nhiều, pH nâng lên tới 5,5 -

9
6,0. Hàm lượng mùn trung bình, các chất dinh dưỡng khá. Là loại đất màu mỡ, thuận
lợi cho phát triển cây trồng.
+ Nhóm đất phèn, có 2 loại: đất phèn nhiều và đất phèn trung bình. Ðất phèn có thành
phần cơ giới từ sét đến sét nặng, đất chặt và bí. Dưới độ sâu khoảng từ 1 m trở xuống,
có nhiều xác hữu cơ nên đất xốp hơn. Ðất khá giàu mùn, chất dinh dưỡng trung bình;
song hàm lượng các ion độc tố cao.
+ Nhóm đất phèn mặn: có diện tích lớ

n nhất. Phân bố tập trung huyện Nhà Bè và hầu
như toàn bộ huyện Cần Giờ. Theo độ mặn và thời gian ngập mặn, nhóm đất mặn được
chia làm 2 loại: đất phèn mặn theo mùa và đất phèn mặn thường xuyên (còn gọi là đất
mặn dưới rừng ngập mặn).
Ðất mặn dưới rừng ngập mặn: Loại đất này rộng 35.000 ha, chiếm phần lớn diện tích
huyện Cần Giờ.
2.1.4 Khí h
ậu thủy văn: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, nhiệt độ cao đều trong năm, có 2 mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi
phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11, mùa khô từ tháng
12 - tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc của trạm Tân Sơn Nhất, cho thấy:
- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/ cm
2
/ năm. Số giờ nắng trung
bình 160 - 270 giờ/ tháng. Nhiệt độ không khí trung bình 27
0
C. Nhiệt độ cao tuyệt đối
40
0
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8
0
C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4
(28,8
0
C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1
(25,7
0
C). Hàng năm có hơn 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 – 28
0
C. Ðiều kiện

nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng.
- Lượng mưa cao, bình quân 1.949 mm/ năm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm
nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/ năm là 159 ngày. Khoảng 90 %
lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11; trong đó
hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng
mưa không đáng kể.

10
- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/ năm: 79,5 %; bình quân mùa mưa 80 %
và trị số cao tuyệt đối tới 100 %; bình quân mùa khô 74,5 % và mức thấp tuyệt đối
xuống tới 20 %.
- Về gió: chịu ảnh hưởng bởi 2 hướng gió chính: chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và
Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây - Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa,
khoảng từ tháng 6 – tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/ s, gió thổi mạnh nhất vào tháng
8, tốc độ trung bình 4,5 m/ s. Gió Bắc - Ðông Bắc từ biể
n Đông thổi vào trong mùa
khô, khoảng từ tháng 11 - tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/ s. Ngoài ra có gió Nam -
Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 - tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/ s. Về cơ bản TP.HCM
thuộc vùng không có gió bão.
2.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁCH PHÂN LỌAI, ĐIỀU KIỆN SỐNG VÀ
MỘT SỐ THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO MỘT BỂ THỦY SINH.
2.2.1 Khái niệm cây thủy sinh: Cây thủy sinh là những lòai cây thích nghi với việc
sống trên mặt nước, ngập chìm hoặc bán ngập chìm trong nước. Cây thủy sinh chỉ có
thể phát triển trong nước hoặc có thể phát triển trong đất bão hòa về nước một cách
thường xuyên. Cây có mạch thủy sinh có thể là dương xỉ hoặc cây hạt kín (bao gồm lớp
1 lá mầm và lớp 2 lá mầm). Rong biển không phải là cây có mạch thủy sinh nhưng
thuộc tảo biển đa bào và do đó không được tính đến trong phân lọai cây thủy sinh (theo
tự điển Wikipedia, 2008)
Hiện tại, khi đề cập đến cây th
ủy sinh người ta nghĩ ngay đến những cây sống

trong nước nhưng trên thực tế cây thủy sinh là loại cây có thể sống được cả môi trường
cạn lẫn môi trường nước. Mỗi môi trường có đặc điểm hình thái khác nhau. Vì thế, dễ
bị nhầm lẫn khi định danh, phân loại.
2.2.2 Đặc điểm của cây thủy sinh: Để sống và thích nghi với môi trường nước, cây
thủy sinh có những đặc điểm sau:

- Cơ quan khí khổng phát triển: Do lượng O
2
hòa tan trong nước ít hơn so với môi
trường trên cạn nên hầu hết bộ rễ cây thủy sinh có những khoang rỗng tương đối lớn

11
giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt, biểu bì rễ cây là
một lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng ôxy hoà tan trong nước thẩm thấu vào
trong rễ theo các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxy được phân tán đi khắp rễ, cung cấp
đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.
- Cấu tạo thân yếu: Hầu hết cây thủy sinh là thân thảo sống trong môi trường nước,
không hóa gỗ nên thân mềm và yếu.
- Cơ quan thoát nước phát triển: Nếu nước trong thân quá nhiều, không thoát được ra
ngoài, ứ đọng lâu trong thân sẽ sinh ra thối rữa. Khi khí áp suất bên ngoài quá thấp
hoặc thoát hơi nước giảm đi, cây sẽ thải lượng nước thừa nhờ cơ quan thoát nước, có
thể làm cho khoáng vận chuyển lên lá.
- Bộ rễ kém phát triển: Do sống trong môi trường nước, nên hầu hết bộ rễ của cây thủy
sinh không phát triển như cây trồng cạn, không phải vươ
n dài để hút nước và chất dinh
dưỡng, bộ rễ này có tác dụng giữ cho cây sống trong môi trường nước. Hơn nữa, bộ rễ
cây thủy sinh cũng không có nhiều lông hút như cây trồng cạn mà trơn láng hơn.
- Đặc điểm phát tán của phấn hoa: Không như ở trên cạn, cây phát tán phấn hoa nhờ
gió, cây thủy sinh có cấu tạo đặc biệt để có thể phát tán phấn hoa khi nước chuyển
động. Một số lọai thủy sinh, khi ra hoa thì hoa ph

ải vươn lên khỏi mặt nước để tiến
hành quá trình thụ phấn nhằm duy trì nòi loài.
- Sinh sản sinh dưỡng: Một số loại cây, sau khi cắt ra từng đoạn có thể phát triển thành
cây mới. Đa số cây thủy sinh được nhân loài bằng cách giâm cành. Sau khi cây đủ lớn
chọn những nhánh bánh tẻ cắt khúc, đảm bảo cây có từ 3 – 4 mắc lá, giâm xuống lớp
chất nền là phát triển thành cây mới.
2.2.3 Phân loại : Thực vật thủy sinh chia làm 4 nhóm chính: th
ực vật nổi (Floaters);
thực vật mép bờ (Marginal); thực vật đầm lầy (Bog Plants); thực vật chìm trong nước
(Submersed). Mỗi loại cây có vị trí riêng và mục đích sử dụng khác nhau trong hồ thủy
sinh.

12














Hình 1: Mô phỏng sự phân bố của các nhóm thực vật

+ Thực vật nổi (Floaters): Đặc trưng của lòai này: cây có rễ lơ lửng trong nước để hút

chất dinh dưỡng, có tác dụng làm sạch hồ, hạn chế rêu, tảo với đại diện là các loài như
bèo, lục bình, cây lông vẹ …
+ Thực vật mép bờ (Marginal): Trong thiên nhiên, thực vật mép bờ thường sống ở rìa
b
ờ sông suối và được xem là loài có khả năng sống lâu hơn so với các lòai thủy sinh
nhờ có một ít đất để giữ cho bộ rễ. Một số loài như Thủy trúc, Đuôi mèo là những lòai
thuộc thực vật mép bờ
+ Thực vật đầm lầy (Bog Plants): Gồm những thực vật sống trong đầm lầy, vùng đất
ngập nước. Một số loại thích ứng được trong bóng râm nhưng cần ánh sáng để ra hoa.
Một số loài có khả năng “ăn thịt” côn trùng như rệp, muỗi nhờ hấp dẫn hương thơm,
màu sắc.
+ Thực vật chìm trong nước (Submersed) hay còn gọi thực vật tạo ôxi, lòai này sống
thành từng cụm/ nhóm và thường chiếm ưu thế dưới đáy hồ. Hiện tại, lòai thực vật này
người chơi kiểng thủy sinh rất ưa chuộng.


13
2.2.4 Điều kiện sống của cây thủy sinh khi nuôi trồng trong môi trường nhân tạo
Cây thủy sinh sống trong môi trường nước nên có một số yêu cầu khá khác biệt
hơn so với cây trồng cạn như sau:
- Giá thể trồng: Giá thể cho cây thủy sinh được tạo ra sao cho tương tự như trong tự
nhiên là tốt nhất. Hỗn hợp phối trộn được người trồng thủy sinh hiện nay sử dụng bao
gồm: phân bò, đấ
t đen, đất sét và một ít NPK. Tỷ lệ trộn tùy thuộc vào thành phần từng
loài cây. Bề dày lớp phân nền từ 3 - 5 cm. Phân nền trộn sẵn có độ bền cao, từ 2 - 3
năm mới thay một lần. Trên lớp phân nền, nên bổ sung một lớp sỏi nhỏ, hoặc cát để
giúp nước luôn luôn trong sạch. Bề dày cũng từ 3 - 5 cm.
- Môi trường nước: Nước trong bể phải sạch và trong, liên tục đảo chiều để ngăn cản
một số nguồn bệnh phát triển và tảo gây hại. Mặc khác, cây sống trong nước nên lượng
ánh sáng cho cây quang hợp ít, vì vậy nước cần phải trong để ánh sáng xuyên qua lòng

nước, giúp cây quang hợp tốt hơn.
- Ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng để giúp cây quang hợp tốt, giúp cây phát
triển và có màu sắc tươi đẹp. Thông thường, ánh sáng trắng giúp nâng cao hiệu quả
quang hợp và đem lại màu sắc thực nhất cho một bể thủy sinh. Ở độ
sâu 30 cm, ánh
sáng chỉ còn 80 %, dưới 30 cm còn 65 %, dưới 40 cm còn 50 %, càng xuống sâu ánh
sáng càng yếu. Một số nghiên cứu cho thấy ánh sáng đèn có màu sắc ấm khoảng 2000
lux thúc đẩy cây phát triển dài ra, ánh sáng lạnh 6000 lux thúc đấy sự mọc chùm (Sài
Gòn Book, 2005). Muốn cây sinh trưởng bình thường thì nhu cầu ánh sáng tối thiểu
2.000 lux – 3.000 lux. Khi chọn nguồn sáng cần hiểu rõ về công dụng và đặc điểm của
các loại đèn. Đèn huỳnh quang chỉ chiếu sáng trên mặt nước còn đèn bóng tròn
Halogen kim loại chỉ chiếu sáng một điểm.Tốt nhất nên sử dụng đèn huỳnh quang dạng
ống. Cây thủy sinh chỉ có thể tiếp nhận ánh sáng để quang hợp từ 650 - 680 nm.
- Nhiệt độ nước: Nhiệt độ thích hợp cho cây thủy sinh là 25 – 30
O
C. Nên chú ý nhiệt
độ giữa mùa hè và mùa đông để điều chỉnh phù hợp nhằm giúp cây sinh trưởng tốt.

14
- CO
2
và pH: CO
2
là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp cây quang hợp, thiếu CO
2
cây
khó sống được.Trong một bể có thể có hoặc không có máy sục CO
2
. Có 2 cách để đưa
CO

2
vào bể: gắn hộp khuếch tán không khí vào cửa trước của máy lọc để không khí
truyền vào biến thể CO
2
, những bong bóng li ti đó sẽ khuếch tán trong nước hoặc khoét
một lỗ trên ống dẫn của lưới lọc ở cửa nước đầu vào của bể, gắn đầu ống dẫn khí vào
nhờ đó lượng CO
2
được truyền vào nước dễ dàng.
+ pH: thích hợp cho hầu hết cây là từ 6,5 - 7,2. Quan hệ giữa CO
2
, pH và độ cứng của
nước có quan hệ mật thiết, dưới một nồng độ nhất định lượng CO
2
phải đủ để nước
trung tính.
2.2.5 Các thiết bị cần thiết khi trồng cây thủy sinh
- Bể kính: Thông thường bể thủy sinh được làm bằng kính, các tấm kính được cắt và
ghép lại với nhau, một số loại bể được uốn cạnh tròn nhưng giá thành cao hơn. Thể tích
bể lấy chiều dài làm chuẩn, có nhiều kích cỡ khác nhau (dài x rộng x cao): 70 x 45 x
35, 100 x 50 x 40, 130 x 60 x 45 hay 160 x 65 x 50 cm.
- Giá đỡ: Bằng nhôm hoặc sắt, giá đỡ là những thanh hình trụ được ghép thành khung
hình chữ nhật, chiều cao của giá đỡ tùy thuộc tầm ngắm của người chơi.
- Máy lọc: Có tác dụng làm trong nước và hòa tan CO
2
. Có 2 loại máy lọc:
+ Máy lọc động lực: loại máy lọc này được gắn ở phía trên bể, gắn phối họp với đèn
chiếu sáng. Sau một thời gian sử dụng phải rửa các thiết bị lọc, không để chất bẩn bám
dính vào ống cao su, thùng bơm nước, làm giảm lưu lượng nước. Lưu ý khi rửa lưới
lọc không nên hứng dưới vòi nước mạnh hoặc sử dụng chất t

ẩy rửa sẽ làm chết vi
khuẩn có lợi cho việc lọc nước.
+ Máy lọc đặt dưới bể: loại máy này được đặt chìm dưới đáy bể, hút nước từ dưới lên
tạo sự tuần hoàn nước. Kiểu lọc này cung cấp oxy cho bể và hạn chế các ion độc hại.
Tuy nhiên, không nên để dòng nước tuần hoàn quá mạnh, ảnh hưởng đến những loài
hấp thu dinh dưỡng từ bộ rễ.

15
- Đèn chiếu sáng: Có nhiều loại đèn như: đèn neon, huỳnh quang, đèn thủy ngân, đèn
halogen kim loại nhưng phổ biến nhất người ta sử dụng 2 loại đèn là đèn neon và
halogen kim loại.
- Thiết bị khác
+ Thiết bị gia nhiệt: thiết bị này dùng cho khu vực phía Bắc trong mùa đông, các tỉnh
thành khu vực phía Nam không cần thiết sử dụng.
+ Thiết bị bổ sung CO
2
: bao gồm bình CO
2
, hộp khuếch tán CO
2
, đồng hồ áp suất.
2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THỦY SINH HIỆN NAY
2.3.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài: Hiện tại, một số quốc gia trên thế giới như
Nhật, Đức, Đài Loan, Đan Mạch đã công nghiệp hóa nghề trồng và nhân loài một số
lọai thực vật thủy sinh dùng làm trang trí cho hồ cá cảnh. Năm 2006, cuộc thi về hồ
kiểng cây thủy sinh diễn ra tại Nhật đã thu hút được 959 hồ kiểng thủy sinh
đến từ 36
quốc gia trên tòan thế giới đã đem đến cho người xem những tác phẩm về cây thủy sinh
trồng trong hồ kiếng tuyệt đẹp (Tạp chí Thế giới cá kiểng, số 30/ 2007). Christel
Kasselmann (2003) đã sưu tầm được 300 lọai cây thủy sinh sinh trưởng và phát triển

bình thường trong môi trường nhân tạo. Ảnh hưởng của hàm lượng CO
2
, phân bón hòa
tan, cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng đến sinh trưởng và phát triển của một
số cây thủy sinh dùng làm kiểng trang trí trong hồ thủy tinh. Kết quả cho thấy : pH
biến động trong khỏang 6,8 – 7,2 ; Độ cứng của nước biến động trong khỏang 4,0 – 8,0
0
dH ; Hàm lượng CO
2
biến động 7,5 – 18,6 mg/l sẽ giúp cho một số loài thủy sinh phát
triển tốt, màu sắc đẹp (Peter Hiscook, 2003) . Tác giả Jamie S.Johnson (2006) có rất
nhiều nghiên cứu liên quan đến dinh dưỡng, cường độ ánh sáng, nồng độ CO
2
đến sự
sinh trưởng và phát triển cho cây kiểng thủy sinh. Theo kết quả này, hàm lượng N và K
có ảnh hưởng khá quan trọng đến quá trình phát triển của cây thủy sinh.
Việc thiết kế và bố trí các lọai cây sao cho phù hợp trong bể thủy sinh được Pablo
Tepoot (2005) chi tiết bằng hình ảnh trong quyển: “Aquarium plants:The practical
guide” hoặc Takashi Amano trình bày trong quyển “Aquarium plant paradise”.

16
Một số lọai mầm bệnh gây hại, biện pháp khác phục và chế độ dinh dưỡng cho cây
thủy sinh cũng được tác giả Norman C. Fassett (1957) nghiên cứu.
Hiện nay, các tài liệu, tạp chí, sách tham khảo được nhiều quốc gia xuất bản. Trong
đó, nổi bật nhất là Nhật, Đức (www.tropica.com).
2.3.2 Công trình nghiên cứu trong nước:
Hiện tại, ở Việt Nam, kiểng thủy sinh được các nghệ nhân phát triển theo hướng tự
phát, chưa thấy công bố các kế
t quả nghiên cứu cụ thể về các yếu tố như nhiệt độ, ánh
sáng, hàm lượng CO

2
, độ pH, hàm lượng dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển
của thực vật thủy sinh nuôi trồng trong hồ kiếng. Dù rằng, các lọai thực vật thủy sinh
dùng làm cây kiểng luôn là mặt hàng rất đắc giá. Tại Tp. HCM, trung bình, một hồ
kiểng thủy sinh (có khoảng 10 lọai cây kiểng thủy sinh, kích thước 120 cm x 70 cm x
70 cm) giá trị có thể tới 10 – 12 triệu đồng/ hồ. Đa số, các loài thủy sinh được nhập nội
từ nước ngòai. Mộ
t số loài khác được sưu tập trong nước như Biệt liên, cỏ Mạc ty,
Phượng vĩ đài Nhiều loài thủy sinh được bán khá đắc, biến động từ 30.000 đ –
200.000 đ/ cây, tùy thuộc vào loài cây và kích thước cây. Đặc biệt, nhóm rêu thủy sinh
có giá bán rất cao, trung bình khỏang 150.000 đ – 200.000 đ/ 10 cm
2
.
Diễn đàn cá cảnh, cây kiểng thủy sinh tại địa chỉ www.aquabird.com.vn khá hấp
dẫn, nhằm trao đổi các thông tin KHKT có liên quan đến lĩnh vực này.

17

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 NỘI DUNG 1: KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI, ĐỊNH DANH MỘT SỐ LOÀI
THỰC VẬT THỦY SINH BẢN ĐỊA VÀ NHẬP NỘI CÓ GIÁ TRỊ ĐƯỢC
TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
3.1.1 Mục tiêu nội dung 1
- Khảo sát, điều tra, định danh một số loài kiểng thủy sinh bản địa và nhập nội có trên
địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn và công tác quản
lý loài khoa học hơn.
- Ghi nhận các đặc điểm nông học, đi

ều kiện sống, khả năng tăng trưởng của một số
loài thủy sinh bản địa và nhập nội để làm cơ sở trong việc phân bố, sắp đặt vị trí từng
loài thủy sinh trong quá trình nuôi trồng trong hồ thủy sinh sao cho phù hợp với màu
sắc, hình dáng và khả năng tăng trưởng, giúp quá trình thiết kế hồ thủy sinh mang tính
hài hòa, đúng khoa học và tăng tính mỹ quan.
- Đánh giá sơ bộ thị trường tiêu th
ụ và những tiềm năng của lòai kiểng thủy sinh thông
qua những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức của nghề mới này nhằm
góp phần định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh
định hướng phát triển, đáp ứng sản phẩm cây thủy sinh cho người tiêu dùng trong bối
cảnh hiện nay của Tp. Hồ Chí Minh.
3.1.2 Giới hạ
n
- Loài cây: Thực tế cây thủy sinh có rất nhiều dạng như: thực vật trôi nổi trên mặt
nước, thực vật mép bờ, thực vật chìm trong nước, rong, rêu…Nhưng đề tài chỉ tập

18
trung điều tra, khảo sát một số loài thực vật bậc cao chìm trong nước (thực vật có hoa,
ngành hạt kín, lớp 1 và 2 lá mầm và một số lòai dương xỉ, rêu).
- Không gian: Địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
- Thời gian: 5 tháng (từ 9/ 2007 – 1/ 2008)
3.1.3 Phương pháp thực hiện
3.1.3.1 Điều tra khảo sát
- Chọn địa điểm điều tra
+ Chọn các khu vực chợ chuyên bán cây kiểng thủy sinh như đường Nguyễn Thông
(Q3), Lý Chính Thắng (Q3), Trường Chinh (Tân Bình)…
+ Chọn các showroom chư
ng bày cây kiểng thủy sinh ở đường Nguyễn Cư Trinh, Bùi
Viện (Q1), Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q3), Nơ Trang Long (Bình Thạnh)…
+ Chọn các cơ sở sản xuất cây kiểng thủy sinh tại Nguyễn Thị Thập (Q7), Nơ Trang

Long (Bình Thạnh), Quốc lộ 50 (Bình Chánh), Lãnh Binh Thăng (Q11), Nguyễn Cư
Trinh (Q1), Tuấn Anh (Gò Vấp), Nguyễn Hiệp (Bình Thạnh), Thủy Mộc (Q5)…
+ Chọn một số vựa kiểng thủy sinh tại khu vực Quốc lộ 50 (Bình Chánh), Phan Huy
Ích (Gò Vấp), Trường Sơn (Tân Bình)
- Thu thập số liệu và khảo sát địa bàn: Thông qua các Chi hội Sinh vật cảnh, Hội hoa
lan, Hội nông dân, Hội làm vườn của các quận, huyện để thu thập các số liệu thứ cấp
có liên quan đến nghề nuôi trồng cây kiểng thủy sinh và khảo sát số hộ nuôi trồng
kiểng thủy sinh, số hộ kinh doanh kiểng thủy sinh có trên địa bàn.
- Điều tra, phỏng vấn nông hộ, người sản xuấ
t, kinh doanh: Mỗi khu vực chọn 3 - 5 hộ.
Tổng số mẫu điều tra khỏang 50 - 100 mẫu, gồm :
+ Thiết kế mẫu điều tra với những nội dung soạn sẵn (phụ lục đính kèm):
+ Chọn ngẫu nhiên các hộ dân nuôi trồng hoặc kinh doanh cây kiểng thủy sinh ở các
khu vực như trên theo giới thiệu của Chi hội chuyên ngành có liên quan.
+ Phỏng vấn trực tiếp hộ dân sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh ki
ểng thủy sinh theo
bản biểu sọan sẵn.

19
+ Đo đếm, thu thập các số liệu liên quan đến đặc điểm sinh trưởng, phát triển của từng
loài, các đặc điểm nông học khác của từng loài.
+ Tìm hiểu cách thiết lập một bể thủy sinh và phong cách (trường phái) thông qua các
cửa hàng kinh doanh và một số nghệ nhân trong lĩnh vực thủy sinh.
+ Ghi nhận các thuận lợi và khó khăn trong nghề trồng cây kiểng thủy sinh
3.1.3.2 Thu thập mẫu, định danh, phân lọai thực vật
- Thu th
ập mẫu cây: sử dụng thùng xốp chuyên dùng để chứa mẫu khi thu thập, dao
kéo, túi giấy chuyên dùng để bọc mẫu. Mẫu khi được sưu tập và bọc trong túi giấy
chuyên dùng có thấm nước, sau đó đó chuyển về nhà khoa học chuyên môn định danh.
- Phân lọai, định danh: Việc phân lọai, định danh được thuê khóan lại các nhà khoa

học có chuyên môn để định danh. Việc định danh, phân loại dựa theo phương pháp so
sánh hình thái là chủ yếu: dựa vào đặc điểm hình thái, nh
ất là hình thái cơ quan sinh
sản (không phân tích hóa sinh bên trong cây).
3.1.3.3 Phân tích số liệu và thị trường tiêu thụ, những thuận lợi và khó khăn
- Xử lý, phân tích số liệu thu thập được trên EXCEL.
- Sử dụng lý thuyết SWOT để phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh cây kiểng thủy
sinh và định hướng phát triển của lọai cây trồng mới này trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.

20
3.2 NỘI DUNG 2: NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG MỘT SỐ LOÀI KIỂNG THỦY
SINH TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ
3.2.1 Mục tiêu của nội dung 2
- Theo dõi sinh trưởng, phát triển của một số lòai thực vật thủy sinh khi nuôi trồng
trong môi trường hồ kiếng ở điều kiện thường tại Tp.HCM.
- Tìm hiểu một số yếu tố của môi trường như giá thể trồng, hàm lượng CO
2
, cường độ
ánh sáng, thời gian chiếu sáng và hàm lượng đạm ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của một số loài kiểng thủy sinh trong quá trình nuôi trồng.
- Xây dựng kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài kiểng thủy sinh.
3.2.2 Yêu cầu
- Thí nghiệm trên khỏang 24 loài kiểng thủy sinh nội địa và nhập nội có trên thị trường
tại Tp. Hồ Chí Minh.
- Trên cơ sở đó, xây dựng kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài kiểng thủy sinh có
giá trị.
3.2.3 Giới hạn
- Loài cây: Gồm 24 loài thuộc 6 họ thực vật chìm trong nước.
- Không gian: Địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
- Thời gian: 10 tháng (từ 9/ 2007 – 7/ 2008)

3.2.4 Phương pháp thực hiện
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm – Trạm Thực nghiệm Nông nghiệm Nhị xuân
(Hóc Môn – Tp. HCM).
- Dụng cụ thí nghiệm: Máy đo pH, máy đo EC; Máy đo hàm lượng CO
2
; Máy đo ánh
sáng; Bình chứa CO
2
; Máy lọc nước đổi chiều, hồ kính.
- Số lượng thí nghiệm: có 5 thí nghiệm



21
3.2.4.1 Thí nghiệm 1 : Thăm dò ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng và phát
triển của một số loài kiểng thủy sinh nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên tại Tp.HCM
Trong tự nhiên, cây thủy sinh thường sống ở đáy ao, hồ, sông suối. Thực vật này có
thể sống trên nhiều vật liệu trồng khác nhau như: như đất thịt, bùn sình, đất cát, sạn,
đá mỗi một loại vậ
t liệu trồng có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và
phát triển của cây. Do đó, nghiên cứu giá thể trồng (có nguồn gốc hơi loài với tự nhiên)
là điều cần thiết.
a/ Mục tiêu thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng giá thể trồng đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây.
b/ Bố trí thí nghiệm
Hiện nay, người nuôi trồng cây thủy sinh thường tạo ra vật liệu trồng có ngu
ồn gốc
hơi loài với tự nhiên nơi thực vật thủy sinh sinh sống như phù sa, bùn sình từ ao hồ,
sông suối Qua khảo sát, nhận thấy hầu hết người nuôi trồng kiểng thủy sinh tại
Tp.HCM thường dùng đất thịt (lấy từ Củ Chi), đất sét và phân bò phối trộn theo tỷ lệ

5 :1 :1 để trồng. Từ cơ sở này, đề tài chọn thêm một số vật liệu hữu cơ sẵn có trong tự
nhiên với hàm lượng dinh dưỡng cao như than bùn để phối trộn với đất làm vật liệu
trồng. Ngòai ra, còn bổ sung thêm phân có hàm lượng vitamin cao, dễ thích ứng cho
mọi cây trồng như phân trùn, phân hữu cơ Sài Gòn để làm đa dạng hóa vật liệu trồng,
giúp người nuôi trồng dễ dàng chọn lựa vật liệu trồng.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm 2 yếu tố: Yếu tố A (loài); Yếu tố B (giá thể trồng). Các
loài trong cùng m
ột họ thực vật được trồng chung trong một hồ kính có kích thước: 1,5
m x 0,7 m x 0,8 m (dài x rộng x cao); có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại tương ứng với
một hồ kính có kích thước như trên. Chọn ngẫu nhiên 30 cây/ loài thể đo đếm số liệu.
Có 3 nghiệm thức giá thể trồng như sau :
+ Nghiệm thực 1 : Đất thịt + Đất sét + Phân bò . Phối trộn theo tỷ lệ 5 :1 :1 (ĐC)
+ Nghiệm thức 2 :
Đất thịt + Than bùn + Phân trùn. Phối trộn theo tỷ lệ 5 :1 :1
+ Nghiệm thức 3 : Đất thịt + Đất sét + Phân hữu cơ Sài Gòn. Phối trộn theo tỷ lệ 5 :1 :1

22
Tất cả bề mặt tại các nghiệm thức đều được phủ một lớp sạn dày 7 cm
Loài kiểng thủy sinh Lọai giá thể trồng
Loài số 1
Loài số 2

Loài số 24
Nghiệm thức 1 (ĐC)
Nghiệm thức 2
Nghiệm thức 3
Tổng số cây theo dõi như sau :
24 loài x 3 Lần nhắc lại x 10 cây/ loài x 3 Nghiệm thức = 2.160 cây/ thí nghiệm
- Các nghiệm thức đồng nhất các yếu tố liên quan đến thí nghiệ
m.

- Các loài thuộc cùng một họ thực vật sẽ được phân tích thống kê so sánh chung, các
loài không cùng một họ sẽ thống kê riêng lẻ.
c/ Chỉ tiêu theo dõi
- Ảnh hưởng của loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của loài về
chiều cao cây, số lá/ cây, số nhánh cấp 1
- Ảnh hưởng của loại giá thể trồng đến đặc điểm nông học khác của mỗi loài tham gia
thí nghiệm như :
+ Đặc điểm cây : Cấu trúc cây, hình dạng tán cây giữa các nghiệm thức.
+ Đặc điểm lá : Chiều dài lá, chiều rộng lá, khỏang cách giữa các lá, số đôi gân lá, màu
sắc lá non, màu sắc lá trưởng thành, chiều dài cuống lá, hình dạng lá giữa các nghiệm
thức.
+ Đặc điểm hoa, quả (nếu có) : Cấu trúc hoa, cấu trúc quả, thời gian và đặc điểm ra
hoa, kết quả.
* Số liệu thu thập được xử lý bằng EXCEL và MSTATC 2.0
* So sánh, đánh giá và rút ra giá thể trồng hợp lý để khuyến cáo cho người trồng.



23
3.2.4.2 Thí nghiệm 2 : Thăm dò ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến sinh trưởng
và phát triển của một số loài kiểng thủy sinh nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên tại
TP.HCM
Kết thúc thí nghiệm 1, chọn lọai giá thể tốt nhất để đưa vào thí nghiệm 2 (thí
nghiệm mang tính bắt cầu).
Độ chiếu sáng (lux) của ánh sáng tự nhiên trong một ngày biến động từ 2000 lux –
6000 lux (Saigonbook, 2005) ; độ chiếu sáng thích hợp nhấ
t trong nuôi cấy mô tế tào
thực vật biến động từ 1000 lux – 3000 lux (Dương Công Kiên, 2002).
Từ các luận chứng trên, đề tài chọn 3 mức độ chiếu sáng như sau để đưa vào thí
nghiệm : Độ chiếu sáng 1.500 lux ; 2.000 lux và 3.000 lux.

a/ Mục tiêu của thí nghiệm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến khả
sinh trưởng và phát triển một số loài kiểng thủy sinh khi nuôi trồng trong điều kiện tự
nhiên tại Tp.HCM.
b/ Bố
trí thí nghiệm
- Các loài tham gia thí nghiệm được chọn khi cây con loài được 1 tháng tuổi (có 4 – 5
lá/ cây và cao khỏang 15 cm). Các loài thuộc cùng một lòai được bố trí trong cùng một
hồ kiếng và được thống kê so sánh với nhau. Các loài không cùng họ sẽ thống kê riêng
lẻ. Bố trí thí nghiệm tương tự như thí nghiệm 1. Cường độ ánh sáng được chọn ở 3
mức: Độ chiếu sáng 1.500 lux ; 2.000 lux và 3.000lux.
Loài kiểng thủy sinh Cường độ chiếu sáng
Loài số 1
Loài số 2
Loài số 3

Loài số 24
1.500 lux
2.000 lux
3.000 lux
Tổng số cây theo dõi như sau :
24 loài x 3 Lần nhắc lại x 10 cây/ loài x 3 Nghiệm thức = 2.160 cây/ thí nghiệm

24
- Các nghiệm thức đồng nhất các yếu tố liên quan đến thí nghiệm.
- Các loài cùng thuộc một họ thực vật sẽ được phân tích thống kê so sánh chung, các
loài không cùng một họ sẽ thống kê riêng lẻ.
- Riêng lòai rêu thủy sinh: Rêu được cho bám vào lũa (gỗ mục) : 1 loài x 3 LLL x 2
cm
2
rêu/ loài x 3 NT = 18 cm

2
rêu/ thí nghiệm
c/ Chỉ tiêu theo dõi
- Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng của mỗi nghiệm thức đến khả năng sinh trưởng,
phát triển của loài về chiều cao cây, đường kính tán lá, số lá/ cây, số nhánh
- Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến đặc điểm nông học khác của mỗi loài tham
gia thí nghiệm như:
+ Đặc điểm cây: Cấu trúc cây, hình dạng tán cây giữa các nghiệm thức.
+ Đặc điểm lá: Chiều dài lá, chiều rộng lá, khỏang cách giữa các lá, số đôi gân lá, màu
sắc lá non, màu sắc lá trưởng thành, chiều dài cuống lá, hình dạng lá giữa các nghiệm
thức.
+ Đặc điểm hoa, quả (nếu có): Cấu trúc hoa, cấu trúc quả, thời gian và đặc điểm ra hoa,
kết quả.
* Số liệu thu thập được xử lý bằng EXCEL và MSTATC 2.0
* So sánh, đánh giá và rút ra cường độ chiếu sáng hợp lý để khuyến cáo cho người
trồng.
3.2.4.3 Thí nghiệm 3 : Thăm dò ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng trong ngày đến
sinh trưởng và phát triển của một số loài kiểng thủy sinh nuôi trồng trong điều kiện tự
nhiên tại TP.HCM
Kết thúc thí nghiệm 2, chọn được cường độ ánh sáng thích hợp để đưa vào thí
nghiệm 3.
Hiện tại, kiểng thủy sinh chủ yếu dùng để trang trí trong nhà (không có ánh sáng
mặt trời). Điều này sẽ dẫn đến tr
ường hợp thiếu ánh sáng cho sự quang hợp của cây,
ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, sử dụng ánh sáng điện để

25
khắc phục hạn chế này. Tuy nhiên, mỗi loài có mức cảm ứng ánh sáng khác nhau. Do
vậy, cần tổ chức thí nghiệm về thời gian chiếu sáng để đánh giá tác động của ánh
sáng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

a/ Mục tiêu của thí nghiệm 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng trong
ngày đến khả năng sinh trưởng và phát triển của mỗi loài kiểng thủy sinh khi nuôi
trồng trong điều kiện t
ự nhiên tại Tp.HCM.
b/ Bố trí thí nghiệm
Thông thường, trong tự nhiên thực vật được chiếu sáng khỏang 6 – 10 h/ ngày.
Trong nuôi cấy tế bào thực vật, ánh sáng thường được chiếu từ 12 – 16 h/ ngày. Từ cơ
sở này, đề tài chọn 3 mức thời chiếu sáng trong ngày để thiết kế thí nghiệm đó là 8 h/
ngày, 10h/ ngày và 12h/ ngày.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm 2 yếu tố: Yếu tố A (loài); Yếu tố B (thời gian chiếu
sáng/ ngày). Các loài trong cùng một họ thực vật được trồng chung trong một hồ kính
có kích thước: 1,5 m x 0,7 m x 0,8 m (dài x rộng x cao); có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc
lại tương ứng với một hồ kính có kích thước như trên. Chọn ngẫu nhiên 30 cây/ loài thể
đo đếm số liệu.
Loài kiểng thủy sinh Thời gian chiếu sáng/ ngày
Loài số 1
Loài số 2
Loài số 3

Loài số 24
8 giờ/ ngày
10 giờ/ ngày
12 giờ/ ngày
Tổng số cây theo dõi như sau :
24 loài x 3 Lần nhắc lại x 10 cây/ loài x 3 Nghiệm thức = 2.160 cây/ thí nghiệm
- Các nghiệm thức đồng nhất các yếu tố liên quan đến thí nghiệm.
- Các loài cùng thuộc một họ thực vật sẽ được phân tích thống kê so sánh chung, các
loài không cùng một họ sẽ thống kê riêng lẻ.

×